Một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu tre (omphisa fuscidentalis hampson)

Sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera),

họ Bướm Cỏ (Crambidae). Sâu tre là thực phẩm ưa thích của người dân

miền núi. Sâu non Sâu tre có 13 đốt thân, 3 đôi chân ngực, 5 đôi chân bụng,

miệng nhai, không có mắt kép, có 5 mắt đơn ở gần gốc rầu đầu. Râu đầu rất

ngắn với 2 đốt; loại nhộng màng; trưởng thành dạng ngài, có kiểu miệng

vòi hút. Sâu tre thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời kéo dài

12 tháng. Pha sâu non gồm 5 tuổi và kéo dài khoảng 9 tháng. Sâu non tuổi 1

xâm nhập vào cây tre bằng cách đục một lỗ trên lóng măng. Thời gian phát

triển của pha nhộng trong vòng 40 - 60 ngày. Kiểu nhộng treo ngược đầu.

Màu sắc của nhộng thay đổi theo thời gian phát triển. Sau khi vũ hóa được

một vài giờ, trưởng thành tìm cặp để giao phối. Quá trình giao phối diễn ra

vào ban đêm. Trứng được đẻ thành cụm, khoảng 80 - 130 trứng lên bẹ của

măng mới mọc. Thời gian phát triển ở giai đoạn trứng khoảng 12 ngày và

tuổi thọ của trưởng thành khoảng 8 ngày. Sâu tre có một lứa trong một năm.

Trưởng thành thường xuất hiện vào tháng 7. Trứng được đẻ từ đầu tháng 8

đến giữa tháng 8. Giai đoạn sâu non kéo dài từ cuối tháng 8 năm trước đến

đầu tháng 5 của năm sau. Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 sâu non hóa

nhộng. Sâu non Sâu tre có một thời gian dài rơi vào trạng thái tạm ngừng

phát dục (diapause), kéo dài từ cuối tháng 10 năm trước đến đầu tháng 5

của năm sau. Sâu tre có nhiều kẻ thù tự nhiên như chim gõ kiến, thạch

thùng và một số loài kiến ăn sâu.

pdf 7 trang kimcuc 3540
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu tre (omphisa fuscidentalis hampson)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu tre (omphisa fuscidentalis hampson)

Một số đặc điểm hình thái, sinh học của sâu tre (omphisa fuscidentalis hampson)
Tạp chí KHLN 4/2015 (4033 - 4039) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
4033 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC 
CỦA SÂU TRE (Omphisa fuscidentalis Hampson) 
Hoàng Thị Hồng Nghiệp1, Nguyễn Thế Nhã2 
1
 Trường Cao đẳng Sơn La 
2
 Trường Đại học Lâm nghiệp 
Từ khóa:: Hình thái, Sâu 
tre, Omphisa fuscidentalis 
TÓM TẮT 
Sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), 
họ Bướm Cỏ (Crambidae). Sâu tre là thực phẩm ưa thích của người dân 
miền núi. Sâu non Sâu tre có 13 đốt thân, 3 đôi chân ngực, 5 đôi chân bụng, 
miệng nhai, không có mắt kép, có 5 mắt đơn ở gần gốc rầu đầu. Râu đầu rất 
ngắn với 2 đốt; loại nhộng màng; trưởng thành dạng ngài, có kiểu miệng 
vòi hút. Sâu tre thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời kéo dài 
12 tháng. Pha sâu non gồm 5 tuổi và kéo dài khoảng 9 tháng. Sâu non tuổi 1 
xâm nhập vào cây tre bằng cách đục một lỗ trên lóng măng. Thời gian phát 
triển của pha nhộng trong vòng 40 - 60 ngày. Kiểu nhộng treo ngược đầu. 
Màu sắc của nhộng thay đổi theo thời gian phát triển. Sau khi vũ hóa được 
một vài giờ, trưởng thành tìm cặp để giao phối. Quá trình giao phối diễn ra 
vào ban đêm. Trứng được đẻ thành cụm, khoảng 80 - 130 trứng lên bẹ của 
măng mới mọc. Thời gian phát triển ở giai đoạn trứng khoảng 12 ngày và 
tuổi thọ của trưởng thành khoảng 8 ngày. Sâu tre có một lứa trong một năm. 
Trưởng thành thường xuất hiện vào tháng 7. Trứng được đẻ từ đầu tháng 8 
đến giữa tháng 8. Giai đoạn sâu non kéo dài từ cuối tháng 8 năm trước đến 
đầu tháng 5 của năm sau. Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 sâu non hóa 
nhộng. Sâu non Sâu tre có một thời gian dài rơi vào trạng thái tạm ngừng 
phát dục (diapause), kéo dài từ cuối tháng 10 năm trước đến đầu tháng 5 
của năm sau. Sâu tre có nhiều kẻ thù tự nhiên như chim gõ kiến, thạch 
thùng và một số loài kiến ăn sâu. 
Keywords: Biological 
characteristics, bamboo 
caterpillar, morphological 
characteristics, Omphisia 
fuscidentalis 
Some morphological, biological characteristics of bamboo caterpillar 
(Omphisa fuscidentalis Hampson) 
Bamboo caterpillar (Omphisia fuscidentalis Hampson) is in Lepidoptera 
order, Crambidae family. Bamboo caterpillar is a favourite food of 
mountain people. Bamboo caterpillar is a pantamorphia insect. The larvae 
of Bamboo caterpillar has 13 segments, 3 pairs of thorax legs, 5 pairs of 
abdominal legs, a mandibulatory mouth part, non - complex eyes, 5 occelli 
near by antenna. The antenna is very short with 2 segments. The pupa is not 
contained in a cuccoon, and the adult moth has a sucking mouth part. 
Bamboo caterpillar life cycle lasts around 12 months. The larva phase has 
five instars and lasts from 9 to 10 months. The larvae bore a hole in the 
bamboo shoot, destroying the inner pulp, and then bore through the 
internodes moving upwards through the stem. The active larval phase lasts 
between 40 to 60 days. Then the larvae hang upside down inside the stem at 
an internode. The color of pupa changes over time as it matures. Several 
hours after emergence, the adult finds a mate to copulate, and this process 
takes place at night. The female lays a cluster of about 80 - 130 eggs in a 
newly developed bamboo shoot. The ova development takes place around 
Tạp chí KHLN 2015 Hoàng Thị Hồng Nghiệp et al., 2015(4) 
4034 
12 days, and adults live about 8 days. The bamboo caterpillar has only one 
lifecycle per year. Additionally, adults often appear in early July through to 
the middle of August. They lay eggs from the middle of July to the end of 
August. The larval period lasts from September to May. A larva 
metamorphoses into a chrysalis at the end of May to early July. The larvae 
then undergo a period of diapause, which lasts from the end of October to 
May. Bamboo caterpillar are confronted with many natural enemies such as 
woodpecker, house gecko and ant species. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sâu tre được Hampson định danh vào năm 
1896 với tên Omphisa fuscidentalis, nhưng 
trước đó cũng chính Hampson lại đặt danh 
pháp đồng nghĩa là Chilo fuscidentalis, thuộc 
bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), họ Bướm Cỏ 
(Crambidae). Người Thái gọi là Tô mẹ; người 
H’mông đặt tên là Kab xyoob yas; người Dao 
gọi với tên Háo kanh và người Mường gọi là 
Đôi cle. Sâu tre khá phổ biến ở vùng trung du 
và miền núi Tây Bắc Việt Nam như: Điện 
Biên, Lai Châu, Sơn La v.v. Sâu tre không chỉ 
là thực phẩm ưa thích của người dân miền núi, 
mà cả những thượng khách sang trọng bởi 
hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được 
coi là thực phẩm sạch do sống trong thân cây 
tre mọc tự nhiên. Thức ăn của sâu non là bột 
giấy ở mặt trong cây măng. Ở khu vực Tây 
Bắc, Sâu tre hoàn toàn chỉ được thu bắt ngoài 
tự nhiên với phương thức khai thác , sử dụng 
mang tính tự phát . Sản phẩm Sâu tre được tiêu 
thụ tại địa phương, được nhiều người ưa 
chuộng. Việc khai thác Sâu tre tùy tiện ngày 
càng gia tăng, tạo nguy cơ suy giảm loài. Do 
vậy việc nghiên cứu để bảo tồn, phát triển loài 
côn trùng này là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa 
học và thực tiễn cao. Để thực hiện được mục 
tiêu bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên côn 
trùng cần có những nghiên cứu cơ bản, trước 
hết cần nghiên cứu đặc điểm nhận biết, đặc 
điểm sinh học cơ bản. Những dẫn liệu về đặc 
điểm hình thái, một số đặc điểm sinh học cơ 
bản của Sâu tre ở khu vực Tây Bắc là những 
dẫn liệu lần đầu được biết đến, sẽ góp phần 
cho những nghiên cứu tiếp theo sâu và rộng 
hơn về Sâu tre nói riêng, về côn trùng thực 
phẩm nói chung ở nước ta. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
- Sâu tre (Omphisa fuscidentalis) được thu từ 
tự nhiên 
- Cây chủ để nuôi sâu: Tre đá hay còn gọi là 
Mạy Hốc (Dendrocalamus hamiltonii Nees & 
Arn) và Luồng hay còn gọi là Mạy Sang 
(Dendrocalamus membranaceus Munro). 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp định loại 
Để định loại Sâu tre dựa vào đặc điểm hình 
thái của sâu trưởng thành. Đã sử dụng các tài 
liệu của Kayikananta (2000); Leksawasdi 
(2001); Singtripop và đồng tác giả (1999) để 
định loại. 
Phương pháp điều tra thực địa 
Điều tra thực địa được tiến hành theo phương 
pháp của Nguyễn Thế Nhã và đồng tác giả 
(2001). Trong khu vực nghiên cứu lập 4 tuyến 
điều tra với tổng chiều dài tuyến 31km chạy 
qua các thôn bản trên địa bàn huyện Thuận 
Châu, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, tỉnh 
Sơn La. Trên các tuyến điều tra, chọn ngẫu 
nhiên 100 khóm tre với mỗi loài tre khác nhau 
(Luồng, Tre đá, Bương phấn) để điều tra chi 
tiết. Điều tra thực địa nhằm thu thập thêm các 
thông tin về hình thái, sinh thái của Sâu tre kết 
hợp thu Sâu tre để nhân nuôi. 
Hoàng Thị Hồng Nghiệp et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4035 
Phương pháp nuôi Sâu tre 
- Nguồn giống: Sâu tre được lấy từ tự nhiên. 
Sâu non Sâu tre được thu thập từ cuối tháng 10 
năm trước đến tháng 4 năm sau. Đây là giai 
đoạn sâu non tạm ngừng phát triển, chúng tập 
trung ở lóng phía dưới, gần lóng nơi có lỗ đục 
ban đầu nên dễ dàng thu bắt. Nhộng được thu 
vào tháng 6, tháng 7. Căn cứ vào vết đục ban 
đầu của sâu trên thân cây để xác định nơi sâu 
non và nhộng cư trú. Dùng dao cắt một lỗ hình 
chữ nhật kích thước khoảng 8 10cm tại lóng 
có Sâu tre và thu lấy sâu non hoặc nhộng bên 
trong, dùng tay nhặt và chuyển sâu non hoặc 
nhộng sang ống tre đã chuẩn bị sẵn. Tre được 
lựa chọn để lấy ống là những cây 1 năm tuổi, 
có đường kính ống khoảng 6 - 7cm, chiều dài 
ống 20 - 30cm. 
- Phương pháp nuôi sâu: Nuôi sâu trực tiếp 
trong ống tre đã tách ra khỏi cây và đặt trong 
lồng nuôi sâu. Mỗi ống tre nuôi khoảng 30 sâu 
non, miệng ống tre được nút bằng lá chuối 
khô. Ống tre được dựng ở nơi thoáng mát, cứ 
10 ngày thay ống tre một lần. Loài tre và các 
chỉ tiêu của tre được sử dụng để nuôi sâu 
giống như ống tre dùng lấy sâu từ rừng. Khi 
chuyển sâu sang ống mới dùng dao chẻ ống tre 
cũ có chứa sâu và nhặt bỏ vào ống tre mới. 
Nuôi sâu trong gốc tre tương tự như cách thức 
nuôi sâu trong ống tre nhưng khác là cây tre 
được chặt bỏ ngọn, đánh gốc (chiều cao gốc 
chặt khoảng 60cm, có 2 đến 3 lóng tre), trồng 
trong chậu và chăm sóc thường xuyên để 
không bị héo. Dùng khoan, khoan một lỗ giữa 
lóng tre có đường kính khoảng 2cm, rồi cho 
sâu vào. Định kỳ kiểm tra 1 lần/tháng. Kích 
thước lồng nuôi sâu 2 3 2m. Khung lồng 
được làm bằng gỗ, bốn mặt bên và mặt trên 
được căng lưới ô vuông với kích thước mắt 
lưới là 1mm2. Lồng nuôi sâu được dựng trong 
vườn tre, nơi có nhiều măng tre. Thu nhộng 
ngoài tự nhiên và để trong ống tre treo ngược 
trong lồng. Theo dõi quá trình nhộng vũ hoá, 
trưởng thành giao phối, đẻ trứng và sự phát 
triển của sâu non. 
III. KẾT QUÂ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm hình thái Sâu tre 
- Đặc điểm hình thái pha trưởng thành (imago) 
Pha trưởng thành Sâu tre có thân màu nâu 
sẫm, cánh có màu vàng nâu, có các hoa văn 
màu nâu đen ở mép cánh (Hình 1). Con đực 
thường nhỏ hơn con cái. Con đực có bụng thon 
mảnh, con cái có bụng phình to. Chiều dài cơ 
thể con đực khoảng 18 - 20mm, con cái 21 - 
23mm. Độ rộng sải cánh con đực là 37 - 
39mm, con cái là 40 - 42mm. 
- Hình thái pha sâu non (larva) 
Giai đoạn sâu non từ khi nở ra từ trứng cho 
đến cuối tuổi 5 (trước khi bước vào giai đoạn 
diapause) khoảng 45 - 60 ngày, gồm 5 tuổi. 
Khi mới nở sâu non có màu nâu sẫm với 
những vệt màu đen chạy dọc giữa lưng. Trên 
thân có những sợi lông rất dài màu trắng sáng 
nằm rải rác. Chiều dài sâu non dao động 2 - 
4mm, đường kính thân 0,5 - 1mm. Sau đó 
chuyển dần sang màu trắng sữa, với những sợi 
lông nhỏ, ngắn, màu nâu đỏ, nằm rải rác. Sâu 
non tuổi cuối (tuổi 5) khi đẫy sức có chiều dài 
thân dao động 35 - 40mm, đường kính thân 4 - 
5mm (Hình 2). Công trình nghiên cứu trước 
đây của Singtrippop và đồng tác giả (1999), 
cũng khẳng định sâu non Sâu tre có 5 tuổi. 
Tuổi của sâu non được xác định bằng cách đo 
chiều rộng đầu. Kết quả cho thấy kích thước 
chiều rộng đầu thay đổi như sau: Tuổi 1: 0,533 
± 0,026mm, tuổi 2: 0,768 ± 0,056mm, tuổi 3: 
1,199 ± 0,098mm, tuổi 4: 1,820 ± 0,161mm, 
tuổi 5: 2,774 ± 0,184mm. Cũng như sâu non 
của đa số các loài thuộc bộ Cánh vảy, sâu non 
Sâu tre thuộc kiểu sâu non nhiều chân, có 13 
đốt thân. Râu đầu rất ngắn, miệng có kiểu 
miệng nhai. Mỗi bên đầu có 5 mắt đơn ở gần 
gốc râu đầu. Mảnh lưng đốt ngực trước có màu 
vàng nâu, bóng và cứng. Sâu non có 3 đôi 
chân ngực ngắn, mỗi chân có bốn đốt và 5 đôi 
chân bụng kém phát triển: 4 đôi chân bụng từ 
đốt bụng thứ 3, 4, 5 và 6; đôi chân bụng thứ 5 
Tạp chí KHLN 2015 Hoàng Thị Hồng Nghiệp et al., 2015(4) 
4036 
ở đốt bụng cuối cùng, còn được gọi là chân 
đẩy. Chân bụng có lông bám dạng vòng (chân 
vòng bám). Mỗi đốt của sâu non được giới hạn 
bởi các đường ngăn cách gọi là màng gian đốt. 
Màng gian đốt được giới hạn bởi hai đường 
vân chạy dọc hai bên mình sâu non. Sâu non 
có 9 đôi lỗ thở, 1 đôi ở đốt ngực trước và 8 đôi 
ở đốt bụng thứ 1 đến đốt bụng thứ 8. 
- Hình thái pha nhộng 
Nhộng Sâu tre thuộc loại nhộng màng, mầm 
cánh và chân dính sát vào thân. Biểu bì khá 
dầy. Khi mới hình thành phần bụng có màu 
trắng sữa; đầu, ngực và mầm cánh có màu 
xanh lục nhạt, sau khoảng một vài giờ toàn bộ 
cơ thể chuyển sang màu nâu đỏ (Hình 3). 
Chiều dài của nhộng trung bình khoảng 30 - 
40mm. Chiều rộng khoảng 4 - 6mm. Trọng 
lượng khoảng 0,3gram và kích thước nhộng 
cái thường lớn hơn nhộng đực. Nhộng có 10 
đốt bụng và cũng có 9 đôi lỗ thở nằm ở vị trí 
giống như sâu non. Đốt cuối cùng của nhộng 
cái tù bè, của nhộng đực thon nhọn hơn. 
- Hình thái trứng 
Trứng Sâu tre được đẻ thành cụm trên bẹ của 
những măng mới mọc. Trứng rất nhỏ, hình 
thuôn dài, lúc mới đẻ có màu trắng xanh, vỏ 
trứng rất mịn, bằng phẳng và xếp chồng lên 
nhau như vẩy cá, sau 1 ngày chuyển sang màu 
nâu nhạt. Theo kết quả nghiên cứu của 
Kayikananta (2000), trứng Sâu tre rất nhỏ, có 
đường kính khoảng 1,4mm, xếp chồng lên nhau 
có kích thước 0,7 0,7cm; 1 1cm và 1 2cm. 
Kết quả phân tích hình thái Sâu tre cho thấy, 
các giai đoạn phát triển cá thể của Sâu tre đều 
mang những đặc điểm tương tự như các loài 
sâu khác thuộc bộ Cánh vảy như sâu non nhiều 
chân, miệng kiểu miệng nhai, đầu miệng dưới. 
Nhộng là loại nhộng trần, có các phần phụ 
dính liền vào mặt bụng của cơ thể, có màng 
mỏng bao bọc. Trưởng thành là loài bướm 
(ngài), có miệng kiểu miệng hút. 
3.2. Đặc điểm sinh học của Sâu tre 
- Đặc điểm sinh học pha sâu non và nhộng 
Kết quả điều tra thu mẫu định kỳ ngoài tự 
nhiên cùng với việc thu thập thông tin điều tra 
trong các hộ dân ở vùng khai thác Sâu tre và 
theo dõi trong vườn thí nghiệm cho thấy, giai 
đoạn phát triển sâu non của Sâu tre khá dài từ 
cuối tháng 8 năm trước đến đầu tháng 5 của 
năm sau, có nghĩa thời gian phát triển của pha 
sâu non dài khoảng 9 tháng. Sâu non có 5 tuổi. 
Khi mới nở ra từ trứng, ngay từ tuổi 1, sâu non 
Sâu tre cùng nhau di chuyển tìm nơi đục lỗ để 
xâm nhập vào một lóng bên trong thân tre 
(măng non). Việc đó được tiến hành trong vòng 
một ngày. Kích thước lỗ đục cỡ 0,5 1cm 
(Hình 4). Sâu non sống và ăn bên trong măng, 
thường ăn phần non ở phần gần đỉnh sinh 
trưởng của măng. Theo thời gian tăng lên, Sâu 
tre trong thân cây tre ngày càng phát triển và 
nhu cầu thức ăn cũng tăng dần, chúng tiếp tục 
đục lỗ di chuyển lên các lóng phía trên và ăn 
bột giấy phía trong. Lúc này quan sát thấy cây 
tre bị sâu hại có dấu hiệu như ở thân cây có lỗ 
đục, lóng tre rút ngắn, có độ dài không đều 
nhau và vỏ cứng. Thân tre dần ngả sang màu 
nâu. Những cây tre bị sâu ăn thường cứng hơn 
so với cây không bị hại do các tế bào gỗ nhỏ, 
dày đặc, làm cho thân cây cứng và nặng hơn 
so với cây tre bình thường (Hình 5). Khoảng 
45 - 60 ngày sống bên trong các lóng tre, khi 
sâu non ở vào cuối tuổi 5 chúng sẽ di chuyển 
dần xuống lóng phía dưới, gần lóng nơi có lỗ 
đục ban đầu để bước vào giai đoạn diapause 
(đình dục, ngủ nghỉ) và qua đông cho đến 
tháng 5 năm sau. Tại đây chúng làm một lớp 
màng phía trên lóng tre giống như một mái 
nhà và cư trú phía dưới hoặc lớp màng làm ở 
phía giữa lóng tre như sàn nhà và cư trú ở trên. 
Lớp màng được làm bằng tơ (Hình 6). Khi di 
chuyển từ trên xuống, sau khi sâu non đi qua 
một đốt tre, chúng đều làm một lớp màng bịt 
kín lối đi nhằm ngăn chặn nước mưa và kẻ thù 
tự nhiên. Lối đi giữa các lóng tre rất nhỏ, có 
Hoàng Thị Hồng Nghiệp et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4037 
dạng hình tròn với đường kính khoảng 1cm. 
Như vậy, pha sâu non của Sâu tre kéo dài 
khoảng 9 tháng, gồm 5 tuổi, sâu non tuổi 1 
xâm nhập vào cây tre bằng cách đục một lỗ 
vào lóng măng. Nhộng được đính ngược trong 
lóng tre. Thời gian phát triển của pha nhộng 
trong vòng 40 - 60 ngày. Quá trình sâu non 
hóa nhộng diễn ra như sau: Vào cuối tuổi 5, 
sâu non Sâu tre bước vào thời kỳ đình dục 
(diapause) rồi chuyển sang giai đoạn tiền 
nhộng. Ở giai đoạn này sâu non hầu như 
không ăn. Sau đó chúng quay ngược đầu trở 
xuống để hoá nhộng. Nhộng được đính ở 1 chỗ 
trên giá thể, đầu hướng xuống phía dưới 
(nhộng treo). Giá thể là những sợi tơ mảnh đan 
xen nhau tạo thành ổ như tổ chim (Hình 10). 
Tơ được tiết ra từ mấu gai cuối bụng của sâu 
non. Màu sắc của nhộng thay đổi theo thời 
gian phát triển. Lúc mới hình thành phần 
bụng có màu trắng sữa, đầu ngực và mầm 
cánh có màu xanh lục nhạt, sau khoảng một 
vài giờ toàn bộ cơ thể chuyển sang màu nâu 
đỏ. Vì vậy, quan sát màu sắc cơ thể nhộng có 
thể biết được khoảng thời gian chúng sắp vũ 
hóa. Điều này có ý nghĩa đối với việc nhân 
nuôi sau này. 
- Đặc điểm sinh học pha trưởng thành và trứng 
Giai đoạn trưởng thành xuất hiện nhiều vào 
tháng 7 hàng năm. Sau khi vũ hóa một vài giờ, 
trưởng thành tiến hành tìm cặp để giao phối. 
Quá trình tìm cặp, giao phối diễn ra vào ban 
đêm. Sau đó con cái đẻ trứng lên bẹ của măng 
mới mọc được khoảng 10 - 15 ngày. Trứng 
được đẻ thành cụm khoảng 80 - 130 trứng. Số 
lượng trứng của một con cái Sâu tre được theo 
dõi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Kayikananta (2000). Thời kỳ này là lúc cao 
điểm của mùa mưa và cũng là mùa măng non 
bắt đầu mọc, đang thời kỳ phát triển mạnh, tre 
cho nhiều măng nhất. Lượng trứng do trưởng 
thành đẻ ra khá lớn. Quá trình đẻ trứng của 
một cá thể cái không diễn ra liên tục, lúc đẻ, 
lúc nghỉ và khoảng thời gian đẻ trứng có thể 
kéo dài trong 2 - 6 ngày. Thời gian sống của 
trưởng thành khoảng 8 ngày. Tập tính đẻ trứng 
thành cụm là đặc điểm tương đối phổ biến của 
các loài bướm có sâu đục thân của tổng họ 
Pyraloidea. Đây có thể là một hoạt động thích 
nghi đảm bảo cho sâu non khi mới nở cùng 
nhau đục lỗ xâm nhập vào bên trong măng, 
tăng cường khả năng cạnh tranh, chọn lọc tự 
nhiên và sức sống cho thế hệ mới sinh. Thời 
gian phát triển của giai đoạn trứng từ lúc được 
đẻ ra đến khi trứng nở thành sâu non kéo dài 
khoảng 12 ngày. 
- Lịch phát sinh của Sâu tre 
Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học các 
pha phát triển của Sâu tre và thời gian hoàn 
thành các pha thông qua việc thu mẫu định kỳ 
thường xuyên suốt cả thời gian trong năm cho 
thấy, Sâu tre chỉ có duy nhất một lứa trong 
năm. Vòng đời của chúng kéo dài 12 tháng. 
Bảng 1. Lịch phát sinh của Sâu tre 
 Tháng 
Giai đoạn 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
Trứng 
Sâu non 
 (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) 
(-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) 
Nhộng 0 0 0 0 0 
Trưởng 
thành 
 + + + 
Ký hiệu: + Sâu trưởng thành; Trứng; - Sâu non; 0 Nhộng; (-) Sâu non qua đông, đình dục. 
Tạp chí KHLN 2015 Hoàng Thị Hồng Nghiệp et al., 2015(4) 
4038 
Thời điểm bắt đầu và kết thúc vòng đời cũng 
như thời điểm xuất hiện của các pha trong 
năm có thể thay đổi theo điều kiện khí hậu, 
thời tiết hàng năm. Trưởng thành thường xuất 
hiện vào tháng 7. Thời điểm đẻ trứng từ đầu 
tháng 8 đến giữa tháng 8. Sâu tre tồn tại chủ 
yếu ở giai đoạn sâu non, kéo dài từ cuối tháng 
8 năm trước đến đầu tháng 5 của năm sau. 
Nhộng xuất hiện từ giữa tháng 5 đến cuối 
tháng 6. Sâu non có một thời gian dài rơi vào 
trạng thái tạm ngừng phát dục (đình dục, ngủ 
nghỉ, diapause), là một phần của chu kỳ sống, 
nhằm tránh điều kiện bất lợi (mùa đông và 
nguồn thức ăn). Giai đoạn này kéo dài từ cuối 
tháng 10 năm trước cho đến đầu tháng 5 năm 
sau. Do gió mùa đặc trưng của khu vực nghiên 
cứu, trong đó có một khoảng thời gian khô 
lạnh từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; mùa 
nóng từ tháng 3 đến tháng 6 và tiếp theo là 
một khoảng thời gian ẩm ướt từ tháng 6 đến 
tháng 10. Chu kỳ biến đổi khí hậu đã ảnh 
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển 
của cây tre - cây ký chủ của Sâu tre, để qua 
đó ảnh hưởng đến chu trình phát triển cá thể 
của Sâu tre. Đây cũng là quy luật phổ biến 
trong thế giới sinh vật. Hiện tượng diapause 
pha sâu non của Sâu tre là một thích nghi sinh 
thái, đảm bảo loài tồn tại và phát triển tốt 
trong môi trường sống của chúng và dạng 
diapause này thuộc diapause bắt buộc. Nhiều 
kết quả nghiên cứu đã xác minh quá trình 
hình thành giai đoạn diapause ở sâu non cuối 
tuổi 5 của Sâu tre được kích hoạt và điều 
khiển qua hoocmôn. 
Hình 1. Trưởng thành Sâu tre Hình 2. Sâu non Sâu tre Hình 3. Nhộng Sâu tre 
Hình 4. Sâu non xâm nhập 
vào măng 
Hình 5. Bương phấn 
bị nhiễm sâu 
Hình 6. Lớp màng Sâu tre 
tạo ra 
Hoàng Thị Hồng Nghiệp et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4039 
IV. KẾT LUẬN 
Sâu tre (Omphisa fuscidentalis Hampson) 
thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn. 
Trong đó pha sâu non và nhộng sống bên trong 
thân cây tre. Sâu non thuộc loại nhiều chân; có 
13 đốt thân, kiểu miệng nhai, đầu miệng 
hướng xuống dưới; Đầu không có mắt kép, có 
5 mắt đơn ở mỗi bên gần gốc râu đầu. Râu đầu 
rất ngắn; loại nhộng màng; trưởng thành dạng 
con ngài, có miệng kiểu vòi hút. 
Sâu non Sâu tre có 5 tuổi. Sâu non tuổi 1 xâm 
nhập vào cây măng bằng cách đục một lỗ trên 
lóng măng. Thời gian phát triển của pha nhộng 
trong vòng 40 - 60 ngày. Kiểu nhộng treo 
ngược đầu. Màu sắc của nhộng thay đổi theo 
thời gian phát triển. Sau khi vũ hóa được một 
vài giờ, trưởng thành tìm cặp để giao phối. Quá 
trình giao phối diễn ra vào ban đêm. Trứng 
được đẻ thành cụm (khoảng 80 - 130 trứng) lên 
bẹ của măng mới mọc. Thời gian phát triển ở 
giai đoạn trứng khoảng 12 ngày. Thời gian sống 
của trưởng thành khoảng 8 ngày. 
Sâu tre chỉ có duy nhất một lứa trong năm. 
Vòng đời kéo dài 12 tháng. Trưởng thành 
thường xuất hiện vào tháng 7. Trứng xuất hiện 
từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 8. Sâu tre tồn tại 
chủ yếu ở giai đoạn sâu non, kéo dài từ cuối 
tháng 8 năm trước đến đầu tháng 5 của năm 
sau. Nhộng xuất hiện từ giữa tháng 5 đến cuối 
tháng 6. Sâu non có một thời gian dài rơi vào 
trạng thái tạm ngừng phát dục. Giai đoạn này 
kéo dài từ cuối tháng 10 năm trước cho đến 
đầu tháng 5 năm sau. 
TÀI LIỆU THAM KHÂO 
1. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh và Trần Văn Mão, 2001. Điều tra, dự tính, dự báo sâu bệnh hại trong lâm 
nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
2. Kayikananta L., 2000. Biological study and rearing techniques on bamboo caterpillar, Omphisa 
fuscidentalis Hampson, In bamboo 2000. International Symposium, 2 - 4 August, Chiang Mai, Thailand, pp. 
186 - 195. 
3. Leksawasdi P., 2001. Bamboo caterpillar in Thailand, Khon Kaen Agriculture Journal, 29(1): 15 - 21 (In Thai.) 
4. Singtripop T., Wanichacheewa S., Tsuzuki S. and Sakurai S., 1999. Larval growth and diapause in a tropical 
moth (Omphisa fuscidentalis Hampson), Zoological science, 16(5): 725 – 733. 
Người thẩm định: PGS.TS. Phạm Quang Thu 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_hinh_thai_sinh_hoc_cua_sau_tre_omphisa_fusci.pdf