Một số biện pháp quản lí hoạt động tạo hình ở các trường mầm non công lập quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động tạo hình (HĐTH) ở trường mầm non là

một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục phát

triển toàn diện trẻ mầm non. Trường mầm non là trường

học đầu tiên, nơi đây có điều kiện, có cơ hội lớn để giáo

dục thẩm mĩ cho trẻ. Hiệu trưởng là người chịu trách

nhiệm cao nhất trong quản lí HĐTH ở trường mầm non.

Trong năm học 2017-2018, chúng tôi tiến hành khảo

sát 30 cán bộ quản lí (CBQL), 150 giáo viên (GV) ở 13

trường mầm non công lập quận Tân Phú, TP. Hồ Chí

Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những nội

dung thực hiện tốt, vẫn còn tồn tại một số hạn chế về

công tác quản lí hoạt động này như: Việc đẩy mạnh bổ

sung tài liệu, đồ dùng, học liệu cho việc giảng dạy; quảng

bá, giới thiệu HĐTH tới cha mẹ học sinh; sự phối hợp

giữa Ban Giám hiệu cùng các thành viên trong nhà

trường; xây dựng quy định về nhiệm vụ của Ban Giám

hiệu; kiểm tra tiến độ việc thực hiện quản lí HĐTH, giám

sát định kì việc tổ chức HĐTH; hướng dẫn xử lí, điều

chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch; yêu

cầu báo cáo định kì công tác quản lí HĐTH; xây dựng,

hoàn thiện các tiêu chí kiểm tra, đánh giá công tác quản

lí HĐTH; mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, phương

tiện dạy học đủ số lượng phục vụ cho HĐTH; phối hợp

cha mẹ học sinh hỗ trợ đồ dùng đồ chơi, học liệu cho

HĐTH của trẻ.

Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết đưa ra một số

biện pháp quản lí HĐTH ở các trường mầm non công lập

quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

pdf 6 trang kimcuc 3700
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp quản lí hoạt động tạo hình ở các trường mầm non công lập quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp quản lí hoạt động tạo hình ở các trường mầm non công lập quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Một số biện pháp quản lí hoạt động tạo hình ở các trường mầm non công lập quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 25-29; 64 
25 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH 
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN TÂN PHÚ, 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Lưu Ngọc Bích Thủy - Trường Mầm non Hướng Dương, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 18/02/2019; ngày sửa chữa: 03/03/2019; ngày duyệt đăng: 14/03/2019. 
Abstract: Based on theories and the survey results of the current situation of managing shaping 
activities at public preschools in Tan phu district, Ho Chi Minh city, the article proposes 05 measures 
for management, including: Raising awareness for managers and teachers; strengthening planning; 
improving organization; strengthening the direction; promoting inspection and evaluation. 
Keywords: Measures, shaping activities, managing shaping activities, kindergarten, Tan Phu 
District. 
1. Mở đầu 
Hoạt động tạo hình (HĐTH) ở trường mầm non là 
một nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục phát 
triển toàn diện trẻ mầm non. Trường mầm non là trường 
học đầu tiên, nơi đây có điều kiện, có cơ hội lớn để giáo 
dục thẩm mĩ cho trẻ. Hiệu trưởng là người chịu trách 
nhiệm cao nhất trong quản lí HĐTH ở trường mầm non. 
Trong năm học 2017-2018, chúng tôi tiến hành khảo 
sát 30 cán bộ quản lí (CBQL), 150 giáo viên (GV) ở 13 
trường mầm non công lập quận Tân Phú, TP. Hồ Chí 
Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những nội 
dung thực hiện tốt, vẫn còn tồn tại một số hạn chế về 
công tác quản lí hoạt động này như: Việc đẩy mạnh bổ 
sung tài liệu, đồ dùng, học liệu cho việc giảng dạy; quảng 
bá, giới thiệu HĐTH tới cha mẹ học sinh; sự phối hợp 
giữa Ban Giám hiệu cùng các thành viên trong nhà 
trường; xây dựng quy định về nhiệm vụ của Ban Giám 
hiệu; kiểm tra tiến độ việc thực hiện quản lí HĐTH, giám 
sát định kì việc tổ chức HĐTH; hướng dẫn xử lí, điều 
chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch; yêu 
cầu báo cáo định kì công tác quản lí HĐTH; xây dựng, 
hoàn thiện các tiêu chí kiểm tra, đánh giá công tác quản 
lí HĐTH; mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, phương 
tiện dạy học đủ số lượng phục vụ cho HĐTH; phối hợp 
cha mẹ học sinh hỗ trợ đồ dùng đồ chơi, học liệu cho 
HĐTH của trẻ. 
Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết đưa ra một số 
biện pháp quản lí HĐTH ở các trường mầm non công lập 
quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái niệm “quản lí hoạt động tạo hình ở các 
trường mầm non” 
Theo Lê Thanh Thủy, “HĐTH là một dạng hoạt 
động nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và phản ánh thế 
giới xung quanh thông qua những hình tượng nghệ thuật 
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu, ý 
thích và phù hợp với khả năng của trẻ. Hoạt động này là 
một dạng hoạt động có sản phẩm đặc trưng của trẻ mầm 
non, bao gồm năm dạng hoạt động cơ bản sau: vẽ, nặn, 
cắt, xé dán và lắp ghép xây dựng” [1; tr 5-7]. 
Theo Trần Kiểm, “Quản lí là những tác động có định 
hướng, có kế hoạch, có chủ đích của chủ thể quản lí đến 
đối tượng quản lí trong tổ chức để vận hành một cách tối 
ưu nhằm đạt được mục đích nhất định” [2; tr 8]; còn theo 
Nguyễn Lộc thì, “Quản lí như việc tập trung vào các 
công việc cụ thể như tổ chức nhân sự, đánh giá và phân 
phối nguồn lực, vận dụng các quy chế nhằm vận hành 
một cách hiệu quả nhất” [3; tr 265]. Tuy các định nghĩa 
này khác nhau về hình thức, lời lẽ nhưng về bản chất cho 
thấy, các tác giả đều có quan điểm thống nhất nhau: Quản 
lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích, có kế hoạch 
của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí, nhằm đạt được 
mục tiêu đề ra. 
Từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu một cách khái 
quát: Quản lí HĐTH trong trường mầm non là quá trình 
tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí 
(hiệu trưởng) đến tập thể GV để họ tác động trực tiếp đến 
quá trình tổ chức HĐTH nhằm thực hiện mục tiêu môn 
học đối với trẻ em của từng độ tuổi. Nói cách khác, quản 
lí HĐTH chính là quá trình quản lí mục tiêu, nội dung, 
phương pháp, hình thức thực hiện và kiểm tra, đánh giá 
thực hiện HĐTH. Tất cả các thành tố nêu trên luôn tác 
động qua lại lẫn nhau, vận hành một cách thống nhất 
nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng của HĐTH diễn ra 
trong trường mầm non. 
2.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động tạo hình ở các 
trường mầm non công lập quận Tân Phú, Thành phố 
Hồ Chí Minh 
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên 
về vai trò của hoạt động tạo hình và tầm quan trọng của 
quản lí hoạt động tạo hình ở trường mầm non 
2.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 25-29; 64 
26 
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm 
quan trọng của HĐTH và quản lí hoạt động này ở trường 
mầm non. Từ đó sẽ có một cái nhìn đúng đắn về công tác 
quản lí HĐTH để Ban Giám hiệu có những quyết sách 
hợp lí cho hoạt động của nhà trường và còn thay đổi được 
những nhận thức cũ kĩ, không phù hợp với tình hình hiện 
nay của HĐTH ở trường mầm non đối với nền giáo dục 
của quận Tân Phú hiện nay. 
- Góp phần làm thay đổi hành vi và nâng cao năng 
lực nhận thức về HĐTH ở trường mầm non cho đội ngũ 
CBQL, GV để phát huy tinh thần giảng dạy, học tập 
nghiên cứu cũng như nhận thức đúng đắn về tầm quan 
trọng của HĐTH ở trường mầm non. Yếu tố nhận thức 
còn là cơ sở để kết nối sức mạnh, sự đoàn kết, phát huy 
được tính chủ động, tinh thần tích cực, ý chí phấn đấu vì 
mục tiêu chung của đội ngũ CBQL, GV. 
2.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: 
- Hiệu trưởng quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị 
của Đảng, Nhà nước, của Ủy ban nhân dân Thành phố, 
Sở và Phòng GD-ĐT về công tác xây dựng, nâng cao 
chất lượng hoạt động giáo dục; cung cấp các thông tin về 
việc thực hiện nội dung chương trình cũng như các hoạt 
động giáo dục tạo hình. 
- Cung cấp những tài liệu, căn cứ, văn bản khoa học 
về lí luận và thực tiễn từ công tác quản lí HĐTH ở trường 
mầm non của nước ngoài cũng như trong nước để các 
nhà quản lí nhìn nhận và nắm bắt sâu sắc hơn vấn đề này. 
- Nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình 
độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và kĩ năng sư phạm, 
từ đó xác định trách nhiệm của mình đối với việc tự học 
và phấn đấu rèn luyện thường xuyên đối với việc nâng 
cao năng lực sư phạm nói chung và nâng cao năng lực 
thực hiện các HĐTH nói riêng. 
- Tạo điều kiện để CBQL, GV tham gia đầy đủ các 
lớp tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động phát triển tạo hình 
cho trẻ để họ có nhận thức và năng lực tốt nhất về tổ chức 
HĐTH cho học sinh. 
- Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các 
CBQL của các trường bạn nhất là những đồng chí có 
nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. 
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận 
thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng quan 
niệm mới, quy định và thực hiện nghiêm chỉnh thời gian 
học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; dựa vào đặc 
điểm của trường để xác định nội dung, thời điểm, địa 
điểm bồi dưỡng GV. 
- Tổ chức cho GV, nhân viên nghiên cứu kĩ văn bản 
chương trình, nắm chắc các thành tố của chương trình; từ 
đó, xác định các mục tiêu GV cần hướng tới, động viên 
họ hứng thú thực hiện. 
- Tổ chức các hội thảo để GV nêu những vấn đề khúc 
mắc trong quá trình nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, 
phương pháp và đánh giá của HĐTH cho trẻ; tổ chức 
chia sẻ kinh nghiệm trước hết từ chính đội ngũ GV, hiệu 
trưởng chỉ bổ sung khi thấy cần thiết. 
- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn cập nhật các văn 
bản nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn mới; triển khai quán 
triệt trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng; 
đặt ra yêu cầu GV thể hiện nhận thức của mình thông qua 
các loại hồ sơ, kế hoạch chăm sóc giáo dục của mình. 
- Thống nhất hành động từ Chi bộ, Ban Giám hiệu, tổ 
chuyên môn; nâng cao nhận thức thường xuyên trong các 
cuộc giao ban chuyên môn, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ 
chuyên môn; đặc biệt chú trọng thống nhất quản lí vấn 
đề đánh giá. 
2.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp: 
Cần có sự đồng thuận trong nhận thức của Ban Giám 
hiệu nhà trường, CBQL và GV. Bằng các kênh thông tin, 
trong những cuộc họp, Ban Giám hiệu nhà trường cần 
thể hiện quan điểm của mình về vấn đề HĐTH ở trường 
mầm non và chia sẻ quan điểm đó với CBQL và GV 
trong nhà trường. Những quyết sách cụ thể của Ban 
Giám hiệu nhà trường về việc quản lí HĐTH ở trường 
mầm non phải được các cá nhân trong nhà trường 
nghiêm túc thực hiện. 
2.2.2. Tăng cường tính kế hoạch trong thực hiện hoạt 
động tạo hình ở trường mầm non 
2.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: 
- Giúp cho CBQL nắm vững và quản lí tốt việc xây 
dựng kế hoạch tổ chức HĐTH ở trường mầm non và giúp 
GV chủ động xây dựng kế hoạch HĐTH phù hợp với 
nhóm lớp. 
- Giúp GV chủ động trong công việc và sử dụng thời 
gian hợp lí. Điều này được GV thể hiện trong việc xây 
dựng kế hoạch phù hợp mục tiêu, nội dung, chương trình 
giáo dục phù hợp đặc điểm phát triển của trẻ và hoàn 
cảnh thực tế nhà trường. Kế hoạch hóa có ý nghĩa tạo tiền 
đề cho việc thực hiện những chức năng khác. 
2.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: 
- Để HĐTH ở trường mầm non đạt hiệu quả và thiết 
thực, hiệu trưởng cần chỉ đạo phó hiệu trưởng xây dựng 
kế hoạch chuyên môn năm học thể hiện mục tiêu phản 
ánh được kết quả mong đợi theo chương trình giáo dục 
mầm non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và sự phát triển 
thẩm mĩ của trẻ, trong đó đặc biệt chú trọng đến HĐTH. 
Kế hoạch chuyên môn này phải được nhà trường bàn bạc 
thống nhất từ đầu năm học để GV chủ động trong quá 
trình thực hiện. Hiệu trưởng hướng dẫn GV dựa vào mục 
tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình giáo dục theo 
lĩnh vực phát triển thẩm mĩ; điều kiện thực tế của địa 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 25-29; 64 
27 
phương; điều kiện thực tế của trường lớp để xây dựng kế 
hoạch. Trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non, kế 
hoạch năm học của nhà trường cần phải định hướng dự 
kiến chủ đề, thời gian thực hiện để giúp cho GV chủ động 
xây dựng kế hoạch tạo hình phù hợp với khả năng của trẻ 
và điều kiện của trường lớp. 
- Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch HĐTH ở trường 
mầm non theo quy định của chương trình giáo dục mầm 
non. Kế hoạch tháng/chủ đề thể hiện các mục tiêu với 
mốc phát triển và theo giai đoạn của kế hoạch năm học. 
GV cần dựa vào khả năng hứng thú của trẻ để xây dựng 
kế hoạch. Kế hoạch phải phù hợp với thực tế chứ không 
phải dựa trên lí thuyết mà áp đặt lên trẻ; đảm bảo nguyên 
tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
- Hướng dẫn GV phân phối các nội dung hoạt động 
phát triển ngôn ngữ trong việc xây dựng kế hoạch theo 
tháng/chủ đề phù hợp với sự hiểu biết, nhu cầu hứng thú 
của trẻ. Đồng thời, kiểm tra để rà soát tránh bỏ sót nội 
dung trong chương trình theo từng lứa tuổi. Ban Giám 
hiệu cần giúp GV xác định mục tiêu, có biện pháp cụ thể 
để áp dụng xây dựng kế hoạch theo các chủ đề. Tổ chức 
kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV, theo từng chủ đề kịp 
thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với việc tổ chức HĐTH 
cho trẻ. 
- Kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề phù hợp với thực 
tiễn với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. 
Cần thúc đẩy GV tích cực xây dựng kế hoạch có nội 
dung ngày hội, ngày lễ. Đây là biện pháp giúp GV có 
thể điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với trẻ, với hoàn 
cảnh thực tiễn. 
- Xây dựng kế hoạch giáo dục tuần phản ánh được 
các mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ. Mục tiêu 
kế hoạch tuần cần có sự kế thừa, điều chỉnh phù hợp với 
sự tiến bộ của trẻ, đồng thời chỉ ra dự kiến những phương 
tiện, đồ dùng, đồ chơi để chuẩn bị cho hoạt động của trẻ. 
Có thể tổng kết những hoạt động đã xảy ra và những gì 
trẻ đã thực hiện được cũng như điều trẻ quan tâm hoặc 
chưa thể hiện được trong hoạt động. 
- Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch ngày thể hiện cụ 
thể các nội dung và hoạt động từ kế hoạch tuần, đưa ra 
thời gian và sự chuyển tiếp linh hoạt, mềm dẻo. GV cần 
đáp ứng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật 
trong HĐTH ở trường mầm non để tổ chức cho trẻ các 
hoạt động đa dạng mang tính ứng dụng cao trong cuộc 
sống. Kế hoạch ngày cần đưa ra thời gian cũng như sự 
chuyển tiếp nhẹ nhàng, linh hoạt. Kế hoạch có thể điều 
chỉnh theo phương châm: “Chơi mà học, học bằng chơi”, 
cần chỉ ra phương pháp, hình thức tổ chức cho HĐTH ở 
trường mầm non. 
- Trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, cần cung 
cấp những trang web và phần mềm để GV thu thập 
những tài liệu hữu ích cho việc xây dựng kế hoạch giáo 
dục, kế hoạch tạo hình ở trường mầm non; khuyến khích 
GV học tập và chia sẻ thông tin cho nhau để giảm thời 
gian cập nhật dữ liệu, giảm tải thời gian làm việc. 
- Ban Giám hiệu cần cải thiện điều kiện làm việc của 
GV, cung cấp đồ dùng đồ chơi, học liệu tạo hình phong 
phú đa dạng cho việc thực hiện kế hoạch HĐTH ở trường 
mầm non; chú trọng đến thiết bị khoa học hiện đại, giảm 
bớt sức lao động, dành nhiều thời gian hơn cho đầu tư và 
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. 
2.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 
- Ban Giám hiệu nhà trường cần quan tâm sâu sắc đến 
các nguồn lực; trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư các 
chính sách ưu tiên, đãi ngộ về nhân sự, kinh phí hoạt 
động, điều kiện cơ sở vật chất để HĐTH ở trường mầm 
non diễn ra thuận lợi hơn, mang đến nguồn tri thức cho 
sự đổi mới nền giáo dục của nhà trường. 
- Kế hoạch HĐTH ở trường mầm non cần được duy 
trì thường xuyên công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch. 
2.2.3. Đổi mới công tác tổ chức hoạt động tạo hình ở 
trường mầm non 
2.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 
- Giúp GV biết tổ chức, thiết kế hình thức dạy trẻ một 
cách linh hoạt, sáng tạo nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ. 
- Giúp CBQL định hướng và phân công công việc 
một cách hợp lí, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho 
CBQL và GV phát huy tinh thần và khả năng làm việc 
của mình đạt hiệu quả; đồng thời tạo cho nhà trường có 
vị thế nhất định, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn 
diện nền giáo dục nhà trường. 
2.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: 
- Hiệu trưởng tổ chức hướng dẫn GV thực hiện đổi 
mới. Ban đầu, CBQL cùng GV xây dựng các tiết dạy 
HĐTH và tổ chức thực hành trên trẻ để GV trong trường 
trao đổi rút kinh nghiệm. Tiếp đó, khuyến khích GV tự 
xây dựng với GV khác góp ý, trao đổi. Cần có sự động 
viên GV về vật chất cũng như tinh thần một cách kịp thời, 
tế nhị, đôi khi chỉ là lời khen trước hội đồng sư phạm. 
- Tổ chức dự giờ về đổi mới phương phương pháp 
và hình thức tổ chức HĐTH, thống nhất sử dụng những 
phương pháp và hình thức gợi mở, thảo luận, tạo tình 
huống, đề xuất cách giải quyết; đánh giá đúng trình 
độ, năng lực của GV trong việc thực hiện đổi mới 
phương phương pháp và hình thức tổ chức HĐTH trong 
nhà trường. 
- Tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen 
thưởng nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 25-29; 64 
28 
HĐTH cho trẻ, động viên kịp thời cá nhân tích cực và đạt 
hiệu quả trong đổi mới. Tổ chức nhân rộng các điển hình 
tập thể, cá nhân tiên tiến trong việc đổi mới. Đây là hoạt 
động chuyên môn cần thực hiện thường xuyên nhằm đẩy 
mạnh chất lượng giáo dục nói chung và HĐTH cho trẻ 
nói riêng. 
- Quan tâm tạo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện 
dạy học, nhất là thiết bị dạy học hiện đại. Khuyến khích 
GV làm đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ cho việc tổ chức phương 
pháp và hình thức dạy học. Biết tận dụng hiệu quả các 
thiết bị dạy học hiện đại của nhà trường. 
- Tiến hành tổ chức hội thảo, hội nghị, các chuyên đề, 
rút kinh nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực về việc tổ 
chức triển khai thực hoạt động phát triển tạo hình cho trẻ. 
Ngoài ra, cần tăng cường công tác trao đổi kinh nghiệm 
trong quản lí chuyên môn cho CBQL bằng hình thức 
kiểm tra chéo giữa các trường thực hiện chương trình 
giáo dục mầm non. Đây là cơ hội để CBQL và GV của 
các trường được giao lưu, trao đổi chia sẻ và học tập kinh 
nghiệm lẫn nhau. 
- Phối hợp cùng Phòng GD-ĐT để kiểm tra, đánh giá 
năng lực của các CBQL và GV làm cơ sở để đề xuất, bồi 
dưỡng và bố trí phân công CBQL và GV trong công việc 
triển khai thực hiện HĐTH cho trẻ. 
- Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo như Ủy 
Ban Nhân dân Quận, Phòng GD-ĐT để cử các CBQL và 
GV trường mầm non tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản 
lí tại các trường, học viện CBQL. Tạo điều kiện cho 
100% đội ngũ cán bộ đều được học tập bồi dưỡng chuyên 
môn dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm 
nâng cao năng lực quản lí. 
2.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp: 
- Việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
cho đội ngũ CBQL, GV phải được thực hiện thường 
xuyên và xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng về nội dung, 
thời gian, địa điểm... 
- CBQL, GV phải có chuyên môn vững về phương 
pháp tổ chức HĐTH và phải có sự đồng thuận cao trong 
tổ chức. 
- Cha mẹ trẻ phải tích cực tham gia vào các hoạt động 
giáo dục ở trường mầm non, cung cấp các thông tin về 
sự phát triển của trẻ; cần có cơ chế mở tạo điều kiện đối 
thoại giữa cha mẹ trẻ, GV và các nhà quản lí để cùng 
nhau giải quyết vấn đề, hỗ trợ GV, nhà trường thực hiện 
mục tiêu HĐTH cho trẻ mầm non. 
2.2.4. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động 
tạo hình ở trường mầm non 
2.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp: 
- Giúp cho CBQL nắm bắt tình hình, xây dựng kế 
hoạch chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình giáo dục 
mầm non và tổ chức thực hiện giúp hiệu trưởng quản lí 
tốt nội dung chương trình phát triển thẩm mĩ cho trẻ. 
- Giúp cho GV định hướng quá trình thực hiện và tổ 
chức các HĐTH cho trẻ; bám sát nội dung chương trình 
của nhà trường theo chủ đề và thiết kế giáo án, biết liên 
hệ thực tế phù hợp với điều kiện lớp học, nhằm đảm bảo 
thời gian thực hiện các chủ đề trong suốt năm học. 
2.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 
- Hiệu trưởng chỉ đạo thống nhất về các nội dung 
HĐTH theo năm học; báo cáo nội dung thực hiện 
chương trình được rõ ràng, thông suốt, dễ theo dõi cho 
Ban Giám hiệu và GV; tăng cường thao giảng, dự 
chuyên đề, nhất là thường xuyên duy trì dự giờ. Đây là 
cơ sở để điều chỉnh nội dung chương trình, nhận ra mặt 
mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục để 
điều chỉnh kịp thời. 
- Chỉ đạo GV xây dựng chủ đề đáp ứng được thời 
gian theo năm, tháng, tuần các giờ sinh hoạt, hoạt động 
vui chơi theo lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ xuyên 
suốt năm học. Xác định mục tiêu cần đạt của lĩnh vực 
phát triển thẩm mĩ theo chủ đề, mạng nội dung, mạng 
hoạt động, lập kế hoạch giáo dục theo tuần, kế hoạch 
vui chơi... 
- Chỉ đạo GV sử dụng phần mềm về HĐTH như Art 
KiD, Kidmart, Hapikit; tăng cường ứng dụng công nghệ 
thông tin vào tổ chức HĐTH cho trẻ, khai thác và sử dụng 
hiệu quả thông tin trên Internet; tổ chức tốt phong trào thi 
đua dạy tốt, học tốt, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến 
kinh nghiệm hỗ trợ công tác giảng dạy tạo hình cho trẻ. 
- Chỉ đạo thực hiện đánh giá nội dung chương trình 
để đưa ra quyết định về nội dung, phương pháp, đánh giá 
sự tiến bộ của trẻ và đánh giá quá trình phát triển thẩm 
mĩ của trẻ cuối độ tuổi. Nội dung chương trình được đánh 
giá giúp GV kịp thời điều chỉnh kế hoạch, phương pháp 
phù hợp với thực tế nhóm lớp. Đổi mới nội dung chương 
trình giúp CBQL chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá và 
điều chỉnh việc thực hiện chương trình một cách thuận 
lợi, khách quan, hiệu quả. Theo dõi sát sao các bộ phận 
thực hiện chức năng chuyên môn của nhà trường, yêu 
cầu thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định trong vấn 
đề chuyên môn HĐTH ở trường mầm non. 
- Việc truyền đạt mệnh lệnh phải đi kèm với nhận 
thức, môi trường làm việc cần có sự tương tác, hòa hợp 
nhau. Hiệu trưởng cần có những chính sách động viên, 
hỗ trợ cấp dưới để nâng cao tinh thần làm việc, đặt ra các 
quy định khen thưởng đối với những cá nhân, bộ phận 
hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng quy định trách 
nhiệm đối với những cá nhân, bộ phận chưa hoàn thành 
tốt công việc được giao. 
2.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp: 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 25-29; 64 
29 
- Cần có sự hỗ trợ và ủng hộ từ Ban Giám hiệu nhà 
trường, sự hợp tác tích cực, chủ động giữa nhà trường và 
tổ khối, nhóm lớp trong việc xây dựng cơ chế phối hợp, 
hỗ trợ cho công tác tổ chức HĐTH ở trường mầm non. 
- Cần có sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ GV trong 
việc thực hiện nhiệm vụ cũng là một điều kiện thuận lợi 
giúp người quản lí hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. 
2.2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện 
hoạt động tạo hình ở trường mầm non 
2.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: 
- Giúp CBQL đánh giá việc tổ chức HĐTH ở trường 
mầm non của GV, phát hiện và chỉ ra những thiếu sót mà 
GV mắc phải cũng như tìm ra biện pháp khắc phục 
những thiếu sót đó để việc thực hiện HĐTH ở trường 
mầm non đi vào nền nếp và có hiệu quả. 
- Giúp GV đánh giá trẻ và tự đánh giá việc tổ chức 
HĐTH để từ đó điều chỉnh nội dung, cách thức, phương tiện 
và cả những mục tiêu ban đầu cho phù hợp với thực tế. 
2.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: 
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn và GV xây 
dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học. Kế hoạch 
phải được xây dựng theo tháng, tuần, kiểm tra đột xuất, 
kiểm tra chuyên đề... Kiểm tra chất lượng HĐTH qua 
mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình 
thức, kết quả mong đợi, các hoạt động, các biện pháp, 
hình thức tổ chức. 
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả thực 
hiện HĐTH ở trường mầm non một cách cụ thể phù hợp 
tình hình thực tế của trường để từ đó làm phương hướng 
kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả quản lí. Phổ 
biến mục đích kiểm tra và chuẩn đánh giá đến mỗi GV, 
tạo tâm thế thoải mái và sẵn sàng cho mỗi CBQL và GV 
khi được kiểm tra. Hiệu trưởng và những người đánh giá 
cần thấu suốt nhiệm vụ hỗ trợ giúp đỡ GV thực hiện 
chương trình; tránh tình trạng “vạch lá tìm sâu”, “tìm tòi 
khuyết điểm”, không chỉ ra được những tồn tại và cách 
giải quyết... Như vậy sẽ không có tác dụng khuyến khích, 
động viên GV hăng hái, tích cực tham gia thực hiện hoạt 
động phát triển thể chất cho trẻ. Khi kiểm tra, hiệu trưởng 
cần phối hợp các hình thức (kiểm tra đột xuất, kiểm tra 
có báo trước...) để kiểm tra, đánh giá được đầy đủ các 
hoạt động của GV như: hồ sơ chuyên môn, cách tổ chức 
các hoạt động giáo dục, kết quả đánh giá sự phát triển của 
trẻ, phản hồi của cha mẹ học sinh. Không để xảy ra tình 
trạng thiếu công bằng, cảm tính trong đánh giá xếp loại 
GV. Đánh giá chính xác, khách quan công việc đã đạt và 
chưa đạt, tìm đúng nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho 
bước chi đạo tiếp theo. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi 
lần kiểm tra, kết hợp đánh giá với tư vấn nhằm giúp GV 
tự phân tích, tự đánh giá được lao động sư phạm của 
mình để rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho 
việc nâng cao năng lực sư phạm của bản thân. 
- Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản 
hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn 
và văn bản hướng dẫn thanh tra, kiểm tra GV theo yêu 
cầu của chương trình. 
- Thành lập Ban kiểm tra chuyên môn gồm hiệu 
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn; quy định 
rõ trách nhiệm, quyền hạn của Ban và các thành viên. 
Thống nhất trong Ban kiểm tra chuyên môn cách đánh giá 
GV, đặc biệt phải thống nhất theo quan điểm đổi mới của 
chương trình; tránh tình trạng GV thực hiện theo chương 
trình mới, người đánh giá nhìn nhận theo khuôn mẫu cũ. 
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra 
theo hướng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa người 
kiểm tra và người được kiểm tra; quán triệt tinh thần dân 
chủ trong kiểm tra, đánh giá. Thời gian kiểm tra phải 
được thực hiện thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, 
tháng, trong từng học kì và trong từng năm học. Đối 
tượng kiểm tra phải được thực hiện ở tất cả các tổ, khối, 
đặc biệt những cá nhân còn yếu ở khâu nào thì tăng 
cường kiểm tra ở khâu đó. 
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường xử lí 
đúng mức các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn 
làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường và đội ngũ GV, đặc 
biệt trong việc đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất 
cho trẻ. Lực lượng tham gia kiểm tra là lãnh đạo nhà 
trường, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, GV cốt cán có 
trình độ hiểu biết về lĩnh vực cần kiểm tra, có trách nhiệm 
cao, đảm bảo tính chính xác, công bằng, theo tiêu chuẩn 
rõ ràng sẽ mang đến hiệu quả thực chất. 
- Thường xuyên dự giờ để đánh giá việc thực hiện 
chương trình, nâng cao ý thức tự giác đối với công việc 
của GV, từ đó lãnh đạo nhà trường nắm bắt được việc sử 
dụng đồ dùng, phương pháp giảng dạy, khả năng sư 
phạm, thực hiện nền nếp chuyên môn đạt chất lượng như 
thế nào để có những biện pháp điều chỉnh. Phân tích sư 
phạm dựa trên bài đã dự, nêu kết luận cuối cùng, ghi biên 
bản, lưu hồ sơ. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, cần 
chỉ rõ những những mặt mạnh mặt yếu, đặc biệt là những 
hạn chế thiếu sót và tư vấn giúp đỡ họ những biện pháp 
hiệu quả hơn. 
2.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp: 
- Ban Giám hiệu nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng 
phải vững về chuyên môn và luôn đi đầu trong việc kiểm 
tra, đánh giá việc thực hiện HĐTH. 
- Hiệu trưởng cần nắm rõ tình hình thực tế tại đơn vị, 
cần xác định mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí của hoạt động 
kiểm tra một cách rõ ràng, khoa học. 
(Xem tiếp trang 64) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 61-64 
64 
giáo viên chưa hứng thú với công việc này. Nếu thực hiện 
tốt biện pháp này, GVCNL sẽ có môi trường, điều kiện 
để hoạt động và phát huy hết khả năng của mình, đồng 
thời thu hút, khuyến khích, động viên giáo viên chủ 
nhiệm tham gia công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường. 
Việc xây dựng môi trường làm việc cho GVCNL bao 
gồm các loại môi trường khác nhau, đó là môi trường vật 
chất (các điều kiện vật chất cho hoạt động chủ nhiệm lớp, 
lương, thưởng của giáo viên...) và môi trường tinh thần 
(danh hiệu thi đua, các quyền lợi tinh thần...). 
3. Kết luận 
Đội ngũ GVCNL ở các trường THCS TP. Việt Trì, 
tỉnh Phú Thọ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng 
lực chuyên môn đạt ở mức độ khá. Trong thời gian qua, 
đội ngũ GVCNL đã hoàn thành nhiệm vụ dạy học và 
giáo dục của nhà trường THCS; nhưng đứng trước yêu 
cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, còn bộc lộ 
những hạn chế, bất cập cần tháo gỡ bằng các biện pháp 
QL phù hợp. 
Hiệu trưởng các trường THCS đã thực hiện nhiều nội 
dung QL đội ngũ GVCNL các trường THCS từ lập kế 
hoạch, lựa chọn, sử dụng, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá 
và tạo môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp 
cho đội ngũ GVCNL THCS. Mức độ thực hiện QL đội 
ngũ GVCNL THCS của thành phố được đánh giá ở mức 
độ khá tốt. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL đội ngũ 
GVCNL rất nhiều: yếu tố thuộc về người GVCNL có 
mức độ ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố khách 
quan bên ngoài (các cấp QL, môi trường QL). 
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác QL đội ngũ 
GVCNL THCS, để nâng cao chất lượng đội ngũ 
GVCNL THCS, theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ 6 
biện pháp QL đội ngũ GVCNL của hiệu trưởng như đã 
nêu trên. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) (2010). Một số vấn 
đề trong công tác chủ nhiệm lớp trường trung học 
phổ thông hiện nay. NXB Đại học Sư phạm. 
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Quy định chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (ban hành kèm 
theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDDT ngày 
22/8/2018 của Bộ GDĐT). 
[3] Hà Nhật Thăng (chủ biên, 2001) - Nguyễn Dục Quang 
- Lê Thanh Sử - Nguyễn Thị Kỷ. Phương pháp công 
tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học 
phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Paul Her Sey - Kenblane (1995). Quản lí nguồn 
nhân lực. NXB Chính trị Quốc gia. 
[5] Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012). Giáo trình 
đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục. 
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[6] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên, 2012). Quản lí giáo 
dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
[7] Nguyễn Việt Hùng - Hà Thế Truyền (2012). Giải 
quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm. 
NXB Đại học Sư phạm. 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG... 
(Tiếp theo trang 29) 
3. Kết luận 
Tất cả các biện pháp nêu trên có mối quan hệ mật 
thiết, hỗ trợ bổ sung cho nhau. Vì thế, trong quá trình tổ 
chức thực hiện, nếu có sự phối hợp đồng bộ các biện 
pháp, chắc chắn công tác quản lí HĐTH ở các trường 
mầm non quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh sẽ đạt được 
kết quả mong muốn, giúp cho nhà trường hoàn thành 
mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, trong thực tế vận dụng, đòi 
hỏi người hiệu trưởng phải linh hoạt trên cơ sở tinh thông 
về lí luận, đồng thời phải rất am hiểu thực tiễn của trường 
mình để vận dụng và phải lên kế hoạch thực hiện và dự 
báo được khó khăn thì việc triển khai mới đạt kết quả. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lê Thanh Thủy (2015). Phương pháp tổ chức hoạt 
động tạo hình cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư 
phạm. 
[2] Trần Kiểm (2006). Khoa học Quản lí giáo dục - Một 
số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục. 
[3] Nguyễn Lộc (2009). Lí luận về quản lí. NXB Đại 
học Sư phạm. 
[4] Bộ GD-ĐT (2016). Chương trình giáo dục mầm non 
(Ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT 
ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
[5] Nguyễn Thị Thu Thủy (2017). Thực trạng tổ chức 
hoạt động tạo hình và quản lí dạy học tạo hình ở các 
trường mầm non quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí 
Minh. Tạp chí Giáo dục, số 414, tr 9-13. 
[6] Đỗ Văn Sỹ (2017). Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt 
động tạo hình cho trẻ theo mô hình “giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm”. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 
tháng 8, tr 225-227. 
[7] Chu Anh Sơn (2016). Nhận xét, đánh giá các sản 
phẩm tạo hình của trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục, 
số đặc biệt tháng 4, tr 149-151. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_quan_li_hoat_dong_tao_hinh_o_cac_truong_mam.pdf