Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị không còn là vấn đề mới mẻ, đã được nhiều học giả
trong và ngoài nước nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng, nắm vững và
giải quyết tốt trong quá trình đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam hiện nay, giải quyết tốt
mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là nhiệm vụ trọng tâm và là một nội dung cốt
lõi quan trọng trong các quan điểm, đường l ối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
26 Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay Vũ Thị Thu Quyên1 1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Email: quyenbctt@gmail.com Nhận ngày 22 tháng 8 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 8 tháng 10 năm 2019. Tóm tắt: Đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị không còn là vấn đề mới mẻ, đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng, nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam hiện nay, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là nhiệm vụ trọng tâm và là một nội dung cốt lõi quan trọng trong các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khóa: Nhận thức, mối quan hệ, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị. Phân loại ngành: Chính trị học Abstract: Economic renovation and political renovation are no longer new issues, having been studied by many domestic and foreign scholars from different angles. The relationship between them plays a very important role among the major relationships that need to be paid special attention to, mastered and handled well in the process of renovation and building socialism in our country. In the current context of building the socialist rule-of-law state of Vietnam, handling well the relationship is a central task and an important core content in the views, guidelines and policies of the Communist Party of Vietnam. Keywords: Understanding, relationship, economic renovation, political renovation. Subject classification: Politics 1. Đặt vấn đề Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ cơ bản của đời sống xã hội, biểu hiện rõ nhất ở quan hệ giữa quyền lực chính trị (chủ yếu là quyền lực nhà nước) đối với kinh tế, hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, nhằm bảo vệ chế độ chính trị và lợi ích Vũ Thị Thu Quyên 27 giai cấp cầm quyền. C.Mác và Ph.Ăngghen coi quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Trong đó, hạ tầng cơ sở - kinh tế giữ vai trò quyết định. Đồng thời, thượng tầng kiến trúc - chính trị cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại hạ tầng cơ sở. Phát triển quan điểm trên, V.Lênin đã khái quát bản chất mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị như sau: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [13, t.42, tr.349]; “Chính trị là kinh tế cô đọng lại” [13, t.45, tr.147]. “Chính trị không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế” [13, t.42, tr.349]. Trong hơn 30 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ngày càng sáng rõ hơn. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững định hướng XHCN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bài viết tập trung phân tích sự phát triển nhận thức của Đảng về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; thực trạng và định hướng mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. 2. Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 2.1. Về đổi mới kinh tế Nhận thức của Đảng về đổi mới kinh tế chính là quá trình đổi mới tư duy về lãnh đạo kinh tế. Để hình thành đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta đã trải qua ba bước đột phá trong tư duy: Một là, tại Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8/1979), với quan điểm “làm cho sản xuất bung ra”, Đảng ta điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ những cản trở để cho lực lượng sản xuất phát triển. Hai là, Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (6/1985) quyết định xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chế độ một giá, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN, chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Ba là, những kết luận quan trọng của Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8/1986), có tính chất bước ngoặt trong nhận thức về đổi mới kinh tế: (1) bố trí lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc; (2) thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; (3) trong cơ chế quản lý kinh tế thừa nhận lấy kế hoạch làm trung tâm nhưng phải sử dụng đúng quan hệ tiền tệ, hàng hóa. Đây là sự phát triển vượt bậc về tư duy lý luận đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính trị của Đảng ta. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn lãnh đạo đất nước hơn 30 năm đổi mới, lý luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta, trong đó có đổi mới kinh tế, ngày càng sáng tỏ hơn. Đại hội Đảng VI (năm 1986), đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước; bước chuyển quan trọng trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH đã được khẳng định và có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành hệ thống thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN sau này; đến năm 1989, Đảng ta có bước chuyển căn bản về nhận thức, lý luận khi thừa nhận cơ chế quản lý mới là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN”. Đại hội Đảng VII (năm 1991) đề ra nhiệm vụ phải tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 28 hoá nhiều thành phần và đổi mới kinh tế, nhấn mạnh sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH, “chúng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN” [4, tr.116]. Khi đất nước đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng VIII (năm 1996), đã xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đại hội Đảng IX (năm 2001), chính thức đưa ra khái niệm “KTTT định hướng XHCN”, khẳng định xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu, rộng, Đại hội Đảng X (năm 2006) đã đánh dấu những bước tiến mới, mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn trong tư duy lý luận về KTTT định hướng XHCN. Đảng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X (3/2008), Đảng ta đưa ra khái niệm chính thức: “Nền KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành KTTT được tự giác tạo lập và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [3]. Đại hội XI Đảng (2011), xác định rõ, cần phải đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm thực tiễn, xuất phát từ điều kiện đổi mới của Việt Nam và xu thế phát triển kinh tế tri thức trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ, xã hội thông tin để thấy tính hợp lý trong điều chỉnh nhận thức từ tư duy về chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu sang tư duy về quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Đại hội Đảng XII (2016), chủ trương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế, phát triển KTTT định hướng XHCN; khẳng định mô hình KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (2017), Đảng ta khẳng định phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Như vậy, cùng với quá trình đổi mới, hệ thống quan điểm, lý luận về đổi mới kinh tế, về KTTT định hướng XHCN đã được hình thành và ngày càng sáng tỏ hơn. Đây cũng chính là nền tảng lý luận cơ bản để Việt Nam tạo dựng cho mình hệ thống thể chế kinh tế mới, vừa đáp ứng được các yêu cầu của nền KTTT, vừa bảo đảm được mục tiêu xây dựng xã hội theo định hướng XHCN. Đảng ta đã đề ra phương hướng giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa KTTT và CNXH. KTTT được sử dụng như một công cụ, phương tiện để xây dựng CNXH. KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế phù hợp với đặc điểm của đất nước. Đây là vấn đề mang tính chiến lược để xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Vũ Thị Thu Quyên 29 2.2. Về đổi mới chính trị Trước đây chúng ta dùng khái niệm chuyên chính vô sản để chỉ hệ thống và cơ cấu các cơ quan quyền lực lãnh đạo và quản lý xã hội. Đại hội Đảng VI xác định Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ XHCN, khẳng định “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình” [1, tr.112]; “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định” [1, tr.43]. Đây chính là quan điểm xuất phát cho việc đổi mới chính trị. Từ đó, Đảng ta chủ trương: (1) thực hiện “một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy nhà nước” theo hướng tăng cường quyền làm chủ của nhân dân, giảm bớt phiền hà cho nhân dân và phân định rõ chức năng quản lý kinh tế của các ngành và địa phương; (2) tăng cường quản lý bằng pháp luật đi đôi với tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật và tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân; (3) đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH. Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, Đảng ta bắt đầu dùng khái niệm hệ thống chính trị (HTCT). HTCT bao gồm các bộ phận cấu thành là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân và mối quan hệ, tác động qua lại giữa các tổ chức đó. HTCT thể hiện rõ nét nhất cơ chế thực hiện quyền lực chính trị ở nước ta là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đảng ta đã xác định nhiệm vụ về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT. Như vậy, Đảng ta đã nhận thức rõ hơn tính hệ thống, tính chỉnh thể và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống, tách biệt tương đối giữa hệ thống tổ chức bộ máy với các yếu tố khác của nền chính trị, xác định rõ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể nhân dân là thành viên của HTCT. Đại hội Đảng VII, Đảng ta ghi rõ mục tiêu tổng quát của HTCT: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của HTCT nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [2, tr.19], và xác định: “Thực hiện dân chủ XHCN là thực chất của việc đổi mới và kiện toàn HTCT. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới” [4, tr.90]. Như vậy, đổi mới HTCT không phải là thay đổi chế độ chính trị, mà làm cho chế độ chính trị đã được kiến lập ở nước ta ngày càng bền vững hơn, thể hiện đúng đắn và đầy đủ hơn bản chất XHCN, phát huy tính ưu việt và vai trò tích cực của chính trị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta xác định trọng tâm của đổi mới HTCT là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Vấn đề mấu chốt nhất và cũng khó nhất là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, khắc phục cả hai khuynh hướng thường xảy ra trong thực tế: hoặc là Đảng bao biện làm thay Nhà nước, hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Trong Cương lĩnh năm 1991, lần đầu tiên Đảng ta nêu ra quan niệm hoàn chỉnh về phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên [7, tr.147]. Về nguyên tắc tổ chức Nhà nước, lần đầu tiên Đảng ta xác định: “Nhà nước Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 30 Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó” [2, tr.20]. Xét về hiệu quả lãnh đạo chính trị, có thể nói rằng, tư duy lý luận của Đảng ta trong những năm đổi mới cho phép tạo ra những bước tiến mới về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, có bước đột phá quan trọng vào khâu khó nhất, nhạy cảm nhất mà nhiều năm trước đây chưa tháo gỡ được. Đây là một cống hiến quan trọng của Đảng ta vào sự phát triển lý luận về đảng cầm quyền. Đại hội Đảng IX khẳng định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bản Hiến pháp sửa đổi (năm 2001) cũng nhấn mạnh: Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Trong đặc trưng xã hội XHCN, Đại hội Đảng X xác định “do nhân dân làm chủ” thay cho “do nhân dân lao động làm chủ”, thể hiện tư duy mới. Đại hội nhấn mạnh: Chúng ta chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân [6, tr.45]. Đại hội Đảng XII chủ trương xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới HTCT theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hoá, xã hội. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. Trong bối cảnh đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, Đảng ta chủ trương tiếp tục đổi mới chính trị, nhất là kiện toàn HTCT. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Đảng ta khẳng định: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp ... là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hoá, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên [9, tr.4]. Và “quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong tám mối quan hệ lớn cần giải quyết trong giai đoạn hiện nay”. Đó là: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ,... Tuy nhiên, Đảng cũng nhận định: “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, năng lực và hiệu quả hoạt động của HTCT chưa ngang tầm nhiệm vụ” [9, tr.68]. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Đảng ta nêu rõ mục tiêu: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân; bám sát Cương lĩnh, Hiến pháp, Điều lệ và các văn Vũ Thị Thu Quyên 33 kiện của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của HTCT; đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế [10]. Như vậy, đến những năm đầu thế kỷ XXI, khi đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và ngày càng nâng cao, ổn định chính trị được giữ vững, nghĩa là sức ép về phát triển kinh tế không còn gay gắt như trước, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế, chính trị và văn hóa, bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững. 3. Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, từ chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế, lấy “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, đến đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị, Đảng ta đã lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội đất nước đạt nhiều thành tựu quan trọng, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp trên thế giới. Từ năm 1986 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng bình quân gần 7%/năm, vào loại cao của khu vực và thế giới [14]. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, nợ công có xu hướng giảm dần, dự trữ ngoại tệ tăng. GDP/đầu người tăng từ gần 100 USD/người năm 1986 lên 471 USD/người/năm vào năm 2003, đến gần 2.500USD/người năm 2018. Quy mô nền kinh tế đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 220 tỷ USD [12]. Nền KTTT ngày càng phát triển, các nguồn lực được giải phóng, các thành phần kinh tế có điều kiện bung ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng; nhu cầu tiêu thụ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế được mở rộng, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu năm 1986 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 2.944 triệu USD, thì năm 2017, tăng lên tới 425 tỷ USD (xuất siêu hơn 2,9 tỷ USD [12]; năm 2018 đạt 480 tỷ USD, xuất siêu đạt 6,8 tỷ USD, cao hơn 3 lần so với mức xuất siêu năm 2017 [16]. Các chương trình, dự án đầu tư nhằm xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, tham gia sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giả, nên hộ nghèo cả nước đã giảm dần qua các giai đoạn phát triển, nếu năm 1993 tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước là 58%, thì đến năm 2017 chỉ còn 6,72%; năm 2018 là 5,35% [15]. Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn, nhưng đổi mới chính trị chưa theo kịp đổi mới kinh tế, thậm chí có lúc cản trở kinh tế. Trong khi nền KTTT ngày càng hoàn thiện về thể chế, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, các loại thị trường, thì thể chế chính trị vẫn chưa quyết liệt thay đổi, chưa tạo ra bước đột phá trong chỉ đạo và hành động cụ thể. Sau hơn 30 năm đổi mới, HTCT, nhất là bộ máy nhà nước vẫn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả; cải cách hành chính tiến hành từ lâu nhưng vẫn còn nhiều khâu cản trở doanh nghiệp, làm thui chột nhiệt huyết và động lực phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế. Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 34 Vẫn còn nhiều khoảng trống pháp lý, thiếu nhiều cơ chế, chính sách, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường; hoặc nhiều chính sách hiện không còn phù hợp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, chưa bền vững. Mặc dù công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt thành tích cao, số hộ nghèo giảm, nhưng khoảng cách giàu - nghèo không giảm mà ngày càng tăng, gây bức xúc xã hội. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra sự bất cập chưa đổi mới chính trị, đã đẩy mạnh đổi mới phương thức lãnh đạo và phương thức quản lý, nhưng trên thực tế thực hiện còn chậm, chưa nhất quán, chưa hiệu quả; chưa có bước đột phá. Yếu nhất vẫn là khâu thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước. Một bộ phận cán bộ đảng viên, công chức chưa gương mẫu, thoái hoá biến chất, hạch sách, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp, gây nên những hậu quả xấu, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước; đồng thời dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu ngày càng nghiêm trọng. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, Đảng ta đã xác định: đổi mới chính trị xuất phát từ đòi hỏi của đổi mới kinh tế. Trong thời kỳ mới, khi xu thế toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi chính trị phải đổi mới nhanh, đồng bộ, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của cả HTCT nước ta là phải xây dựng được môi trường chính trị - pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho nền KTTT phát triển ổn định, theo định hướng XHCN. Cụ thể: Thứ nhất, về đổi mới kinh tế. Tiếp tục phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Hoàn thiện, phát triển các thể chế KTTT, từ thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ... Phải đổi mới tư duy kinh tế theo hướng xác định kinh tế nhà nước vẫn giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, nhưng tính chủ đạo đó phải dựa trên cơ sở có đủ năng lực cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, cạnh tranh một cách văn hóa, lành mạnh theo pháp luật. Tổ chức, sắp xếp lại thành phần kinh tế hợp tác, trọng tâm là ở khu vực nông thôn. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng kinh tế dịch vụ, hợp tác sản xuất lớn, hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Tạo cơ chế thuận lợi phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Đổi mới tư duy về kinh tế tư nhân theo chủ trương của Đảng, tạo điều kiện về pháp lý, cơ chế cho người dân làm kinh tế, để kinh tế tư nhân phát triển đa dạng, phong phú. Đẩy mạnh liên kết kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân để tăng nguồn lực đầu tư tập trung trọng điểm, tổng hợp sức mạnh kinh tế để giải quyết các vấn đề của KTTT, và tạo động lực, niềm tin để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tạo điều kiện tối đa cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dựa vào tri thức, công nghệ cao, như công nghiệp chế tạo, công nghiệp vật liệu mới; đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi mới công nghệ, tạo ra động lực phát triển mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh trên thị trường Vũ Thị Thu Quyên 35 trong nước, khu vực và quốc tế. Đồng thời, nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản. Thứ hai, đổi mới chính trị đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề Đảng cầm quyền, Nhà nước pháp quyền định hướng XHCN. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các yếu tố của Nhà nước pháp quyền và giữ vững định hướng XHCN. Đồng thời phải xây dựng đầy đủ, đồng bộ các cơ chế, chính sách để kiểm soát quyền lực, dựa vào dân và tạo điều kiện cho dân tích cực tham gia đời sống chính trị - xã hội, phát huy dân chủ một cách thực chất, tránh dân chủ hình thức. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Khắc phục những hạn chế của HTCT bằng cách tiếp tục đổi mới bộ máy chính trị theo hướng tinh gọn, thanh lọc, tinh giản biên chế, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Đảng phải tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển, phải đổi mới và phát triển nhanh, đổi mới cơ bản, toàn diện, triệt để, chứ không chỉ là cải tiến, điều chỉnh một khâu nào đó; đồng thời đổi mới nhưng phải giữ được ổn định chính trị - xã hội. Có giữ được ổn định chính trị thì mới có điều kiện đổi mới kinh tế. Đổi mới phải tiến hành “từ trên xuống” và “từ dưới lên”, có những bước đi chủ động, vững chắc. Nhà nước phải thay đổi chức năng, đổi mới bộ máy và thể chế nhân sự. Trước đây Nhà nước nắm giữ thực tế toàn bộ tài sản quốc dân và quản lý mọi hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô, từ đó nảy sinh nhiều hạn chế như: bộ máy cồng kềnh, quan liêu, hiệu quả thấp. Trong thời kỳ đổi mới, thể chế KTTT khách quan đòi hỏi Nhà nước chuyển từ điều tiết trực tiếp mọi hoạt động kinh tế sang điều tiết gián tiếp đối với kinh tế vĩ mô, đồng thời phải sắp xếp lại bộ máy và nhân sự cho phù hợp. Xây dựng một chế độ chính trị dân chủ, Nhà nước pháp quyền XHCN, nâng cao quyền dân chủ của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, hoà bình, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới Các cơ quan nhà nước, và chính quyền địa phương cần rà soát lại các thể chế, cơ chế, chính sách đã ban hành, mạnh dạn loại bỏ những cơ chế, văn bản không còn phù hợp; xây dựng các chính sách mới, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, nhất là thành phần kinh tế tư nhân. 4. Kết luận Kinh tế đổi mới mạnh mẽ đòi hỏi chính trị phải đổi mới cho tương thích. Nếu chỉ đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị thì kinh tế sẽ bị cản trở, bị trói buộc trong thể chế cũ. Đổi mới kinh tế đòi hỏi phải mở rộng quyền lực của các tầng lớp nhân dân, của kinh tế tư nhân, phát huy tính tích cực của các doanh nghiệp. Nếu chính trị không đổi mới, bộ máy nhà nước sẽ nặng nề, chồng chéo, sinh ra nạn quan liêu, khiến các đơn vị cơ sở thụ động, các doanh nghiệp thui chột tính năng động, sáng tạo. Một bên nới rộng quyền lực kinh tế, một bên thâu tóm quyền lực chính trị đương nhiên sẽ cản đường phát triển kinh tế. Sự phát triển của KTTT đòi hỏi phải đẩy mạnh dân chủ hóa chính trị. Tiền đề cho sự phát triển của KTTT chính là dân chủ hóa kinh tế. Dân chủ hóa kinh tế, một mặt, đòi hỏi phải được bảo đảm bằng dân chủ hóa chính trị; mặt khác, nó tạo điều kiện cho dân chủ hóa chính trị. Khi người dân đã tiếp nhận tự do cạnh tranh, bình đẳng trong đời Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019 36 sống kinh tế thì họ sẽ được nâng cao năng lực hiểu biết về chính trị và thực hiện quyền dân chủ về chính trị. Đổi mới chính trị sẽ làm cho thượng tầng kiến trúc phù hợp với yêu cầu khách quan của cơ sở hạ tầng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, phát huy tính ưu việt của chế độ XHCN. Chính trị là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến quyền lực và cầm quyền nên đổi mới chính trị khó khăn hơn rất nhiều so với đổi mới kinh tế, do đó việc xác định đúng đắn phương hướng, mục tiêu, nội dung và các bước đi của chính trị có ý nghĩa to lớn. Tiếp tục đổi mới chính trị trên cơ sở đổi mới kinh tế, phục vụ phát triển kinh tế. Khi đổi mới kinh tế được triển khai toàn diện và sâu sắc sẽ đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đổi mới chính trị tương ứng để phục vụ trực tiếp cho đổi mới kinh tế. Thực tiễn cho thấy, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải cùng nhịp với nhau, dựa vào nhau, phối hợp với nhau, như “hai cánh của con chim”. Đây là sự lựa chọn tốt nhất để giải quyết đúng đắn quan hệ đổi mới giữa hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội này. Xây dựng nền dân chủ phải dưới tiền đề chính trị ổn định, không chạy theo dân chủ hình thức, không dập khuôn theo mô hình phương Tây. Không có môi trường chính trị - xã hội ổn định, mọi đổi mới sẽ thất bại, thành quả đã giành được cũng sẽ mất hết. Phải ngăn chặn các nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội, khủng hoảng kinh tế. Tiền đề là phải kiên trì thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân tố quan trọng nhất vẫn là phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2008) Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2007) Văn kiện Đảng toàn tập, t.51, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [11] Kinh tế 2017 - 2018 Việt Nam và Thế giới, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. [12] Trần Thị Tuyết Lan (2019), “Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Công thương, số 1. [13] V.Lênin (1977) Toàn tập, t.42, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. [14] https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid= 382 &idmid=2&ItemID=19041 [15] Thu-tuong/Thu-tuong-bao-cao-tinh-hinh- KTXH-nam-2017-ke-hoach-phat-trien-KTXH- 2018/319930.vgp [16] kim-ngach-xuat- nhap-khau-cua-viet-nam-dat-480-ty-usd-nam- 2018-20190112110449228.htm. Vũ Thị Thu Quyên 37
File đính kèm:
- moi_quan_he_giua_doi_moi_kinh_te_va_doi_moi_chinh_tri_o_viet.pdf