Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + từ chỉ bộ phận cơ thể ngườ I” trong Tiếng Anh

Theo Evans (2007, p.66), lí thuyết về sự nghiệm thân được định nghĩa như sau: “Tư

duy của con người và việc tổ chức, sắp xếp các ý niệm là cách thức mà trong đó các bộ

phận cơ thể của chúng ta tương tác với môi trường sống ở bên ngoài. Nói cách khác, bản

chất của các ý niệm và cách thức mà chúng được sắp xếp được giới hạn bởi kinh nghiệm

nghiệm thân của chúng ta”. Một mặt, điều này kéo theo là chúng ta có được một cái nhìn

đối với thế giới thực thể nhờ vào các bộ phận trên cơ thể con người. Một mặt, điều này

khiến cho chúng ta có thể nhận thức thực tại thông qua kinh nghiệm có được nhờ vào sự

tương tác giữa các bộ phận cơ thể người với thế giới khác quan; mặt khác, vì ngôn ngữ

phản ánh các cấu trúc ý niệm nên nó cũng phản ánh các kinh nghiệm nghiệm thân. Điều

này có nghĩa là, tư duy của con người và các tổ chức ý niệm được hình thành dựa trên cơ

sở sự tương tác giữa cơ thể chúng ta với môi trường sống; bản chất của các ý niệm và cách

thức mà chúng được cấu trúc được quyết định bởi những kiến thức mang tính nghiệm thân

của chúng ta.

pdf 13 trang kimcuc 4040
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + từ chỉ bộ phận cơ thể ngườ I” trong Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + từ chỉ bộ phận cơ thể ngườ I” trong Tiếng Anh

Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + từ chỉ bộ phận cơ thể ngườ I” trong Tiếng Anh
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 17, Số 4 (2020): 692-704 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 17, No. 4 (2020): 692-704 
ISSN: 
1859-3100 Website:  
692 
Bài báo nghiên cứu* 
MÔ HÌNH TRI NHẬN ẨN DU ̣Ý NIÊṂ 
CỦA KẾT CẤU “X + TỪ CHỈ BÔ ̣PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI” 
TRONG TIẾNG ANH 
Trần Trung Hiếu 
Trường Trường Đaị hoc̣ An ninh nhân dân, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Trần Trung Hiếu – Email: trantrunghieuphhvannd@gmail.com 
Ngày nhận bài: 07-01-2020; ngày nhận bài sửa: 01-3-2020, ngày chấp nhận đăng: 22-4-2020 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở quan điểm của ngôn ngữ học tri nhâṇ, bài viết phân tı́ch các mô hình ẩn du ̣ ý 
niêṃ (ADYN) trong kết cấu “X + từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN)” trong tiếng Anh; phân tích 
các ánh xa ̣ ý niêṃ và cơ sở tri nhâṇ của chúng, cũng như cách thức mà các kết cấu “X+ từ chỉ 
BPCTN” trong tiếng Anh đã đươc̣ ý niêṃ hóa; từ đó, chı̉ ra những nét đăc̣ trưng trong văn hóa và 
tư duy của người Anh nói riêng người Anh – Mĩ nói chung, đồng thời đặt ra môṭ giả thuyết về mô 
hı̀nh của tư duy và văn hóa Anh – Mĩ. 
Từ khóa: từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh; mô hı̀nh ẩn du ̣ý niêṃ; ngôn ngữ hoc̣ 
tri nhâṇ; văn hóa; tư duy 
1. Đăṭ vấn đề 
Theo Kovecses (2010, p.18-54), từ chỉ bô ̣ phâṇ cơ thể người là môṭ miền nguồn lí 
tưởng cho chúng ta, thông qua phép ẩn du,̣ để có thể hiểu đươc̣ thấu đáo những miền đı́ch 
trừu tươṇg. Kovecses dẫn số liêụ từ công trı̀nh nghiên cứu đươc̣ thưc̣ hiêṇ bởi môṭ hoc̣ trò 
của ông là Réka Benczes, trong đó thống kê rằng trong số 12.000 thành ngữ tı̀m kiếm đươc̣ 
có sử duṇg phương tiêṇ ẩn du ̣thı̀ đa ̃có hơn 2000 thành ngữ bao gồm từ chỉ BPCTN. Điều 
này cho thấy rằng môṭ số lươṇg rất lớn các ý niêṃ ẩn du ̣đến từ trải nghiêṃ thưc̣ tế của 
chúng ta với cơ thể con người. 
Kết cấu “X + từ chỉ BPCTN” trong tiếng Anh là một cấu trúc ngôn ngữ có sẵn bao 
gồm hai hoặc nhiều hơn hai từ đươc̣ cấu trúc thành ở daṇg một ngữ hoặc mệnh đề, có 
những đặc tính riêng biệt về mặt cấu taọ, có hı̀nh thức ổn điṇh và có trâṭ tư ̣tương đối ổn 
điṇh trong sắp đặt; ngữ nghĩa của các kết cấu này mang tính bóng bẩy và có tı́nh biểu trưng 
cao. Chúng tôi đa ̃khảo sát 391 kết cấu “X + từ chỉ BPCTN” tiếng Anh từ 14 nguồn ngữ 
Cite this article as: Tran Trung Hieu (2020). The cognitive models of conceptual metaphors represented 
by the idiomatic structures “X + body organs” in English. Ho Chi Minh City University of Education Journal 
of Science, 17(4), 692-704. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Trung Hiếu 
693 
liêụ tiếng Anh (bao gồm 3 tác phẩm văn hoc̣ Anh – Mĩ, 5 tác phẩm dic̣h đươc̣ chuyển thể 
từ tiếng Viêṭ sang tiếng Anh và 6 từ điển tiếng Anh). 
2. Môṭ số vấn đề về lí thuyết 
2.1. Lí thuyết nghiêṃ thân và cơ thể người (embodiment and body organs) 
Theo Evans (2007, p.66), lí thuyết về sự nghiệm thân được định nghĩa như sau: “Tư 
duy của con người và việc tổ chức, sắp xếp các ý niệm là cách thức mà trong đó các bộ 
phận cơ thể của chúng ta tương tác với môi trường sống ở bên ngoài. Nói cách khác, bản 
chất của các ý niệm và cách thức mà chúng được sắp xếp được giới hạn bởi kinh nghiệm 
nghiệm thân của chúng ta”. Một mặt, điều này kéo theo là chúng ta có được một cái nhìn 
đối với thế giới thực thể nhờ vào các bộ phận trên cơ thể con người. Một mặt, điều này 
khiến cho chúng ta có thể nhận thức thực tại thông qua kinh nghiệm có được nhờ vào sự 
tương tác giữa các bộ phận cơ thể người với thế giới khác quan; mặt khác, vì ngôn ngữ 
phản ánh các cấu trúc ý niệm nên nó cũng phản ánh các kinh nghiệm nghiệm thân. Điều 
này có nghĩa là, tư duy của con người và các tổ chức ý niệm được hình thành dựa trên cơ 
sở sự tương tác giữa cơ thể chúng ta với môi trường sống; bản chất của các ý niệm và cách 
thức mà chúng được cấu trúc được quyết định bởi những kiến thức mang tính nghiệm thân 
của chúng ta. 
Theo Trinh (2016), trí não của con người, thông qua những trải nghiệm hoặc có tính 
cá nhân hoặc dựa vào hệ thống ý niệm của cộng đồng diễn ngôn, dung nạp, xử lí, lưu trữ, 
phục hồi và cả truy xuất tri thức không hoàn toàn thụ động mà có tính tương tác theo 
những phương thức tri nhận nhất định. Theo ông, có ba phương thức nghiêṃ thân sau đây: 
Thứ nhất là nghiệm thân sinh lí, xuất phát từ thân xác con người, là loaị tương tác dễ quan 
sát nhất. Thứ hai là nghiêṃ thân tự nhiên, là sư ̣ tương tác của cơ thể con người với môi 
trường vật chất xung quanh mà trong đó, chủ thể tri nhận và môi trường tri nhận có sư ̣tác 
động qua lại, ảnh hưởng lâñ nhau. Trải nghiệm cuối cùng là nghiệm thân văn hóa, hay còn 
goị là nghiệm thân xã hội, là tri nhận của chúng ta bị ràng buộc hay gắn liền với tri thức 
nền, với niềm tin, với những chia sẻ chung về văn hóa của một côṇg đồng người bản xứ. 
2.2. Kết cấu cố điṇh dưới góc nhı̀n của ngôn ngữ hoc̣ tri nhâṇ (idiomatic structures 
under the cognitive perspective) 
Langlotz (2006, p.5) đưa ra định nghĩa về thành ngữ hoặc những cấu trúc có tính 
thành ngữ như sau: 
Thành ngữ là một cấu trúc có tính tổ chức, bao gồm hai hoặc nhiều mục từ và được cấu trúc 
thành một cụm từ hoặc nửa mệnh đề, cái mà có những đặc tính rất riêng biệt về mặt cấu trúc. 
Một thành ngữ trước hết sẽ có chức năng diễn ngôn, mang tính bóng bẩy và có hình thái khu 
biệt; ngữ nghĩa của cấu trúc, về nguồn gốc, không mang tính sắp xếp; ngoài ra, thành ngữ có 
hı̀nh thức cố định và rất bị hạn chế trong sắp đặt. 
Kovecses (2010, p.231-232) thı̀ đưa ra quan điểm rằng, “Cái đơn vi ̣ ngôn ngữ mà 
chúng ta hay goị là thành ngữ là rất đa daṇg. Nó là môṭ đơn vi ̣ ngôn ngữ trên từ, thường 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 692-704 
694 
đươc̣ cấu taọ từ hai thành tố trở lên và ngữ nghıã của nó không thể suy ra đươc̣ từ ngữ 
nghıã của các thành tố bên trong nó. Thành ngữ có thể bao gồm các biến thể khác nhau 
như là biểu thức ẩn du,̣ biểu thức hoán du,̣ cuṃ từ thành ngữ, thành ngữ cú pháp, cấu trúc 
so sánh hay đăc̣ ngữ 
Evans và Green (2006) thì dùng thuật ngữ “đăc̣ ngữ” khi nói về các kết cấu có tı́nh 
thành ngữ này. Các tác giả lập luận rằng, đặc ngữ là các biểu thức ngôn ngữ mà người nói 
không thể tạo ra chỉ đơn giản bằng cách biết ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ đó. Đây là 
lí do tại sao mà các đặc ngữ được mô tả như là một đơn vị ngôn ngữ có sẵn. Thay vào đó, 
một người nói phải nghiên cứu toàn thể biểu thức chứ không phải chỉ nghiên cứu từng mục 
từ vựng riêng lẻ. (p.643) 
Như vâỵ, có thể thấy rằng, dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học 
tri nhận trên đây, trong tiếng Anh, nội hàm của kết cấu cố định có tı́nh bao quát hơn nhiều 
so với các thuật ngữ có liên quan khác, chẳng haṇ thành ngữ hay kết cấu có tı́nh thành ngữ. 
Trong rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ hoc̣ thế giới, “idioms” là 
thuâṭ ngữ đươc̣ sử dụng thông duṇg nhất, măc̣ dù, các nhà ngôn ngữ hoc̣ vâñ chưa có môṭ 
định nghĩa thống nhất hoàn toàn về thành ngữ, đăc̣ biêṭ là các đơn vi ̣ ngôn ngữ tương đồng 
có liên quan khác. 
2.3. Cấu trúc ngữ nghĩa của kết cấu cố định 
Theo Geeraerts (2006, p.435-436), ngữ nghıã của môṭ kết cấu cố điṇh có tı́nh thành 
ngữ đươc̣ hı̀nh thành qua hai giai đoaṇ: Giai đoaṇ môṭ là giai đoaṇ mà ngữ nghıã kết hơp̣ 
đươc̣ taọ thành (nghıã đen), nói cách khác, ngữ nghıã của kết cấu đươc̣ hı̀nh thành dưạ trên 
nghıã kết hơp̣ của từng thành tố trong kết cấu đó. Ở giai đoaṇ tiếp theo, nghĩa đen này se ̃
được kích hoạt trong mối liên hệ giữa ngữ nghıã của toàn bô ̣cấu trúc với nghıã của từng 
thành phần của kết cấu đó, trong đó có vai trò quan trọng của các cơ chế tri nhận bao gồm 
ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm, tri nhận nghiệm thân và mô hình văn hóa. 
Geeraerts đề xuất thuâṭ ngữ cấu trúc hình lăng trụ (xem hı̀nh) để đề câp̣ các mối quan 
hê ̣và quá trı̀nh taọ nghıã của các kết cấu cố định. Nôị hàm của thuâṭ ngữ này đươc̣ giải 
thı́ch như sau. Thứ nhất, phạm vi các mối quan hệ ngang và quan hệ dọc của các thành ngữ 
cũng như là các kết cấu cố định có tính hai chiều. Trong quan hệ theo chiều ngang, đầu tiên 
se ̃ bao gồm mối liên hê ̣ giữa ngữ nghıã gốc (nghıã đen) với ngữ nghıã phát sinh (nghıã 
bóng) của toàn bô ̣kết cấu; sau đó, nó se ̃bao gồm mối liên hê ̣giữa ngữ nghıã gốc (nghıã 
đen) giữa từng thành tố trong kết cấu với ngữ nghıã của chúng mới đươc̣ phát sinh (nghıã 
bóng). Trong quan hệ theo chiều doc̣, môṭ măṭ, đầu tiên se ̃có sư ̣liên hê ̣về ngữ nghıã giữa 
các thành tố trong kết cấu; sau đó, măṭ khác, se ̃là mối liên hê ̣của toàn bô ̣kết cấu, và tất 
nhiên là trên cả hai măṭ nghıã: nghıã đen lâñ nghıã bóng. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Trung Hiếu 
695 
Mô hı̀nh lăng tru ̣về mối quan hệ và quá trı̀nh tạo nghıã của các kết cấu cố định 
1. Toàn bộ kết cấu theo nghıã đen; 2. Yếu tố thứ nhất trong kết cấu theo nghıã đen; 
3. Yếu tố thứ hai trong kết cấu theo nghıã đen; 4. Toàn bộ kết cấu theo nghıã phái sinh; 5. 
Yếu tố thứ nhất trong kết cấu theo nghıã phái sinh; 6. Yếu tố thứ hai trong kết cấu theo 
nghıã phái sinh. 
2.4. Ẩn du ̣ý niêṃ – mô hình ý niệm quyết định cấu trúc ngữ nghĩa của kết cấu cố điṇh 
Kovecses (2010, p. 233) cho rằng, hầu hết các thành ngữ đều là sản phẩm của hệ 
thống ý niệm của chúng ta và chúng không đơn giản chỉ một vấn đề của ngôn ngữ (hay nói 
cách khác, là một vấn đề thuộc từ vựng học). Một thành ngữ không đơn thuần chỉ là một 
biểu thức có mối quan hệ ý nghĩa đặc biệt với ngữ nghĩa của các bộ phận cấu thành của nó 
mà nó phải đươc̣ sinh ra từ tri thức tổng quát của chúng ta về thế giới, cái mà được nghiêṃ 
thân trong hệ thống ý niệm của chúng ta; nói cách khác, thành ngữ (hoặc ít nhất, phần lớn 
trong số chúng), về mặt bản chất, mang tính ý niệm. Nếu vậy, kể từ đây, chúng ta nhận 
thức đươc̣ rằng, ngữ nghĩa của thành ngữ cần được kích hoạt, chứ không phải là tùy tiện; 
tri thức đó sẽ kích hoạt cho ý nghĩa phổ quát của thành ngữ. Kovecses nhấn maṇh rằng, 
trong hầu hết các thành ngữ, từ vựng có thể được kích hoạt là nhờ vào những cơ chế tri 
nhận để liên kết các miền tri thức với ý nghĩa của thành ngữ, một trong những cơ chế có 
vai trò quan trọng đó là phép ẩn dụ. 
3. Hıǹh thức của kết cấu “X + bô ̣phâṇ cơ thể người” trong tiếng Anh 
3.1. Hı̀nh thức của yếu tố X 
Về hı̀nh thức, yếu tố X trong các kết cấu “X + từ chỉ BPCTN” tiếng Anh rất đa daṇg: 
“X” có thể là đôṇg từ, tı́nh từ, đaị từ, danh từ hoăc̣ là giới từ; vi ̣ trı́ của yếu tố “X”: vừa có 
thể đứng trước cũng có thể đứng sau danh từ chı̉ BPCTN tùy thuôc̣ vào từng trường hơp̣ 
cu ̣thể. 
3.2. Ngữ nghıã của yếu tố X 
Yếu tố X trong các kết cấu tiếng Anh rất đa dạng và phong phú về măṭ ngữ nghıã, 
biểu đạt các hành đôṇg, trạng thái tâm lí, ý chí, tình cảm, danh dự, cảm xúc hay các hoạt 
động khác của người Anh, cu ̣thể như sau: “X” là danh từ: bao gồm danh từ chı̉ người, con 
vâṭ, đồ vâṭ, hành đôṇg, các hiêṇ tươṇg tư ̣nhiên, hướng giao thông, số đếm, sư ̣vâṭ sư ̣viêc̣, 
thưc̣ phẩm, hay traṇg thái vâṭ lí; “X” là tı́nh từ: bao gồm tı́nh từ chı̉ ánh sáng, bêṇh tâṭ, 
1 
4 
2 3 
5 6 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 692-704 
696 
miêu tả con người, đăc̣ điểm, tı́nh chất, không gian, nhiêṭ đô,̣ số đếm, traṇg thái vâṭ lí, màu 
sắc, tı́nh từ sỡ hữu; “X” là đôṇg từ: bao gồm đôṇg từ chı̉ chuyển đôṇg, hành đôṇg, lời nói 
và lưc̣ tác đôṇg; “X” là giới từ: bao gồm giới từ chı̉ hướng chuyển đôṇg, chı̉ vi ̣ trı́, chı̉ 
không gian; “X” là đaị từ: là những đaị từ bất điṇh hoăc̣ đaị từ sở hữu. 
3.3. Phân chia từ chı̉ bô ̣phâṇ cơ thể người trong tiếng Anh – Mĩ 
Theo kết quả khảo sát, có tổng côṇg 391 kết cấu “X + từ chỉ BPCTN” trong tiếng 
Anh – Mĩ. Nếu phân chia từ chỉ BPCTN thành từ chỉ bộ phận bên trong và bên ngoài theo 
quan điểm phân chia của Ning Yu (2002) thı̀ có 10 từ chỉ bô ̣phâṇ bên ngoài với 240 kết 
cấu và 4 từ chỉ bô ̣phâṇ bên trong với 151 kết cấu. Nếu phân chia từ chỉ BPCTN thành các 
vùng theo quan điểm phân chia của Sharifian (2011) thì vùng đầu có 9 từ chỉ bô ̣phận với 
245 kết cấu; vùng buṇg có 1 từ chỉ bộ phâṇ với 4 kết cấu; vùng ngưc̣ có 2 từ chỉ bô ̣phâṇ 
với 97 kết cấu; và tứ chi có 2 từ chỉ bô ̣phâṇ với 45 kết cấu. 
4. Mô hıǹh tri nhâṇ ẩn du ̣ý niêṃ của kết cấu “X + từ chỉ bô ̣phâṇ cơ thể người” 
trong tiếng Anh 
4.1. Bô ̣phâṇ cơ thể người là VẬT CHỨA 
Theo Lakoff và Johnson (2003, p.29), con người là những thực thể vâṭ lí đươc̣ bao 
bọc và tách biêṭ với thế giới chung quanh bởi bề măṭ lớp da và chúng ta tri nhâṇ thế giới 
xung quanh như là những thứ tồn tại ở bên ngoài cơ thể mình. Mỗi môṭ con người, do vâỵ, 
là môṭ vật chứa với môṭ bề măṭ đã bi ̣ giới haṇ và đươc̣ điṇh hướng theo nguyên tắc bên 
trong – bên ngoài. Trên cơ sở đó, con người laị phóng chiếu chı́nh sư ̣định hướng bên trong 
– bên ngoài đó lên các vâṭ thể vâṭ lí khác mà cũng bi ̣ giới haṇ bởi các bề măṭ. Chúng ta hãy 
xem xét một số vı́ du ̣cụ thể như sau: 
(1) It goes to the heads of cowards as quickly as of heroes [Mitchell (2011), Gone with 
the Wind, p.1005] (bản dic̣h: Nó bốc lên đầu rất nhanh, đối với kẻ hèn nhát cũng như đối 
với người anh hùng): trong tri nhâṇ của người Anh, “đầu” người là môṭ vâṭ thể chứa, chứa 
đựng trong nó những SUY NGHĨ, TƯ DUY; nếu có cái gı̀ đi vào trong “đầu” của môṭ 
người thı̀ có nghıã là người đó đang suy nghı ̃về môṭ vấn đề gì đó. 
(2) For when Philippe, with his snapping eyes and his wild ways, left Savannah forever, 
he took with him the glow that was in Ellen’s heart [Mitchell (2011), Gone with the Wind, 
p.84] (bản dic̣h: Vı ̀ khi Philippe với căp̣ mắt linh hoaṭ và tác phong sôi nổi gia ̃ từ 
Savannah ra đi maĩ maĩ, chàng đã mang theo ngoṇ lửa trong tim Ellen): “tim” người Anh 
đươc̣ tri nhâṇ là môṭ vật chứa, bên trong nó vâṭ đươc̣ chứa là TÌNH CẢM hay CẢM XÚC 
của con người; có cái gı̀ đó ở trong “tim” là có tı̀nh cảm hay cảm xúc. 
(3) Suellen and Carreen were clay in her powerful hands and harkened respectfully to 
her warning [Mitchell (2011), Gone with the Wind, p.152] (bản dic̣h: Trong đôi tay quyền 
lực của bà, Suellen và Careen đươc̣ nhào năṇ như đất sét và răm rắp nghe theo lời đe neṭ 
của bà): trong “tay” của người nào có cái gı̀ là người đó nắm quyền kiểm soát hay có 
quyền lưc̣. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Trung Hiếu 
697 
Các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh với tư cách là VÂṬ CHỨA là miền nguồn cho rất 
nhiều ý niệm đích khác nhau, bao gồm từ cá ... của môṭ số con vâṭ như bò, hay heo cũng có 
thể đươc̣ người Anh tri nhận cho tính cách bướng bỉnh, không nghe theo ý kiến của người 
khác, không chiụ phuc̣ tùng của con người Anh. Xem xét vı́ dụ dưới đây: 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 692-704 
700 
(13) “Ashley–he’s so–so bull-headed and hateful!” [Mitchell (2011), Gone with the 
Wind, p.1392] (bản dic̣h: Ashley... chú ấy thật... thật ương bướng và đáng ghét!). 
Bên cạnh tı́nh cách, người Anh cũng dùng bô ̣não (hay óc) của con vâṭ để tri nhâṇ 
cho TRÍ THÔNG MINH của con người Anh, thường là ngu dốt, có trı́ tuê ̣kém như trong vı́ 
du ̣sau: 
(14) Geez, he keeps pulling on a door that’s clearly marked “push” – what a feather 
brain [Nguồn: (https://idioms.thefreedictionary.com/feather+brain)]: (taṃ dic̣h: Ồ, hắn cứ 
kéo cái cửa ra trong khi người ta ghi rõ ràng là đẩy vào – gı̀ mà ngốc nghếch dữ vâỵ trời). 
Trên cơ sở phân tích các vı́ du ̣trên đây, chúng tôi thấy rằng, trong tri nhâṇ của người 
Anh, có rất nhiều miền nguồn là con vật và các đăc̣ điểm của chúng đươc̣ ánh xa ̣đến miền 
đích là con người hay là tı́nh cách của con người. Tuy nhiên, không phải toàn bô ̣các đăc̣ 
điểm của con vâṭ đều đươc̣ dùng để ánh xa ̣lên các đăc̣ điểm của con người Anh mà là có 
sự lưạ chọn; chỉ một hay môṭ số khı́a caṇh nào đó đươc̣ lưạ choṇ. Vı̀ lí do đó mà ADYN 
CON NGƯỜI LÀ CON VÂṬ cũng có thể đươc̣ xem như là trường hợp rút goṇ của ADYN 
ĐĂC̣ ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON VÂṬ. 
4.5. Suy nghı,̃ tư duy là LỰC CƠ HỌC TÁC ĐỘNG LÊN VẬT THỂ 
ADYN bản thể theo quan điểm của Lakoff và Johnson cho phép chúng ta tri nhâṇ 
các ý niêṃ về sư ̣kiêṇ, hoaṭ đôṇg, cảm xúc, ý tưởng, thâṃ chı́ ngay cả với các khái niêṃ 
trừu tươṇg, như là những thưc̣ thể hay vâṭ chất cơ hoc̣ trong thế giới tư ̣ nhiên. Kovecses 
(2010, p.39) dưạ trên quan điểm này đa ̃ phát triển ADYN THỰC THỂ/ KHÁI NIÊṂ 
TRỪU TƯƠṆG LÀ VÂṬ THỂ VÂṬ LÍ. Chúng ta hãy xem xét các vı́ du ̣ sau trong 
tiếng Anh: 
(15) They have it on their minds constantly [Mitchell (2011), Gone with the Wind, 
p.644] (bản dic̣h: Cái ý nghĩ ấy thường trực trong đầu họ): “có” cái gı̀ trong đầu óc là đang 
suy nghı ̃về một vấn đề gı̀ đó mà làm cho mı̀nh lo lắng. 
(16) Why didn't you use your head and cover the furniture before you started painting? 
[Nguồn: (https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/use-ones’s-head)] (bản 
dic̣h: Sao con không biết suy nghı ̃phải che đồ đac̣ laị trước khi ve ̃chứ?): “sử duṇg” đầu 
óc có nghıã là suy nghı ̃để đưa ra quyết điṇh. 
(17) The girl turned the idea over in her mind [Twain (2015), The Adventures of Tom 
Sawyer, p.224] (bản dic̣h: Cô bé lâṭ đi lâṭ laị ý nghı ̃trong đầu): “lâṭ đi lâṭ laị” ý nghı ̃trong 
đầu là suy nghı,̃ xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi làm gı̀. 
Khảo sát các ánh xa ̣ của ADYN SUY NGHI,̃ TƯ DUY LÀ LỰC CƠ HOC̣ TÁC 
ĐÔṆG LÊN VÂṬ THỂ trong tiếng Anh, chúng tôi thấy rằng, miền nguồn là các LỰC CƠ 
HOC̣ TÁC ĐÔṆG LÊN VÂṬ THỂ chiếu lên miền đı́ch là các ý niêṃ SUY NGHI,̃ TƯ 
DUY cho phép người Anh có thể tri nhâṇ đươc̣ đầu óc của con người là cái gı̀ và như thế 
nào; các quá trı̀nh sử duṇg, thao tác, tác đôṇg, hoăc̣ xử lí các vấn đề có liên quan đến SUY 
NGHI,̃ TƯ DUY trong đầu óc hay naõ bô ̣của con người đươc̣ thưc̣ hiêṇ ra sao. Cơ sở kinh 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Trung Hiếu 
701 
nghiêṃ luâṇ cho ADYN này của người Anh là sư ̣trải nghiêṃ tư ̣nhiên, quá trı̀nh tương tác 
với các vâṭ thể trong thế giới tư ̣nhiên đa ̃cho người Anh những kinh nghiêṃ như vâỵ: dùng 
thế giới vâṭ chất mà trong đó con người đang tương tác để tri nhâṇ cho thế giới tinh thần. 
Viêc̣ mà kết quả khảo sát chı̉ ra rằng, trong tiếng Anh, các miền nguồn LỰC CƠ HOC̣ 
TÁC ĐÔṆG LÊN VÂṬ THỂ ánh xa ̣ lên các miền đı́ch là các ý niêṃ SUY NGHI,̃ TƯ 
DUY xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn so ý niêṃ CẢM XÚC, theo chúng tôi, là môṭ 
nét đăc̣ biêṭ trong văn hóa và tư duy của người Anh. 
4.6. Cảm xúc là HÀNH ĐỘNG CỦA TRÁI TIM 
Kết quả khảo sát đã cho môṭ phát hiêṇ rất thú vi ̣, đó là người Anh thường xuyên 
dùng các miền nguồn là hành đôṇg hay vâṇ đôṇg của TRÁI TIM ánh xa ̣đến các miền đı́ch 
biểu trưng cho các ý niêṃ về CẢM XÚC. Cơ sở tri nhâṇ luâṇ của ADYN này theo Gaby 
trong Sharifian (2011, p.38-39) là sư ̣ “nghiêṃ thân nôị thể”, môṭ cách goị khác của sư ̣
nghiệm thân sinh lí: TRÁI TIM cũng như các BPCTN khác ở bên trong con người đươc̣ 
dùng để thay cho những trải nghiệm của con người ở bên trong cơ thể. Hãy xem xét các vı́ 
du ̣sau: 
(18) The boys’ hearts had stood still [Twain (2015), The Adventures of Tom Sawyer, 
p.93] (bản dic̣h: Hai đứa trẻ đứng tim): “đứng tim” có nghıã là có cảm giác maṇh, thường 
là hồi hôp̣, lo lắng hay xúc đôṇg. 
(19) Amy chatted happily along, as they walked, for her heart was singing, but Tom’s 
tongue had lost its function [Twain (2015), The Adventures of Tom Sawyer, p.159] (bản 
dic̣h: Amy vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ của Tom, vı̀ trái tim của cô bé đang reo vang): 
trái tim của ai đó “reo vang” khi mà người đó có cảm xúc haṇh phúc hay sung sướng. 
(20) Every time their hearts jumped to hear the pick strike upon something, they only 
suffered a new disappointment [Twain (2015), The Adventures of Tom Sawyer Mitchell, 
p.200] (bản dic̣h: Cứ mỗi khi nghe thấy tiếng cuốc đâp̣ vào thứ gı̀ đó, làm trái tim của 
chúng tôi rôṇ lên, thı̀ chúng lại chı̉ chịu thêm môṭ sự thất voṇg mới): trái tim ai “rôṇ lên” 
là khi người đó có cảm giác hồi hộp. 
ADYN CẢM XÚC LÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TRÁI TIM cũng là môṭ trường hơp̣ 
ADYN bản thể. Điều này cho phép người Anh có thể hiểu đươc̣ các trải nghiệm về cảm 
xúc khác nhau của ho ̣thông qua viêc̣ nhân cách hóa trái tim. Từ những vı́ du ̣và phân tı́ch 
trên đây chúng tôi thấy rằng, trong tiếng Anh, các vâṇ đôṇg của TRÁI TIM mang lại 
những cảm xúc rất khác nhau cho người Anh. Điều này thể hiêṇ rõ nét đăc̣ trưng văn hóa 
của dân tôc̣ Anh: trong nền văn hóa Anh, TRÁI TIM là trung tâm của CẢM XÚC của 
con người. 
4.7. Cảm xúc là HIÊỤ ỨNG SINH LÍ CỦA CƠ THỂ 
Chúng ta hãy xem xét các vı́ dụ sau đây trong tiếng Anh: 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 692-704 
702 
- CẢM XÚC LÀ MÀU SẮC: 
(21) Scarlett could think of nothing to say, and she felt her face growing red with 
annoyance [Mitchell (2011), Gone with the Wind, p.66] (bản dic̣h: Scarlett không nghĩ ra 
được điều gì để nói và cảm thấy mặt mình đỏ dừ lên vì ngượng): khuôn măṭ của môṭ người 
nào đó se ̃“đỏ” lên khi có cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ. 
- CẢM XÚC LÀ NHIÊṬ ĐÔ:̣ 
(22) She has a reputation for being calm and cool-headed 
[(https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/cool-headed] (taṃ dic̣h: Cô ấy nổi 
tiếng vı̀ luôn giữ đươc̣ sư ̣bı̀nh tıñh và cái đầu laṇh): giữ đươc̣ “cái đầu laṇh” là kiểm soát 
đươc̣ lí trı́ của mı̀nh, không bi ̣ cảm xúc chi phối. 
- CẢM XÚC LÀ BÊṆH TÂṬ: 
(23) Tom’s heart ached to be free [Twain (2015), The Adventures of Tom Sawyer, p.64] 
(bản dic̣h: Trái tim cuả Tom đau đớn vı̀ khao khát đươc̣ tư ̣do): khi môṭ người có trái tim 
bi ̣ “đau” thì khi đó người đó se ̃có những CẢM XÚC tiêu cưc̣, thương xót hay đau khổ. 
Như vậy từ những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng, trong tiếng Anh, ADYN 
CẢM XÚC LÀ HIỆU ỨNG SINH LÍ CỦA CƠ THỂ có cơ sở là sư ̣nghiêṃ thân sinh lí: 
khi có môṭ tác nhân từ bên ngoài tác động vào cơ thể người, nó se ̃taọ ra những sư ̣thay đổi 
cho cơ thể, kéo theo là các hiêụ ứng sinh lí khác nhau được sinh ra bao gồm hiêṇ tươṇg 
thay đổi nhiêṭ đô,̣ thay đổi màu sắc hay taọ ra bêṇh tâṭ, tất cả đều được thể hiện ra bên 
ngoài cơ thể con người thông qua các BPCTN. ADYN này, theo chúng tôi, mang tı́nh phổ 
quát đối với các dân tôc̣ trên thế giới cũng như đối với người Anh. 
4.8. Trı́ tuê ̣là HIÊṆ TƯỢNG TỰ NHIÊN 
Như đã trình bày ở phần 4.4, ADYN CHUỖI CÁC THỰC THỂ TRONG TỰ 
NHIÊN có cơ sở kinh nghiệm luận dưạ trên sư ̣ nghiêṃ thân tự nhiên, con người có mối 
liên hệ rất chặt chẽ với các thưc̣ thể khác và là môṭ thành phần không thể thiếu trong trong 
chuỗi tự nhiên đó. Khảo sát đã chı̉ ra rằng TRÍ TUÊ ̣ của con người là môṭ trong những 
miền nguồn rất thường găp̣ trong ánh xa ̣này. Hãy xem xét các vı́ du ̣sau đây: 
(24) Solving this problem has taken all my brain power 
[https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/brainpower] (taṃ dic̣h: tôi 
phải dùng hết năng lươṇg của trı́ não mới tı̀m ra đươc̣ giải pháp cho vấn đề này): “năng 
lươṇg” của trı́ naõ có nghıã là khả năng TRÍ TUÊ ̣hoăc̣ tư duy của môṭ người nào đó. 
(25) Presently a revealing thought flashed through Tom’s mind [Twain (2015), The 
Adventures of Tom Sawyer, p.125] (bản dic̣h: Ngay sau đó chơṭ môṭ sáng kiến lóe lên 
trong đầu Tom): “một ý nghĩ lóe lên trong óc” có nghĩa là môṭ người nào đó bất chơṭ SUY 
NGHI ̃ra môṭ ý tưởng hay sáng kiến nào đó cho vấn đề đang găp̣. 
(26) By the time I leave work I'm completely brain-dead [Cambridge Advanced 
Learner’s Dictionary (2008, 3rd Edition), p.164] (taṃ dic̣h: trước khi xong viêc̣ thı̀ tôi 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Trần Trung Hiếu 
703 
không còn có thể suy nghı ̃đươc̣ gı̀ nữa rồi): môṭ người “chết naõ” là người mà không còn 
có khả năng SUY NGHI ̃hay tư duy nữa. 
Trên cơ sở phân tı́ch các vı́ dụ trong khối ngữ liêụ khảo sát, chúng tôi có thể mô hı̀nh 
hóa ADYN “TRÍ TUÊ ̣LÀ HIÊṆ TƯỢNG TỰ NHIÊN” trong tiếng Anh như sau: 
1. Năng lươṇg có sẵn trong tư ̣nhiên như là khả năng TRÍ TUÊ ̣bẩm sinh 
của con người; 2. Khi tư ̣nhiên ở trong điều kiêṇ bı̀nh thường là lúc mà con người 
sử duṇg TRÍ TUÊ ̣của mı̀nh môṭ cách hiêụ quả; 3. Khi có các hiêṇ tươṇg tư ̣nhiên xảy ra, 
đăc̣ biêṭ là các hiêṇ tươṇg tư ̣nhiên có haị là lúc mà TRÍ TUÊ ̣ của con người 
không còn hiêụ quả, ı́t tác duṇg; 4. Và môṭ khi các thưc̣ thể trong tư ̣nhiên chết, hay ngừng 
tồn taị thı̀ lúc đó, TRÍ TUÊ ̣của con người cũng mất đi và không còn tác duṇg nữa. 
5. Kết luâṇ 
Trên cơ sở phân tı́ch các mô hı̀nh ADYN trong kết cấu “X + từ chỉ BPCTN” trong 
tiếng Anh, bài viết đề xuất môṭ số giả thuyết có tı́nh bước đầu về đăc̣ trưng tư duy - văn 
hóa của người Anh. Thứ nhất, trong tư duy của người Anh, con người có mối liên hê ̣ rất 
chăṭ che ̃với các thưc̣ thể khác và là môṭ thành phần không thể thiếu trong trong chuỗi tư ̣
nhiên đó. Thứ hai, trong tư duy của người Anh, trải nghiêṃ của cơ thể con người theo 
phương thẳng đứng có vai trò rất quan troṇg trong viêc̣ ý niêṃ hóa; với mô hình này, thang 
độ ưu tiên dành cho vị trí trên có giá trị hơn dưới, đầu quan trọng hơn tim, lí trí quan trọng 
hơn tình cảm; hai thiết chế trung tâm của mô hı̀nh này là “đầu” thay cho lí trı́, suy nghı ̃và 
tư duy; trong khi đó, “tim” se ̃thay cho tı̀nh yêu và cảm xúc. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 
Dương Thụy (2018). Oxford thương yêu (Beloved Oxford), Elbert Bloom dic̣h. TPHCM: NXB Trẻ. 
Đăṇg Kim Trâm (2018). Nhâṭ kí Đăṇg Thùy Trâm (Last night I dreamed of Peace), Andrew Phạm 
dic̣h). New York: Three Rivers Press. 
Mitchell, M. (2011). Gone with the Wind. New York: Grand Central Publishing. 
Nguyễn Nhật Ánh (2019). Cho tôi xin môṭ vé đi tuổi thơ (Ticket to Childhood), Williams Naythons 
dic̣h. TPHCM: NXB Trẻ. 
Twain, M. (2011). The Adventures of Huckleberry Finn. New York: Bantam Dell. 
Twain, M. (2015). The Adventures of Tom Sawyer. New York: CreateSpace Independent 
Publishing Platform. 
Từ điển trực tuyến, truy cập: https://www.thefreedictionary.com 
Từ điển trực tuyến, truy cập: https://www.dictionary.cambridge.org 
Từ điển trực tuyến, truy cập: https://www.collinsdictionary.com 
Từ điển trực tuyến, truy cập: https://www.merriam-webster.com 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 4 (2020): 692-704 
704 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Evans, V. (2007). A Glossary of Cognitive Linguistics. Edinburgh: Edinburgh University Press. 
Evans, V., & Green, M. (2006). Cognitive Linguistics: An Introduction. London: Lawrence 
Erlbaum Associates Publishers. 
Geeraerts, D. (2006). Cognitive Linguistics: Basic Readings. New York: Mouton de Gruyter. 
Kovecses, Z. (2010). Metaphor: A Practical Introduction. London: Oxford University Press. 
Lakoff, G., & Johnson, M. (2003). Metaphors We live by. London: The University of Chicago Press. 
Langlotz, A. (2006). Idiomatic Creativity. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company. 
Ning Yu. (2009). The Cinese HEART in a Cognitive Perspecitve: Culture, Body and Language. 
New York: Mouton de Gruyter. 
Nguyen, D. T. (2002). Analyzing the cultural characteristics of Vietnamese language and mind (in 
comparision with other nations) [Tim hieu dac trung van hoa dan toc cua ngon ngu va tu duy 
cua nguoi Viet (trong su so sanh voi nhung dan toc khac]. Hanoi: Hanoi National Univesity 
Press. 
Sharifian, F. (2011). Cultural Conceptualizations and Language. Amsterdam: John Benjamins 
Publishing Company. 
Sharifian, F, Dirven, R, Ning Yu, & Niemeier. (2008). Culture, Body and Language: 
Conteptualizations of Internal Organs Across Cultures and Languages. New York: Mouton 
de Gruyte. 
Trinh, S. (2019). Experientialism theory from Vietnamese practice [Li thuyet nghiem than nhin tu 
thuc tien tieng Viet]. Journal of Linguistics, 1(356), 24-38. 
THE COGNITIVE MODELS OF CONCEPTUAL METAPHORS REPRESENTED 
BY THE IDIOMATIC STRUCTURES “X + BODY ORGANS” IN ENGLISH 
Tran Trung Hieu 
Vietnam People's Security University, Vietnam 
Corresponding author: Tran Trung Hieu – Email: trantrunghieuphhvannd@gmail.com 
Received: January 07, 2020; Revised: March 01, 2020; Accepted: April 22, 2020 
ABSTRACT 
The aim of this paper is, based on the theoretical framework of cognitive linguistics, to study 
the cognitive models of conceptual metaphors represented by the idiomatic structures “X + body 
organs in English, the mappings between the sources and targets within these metaphors, their 
experientialism basis as well as the ways in which the English body organs are conceptualized. On 
the basics of these, the typical features of culture and mind of the English-Americans in general 
and the English people in particular will then be discussed and at the same time, an exclusive 
model of the English-American mind and culture will also be proposed. 
Keywords: idiomatic structures “X + body organs” in English; models of conceptual 
metaphors; cognitive linguistics; culture; mind 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_tri_nhan_an_du_y_niem_cua_ket_cau_x_tu_chi_bo_phan_c.pdf