Lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Cầu lông cho sinh viên đề án giáo dục thể chất theo nhu cầu người học tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội là trường đại học đa ngành theo định hướng

nghề nghiệp, chất lượng cao, đi tiên phong trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo. Đề án giảng dạy giáo dục thể chất theo nhu cầu người học đã được triển khai

qua năm học thứ hai. Đề án là một bước tiến mới trong đổi mới hình thức, nội dung dạy

học. Sinh viên được lựa chọn nhiều hơn, các môn học gồm: Bóng đá, Bóng rổ, Cầu lông,

Cờ vua, Dance sport, Karatedo, Taekwondo. Trong đó, môn cầu lông được các em sinh

viên đăng ký tham gia học tập nhiều nhất, chiếm tới hơn 80% số sinh viên theo học.

Trong quá trình tổ chức triển khai đề án còn thể hiện nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu

quả, đòi hỏi nhà trường phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý môn

học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên.

Từ khóa: giáo dục thể chất, quản lý môn học, nhu cầu người học

pdf 9 trang kimcuc 2860
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Cầu lông cho sinh viên đề án giáo dục thể chất theo nhu cầu người học tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Cầu lông cho sinh viên đề án giáo dục thể chất theo nhu cầu người học tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Cầu lông cho sinh viên đề án giáo dục thể chất theo nhu cầu người học tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 175 
LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY HỌC MÔN CẦU LÔNG CHO SINH VIÊN ĐỀ ÁN 
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO NHU CẦU NGƯỜI HỌC 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Nguyễn Duy Linh, Huỳnh Thị Tuyển 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội là trường đại học đa ngành theo định hướng 
nghề nghiệp, chất lượng cao, đi tiên phong trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo. Đề án giảng dạy giáo dục thể chất theo nhu cầu người học đã được triển khai 
qua năm học thứ hai. Đề án là một bước tiến mới trong đổi mới hình thức, nội dung dạy 
học. Sinh viên được lựa chọn nhiều hơn, các môn học gồm: Bóng đá, Bóng rổ, Cầu lông, 
Cờ vua, Dance sport, Karatedo, Taekwondo. Trong đó, môn cầu lông được các em sinh 
viên đăng ký tham gia học tập nhiều nhất, chiếm tới hơn 80% số sinh viên theo học. 
Trong quá trình tổ chức triển khai đề án còn thể hiện nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu 
quả, đòi hỏi nhà trường phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý môn 
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên. 
Từ khóa: giáo dục thể chất, quản lý môn học, nhu cầu người học 
Nhận bài ngày 5.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.3.2020 
Liên hệ tác giả: Nguyễn Duy Linh; Email: ndlinh@daihocthudo.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đất nước ta đang trên con đường tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện 
đại hoá, nên việc đào tạo nguồn lực phải đáp ứng được yêu cầu “Phát triển cao trí tuệ, 
cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần”. Vì vậy, công tác 
Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường rất cần đội ngũ thầy, cô giáo làm công tác giáo 
dục thể chất có trình độ chuyên môn, kiến thức sư phạm vững vàng đáp ứng yêu cầu của xã 
hội hiện nay. 
Tình hình thực tế hiện nay đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải tìm ra các giải 
pháp khắc phục toàn diện. Với trường Đại học Thủ đô Hà Nội, việc đẩy mạnh và nâng cao 
chất lượng đào tạo sinh viên là nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách nhất của nhà 
trường nói chung và của các môn học nói riêng, trong đó có các môn trong chương trình 
giáo dục thể chất. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, nhà trường luôn tiến hành 
176 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
cải tiến chương trình môn học GDTC, cải tiến phương pháp giảng dạy, đề ra các giải pháp 
đồng bộ từ khâu xây dựng chương trình môn học trong quá trình đào tạo giảng dạy đến 
khâu tổ chức tập luyện ngoại khoá nhằm phát triển phong trào trong nhà trường. Trong quá 
trình đào tạo, việc tổ chức thực hiện tốt chương trình GDTC và phát triển phong trào tập 
luyện, thi đấu các môn thể thao cho sinh viên giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao 
chất lượng GDTC trong nhà trường. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Đánh giá thực trạng công tác dạy và học môn cầu lông cho sinh viên đề án giảng 
dạy Giáo dục thể chất theo nhu cầu người học tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
2.1.1. Thực trạng công tác dạy và học môn tự chọn cầu lông 
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác dạy và học môn thể thao tự chọn cầu 
lông của sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội, chúng tôi lựa chọn, xây dựng nội dung 
một số biện pháp chuyên môn cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn thể thao tự 
chọn cầu lông cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng các môn học GDTC, nâng cao 
thể lực cho sinh viên cũng như thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. 
Hoạt động xây dựng các câu lạc bộ thể thao chưa được coi trọng, các hình thức tập 
luyện theo nhóm có người hướng dẫn chưa có. Việc thực hiện chương trình giáo dục thể 
chất chưa được triệt để, nội dung phương pháp tổ chức quá trình giáo dục chưa đáp ứng 
được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Đối với học 
phần tự chọn môn cầu lông, mới dừng lại ở mức trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hiện 
các kỹ thuật động tác cơ bản của môn cầu lông, chưa cung cấp đầy đủ những tri chức, cơ 
sở khoa học về giáo dục thể chất, đặc điểm và ảnh hưởng của tập luyện môn cầu lông đến 
phát triển thể chất cho người tập, phương pháp tập luyện. 
2.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo 
dục thể chất và giảng dạy môn tự chọn cầu lông 
Đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường hiện nay ngày càng được trẻ hoá. Đây là một 
tiềm năng đóng góp to lớn cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất trong nhà 
trường, công tác giảng dạy các giờ học chính khoá, tổ chức tập luyện và huấn luyện các đội 
tuyển của trường, chỉ đạo phong trào, tổ chức và trọng tài các giải thể thao của sinh viên 
trong trường và làm công tác nghiên cứu khoa học. 
Cơ sở vật chất của Nhà trường còn nhiều hạn chế, số lượng sân bãi, dụng cụ tập luyện 
của nhà trường quá ít, không đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tập luyện của sinh viên trong 
các giờ học chính khoá; Kinh phí đầu tư cho hoạt động phong trào còn hạn chế. 
2.1.3. Thực trạng về giờ học môn tự chọn cầu lông và mật độ động của sinh viên trong 
các giờ học thực hành môn cầu lông 
Phần lớn sinh viên đều có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức chuyên môn về môn 
cầu lông làm cơ sở cho việc tiếp tục nội dung liên quan đến quá trình tập luyện ngoại khoá, 
trang bị những kiến thức cần thiết, giúp sinh viên tập luyện ngoại khoá có chất lượng và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 177 
hiệu quả hơn. Phần lớn sinh viên đều muốn tìm hiểu kiến thức chuyên môn cầu lông trong 
giờ nhàn rỗi, tuy nhiên thực tế hiện nay số lượng tài liệu sách báo Thể dục thể thao (TDTT) 
nói chung và tài liệu tham khảo chuyên môn về môn cầu lông còn rất hạn chế, chưa đầy đủ. 
Mật độ vận động trong các phần của giờ học thực hành môn tự chọn cầu lông của sinh 
viên là rất thấp (dưới 40%). Điều này có thể lý giải rằng, mật độ vận động trong các giờ 
học thực hành tự chọn môn cầu lông của sinh viên phụ thuộc phần lớn vào điều kiện sân 
bãi và dụng cụ tập luyện. 
2.1.4. Thực trạng cơ cấu và động cơ tập luyện ngoại khoá môn cầu lông của sinh viên 
trường ĐHTĐHN 
Nhà trường chưa tổ chức các hình thức tập luyện ngoại khoá theo mô hình câu lạc bộ 
thể thao cho sinh viên. Do đó, để nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường, đặc biệt để 
góp phần nâng cao chất lượng giờ học tự chọn môn cầu lông thì việc xây dựng mô hình tổ 
chức, quản lý phong trào tập luyện ngoại khoá các môn thể thao, cần có sự quan tâm đặc 
biệt đến môn cầu lông nhằm thu hút số sinh viên tham gia tập luyện thường xuyên là hết 
sức cần thiết. 
Đa số các ý kiến của sinh viên được hỏi đều nhận thức được vai trò, tác dụng của môn 
cầu lông đến sức khoẻ, nâng cao năng lực vận động, phát triển thể chất phục vụ học tập, 
đồng thời cũng do sự ham thích tập luyện môn cầu lông, đây là một trong những yếu tố 
thuận lợi, và là nhân tố quan trọng để phát triển phong trào tập luyện ngoại khoá các môn 
thể thao nói chung. 
Sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của tập 
luyện ngoại khoá môn cầu lông đến việc rèn luyện nâng cao thể lực, sức khoẻ, cũng như 
ham thích tập luyện ngoại khoá môn cầu lông. Đa số các sinh viên đều đã từng tham gia 
tập luyện ngoại khoá môn cầu lông từ cấp học THPT. 
2.1.5. Kết quả học tập môn cầu lông đề án Giáo dục thể chất theo nhu cầu người học và 
đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên 
Qua tìm hiểu cho thấy kết quả học tập của sinh viên chưa cao, một số nguyên nhân cơ 
bản là do các sinh viên không được tập luyện nhiều, đồng thời các nhà trường đều thiếu 
dụng cụ, và không có nơi tập luyện. Hơn nữa do nội dung học tập, tập luyện của môn cầu 
lông còn nghèo nàn, chưa tạo được hứng thú cho sinh viên tham gia tập luyện. Sinh viên 
chưa tập luyện TDTT theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, và còn chưa nhận thức đúng và 
đầy đủ về vị trí môn học cầu lông và vị trí của công tác GDTC với sức khoẻ. Ngoài ra, các 
điều kiện đảm bảo về TDTT của nhà trường chưa động viên và đáp ứng được yêu cầu tập 
luyện của sinh viên, còn thiếu chế độ chính sách và tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện. 
Một nguyên nhân khác được xác định là trong quá trình học tập, phần lớn sinh viên chỉ 
tập trung vào các môn học có liên quan trực tiếp đến những môn học sẽ giảng dạy khi ra 
công tác sau này, coi nhẹ việc học môn giáo dục thể chất. Hầu hết sinh viên tập trung cho 
việc học chuyên ngành là chính. 
178 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Việc nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tự chọn cầu 
lông trong giờ học giáo dục thể chất chính khóa của sinh viên sẽ là cơ sở khách quan cho 
việc tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất, góp phần đào tạo nhân 
cách phát triển toàn diện con người. 
2.2. Lựa chọn và ứng dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn cầu 
lông cho sinh viên đề án giảng dạy Giáo dục thể chất theo nhu cầu người học tại 
trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
2.2.1. Ứng dụng và xác định hiệu quả của các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và 
học môn tự chọn cầu lông cho sinh viên 
Việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tự 
chọn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội được tiến hành trong thời gian 
03 tháng (tương ứng với 01 học kỳ học GDTC). 
Thời gian tổ chức thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ tháng 08/2019 đến tháng 
11/2020 (tương ứng với 01 học kỳ). Khi xác định hiệu quả của các biện pháp nhằm nâng 
cao chất lượng dạy và học môn tự chọn cầu lông đã lựa chọn, chúng tôi căn cứ vào các tiêu 
chí đánh giá sau: 
- Mật độ vận động trong các giờ học thực hành môn cầu lông. 
- Kết quả học tập môn tự chọn cầu lông. 
- Trình độ thể lực chung theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể quy định của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo. 
Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá xếp 
loại trình độ thể lực chung theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đồng thời đánh giá mật độ 
vận động trong 2 buổi tập thực hành đầu tiên trong chương trình môn học tự chọn cầu lông 
đề án, từ đó làm căn cứ để so sánh kết quả kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm. Sau khi kết 
thúc quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá trên đối tượng thực 
nghiệm ở 03 tiêu chí nêu trên. 
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 
Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, các đối tượng thực nghiệm sư phạm đã được 
trang bị về kỹ năng thực hiện động tác, thể lực chung và chuyên môn môn cầu lông trong 
chương trình giáo dục thể chất ở năm học thứ hai, đồng thời các đối tượng này còn được áp 
dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn cầu lông đề án giảng dạy 
GDTC theo nhu cầu người học. Để đánh giá hiệu quả chúng tôi đã tiến hành xác định mật 
độ vận động trong một số giờ học thực hành môn cầu lông của đối tượng, đồng thời cũng 
tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ thể lực theo nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và 
kết quả học tập môn học tự chọn cầu lông trong chương trình giáo dục thể chất. Qua đó so 
sánh với kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của đối tượng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 179 
Bảng 1: So sánh mật độ vận động trong giờ học thực hành môn tự chọn cầu long 
của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước và sau thực nghiệm 
TT Đối tượng 
Thời 
điểm 
Số 
buổi 
quan 
sát 
Phần khởi động 
(25 phút) 
Phần cơ bản 
(90 phút) Mật độ động 
(%) 
( x  ) MĐVĐ(%) ( x  ) MĐVĐ (%) 
1 
Cầu 
lông 
10 
Trước 
TN 2 5.01 0.75 33.37 22.47 3.37 34.56 33.96 
Sau 
TN 2 8.78 1.32 58.53 39.42 5.91 60.65 59.59 
Mức 
tăng 24.86 26.09 25.62 
2 
Cầu 
lông 
11 
Trước 
TN 2 4.88 0.73 32.53 22.38 3.36 34.43 33.48 
Sau 
TN 2 8.90 1.34 59.33 40.12 6.02 61.72 60.53 
Mức 
tăng 26.80 27.29 27.05 
Bảng 2: Kết quả học tập môn học tự chọn cầu lông của sinh viên năm thứ hai sau 
thực nghiệm với sinh viên các khóa Đại học trước đây 
Đối tượng 
Kết quả xếp loại học tập học phần 
tự chọn cầu lông So sánh 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 2 P 
Các khóa 
trước 
(n = 100) 
n 6 22 53 14 5 
10.785 <0.05 
Tỷ lệ 
% 6.00 22.00 53.00 14.00 5.00 
Năm thứ 
hai 
(n = 80) 
n 7 27 38 6 2 
Tỷ lệ 
% 8.75 35.00 47.75 7.50 2.50 
180 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Biểu đồ 1: Kết quả xếp loại tiêu chuẩn RLTT của đối tượng lớp cầu lông 10 (trên) 
và lớp 11 (dưới) trước và sau thực nghiệm 
Từ kết quả thu được ở các bảng và các biểu đồ cho thấy: 
 Mật độ vận động trong giờ học thực hành chính khoá môn tự chọn cầu lông của đối 
tượng nghiên cứu đã tăng lên một cách đáng kể, mật độ vận động trong các giờ học đạt từ 
59.59% đến 60.53%. 
Kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung theo các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân 
thể cho thấy, sau thực nghiệm, trình độ thể lực của cả nam, nữ đối tượng thực nghiệm đã 
có sự khác biệt rõ rệt (ttính> tbảng = 1.960 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05). 
Khi xem xét đến kết quả đánh giá xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của đối tượng 
nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt rõ rệt về kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 181 
thân thể của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai ở thời điểm trước và sau thực nghiệm 
(2tính>2bảng = 5.991 với P < 0.05). 
Kết quả học tập môn học cầu lông đã có sự khác biệt rõ rệt so với sinh viên các khóa 
trước đây (khi so sánh với kết quả thu được ở bảng 3.12, 2tính>2bảng = 9.488 với P < 0.05). 
Như vậy, từ các kết quả thu được ở trên có thể nhận thấy rằng, các biện pháp xây dựng 
sau 1 học kỳ thực nghiệm đã tỏ rõ tính hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học 
môn tự chọn cầu lông, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên 
trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
2.2.2. Các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học môn cầu lông cho sinh 
viên tham gia đề án dạy và học Giáo dục thể chất theo nhu cầu người học trường Đại 
học Thủ đô Hà Nội 
Kết hợp với thực trạng và qúa trình nghiên cứu tác giả đã lựa chọn và xây dựng được 
07 biện pháp chuyên môn với những chỉ dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học 
môn cầu lông cho sinh viên tham gia đề án dạy và học GDTC theo nhu cầu người học 
trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Các biện pháp bao gồm: 
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của công tác giáo dục thể chất 
trong nhà trường. 
Biện pháp 2: Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện chuyên môn phục vụ công tác giảng 
dạy môn học. 
Biện pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, 
giảng viên 
Biện pháp 4: Cải tiến phương pháp, phương tiện giảng dạy các môn học trong chương 
trình giáo dục thể chất, trong đó có môn cầu lông. 
Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ năng chuyên môn trong từng giáo án lên lớp thực hành. 
Biện pháp 6: Đổi mới nội dung thi, kiểm tra kết thúc môn học, tạo động lực thúc đẩy 
sinh viên tích cực học tập, rèn luyện. 
Biện pháp 7: Tổ chức, xúc tiến hoạt động ngoại khoá, xây dựng các câu lạc bộ cầu 
lông và tổ chức các giải thi đấu môn cầu lông. 
Với 07 biện pháp đã lựa chọn và xây dựng ở trên, bước đầu đã được sự thừa nhận của 
các giáo viên, chuyên gia làm công tác lãnh đạo, quản lý và công tác giảng dạy tại các 
trường Đại học, Cao đẳng TDTT. Đồng thời qua kiểm nghiệm trong thực tiễn tổ chức, 
quản lý giờ học tự chọn cầu lông cho đối tượng nghiên cứu 07 biện pháp đã khẳng định 
được tính hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trong nhà trường, thể hiện qua các mặt kết quả học 
tập môn học cầu lông của sinh viên có sự khác biệt rõ rệt với P < 0.05; mật độ vận động 
trong giờ học tự chọn cầu lông tăng lên trung bình ở mức 25.62% đến 27.05%; trình độ thể 
182 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên đã được tăng lên đáng kể với sự khác 
biệt ở ngưỡng xác xuất P < 0.05. 
Hệ thống các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tự chọn cầu lông 
trong chương trình giáo dục thể chất của nhà trường mà kết quả nghiên cứu đã xây dựng 
cần thiết phải được triển khai áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất 
cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
3. KẾT LUẬN 
Công tác giảng dạy môn học tự chọn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà 
Nội còn nhiều hạn chế và tồn tại. Các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo về 
cán bộ và kinh phí cho công tác giảng dạy, học tập môn học cầu lông còn nhiều khó khăn. 
Công tác ngoại khoá TDTT của sinh viên chưa được coi trọng, thiếu sự tổ chức hướng 
dẫn sinh viên tự tập luyện và rèn luyện thân thể và các hoạt động tập luyện thể dục thể thao 
(bao gồm có môn cầu lông), trong khi nhu cầu tập luyện ngoại khóa các môn thể thao nói 
chung và môn môn cầu lông của sinh viên là tương đối cao (chiếm tỷ lệ 78.22% sinh viên 
có nhu cầu tìm hiểu các kiến thức chuyên môn cầu lông, 67.67% số sinh viên tập luyện 
ngoại khóa môn cầu lông thường xuyên). Thực trạng đó đã ảnh hưởng đến chất lượng 
GDTC cho sinh viên trong nhà trường, tỷ lệ số sinh viên có tiêu chuẩn rèn luyện thân thể 
trung bình ở tất cả các nội dung thì mới chỉ đạt tỷ lệ 51.30% đạt yêu cầu trở lên. 
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tự chọn cầu lông góp phần nhằm nâng cao 
hiệu quả thực sự của các môn học giáo dục thể chất, cũng như nâng cao chất lượng tiêu 
chuẩn rèn luyện thân thể một cách mạnh mẽ trong nhà trường, cần thiết phải được triển 
khai áp dụng đồng bộ hệ thống các biện pháp mà kết quả nghiên cứu đã xây dựng. 
Ban giám hiệu nhà trường và các đơn vị có liên quan cần thiết phải phối hợp chặt chẽ, 
tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên phù hợp về mặt thời gian, hỗ trợ 
kinh phí cho các cán bộ, các đơn vị để triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao chất 
lượng dạy và học môn tự chọn cầu lông nói riêng và các môn học trong chương trình đào 
tạo nói chung một cách có hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Ban Bí thư trung ương Đảng (1995), Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng chính phủ về xây dựng 
quy hoạch và phát triển ngành TDTT, ngày 07/03/1995. 
 2. Ban chấp hành trung ương Đảng (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW 
Đảng khoá VII - Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo. 
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 
2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, 
sinh viên. 
 4. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể 
thao, Nxb. TDTT, Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 183 
 5. Lưu Quang Hiệp, Vũ Đức Thu (1989), Nghiên cứu về sự phát triển thể chất sinh viên các 
trường Đại học, Hà Nội. 
 6. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước 
(chương trình chuyên viên) - Phần III - Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb. Học viện 
Chính trị quốc gia. 
 7. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Học viện 
Chính trị quốc gia. 
 8. Trần Thị Thuỳ Linh (2001),“Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khoá 
bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên Trường Đại học sư phạm Huế”, Luận văn thạc sĩ khoa 
học giáo dục, Trường Đại học TDTT I. 
 9. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ Việt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao, số 
77/2006/QH11, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 19/11/2006. 
THE PHYSICAL EDUCATION BASED ON STUDENTS’ NEEDS 
PROJECT: SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF 
TEACHING BADMINTON FOR STUDENTS AT 
HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: Hanoi Metropolitan University has been focused on the high quality and the 
comprehensive innovation in education and training programs based on career-
orientated approach and multidiscipline. The project of teaching physical education 
stemming from students’ needs has been implemented in the second year. This is a new 
step in renovating the format and content of teaching process. Students can choose more 
subjects that include: Football, Basketball, Badminton, Chess, Dance sport, Karatedo, 
and Taekwondo. The statistics showed around 80% students decided to register in 
badminton’s class. However, some problems happened in the project including some 
ineffective methods may require the school to have solutions to improve the quality of 
managing subjects and teaching Physical Education for students. 
Keywords: Physical Education, subject management, students’ needs 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_cau.pdf