Liên kết các thư viện đại học trong triển khai hoạt động dịch vụ thư viện số

Cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử đã thực sự có những đóng góp hữu hiệu

trong các hoạt động của thư viện. Thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đã chứng kiến sự ra đời của

các hệ quản trị thư viện tích hợp cho phép xử lý cục bộ trong mỗi thư viện toàn bộ dây

chuyền thông tin tư liệu truyền thống: theo dõi đơn đặt, đăng ký tài liệu, biên mục, xây

dựng mục lục tra cứu trực tuyến (OPAC) cho người dùng tin (NDT) và theo dõi việc cho

mượn tài liệu. Không chỉ dừng lại ở đó, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển lớn mạnh về

nguồn tài nguyên cùng với công nghệ Internet tốc độ cao đã tạo nền móng vững chắc cho

thư viện số ra đời.

Việt Nam, trong những năm gần đây, quá trình thực hiện Nghị quyết số

14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục

đại học Việt Nam đã tác động không nhỏ đến quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

của cả thầy và trò trong các trường đại học. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ đòi

hỏi người học phải tích cực, chủ động hơn nữa trong quá trình tự học, tự đào tạo, đòi hỏi

hệ thống Thư viện đại học cũng phải song hành với quá trình đổi mới nhằm thỏa mãn tốt

nhất nhu cầu tin cho người dùng tin ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ không gian nào.Vì

vậy, sự liên kết chia sẻ nguồn tài nguyên giữa thư viện các trường đại học với nhau thông

qua các hoạt động dịch vụ thông tin trong thời đại thư viện số là nhu cầu, là động lực cho

sự phát triển chung của hệ thống thư viện đại học nói riêng và hệ thống thư viện Việt

Nam nói chung. Thư viện sẽ tồn tại và phát triển chủ yếu thông qua việc cung cấp dịch vụ

chứ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và lưu giữ các bộ sưu tập.

pdf 13 trang kimcuc 9680
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết các thư viện đại học trong triển khai hoạt động dịch vụ thư viện số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên kết các thư viện đại học trong triển khai hoạt động dịch vụ thư viện số

Liên kết các thư viện đại học trong triển khai hoạt động dịch vụ thư viện số
LIÊN KẾT CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 
TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THƯ VIỆN SỐ 
Ths. Võ Thị Hải Vân
*
ThS. Trần Thị Hiền
**
Tóm tắt: Bài viết trình bày một số nhận định về thư viện số, tài nguyên số và liên thông, 
liên kết giữa các thư viện. Nêu và đánh giá thực trạng hoạt động, nguồn lực thông tin và 
xu hướng liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên số của một số Thư viện, Trung tâm thông tin 
– thư viện các trường đại học. Đưa ra các giải pháp cụ thể về phương thức liên kết, chia 
sẻ nguồn lực thông tin cũng như những chính sách tích cực cho hoạt động chia sẻ thông 
tin giữa các Thư viện đại học. 
Từ khóa: Thư viện số; Tài nguyên số; Liên thông, Liên kết; Dịch vụ thông tin 
1. Mở đầu 
Cuộc cách mạng kỹ thuật số và điện tử đã thực sự có những đóng góp hữu hiệu 
trong các hoạt động của thư viện. Thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đã chứng kiến sự ra đời của 
các hệ quản trị thư viện tích hợp cho phép xử lý cục bộ trong mỗi thư viện toàn bộ dây 
chuyền thông tin tư liệu truyền thống: theo dõi đơn đặt, đăng ký tài liệu, biên mục, xây 
dựng mục lục tra cứu trực tuyến (OPAC) cho người dùng tin (NDT) và theo dõi việc cho 
mượn tài liệu. Không chỉ dừng lại ở đó, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển lớn mạnh về 
nguồn tài nguyên cùng với công nghệ Internet tốc độ cao đã tạo nền móng vững chắc cho 
thư viện số ra đời. 
Việt Nam, trong những năm gần đây, quá trình thực hiện Nghị quyết số 
14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục 
đại học Việt Nam đã tác động không nhỏ đến quá trình học tập và nghiên cứu khoa học 
của cả thầy và trò trong các trường đại học. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ đòi 
hỏi người học phải tích cực, chủ động hơn nữa trong quá trình tự học, tự đào tạo, đòi hỏi 
hệ thống Thư viện đại học cũng phải song hành với quá trình đổi mới nhằm thỏa mãn tốt 
nhất nhu cầu tin cho người dùng tin ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ không gian nào.Vì 
vậy, sự liên kết chia sẻ nguồn tài nguyên giữa thư viện các trường đại học với nhau thông 
qua các hoạt động dịch vụ thông tin trong thời đại thư viện số là nhu cầu, là động lực cho 
sự phát triển chung của hệ thống thư viện đại học nói riêng và hệ thống thư viện Việt 
Nam nói chung. Thư viện sẽ tồn tại và phát triển chủ yếu thông qua việc cung cấp dịch vụ 
chứ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và lưu giữ các bộ sưu tập. 
2. Nội dung 
2.1 Thư viện số 
Theo Hiệp hội Thư viện số Hoa Kỳ (Digital Library Federation): “Thư viện số là 
các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, 
cung cấp khả năng truy xuất thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và 
sự thống nhất của các bộ sưu tập theo thời gian để đảm bảo sao cho chúng luôn sẵn có để 
truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng hoặc một 
nhóm cộng đồng người dùng”. 
*Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
** Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
2 
Thư viện số là thư viện mà ở đó các bộ sưu tập được lưu trữ dưới dạng số (tương 
phản với các định dạng in, vi dạng, hoặc các phương tiện khác) như: các cơ sở dữ liệu, 
tệp tin, hình ảnh, phim, ghi âm, bản đồ và truy cập bằng máy tính. Thư viện số là cuộc 
cách mạng về dịch vụ thông tin, khi nó được kết hợp với cổng thông tin điện tử, phần 
mềm thư viện số thì hiệu quả sử dụng dịch vụ sẽ tăng cấp số nhân và vô cùng hữu ích. 
2.2 Tài nguyên số 
Tài nguyên số có thể khái quát là tập hợp có tổ chức những bộ sưu tập thông tin 
kiến thức của các đối tượng số (digitized objects) hoặc đã được số hóa, được lưu trữ theo 
các công nghệ đặc biệt mà có thể truy cập, chia sẻ, khai thác theo các giao thức và thủ tục 
tiêu chuẩn xác định trong môi trường điện tử. Hiểu một cách đơn giản, tài nguyên số là 
nơi tập hợp các loại tài liệu như: sách, tạp chí, bải giảng, luận văn, cơ sở dữ liệu, được 
lưu trữ dưới dạng điện tử khác nhau như văn bản (Text), Postscript, Adobe PDF, 
Microsoft Word, HTML, CSLD SQL. 
Tài nguyên số có vai trò rất lớn trong hoạt động thông tin, cụ thể trong việc: kiểm 
soát tài nguyên thông tin, nâng cao năng lực khai thác thông tin của người dùng tin, giảm 
thiểu không gian để lưu trữ, bảo vệ tài liệu giấy khỏi bị hủy hoại, dễ dàng tạo lập các loại 
sản phẩm và dịch vụ thông tin mới, thúc đẩy việc mở rộng việc chia sẻ thông tin trong hệ 
thống thông tin quốc gia. 
2.2 Liên thông, liên kết thư viện 
Liên thông, liên kết thư viện là xu thế phát triển tất yếu, là giải pháp tối ưu cho sự 
phát triển của hệ thống thông tin thư viện trong khu vực và quốc gia. Trong xã hội thông 
tin sẽ không tồn tại những thư viện độc lập, chúng chỉ có thể tồn tại với tư cách là trạm 
trung chuyển của dòng chảy thông tin thống nhất toàn cầu. Liên thông thư viện là sự phối 
hợp hoạt động giữa các thư viện với nhau, nhằm tổ chức, chia sẻ tài nguyên thông tin, 
hợp tác trong công tác bổ sung, chia sẻ mục lục liên hợp, sử dụng các dịch vụ thông tin, 
tạo điều kiện cho NDT truy cập thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào. 
2.3 Dịch vụ thông tin 
Dịch vụ thư viện bao gồm những hoạt động thoả mãn nhu cầu tin (NCT) và trao 
đổi tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện nói chung. Dịch vụ thư viện 
được tạo ra nhằm kích thích NCT, sử dụng sản phẩm thông tin thư viện, đồng thời nâng 
cao hiệu quả sử dụng thông tin. Tất cả các cơ quan thông tin thư viện tạo ra các dịch vụ 
đều nhằm một mục đích cao nhất là NDT có thể sử dụng thông tin trong cơ quan 
mình.Thư viện sẽ tồn tại và phát triển theo chiều hướng nào chủ yếu thông qua việc cung 
cấp dịch vụ chứ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và lưu giữ các bộ sưu tập. Để đạt 
được hiệu quả về việc cung cấp thông tin cho NDT, hoạt động thông tin thư viện phải tạo 
ra nhiều cơ hội cho NDT. Dịch vụ thông tin phải rất đa dạng, kịp thời, linh hoạt và đa 
chiều. 
2.4 Thực trạng hoạt động của các thư viện 
2.4.1 Thực trạng hoạt động và nguồn lực thông tin: 
Trong một khảo sát 10 thư viện đại học khối các trường Sư phạm từ tháng 7/2016 đã 
cho chúng ta một thực trạng rất khác nhau thể hiện bảng số liệu dưới đây: 
Bảng 1. Thực trạng thư viện các trường đại học 
TT Tên đơn vị Quy mô 
(Số lượng 
Số lượng tài liệu 
(in, số, CSDL) 
Phần 
mềm 
3 
CBNV, 
giảng viên, 
sinh viên) 
thư viện 
hiện có 
1 Trung tâm Thông tin - Thư 
viện, Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội 
25.000 Tài liệu truyền thống: 
- 130.000 tên=350.000 bản(các dạng 
tài liệu: sách, luận án, luận văn, tạp 
chí, đề tài NCKH, báo cáo). 
Tài liệu điện tử: 
- 4000 đĩa CD-ROM 
- 96.000 biểu ghi thư mục 
- CSDL: 04 
- Ebook: 65 tên tài liệu 
Libol 
5.5 
2 Trung tâm Thông tin - Thư 
viện, Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội 2 
8.000 Tài liệu truyền thống: 
- 82.452 bản sách 
-1.568 bản luận văn, luận án. 
- 300 tên tạp chí. 
Tài liệu điện tử: 
- CSDL: 01 
Libol 
5.5 
3 Trung tâm Thông tin - Thư 
viện, Trường Đại học Sư 
phạm thuộc ĐH Thái 
Nguyên 
12.750 
Tài liệu truyền thống: 
- 13.394 tên sách 
- 276.383 bản sách 
Tài liệu điện tử: 
-4.000 biểu ghi thư mục 
- 8537 biểu ghi 
- 2019 đĩa CD-ROM 
Ilib 4.0 
4 Thư viện, Trường Đại học 
sư phạm Tp. HCM 
37.450 Tài liệu truyền thống: 
- 84.000 tên sách = 187.120 bản 
sách 
- 6.823 bản luận án, luận văn 
- 147 tên tạp chí 
Libol 
5.5 
5 
Trung tâm Thông tin - Thư 
viện Nguyễn Thúc Hào, 
Trường Đại học Sư phạm 
Vinh 
18.000 Tài liệu truyền thống: 
- 180.000 bản sách 
- 15.000 bản luận án, luận văn. 
- 125 tên tạp chí. 
Tài liệu điện tử: 
- 31.000 biểu ghi thư mục 
Kipos 
6 
Trung tâm Thông tin - Thư 
viện, Trường Đại học Sư 
phạm Huế 
15.000 Tài liệu truyền thống: 
- 298.000 bản sách 
- 3.000 bản luận án, luận văn. 
Verbrary 
7 
Thư viện Trường Đại học 
Sư phạm Đà Nẵng, Trường 
Đại học Đà Nẵng 
6.000 Tài liệu truyền thống: 
- 11.069 bản 
- 4.990 bản luận án, luận văn. 
- 50 tên tạp chí 
Tài liệu điện tử: 
- 26.317 biểu ghi thư mục 
Ilib 
8 Trung tâm Thông tin – Tư 
liệu, Trường Đại học Quy 
Nhơn 
23.000 Tài liệu truyền thống: 
-25.317 tên sách (sách tiếng Việt và 
sách ngoại văn) 
- 90 tên báo, tạp chí 
- 2.123 bản luận án, luận văn 
- 713 đồ án 
- 191 đề tài NCKH các cấp 
Tài liệu điện tử: 
- 300 CD-ROM tài liệu phim ảnh 
ISIS 
(ISIS for 
DOS) 
4 
- Kết nối trực tiếp với CSDL tài liệu 
điện tử từ Trung tâm học liệu 
Trường Đại học Cần Thơ 
10 Trung tâm Thông tin - Thư 
viện, Trường Đại học Thủ 
đô Hà Nội 
 8000 Tài liệu truyền thống: 
-18.000 tên sách = 138.000 bản 
sách; 
- 80 tên báo, tạp chí. 
- 1500 nghiên cứu khoa học, khóa 
luận 
Tài liệu điện tử: 
- CSDL thư mục: 18.000 biểu ghi 
- 1000 biểu ghi tài liệu dạng số 
- 300 CD-ROM tài liệu 
- Hiện đang sử dụng dịch vụ thư 
viện số của VDOC tại địa chỉ 
Ilib4.0 
Thuận lợi: 
- Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp thư viện; Luôn xác 
định thư viện đại học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học 
tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Hiện nay đã có hệ thống văn bản pháp lý 
tạo điều kiện cho các hoạt động thư viện nói chung và hoạt động thư viện số nói riêng: 
+ Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi 
hành Pháp lệnh Thư viện, Khoản 2 mục a đã chỉ rõ: “Thư viện của các trường đại học và 
cao đẳng có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và 
học tập của người dạy và học”. 
+ Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học (Quyết định 
số13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2008 của Bộ trưởng Bộ VHTT & DL). 
+ Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 
năm 2020. 
+ Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin về tăng cường công tác thư viện 
trong các viện, trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin. 
+ Điều lệ trường Đại học, các văn bản khác trong Quy định của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo. 
-Hạ tầng mạng kết nối Internet của các đơn vị đầy đủ và sẵn sàng cho việc triển khai 
khi có chính sách liên thông liên kết thư viện. 
- Các nhà lãnh đạo, quản lý phần lớn đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thư 
viện, trải qua thực tế, kinh nghiệm. Luôn mong muốn được triển khai sử dụng, chia sẻ 
nguồn tài nguyên số bằng mọi dịch vụ để hỗ trợ tối đa NDT, tránh lãng phí nguồn tài 
nguyên. 
Khó khăn 
Hiện nay, mỗi trường đại học đều có hệ thống thư viện của riêng mình, đây là điều 
tất yếu trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa 
và số hóa ngày nay mỗi thư viện đơn lẻ sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu cho NDT. 
Một trong những lý do cơ bản dẫn tới tình trạng trên là: 
5 
- Các phần mềm được cài đặt từ những năm 2000 (Libol 5.5, Ilib 4.0), qua quá trình 
sử dụng đã bộc lộ rất nhiều hạn chế như: Không có công cụ quản trị dữ liệu số, tự động 
nhân đôi dữ liệu, các tính năng tra cứu cứng nhắc, không linh hoạt, độ bảo mật dữ liệu 
không cao  đã gây nhiều trở ngại, khó khăn trong việc quản trị, khai thác và sử dụng. 
Hầu hết các thư viện chỉ mới áp dụng một phần nhỏ chức năng quản lý thư viện số (tích 
hợp chung với phần mềm quản lý thư viện truyền thống), chưa có đơn vị nào sử dụng hệ 
thống phần mềm thư viện số hoàn chỉnh để xử lý, khai thác cùng lúc cả 3 loại tài liệu 
dạng in, dạng số và dạng xuất bản điện tử bên trong và bên ngoài đơn vị. 
- Xét về yếu tố kỹ thuật, hiện nay các thư viện đều thiếu các công cụ quản lý nguồn 
tin, thậm chí phân mảng về ứng dụng quản lý, năng lực và công nghệ, dẫn đến: 
 Phân mảng về hạ tầng và tài nguyên thông tin ở bên trong và bên ngoài thư viện; 
 Chưa tích hợp được với môi trường tài nguyên thông tin nghiên cứu ở cấp độ toàn 
cầu, ví dụ như các xuất bản điện tử trực tuyến bao gồm cả truy cập cấp phép và 
truy cập mở, kho số chia sẻ dữ liệu nghiên cứu 
 Hệ thống mục lục tra cứu cho các bộ sưu tập tài liệu in, hệ thống quản lý bộ sưu 
tập số, các tài nguyên xuất bản điện tử được cấp phép hay truy cập mở đều bị phân 
mảng và không hỗ trợ sự vận hành liên kết thống nhất. Điều này dẫn đến thư viện 
không tạo ra được sức mạnh của nguồn thông tin có chất lượng, gây khó khăn cho 
người dùng tin trong vấn đề tiếp cận, đặc biệt NDT là các cán bộ quản lý và nhà 
nghiên cứu khi họ cần có một hình thức truy cập mới, tích hợp và thống nhất và dễ 
dàng sử dụng. 
 Sự phân mảng này dẫn đến cấu trúc dữ liệu và tìm kiếm khác nhau gây nên sự 
phức tạp và mất nhiều thời gian đối với nhà nghiên cứu khi phải di chuyển giữa 
các nguồn thông tin nghiên cứu, đồng thời NDT phải học quá nhiều cách tìm kiếm 
trên các ứng dụng tìm tin khác nhau dẫn đến nhà nghiên cứu có thể bỏ qua chất 
lượng từ bộ sưu tập của thư viện. 
 Hơn thế nữa, thư viện chưa có khả năng quản lý, điều chỉnh dữ liệu nối kết và nối 
kết mở đối với tài liệu hay thông tin học thuật và nghiên cứu sẵn có trên Web, một 
nhiệm vụ quan trọng của thư viện số hay thủ thư số trong môi trường ngày càng 
gia tăng các thông tin nghiên cứu nối kết mạng ở cấp độ toàn cầu hay sự gia tăng 
của web ngữ nghĩa (semtatic web). 
- Trang thiết bị như: máy chủ, máy trạm, máy scan, máy photocopy  phục vụ cho 
quản lý thư viện, số hóa nguồn tài nguyên tại các đơn vị còn hạn chế và xuống cấp do 
thiếu áp dụng CNTT vào quản lý thư viện hoặc thiếu đầu tư mới. 
- Tài nguyên thông tin tại các thư viện còn nghèo nàn về chất lượng, số lượng, chủng 
loại, thiếu cập nhật và hoạt động trong môi trường đóng kín. Chủ yếu là dạng tài liệu 
truyền thống: sách, báo, tạp chí, tài liệu nội sinh; Một số nguồn tài nguyên số: hoặc 
dạng file và một số đĩa CD, CD-ROM, một số các CSDL chủ yếu là dạng biểu ghi thư 
mục. 
- Vấn đề phát triển nguồn tin, đặc biệt là nguồn tin số hóa tại các thư viện còn hạn 
chế, gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. Các xuất bản phẩm điện tử như CSDL sách, 
báo, tạp chí điện tử cấp phép ở các thư viện hầu như không có hoặc rất ít. Điều này 
khiến cho các thư viện không đủ sức hấp dẫn NDT đến khai thác và sử dụng thông tin, tài 
liệu, nhất là đối tượng cán bộ, giảng viên hay nhà nghiên cứu. 
- Các văn bản về quy chế, chính sách, tổ chức, quản lý hoạt động của thư viện trong 
trường đại học chưa đầy đủ, phù hợp và chưa bám sát với thực tiễn. Chính vì thế, bản 
thân các thư viện khó có thể chủ động trong việc điều chỉnh chương trình, kế hoạch xây 
dựng và phát triển của đơn vị theo từng giai đoạn. 
6 
- Đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác thư viện, mặc dù được đào tạo đúng 
chuyên ngành và có khả năng thích ứng tốt, tuy nhiên họ ít được va chạm và học hỏi 
những mô hình mới tiên tiến, hiện đại, những công nghệ và chuẩn mới của nghề, điều đó 
ảnh hưởng lớn đến tư duy quản lý cũng như triển khai tổ chức hoạt động tại các thư viện. 
Trong bối cảnh thay đổi của dịch vụ thông tin trong thư viện, sự phong phú đa dạng 
của thông tin cần quản lý từ thư mục tài liệu in, bộ sưu tập tài liệu số, xuất bản điện tử 
trực tuyến đã và đang đặt ra một thách thức to lớn cho hệ thống thư viện đại học khi xây 
dựng một dịch vụ tích hợp chung cho NDT của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, phần 
lớn dịch vụ thông tin của thư viện các trường đại học đã đáp ứng một phần về yêu cầu về 
quản lý khai thác các bộ sưu tập, tuy nhiên yêu cầu về liên thông, liên kết các dịch vụ 
giữa các thư viện nhằm đáp ứ ... iệu kiện riêng, 
nhiệm vụ riêng, cơ sở hạ tầng thông tin khác nhau, phần mềm quản lý thư viện khác 
nhau, thì để xây dựng mô hình liên kết này vẫn còn khó khăn. 
b. Hình thức tổ hợp thư viện 
Hiện nay, Hội Thư viện Việt Nam đã được thành lập gồm đại diện Vụ Thư viện, 
Thư viện Quốc gia Việt Nam, các cơ quan thư viện lớn trong cả nước, Liên chi hội thư 
viện ĐH phía Bắc, Liên chi hội thư viện ĐH phía Nam. 
7 
Từ khi thành lập, Hội Thư viện đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, luận đàm các vấn đề 
chung phát triển ngành thư viện: thống nhất chuẩn nghiệp vụ, dịch vụ cung cấp thông tin, 
chia sẻ nguồn lực thông tin, 
Tuy nhiên, việc liên kết chia sẻ mới chỉ dừng ở việc chia sẻ kinh nghiệm chuyên 
môn nghiệp vụ, việc chia sẻ nguồn lực thông tin mới chỉ dừng lại ở dữ liệu thư mục, mua 
chung CSDL. 
Hầu hết các Thư viện đều biết được tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin, 
nhưng còn rất nhiều khó khăn. Có thể thấy một số vướng mắc trong việc liên kết, chia sẻ 
tài nguyên giữa các thư viện như: 
- Chưa có một ban điều hành chung dù trên danh nghĩa đã có nhưng hiệu quả hoạt 
động chưa cao, cũng như chưa có quy chế hoạt động khoa học thống nhất, chặt chẽ 
- Nhiều thư viện sử dụng các chuẩn nghiệp vụ khác nhau, gây không ít khó khăn 
trong quá trình phối hợp hoạt động. 
- Sự không tương ứng về khả năng tài chính, trang thiết bị cơ sở hạ tầng thông tin, 
nhận thức của cán bộ thư viện về tầm quan trọng của phối hợp 
- Một số vướng mắc về bản quyền, nhất là những tài liệu số hóa dạng toàn văn 
- Khác biệt về công nghệ 
- Thiếu tính liên kết giữa các đơn vị 
- Chênh lệch trình độ. 
c. Thuê mua dịch vụ thư viện số Dlib của nhà cung cấp 
Sự tiện dụng của Internet tốc độ cao và các thiết bị thông minh như smart phone, 
smart book phát triển rầm rộ, nhu cầu tìm kiếm và khai thác tài liệu mọi lúc mọi nơi của 
NDT đòi hỏi các nhà thư viện học kết hợp với các công ty tin học cho ra đời những sản 
phẩm thư viện số dựa trên nền tảng phần mềm quản lý thư viện điện tử sẵn. Một số thư 
viện khác phát triển thư viện số trên một hệ thống độc lập thông qua việc thuê lại dịch vụ 
thư viện số của một nhà cung cấp khác, đây là mô hình dịch vụ thư viện số trên nền tảng 
điện toán đám mây. Hiện giải pháp này đã được một số thư viện các trường đại học, cao 
đẳng thuê lại dịch vụ thư viện số của một nhà cung cấp như VDOC. 
Theo thống kê, đến nay, giải pháp thư viện số DLib đang được triển khai tại 100 
trường đại học – cao đẳng như: Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, và nhiều 
trường áp dụng đang triển khai. Nhà cung cấp đưa tài liệu đã được số hóa lên mạng giúp 
NDT có thể tra cứu và sử dụng dễ dàng trên máy tính nối mạng internet. 
Trước mắt, giải pháp cũng đã mang lại hiệu quả trong hệ thống các trường đại học 
trong việc liên kết, chia sẻ tài nguyên số vì các ưu điểm: 
- DLib sử dụng chung tài nguyên số của nhà trường từ giao diện, tên miền và tích 
hợp tài khoản đăng nhập của sinh viên và giảng viên. Bên cạnh nguồn tài nguyên kiến 
thức của nhà trường thì nguồn tài liệu từ thư viện cộng đồng trên internet cũng là một thế 
mạnh. 
- Khi sử dụng giải pháp Thư Viện Số Dlib nhà trường được đầu tư miễn phí hoàn 
toàn từ xây dựng website, trang thiết bị phần cứng, phần mềm đến vận hành và hosting 
hàng tháng... Do chung một nhà cung cấp, các thư viện sẽ có giao diện chung một thư 
viện số với nguồn tài nguyên rất lớn phục vụ học tập, nghiên cứu của cán bộ giảng viên, 
học sinh. Cán bộ thư viện có quyền quản lý tài khoản, cũng như tự phát triển tài nguyên 
8 
số thông qua việc upload tài liệu, đặc biệt là nguồn tài liệu nội sinh như khóa luận tốt 
nghiệp, NCKH trong thư viện số. Các Thư viện cùng mua bản quyền của nhà cung cấp 
đều có thể liên kết, chia sẻ cũng như khai thác nguồn tài nguyên của nhau một cách dễ 
dàng. Điều này đã giải quyết một rào cản rất lớn trước nay trong việc chia sẻ đó là cần 
phải đồng bộ, thống nhất về chuẩn nghiệp vụ,.. 
- DLib cung cấp giải pháp liên kết thư viện các trường đại học lại với nhau để tạo 
thành một nguồn tài nguyên liên kết dùng chung cho các trường đại học, cao đẳng. Bên 
cạnh đó, giải pháp DLib cũng tích hợp nguồn tài nguyên cộng đồng rất lớn trên mạng xã 
hội chia sẻ tài liệu trực tuyến TaiLieu.VN. 
Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, mô hình này đã bộc lộ các yếu điểm: 
- Khả năng tìm kiếm tài liệu không chính xác, khó tìm kiếm do đa phần tài liệu ở 
dạng ảnh, chưa qua bookmark. 
- Chi phí thuê mua hàng năm tương đối lớn, trong khi thời gian sử dụng không lâu 
bền. 
- Nguồn tài liệu phong phú, song tài liệu có giá trị, quí hiếm không được cập nhật. 
- Việc liên kết thư viện các trường đồng sử dụng dịch vụ thư viện số chỉ là hình 
thức. NDT khai thác tài liệu ở các thư viện liên kết gặp nhiều hạn chế khi khai thác tài 
liệu 
- Các thư viện không đăng tải nguồn tài nguyên chia sẻ trên thư viện do phần mềm 
chưa hỗ trợ tính bảo mật, an toàn nguồn tin, do rào cản tâm lý, do yêu cầu về bản quyền 
chưa rõ ràng. 
Như vậy, thuê mua quyền sử dụng từ một đơn vị cung cấp không thể coi là giải 
pháp lâu dài, bền vững cho các thư viện trường học. Vấn đề chia sẻ nguồn lực thông tin ở 
các thư viện đại học đang thiếu một sự nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa được quan tâm đúng 
mức, đặc biệt là trong vấn đề tìm ra một phương pháp cũng như cơ chế phù hợp với tình 
hình thực tiễn tại các thư viện Việt Nam. Bài toán đặt ra là làm thế nào để tạo lập một cơ 
quan quản lý chung đúng nghĩa trong việc liên kết, chia sẻ hiệu quả nguồn tài nguyên 
giữa các thư viện với nhau. 
2.5. Giải pháp việc liên kết, chia sẻ nguồn tài nguyên giữa các thư viện 
Vấn đề chia sẻ nguồn lực thông tin thông bằng các hoạt động dịch vụ đã được đề 
cập đến trong nhiều hội thảo. Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp cụ thể, toàn diện nào 
cho vấn đề này. vì vậy hệ thống thư viện hiện nay cần có những phương thức chia sẻ 
thông tin hiệu quả cũng như có những chính sách tích cực cho hoạt động chia sẻ thông 
tin. 
 Về mặt nghiệp vụ 
Hiện đại hóa công tác nghiệp vụ quản lý thư viện theo đúng chuẩn quốc gia và chuẩn 
quốc tế đảm bảo tính dễ dàng thích ứng cao về công nghệ, đáp ứng nhu cầu của người 
quản trị và người sử dụng. 
Chia sẻ quyền sử dụng tài liệu trong ngành, tạo ra được sức mạnh của thông tin 
nghiên cứu có chất lượng bằng sự kết hợp giữa nguồn tin nội sinh và ngoại sinh sẵn có. 
Tạo nên một mạng quản lý thư viện thống nhất và một CSDL thư mục nhất quán 
nhằm phục vụ tra cứu tích hợp hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin của tất cả thư 
viện thành viên trong mạng, đồng thời nâng cao năng lực truy cập thông tin dễ dàng cho 
9 
cán bộ nhân viên, bạn đọc, giảng viên và nhà nghiêu cứu thuộc các cơ sở đào tạo thành 
viên trong hệ thống. 
Hình thành và thống nhất nghiệp vụ thư viện và chia sẻ dữ liệu nhất quán trong biên 
mục trên toàn hệ thống. 
Hình thành và phát triển nguồn tài nguyên thông tin dạng số chia sẻ trên toàn bộ hệ 
thống mạng thư viện thống nhất cùng với các dịch vụ thông tin chất lượng cao, ứng dụng 
các thành tựu của công nghệ thông tin và giao tiếp điện tử. 
Tạo nên một hạ tầng kỹ thuật CNTT đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống phần 
mềm quản trị nghiệp vụ thư viện đồng bộ và hiện đại có khả năng quản lý, lưu trữ và 
phục vụ khai thác hiệu quả kho tài nguyên thông tin cả dạng truyền thống và dạng số 
ngày càng tăng của các đơn vị thư viện cùng trong hệ thống, đảm bảo khả năng liên kết 
và chia sẻ với các thư viện tiến tiến trong và ngoài nước. 
 Về mặt chi phí tài chính 
Tiết kiệm được một lượng chi phí rất lớn hàng năm như: 
 Tránh sự trùng lặp về dữ liệu khi tất cả các thủ thư của các đơn vị đều phải nhập liệu 
cho cùng một tài liệu mà các đơn vị có thể sao chép và tận dụng các dữ liệu đã được biên 
mục sẵn, điều này cắt giảm nhân công, tăng năng suất. 
Tận dụng tối đa các nguồn thông tin học thuật, các nghiên cứu, báo cáo khả thi được 
truy cập mở có nội dung phù hợp với nhu cầu của đơn vị, tiết kiệm rất lớn cho việc đầu tư 
mua cơ sở dữ liệu hàng năm khi ngân sách còn eo hẹp. 
 Với cách triển khai nhiều đơn vị tập trung trên một hệ thống thống nhất, hệ thống 
máy chủ chỉ phải đặt ở một đơn vị trung tâm, không phải đầu tư mỗi đơn vị thành viên 
một hệ thống máy chủ khác, đồng thời không phải duy trì một đội ngũ cán bộ CNTT tại 
các đơn vị thành viên, điều này tiết kiệm rất nhiều cho các đầu tư mua trang thiết bị hàng 
năm của từng đơn vị thành viên, cũng như chi phí duy trì đội ngũ nhân sự kỹ thuật. 
 Nâng cao vai trò và năng lực cập nhật công nghệ tiên tiến cho đội ngũ thủ thư khi 
được trải nghiệm với công nghệ mới cũng như kích hoạt đưa về cho đơn vị các nguồn 
thông tin học thuật phù hợp, chất lượng cao có sẵn và miễn phí trên thế giới. 
 Thuận tiện cho NDT trong và ngoài hệ thống khi có thể truy cập từ bất cứ đâu, bất cứ 
lúc nào, các nhà quản lý dễ dàng truy xuất báo cáo, dễ dàng nắm bắt được tài nguyên học 
thuật của đơn vị hiện có bao nhiêu, đang nằm ở đâu, hiệu quả phục vụ ra sao để dễ 
dàng ra quyết định đầu tư hiệu quả trong thời gian tiếp theo. 
 Các giải pháp cụ thể 
Giải pháp 1: Tăng cường đầu tư nguồn lực cho hoạt động của các thư viện. 
Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện thiết yếu phục vụ hoạt động thư viện theo 
hướng đảm bảo một môi trường làm việc và học tập hiệu quả. 
Đầu tư trang thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng tiến tới 
tự thực hiện các quy trình nghiệp vụ hoàn toàn trên môi trường mạng. 
Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng và phát triển tài nguyên thông tin tư liệu ở cả hai dạng in 
ấn và số, ưu tiên nguồn tài nguyên số 
Cơ cấu lại việc tổ chức lưu trữ vốn tài liệu dạng in ấn hiện có cụ thể là nguồn sách, 
báo tạp chí tư liệu có sẵn và hệ thống hóa kho tài nguyên điện tử hiện có tại thư viện. 
10 
Đánh giá nhu cầu thông tin của thư viện và NDT để xác định mục tiêu, chiến lược 
phát triển của tài nguyên thông tin. 
Xây dựng chính sách phát triển, hợp tác, chia sẻ tài nguyên thông tin với một số thư 
viện và trung tâm thông tin khác trong và ngoài địa bàn. 
Giải pháp 3: Tổ chức tài nguyên thông tin theo các chuẩn nghiệp vụ của thư viện số để 
đạt hiệu quả truy cập cao nhất. 
Tổ chức hệ thống mục lục điện tử truy cập trực tuyến thông qua trang Thông tin điện 
tử của thư viện đạt chuẩn quốc tế. 
Tăng cường tạo lập nhiều điểm truy cập hiệu quả cho mục lục điện tử như mục lục 
sách, ấn phẩm định kỳ, tổng mục lục cho các báo và tạp chí mà thư viện định hướng chọn 
lọc bổ sung, kho dữ liệu bài trích các ấn phẩm báo và tạp chí và kho dữ liệu số hóa. 
Xây dựng và tổ chức tài nguyên thông tin số hóa một phần các ấn phẩm của thư viện 
theo thứ hạng ưu tiên xét về nhu cầu khai thác sử dụng. 
Đẩy nhanh tốc độ số hoá, biên mục, việc chia sẻ CSDL giữa TTHL với thư viện các 
trường đại học sẽ giúp giảm bớt kinh phí mà vẫn có thể bổ sung đầy đủ nguồn lực thông 
tin phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người dùng tin. 
Giải pháp 4: Tổ chức hoàn thiện CSDL đảm bảo theo các chuẩn nghiệp vụ xử lý kỹ 
thuật. 
Đảm bảo các chuẩn MARC 21, AACR II, LCSH, DDC23 để tổ chức biên mục sách, 
ẩn phẩm định kỳ, kho bài báo trích, CSDL toàn văn được số hóa đính kèm và địa chỉ 
trang Web của Chính phủ gồm các Bộ, Trung tâm thông tin, cơ quan Nhà nước. 
Đảm bảo chuẩn Dublin Core cho kho CSDL Tổng mục các nhan đề của Thư viện. 
Đảm bảo chuẩn trao đổi dữ liệu Z39.50 để có thể xuất hay nhập dữ liệu theo yêu cầu 
hợp tác và chia sẻ tài nguyên thông tin tư liệu điện tử. 
Xây dựng kho tư liệu số hóa đảm bảo các chuẩn số hóa tài liệu như TEI, NISO nhằm 
hai mục đích là để bảo đảm truy cập và bảo quản vốn thông tin tư liệu. 
Đảm bảo bảo trì, lưu hành, hiệu đính và cập nhật CSDL tài nguyên thông tin. 
Liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các thư viện trong cùng hệ thống, tư vấn và hỗ trợ 
kịp thời về mọi mặt như kiến thức, kỹ năng tin học, ngoại ngữ cũng như các điều kiện cơ 
sở hạ tầng phát triển công nghệ thông tin ứng dụng tự động hóa trong hoạt động nghiệp 
vụ thư viện từ thư viện hạt nhân tới các thư viện thành viên. 
Giải pháp 5: Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp quản lý, lãnh đạo 
 Cần có sự tham gia tích cực của các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường, 
các thư viện trong việc xúc tiến chuẩn hoá, mở rộng áp dụng CNTT, đào tạo nhân lực và 
xây dựng các quan hệ hợp tác giữa các thư viện trong việc tạo lập, phát triển và chia sẻ 
nguồn lực thông tin. 
3. Kết luận 
Thư viện của thế kỷ XXI sẽ tồn tại và phát triển theo chiều hướng nào chủ yếu 
thông qua việc cung cấp dịch vụ giữa các thư viện với nhau chứ không chỉ dừng lại ở 
việc xây dựng và lưu giữ các bộ sưu tập. Triển khai dịch vụ hỗ trợ và chia sẻ thông tin tài 
nguyên số giữa các đơn vị sẽ là bài toán tối ưu nhất trong bối cảnh hiện nay. Khi áp dụng 
hệ thống thư viện số dùng chung, thống nhất về loại tài nguyên lưu trữ, sự quản lý dữ liệu 
tập trung và điều hành quản lý thống nhất sẽ cộng hưởng thêm sức mạnh của thư viện. 
11 
Bên cạnh đó các nhà quản lý cần có kế hoạch về khả năng tổ chức và cung cấp các dịch 
vụ thông tin theo yêu cầu và khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng 
cao. Dịch vụ chỉ có thể triển khai tốt trên cơ sở những năng lực hiện có về nguồn tài 
nguyên, các chuẩn nghiệp vụ đồng nhất, đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp; Môi 
trường pháp lý cởi mở và minh bạch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Ánh (2015), “Các quy định hiện hành về thư viện đại học ở Việt Nam và 
một số ý kiến đề xuất”, Hội nghị - Hội thảo thư viện đại học và cao đẳng (2011-2015), tr. 
31-38. 
2. Nguyễn Hữu Hùng (2006),“Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại 
Việt Nam”,Tạp chí Thông tin & tư liệu, số 1, tr.5-10. 
3.Dương Thúy Hương (2015), “Vấn đề chia sẻ tài nguyên của thư viện các trường Đại 
học phía Nam hiện nay”,Hội nghị, hội thảo thư viện đại học và cao đẳng (2011 – 2015), 
tr.118-124. 
4. Hứa Văn Thành (2012),“Các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên thông 
tin phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại Thư viện Trường CĐSP TT Huế”,Báo cáo tại 
Hội nghị tổng kết 03 năm đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường CĐSP TT Huế, tr.63-72. 
5.Lê Văn Viết (2006),“Một số vấn đề thiết lập hình thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin 
giữa các thư viện Việt Nam”,Kỷ yếu hội thảo Thư viện Việt Nam: hội nhập và phát triển, 
tr.42-47. 
6. Lê Văn Viết, Trần Phương Lan (2015), “Thư viện Quốc gia Việt Nam với việc phục vụ 
bạn đọc là giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng”, Kỷ yếu hội thảo Thư viện 
Việt Nam: hội nhập và phát triển, tr.210-217. 
7. Website:  
8. Website:  
12 
TỪ VIẾT TẮT 
CNTT Công nghệ thông tin 
CSDL Cơ sở dữ liệu 
HQT CSDL Hệ quản trị CSDL 
HTTT Hệ thống thông tin 
LAN Mạng cục bộ 
THDL Tích hợp dữ liệu 
NCKH Nghiên cứu khoa học 
Trang TTĐT Trang Thông tin điện tử 
TT THDL Trung tâm tích hợp dữ liệu 
PMDC Phần mềm dùng chung 
DAS Lưu trữ kết nối trực tiếp ~ Direct Attached Storage 
NAS Lưu trữ kết nối vào mạng IP ~ Network attached Storage 
SAN Mạng lưu trữ ~ Storage Area Network 
CAS Lưu trữ nội dung ~ Content Addressed Storage 
NOC Trung tâm điều hành mạng ~ Network Operating Center 
HA Độ sẵn sàng cao ~ High Avaiable 
GUI Giao diện người dùng đồ họa ~ Graphic User Interface 
13 

File đính kèm:

  • pdflien_ket_cac_thu_vien_dai_hoc_trong_trien_khai_hoat_dong_dic.pdf