Khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán, làm thay đổi đáng kể đến cách thức xử lý và trình bày thông tin kế toán của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả đưa ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng quy định của các văn bản đó trong thực tiễn, từ đó thấy rõ hơn sự cần thiết phải áp dụng đầy đủ Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với một
số loại hình doanh nghiệp.
Bạn đang xem tài liệu "Khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 129 - tháng 7/2018 KHUOÂN KHOÅ PHAÙP LYÙ TRONG LÓNH VÖÏC KEÁ TOAÙN KIEÅM TOAÙN VAØ THÖÏC TIEÃN AÙP DUÏNG TRONG GIAI ÑOAÏN HIEÄN NAY ThS. NGUYỄN THị QUỳNH HOA* * Khoa Kế toán, Kiểm toán - Học viện Ngân hàng Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán, làm thay đổi đáng kể đến cách thức xử lý và trình bày thông tin kế toán của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả đưa ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng quy định của các văn bản đó trong thực tiễn, từ đó thấy rõ hơn sự cần thiết phải áp dụng đầy đủ Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với một số loại hình doanh nghiệp. Từ khóa: khuôn khổ pháp lý, kế toán, kiểm toán Legal framework in the field of accounting, auditing and current application status In the period from 2014 to now, Vietnam has issued many legal and professional documents related to accounting and auditing, significantly changing the way of handling and presentation of accounting information of enterprises. Within the scope of this article, the author gives a number of points to note in the process of applying the provisions of such documents in practice, thus clearly stresses the need to fully apply the national accounting standards for some types of enterprises. key words: Legal framework, accounting, auditing 1. khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực kế toán kiểm toán Việt Nam Hiện nay, luật pháp của nước ta đã có nhiều Luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn... tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho hoạt động kế toán kiểm toán như: - Luật Kế toán năm 2015 (Nghị định 174/2016 hướng dẫn chi tiết một số điều trong Luật Kế toán 2015): - Luật Kiểm toán độc lập. - Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật Chứng khoán. - Dự thảo nghị định kiểm toán nội bộ: Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ thành lập Ban kiểm soát theo quy định của Luật doanh nghiệp (ngoại trừ các đơn vị có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài) mà không có Ủy ban kiểm toán. Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình: Thành lập Ban kiểm soát hoặc Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị (trường hợp này phải có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập). Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp; thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tài chính; kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp. Các thành viên của Ban Kiểm soát này thường không có đủ chuyên môn sâu về công TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 129 - tháng 7/2018 tác bổ nhiệm, thay thế và miễn nhiệm kiểm toán viên cũng như soát xét báo cáo kiểm toán. Điều này không phải là một thông lệ tốt trong quản trị doanh nghiệp. Sự ra đời của nghị định kiểm toán nội bộ trong thời gian tới được hy vọng sẽ nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ. - Hệ thống Chuẩn mực kế toán và kiểm toán. - Các thông tư hướng dẫn chế độ kế toán: TT200, TT133, TT232/2012 Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; TT175/2011 CĐKT cho Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, TT209 chế độ kế toán quỹ đầu tư phát triển địa phương, Dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ. - Các văn bản hướng dẫn cho một số lĩnh vực, doanh nghiệp nhà nước đặc thù: hướng tới giảm thiểu hạn chế các văn bản loại này để đảm bảo sự công bằng và minh bạch cho các loại hình doanh nghiệp như khuyến nghị của báo cáo ROSC của NHTG. 2. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình áp dụng các quy định pháp lý vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp • Ghi nhận khuyến mại khi bán hàng - Khuyến mại không kèm điều kiện: ghi 641. - Khuyến mại có kèm điều kiện mua hàng: tách riêng giá trị hàng bán và hàng khuyến mại để ghi nhận khi đủ điều kiện ghi nhận. Ví dụ: bán nhà kèm gói nội thất, du lịch, phí dịch vụ: tách riêng giá trị nhà, nội thất, du lịch, dịch vụ. Khi bán ghi nhận doanh thu tương ứng với giá trị nhà. Giá trị nội thất, du lịch, dịch vụ ghi doanh thu chưa thực hiện. Doanh thu nội thất, du lịch, dịch vụ ghi khi thực hiện hoặc hết thời gian khuyến mại mà khách hàng không nhận khuyến mại. Lưu ý: với các loại hàng hóa dịch vụ khuyến mại không phải nằm trong danh mục kinh doanh của doanh nghiệp thì ghi thu nhập khác. - Chương trình khách hàng truyền thống: khoản 1.6.10 Điều 79 Thông tư 200: Khi mua hàng hóa, dịch vụ, khách hàng được tích điểm thưởng để khi đạt đủ số điểm theo quy định sẽ được nhận một NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 129 - tháng 7/2018 lượng hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được giảm giá chiết khấu: xác định giá trị hợp lý của điểm thưởng để ghi doanh thu chưa thực hiện. Khi thực hiện mới ghi nhận doanh thu. • Ghi nhận chiết khấu thương mại và các khoản giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại: Khoản 1.5 Điều 79 Thông tư 200: Nếu xảy ra trước ngày phát hành báo cáo thì coi đây là sự kiện cần điều chỉnh và ghi là khoản giảm trừ doanh thu của kỳ lập báo cáo. Nếu xảy ra sau khi phát hành báo cáo thì ghi là một khoản giảm trừ trên báo cáo kỳ phát sinh. Nhận xét: bản chất tích điểm hưởng chiết khấu ở chương trình khách hàng truyền thống với chiết khấu có điều kiện là giống nhau mà cách xử lý lại khác nhau theo khoản 1.6.10 và khoản 1.5 Điều 79. • Doanh thu bán bất động sản: Không được ghi nhận doanh thu khi chưa bàn giao nhà. Theo Thông tư 200, đối với các công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp là chủ đầu tư (kể cả các công trình, hạng mục công trình mà DN vừa là chủ đầu tư, vừa tự thi công), DN không được ghi nhận doanh thu bán BĐS theo Chuẩn mực kế toán số 15 và không được ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ. Nếu trước đây, DN đã ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến độ, trong trường hợp công trình chưa hoàn thành trước thời điểm TT200 có hiệu lực thì phải sửa chữa sai sót đã ghi nhận doanh thu và hồi tố BCTC. Việc ghi nhận doanh thu bán BĐS phải áp dụng theo VAS 14 tức là đảm bảo thỏa mãn đồng thời các điều kiện: (i) BĐS đã hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua, DN đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu BĐS cho người mua; DN không còn nắm giữ quyền quản lý BĐS như người sở hữu BĐS hoặc quyền kiểm soát BĐS. (ii) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. (iii) Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán BĐS. (iv) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán BĐS. Đối với công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp là chủ đầu tư (kể cả các công trình, hạng mục công trình mà DN vừa là chủ đầu tư, vừa tự thi công), trường hợp khách hàng có quyền hoàn thiện nội thất của BĐS và DN thực hiện việc hoàn thiện nội thất của BĐS theo đúng thiết kế, mẫu mã, yêu cầu của khách hàng thì DN được ghi nhận doanh thu khi hoàn thành, bàn giao phần xây thô cho khách hàng. Trường hợp này, DN phải có hợp đồng hoàn thiện nội thất BĐS riêng với KH, quy định rõ yêu cầu của KH về thiết kế, kỹ thuật, mẫu mã, hình thức hoàn thiện nội thất BĐS và biên bản bàn giao phần xây thô cho khách hàng. Đối với BĐS phân lô bán nền, nếu đã chuyển giao nền đất cho khách hàng (không phụ thuộc đã làm xong thủ tục pháp lý về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa) và hợp đồng không hủy ngang, chủ đầu tư được ghi nhận doanh thu đối với nền đất đã bán khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện như đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sử dụng đất cho người mua; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn và xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán nền đất. • Tiền phạt Với bên bán: - Bị phạt: 811 - Thu phạt: thu nhập khác Với bên mua: - Bị phạt: 811 - Thu phạt: Nếu trừ vào tiền hàng thì ghi giảm giá hàng mua (nếu hàng mua đã bán ghi giảm chi phí), nếu không nhận hàng và nhận phạt: thu nhập khác. • Khấu hao TSCĐ: Những tháng không sử dụng vẫn tính khấu hao vào 811, lưu ý ghi nhận thuế hoãn lại. • BĐS chờ tăng giá không trích khấu hao mà đánh giá suy giảm giá trị. TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 129 - tháng 7/2018 • Nhà xây để bán: chi phí xây dựng dở dang đưa vào 154 chứ không phải 241. Lưu ý trong TT 200 ghi: “Khoản chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường không thỏa mãn định nghĩa về hàng tồn kho theo Chuẩn mực kế toán thì không được trình bày trong chỉ tiêu Hàng tồn kho mà trình bày tại chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn” thuộc TS dài hạn”. • Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn: Doanh thu cũng chỉ được ghi nhận khi kết quả hoàn thành. Tuy nhiên, hướng dẫn này khá “cứng nhắc”. Ví dụ trong trường hợp khách hàng thuê dịch vụ trong vòng 20 ngày từ ngày 13/12/N (tính đến 31/12/N là được 19 ngày) nhưng theo hướng dẫn, kế toán chỉ khi nhận doanh thu khi hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng (sau khi hoàn thành cả 20 ngày). Như vậy, có thể thấy việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng phần lớn được thực hiện cho năm N, một phần nhỏ còn lại được thực hiện trong năm N+1 nên việc ghi nhận toàn bộ doanh thu vào năm N+1 là khá “cứng nhắc” và có phần “không phù hợp”. Theo thông lệ quốc tế, trong trường hợp này doanh nghiệp có 2 lựa chọn: Thứ nhất, ghi tương ứng với phần công việc hoàn thành và thứ hai là ghi nhận khi hoàn thành (nếu không trọng yếu). • Vấn đề về phương pháp tính giá của chứng khoán kinh doanh (TT53 sửa đổi bổ sung TT200): Điểm g Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 200 được sửa đổi bổ sung như sau: Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền. • Vấn đề về xác định tỷ giá (TT53 sửa đổi bổ sung TT200): Thứ nhất, cho phép DN trong việc ghi sổ kế toán đối với các giao dịch góp vốn, nhận vốn góp; ghi nhận nợ phải thu, nợ phải trả, mua sắm tài sản; thanh toán ngay các khoản chi phí bằng ngoại tệ được quyền lựa chọn hoặc là tỷ giá giao dịch thực tế nơi DN thực hiện thanh toán; chỉ định khách hàng thanh toán; chỉ định đối tác góp vốn chuyển khoản để nhận vốn góp, hoặc là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại (NHTM) nợ DN thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, so với việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại Thông tư 200/2014/ TT-BTC thì quy định trong Thông tư 53/2016/ TT-BTC đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN. Theo đó, DN chỉ cần căn cứ vào tỷ giá của một NHTM nơi thường xuyên có phát sinh giao dịch làm căn cứ xác định tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá giao dịch thực tế. Thứ hai, cho phép DN được lựa chọn giữa tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá ghi sổ (bình quân gia quyền di động) đối với bên Có tài khoản Vốn bằng Tiền, nợ phải thu và bên Nợ của tài khoản nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ. Đây là một thay đổi rất quan trọng và mang lại cho DN phương án lựa chọn tỷ giá hoàn toàn khác theo định hướng đơn giản hơn so với quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó, nếu DN quyết định sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán cả bên Nợ và Có của các tài khoản có gốc ngoại tệ (Vốn bằng tiền, Nợ phải thu, Nợ phải trả) thì đến cuối kỳ DN xác định theo 2 trường hợp: - Các khoản mục có gốc ngoại tệ không còn số dư thì DN phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ vào TK 515 hoặc TK 635. - Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư thì DN phải đánh giá lại các khoản mục này theo tỷ giá thực tế. Nếu như trước đó DN đã đăng ký sử dụng tỷ giá xấp xỉ thay cho tỷ giá giao dịch thực tế thì đến cuối kỳ DN sử dụng tỷ giá chuyển khoản NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 63Số 129 - tháng 7/2018 của ngân hàng nơi DN thường xuyên có giao dịch để thực hiện việc đánh giá lại. Tỷ giá chuyển khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng. Thứ ba, Thông tư 53/2016/TT-BTC cho phép ghi nhận lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá ngay khi chuyển tiền đi ký cược, ký quỹ chứ không phải chờ tới khi thu hồi ghi một thể như TT200. Điều này sẽ làm thay đổi giữa CLTG phát sinh và CLTG do đánh giá lại dù kết quả lãi lỗ tổng thể là như nhau. • Dự phòng phải thu khó đòi: Căn cứ xác định quá hạn là dựa vào kỳ hạn gốc chứ không phải kỳ hạn sau khi đã gia hạn. • Lỗ được chuyển: Lưu ý chỉ chuyển các khoản lỗ tính thuế chứ không phải cả các khoản lỗ không được trừ khi tính thuế. • Đưa khoản chi phí hoàn nguyên môi trường vào thông tư. • Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt (TT53 sửa TT200). Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. 3. Tác động của các cơ chế tài chính đặc thù cho một số lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp đến chất lượng thông tin kế toán Việc ban hành các hướng dẫn cơ chế tài chính đặc thù áp dụng cho một số lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn với chuẩn mực và chế độ kế toán. Và kéo theo sự giảm sút về chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị áp dụng theo các cơ chế tài chính đặc thù đó. Vì vậy, để loại bỏ vấn đề thông tin kế toán bị ảnh hưởng bởi các cơ chế đó cần đảm bảo: - Phải quán triệt vấn đề là nội dung của cơ chế tài chính sẽ không đề cập/quy định các vấn đề liên quan đến kế toán (vì đã được quy định trong chuẩn mực, nói giống chuẩn mực thì thừa mà nói khác thì gây ra bất cập): - Cơ chế tài chính chỉ quy định các vấn đề về tài chính: ví dụ như quy chế phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ đối với SOEs. Chừng nào cơ chế tài chính còn quy định các vấn đề của kế toán thì sự chồng chéo và khác biệt còn xảy ra. Ví dụ: TT45 quy định phải trên 30 triệu mới là TSCĐ trong khi chuẩn mực không phải thế. Hay TT 228 quy định cứng nợ quá hạn từ... đến... thì trích lập...%. - Còn nếu quy định các vấn đề liên quan đến kế toán thì phải nói rõ là các quy định này chỉ dùng cho mục đích khác (ví dụ: tính thuế, quản trị doanh nghiệp nhà nước) và ảnh hưởng của các quy định này đến tài sản, nợ phải trả... sẽ được trình bày trong thuyết minh BCTC chứ không làm ảnh hưởng tới BCĐKT, BCKQKD. Ngày nhận bài: 5/6/2018 Ngày duyệt đăng: 19/6/2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp; 2. Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC; 3. Thông tư số 45/2013/TT-BTC, hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; 4. Thông tư số 28/2017/TT-BTC, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 45; 5. Thông tư số 228/2009/TT-BTC, hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN64 Số 129 - tháng 7/2018 TRIEÅN VOÏNG TAêNG TRÖÔÛNG KINH TEÁ KHAÛ QUAN MAI OANH Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II tích cực cùng với nỗ lực điều hành của Chính phủ là những yếu tố giúp giới quan sát và nghiên cứu dự báo GDP cả năm hoàn toàn có thể ở mức trên 6,5%. Song, để nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng bền vững, Chính phủ cần đẩy mạnh và mở rộng các cuộc cải cách để giải quyết các vấn đề trong môi trường đầu tư, tăng năng suất lao động. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP quý II/2018 đạt 6,79% sau khi đã tăng trưởng tới 7,45% trong quý I. Với kết quả này, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt mức 7,08%, cao nhất trong vòng 8 năm qua. GDP cả năm trên 6,5% hoàn toàn khả thi Với mức tăng trưởng tích cực 6,79% của GDP quý II/2018, Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II/2018 vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố mới đây đã lạc quan cho rằng, mục tiêu tăng trưởng năm 2018 đạt 6,5 - 6,7% là hoàn toàn khả thi cho dù triển vọng kinh tế nửa cuối năm có thể có diễn biến kém thuận lợi hơn 6 tháng đầu năm. Trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu đang tăng cao và vẫn có xu hướng gia tăng liên tục, VEPR khuyến nghị cần có sự theo dõi hết sức chặt chẽ và nỗ lực điều hành linh hoạt của các cơ quan quản lý, đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện được việc kiểm soát lạm phát ở mức bình quân năm 2018 dưới 4%. VEPR đưa ra mức dự báo tăng trưởng quý III đạt 6,65%, lạm phát giảm nhẹ xuống mức 4,65%, quý IV tăng trưởng dự kiến đạt 6,55%, lạm phát giảm xuống mức 4,13%. Dự kiến tăng trưởng cả năm 2018 đạt 6,8%. Cũng theo nhận định của VEPR, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có khả năng leo thang trong thời gian tới sẽ khiến tỷ giá chịu sức ép tăng mạnh. Việt Nam nên có chính sách giảm giá đồng VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn mức giảm giá của đồng Nhân dân tệ so với USD để hưởng lợi và cải thiện tình trạng sản xuất. Tương đồng về dự báo lạc quan, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng vừa đưa ra dự báo mới nhất về kinh tế Việt Nam với khẳng định: “Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 6,5% có thể đạt được, tuy nhiên, lạm phát có thể ở mức cao hơn do biến động giá hàng hóa trên thị trường thế giới và việc tăng giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quản lý. Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam có thể chịu tác động mạnh hơn trước các cú sốc trong nước và ngoài nước. Cam kết của Chính phủ với ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện mô hình tăng trưởng là những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam hiện nay”. Đánh giá về thực trạng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, IMF cho rằng, nền kinh tế mở cửa và năng động của Việt Nam đã đạt mức độ tăng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 65Số 129 - tháng 7/2018 trưởng mạnh mẽ trong năm 2017. Các điểm nổi bật là: thị trường tài chính thuận lợi hơn, hoạt động ngân hàng tích cực, môi trường kinh doanh cải thiện và quá trình cải cách tiếp tục diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực chống tham nhũng. Thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam cũng tốt hơn trong thời gian qua nhờ sự hồi phục của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các dòng vốn khác nhờ tăng trưởng bền vững, cải thiện điều kiện kinh doanh trong nước và lãi suất toàn cầu suy giảm. Về triển vọng tăng trưởng năm nay, IMF cho biết, nền kinh tế tiếp tục có động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nỗ lực cải cách trong các lĩnh vực, cải thiện năng suất lao động, hồi phục kinh tế toàn cầu và cam kết về ổn định tài chính và vĩ mô. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế là có thể đạt được trong năm 2018, bất chấp việc hạn chế mục tiêu tăng trưởng tín dụng và tình trạng tài khóa trung lập. Lạm phát được dự báo ở mức 4% trong bối cảnh giá dầu tăng cao và việc tăng giá các dịch vụ công. Với xu thế này và nếu Chính phủ tiếp tục thực hiện các cuộc cải cách như hiện nay, mức tăng trưởng 6,5% là hoàn toàn khả thi. Thặng dư cán cân vãng lai dự kiến sẽ giảm về trung hạn với xu thế tái cấu trúc để thúc đẩy đầu tư và đồng tiền VND tăng giá, dự trữ ngoại hối đạt mức 2,5 đến 3 tháng nhập khẩu. Cần tăng tốc cải cách Lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế song Viện trưởng VEPR, TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh rằng mức tăng trưởng GDP không phải là dấu hiệu cần và đủ cho thấy “sức khỏe” tốt của nền kinh tế, đặc biệt là khi các nhược điểm cố hữu vẫn còn đó, nhất là sự “mong manh” về tài khoá. Việt Nam không có các khoản dự phòng làm “đệm” giảm sốc, trong khi kinh tế lại phụ thuộc đáng kể vào nhiều yếu tố bên ngoài. Trong phần lưu ý về chính sách, các tác giả bản báo cáo của VEPR cho rằng trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương, các nền kinh tế lớn có xu hướng thắt chặt tiền tệ cùng với nguy cơ lạm phát KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN66 Số 129 - tháng 7/2018 gia tăng mạnh trong thời gian gần, tồn tại một khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất đồng VND để ổn định tỷ giá. Đây là một rủi ro quan trọng mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần lưu ý, vì lãi suất tăng sẽ thay đổi toàn bộ trạng thái các thị trường hiện nay. Các nhà nghiên cứu của VEPR lưu ý, tình trạng hàng hóa Trung Quốc có thể đổ vào Việt Nam nhiều hơn trong diễn biến của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cần được chuẩn bị quản lý tốt hơn, nhằm tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nội địa. Trong khi đó, “tăng tốc cải cách và chú trọng ổn định vĩ mô” là hàm ý khuyến nghị chính sách được IMF đưa ra. Theo tổ chức quốc tế này, bất chấp sức tăng trưởng kinh tế hiện nay, những bất ổn trong nền kinh tế và các rủi ro trong nước và nước ngoài cùng những thách thức dài hạn vẫn chưa phai nhạt. Điều đáng ngại là những yếu tố dự phòng tài chính khá mỏng manh và chính sách vĩ mô vẫn chưa đủ linh hoạt để kiểm soát các cú sốc có thể xảy ra. Nền kinh tế mạnh mang lại cơ hội cho cuộc cải cách tham vọng để tạo sân chơi bình đẳng thông qua việc giải quyết những rào cản của nền kinh tế nhằm tăng cường thu hút đầu tư và cải thiện cán cân thanh toán. Bên cạnh việc dự báo, nền kinh tế năng động và hội nhập của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ ổn định vĩ mô và tài chính, từ đó thúc đẩy các cuộc cải cách kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tái cấu trúc và tăng tiềm lực tăng trưởng, IMF đưa ra một số điểm đáng lưu ý cho Việt Nam. Theo tổ chức này, chính sách tài khóa của Việt Nam nên chú trọng củng cố chất lượng để đáp ứng các nhu cầu phát triển lớn hơn và đảm bảo cho Việt Nam có một không gian tài khóa đủ sức đương đầu các thách thức dài hạn. Cải cách tài khóa nên được thực hiện theo hướng mở rộng cơ sở thuế, giảm các chi phí hành chính công, đảm bảo an sinh xã hội bằng việc thực thi các cải cách dịch vụ công và chính sách an sinh xã hội tốt, đồng thời, cần tiếp tục cải thiện chất lượng đầu tư công. Trên thị trường tiền tệ, để duy trì ổn định vĩ mô, IMF cho rằng, chính sách tiền tệ nên thắt chặt bằng cách giảm tăng trưởng tín dụng để phù hợp với các mục tiêu đang thực hiện. Cần chính sách hối đoái linh hoạt để giảm các dòng tiền đầu cơ, sẵn sàng ứng phó với các cú sốc và giảm thâm hụt cán cân thanh toán. “Các cuộc cải cách cần thực hiện trên phạm vi rộng hơn, nhanh hơn để giải quyết các vấn đề trong môi trường đầu tư, tăng năng suất lao động. Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao; tiếp tục giảm các rào cản về pháp lý; minh bạch môi trường đầu tư và cải thiện chất lượng nguồn dữ liệu, hỗ trợ đầu tư; cải cách giáo dục đại học, giảm mức độ tập trung về sở hữu đất đai của Nhà nước; tiếp tục tái cơ cấu sở hữu nhà nước; tiếp tục tăng cường các biện pháp chống tham nhũng và đương đầu với môi đe dọa từ biến đổi khí hậu”, báo cáo của IMF nêu rõ. GDP 6 tháng qua các năm 2011 5,92% 2012 4,93% 2013 4,9% 2014 5,22% 2015 6,32% 2016 5,65% 2017 5,83% 2018 7,08% (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
File đính kèm:
- khuon_kho_phap_ly_trong_linh_vuc_ke_toan_kiem_toan_va_thuc_t.pdf