Khảo sát tình hình tiêu dùng thực phẩm thủy sản của phụ nữ và trẻ em ở tỉnh An Giang

Khảo sát nhằm đánh giá lượng thực phẩm và năng lượng cung cấp trong 24 giờ đối với phụ nữ, trẻ em và phân

tích vai trò của thực phẩm thủy sản đối với tiêu dùng hàng ngày. Điều tra được thực hiện từ tháng 01 - 11/2017 tại

tỉnh An Giang thông qua phỏng vấn 300 phụ nữ và 300 trẻ em căn cứ theo mùa nắng (MN) và mùa mưa (MM). Kết

quả khảo sát cho thấy, lượng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của phụ nữ vào MN và MM lần lượt là 750,3 g (1.411,8

Kcal) và 780,6 g (1.403,5); đối với trẻ em tương tự lần lượt là 683,1 g (764,7 Kcal) và 616,5 g (983,7 Kcal). Trong đó,

thực phẩm thủy sản cung cấp cho phụ nữ và trẻ em hàng ngày lần lượt chiếm 18,1 - 18,8% về khối lượng (10,9 -

12,8% về năng lượng) và 9,5 - 9,8% về khối lượng (6,8 - 9,3% về năng lượng).

pdf 7 trang kimcuc 3820
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tình hình tiêu dùng thực phẩm thủy sản của phụ nữ và trẻ em ở tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tình hình tiêu dùng thực phẩm thủy sản của phụ nữ và trẻ em ở tỉnh An Giang

Khảo sát tình hình tiêu dùng thực phẩm thủy sản của phụ nữ và trẻ em ở tỉnh An Giang
106
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018
canh trong nhân giống và trồng hoa cẩm chướng. Luận 
văn thạc sỹ - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Phạm Thị Tố Liên, Võ Thị Bạch Mai, 2007. Bước đầu 
nghiên cứu sự tạo dịch treo tế bào cây đinh lăng 
Polyscias fruticosa (L.) Harms. Tạp chí phát triển 
KH&CN, tập 10, số 07- 2007, tr. 11-16.
Phạm Văn Lộc, 2014. Nghiên cứu tao rễ bất định cây 
đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) bằng 
phương pháp nuôi cấy in vitro. Khoa học & Công 
nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 3 tr. 106-108.
Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. 
Nhà xuất bản Y học, tr. 268.
Nguyễn Quang Thạch, Ngô Thị Lam Giang, Trương 
Thanh Hưng, Phạm Văn Tuân, Lại Đức Lưu, Từ 
Bích Thủy, Ngô Minh Dũng, 2015. Nghiên cứu 
hoàn thiện công nghệ khí canh trong nhân giống 
và sản xuất nguồn nguyên liệu húng chanh Ấn Độ 
(Coleus forskohlii) tại Nam bộ phục vụ phát triển 
nguồn dược liệu mới thay thế nhập nội. Báo cáo tổng 
kết đề tài Bộ Công thương, tr. 45-48.
Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn 
Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Hương, Lại Đức Lưu, 
2006. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí 
canh trong nhân nhanh giống khoai tây cấy mô. Tạp 
chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Số 4+5/2006, tr. 
73- 78.
Salwa S. Sakr1, Sad S. Melad1, M. A. El-Shamy2 and 
Asma E. Abd Elhafez, 2014. In vitro Propagation 
of Polyscias fruticosa Plant. International Journal of 
Plant & Soil Science, p.1167-1181.
Soffer, H. And D.W. Burger, 1988. EffECts of dissolved 
oxygen concentrations in aero-hydroPonics on the 
formation and growth of adventitiuons roots. Journal 
of the American Society for Horticultural Science 113 
(2): 218-221.
Stoner, R. J., 1983. AeroPonics Versus bed and 
HydroPonic Propagation. “Florists’ Review, Vol. 173, 
No. 4477.
Application of aeroponic technique in rapid propagation of Polyscias fruticosa 
Truong Thanh Hung, Nguyen Quang Thach, Tran Thi Quy, 
Ngo Thi Lam Giang, Pham Huu Nhuong
Abstract
Polyscias fruticosa L. Harms is a saponin-containing plant and it is widely used in traditional medicine as well as 
in modern medicine. Therefore, rapid propagation of Polyscias fruticosa for massive production is necessary. In 
fact, conventional propagation method via cuttings on soil and mixed substrates does not provide sufficient quality 
plants. The in vitro culture technique is applied to produce large disease-free materials, however, the survival rate 
of seedling plants is not so high when transplanting from the bottle to the greenhouse. This study aims to apply 
the aeroponic technique to overcome the above mentioned problems. The results showed that the survival rate of 
Polyscias fruticosa seedlings which were transplanted to the greenhouse on aeroponic system was very high, up 
to 95%. Using the modified Hoagland nutrient solution with an electrical conductivity (EC) of 1,500 μS/cm in 
combination with spraying for 20 seconds and then interrupted spraying in 10 minutes indicated the best results for 
propagation of Polyscias fruticosa from lateral shoots on aeroponic system. 
Keywords: Polyscias fruticosa, aeroponic technique, vegetative propagation
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY SẢN 
CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở TỈNH AN GIANG 
Huỳnh Văn Hiền1, Nguyễn Thị Kim Quyên1, 
Trần Minh Phú1, Trần Thị Thanh Hiền1, Phạm Minh Đức1
TÓM TẮT
Khảo sát nhằm đánh giá lượng thực phẩm và năng lượng cung cấp trong 24 giờ đối với phụ nữ, trẻ em và phân 
tích vai trò của thực phẩm thủy sản đối với tiêu dùng hàng ngày. Điều tra được thực hiện từ tháng 01 - 11/2017 tại 
tỉnh An Giang thông qua phỏng vấn 300 phụ nữ và 300 trẻ em căn cứ theo mùa nắng (MN) và mùa mưa (MM). Kết 
quả khảo sát cho thấy, lượng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của phụ nữ vào MN và MM lần lượt là 750,3 g (1.411,8 
Kcal) và 780,6 g (1.403,5); đối với trẻ em tương tự lần lượt là 683,1 g (764,7 Kcal) và 616,5 g (983,7 Kcal). Trong đó, 
thực phẩm thủy sản cung cấp cho phụ nữ và trẻ em hàng ngày lần lượt chiếm 18,1 - 18,8% về khối lượng (10,9 - 
12,8% về năng lượng) và 9,5 - 9,8% về khối lượng (6,8 - 9,3% về năng lượng).
Từ khóa: Tiêu dùng thủy sản, khảo sát, phụ nữ, trẻ em 
Ngày nhận bài: 25/10/2017
Ngày phản biện: 3/11/2017
Người phản biện: PGS. TS. Lê Quang Luân
Ngày duyệt đăng: 11/12/2017
1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
107
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm thủy sản đóng vai trò quan trọng cung 
cấp protein và năng lượng cho con người. Theo FAO 
(2016) lượng thực phẩm thủy sản tiêu dùng bình 
quân trên thế giới vào năm 2014 là 20,1 kg/người/
năm. Theo nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Nguyễn 
Thị Kim Quyên (2011) thì mức tiêu thụ thực phẩm 
thủy sản bình quân của người dân vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long (ĐBSCL) là 64,4 kg/người/năm. Tuy 
nhiên, khi nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) 
và thiếu hụt vi chất thì cho thấy phụ nữ trong độ tuổi 
20 - 30 tuổi tại tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ SDD 
và thiếu hụt vi chất vẫn còn ở mức cao (Đinh Thị 
Phương Hoa, 2013). Tình trạng thiếu dinh dưỡng và 
tình hình ăn uống của phụ nữ phản ánh những vấn 
đề về khẩu phần ăn còn thiếu các thực phẩm giàu 
chất dinh dưỡng đặc biệt là các thức ăn có nguồn 
gốc động vật. Theo nghiên cứu của Latdaphone 
Vongphaky và cộng tác viên (2016) về trẻ em trong 
độ tuổi từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi ở Lào cho thấy 
tỷ lệ thiếu dinh dưỡng thể hiện ở mức nhẹ cân và 
thấp còi chiếm tỷ lệ 60,9% trong tổng số trẻ em được 
nghiên cứu. An Giang là tỉnh có tỷ lệ dân số tăng 
nhanh do đó việc chú trọng phát triển thủy sản đáp 
ứng nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình nói chung và 
nhóm phụ nữ và trẻ em nói riêng được đặc biệt quan 
tâm. Do vậy nghiên cứu này chọn địa bàn tỉnh An 
Giang để thực hiện với mục tiêu là nhằm cung cấp 
thông tin cơ bản về tiêu dùng thực phẩm và vai trò 
của thực phẩm thủy sản đối với tiêu dùng của phụ 
nữ và trẻ em của địa bàn nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là các phụ nữ và trẻ em (từ 
6 tháng tuổi đến 6 tuổi) ở tỉnh An Giang.
Hình 1. Bản đồ tỉnh An Giang thể hiện vị trí 
của địa bàn khảo sát
(Nguồn: Tạp chí bất động sản - cafe land, 2017) 
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 
- Số liệu thứ cấp: Thu thập từ Cục Thống kê tỉnh 
An Giang, Viện dinh dưỡng, các bài báo khoa học 
đã xuất bản. 
- Số liệu sơ cấp: Địa bàn thu thập số liệu gồm 
Thành phố Long Xuyên, huyện Tân Châu và huyện 
Châu Phú với tổng số mẫu là 600 quan sát, trong đó 
300 phụ nữ (mùa nắng 150 phụ nữ và mùa mưa 150 
phụ nữ) và 300 trẻ em (mùa nắng 150 trẻ em và mùa 
mưa 150 trẻ em). Số liệu được thu thập bằng cách 
sửa dụng bảng phỏng vấn cấu trúc được soạn sẵn 
bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghiên 
cứu này cũng thu thập thông tin chế độ ăn và mức 
dinh dưỡng của các trẻ em tại 03 trường mẫu giáo 
trên địa bàn thành phố Long Xuyên, huyện Tân 
Châu và huyện Châu Phú.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 
- Phương pháp thống kê mô tả: Tính toán giá trị 
trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, các giá trị lớn 
nhất, nhỏ nhất, sai số, tần suất, tỉ lệ phần trăm để mô 
tả về thông tin tiêu dùng đối với thực phẩm và thực 
phẩm thủy sản.
- Phương pháp phân tích và tính toán trong 24 
giờ: Số liệu được thu thập về chế độ ăn uống của phụ 
nữ và trẻ em bắt đầu từ 7 giờ sáng hôm nay cho đến 
7 giờ sáng ngày hôm sau để làm cơ sở tính toán mức 
tiêu dùng trong 24 giờ. Tất cả các loại thực phẩm 
được đo lường chính xác bằng gram. 
- Phương pháp tính toán thành phần dinh dưỡng: 
Khối lượng thực phẩm tiêu thụ từ kết quả điều tra 
được qui đổi sang năng lượng (Kcal) bằng cách dựa 
vào bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện 
Dinh Dưỡng, Bộ Y tế (2007) và bảng thành phần 
dinh dưỡng Châu Á (ASEAN Food Composition 
Table, 2014). 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 
11/2017 tại tỉnh An Giang. Thời điểm của mùa nắng 
được tính bắt đầu từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 4 
năm 2017 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 
10 dương lịch. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực phẩm tiêu dùng và mức dinh dưỡng tiêu 
thụ của phụ nữ và trẻ em 
3.1.1. Các loại thực phẩm được phụ nữ và trẻ em 
tiêu dùng trong 24 giờ
Kết quả nghiên cứu (Hình 2) cho thấy, các món 
được phụ nữ ăn vào buổi sáng của MN và MM 
108
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018
khác biệt không đáng kể với món phổ biến là bún 
(24 - 27%) kế đến là hủ tiếu (21,3 - 30,7%). Vào buổi 
trưa thì cơm được hầu hết phụ nữ ăn hàng ngày với 
tỷ lệ 82,7% vào MN và 93,3% vào MM, các món kết 
hợp cùng với cơm là món kho (63,3% MN và 40,0% 
MM) và món canh (64,0% MN và 46,7% MM). Ngoài 
ra, buổi trưa thì phụ nữ còn ăn một số món khác 
kết hợp như: lẩu (33,3% MN và 14,0% MM), uống 
sữa (4,7% MN và 4,0% MM). Đối với buổi chiều thì 
món phổ biến là cơm (87,9% MN và 86,7% MM), 
bên cạnh đó có kết hợp với món canh (60,0% MN và 
49,3% MM), món kho (43,3% MN và 64,7% MM). 
Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi thì thường 
uống sữa tươi (bao gồm sữa tươi dạng nước đóng 
hộp và sữa bột công thức) với tỷ lệ cao nhất vào buổi 
sáng và buổi chiều. Buổi sáng của MN thì tỷ lệ trẻ em 
uống sữa tươi là 54,0% và ở MM thì tỷ lệ trẻ em uống 
sữa tươi là 41,3%. Buổi chiều của MN thì tỷ lệ trẻ em 
uống sữa tươi là 55,3% và ở MM thì tỷ lệ trẻ em uống 
sữa tươi là 60,7%. 
(a)
(a)
(b)
(b)
Hình 2. Các món ăn của nữ mùa nắng (a) và mùa mưa (b)
Hình 3. Món ăn của trẻ em mùa nắng và mùa mưa
Theo kết quả khảo sát (Hình 3) cho thấy trẻ em 
uống sữa mẹ với tỷ lệ là 10 - 40% số trẻ khảo sát. Đối 
với trẻ em trong độ tuổi uống sữa mẹ (6 - 18 tháng 
tuổi) thì có 100% số trẻ trong độ tuổi được uống sữa 
mẹ với tần suất ít nhất là 1 - 2 lần/ngày và buổi sáng 
và buổi chiều là chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đó cho 
thấy, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi uống sữa mẹ ở tỉnh 
An Giang được uống sữa mẹ là 100%, nhưng có một 
số trẻ chỉ uống sữa mẹ được 1 lần/ngày do mẹ phải 
làm việc nên gửi con tại các cơ sở mẫu giáo và uống 
bổ sung bằng sữa công thức. Theo nghiên cứu của Le 
Thi Huong và cộng tác viên (2016) cho thấy trẻ em 
được uống sữa mẹ và cung cấp chất dinh dưỡng tốt 
thì tỷ lệ suy dinh dưỡng sẽ thấp. Điều đó cho thấy 
vai trò của sữa mẹ rất quan trọng trong việc cung cấp 
dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của trẻ sau khi sinh.
3.1.2. Mức năng lượng cung cấp cho phụ nữ và trẻ 
em trong 24 giờ
Kết quả từ bảng 1 cho thấy, khẩu phần ăn trung 
bình của phụ nữ là 750,3 g/ngày (1411,8 Kcal/ngày) 
và MM thì khẩu phần ăn trung bình là 780,6 g/ngày 
(1403,5 Kcal/ngày). Theo nghiên cứu của Touch 
Bunthang và cộng tác viên (2015), năng lượng khuyến 
nghị của một phụ nữ ở lứa tuổi từ 30 - 49 là 1.810 
kcal/ngày. So với mức khuyến nghị về năng lượng thì 
phụ nữ ở An Giang đáp ứng được 75,5 - 78% nhu 
cầu về năng lượng khuyến nghị. Khẩu phần ăn này 
109
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018
Bảng 1. Thực phẩm cung cấp năng lượng cho phụ nữ và trẻ em trong 24 giờ
của phụ nữ chủ yếu là nhóm cung cấp năng lượng là 
quan trọng nhất (gạo, lương thực, đường, chất béo 
và củ các loại) với mức tiêu dùng bình quân là 318,7 
g/ngày (956,2 Kcal/ngày) vào MN và 377,6 g/ngày 
(979,4 Kcal/ngày) vào MM. Nhóm cung cấp protein 
(thịt, trứng, sữa, cá, hải sản) thì MN tiêu dùng trung 
bình là 247,5 g/ngày (341,6 Kcal/ngày), trong khi 
MM lượng tiêu thụ trung bình là 248,4 g/ngày (340,0 
Kcal/ngày). Nhóm bổ sung (rau và trái cây) và nhóm 
thực phẩm khác (gia vị, thức uống các loại) thì chiếm 
tỷ lệ thấp trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tiêu dùng của trẻ em vào MN trung bình là 683,1 
g/ngày (764,7 Kcal/ngày) và MM 616,5 g/ngày (983,7 
Kcal/ngày). Theo nghiên cứu của Touch Bunthang 
và cộng tác viên (2015) thì năng lượng khuyến nghị 
cho trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi là 844,9 
kcal, vì vậy mức năng lượng cung cấp cho trẻ em 
hàng ngày ở An Giang đáp ứng được yêu cầu của 
mức khuyến nghị. Theo nghiên cứu của Le Thi 
Huong và cộng tác viên (2014) cho thấy năng lượng 
cung cấp cho cơ thể trẻ em 24 - 59 tháng tuổi ở tỉnh 
Tuyên Quang là 996,9 - 1.259,3 Kcal/ngày và chưa 
đáp ứng được mức khuyến cáo. Trong khẩu phần ăn 
này thì nhóm cung cấp năng lượng (gạo, lương thực, 
đường, chất béo và củ các loại) có lượng tiêu dùng 
MN trung bình là 228,1 g/ngày (336,0 Kcal/ngày) 
và MM là 171,3 g/ngày (495,1 Kcal/ngày). Kế đến là 
nhóm cung cấp protein (thịt, trứng, sữa, cá, hải sản) 
thì MN tiêu dùng trung bình là 404,2 g/ngày (399,3 
Kcal/ngày), trong khi MM thì lượng tiêu thụ trung 
bình là 420,3 g/ngày (465,7 Kcal/ngày).
Đối với nhóm bổ sung (rau và trái cây) và nhóm 
thực phẩm khác (gia vị, thức uống các loại) thì cũng 
đóng góp lượng và mức năng lượng với tỷ lệ thấp 
hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em.
Diễn giải
Phụ nữ Trẻ em
Mùa nắng Mùa mưa Mùa nắng Mùa mưa
Lượng 
tiêu thụ 
(Gram)
Năng 
lượng 
(Kcl)
Lượng 
tiêu thụ 
(Gram)
Năng 
lượng 
(Kcl)
Lượng 
tiêu thụ 
(Gram)
Năng 
lượng 
(Kcl)
Lượng 
tiêu thụ 
(Gram)
Năng 
lượng 
(Kcl)
Cung cấp năng lượng 318,7 956,2 377,6 979,4 228,1 336,0 171,3 495,1
Gạo 230,0 793,0 238,0 818,1 153,5 220 134 449
Lương thực khác 62,9 89,2 57,6 87,3 65,4 94,5 15,9 28,3
Đường 10,5 36,1 5,0 19,5 4,1 14,7 4,3 10
Chất béo và dầu 1,9 15,8 2,2 19,4 0,7 2,5 0,05 1,08
Các loại củ 13,4 22,1 74,8 35,1 4,4 4,3 17 6,7
Bổ sung 174,2 96,8 137,9 76,4 42,6 19,9 17,5 7,3
Rau 122,0 51,3 74,5 21,1 20,6 6,8 8,6 2,12
Trái cây 52,2 45,5 63,4 55,3 22 13,1 8,89 5,22
Protein 247,5 341,6 248,4 340,0 404,2 399,3 420,3 465,7
 Thịt 83,0 142,0 90,8 141,5 62,2 94,6 36,2 61,3
Trứng 18,9 40,7 7,4 13,4 15 26,9 12,5 22,6
Sữa 9,8 5,4 3,1 5,4 259,9 206,7 313 315
Cá 127,0 145,0 128,0 148,8 55,4 59,1 48 54,4
Hải sản (cá biển, 
tôm, cua ghẹ) 8,8 8,5 19,1 30,9 11,7 12 10,6 12,4
Khác 9,9 17,2 16,7 7,7 8,2 9,5 7,5 15,6
Các loại gia vị 7,3 16,4 13,3 6,7 1,7 7,8 3,1 12,7
Thức uống các loại 2,7 0,8 3,4 1,0 6,5 1,7 4,4 2,9
Tổng cộng 750,3 1.411,8 780,6 1.403,5 683,1 764,7 616,5 983,7
110
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018
3.2. Năng lượng cung cấp từ các loại thủy hải sản 
trong 24 giờ
Lượng tiêu dùng thủy sản của phụ nữ (Bảng 2) 
vào MN trung bình là 135,7 g/ngày (153,7 Kcal/
ngày) và MM là 147,1 g/ngày (179,7 Kcal/ngày). Kết 
quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của 
Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên (2011) về 
tiêu dùng thủy sản nói chung của ĐBSCL là 64,4 g/
ngày. Trong nhóm thủy sản được phụ nữ tiêu dùng 
thì cá lóc (39,1 g/ngày), cá điêu hồng/rô phi (26,2 g/
ngày) và cá tra/basa (17,6 g/ngày) chiếm khối lượng 
tiêu dùng nhiều nhất và MN. Đối với MM cũng 
tương tự là các loài như: cá lóc (43,6 g/ngày), cá diêu 
hồng/rô phi (33,9 g/ngày) và lươn (15,1 g/ngày).
Từ bảng 2 cho thấy lượng thủy sản tiêu dùng 
trung bình trong 24 giờ của trẻ em vào MN là 67,1g/
ngày (71,1 Kcal/ngày) và cao hơn MM là 60,6 g/
ngày (66,82 Kcal/ngày). Kết quả này cao hơn so với 
nghiên cứu của Touch Bunthang và cộng tác viên 
(2015) về dinh dưỡng của trẻ em nữ tại Campuchia 
là 52,99 g/ngày (69,8 Kcal/ngày). Trong đó, cá lóc là 
loài có lượng tiêu dùng cao nhất (28,5 g/ngày vào 
MN và 30,0 g/ngày vào MM) và cũng là loài cung 
cấp năng lượng cao nhất trong nhóm các loài thủy 
sản mà trẻ em tiêu dùng (27,9 Kcal/ngày MN và 29,2 
Kcal/ngày MM).
Tỷ lệ đóng góp thực phẩm (Bảng 3) đối với phụ 
nữ thì nhóm thủy sản đóng góp vào tổng khối lượng 
thực phẩm tiêu dùng hàng ngày là 18,1% MN và 
18,8% vào MM tương ứng với 10,9% (MN) và 12,8% 
(MM) mức năng lượng cho cơ thể hàng ngày. Trong 
khi đó nhóm cung cấp năng lượng đóng góp 42,5% 
(MN) và 48,8 % MM) vào tổng lượng thực phẩm 
tiêu dùng và tương ứng 67,7% (MN) và 69,8 (MM) 
vào tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày cho cơ thể. 
Nhìn chung lượng thủy sản tiêu dùng của phụ nữ 
MN thấp hơn so với MM.
Đối với trẻ em, thực phẩm thủy sản đóng góp 
9,8% MN và 9,5% MM vào tổng lượng thực phầm 
tiêu dùng hàng ngày. Nhóm cung cấp năng lượng 
chiếm 33,4% MN (mức năng lượng 43,9%) và 27,8% 
MM (mức năng lượng 50,3%) vào tổng lượng thực 
phầm tiêu dùng hàng ngày. Nhóm thịt, trứng sữa 
đóng góp được 49,3% MN và 58,7% MM vào tổng 
lượng thực phẩm tiêu dùng của trẻ em hàng ngày 
tương ứng với mức năng lượng là 42,9% MN và 
40,6% MM vào tổng năng lượng cung cấp. Như vậy, 
nhóm cung cấp năng lượng và nhóm thịt, trứng sữa 
đóng vai trò quan trọng, ngoài ra nhóm thủy sản 
đóng góp quan trọng về lượng và năng lượng cho 
trẻ em. 
Bảng 2. Các loài thủy sản cung cấp năng lượng cho phụ nữ và trẻ em trong 24 giờ
Loài thủy hải sản
Phụ nữ Trẻ em
Mùa nắng Mùa mưa Mùa nắng Mùa mưa
LTT (g) NL (Kcal) LTT (g) NL (Kcal) LTT (g) NL (Kcal) LTT (g) NL (Kcal)
Cá lóc 39,1 37,3 43,6 42,3 28,5 27,9 30 29,2
Diêu hồng 26,2 25,4 33,9 32,8 10,2 10,1 4,8 4,7
Rô đồng 5,4 5,5 6,1 6,3 2 1,1 2 2,2
Tra/basa 17,6 30,9 14,1 24 7,4 9,3 4,8 8,22
Lươn 8 14,4 15,4 27,7 8 12 6 10,8
Cá trê 4 5 2,5 3,8 0,1 0,1 1,1 1,5
Mè vinh, chép, he,.. 8,1 10,1 9 11,2 0,5 0,9 0,5 0,4
Ếch 6,2 6,5     3,5 2,3 4,5 4,2
Cá lăng 6,5 7,3 5,6 6,3 2,2 2,5 1,5 1,3
Tôm, tép, cua, ghẹ 4,2 3,5 5,7 4,3 2,5 1,9 3,2 2,4
Cá thát lát     5,8 16,7 0,8 2,3    
Khác 10,4 7,6 5,4 4,3 1,4 0,7 2,2 1,9
Tổng cộng 135,7 153,5 147,1 179,7 67,1 71,1 60,6 66,82
111
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Phụ nữ tiêu dùng thực phẩm hàng ngày là 750,3 
g/ngày (1.411,8 Kcal) vào MN và 778,6 g/ngày 
(1.403,5 Kcal) vào MM, mức năng lượng này chỉ đáp 
ứng được 75,5 - 78% nhu cầu so với mức khuyến 
nghị. Loài thủy sản phụ nữ chọn lựa trong tiêu dùng 
phổ biết nhất là loài cá lóc (60 - 71,3%). Nhóm thực 
phẩm thủy sản đóng góp 18,1 - 18,8% về lượng thực 
phẩm tiêu dùng và 10,9 - 12,8% về mức năng lượng.
Đối với trẻ em thì lượng tiêu dùng hàng ngày MN 
là 683,1 g/ngày (MN 764,7 Kcal) và 616,5 g/ngày 
(983,7 Kcal) vào MM, mức năng lượng này đáp ứng 
được nhu cầu so với mức khuyến nghị của trẻ em 
trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. Loài thủy sản trẻ 
em tiêu dùng phổi biến nhất là cá lóc (71,3 - 80,0%) 
và lươn (65,3 - 78,7%). Nhóm thực phầm thủy sản 
đóng góp 9,5 - 9,8% về lượng thực phẩm tiêu dùng 
và 6,8 - 9,3% về mức năng lượng.
4.2. Đề nghị
Cần tuyên truyền để nâng cao kiến thức về khẩu 
phần ăn và thực phẩm tiêu dùng cho phụ nữ, nhất 
là phụ nữ vùng nông thôn trong việc chọn lựa thực 
phẩm hàng ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và 
mức năng lượng trong tiêu dùng.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn nhà tài trợ 
của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID, số 
tài trợ EPP-A-00-06-00012-00 thông qua tổ chức 
AquaFish Innovation Lab hợp tác với Khoa Thủy 
sản, Trường Đại học Cần Thơ. Cảm ơn các bạn sinh 
viên lớp Kinh tế Thủy sản và Chế biến Thủy sản khóa 
40 đã hỗ trợ thu thập số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y Tế, 2007. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam 
năm 2007. Nhà xuất bản Y học, 527 trang.
Đinh Thị Phương Hoa, 2013. Tình trạng dinh dưỡng, 
thiếu máu và hiểu quả bổ sung sắt hằng tuần ở phụ nữ 
20 - 35 tuổi tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Luận 
án tiến sỹ dinh dưỡng. Viện dinh dưỡng.
Latdaphone Vongphaky, Phùng Ngọc Đức và Lê Đình 
Phan, 2016. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 
em từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi tại 2 trường mầm 
non thủ đô Viêng Chăn, năm 2015. Tạp chí của Viện 
Sức khỏe cộng đồng, (31): 20-23.
Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Tiêu 
thụ thủy sản của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu 
Long. Tạp chí thương mại thủy sản, trang 431-439. 
Tạp chí bất động sản – cafe land, 2017. An Giang: 
Qui hoạch sử sụng đất đến 2020. Truy cập ngày 
04/12/2017. Địa chỉ: https://cafeland.vn/quy-hoach/
an-giang-quy-hoach-su-dung-dat-den-nam-2020
-35007.html.
ASEAN Food Composition Table, 2014., THAILAND 
ASEAN FOODS Regional Centre and INFOODS 
Regional Database Centre. Institute of Nutrition, 
Mahidol University, 87 page.
FAO, 2016. The state of world fisheries and aquaculture. 
Contributing to food security and nutrition for all. 
FAO Fisheries and Aquaculture Department. Rome, 
200 pp.
Le Thi Huong, Le Hong Phuong and Nguyen Thu 
Giang, 2016. Nutritional status of children under 
five years old and some related factors in Xuan 
Quang commune, Chiem Hoa district, Tuyen 
Quang province, Vietnam, 2011. Vietnam Journal of 
Preventive Medicine, 41-47.
Le Thi Huong, Le Thi Thanh Xuan, Le Hong Phuong, 
Doan Thi Huyen and Joacim Rocklov, 2014. Diet 
and nutritional status among children 24-59 months 
by seasons in a mountainous area of Northern 
Vietnam in 2012. Journal of Global health action, 1-9.
Touch Bunthang, So Nam, Chheng Phen, Pos 
Chhantana, En Net and Robert Pomeroy, 2015. 
Food and Nutritional Consumption Survey: Women 
and Preschool-Age Children in Combodia.
Bảng 3. Tỷ lệ cung cấp về khối lượng và năng lượng hàng ngày của phụ nữ và trẻ em 
Diễn giải Năng lượng Bổ sung Thịt, trứng, sữa
Thủy hải 
sản Khác
Phụ nữ
MN
% Lượng tiêu thụ 42,5 23,2 14,9 18,1 1,3
% Năng lượng 67,7 6,9 13,3 10,9 1,2
MM
% Lượng tiêu thụ 48,4 17,7 13 18,8 2,1
% Năng lượng 69,8 5,4 11,4 12,8 0,5
Trẻ em
MN
% Lượng tiêu thụ 33,4 6,2 49,3 9,8 1,2
% Năng lượng 43,9 2,6 42,9 9,3 1,2
MM
% Lượng tiêu thụ 27,8 2,8 58,7 9,5 1,2
% Năng lượng 50,3 0,7 40,6 6,8 1,6
112
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018
Survey of fish consumption by women and children in An Giang province
Huynh Van Hien, Nguyen Thi Kim Quyen, 
Tran Minh Phu, Tran Thi Thanh Hien, Pham Minh Duc
Abstract
The aim of this study is to assess amount of food and energy provided within 24 hours for women and children and 
to analyze the role of food fish for daily consumption. The study was conducted from January to November 2017 in 
An Giang province by interviewing 300 women and 300 children in the dry and wet seasons. The study found that 
women’s daily dietary intake in dry and wet seasons was 750.3 g/day (1,411.8 kcal) and 780.6 g/day (1,403.5 kcal), 
respectively. For children, daily food intake in dry and wet seasons was 683.1 g/day (764.7 kcal) and 616.5 g/day 
(983.7 kcal), respectively. Food fish consumption by women accounted for 18.1-18.8% in quantity (10.9 - 12.8% in 
energy). For children, food fish products constituted 9.5 - 9.8% in quantity (6.8 - 9.3% in energy).
Keywords: Fish consumption, survey, women, children
Ngày nhận bài: 5/12/2017
Ngày phản biện: 12/12/2017
Người phản biện: PGS. TS. Trần Ngọc Hải
Ngày duyệt đăng: 19/1/2017

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_tieu_dung_thuc_pham_thuy_san_cua_phu_nu_v.pdf