Khảo sát một số yếu tố gánh nặng lao động của phi công quân sự
Môi trƣờng lao động của phi công quân sự (PCQS) có nhiều yếu tố bất lợi, khắc nghiệt ảnh
hƣởng tới sức khỏe của họ trong quá trình làm nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện vi
khí hậu trong và ngoài máy bay quân sự cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Trạng thái nhiệt của phi công
tăng sau lao động, nhƣng còn nằm trong mức giới hạn cho phép trong khoảng thời gian luyện tập
theo khoa mục của đơn vị. Bên cạnh đó, các phi công chịu tác động của tiếng ồn lớn, mức áp âm đo
đƣợc tại nhiều vị trí cao hơn mức cho phép. Nghiên cứu điều kiện môi trƣờng lao động sẽ giúp cho
công tác luyện tập và dự phòng bảo vệ sức khỏe đạt kết quả tốt hơn.
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát một số yếu tố gánh nặng lao động của phi công quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát một số yếu tố gánh nặng lao động của phi công quân sự
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013 52 KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ GÁNH NẶNG LAO ĐỘNG CỦA PHI CÔNG QUÂN SỰ Trần Văn Tuấn*; Nguyễn Tùng Linh* TÓM TẮT Môi trƣờng lao động của phi công quân sự (PCQS) có nhiều yếu tố bất lợi, khắc nghiệt ảnh hƣởng tới sức khỏe của họ trong quá trình làm nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện vi khí hậu trong và ngoài máy bay quân sự cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Trạng thái nhiệt của phi công tăng sau lao động, nhƣng còn nằm trong mức giới hạn cho phép trong khoảng thời gian luyện tập theo khoa mục của đơn vị. Bên cạnh đó, các phi công chịu tác động của tiếng ồn lớn, mức áp âm đo đƣợc tại nhiều vị trí cao hơn mức cho phép. Nghiên cứu điều kiện môi trƣờng lao động sẽ giúp cho công tác luyện tập và dự phòng bảo vệ sức khỏe đạt kết quả tốt hơn. * Từ khóa: Môi trƣờng lao động; Phi công quân sự; Vi khí hậu; Trạng thái nhiệt; Tiếng ồn. SURVEY OF WORKING ENVIRONMENT FACTORS OF MILITARY PILOTS SUMMARY Working environment of military pilots have unfavorable and the harsh factors that impact of the soldier’s health. The research results showed that the microclimate conditions inside and outside the military aircraft are higher than the standard. Thermal status of the pilot heat up after work, but also in the allowed limitation during the general practice of the unit. Besides, the pilots are affected by loud noise, sound pressure level measured in positions is higher than the permitted level. Research environmental conditions will help employees work practice and preventive health protection achieved better results. * Key words: Working environment; Military pilots; Microclimate; State thermal; Noise. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, bộ đội không quân đóng góp vai trò quan trọng. Trong lịch sử, sự tham gia của không quân góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của các cuộc chiến tranh. Ngày nay, bộ đội không quân đƣợc trang bị ngày một hiện đại, từ chỗ chỉ có MIG 17 đến SU 27, nay đã có thêm một số máy bay mới nhƣ SU 27, SU 30 Theo một số công trình nghiên cứu nhƣ của Li WC, Harris D (2013) [5], Otto JL, Webber BJ (2013) [6], phi công phải chịu tác động của mức áp âm lớn, vi khí hậu khắc nghiệt Trong điều kiện Việt Nam, các yếu tố đó tác động nhƣ thế nào * Học viện Quân y Người phản hồi (Corresponding): Trần Văn Tuấn (tuan6567@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/5/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/6/2013 Ngày bài báo được đăng: 21/6/2013 TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013 54 đến tình trạng sức khỏe của phi công? Đây là vấn đề vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu trong y học quân sự. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: Khảo sát mức độ ô nhiễm một số yếu tố vệ sinh môi trường của máy bay SU 27 và tác động của các yếu tố đó lên trạng thái nhiệt phi công. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 12 phi công có tuổi đời trung bình 29,3 ± 2,1, đƣợc đo các chỉ số về trạng thái nhiệt trƣớc và sau lao động trên buồng lái mô phỏng của đơn vị. + Máy bay SU 27 của Quân chủng Phòng không Không quân. + Xác định các yếu tố môi trƣờng lao động trong và ngoài máy bay. Thời gian nghiên cứu vào các tháng có thời tiết nóng (6, 7, 8). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Áp dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các yếu tố vi khí hậu: đo trong và ngoài buồng lái theo kỹ thuật thƣờng quy bằng máy đo hiện số. Xác định nhiệt độ tổng hợp (WBGT) theo ISO 7243 [4]: - Trong nhà hay bóng râm: WBGT = 0,7 t o ƣ + 0,3t o c . - Ở ngoài nhà, nơi có nắng: WBGT = 0,7 t o ƣ + 0,2t o c + 0,1t o k . t o ƣ: nhiệt độ ƣớt; t o c: nhiệt độ cầu; t o k: nhiệt độ khô. Đo mức ồn bằng máy D1422C (Anh), sai số ± 1 dBA, đánh giá theo TCVN 3985-85 [2]. Đo trạng thái nhiệt của phi công bằng máy TEM 60: nhiệt độ da, nhiệt độ lõi, nhiệt độ trung bình cơ thể. Đánh giá theo phƣơng pháp của Burton. Xác định lƣợng mồ hôi bằng cân trọng lƣợng cơ thể (có quần áo và không có quần áo) trƣớc và sau khi làm việc trên cân treo Trung Quốc có độ chính xác ± 0,01 kg. Lấy các chỉ số trạng thái nhiệt ở các thời điểm sau tập luyện 30’, 60’, 90’. - Xử lý thống kê theo phƣơng pháp dùng trong y sinh học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu về vi khí hậu. Bảng 1: Chỉ số WBGT (oC) tại các sân bay. ĐƠN VỊ NƠI ĐO 6 - 11 GIỜ 11 GIỜ 30’ - 13 GIỜ 30’ 14 - 18 GIỜ Min - Max X ± SD Min - Max X ± SD Min - Max X ± SD e 937 Trong nhà 25,3 - 28,1 26,8 ± 1,2 27,3 - 28,6 27,5 ± 0,3 26,2 - 27,0 26,4 ± 0,4 Ngoài trời 26,6 - 32,3 30,1 ± 2,8 32,1 - 33,7 32,6 ± 0,4 27,1 - 28,4 27,9 ± 0,6 e 935 Trong nhà 25,7 - 28,2 26,7 ± 1,1 28,0 - 28,7 28,4 ± 0,22 27,7 - 28,7 27,9 ± 0,6 Ngoài trời 26 - 33,1 28,6 ± 3,1 33,1 - 33,4 33,1 ± 0,2 28,7 - 31,7 29,5 ± 1,0 TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013 55 Tại nhiều vị trí, nhiệt độ WBGT rất cao (> 30oC), cao nhất vào thời điểm giữa trƣa (12 - 14 giờ). WBGT là chỉ số đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng, theo Nguyễn Mạnh Liên [3], giới hạn cho phép nghỉ tập với quân đội Mỹ là 31oC đối với nhiệt độ WBGT. Còn theo TCVN 7112 (2002) (tƣơng đƣơng ISO 7243) đánh giá theo mức độ chuyển hóa với lao động nặng là 26oC [4]. Nhƣ vậy, các thông số chúng tôi đo đƣợc cao hơn mức cho phép. Để thấy rõ hơn các chỉ số vi khí hậu của máy bay, chúng tôi khảo sát các chỉ tiêu trong và ngoài máy bay SU 27. Bảng 2: Vi khí hậu trong và ngoài máy bay SU 27. VỊ TRÍ GIỜ ĐO T O ( O C) ĐỘ ẨM (%) TỐC ĐỘ GIÓ (m/s) WBGT ( O C) Trong buồng lái 7 giê 30’ 28,5 82 0,47 28,4 10 giê 30’ 32,1 80 0,6 31,9 14 giê 30’ 36,5 80 0,6 33,3 Ngoài buồng lái 7 giê 30’ 28,1 79 2,2 27,3 10 giê 30’ 33,1 71 2,9 31,2 14 giê 30’ 33,2 75 2,8 32,7 Một trong những vấn đề về yếu tố bất lợi đối vói PCQS hiện nay là vi khí hậu nóng ẩm. Để đánh giá tác động của vi khí hậu nóng ẩm lên cơ thể, nhiều tác giả đã dùng các chỉ tiêu khác nhau [3]. Kết quả cho thấy các chỉ số đánh giá vi khí hậu trong máy bay SU 27 đều cao hơn ngoài trời. Nhiệt độ không khí cao nhất lúc 14 giờ 30’: cao hơn ngoài trời > 3,3oC và chỉ số WBGT cao hơn 1,4oC. Nhƣ vậy, có thể thấy điều kiện vi khí hậu nóng ẩm Việt Nam khá khắc nghiệt, nhƣng môi trƣờng trong máy bay còn khắc nghiệt hơn. Các điều kiện vi khí hậu nóng cùng với tiếng động lớn tác động xấu tới sức khỏe phi công. 2. Kết quả khảo sát mức áp suất âm thanh. Ngoài vi khi hậu nóng, PCQS chịu sự tác động của tiếng ồn lớn do động cơ máy bay phát ra. Khảo sát về mức áp suất âm thanh tại sân bay, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: Bảng 3: Mức áp suất âm thanh tại một số khu vực ở sân bay khi máy bay SU 27 hoạt động. NƠI ĐO VÀ ĐIỀU KIỆN ĐO MỨC ỒN (dBA) Tại khu trực chiến Nổ máy lăn bánh 90 ± 3 Rú ga tăng tốc 129 ± 4 Lăn bánh ra đƣờng băng 92 ± 3 Trên đài chỉ huy Bay qua độ cao 1.000 m 80 ± 2 Bay qua độ cao 500 m 85 ± 3 Tiếp đất hạ cánh 87 ± 4 Mức áp âm trung bình 100 ± 4 TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013 56 Phông ồn trên sân bay 69 Máy bay SU 27 phát ra cƣờng độ âm lớn, trung bình 100 dBA, khi rú ga, tăng tốc lên tới 129 dBA. Các loại máy bay khác cũng có cƣờng độ âm cao (> 90 dBA). Không những lao động trong điều kiện vi khí hậu nóng, PCQS còn chịu thêm ảnh hƣởng của tiếng ån lớn. Các chỉ số về mức áp âm đo đƣợc đều cao hơn mức cho phép của Việt Nam (85 dBA). Trong điều kiện hoạt động quân sự của máy bay, mỗi cải tiến hay thay đổi về thiết kế rất khó thực hiện. Vì vậy, biện pháp phòng hộ cá nhân đối với PCQS cần đƣợc quan tâm đúng mức. Nghiên cứu của Scheback E.A. (1988), Li WC. Harris D (2013) cho thấy phi công phải chịu tác động của đồng thời cả vi khí hậu nóng cũng nhƣ tiếng ồn lớn. Các tác giả còn cho biết tiếng ồn có tác động hợp lực với vi khí hậu nóng. 3. Trạng thái nhiệt của phi công. Với điều kiện làm việc nhƣ vậy, chúng tôi xác định trạng thái nhiệt của phi công trƣớc và sau ca lao động. Bảng 4: Biến đổi nhiệt độ da của phi công (n = 12). T o DA ( o C) T O DA NGỰC T O DA CẲNG TAY T O DA CẲNG CHÂN T O TRUNG BÌNH DA Tr-íc Sau Tr-íc Sau Tr-íc Sau Tr-íc Sau Sau 30’ 32,6 ± 0,4 33,43 ± 1,16 32,9 ± 0,54 33,1 ± 0,74 33,0 ± 0,9 33,6 ± 0,69* 32,86 ± 0,5 33,19 ± 0,6* Sau 60’ 33,52 ± 0,78 * 33,2 ± 0,67 * 33,3 ± 0,34 33,38 ± 0,6* Sau 90’ 32,5 ± 0,8 32,5 ± 0,3 33,0 ± 0,4 32,8 ± 0,1 (*p < 0,05) Nhiệt độ da của phi công sau lao động tăng ở tất cả vị trí đo sau 30 phút 60 phút và 90 phút. Bảng 5: Biến đổi chỉ tiêu nhiệt độ lõi, tần số mạch và bài tiết mồ hôi của phi công (n = 12). CHỈ TIÊU TRƢỚC LAO ĐỘNG SAU 30’ SAU 60’ SAU 90’ p t o dƣới lƣỡi ( o C) 37,05 ± 0,2 37,45 ± 0,3 * 37,5 ± 0,23 * 37 ± 0,3 * < 0,05 Mạch (lần/phút) 76 ± 10 81 ± 5 * 78 ± 9 80 ± 8 * < 0,05 Mồ hôi bài tiết (min-max) (g) 260 - 650 260 - 1080 700 - 1500 Tỷ suất bay hơi (%) 83 82 90 Sau lao động, các chỉ tiêu đánh giá trạng thái nhiệt của phi công có sự khác nhau ở từng thời điểm 30’, 60’, 90’. Sau 30’ lao động, trạng thái nhiệt gia tăng so với lúc xuất phát (p < 0,05). Tuy nhiên, đến thời điểm 90’, sự gia tăng trạng thái nhiệt không có ý nghĩa. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi không thể đề cập tới mọi khía cạnh của vấn đề, nhƣng kết quả thu đƣợc về trạng thái nhiệt của phi công thấy có tăng sau lao động. Sau thời gian 90’, lƣợng mồ hôi bài tiết lên tới 1.500 ml, nhiệt độ lƣỡi cũng tăng. Nghiên cứu của Lê Khắc Đức và CS (2006) [3], Li WC, Harris D [5], Otto JL [6], Webber BJ TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013 2 (2013) cho thấy lao động trong điều kiện nóng, lƣợng mồ hôi bài tiết và bay hơi tăng cao. Trong nghiên cứu này, các chỉ số đánh giá trạng thái nhiệt của PCQS đều tăng sau lao động. Tuy nhiên, có thể do đƣợc rèn luyện tốt nên đã thích nghi với cƣờng độ lao động, v× vËy nghiên cứu này cho thấy sức khỏe của bộ đội vẫn bình thƣờng. KẾT LUẬN Điều kiện huấn luyện bay của PCQS có nhiều yếu tố bất lợi, khắc nghiệt, tạo ra gánh nặng lao động ảnh hƣởng tới sức khỏe bộ đội. Cụ thể, vào mùa nóng, vi khí hậu trong buồng lái máy bay quân sự cao (chỉ số WBGT lên tới 31,90C). Ngoài vi khí hậu nóng, phi công chịu tác động có hại của tiếng ồn. Mức áp suất âm thanh đo đƣợc tại nhiều vị trí cao hơn giới hạn cho phép. Trạng thái nhiệt của phi công có tăng sau lao động, nhƣng vẫn nằm trong mức giới hạn cho phép trong khoảng thời gian luyện tập theo khoa mục của đơn vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động kèm theo QĐ 3733/QĐ-BYT. NXB Y học Hà Nội. 2003. 2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3985:1999 về âm học - mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc. 3. Lê Khắc Đức (chủ biên). Vệ sinh học môi trƣờng, lao động, dinh dƣỡng và an toàn thực phẩm. NXB Quân đội Nhân dân. 2006, tr.369. 4. International Standars Organization. 1989b. ISO 7243. Hot environments - estimation of the heat stress on working man, based on the WBGT - index (web bulb globe temprature) Geneva: ISO. 5. Li WC, Harris D. Identifying training deficiencies in military pilots by applying the human factors analysis and classification system. nt J Occup Saf Ergon. 2013, 19 (1), pp.3-18. 6. Otto JL, Webber BJ. Mental health diagnoses and counseling among pilots of remotely piloted aircraft in the United States Air Force. MSMR. 2013, Mar, 20 (3), pp.3-8. TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6 - 2013 58
File đính kèm:
- khao_sat_mot_so_yeu_to_ganh_nang_lao_dong_cua_phi_cong_quan.pdf