Khai thác và phục vụ tạp chí ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại học Huế xưa và nay

Việc làm này không chỉ có ích cho độc giả mà còn có lợi cho cả thủ thư vì thông qua các quyển

mục lục của Tạp chí, độc giả có thể xác định được thông tin mà họ quan tâm đã được đăng ở số

nào, năm nào của tạp chí mà không phải tra tìm ở từng quyển tạp chí của tất cả các năm. Đối vớithủ thư kho Tạp chí, việc làm mục lục cho từng loại tạp chí này đã giúp họ giảm được công sức

trong công tác chỉ dẫn hoặc phải mang một số lượng tài liệu rất lớn để độc giả tra tìm tư liệu.

Mặt khác, với mục dành riêng cho công tác kiểm soát trong mục lục tạp chí, thủ thư có thể cập

nhật những thông tin về số tình trạng tạp chí bị mất, số trang bị rách. trong từng số, từng năm

để có hướng xử lý nghiệp vụ như: bổ sung lại những trang đã mất, sưu tập lại những bản đã thất

thoát, đối chiếu khi tiến hành kiểm kê kho tài liệu Tạp chí của Thư viện.

Biên soạn Thư mục bài trích: Thư viện biên soạn thư mục bài trích ở dạng phích với hai phần:

Phần mô tả hình thức và phần tóm tắt nội dung. Để tiến hành biên soạn các bản thư mục, cán bộ

biên soạn phân loại tạp chí theo khung phân loại DDC; xác định chủ đề bài trích; làm tóm tắt và

mô tả thông tin; nguồn khai thác chúng Khi đã biên soạn xong, cán bộ biên mục sẽ nhân bản

và sắp xếp các phiếu mô tả thư mục vào hộp phích chuyên ngành (theo tật tự vần chữ cái a, b, c)

của tiêu đề đề mục của sản phẩm thư mục và xếp ở mục lục Tác giả, mục lục nhan đề để phục vụ

độc giả.

pdf 9 trang kimcuc 3480
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác và phục vụ tạp chí ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại học Huế xưa và nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác và phục vụ tạp chí ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại học Huế xưa và nay

Khai thác và phục vụ tạp chí ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại học Huế xưa và nay
Khai thác và phục vụ tạp chí ở Trung tâm Thông tin – Thư viện, trường Đại 
học Huế xưa và nay 
Tạp chí có vai trò rất lớn đối với việc thu thập tư liệu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, tìm 
tòi của độc giả. Thông tin trong các tạp chí là nguồn tư liệu quý và không thể thiếu được đối với 
công tác nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, thư viện của các trường đại học, các viện nghiên 
cứu, thư viện chuyên ngành... có nhiệm vụ bổ sung, xử lý và tổ chức tốt kho tạp chí để phục vụ 
độc giả. Thư viện trường Đại học Khoa học Huế cũng vậy, từ khi được thành lập cho đến nay 
vẫn luôn luôn quan tâm đến loại hình tài liệu này. Thư viện tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức 
để tổ chức khai thác thông tin trong tạp chí lại luôn là điều trăn trở của tất cả các thế hệ cán bộ 
làm công tác xử lý thông tin ở Thư viện Đại học Khoa học (TVĐHKH) Huế trong từng giai đoạn 
cụ thể. 
1. Giai đoạn trước năm 1976 
Thư viện Viện Đại học Huế thành lập năm 1957. Trụ sở đặt tại số nhà 20 đường Lê Lợi. Tổng số 
vốn tài liệu được lưu hành từ năm 1957 đến 1976 vào khoảng 68.000 bản. Trong đó số lượng tạp 
chí có: 
Tạp chí tiếng Việt: 84 nhan đề 3.272 bản 
Tạp chí tiếng nước ngoài: 249 nhan đề 3809 bản 
Tổng cộng: 333 nhan đề 7.081 bản 
Công báo chính quyền Sài Gòn từ năm 1955 đến 1971: 175 tập và 338 tờ rời [1]. 
Tạp chí được lựa chọn, bổ sung, nhập vào Thư viện Viện Đại học Huế đã trải qua các công đoạn: 
xử lý kỹ thuật, đăng ký vào phiếu tạp chí và được cán bộ biên mục dùng khung DDC để phân 
loại. Cán bộ biên soaṇ thư mục tiến hành xử lý thông tin và dùng bảng đề mục "Subject heading" 
để xác định đề muc̣ chính của các bản thư mục rồi sắp xếp vào hệ thống lưu trữ thông tin thư 
mục để phục vụ bạn đọc. Tổng số thư mục, bản tin được biên soạn trong giai đoạn này khoảng 
388 bản, chủ yếu là các bản thư mục về Nhân vật lịch sử; thư mục về Triều Nguyễn,... Ngoài ra, 
thủ thư phòng tạp chí còn biên soạn mục lục Tạp chí theo từng số, đóng tập theo năm để phục vụ 
độc giả và kiểm soát tạp chí của thư viện mình. 
2. Giai đoạn 1976 đến 1992 
Tháng 10 năm 1976 thư viện trường đại học Tổng hợp được thành lập và tiếp quản toàn bộ vốn 
tài liệu của thư viện Viện Đại học Huế. Sau khi tiếp quản, thư viện đã triển khai các hoạt động 
nghiệp vụ trong đó bao gồm cả việc bổ sung, xử lý và khai thác thông tin trong tạp chí chuyên 
ngành để phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trường Đại 
học Tổng hợp Huế. Tính đến năm 1981, số lượng tạp chí của thư viện vào khoảng 1.326 nhan đề 
tương ứng với 29.246 bản. Trong đó tạp chí các ngành khoa học kỹ thuật bằng tiếng Nga, tiếng 
Anh chiếm 2/3 số lượng tạp chí của cả Thư viện: 
Cụ thể Tạp chí ngoại văn: 910 nhan đề - 16.651 bản; Tạp chí tiếng Việt: 83 nhan đề - 
5.514 bản [2] 
Với số nhan đề tạp chí lớn như vậy, Thư viện Đại học Tổng hợp tiến hành tổ chức kho, xử lý 
nghiệp vụ, biên soạn các bản thư mục, làm mục lục tạp chí... để phục vụ độc giả. Việc xử lý này 
được tiến hành qua các công đoạn nghiệp vụ sau: 
Đăng ký tổng quát và xử lý kỹ thuật: Tạp chí nhập vào Thư viện được đăng ký vào các bộ phiếu 
tạp chí - các bộ phiếu này đã được thiết lập trong hệ thống tra cứu dưới dạng mục lục phiếu và 
lấy căn cứ theo chỉ số phân loại của từng ngành học: Tạp chí khoa học tự nhiên (Toán, Vật lý, 
Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất); Khoa học Kỹ thuật; Khoa học xã hội (Văn, Ngôn ngữ, Lịch sử, Dân 
tộc học, Khảo cổ học, ...) và một số loại hình khác. Trong mỗi bộ môn lại được sắp xếp theo trật 
tự alphabet của hệ ngôn ngữ (Latinh, Slave). 
Trong quá trình xử lý kỹ thuật, cán bộ thư viện đã chọn lựa những nhan đề tạp chí tiêu biểu xếp 
lên giá tại phòng tham khảo để phục vụ đọc tại chỗ đối với các đối tượng bạn đọc thường xuyên 
quan tâm theo dõi... số còn lại được đưa về các vị trí đã được xác định ở kho Báo - Tạp chí. 
Ví dụ: Tạp chí Khảo cổ học số 2 năm 1982 phân loại theo khung BBK có ký hiệu đầy đủ là: 
Z52(2) KCH Tạp chí khảo cổ học Nga 
2B -4 Vị trí ngăn thứ 2, mặt B, kệ số 4 
2 – 1982 Tạp chí số 2 năm 1982[3]. 
Để thuận lợi cho công tác tra cứu các bài viết trong từng tạp chí chuyên ngành cụ thể, thư viện 
làm mục lục cho từng loại tạp chí, đóng thành tập theo năm để phục vụ công tác tra tìm tư liệu 
của độc giả. 
Ví dụ: Làm mục lục cho tạp chí văn học 
MỤC LỤC TẠP CHÍ VĂN HỌC 
Số tạp chí: 61 
Phát hành: Ngày...Tháng...Năm 1966 
Mã số tài liệu: 800 -TCVH 61-1966 
2 A2 - V.H.[4] 
Việc làm này không chỉ có ích cho độc giả mà còn có lợi cho cả thủ thư vì thông qua các quyển 
mục lục của Tạp chí, độc giả có thể xác định được thông tin mà họ quan tâm đã được đăng ở số 
nào, năm nào của tạp chí mà không phải tra tìm ở từng quyển tạp chí của tất cả các năm. Đối với 
thủ thư kho Tạp chí, việc làm mục lục cho từng loại tạp chí này đã giúp họ giảm được công sức 
trong công tác chỉ dẫn hoặc phải mang một số lượng tài liệu rất lớn để độc giả tra tìm tư liệu. 
Mặt khác, với mục dành riêng cho công tác kiểm soát trong mục lục tạp chí, thủ thư có thể cập 
nhật những thông tin về số tình trạng tạp chí bị mất, số trang bị rách... trong từng số, từng năm 
để có hướng xử lý nghiệp vụ như: bổ sung lại những trang đã mất, sưu tập lại những bản đã thất 
thoát, đối chiếu khi tiến hành kiểm kê kho tài liệu Tạp chí của Thư viện. 
Biên soạn Thư mục bài trích: Thư viện biên soạn thư mục bài trích ở dạng phích với hai phần: 
Phần mô tả hình thức và phần tóm tắt nội dung. Để tiến hành biên soạn các bản thư mục, cán bộ 
biên soạn phân loại tạp chí theo khung phân loại DDC; xác định chủ đề bài trích; làm tóm tắt và 
mô tả thông tin; nguồn khai thác chúng Khi đã biên soạn xong, cán bộ biên mục sẽ nhân bản 
và sắp xếp các phiếu mô tả thư mục vào hộp phích chuyên ngành (theo tật tự vần chữ cái a, b, c) 
của tiêu đề đề mục của sản phẩm thư mục và xếp ở mục lục Tác giả, mục lục nhan đề để phục vụ 
độc giả. 
Phần mô tả: Mô tả theo quy tắc AACR đối với tạp chí [6] 
 Việc sắp xếp phiếu mô 
tả trên vào mục lục chủ đề sẽ được thể hiện thêm dòng tiêu đề đề mục bằng chữ in hoa VĂN 
HỌC MIỀN NAM - NGHIÊN CỨU. 
Phiếu mô tả xếp ở mục lục chủ mục [7] 
Các bài viết khác cùng 
tiêu đề Nghiên cứu văn học sẽ được cán bộ thư viện khai thác từ các nguồn tạp chí và cập nhật 
vào Tiêu đề mục này. 
Từ năm 1986 đến 1992, TVĐHKH sử dụng khung phân loại BBK để phân loại tài liệu thư viện 
và việc phân loại tạp chí, biên soạn thư mục cũng buộc phải thay đổi. 
Tóm lại, từ năm 1976 đến hết năm 1992 thư viện Đại học Tổng hợp tiến hành khai thác thông 
tin, biên soạn thư mục theo cách thức trên và đã biên soạn được những loại thư mục: Nguyễn 
Huệ; Phan Bội Châu; Hồ Chủ Tịch; Lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Thư mục Huế; 
Chăn nuôi; Trồng trọt; Các loại cá; Cầu đường; Địa tầng học; Các loại quặng; Nông nghiệp;... 
Đặc biệt trong giai đoạn này, Thư viện đã tiến hành biên soạn mục lục cho tạp chí: Bulletin des 
Amis du Vieux Huế; Tri Tân; Bách khoa; Văn sử địa; Sử địa; Văn hóa nguyệt san; Phát triển xã 
hội; Chính văn; Đông phương; Đất nước; Dân tôi; Đối diện;... Tuy nhiên công việc này phải 
ngừng lại vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phải kể đến là nguồn nhân lực - vì đối tượng bạn 
đọc sử dụng thư viện ngày càng đông trong khi đó cán bộ thư viện lại không được tuyển chọn, bổ 
sung thêm. 
3. Giai đoạn 1994 đến 2009 
Năm 1994 TVĐHKH được tiếp nhận 02 máy tính và đã nhanh chóng triển khai công tác biên 
soạn thư mục trên các Cơ sở dữ liệu (CSDL) của máy tính. Tuy nhiên, trong giai đoạn này việc 
biên soạn thư mục vẫn chỉ tiến hành khai thác tư liệu từ nguồn tạp chí quý hiếm của Thư viện và 
đã biên soạn được 17 bản thư mục theo các ngành khoa học khác nhau. Việc biên soạn thư mục 
của TVĐHKH được thực hiện trên phần mềm chuyên dụng CDS/ISIS for DOS nên kỹ thuật xử 
lý các Format (đặc biệt là Format in) chưa cao nên hầu hết các CSDL chỉ phục vụ bạn đọc tra 
cứu dữ liệu, dữ kiện và các sự kiện lịch sử trực tiếp trong CSDL chứ chưa thể sử dụng thông tin 
đã biên soạn đó vào việc thiết lập các bản thư mục dạng toàn văn để phục vụ độc giả. Mặt khác, 
nguồn nhân lực cũng luôn biến động, đội ngũ cán bộ kế cận làm công tác biên soạn thư mục 
không có nên việc thực hiện kế hoạch biên soạn thư mục của Thư viện trong giai đoạn trước đó 
là không thể thực hiện được. Trong khi đó vốn tạp chí của thư viện đa phần là tạp chí tiếng nước 
ngoài. 
Vào năm 2005 và 2006, TVĐHKH đã xác định được số lượng tạp chí hiện có trong vốn tài liệu 
của mình như sau: 
- Số lượng tạp chí tiếng nước ngoài (đã tuyệt bản) không được khai thác và sử dụng là 1.159 
nhan đề với 20.460 bản. 
- Số lượng tạp chí thường xuyên được độc giả khai thác: 255 nhan đề trong đó: 
* Tạp chí xuất bản sau năm 1975: 1 7 2 nhan đề với 19.249 bản. 
* Tạp chí xuất bản trước năm 1975: 53 nhan đề [8]. 
Việc ứng dụng phần mềm chuyên dụng CDS/ISIS for windows vào công tác biên mục tài liệu 
sách và đã thành công trong cả việc in phiếu mô tả tự động hóa nên khả năng tạo lập CSDL thư 
mục bài trích theo chuẩn quốc tế cho loại hình tạp chí được tổ Thông tin - Tư liệu lập kế hoạch 
thực hiện từ năm 2007 với việc lựa chọn, khai thác, tổ chức phục vụ và bảo quản các bản tạp chí 
ở kho tài liệu Hạn chế. 
5. Giai đoạn hiện nay 
Tháng 02 năm 2009, thư viện của các trường đại học trực thuộc Đại học Huế được cung cấp 
phần mềm quản lý thư viện LẠC VIỆT – VEBRARY 3.0 với mục đích thống nhất nghiệp vụ và 
chia sẻ nguồn lực thông tin – tư liệu giữa các trường đại học thành viên của Đại học Huế. Phần 
mềm quản lý Vebrary là phần mềm thư viện điện tử cho phép truy cập từ xa và giúp quản lý tài 
liệu trong thư viện một cách hữu hiệu, tiện lợi nhất. Vebrary tích hợp hiệu quả các nghiệp vụ, 
quy trình của thư viện; có khả năng khai thác, kết nối đến cộng đồng thư viện trên thế giới. 
Vebrary đã được kiểm chứng bởi Đại học RMIT, Thư viện Quốc gia Canada, tổ chức Research 
Libraries Group. Vebrary tương thích và phù hợp với các chuẩn 
quốc tế về Thư viện như ISO1060/1061 Interlibrary Loan Manager, MARC, AACR2, 
Z39.50... Đặc biệt, với phân hệ Biên mục có thể giúp cán bộ thư viện của Trung tâm Thông tin 
(TTTT)* TV ĐHKH xử lý tốt các loại hình tài liệu trong đó có Biên mục bài trích để phục vụ 
độc giả. 
Để đáp ứng tốt nhu cầu này, TTTT, TV ĐHKH đã chuyể̉n hướng sang khai thác thông tin trong 
báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, theo ngành đào tạo dưới dạng thư 
mục “toàn văn” và chọn lựa các bài đăng trong các tạp chí chuyên ngành để biên soạn theo dạng 
bài trích để bạn đọc có thể tiếp cận và sử dụng tốt nguồn tài liệu này. 
Dạng tài liệu toàn văn, Trung tâm thông tin thư viện chọn những Tạp chí chuyên ngành xuất bản 
trong những năm gần đây để scan, xử lý thông tin, lưu giữ và phổ biến tài liệu điện tử trên 
website với các địa chỉ:   Để xây dựng 
nguồn học liệu điện tử lâu dài và ổn định, TTTT- TV ĐHKH Huế đã sử dụng một số giải pháp 
để quản lý bộ sưu tập tài liệu số đã được xử lý theo chủ đề và tập hợp có hệ thống theo dạng 
phần mềm nguồn mở với phương thức: Quản lý đa dạng các đối tượng tài liệu khác nhau; Biên 
mục theo chuẩn Dublin cord; tải tài liệu lên từ máy trạm hoặc từ máy chủ; Phân quyền truy cập 
theo mức độ mật của tài liệu hoặc theo đặc thù của từng nhóm đối tượng người dùng. 
Chẳng hạn, đối với tài liệu không thu phí sử dụng, tài liệu có công cụ phân quyền hạn chế; chỉ 
được mở và xem, không sao chép bất hợp pháp. Đối với “sản phẩm dịch vụ” có thể thu phí sử 
dụng, TTTT, TV ĐHKH Huế tạo lập phương thức giao dịch trực tuyến để người dùng có thể 
đăng ký tự tải xuống hoặc đăng nhập sử dụng tài liệu. Hoạt động tra cứu OPAC của tài liệu điện 
tử được thực hiện đồng nhất cho tất cả bộ sưu tập số của Trung tâm. Hệ thống dữ liệu có khả 
năng hỗ trợ tra tìm, lướt tìm theo các điểm truy cập cơ bản như tác giả, nhan đề, chủ đề, từ 
khóa,... Đặc biệt, OPAC được hỗ trợ công cụ trình duyệt theo chủ đề tác giả và nhan đề của từng 
ngành khoa học. 
Phải thừa nhận, việc xây dựng nguồn tài liệu điện tử ở TTTT, TV ĐHKH đã đem lại tiện ích cho 
các đối tượng bạn đọc trong và ngoài trường, song đối với cán bộ xử lý nghiệp vụ tại Trung tâm 
vẫn còn nhiều trăn trở vì: Các vùng, các yếu tố mô tả về tài liệu chỉ giới hạn theo chuẩn Dublin 
Core nên không thể thỏa mãn nhu cầu thông tin cho người dùng. Từ những trăn trở đó, TTTT, 
TV ĐHKH sẽ dần hoàn thiện nghiệp vụ xử lý trong thời gian gần đây. 
Dạng bài trích, TTTT, TV ĐHKH chọn lọc các bài trong Tạp chí xuất bản trước năm 1975 biên 
soạn vào phần mềm Vebrary 3.0. Quá trình biên soạn bài trích được thực hiện qua các hoạt động 
nghiệp vụ mang tính thống nhất về dữ liệu, công tác phân loại, biên mục được tiến hành mô tả 
trên phiếu nhập tin trước khi nhập vào phần mềm. 
Những ghi chú khác 
Sản phẩm biên mục dưới dạng MACR 21 
LDR 01423cam a2200265 a 4500 
001 24944 
005 20110516175453.0 
008 110421t |||||||| ||||||||||| 
041 0# |aVie 
082 0# |a895.9223|bHO-B|214 
100 0# |aHoa Bằng. 
245 10 |aDịch phẩm "Chinh phụ ngâm" phải chăng của bà Đoàn Thị Điểm? /|cHoa Bằng. 
300 ## |a4 tr. :|b16 x 25 cm. 
520 ## |aTóm tắt: Tác giả cho rằng bà Đoàn Thị Điểm có mối nhân duyên về văn học với Chinh 
phụ ngâm nên nhờ bà xem và đã nói khích... Nhờ thế mà tác phẩm Chinh phụ ngâm của ông trở 
nên mượt mà, lắng sâu và đi vào lòng người. Nhưng người dịch tác phẩm đó ra chữ Nôm lại 
chính là Phan Huy Ích... 
650 #4 |aVăn học|xtruyện|zViệt Nam|vbài trích. 
650 #4 |aChinh phụ ngâm|vbản dịch. 
653 ## |aVăn học Việt Nam. 653 ## |aVăn học thế kỷ XVIII. 653 ## |aNghiên cứu văn học 
700 0# |aPhan Huy Ích,|edịch giả. 700 0# |aĐoàn Thị Điểm 
773 0# |ttạp chí Tri Tân. -|dHà Nội,|g 1943. - Số 113, Tr. 2 - 5, 14 - 15, hay Tr. 808, 809, 820, 
821. - |mTài liệu toàn văn xem tại địa chỉ: - |nKích: Tài liệu điện tử, mục 
Văn học. 
852 ## |jHC. 
856 0# |a 
Biểu ghi thư mục hiển thị trên website: 
Dịch phẩm "Chinh phụ ngâm" phải chăng của bà Đoàn Thị Điểm? / Hoa Bằng. - 4 tr.: 16 x 25 
cm. 
Trong tạp chí Tri Tân. - Hà Nội, 1943. - Số 113, Tr. 2 - 5, 14 - 15, hay Tr. 808 - 809, 820 - 821. - 
Tài liệu toàn văn xem tại địa chỉ: - Kích: Tài liệu điện tử, mục Văn học. 
1. Văn học--truyện--Việt Nam--bài trích 2. Chinh phụ ngâm--bản dịch I. Phan Huy Ích, dịch giả 
II. Đoàn Thị Điểm 
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ điểm lại quá trình tổ chức sưu tập, khai thác, biên soạn các bản 
thư mục chuyên đề mà TTTT- TV ĐHKH đã từng trăn trở, nghiên cứu và thực hiện nhằm mục 
đích nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tài liệu tạp chí của Thư viện mình. Chúng tôi hy vọng trong 
thời gian tới Thư viện Đại học Khoa học Huế có thể phát huy những thành quả đã đạt được và 
phát triển công tác khai thác, biên soạn thư mục... nhất là áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt 
động này để độc giả có thể sử dụng được những tư liệu quý trong các tạp chí phục vụ cho việc 
học tập và nghiên cứu của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Biên bản tổng kiểm kê vốn tài liệu của Thư viên Viện Đại học Huế và Thư viện trường Đại 
học Tổng hợp Huế (Từ 1986 đến 1978). 
2. Biên bản kiểm kê vốn tài liệu và bàn giao tài sản năm 1981. 
3. Mục lục thư mục tạp chí Thư viện Đại học Tổng hợp Huế từ năm 1975 - 1986. 
4. Mục lục tạp chí Văn học của thư viện Viện Đại học Huế năm 1966. 
5. Nguyễn Cửu Sà. “Cấu trúc của đề mục” // Đặc san Thư viện - Kỹ thuật, 50 năm thành lập 
Đảng Cộng sản Việt Nam - Huế, 1980. 
6. Phiếu chính bản thư mục bài trích trong mục lục tác giả - biên soạn năm 1976. 
7. Phiếu chủ đề của bản thư mục bài trích trong mục lục đề mục - biên soạn năm 1976. 
8. Thống kê về Vốn tài liệu Thư viện Đại học Khoa học - thực hiện tháng 03 năm 2005. 
* Năm 2010, Thư viện Trường Đại học Khoa học Huế đổi tên thành Trung tâm Thông tin - Thư 
viện trường Đại học Khoa học Huế. 
________________________ 
Trần Thị Khánh 
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Khoa học Huế 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 6(32) – 2011 (tr.32- 38) 

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_va_phuc_vu_tap_chi_o_trung_tam_thong_tin_thu_vien.pdf