Kế toán kiểm toán các quốc gia Asean: Chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean

Tại tuyên bố "Tầm nhìn ASEAN 2020” thông qua năm

1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển

ASEAN thành cộng đồng ASEAN. Ý tưởng này được ASEAN

tái khẳng định trong tuyên bố Bali II năm 2003 với việc

nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành cộng đồng ASEAN

với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị an ninh, hợp tác

kinh tế và hợp tác văn hóa xã hội. Cuối năm 2007, ASEAN

đưa ra quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng

kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. AEC chính là sự

đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN và bổ

sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và

di chuyển vốn tự do hơn. Trước mắt, sẽ có 8 ngành nghề lao

động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông

qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương gồm

kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển

và nhân viên ngành Du lịch. Như vậy, trong lĩnh vực kế toán

kiểm toán đã đặt ra cho mỗi quốc gia thành viên phải có sự

chuẩn bị cẩn thận về khung pháp lý, trình độ nguồn nhân

lực, phát triển thị trường nghề nghiệp để sẵn sàng hội nhập

và phát triển.

pdf 6 trang kimcuc 13660
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán kiểm toán các quốc gia Asean: Chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán kiểm toán các quốc gia Asean: Chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean

Kế toán kiểm toán các quốc gia Asean: Chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean
11THAÙNG 4.2016 - SOÁ 167
Kế toán kiểm toán các quốc 
gia Asean: Chuẩn bị cho việc gia 
nhập Cộng đồng kinh tế Asean
 Vấn đề - Sự kiện 
TS. PHAN THỊ ANH ĐÀO
Tại tuyên bố "Tầm nhìn ASEAN 2020” thông qua năm 
1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển 
ASEAN thành cộng đồng ASEAN. Ý tưởng này được ASEAN 
tái khẳng định trong tuyên bố Bali II năm 2003 với việc 
nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành cộng đồng ASEAN 
với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị an ninh, hợp tác 
kinh tế và hợp tác văn hóa xã hội. Cuối năm 2007, ASEAN 
đưa ra quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng 
kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. AEC chính là sự 
đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN và bổ 
sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và 
di chuyển vốn tự do hơn. Trước mắt, sẽ có 8 ngành nghề lao 
động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông 
qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương gồm 
kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển 
và nhân viên ngành Du lịch. Như vậy, trong lĩnh vực kế toán 
kiểm toán đã đặt ra cho mỗi quốc gia thành viên phải có sự 
chuẩn bị cẩn thận về khung pháp lý, trình độ nguồn nhân 
lực, phát triển thị trường nghề nghiệp để sẵn sàng hội nhập 
và phát triển.
1. Đánh giá chung về kế toán- 
kiểm toán tại các quốc gia 
ASEAN
Thứ nhất, việc ban hành và áp 
dụng hệ thống chuẩn mực kế 
toán, kiểm toán
ến nay hầu hết các quốc 
gia ASEAN đã tạo lập 
được khung pháp lý 
phù hợp, đáp ứng yêu 
cầu trong giai đoạn hiện nay 
nhằm thực hiện tốt các cam kết 
trong Hiệp định khung ASEAN 
về dịch vụ. Đặc biệt là việc yêu 
cầu áp dụng chuẩn mực kế toán, 
kiểm toán quốc tế hoặc ban hành 
và áp dụng hệ thống chuẩn mực 
kế toán, kiểm toán quốc gia trên 
cơ sở chuẩn mực quốc tế. Hiện 
nay, các qui định kế toán tại các 
các quốc gia ASEAN cơ bản đã 
giải quyết được các giao dịch 
chủ yếu phát sinh tại các doanh 
nghiệp, bao quát nhiều vấn đề 
mới phát sinh như quá trình tái 
cơ cấu kinh tế dẫn đến hoạt động 
sáp nhập, giải thể, mua bán doanh 
nghiệp, hợp nhất kinh doanh, hợp 
nhất báo cáo tài chính (BCTC), 
quá trình hình thành và phát triển 
các công ty cổ phần dẫn đến nhu 
cầu thông tin liên quan như lãi cơ 
bản trên cổ phiếu, trái phiếu phát 
hành, cổ phiếu quỹ...
Đối với khu vực doanh nghiệp: 
Một số các quốc gia thành viên 
ASEAN đã chấp nhận áp dụng 
toàn bộ các nội dung trong IFRS 
(như Indonexia, Malayxia...), 
Brunei yêu cầu các đơn vị lợi ích 
công áp dụng IFRS từ 2014, Lào 
yêu cầu các công ty niêm yết áp 
dụng IFRS từ 2015, Cambodia 
yêu cầu các ngân hàng áp dụng 
IFRS từ 2016. Một số quốc gia 
ban hành chuẩn mực kế toán 
quốc gia dựa trên IFRS và cập 
nhật đến nay như Philippin, 
Singapore. Một số quốc gia khác 
ban hành chuẩn mực kế toán 
quốc gia dựa trên IAS/IFRS và 
hầu như chưa cập nhật những 
điểm mới hiện nay như Thái Lan, 
Việt Nam. Riêng đối với các 
12 SOÁ 167 - THAÙNG 4.2016
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), 
phần lớn các quốc gia đã qui định 
áp dụng hệ thống chuẩn mực kế 
toán đơn giản hơn như Indonexia, 
Malayxia, Singapore, Thai Lan 
đã ban hành hệ thống chuẩn mực 
kế toán dành riêng cho SME; 04 
quốc gia đã chấp nhận hệ thống 
chuẩn mực kế toán quốc tế dùng 
cho SME là Cambodia, Lao, 
Myanma, Philippin. Brunei đang 
có xu hướng ban hành trong khi 
Việt Nam hiện nay chưa ban hành 
hệ thống chuẩn mực kế toán riêng 
cho SME (hiện đang áp dụng 
chuẩn mực kế toán doanh nghiệp 
có ngoại trừ cho SME). 
Đối với chuẩn mực kiểm toán, 
hầu hết các quốc gia ASEAN đều 
đã chấp nhận hoặc đang trong 
quá trình chấp nhận chuẩn mực 
kiểm toán quốc tế ISA. Phần lớn 
các quốc gia đã ban hành chuẩn 
mực kiểm toán quốc gia sử dụng 
song hành với IAS như Myanma, 
Malayxia, Philippin, Singapore. 
Một số chưa ban hành chuẩn mực 
kiểm toán quốc gia mà áp dụng 
luôn ISA như Brunei, Indonexia. 
Đối với khu vực công: Hiện 
nay mới có 3 quốc gia đã ban 
hành chuẩn mực kế toán công là 
Indonexia, Singapore, Philippin. 
Một số quốc gia chấp nhận chuẩn 
trong việc ban hành và áp dụng 
các chuẩn mực kế toán kiểm toán 
do nhiều nguyên nhân khác nhau, 
chẳng hạn như có quốc gia lựa 
chọn áp dụng nguyên bản IFRS, 
có quốc gia áp dụng có chọn lọc 
IFRS; các quốc gia có mức độ 
cập nhật các nội dung mới của 
chuẩn mực theo thời gian không 
giống nhau... từ đó làm hạn chế 
vai trò của thông tin kế toán. 
Một số quốc gia trong AEC có 
sự thiếu hụt lớn về công nghệ 
và nguồn lực, các yêu cầu về 
chuẩn mực nghề nghiệp thấp so 
với quốc tế, việc cải cách trong 
lĩnh vực kế toán công còn rất hạn 
chế...
Thứ hai, phát triển nghề nghiệp 
kế toán kiểm toán
Trong những năm qua, các quốc 
gia ASEAN đã có sự phát triển 
khá nhanh trong lĩnh vực kế toán 
kiểm toán, thu hút nhiều công ty 
có vốn đầu tư nước ngoài, điển 
hình là các công ty kiểm toán 
hàng đầu thế giới (Big Four), các 
công ty trong nước được thành 
lập ngày càng nhiều để thực hiện 
các dịch vụ kế toán, kiểm toán. 
Hoạt động kế toán kiểm toán đã 
khẳng định được vai trò quan 
trọng trong nền kinh tế và ngày 
càng cạnh tranh hơn là động lực 
cho sự phát triển của nghề nghiệp 
trong tiến trình hội nhập.
ASEAN có Hội nghề nghiệp tầm 
khu vực là Liên đoàn kế toán 
khu vực ASEAN (AFA) và Liên 
đoàn Châu Á- Thái Bình Dương 
(CAPA). Bên cạnh đó hầu hết 
các quốc gia ASEAN đều có hội 
nghề nghiệp kế toán kiểm toán 
và là thành viên của liên đoàn 
kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp 
hội kế toán các nước Đông Nam 
40%
10%10%
40%
Đã ban hành chuẩn mực 
kế toán quốc gia cho SME: 
04
Chưa ban hành chuẩn 
mực kế toán quốc gia cho 
SME: 01
Có xu hướng ban hành 
chuẩn mực kế toán quốc 
gia cho SME:01
Chấp nhận chuẩn mực kế 
toán quốc tế cho SME: 04
Biểu đồ 1. Thực trạng qui định áp dụng chuẩn 
mực kế toán cho SME trong các nước ASEAN
Nguồn: 2014 Word Bank Group- AFA
mực kế toán công quốc tế IPSAS 
như Lào, Cambodia, Malayxia; 
số khác đang trong quá trình như 
Việt Nam, Myanma, ThaiLan. 
Riêng Brunei hiện nay chưa có 
chuẩn mực kế toán công quốc gia 
cũng như chưa chấp nhận IPSAS. 
Đối với kiểm toán công hiện 
nay cũng mới chỉ có 3 quốc gia 
Brunei, Malayxia, Philippin đang 
áp dụng theo quốc tế INTOSAI; 
6 quốc gia áp dụng chuẩn mực 
kế toán công quốc gia gồm 
Cambodia, Indonexia, Myanma, 
Lao, ThaiLan, VietNam; còn 
Singapore chưa qui định. Nhìn 
chung chưa có sự thống nhất 
trong các qui định về kế toán và 
kiểm toán công giữa các quốc gia 
ASEAN.
Nghiên cứu thực trạng ban hành 
chuẩn mực kế toán kiểm toán 
cũng như yêu cầu áp dụng thực 
tế tại các quốc gia ASEAN hiện 
nay cho thấy đã có sự đổi mới 
căn bản về chất lượng, góp phần 
tạo ra môi trường đầu tư thông 
thoáng, đặc biệt là trong AEC các 
quốc gia hoặc áp dụng luôn hệ 
thống chuẩn mực kế toán kiểm 
toán quốc tế, hoặc ban hành hệ 
thống chuẩn mực kế toán, kiểm 
toán quốc gia dựa trên cơ sở vận 
dụng chuẩn mực kế toán, kiểm 
toán quốc tế nên 
về cơ bản đã phù 
hợp với thông lệ 
quốc tế và có sự 
tương đồng nhất 
định giữa các 
quốc gia AEC. 
Tuy nhiên, đến 
thời điểm hiện 
nay vẫn tồn tại 
những khoảng 
cách đáng kể 
13THAÙNG 4.2016 - SOÁ 167
Á (AFA). Đến năm 2014, số hội 
nghề nghiệp thuộc 10 quốc gia 
ASEAN lên đến con số 14 với 
số hội viên khoảng 177.000 kế 
toán viên chuyên nghiệp, trong 
đó Thái Lan dẫn đầu về số lượng 
với 57.000 người. Các hội nghề 
nghiệp đã góp phần nâng cao vị 
thế quốc tế trong lĩnh vực nghề 
nghiệp, thực hiện nhiều nỗ lực 
trong việc tự do hóa việc cạnh 
tranh về giá cả và chất lượng dịch 
vụ kế toán, nâng cao công tác đào 
tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán 
viên hành nghề, các nhà quản 
lý trong lĩnh vực kế toán; tăng 
cường công tác thanh tra, kiểm 
tra, kiểm soát chất lượng dịch 
vụ Liên đoàn kế toán ASEAN 
còn có vai trò thúc đẩy sự hài 
hòa về kế toán giữa các quốc gia 
trong khu vực với sự bảo đảm 
của Hội đồng chuẩn mực kế 
toán quốc tế và liên đoàn kế toán 
quốc tế. Hiện nay các tổ chức 
nghề nghiệp quốc tế về kế toán 
viên như ACCA, CPA Australia, 
ICAEW đã có mặt ở các quốc 
gia ASEAN và góp phần phát 
triển đội ngũ kế toán viên đạt tiêu 
chuẩn quốc tế, đây là đội ngũ 
nhân lực ngành kế toán kiểm toán 
có thể tham gia hành nghề ở bất 
trong khu vực và học hỏi kinh 
nghiệm tốt từ các quốc gia có 
bề dày phát triển trong lĩnh vực 
kế toán, kiểm toán; đa dạng hóa 
đối tượng tham gia hoạt động kế 
toán, kiểm toán tại các quốc gia 
ASEAN. 
Số lượng kế toán viên chuyên 
nghiệp các quốc gia ASEAN có 
xu hướng tăng nhanh trong những 
năm gần đây, 5 quốc gia dẫn đầu 
hiện nay là Thái Lan, Malayxia, 
Singapore, Philippin, Indonexia.
Điều quan trọng đặt ra khi hội 
nhập đó là đội ngũ những người 
hành nghề kế toán phải đạt được 
trình độ quốc tế và khu vực. 
Tuy nhiên hiện nay tại một số 
quốc gia ASEAN như Brunei, 
Cambodia, Lao, Myanma, Việt 
Nam, số lượng kế toán viên đạt 
đẳng cấp quốc tế và khu vực còn 
rất khiêm tốn. Trước những cơ 
hội mới đang mở ra, các quốc 
gia này sẽ phải đối mặt với nhiều 
thách thức, trong đó vấn đề quan 
trọng bậc nhất là làm thế nào để 
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân 
lực về trình độ ngoại ngữ và kỹ 
năng nghề nghiệp để đáp ứng 
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
Biểu đồ 2. Số lượng kế toán viên chuyên nghiệp các quốc 
gia ASEAN
Nguồn: 2014 Word Bank Group- AFA
Bảng 1. Cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ của các tổ chức thành viên 
theo các tiêu chí của IFAC
SMO 1 Đảm bảo chất lượng
SMO 2
Chuẩn mực về đào tạo quốc tế cho kế toán viên chuyên nghiệp 
và các thông báo khác do hội đồng chuẩn mực đào tạo kế toán 
quốc tế ban hành (IAESB)
SMO 3 Các chuẩn mực quốc tế và thông báo khác do hội đồng đảm bảo và kiểm toán ban hành (IAASB)
SMO 4 Hội đồng chuẩn mực đạo đức quốc tế cho kế toán viên (IESBA)
SMO 5 Chuẩn mực kế toán công quốc tế và các thông báo khác do Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế ban hành (IPSASB)
SMO 6 Nghiên cứu và vận dụng
SMO 7 Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và các thông báo khác do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành.
cứ quốc 
gia nào 
trên thế 
giới. 
Như vậy 
lĩnh vực 
nghề 
nghiệp 
kế toán, 
kiểm 
toán 
ở các 
quốc gia 
ASEAN 
hiện nay 
không 
chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc 
gia nữa mà ngày càng được mở 
rộng ra thị trường khu vực và 
quốc tế. 
Các quốc gia ASEAN đã ký thỏa 
thuận thừa nhận lẫn nhau trong 
việc cung cấp dịch vụ kế toán 
kiểm toán, trong đó các nước có 
thể thừa nhận lẫn nhau về chứng 
chỉ hành nghề tạo ra những cơ 
hội như: Tăng cường hội nhập 
với khu vực về lĩnh vực kế toán, 
kiểm toán; tạo điều kiện thuận lợi 
cho công dân trong khu vực (có 
chứng chỉ kế toán viên chuyên 
nghiệp tiêu chuẩn ASEAN) được 
sang làm việc tại các nước khác 
14 SOÁ 167 - THAÙNG 4.2016
những yêu cầu đang đặt ra.
Thứ ba, việc tuân thủ báo cáo 
nghĩa vụ thành viên (SMOs) theo 
các tiêu chí của IFAC 
Hiện nay IFAC đã ban hành cơ 
sở đánh giá mức độ tuân thủ của 
các tổ chức thành viên hiện tại và 
tiềm năng (SMOs) gồm 7 tiêu chí 
(Bảng 1).
Hầu hết các quốc gia ASEAN đã 
bắt đầu áp dụng và đánh giá theo 
các tiêu chí do IFAC ban hành 
trong thời gian 2012, 2013.
Các quốc gia ASEAN đã đánh 
giá mức độ tuân thủ theo 7 tiêu 
chí do IFAC ban hành với tiêu 
chuẩn đánh giá: Điểm 1: Không 
tuân thủ; Điểm 10: Tuân thủ hoàn 
toàn. 
Kết quả đánh giá được xếp hạng 
cao nhất là Philippines, Malayxia, 
Singapore, đây là những quốc 
gia đã sẵn sàng hội tụ hoàn toàn 
hòa hợp với chuẩn mực kế toán 
và kiểm toán quốc tế. Điều này 
có nghĩa là không cần thiết và 
không nên xây dựng hệ thống 
chuẩn mực cho khu vực ASEAN 
mà thay vào đó là hướng tới việc 
áp dụng hệ thống chuẩn mực 
quốc tế. Tuy nhiên, do những 
điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, 
văn hóa... khác nhau mà mức độ 
vận dụng có thể khác nhau nhưng 
để tạo những thuận lợi nhất định 
trong khu vực như việc cung cấp 
BCTC ngày càng trở nên hữu 
ích, tăng khả năng so sánh giữa 
các quốc gia ASEAN cũng như 
để đào tạo nguồn nhân lực chất 
lượng cao có thể tự do di chuyển 
trong khu vực và vì lợi ích chung 
của AEC, các quốc gia trong khối 
cần phải thu hẹp khoảng cách và 
tạo ra sự hài hòa hơn trong các 
qui định của chuẩn mực kế toán 
và kiểm toán lĩnh vực công cũng 
như doanh nghiệp. Để thực hiện 
điều đó, ngoài yếu tố nội lực của 
bản thân các quốc gia, cần tăng 
cường sự phối kết hợp giữa các 
quốc gia thành viên, tăng cường 
học hỏi lẫn nhau và trao đổi 
mạng lưới chuyên gia. Các quốc 
gia phát triển 
nên hỗ trợ các 
quốc gia kém 
phát triển hơn 
trong việc xây 
dựng và hoàn 
thiện hệ thống 
chuẩn mực kế 
toán kiểm toán 
từ những kinh 
nghiệm của 
mình.
Hai là, tăng 
cường vai trò 
các tổ chức 
Bảng 2. Các quốc gia ASEAN áp dụng SMOs
Quốc gia áp dụng Thời điểm Quốc gia áp dụng Thời điểm
Brunei 9/2012 Myanma Trong quá trình
Cambodia 11/2012 Philippines 9/2012
Indonexia 5/2013 Singapore 7/2012
Lao Trong quá trình ThaiLan 2/2013
Malayxia 11/2012 VietNam 11/2012
Nguồn: ACCA, 2013, The global body for professional accountants
Bảng 3. Mức độ tuân thủ các tiêu chí SMOs của các quốc gia ASEAN
STT Quốc gia
Báo cáo nghĩa vụ thành viên (SMOs)
SMO1 SMO2 SMO3 SMO4 SMO5 SMO6 SMO7 Tổng Xếp hạng
1 Brunei 3 5 3 10 4 7 9 41 7
2 Cambodia 5 5 10 8 4 6 10 48 6
3 Indonexia 8 8 8 8 4 7 8 51 5
4 Lao 3 3 3 3 3 3 3 21 8
5 Malayxia 10 10 10 10 4 9 10 63 2
6 Myanmar 2 2 2 2 2 2 2 14 9
7 Philippines 10 10 10 10 4 10 10 64 1
8 Singapore 9 10 10 10 4 10 9 62 3
9 ThaiLan 10 8 10 9 4 5 8 54 4
10 VietNam 4 7 8 7 4 6 5 41 7
Nguồn: Lita Kusumasari 2014, Indonesian institute of accountants (IAI) towards asean economic 
community (AEC) 2015
với IFRS, kế đến là các quốc gia 
ThaiLan, Indonexia, Cambodia, 
VietNam, Brunei. Vị trí cuối 
cùng là Lao và Myanma với mức 
độ tuân thủ các tiêu chí quốc tế 
thấp nhất trong khu vực.
2. Giải pháp hoàn thiện kế 
toán kiểm toán để gia nhập 
công đồng kinh tế ASEAN
Các phân tích tình hình hiện nay, 
cho thấy hầu hết các quốc gia 
ASEAN đã có sự chuẩn bị cho 
việc gia nhập AEC trong lĩnh vực 
kế toán kiểm toán. Để tăng cường 
hội nhập trong lĩnh vực kế toán 
kiểm toán, thời gian tới cần phát 
huy những kết quả đạt được, khắc 
phục những hạn chế với một số 
giải pháp sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống 
chuẩn mực kế toán và kiểm toán 
tại các quốc gia AEC theo hướng 
15THAÙNG 4.2016 - SOÁ 167
nghề nghiệp: Các tổ chức nghề 
nghiệp về kế toán và kiểm toán 
phải thực sự trở thành các tổ chức 
tự quản, mang tính nghề nghiệp 
cao, có uy tín và danh tiếng để 
thu hút Hội viên đẳng cấp cao 
hướng đến mục tiêu ngang tầm 
khu vực và quốc tế. Ở một số 
quốc gia, Nhà nước trực tiếp quản 
lý mọi hoạt động nghề nghiệp. 
Kế toán, kiểm toán cần thay đổi 
để phù hợp với thông lệ quốc tế, 
tránh sự can thiệp quá sâu của 
Nhà nước vào hoạt động nghề 
nghiệp, cần chuyển giao một 
phần chức năng quản lý cho hội 
nghề nghiệp, đặc biệt là các vấn 
đề về chuyên môn như soạn thảo 
chuẩn mực kế toán, chuẩn mực 
kiểm toán, quản lý hành nghề, 
kiểm soát chất lượng hoạt động 
các công ty kế toán, kiểm toán 
Để thực hiện được nhiệm vụ này 
đòi hỏi Hội nghề nghiệp phải có 
cán bộ chuyên môn có năng lực 
và thực tế để có thể quản lý bằng 
chuyên môn và kinh nghiệm, 
cường mối quan hệ với các tổ 
chức nghề nghiệp quốc tế về kế 
toán trong việc nghiên cứu, trao 
đổi kinh nghiệm và học hỏi về 
nội dung, phương thức quản lý 
Nhà nước về kế toán, nghiên cứu 
mô hình của các nước phát triển 
để vận dụng vào các nước kém 
hơn; Đẩy mạnh việc thỏa thuận, 
hợp tác giữa các quốc gia trong 
khối ASEAN để tiến tới công 
nhận các bằng cấp và chứng chỉ 
hành nghề của nhau. Tiếp tục 
tăng cường quan hệ hợp tác quốc 
tế, hỗ trợ các hội nghề nghiệp 
thực hiện đầy đủ vai trò thành 
viên của các tổ chức IAFC và 
AFA và Hiệp hội kế toán Châu 
Á- Thái Bình Dương (CAPA).
Năm là, nâng cao sức cạnh tranh 
các công ty kế toán kiểm toán 
bằng cách tái cơ cấu, sáp nhập 
để nâng cao năng lực tài chính; 
Đa dạng hóa các dịch vụ cung 
cấp để đáp ứng các nhu cầu của 
khách hàng về nhiều dịch vụ cần 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kunklaw, R. 2014, The readiness of accounting professionals toward ASEAN economic community, thesis of Faculty of manage-
ment sciences, prince of Songkla university, ThaiLan.
2. Lita Kusumasari 2014, Indonesian institute of accountants (IAI) towards asean economic community (AEC) 2015.
3. Word Bank Group- AFA, September 2014, Current status of the accounting and auditing profession in Asean countries. 
4. ACCA, 2013, The global body for professional accountants.
SUMMARY
Accounting & auditing in Asean countries: Preparing for integration Asean economic community
Asean is progressively working towards the establishment of an economic community by the end of 2015. AEC would pave 
the way for the the free flow of skilled labour in eight professions comprising accountants and others. Asean countries 
are prepared to take part AEC with ready conditions such as accounting & auditing requirements and standards adopted, 
standards-setting, educationing resourses However there is a great variation among asean countries. Therefore it 
is an important task to do consider facilitating increased harmonization of the accounting & auditing requirements 
and education across asean. This paper focuses on analyzing the current status and gives some solution to enhance 
integration of the accounting & auditing profession in Asean countries.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Phan Thị Anh Đào, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Khoa Kế toán- kiểm toán, Học viện Ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kế toán, kiểm toán
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Kế toán, kiểm toán; Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng; Tạp chí 
Nghiên cứu Tài chính kế toán; Tạp chí NCKH Kiểm toán; Tạp chí Khoa học thương mại.
Email: phananhdaohvnh@gmail.com
bằng uy tín nghề nghiệp; Phải 
xây dựng và tạo lập được các 
công cụ quản lý hiệu quả như: 
Tư vấn chuyên môn, quản lý trực 
tiếp từng cá nhân, từng công ty 
hội viên; quảng bá và đào tạo để 
phát triển nghề nghiệp. 
Ba là, tăng cường đào tạo đội 
ngũ nhân lực cả về chất và lượng, 
toàn diện về thể lực, tri thức, 
kỹ năng: Nâng cao chuyên môn 
nghiệp vụ; Kỹ năng hành nghề 
chuyên nghiệp; văn hóa ứng xử 
và tác phong hiện đại; Quản lý 
chặt chẽ đảm bảo sự tuân thủ 
nghiêm ngặt về quy trình, phương 
pháp, chuẩn mực chuyên môn 
và đạo đức nghề nghiệp; khuyến 
khích các cơ sở đào tạo mở rộng 
hợp tác quốc tế về đào tạo kế 
toán, hợp tác chặt chẽ hơn nữa 
với các hội nghề nghiệp trên thế 
giới để đào tạo đội ngũ kế toán 
viên, kiểm toán viên đạt chuẩn 
khu vực và quốc tế.
Bốn là, tăng cường hợp tác quốc 
tế trong lĩnh vực kế toán: Tăng xem tiếp trang 60
60 SOÁ 167 - THAÙNG 4.2016
công cụ phái sinh tín dụng. ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấn Văn Lực (2013), “Quản trị rủi ro tại NHTM Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”, Hội thảo Quản trị rủi ro 2013 do IDG, 
CICB và BIDV tổ chức, tháng 9/2013.
2. Kiều Hữu Thiện, Phạm Mạnh Hùng (2014), Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, Báo 
cáo bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng 2013, Học viện Ngân hàng. 
3. Ahbiman Das & S Ghosh (2007), Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation, Eco-
nomic Issues Journal Articles, Economic Issues, vol. 12(2), pages 27-46.
4. Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini (2013), “Micro and Macro Determinants of Non-performing Loan”, International Journal of 
Economics and Financial Issues, Econjournals, vol. 3(4), pages 852 - 860.
5. Ahmad, N., Ariff, M. (2007), Multi-country study of bank credit risk determinants, International Journal of Banking and Finance 
5 (1), 135–152.
6. Merton Miller & Franco Modigliani (1967), “Estimates of the Cost of Capital Relevant for Investment Decisions Under Uncer-
tainty”, NBER Chapters, in: Determinants of Investment Behavior, pages 179-213 National Bureau of Economic Research, Inc.32.
7. Muhammad Farhan, Ammara Sattar, Abrar Hussain Chaudhry, Fareeha Khalil (2012), Economic Determinants of Non-Perform-
ing Loans: Perception of Pakistani Bankers, European Journal of Business and Management, vol 4, no.19, 2012.
8. Louzis, D., Vouldis, A., Metaxas, V. (2012), Macroeconomic and bank-specific determinants of nonperforming loans in Greece: a 
comparative study of mortgage, business andconsumer loan portfolios, Journal of Banking and Finance 36 (4), 1012–1027.
9. Reinhart, C., Rogoff, K. (2009), This Time is Different: Eight Centuries of Financial Folly.Princeton University Press.
SUMMARY
Determinants of credit risk in Vietnamese Commercial Bank
For credit operations, the changes in macroeconomic conditions, such as the economic cycle or the economic stability, 
directly impact on the repayment capacity of borrowers, thus, affect the level of credit risk of commercial banks. Besides, 
the individual characteristics in its business of each bank, such as capacity management, operational scale and efficiency 
will influence on its management efficiency as well as credit risk control. Therefore, to provide an overview of the factors 
affecting the credit risk, it is essential to consider macroeconomic factors, which represent the impact of the economic 
environment, as well as microeconomic factors, which represent bank-specific. Basing on these requirements, it is urgent 
to conduct further studies of factors influencing on the credit risk in the business operations of Vietnam commercial banks. 
Those studies will help to find the answers for the questions: “Why has the rate of credit risk of Vietnam commercial 
banks increased so sharply recently?”, “How have bank-specific factors and macroeconomic factors impacted on credit 
risk of banks?” From this practice, the article will study the factors affecting the credit risk in the business operations 
of commercial banks in Vietnam.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Nguyễn Thùy Dương, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Quản trị ngân hàng, Tín dụng ngân hàng
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Ngân hàng, Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Email: duongnt@hvnh.edu.vn
đó, tình trạng an toàn tài chính 
chung của CTCK được thể hiện 
(Bảng 7).
Trên cơ sở tính điểm theo bộ tiêu 
chí trên, cơ quan quản lý có thể 
đánh giá mức an toàn tài chính 
của CTCK và đưa ra được biện 
pháp xử lý và can thiệp cụ thể: 
Các CTCK có tổng điểm từ 80 
trở lên được coi là có tình hình 
tài chính lành mạnh; từ 65-80 thì 
được coi là bình thường; từ 50-65 
CTCK bị đưa vào diện kiểm soát 
tiếp theo trang 47 và dưới 50 điểm thì bị đưa vào 
diện kiểm soát đặc biệt. 
Cách đánh giá an toàn tài chính 
của CTCK theo tiêu chí trên sẽ 
khắc phục được các bất cập của 
quy định hiện tại về an toàn tài 
chính của CTCK, phản ánh được 
toàn diện tình hình tài chính của 
CTCK. Việc ứng dụng bộ tiêu 
chí trên để đánh giá và xếp hạng 
an toàn tài chính của CTCK Việt 
Nam tác giả sẽ đề cập ở bài viết 
khác. ■
thiết như các loại dịch vụ kiểm 
toán, các dịch vụ kế toán; Đầu 
tư vào chất lượng sản phẩm dịch 
vụ thông qua đầu tư nguồn nhân 
lực ngay từ khâu tuyển dụng 
thu hút nhân tài, đến đào tạo đội 
ngũ nhân viên chuyên nghiệp, 
am hiểu nghiệp vụ, tuân thủ tốt 
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, 
có chính sách khuyến khích nhân 
viên có chứng chỉ nghề nghiệp 
quốc tế, không ngừng cải thiện 
khả năng tổ chức thực hiện dịch 
vụ ngày càng chuyên nghiệp. ■tiếp theo trang 15

File đính kèm:

  • pdfke_toan_kiem_toan_cac_quoc_gia_asean_chuan_bi_cho_viec_gia_n.pdf