Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 15

Tăng trưởng kinh tế là kết quả hoạt

động sản xuất của xã hội, là một chỉ

tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế của

một đất nước và được tính bằng mức

tăng GDP theo thời gian. Kinh tế tăng

trưởng cao sẽ đem lại thu nhập cao cho

người lao động với điều kiện tăng

trưởng phải được giải quyết hài hoà

trên nguyên tắc công bằng. Bởi lẽ

“tăng trưởng không thể tự nó khắc phục

tình trạng bất bình đẳng: nó thậm chí

còn làm bất bình đẳng gia tăng vì kẻ

mạnh thường được hưởng lợi từ tăng

trưởng nhiều hơn người nghèo; hơn

nữa, nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải

quyết vấn đề bất bình đẳng do chính

tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm

mức tăng trưởng vì cách làm này sẽ làm

giảm các yếu tố kích thích tăng trưởng

và tăng thêm chi phí; nhưng ngược lại,

nếu không giải quyết vấn đề bất bình

đẳng thì ổn định xã hội sẽ bị đe doạ, và

như vậy sẽ không thể có tăng trưởng

bền vững”1

Kinh nghiệm của các nước cho thấy

tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng

đến phát triển xã hội trong đó con

người là trọng tâm thì việc phân hóa

giàu nghèo, bất bình đẳng trong phân

phối thu nhập sẽ càng lớn. Người giàu

sẽ giàu hơn trong khi người nghèo lại

càng nghèo và khả năng số người rơi

vào nghèo đói sẽ còn gia tăng. Bên

cạnh đó tiến bộ xã hội cũng không

được cải thiện do tệ nạn xã hội phát

triển trong khi các vấn đề giáo dục, y tế

không được đảm bảo. Ngược lại, nếu

quan tâm đến phát triển xã hội mà kinh

tế không tăng trưởng hoặc tăng ở mức

quá thấp thì không giải quyết được mục

tiêu phát triển.

pdf 61 trang kimcuc 7440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 15", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 15

Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 15
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc
cña viÖn Khoa häc Lao ®éng vµ x· héi
Số 15 Tháng 3 năm 2008
NỘI DUNG
I. Trao đổi về phương pháp và công cụ nghiên cứu
1. Một số vấn đề lý luận và thực ti ễn để hoàn thiện chính sách lao động, việc làm, dạy nghề
đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế đảm bảo công bằng xã hội
Ths. Nguyễn Thị Lan tr.3
2. Vai trò của hệ thống chính sách tiền lương trong quan hệ lao động khu vực sản xuất kinh
doanh - TS. Nguyễn Quang Huề tr.10
3. Định hướng xây dựng và thực hiện chính sách đối với người có công nhằm bảo đảm hài
hòa quan hệ giữa công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế - Ths. Bùi Xuân Dự tr.18
II. Kết quả nghiên cứu
1. Thương lượng lao động tập thể trong quan hệ lao động - Trần Văn Hoan tr.23
2. Tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan tại các cơ sở cô, đúc nhôm huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh - Ths. Dương Danh Mạnh tr.33
III. Kinh nghiệm quốc tế
1. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội của Hoa
Kỳ, Thụy Điển và Đức - TS. Nguyễn Hữu Dũng tr.44
2. Hỗ trợ giải quyết cân bằng mối quan hệ giữa việc làm - công việc gia đình và sự nghiệp
của phụ nữ ở Nhật Bản
(Hoàng Anh Thư - Trích dịch) tr.55
IV.Giới thiệu sách mới tr.59
SCIENTIFIC RESEARCHES OF Institute of
labour science and social affairs
Vol. 15 March 2008
CONTENT
I. Discussion on research approaches and instruments
1. Some theoretical and practical issues to improve policies on labour, employment and
vocational training for the target of economic growth ensuring social equity.
MA. Nguyễn Thị Lan Page 3
2. Role of pay policy system in industrial relation in production and business sector
Dr. Nguyễn Quang Huề Page 10
3. Guidelines for formulating and implementing policies on policies on national devotees to
harmonize the relationship between social equity and economic growth
MA. Bùi Xuân Dự Page18
II. Research results
1. Collective bargaining in industrial relations - Trần Văn Hoan Page 23
2. Occupational accidents and some related issues in aluminum casting and condensing
establishments in Yen Phong districts, Bac Ninh province
MA. Dương Danh Mạnh Page 33
III. International experience
1. Experience in solving the relationship between economic development and social
security of the U.S, Sweden and Germany - Dr. Nguyễn Hữu Dũng Page 44
2. Supporting women to balance the relationship between employment, housework and
career in Japan.
(Hoàng Anh Thư - translating excerpts) Page 55
IV. Introduciton of new books Page 59
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu
Hoạt động nghiên cứu khoa học -Số 15/Tháng 3-2008 3
mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn ®Ó hoµn thiÖn
chÝnh s¸ch lao ®éng, viÖc lµm, d¹y nghÒ ®¸p øng
môc tiªu t¨ng tr­ëng kinh tÕ ®¶m b¶o c«ng b»ng x· héi
ThS. NguyÔn ThÞ Lan
TT Th«ng tin, Ph©n tÝch vµ Dù b¸o chiÕn l­îc
1. Tại sao phải đặt mục tiêu tăng
trưởng kinh tế trong mối quan hệ hài
hòa với đảm bảo công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế là kết quả hoạt
động sản xuất của xã hội, là một chỉ
tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế của
một đất nước và được tính bằng mức
tăng GDP theo thời gian. Kinh tế tăng
trưởng cao sẽ đem lại thu nhập cao cho
người lao động với điều kiện tăng
trưởng phải được giải quyết hài hoà
trên nguyên tắc công bằng. Bởi lẽ
“tăng trưởng không thể tự nó khắc phục
tình trạng bất bình đẳng: nó thậm chí
còn làm bất bình đẳng gia tăng vì kẻ
mạnh thường được hưởng lợi từ tăng
trưởng nhiều hơn người nghèo; hơn
nữa, nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải
quyết vấn đề bất bình đẳng do chính
tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm
mức tăng trưởng vì cách làm này sẽ làm
giảm các yếu tố kích thích tăng trưởng
và tăng thêm chi phí; nhưng ngược lại,
nếu không giải quyết vấn đề bất bình
đẳng thì ổn định xã hội sẽ bị đe doạ, và
như vậy sẽ không thể có tăng trưởng
bền vững”1
1 Bµi viÕt tham luËn t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh cña
t¸c gi¶ Philippe Nasse vÒ “V n t¸i ph©n ph i
v t ng tr ng trong m t n n kinh t ang
chuy n i”. ¤ng lµ c v n - Lu t s t i Vi n
Th m k Phã Ch t ch H i ng qu n lý
Kinh nghiệm của các nước cho thấy
tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng
đến phát triển xã hội trong đó con
người là trọng tâm thì việc phân hóa
giàu nghèo, bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập sẽ càng lớn. Người giàu
sẽ giàu hơn trong khi người nghèo lại
càng nghèo và khả năng số người rơi
vào nghèo đói sẽ còn gia tăng. Bên
cạnh đó tiến bộ xã hội cũng không
được cải thiện do tệ nạn xã hội phát
triển trong khi các vấn đề giáo dục, y tế
không được đảm bảo. Ngược lại, nếu
quan tâm đến phát triển xã hội mà kinh
tế không tăng trưởng hoặc tăng ở mức
quá thấp thì không giải quyết được mục
tiêu phát triển.
Bài học kinh nghiệm về phát
triển của các nước đi trước cho thấy,
vào những năm 70 của thế kỷ 20, vì
theo đuổi mục đích tăng trưởng cao,
không xem xét đến vấn đề công bằng
xã hội mà chiến lược hiện đại hóa, côn g
nghiệp hóa đã đầu tư ồ ạt vào các
doanh nghiệp qui mô lớn, sử dụng công
nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất
lao động, trong khi đó các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là nơi thu hút nhiều
lao động lại không được quan tâm phát
triển hợp lý. Hậu quả là chỉ một s ố nhỏ
lao động có việc làm và hưởng lợi ích
c nh tranh, nguyªn V tr ng V d b¸o, B
Kinh t , T i chÝnh v C«ng nghi p Ph¸p.
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu
Hoạt động nghiên cứu khoa học -Số 15/Tháng 3-2008 4
từ tăng trưởng nhưng có đến 700 triệu
người dân (khoảng 1/3 dân số các nước
đang phát triển) rơi vào cảnh nghèo đói
và cực nghèo, không việc làm 2. Hơn
nữa ở đâu có tiềm năng kinh tế và lợi
thế so sánh hơn thì ở đó kinh tế phát
triển và được tập trung khai thác đến
cạn kiệt tài nguyên, trong khi ở những
vùng không có điều kiện phát triển kinh
tế như các vùng miền núi, nông thôn,
vùng sâu, vùng xa cũng bị người dân vì
kế sinh nhai đã vô tình hay cố ý khai
thác tài nguyên rừng một cách vô tổ
chức, làm cho môi trường sinh thái bị
phá huỷ, tài nguyên cũng vì thế mà cạn
kiệt và là một trong các nguyên nhân
gây cháy rừng, đất sói lở, bạc màu và
bão lụt, thiên tai xảy ra,... cứ thế hàng
loạt người tiếp tục rơi vào vòng luẩn
quẩn của rủi ro, đói nghèo, đã nghèo lại
càng nghèo thêm. Kết quả, khoảng cách
giàu nghèo và khác biệt giữa nông thôn
- thành thị ngày càng doãng ra, số
người nghèo và cực nghèo tăng lên do
không có việc làm.
Các nước phát triển sau đã có bài
học kinh nghiệm dựa vào nông nghiệp
để phát triển, sau đó phát triển công
nghiệp theo hướng xuất khẩu và công
nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Kinh
tế phát triển theo hướng mở và hội nhập
kinh tế thế giới nhằm đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế thị
trường tự thân không giải quyết vấn đề
công bằng xã hội mà phải do Nhà nước
đứng ra tổ chức thực hiện vì mục đích
phát triển con người và vì lợi ích quốc
gia chứ không vì quyền lợi của một
2 World bank, trích trong "Phát triển công nghiệp
qui mô nhỏ- báo cáo chính sách" của Uribe-
Echevaria, F., tr. 11 (1991)
nhóm cá nhân riêng nào, khi đó vấn đề
phát triển xã hội mới được phát huy.
Bàn về công bằng xã hội, Giáo sư,
Tiến sỹ Nguyễn Đình Tấn cho rằng
công bằng xã hội liên quan đến cơ cấu
xã hội và phân tầng xã hội. Sự khác
nhau về sức khoẻ, năng lực, kiến thức,
vị thế của mỗi người đã tạo nên phân
tầng xã hội có cấu trúc bất bình đẳng tự
nhiên như vậy. Do đó, công bằng xã hội
lúc này không phải là sự cào bằng,
đánh đồng mà bản chất của nó là làm
cho cấu trúc phân tầng hợp thức hơn,
nghĩa là loại bỏ các hiện tượng lợi dụng
vị thế để kiếm lợi bất hợp pháp, đồng
thời tạo điều kiện cho mọi người có cơ
hội tiếp cận và tham gia vào tiến trình
phát triển xã hội theo năng lực phấn
đấu của mỗi người3.
Ở Việt nam, nghiên cứu của các
nhà khoa học cho thấy "tính chất đối
kháng giai cấp không gay gắt, quyết liệt
như ở nhiều nước khác" mà "nhìn
chung trong toàn bộ tiến trình lịch sử
Việt nam lúc nào quan hệ dân tộc, ý
thức dân tộc cũng cao hơn, đậm nét
hơn, sâu sắc hơn quan hệ và ý thức giai
cấp"4. Vì vậy, việc giải quyết bất đồng
lợi ích giữa các giai cấp ở Việt nam
không mấy khó khăn, nặng nề nhưng
cũng không suôn sẻ, thuận lợi như ta
vẫn nghĩ. Vấn đề tồn tại ở Việt nam
cũng như của nhiều nước trên thế giới
hiện nay là sự phân hóa giàu nghèo, cần
3 Y kiến phát biểu của Giáo sư tại hội thảo về công
bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế do Viện
KHLĐXH tổ chức ngày 26/12/2006.
4 Đỗ Thiên Kinh, Phân hóa giàu nghèo và tác động
của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho
người dân Việt nam, tr. 30, NXB Khoa học xã hội,
Hà nội, 2003, trich trong sách của Nguyễn Quang
Ngọc, 1998: 295 -303.
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu
Hoạt động nghiên cứu khoa học -Số 15/Tháng 3-2008 5
giải quyết thế nào cho các nhóm thu
nhập thấp hay nhóm yếu thế nói chung
có cơ hội tiếp cận được các nguồn lực,
việc làm tạo thu nhập và được hưởng
lợi từ các dịch vụ xã hội như giáo dục,
đào tạo, y tế, văn hóa. Tạo điều kiện
cho nhóm thu nhập thấp hay nhóm yếu
thế là giúp cho họ cần câu để kiếm ăn
lâu dài chứ không phải cho họ con cá
chỉ giải quyết bữa ăn trước mắt. Cách
giải quyết như vậy có thể gọi là công
bằng và chủ yếu được hiểu là công
bằng trong các cơ hội cho mọi người
như: cơ hội việc làm, cơ hội học tập, cơ
hội đầu tư, v. v chứ không phải là
cào bằng chia đều thu nhập.
Ngày nay, công bằng xã hội luôn
được nhắc đến trong các chính sách phát
triển của mỗi nước và được xem như là
tiền đề cho sự phát triển toàn diện bền
vững, bởi “Công bằng tăng lên sẽ đem
lại lợi ích kép cho xóa đói giảm nghèo”
mà còn “Khuyến khích đầu tư nhiều hơn
và hiệu quả hơn, dẫn đến tăng trưởng
nhanh hơn”5. Ở Việt nam, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định tăng trưởng kinh tế
phải đi đôi với công bằng xã hội và phấn
đấu vì một Việt nam "dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh". Do vậy, các chính sách phát triển
kinh tế xã hội của Việt nam cần được
xây dựng và thực hiện trên cơ sở kết hợp
hài hòa giữa tăng trưởng và phát triển xã
hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng
xã hội, nếu không vấn đề phát triển xã
5 Xem Equity Enhances The Power Of Growth To
Reduce Poverty: World Development Report 2006
trên trang website:
contentMDK:20653626~isCURL:Y~pagePK:64257043~piP
K:437376~theSitePK:4607,00.html
hội hay phát triển bền vững sẽ không
còn ý nghĩa.
2. Một số vấn đề thực tiễn cho
việc xây dựng chính sách lao động-
việc làm, dạy nghề ở Việt Nam.
Thay vì một nền kinh tế kế hoạch
tập trung không hiệu quả, kinh tế Việt
nam đang chuyển đổi hoạt động sang
nền kinh tế thị trường, tạo sức bật mới
cho các thành phần kinh tế phát triển,
theo đó thị trường lao động (TTLĐ)
cũng đã hình thành và phát triển. Tuy
nhiên qui mô của TTLĐ nước ta còn
nhỏ, sơ khai, tập trung chủ yếu ở khu
vực thành thị và các khu kinh tế phát
triển. Hiện cả nước mới có khoảng trên
1/4 lao động tham gia TTLĐ, nghĩa là
có trên 1/4 lao động làm công hưởng
lương và được Bộ luật Lao động bảo
vệ. Lao động ở khu vực này được
hưởng chính sách bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế - một trong các công cụ
bảo đảm cho người lao động tránh/ hạn
chế được rủi ro ở mức thấp có thể. Số
còn lại chủ yếu là lao động hộ gia đình
không hưởng lương và tự làm, đây là
khu vực kinh tế phi kết cấu với những
đặc trưng cơ bản là năng suất và chất
lượng lao động thấp, họ không thuộc
đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật
Lao động. Thu nhập của lao động khu
vực này vì thế hoàn toàn phụ thuộc vào
khả năng sản xuất của chính bản thân
người lao động và tính thất thường của
thị trường hàng hóa. Vì vậy, trong giai
đoạn tới, TTLĐ phải được phát triển
mạnh và tích cực cả về chiều rộng (tăn g
tỷ lệ lao động làm công) lẫn chiều sâu
(nâng cao hiểu biết của người lao động
về quyền lợi và nghiã vụ của họ trong
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu
Hoạt động nghiên cứu khoa học -Số 15/Tháng 3-2008 6
đời sống việc làm). Bên cạnh đó các
chính sách phát triển TTLĐ cần được
hoàn thiện một cách hợp lý, hướng tới
TTLĐ thống nhất, thông thoáng và hoạt
động hiệu quả.
Kinh tế Việt nam có nhiều triển
vọng thời hậu WTO, vấn đề là thực
hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH-HĐH) như thế nào để
kinh tế phát triển một cách hiệu quả và
nâng cao sức cạnh tranh trên trường
quốc tế. Tăng trưởng cao không chỉ do
tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động mà còn do nâng cao năng suất ở
tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế. Đảm
bảo chuyển dịch hiệu quả lao động theo
hướng công nghiệp-dịch vụ, phù hợp
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
quá trình CNH-HĐH và hội nhập. Vì
vây, ngoài việc khuyến khích phát triển
các ngành nghề sử dụng nhiều lao
động, Nhà nước tập trung phát triển các
ngành kinh tế mũi nhọn sử dụng công
nghệ cao, chất xám đem lại nguồn thu
lớn cho đất nước và tạo đà cho một nền
kinh tế tri thức sau này.
Đô thị hóa là tất yếu trong quá trình
phát triển kinh tế. Do vậy, một lượng
lao động nông nghiệp nông thôn sẽ bị
mất đất và số lao động khu vực phi kết
cấu và lao động tay nghề thấp có nguy
cơ mất việc làm. Do đó, vấn đề chuyển
đổi, tìm hướng tạo việc làm bền vững
hoặc đào tạo nghề phù hợp với năng lực
người lao động nhằm nâng cao chất
lượng việc làm cho họ là công việc
không thể bỏ qua trong tiến trình phát
triển xã hội.
Kinh tế phát triển đòi hỏi chất
lượng nguồn nhân lực cao, đáp ứng yêu
cầu công nghệ ngày càng hiện đại và
đổi mới. Vì vậy, công tác đào tạo lao
động kỹ thuật (lành nghề, trình độ cao),
lao động quản lý, đặc biệt các nghề mới
phát sinh trong thời đại công nghệ mới
và chuyên gia đạt tiêu chuẩn quốc tế
cần được đổi mới, nâng cấp nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường, đồng thời nâng cao khả năng
cạnh tranh của lao động, của doanh
nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong quá
trình phát triển và hội nhập. Bên cạnh
đó, công tác giáo dục, đào tạo và chăm
sóc sức khỏe cho người dân cũng cần
được cải thiện rõ rệt nhằm nâng cao
chất lượng dân số không chỉ về thể lực,
sức khỏe mà cả về tâm, trí, năng lực và
kiến thức, đây là nguồn nhân lực tiềm
năng của xã hội. Đặc biệt, khả năng tiếp
cận các dịch vụ giáo dục, đào tạo và y
tế của người nghèo, dân tộc thiểu số và
nhóm người yếu thế bị hạn chế nên các
chính sách ưu tiên cho nhóm lao động
yếu thế cần được chú trọng, tạo điều
kiện cho họ có cơ hội tìm được việc
làm bền vững và nâng cao thu nhập cho
gia đình.
Ngoài các chính sách phát triển
cung lao động thì chính sách phát triển
cầu lao động cần "bảo đảm cho mọi
người bình đẳng về quyền lợi kinh
doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước và
đối với xã hội", loại bỏ những thế lực
và phương thức độc quyền lũng đoạn6,
tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh và
phát huy năng lực sáng tạo cũng như
khả năng phát triển kinh doanh, làm
giàu cho đất nước.
6 GS, TS Phạm Xuân Nam (chủ biên), Quản lý sự
phát triển trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng, tr
38, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001.
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu
Hoạt động nghiên cứu khoa học -Số 15/Tháng 3-2008 7
Các khu vực kinh tế có lợi thế phát
triển và thu hút đầu tư đã và đang được
lấp đầy, không lâu nữa khả năng thu
hút đầu tư và phát triển vào các khu vực
này sẽ bị thu hẹp dần. Thay vào đó là
các vùng/khu kinh tế có lợi thế kinh tế
kém hơn nên các chính sách thu hút đầu
tư và phát triển kinh tế phải tính đến
chế độ ưu đãi hợp l ...  sự trì trệ về
kinh tế, xuống cấp về đạo đức và mất ổn
định về chính trị. Cả hai thái cực này các
đảng chính trị đã nhiều lần thất bại trong
các cuộc tranh cử.
- Các nước tư bản có hệ thống an
sinh xã hội khổng lồ, nhất là các nước
Bắc Âu, đang phải đối mặt, chịu nhiều
áp lực về kinh tế, đặc biệt là trong
những giai đoạn suy thoái hoặc kinh tế
chậm phát triển; ngay cả Mỹ là nước
giàu có, khi đối tượng tham gia hệ
thống an sinh xã hội rất rộng và có chi
phí lớn, một mình chính phủ không đủ
khả năng cáng đáng cả gánh nặng tài
chính. Từ đó, trong cải cách hệ thống
an sinh xã hội, các nước này có xu
hướng cắt giảm bớt các khoản trợ cấp
(trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp người có
thu nhập thấp, trợ cấp trẻ em, trợ cấp
ốm đau, tàn tật...), hoặc chuyển bớt
trách nhiệm của nhà nước cho thị
trường (ví dụ: cho phép khu vực tư
nhân kinh doanh bảo hiểm xã hội thiếu
sự quản lý của nhà nước). Từ đó, dẫn
đến thách thức lớn về kinh tế và chính
trị đối với nhà nước trước một bài toán
đặt ra là phát triển hệ thống an sinh xã
hội sao cho có thể tiếp tục đảm bảo an
ninh kinh tế và thực hiện công bằng xã
hội, đảm bảo đời sống người dân so với
mức đạt được trước đây.
- Các nước tư bản phát triển hệ
thống an sinh xã hội theo hướng nhà
nước không chỉ là cơ quan quyền lực,
thực hiện chức năng cai trị, mà còn là
một nhà nước phục vụ trong một xã hội
dân chủ, xã hội dân sự với hệ thống
cung cấp dịch vụ công và dịch vụ thị
trường khá phát triển. Tuy nhiên, trên
thực tế hệ thống cung cấp dịch vụ công
và dịch vụ thị trường trong thực hiện
chính sách và chương trình an sinh xã
hội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế do đối tượng ngày càng mở
rộng và chất lượng dịch vụ ngày càng
đòi hỏi cao hơn; người dân vẫn phải
chờ đợi lâu trong tiếp cận các dịch vụ
và chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Hạn chế này có thể được khắc phục khi
phát triển mạnh mạng lưới cung cấp
dịch vụ ở cơ sở và đào tạo đội ngũ cán
sự xã hội tương ứng với nó./.
Kinh nghiÖm quèc tÕ
Hoạt động nghiên cứu khoa học - Số 15/ Tháng 3-2008 56
Hç trî gi¶i quyÕt c©n b»ng mèi
quan hÖ gi÷a viÖc lµm c«ng viÖc gia
®×nh vµ sù nghiÖp cña phô n÷
ë NhËt B¶n
Emiko Takeishi – Đại học Tổng hợp Hosei
I - Giới thiệu
Ở Nhật Bản, từ những năm 1990 đã
có nhiều chính sách khác nhau được áp
dụng để hỗ trợ giải quyết cân bằng vấn
đề việc làm và công việc gia đình.
Những chính sách này được đề ra do tỷ
lệ sinh đang ngày một giảm. Thực tế
đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các
chế độ trong đó có việc bắt buộc áp
dụng thai sản. Mặc dù xã hội đòi hỏi
các doanh nghiệp áp dụng các chính
sách cởi mở để giải quyết cân bằng vấn
đề việc làm và công việc gia đình, song
vẫn có rất ít biện pháp được doanh
nghiệp áp dụng để giải quyết vấn đề
mức sinh đang sụt giảm. Nhiều doanh
nghiệp còn cho rằng họ không nhất
thiết phải cam kết thực hiện các chính
sách hỗ trợ giải quyết cân bằng vấn đề
việc làm và công việc gia đình.
Các chính sách luật pháp mà doanh
nghiệp có nghĩa vụ áp dụng là hoàn
toàn có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.
Việc này mang lại lợi ích trực tiếp cho
doanh nghiệp bởi nó đảm bảo cho lực
lượng lao động của doanh nghiệp an
toàn và ổn định, cũng như làm tămg
lòng nhiệt thành và cam kết làm việc
của người lao động đối với doanh
nghiệp. Ngược lại, vậy các chính sách
hỗ trợ giải quyết cân bằng vấn đề việc
làm và công việc gia đình sẽ có tác
động như thế nào tới người lao động?.
Bài viết này trước hết xem xét lại
các chính sách hỗ trợ giải quyết cân
bằng vấn đề việc làm và công việc gia
đình, đồng thời, phân tích tình hình
thực hiện những chính sách này trong
các doanh nghiệp. Sau đó, bình luận về
mối quan hệ giữa các chính sách hỗ trợ
giải quyết cân bằng vấn đề việc làm và
công việc gia đình với sự nghiệp của
phụ nữ. Liệu có nhiều phụ nữ hơn tiếp
tục làm việc trong các doanh nghiệp khi
các chính sách về gia đình cởi mở được
áp dụng, và liệu các chính sách này có
đóng góp gì trong cải thiện việc làm
cho phụ nữ? Cụ thể, kể từ khi áp dụng
các biện pháp giải quyết vấn đề việc
làm và công việc gia đình vào những
năm 1990, tập trung vào giải quyết cân
bằng vấn đề việc làm và chăm sóc con
cái, vấn đề khi có thai và phải chăm sóc
trẻ là nguyên nhân chủ yếu làm cho phụ
nữ phải từ bỏ việc làm. Bài viết sẽ phân
tích tình hình thực hiện các chính sách
và những thay đổi về sự nghiệp của phụ
Kinh nghiÖm quèc tÕ
Hoạt động nghiên cứu khoa học - Số 15/ Tháng 3-2008 57
nữ bằng cách tập trung trước hết vào
việc hỗ trợ giải quyết cân bằng vấn đề
việc làm và công việc gia đình.
II. Tăng cường các chính sách hỗ
trợ giải quyết việc làm - công việc gia
đình ở Nhật Bản
1. Những thay đổi về chính sách:
(1) Thay đổi trong Chính sách để Hỗ
trợ phụ nữ tiếp tục làm việc
Ở Nhật Bản, vấn khoảng cách giới
được thể hiện ở nhiều mặt cụ thể như
loại hình công việc, sự thăng tiến và
mức lương giữa nam và nữ. Nguyên
nhân chính của nó là do sự khác biệt về
số năm làm việc trung bình của nam và
nữ. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản áp
dụng các chế độ dựa trên thâm niên
công tác mà người lao động làm việc
cho doanh nghiệp. Do vậy, với số năm
làm việc ít hơn nên phụ nữ thường
chậm thăng tiến hơn so với nam giới.
Phụ nữ thường làm việc ít năm hơn so
với nam giới do những thiên chức của
họ đối với gia đình như sinh đẻ, nuôi
con. Vai trò giới tính của phụ nữ đặc
biệt nổi trội hơn ở Nhật Bản so với
nhiều nước công nghiệp hóa khác.
Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ giải
quyết việc làm - công việc gia đình
được coi như”những bánh xe của một
cỗ xe” với những biện pháp việc làm
cân bằng để giải quyết khoảng cách về
giới tại nơi làm việc. Điều khoản luật
pháp về việc nghỉ để chăm sóc con
được nêu trong Luật về Phúc lợi của
Phụ nữ đang làm việc đã có hiệu lực từ
năm 1972, và những điều khoản tương
tự đã được ban hành tiếp năm 1986
trong Luật Xúc tiến Việc làm Bình
đẳng. Những điều luật này yêu cầu các
chủ sử dụng lao động cần phải đẩy
mạnh việc cho phép lao động nữ chăm
sóc con cái bao gồm cả việc cho nghỉ
làm việc để chăm sóc con khi cần thiết.
Đã có một số công ty tư nhân áp
dụng chế độ nghỉ để chăm sóc trẻ trước
cả khi Luật Nghỉ Chăm sóc trẻ có hiệu
lực năm 1992. Công ty Viễn thông
Nippon và Điện thoại Công cộng là
công ty tư nhân đầu tiên thực hiện chế
độ nghỉ để chăm sóc trẻ kể từ những
năm 1960. Sau đó, nhiều công ty nhất
là những công ty quy mô lớn đã áp
dụng theo. Trước khi Luật Xúc tiến
Việc làm Bình đẳng có hiệu lực, đã có
nhiều công ty tự nguyện áp dụng các
chế độ tương tự và được coi như là
những nỗ lực để cải thiện môi trường,
tạo điều kiện thuận lợi để duy trì lực
lượng lao động nữ và sử dụng hiệu quả
năng lực của họ.
(2) Thay đổi trong chính sách giải
quyết cân bằng giữa việc làm - công
việc gia đình cho cả nam và nữ
Mức sinh giảm sút ở Nhật Bản đòi
hỏi phải tăng cường các chính sách hỗ
trợ giải quyết vấn đề việc làm- gia đình.
Năm 1989, tổng tỷ suất sinh là 1,57,
giảm thấp hơn cả mức sinh được ghi
nhận là thấp nhất vào năm 1966 (1,58).
Đó là lần thứ hai“cú sốc 1,57”mà xã
hội Nhật Bản phải đối đầu với sự suy
giảm về mức sinh. Rất nhiều biện pháp
đã được đề xuất để giải quyết vấn đề
này trong đó chính sách hỗ trợ công
Kinh nghiÖm quèc tÕ
Hoạt động nghiên cứu khoa học - Số 15/ Tháng 3-2008 58
việc- gia đình được coi là trụ cột sống
còn. Vấn đề đặt ra là nếu không hỗ trợ
cho phụ nữ giải quyết cân bằng vấn đề
việc làm và công việc gia đình thì kết
quả sẽ dẫn đến việc họ buộc phải tiếp
tục đi làm, phải lựa chọn công việc chứ
không phải gia đình, dẫn tới mức sinh
sẽ tiếp tục giảm.
Năm 1992, Luật về Nghỉ để Chăm
sóc Trẻ có hiệu lực đối với cả lao động
nam và lao động nữđã thể hiện mối
quan tâm đối với tỷ lệ sinh đang giảm
nhanh chóng. Luật này không chỉ hỗ trợ
phụ nữ tiếp tục làm việc mà còn hỗ trợ
cho cả lao động nam, đây được coi như
một chế độ hỗ trợ giải quyết cân bằng
vấn đề việc làm và công việc gia đình
cho bất kỳ người lao động nào cần phải
thực hiện những nghĩa vụ gia đình. Kể
cả lao động nam cũng như lao động nữ
đều có quyền đề nghị cho phép nghỉ để
chăm sóc trẻ. Chính vì vậy, chủ sử
dụng lao động cũng phải đưa ra chế độ
việc làm linh hoạt như làm việc rút
ngắn thời gian cho các đối tượng đang
cần nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.
Từ năm 1995 đã có những bước
tiến bổ sung vào chế độ này bao gồm
điều khoản về đảm bảo thu nhập cho
người lao động trong thời gian nghỉ để
chăm sóc trẻ. Cũng để đáp lại vấn đề
dân số già hóa, chế độ nghỉ để chăm
sóc gia đình đã trở thành vấn đề bắt
buộc và điều luật được sửa đổi đã có
hiệu lực từ năm 1999 với tiêu đề Điều
luật về Phúc lợi cho Người lao động
phải chăm sóc Trẻ hoặc Thành viên
khác trong gia đình kể cả Nghỉ để
Chăm sóc Trẻ và Chăm sóc gia đình.
Sau khi “Kế hoạch thần kỳ” lần đầu
được xây dựng năm 1994, các dịch vụ
chăm sóc trẻ ở các địa phương dựa vào
cộng đồng đã được cải thiện để duy trì
các chính sách cân bằng giữa công việc
và gia đình.
(3) Áp dụng Pháp luật về Các biện
pháp Hỗ trợ Phát triển Thế hệ tiếp nối
Ngoài Điều luật về Phúc lợi cho
Người lao động phải chăm sóc Trẻ hoặc
Thành viên khác trong gia đình kể cả
Luật Nghỉ để Chăm sóc trẻ và Chăm
sóc gia đình, Pháp luật về Các biện
pháp Hỗ trợ Phát triển Thế hệ tiếp nối
bắt đầu có hiệu lực từ tháng tư năm
2005. Điều luật này yêu cầu các doanh
nghiệp có từ 301 lao động trở lên phải
có nghĩa vụ triển khai các kế hoạch
hành động để hỗ trợ sự phát triển các
thế hệ nối tiếp trong doanh nghiệp của
họ. Cũng vậy với các doanh nghiệp có
dưới 300 lao động cũng được yêu cầu
cố gắng triển khai kế hoạch như trên.
Pháp luật này còn bao gồm cả yêu cầu
bắt buộc đối với doanh nghiệp về con
số cụ thể phải thực hiện trong kế hoạch
hành động của mình. Để thực hiện yêu
cầu bắt buộc này, trong thời gian thực
hiện Kế hoạch hành động ít nhất phải
có 1 lao động nam và trên 70% số lao
động nữ có con nhỏ sẽ được nghỉ để
chăm sóc trẻ. Bằng cách này, các cam
kết tự nguyện của doanh nghiệp đã
được theo dõi khuyến khích thực hiện
thông qua hệ thống yêu cầu bắt buộc
của chính phủ.
Kinh nghiÖm quèc tÕ
Hoạt động nghiên cứu khoa học - Số 15/ Tháng 3-2008 59
2. Tình hình thực hiện Chính
sách Hỗ trợ Công việc- Gia đình và
những hiệu quả của chính sách này
Hiện nay có khoảng 61,6% số
doanh nghiệp (đối với những doanh
nghiệp có từ 5 lao động trở lên) đang áp
dụng chế độ nghỉ để chăm sóc trẻ và có
55,6% số doanh nghiệp thực hiện chế
độ nghỉ để chăm sóc gia đình. Tỷ lệ
doanh nghiệp áp dụng các biện pháp
như rút ngắn thời gian làm việc duy trì
ở mức 41,6%, trên 70% số doanh
nghiệp thực hiện việc hạn chế độ tuổi
và chỉ áp dụng đối với trẻ nhỏ dưới 3
tuổi. Chế độ này ít khi được áp dụng
đối với trẻ đã trên 3 tuổi.
Theo truyền thống Nhật Bản, trong
mỗi hộ gia đình người chồng là người
làm việc kiếm tiền còn người vợ
thường không đi làm và ở nhà chăm sóc
gia đình con cái. Điều này dường như
vẫn còn tồn tại trong xã hội Nhật Bản
cho tới ngày nay, vẫn chỉ có rất ít phụ
nữ tiếp tục đi làm sau khi sinh con, mặc
dù đã có nhiều đổi mới trong Chính
sách Hỗ trợ Công việc - Gia đình.
Tỷ lệ lao động sử dụng chế độ nghỉ
để chăm sóc trẻ có tăng lên, song vẫn ở
mức thấp chỉ với khoảng 10%. Con số
này có thể cho thấy một điều là lao
động nữ trước đây đã tiếp tục làm việ c
mà không được nghỉ để chăm sóc trẻ
thì hiện có thể tiếp tục làm việc bằng
cách sử dụng những lợi ích của chính
sách này, nhưng trên thực tế, do số phụ
nữ thất nghiệp trước khi mang thai
giảm, nên xu hướng bỏ việc trong thời
gian mang thai thực tế đang tăng lên9.
Abe (2005b) đã chỉ ra rằng lao động nữ
có sử dụng chế độ nghỉ để chăm sóc trẻ
phân bố không đồng đều; họ có trình độ
học vấn cao và mức lương cao. Tổ chức
OECD (năm 2001) cũng công bố tình
trạng tương tự như vậy .Do vậy, khó có
thể cho rằng các chính sách cởi mở hỗ
trợ gia đình như chế độ nghỉ để chăm
sóc trẻ đã có nhiều đóng góp vào cải
thiện việc làm cho phụ nữ. Hiệu quả
của chính sách hỗ trợ việc làm- gia đình
tới sự lựa chọn của phụ nữ có tiếp tục
làm việc hay không trong thời gian
mang thai và chăm sóc trẻ vẫn còn rất hạn
chế trong mọi mục tiêu đề ra.
Hoàng Anh Thư
(Trích dịch từ “Japan Labour
Review”, Tập 4- Số 4- Năm 2007)

9 Abe (2005) đã xây dựng biểu giả định dữ liệu
bằng cách sử dụng số liệu từ Điều tra Tình trạng
Việc làm do Cục Thống kê – Bộ Các vấn đề Nội bộ
và Thông tin liên lạc thực hiện. Kết quả ông dự
đoán cho thấy hôn nhân, sinh để và nuôi dưỡng trẻ
có tác động lớn tới thái độ về việc làm của phụ nữ
trẻ, đặc biệt là học sinh tốt nghiệp phổ thông và có
thể tác động tới việc giảm tỷ lệ hôn nhân và sinh
đẻ.
Giíi thiÖu s¸ch míi
Hoạt động nghiên cứu khoa học - Số 15/ Tháng 3-2008 60
Giíi thiÖu s¸ch míi
1. Một số văn bản quy phạm pháp
luật về người tàn tật và trẻ mồ côi Việt
Nam.- NXB Lao động - Xã hội, 2007.
Cuốn sách là tổng hợp các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến các
đối tượng chính sách, người tàn tật và
trẻ mồ côi Việt Nam.
2. Bối cảnh trong nước, quốc tế và
việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011
- 2020.- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008.
Việt nam đang chuẩn bị kết thúc
Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế -
xã hội 2001 - 2010 và bước vào kỳ
Chiến lược mới 2011 - 2020. Cuốn sách
là tổng kết, đánh giá việc thực hiện các
mục tiêu của hai thời kỳ Chiến lược đã
qua; nhận định, phân tích, dự báo tình
hình trong nước và quốc tế trong thời
kỳ thực hiện Chiến lược tới. Đây là cơ
sở bước đầu để nhận diện rõ những cơ
hội, thách thức, từ đó xác định nội dung
và những yêu cầu đặt ra trong việc xây
dựng Chiến lược phát triển thời kỳ
2011 - 2020.
3. Triển vọng phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam đến năm 2010 - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư - NXB Thống kê, 2007.
Nội dung cuốn sách đề cập tới
những thành tựu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước qua 20 năm đổi mới
đã được Đại hội lần thứ X của Đảng
Cộng sản Việt nam tổng kết; tóm tắt kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2010; định
hướng kế hoạch hoạt động và phát triển
một số ngành quan trọng như: Ngoại
giao, Kế hoạch, Xây dựng, Tài chính -
Ngân hàng, Công nghiệp - Thương mại,
Bưu chính - Viễn thông, Văn hóa thông
tin, Giáo dục, Y tế, Lao động, Bên
cạnh những bài viết của các Lãnh đạo
Đảng và chính quyền ở Trung ương
giới thiệu về những kết quả đạt được
của các Bộ, ngành thời gian qua, trong
cuốn sách này còn có thêm các bài viết
của các Lãnh đạo các tỉnh, thành phố
lớn và một số bài viết của các lãnh đạo
doanh nghiệp lớn.
4.Báo cáo phát triển Trung quốc -
Tình hình và triển vọng .- Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam .- NXB Thế giới, 2007.
Giới thiệu về nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa trên nhiều lĩnh vực:
Kinh tế - Xã hội, Văn hóa - Giáo dục,
Quan hệ ngoại giao đối với các nước
trong khu vực và thế giới, Chính sách
an ninh quân sự, Chính sách về nông
nghiệp nông thôn, khuyến khích phát
triển kinh tế. Bên cạnh đó còn có thống
kê tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc.
H©n h¹nh giíi thiÖu cïng ®éc gi¶
Hoạt động nghiên cứu khoa học - Số 15/ Tháng 3-2008 61

Phụ trách : Viện trưởng: TS. Doãn Mậu Diệp
Thành viên : TS. Nguyễn Quang Huề
Ths. Lưu Quang Tuấn
Ths. Nguyễn Thị Lan
CN. Đỗ Lan Anh
CN. Võ Xuân Hằng
Địa chỉ : Số 2, Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Telephone : 84-4-8240601
Fax : 84-4-8269733
Email : ilssavn@hn.vnn.vn

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_vien_khoa_hoc_lao_dong_va.pdf