Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 12

Hiện nay, cả nước có 84 trung tâm

được thành lập (trong đó khoảng 80

trung tâm đã đi vào hoạt động) với trên

32000 đối tượng. Số trung tâm và số

đối tượng tập trung chủ yếu ở 2 thành

phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh với

15.762 đối tượng, thành phố Hà Nội có

5.406 đối tượng (theo số liệu báo cáo

quý I năm 2007, Cục 05 - 06). Bên cạnh

những mục tiêu đạt được, tất cả các

hoạt động của các trung tâm 05 - 06 từ

khu điều trị, khu sinh hoạt, cho đến khu

chăn nuôi, khu sản xuất đều thải ra môi

trường một lượng chất thải khổng lồ.

Theo nghiên cứu của trung tâm Nghiên

cứu Môi trường và Điều kiện Lao động

năm 2003 thì mỗi trung tâm bình quân

mỗi ngày thải ra khoảng 100kg rác thải

và khoảng 50 m 3 nước thải. Cá biệt có

trung tâm trong 1 ngày thải tới 400m3

nước thải, 2000kg rác thải. Chất thải ở

đây không chỉ là chất thải sinh hoạt,

chất thải từ sản xuất chăn nuôi mà còn

có cả chất thải y tế với các vi khuẩn và

vi trùng gây bệnh. Nước thải hầu như

không được qua xử lý, một số cho chảy

tự do trên bề mặt nổi, tự thẩm thấu

xuống lòng đất, gây ô nhiễm mạch nước

ngầm. Một số khác thì thải qua hệ

thống cống rãnh chảy thẳng ra hệ thống

sông ngòi, ao hồ xung quanh.

Trước thực trạng môi trường trong

các trung tâm 05 - 06 và các khu vực

xung quanh ngày càng bị ô nhiễm

nghiêm trọng, việc đưa ra các biện pháp

bảo vệ môi trường ở những nơi này là

vấn đề rất quan trọng và xử lý nước thải

là một trong các biện pháp đó.

pdf 67 trang kimcuc 7980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 12

Hoạt động nghiên cứu khoa học của viện Khoa học Lao động và xã hội - Số 12
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc 
cña viÖn Khoa häc Lao ®éng vµ x· héi 
Số 12 Tháng 6 năm2007 
NỘI DUNG 
I. Trao đổi về phương pháp và công cụ nghiên cứu 
1. Phương pháp xử lý nước thải và đề xuất mô hình xử lý nước thải cho các 
trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội (05 – 06) – Cao Thị Minh Hữu 
2. Một số kỹ thuật thường sử dụng trong đánh giá nhanh cộng đồng (PRA) – 
Vũ Thị Hải Hà 
3. Mô hình xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đầu vào tới GDP (VA) trong 
nông nghiệp của Yên Bái – Phạm Ngọc Toàn 
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi việc làm phi nông nghiệp 
của lao động tỉnh Khánh Hòa – Chử Thị Lân 
 II. Kết quả nghiên cứu 
1. Phương pháp xác định mức tiền lương tối thiểu theo vùng tại Việt Nam – 
Trần Ngọc Trường và nhóm nghiên cứu 
2. Một số vấn đề về lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam – 
Nguyễn Văn Dư 
3. Vài nét về tình hình tiền công của lao động nữ từ các cuộc tổng điều tra mức 
sống dân cư – Nguyễn Thị Minh Huệ 
 III. Tin ngoài nước 
Những vấn đề pháp luật về nghỉ dài hạn (trích dịch) – Susumu Noda – Giáo sư 
khoa Luật – Đại học Tổng hợp Kyushu 
 IV. Giới thiệu sách mới 
3 
9 
16 
23 
31 
48 
54 
62 
65 
Scientific research of ilssa 
No. 12 June 2007 
Contents 
I. Discussion on methodology and instruments in scientific 
research 
1. Methods for solution of wasted water problem and proposed measures for 
centers of disease treatment and skill training to rehabilitate prostitution and drug- 
related people ( 05 - 06 subjects) - Cao Minh Huu. 
2. Some technical methods are usually used in Participatory Rural Assessment 
(PRA)- Vu Thi Hai Ha. 
3. Methods for defining the impact of some input factors on GDP (VA) in Yen 
Bai province - .Pham Ngoc Toan. 
4. Some factors effecting on changing possibility on non - agricultural 
employments of workers in Khanh Hoa province- Chu Thi Lan. 
II. Research outputs 
1. Methodologies for determining minimum wage/ salary by regions in Viet Nam 
- Tran Ngoc Truong and research group - ILSSA. 
 2. Some labor issues in Small and medium scale enterprises in Viet Nam - 
Nguyen Van Du. 
 3. Some comments on wages/salary issues of women workers taken out from 
VHLSS – Nguyen Thi Minh Hue. 
 III. International news 
Legal issues on Long- Term Leave – Susumu Noda - Professor faculty of Law 
Department of Kyushu University (Translation). 
 IV. Introduction of some new publications 
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng 6 - 2007 
3 
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XỬ 
LÝ NƯỚC THẢI CHO CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH, 
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (05- 06) 
 Cao Thị Minh Hữu 
Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động 
Trong những năm gần đây, các tệ 
nạn xã hội như ma tuý, mại dâm có xu 
hướng gia tăng. Đảng và Nhà nước ta 
đã và đang tiến hành nhiều biện pháp 
khác nhau để đấu tranh, ngăn chặn và 
loại trừ các tệ nạn xã hội ra khỏi đời 
sống xã hội. Một trong những biện pháp 
đó là thành lập các đơn vị sự nghiệp 
như Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục 
Lao động Xã hội, nhằm tổ chức chữa 
bệnh, giáo dục, dạy nghề, hướng 
nghiệp, tổ chức lao động sản xuất, dạy 
văn hóa, giáo dục pháp luật cho các đối 
tượng 05 - 06 (ma tuý - mại dâm), tạo 
điều kiện cho họ có việc làm, có thu 
nhập để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập 
cộng đồng. 
Hiện nay, cả nước có 84 trung tâm 
được thành lập (trong đó khoảng 80 
trung tâm đã đi vào hoạt động) với trên 
32000 đối tượng. Số trung tâm và số 
đối tượng tập trung chủ yếu ở 2 thành 
phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh với 
15.762 đối tượng, thành phố Hà Nội có 
5.406 đối tượng (theo số liệu báo cáo 
quý I năm 2007, Cục 05 - 06). Bên cạnh 
những mục tiêu đạt được, tất cả các 
hoạt động của các trung tâm 05 - 06 từ 
khu điều trị, khu sinh hoạt, cho đến khu 
chăn nuôi, khu sản xuất đều thải ra môi 
trường một lượng chất thải khổng lồ. 
Theo nghiên cứu của trung tâm Nghiên 
cứu Môi trường và Điều kiện Lao động 
năm 2003 thì mỗi trung tâm bình quân 
mỗi ngày thải ra khoảng 100kg rác thải 
và khoảng 50 m 3 nước thải. Cá biệt có 
trung tâm trong 1 ngày thải tới 400m3 
nước thải, 2000kg rác thải. Chất thải ở 
đây không chỉ là chất thải sinh hoạt, 
chất thải từ sản xuất chăn nuôi mà còn 
có cả chất thải y tế với các vi khuẩn và 
vi trùng gây bệnh. Nước thải hầu như 
không được qua xử lý, một số cho chảy 
tự do trên bề mặt nổi, tự thẩm thấu 
xuống lòng đất, gây ô nhiễm mạch nước 
ngầm. Một số khác thì thải qua hệ 
thống cống rãnh chảy thẳng ra hệ thống 
sông ngòi, ao hồ xung quanh. 
Trước thực trạng môi trường trong 
các trung tâm 05 - 06 và các khu vực 
xung quanh ngày càng bị ô nhiễm 
nghiêm trọng, việc đưa ra các biện pháp 
bảo vệ môi trường ở những nơi này là 
vấn đề rất quan trọng và xử lý nước thải 
là một trong các biện pháp đó. 
I. Các giai đoạn và phương pháp 
xử lý nước thải. 
Nước thải cần phải được xử lý đạt 
tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. 
Do vậy hệ thống cống rãnh cần phải 
được xây, bê tông hoá và phải có nắp 
đậy. Hệ thống này có thể đặt ngầm hoặc 
nổi trên mặt đất trong đó có lưới chắn 
rác trước khi tới nơi xử lý. 
Nước thải thường được xử lý theo 
sơ đồ và các giai đoạn sau (xem hình 1): 
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng 6 - 2007 
4 
Giai đoạn 1 (Xử lý sơ bộ): Làm 
trong nước thải bằng phương pháp cơ 
học để loại cặn và các chất rắn lớn. Đây 
là mức độ bắt buộc đối với tất cả các dây 
chuyền xử lý nước thải. Hàm lượng cặn 
lơ lửng trong nước thải sau khi xử lý ở 
giai đoạn này phải < 150 mg/l nếu nước 
thải được xử lý sinh học tiếp tục hoặc xả 
thải trực tiếp ra nguồn nước mặt. 
Giai đoạn 2 (xử lý trung gian): Tuỳ 
vào tính chất nước thải, yêu cầu xử lý 
và mục đích sử dụng nước thải, giai 
đoạn này thường áp dụng các biện pháp 
sinh học đó là sinh học kị khí và sinh 
học hiếu khí. 
Giai đoạn 3 (xử lý triệt để): Loại 
bỏ các hợp chất nitơ và phốt pho khỏi 
nước thải và khử trùng. Việc khử trùng 
ở giai đoạn này là yêu cầu bắt buộc đối 
với một số loại nước thải như nước thải 
bệnh viện và một số dây chuyền công 
nghệ xử lý. Giai đoạn này rất có ý nghĩa 
đối với các nước khí hậu nhiệt đới, nơi 
mà quá trình phú dưỡng ảnh hưởng sâu 
sắc đến chất lượng nước mặt. Giai 
đoạn này thường áp dụng phương pháp 
hoá học. 
Nước thải sinh hoạt Nước thải bệnh viện Nước thải sản xuất 
Khử trùng diệt vi khuẩn gây 
bệnh (Các biện pháp hoá học) 
Tách rác, cát và cặn lắng 
trong nước thải (Các 
biện pháp cơ học) 
Khử các chất độc hại và đảm bảo 
điều kiện làm việc bình thường của 
các công trình xử lý sinh học nước 
thải (Các biện pháp cơ học, hoá học) 
Tách các chất hữu cơ trong 
nước thải (biện pháp sinh học) 
Khử các chất dinh dưỡng (N - P) và khử trùng nước 
thải (Các biện pháp sinh học, hoá học) 
Xả nước thải ra nguồn và tăng cường quá trình tự 
làm sạch của nguồn nước 
XỬ LÝ SƠ BỘ 
(XỬ LÝ BẬC MỘT) 
XỬ LÝTRUNG 
GIAN 
(XỬ LÝ BẬC HAI) 
XỬ LÝTRIỆT ĐỂ 
(XỬ LÝ BẬC BA) 
TỰ LÀM SẠCH CỦA 
NGUỒN NƯỚC 
Hình 1: Các giai đoạn xử lý nước thải 
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng 6 - 2007 
5 
Theo cơ chế quá trình làm sạch, các 
phương pháp xử lý nước thải được 
phân ra như sau: 
Xử lý nước thải bằng phương 
pháp cơ học: Nhằm tách các loại rác, 
chất không hoà tan ra khỏi nước thải 
(dùng các tấm lưới, song chắn rác ở các 
đường dẫn nước thải, bể lắng, bể tách 
dầu mỡ,...), đảm bảo cho việc thoát 
nước và việc xử lý nước thải tốt. 
Phương pháp xử lý sinh học: 
Nhằm tách các chất hữu cơ có trong 
nước thải. Để chọn được phương pháp 
xử lý sinh học hợp lý cần phải biết hàm 
lượng chất hữu cơ (BOD, COD) trong 
nước thải. Các phương pháp lên men kị 
khí thường phù hợp nhất khi nước thải 
có hàm lượng chất hữu cơ cao(hàm 
lượng BOD lớn hơn 500mg/l). Đối với 
nước thải có hàm lượng hữu cơ thấp và 
tồn tại chủ yếu dưới dạng chất keo và 
hoà tan thì cho chúng tiếp xúc với 
màng sinh vật hoặc bùn hoạt tính, đó là 
phương pháp sinh học hiếu khí. 
Xử lý nước thải bằng phương pháp 
sinh học kị khí: Quá trình xử lý được 
dựa trên cơ sở phân huỷ các chất hữu 
cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên 
men kị khí. Các công trình được ứng 
dụng rộng rãi là các bể tự hoại, bể lắng 
hai vỏ, bể lắng trong kết hợp với ngăn 
lên men, bể lọc ngược qua tầng cặn khí . 
Xử lý nước thải bằng phương pháp 
sinh học hiếu khí: Quá trình xử lý nước 
thải được dựa trên sự ôxy hoá các chất 
hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự 
do hoà tan. Các công trình xử lý sinh 
học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo 
thường được thực hiện trên nguyên tắc 
hoạt động của màng sinh vật hoặc bùn 
hoạt tính (bể aeroten trộn, kênh oxy 
hoá tuần hoàn). Xử lý sinh học hiếu khí 
trong điều kiện tự nhiên thường được 
tiến hành trong hồ (hồ sinh vật oxy 
hoá, hồ sinh vật ổn định) hoặc trong đất 
ngập nước (các loại bãi lọc, đầm lầy 
nhân tạo). 
Xử lý nước thải bằng phương 
pháp hoá học: Đó là các quá trình khử 
nitơ, phốt pho bằng các hoá chất và 
khử trùng nước thải bằng clo, ôzôn,... 
Đây là khâu cuối cùng trong dây 
chuyền công nghệ xử lý trước khi xả 
ngoài với yêu cầu chất lượng cao và có 
thể sử dụng lại nước thải. 
Xử lý bùn cặn nước thải: Trong 
nước thải có các chất không hoà tan 
như rác, cát, lắng cặn,... Các loại cát 
được phơi khô và đổ san nền, rác được 
nghiền nhỏ hoặc vận chuyển về bãi 
chôn lấp. Bùn thứ cấp (chủ yếu là sinh 
khối vi sinh vật dư) từ quá trình xử lý 
sinh học nước thải cùng với cặn lắng 
có hàm lượng hữu cơ lớn ở trong các 
bể lắng đợt một (cặn sơ cấp) được lấy 
ra theo các bước tách nước sơ bộ. Bùn 
cặn này được ổn định sinh học trong 
điều kiện yếm khí hoặc hiếu khí, sau đó 
được làm khô. Bùn cặn sau khi xử lý 
có thể sử dụng làm phân bón cho 
ruộng. 
II. Mô hình xử lý nước thải áp 
dụng cho trung tâm 05 - 06. 
Trong các cơ sở 05 - 06 có hai 
nguồn nước thải chủ yếu đó là nước 
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng 6 - 2007 
6 
thải từ khu vực điều trị cho đối tượng 
và nước thải từ sinh hoạt của đối tượng. 
2.1 Xử lý nước thải từ các khu 
vực điều trị cho đối tượng; 
Nước thải từ các khu vực điều trị 
cho đối tượng là nguồn nước thải y tế. 
Nước thải bệnh viện cùng với các chất 
thải y tế nói chung được xếp vào danh 
mục chất thải nguy hại. Trong nước 
thải này, ngoài các chất bẩn thường gặp 
như nitơ, phốt pho, chất béo,... còn có 
các loại vi trùng, vi khuẩn từ máu, 
dịch, đờm và phân của người bệnh,... 
do vậy cần thiết phải tuân theo quy 
trình xử lý nước thải bệnh viện. 
Theo một số nghiên cứu cho thấy, vi 
khuẩn đường ruột vẫn còn sót lại trong 
nước thải đã xử lý. Do vậy, khử trùng là 
giai đoạn bắt buộc của việc xử lý nước 
thải y tế, nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây 
bệnh trước khi thải vào nguồn nước thải chung. 
2.2.Xử lý nước thải từ sinh hoạt: 
Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ 
các hoạt động của con người, bao gồm 
nước và các chất bẩn. Các chất bẩn này 
với thành phần hữu cơ và vô cơ, tồn tại 
dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không 
lắng được và các chất hoà tan. Mức độ 
xử lý nước thải được xác định dựa trên 
quy mô đối tượng thoát nước và yêu cầu 
của nguồn tiếp nhận. Do vậy, để có thể 
vừa làm sạch nước thải sinh hoạt vừa thu 
được lợi ích kinh tế, nên áp dụng hệ sinh 
thái vườn ao chuồng (VAC) với quy mô 
xử lý nước thải vừa và lớn như sau: 
Lọc qua 
màng 
Xử lý 
sinh học 
hiếu khí 
Xử lý 
hóa học 
Khử 
trùng 
Thải ra 
nguồn 
tiếp 
nhận 
Thùng bùn chứa cặn 
Vôi bột 
Chôn 
bùn 
Hình 2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải y tế 
Nước thải 
y tế 
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng 6 - 2007 
7 
Trong mô hình này, tảo được nuôi 
trong các hồ, các bể ngoài trời đường 
kính đến 20m, sâu (1,0  5,0)m. Tảo sử 
dụng năng lượng mặt trời, CO2 và các 
nguyên tố khoáng khác như N, P, K... 
để tổng hợp sinh khối. Trong hồ, tảo và 
vi khuẩn tương tác với nhau qua chu 
trình O2 và CO2. Vi khuẩn tiêu thụ oxy 
hoà tan để oxy hoá các chất hữu cơ và 
giải phóng CO2, tảo tiêu thụ CO2, cung 
cấp O2 cho vi khuẩn và tạo nên sinh 
khối giàu protein. Để đảm bảo hiệu quả 
thì hồ nuôi tảo phải được khuấy trộn 
thường xuyên và cung cấp thêm CO2. 
Vi trùng gây bệnh trong nước thải được 
nuôi tảo có thể bị diệt đến 99,9%. Việc 
nuôi cấy tảo cho sản lượng cao hơn sản 
lượng trồng hoa màu khác rất nhiều và 
được sử dụng để làm dược phẩm, làm 
thức ăn cho gia súc, gia cầm. 
Với quy mô xử lý nước thải nhỏ, 
tảo không cần phải thu hồi mà được sử 
dụng trực tiếp làm thức ăn cho các 
động vật nguyên sinh, cá, vịt. Phần lớn 
các loại vi khuẩn gây bệnh, các chất 
hữu cơ đã được làm sạch nên nước thải 
có thể trực tiếp được sử dụng để tưới 
vườn hoặc rửa chuồng trại. Sơ đồ xử lý 
như sau: 
Hình 3: Sơ đồ xử lý kết hợp với sử dụng nước thải sinh hoạt 
BÓ l¾ng 
®ît 1 
BÓ xö lý 
sinh häc 
hiÕu khÝ nh­ 
bÓ 
Aer«ten 
BÓ l¾ng 
®ît 2 
Nu«i trång 
t¶o 
BÓ lªn men kÞ khÝ nh­ bÓ tù 
ho¹i, 
bÓ l¾ng hai vá 
Bïn cÆn ®Ó bãn ruéng 
KhÝ ®èt nh­ CH4 
S¶n phÈm t¶o 
N­íc 
t­íi 
ruéng 
¸nh s¸ng, 
CO2 
Bïn ho¹t tÝnh 
tuÇn hoµn 
N­íc th¶i 
sinh ho¹t 
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng 6 - 2007 
8 
Hình 4: Sơ đồ xử lý kết hợp với sử dụng nước thải quy mô nhỏ 
Tóm lại, việc đưa ra phương pháp 
và mô hình xử lý nước thải cho các 
trung tâm 05- 06 là rất cần thiết trong 
điều kiện hiện nay. Các mô hình xử lý 
nước thải này dễ áp dụng, chi phí đầu 
tư thấp, hiệu quả kinh tế cao. Sơ đồ hệ 
thống xử lý nước thải bệnh viện đã 
được áp dụng rộng rãi ở một số bệnh 
viện trong nước như bệnh viện Bạch 
Mai. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 
sinh hoạt kết hợp nuôi tảo, nuôi cá, 
tưới vườn đã được tiến hành ở một số 
nước như Nhật, Áo, các nước Trung Á, 
các nước SNG, Ấn Độ, Thái Lan vừa 
làm sạch nước thải sinh hoạt vừa thu 
được lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, 
việc sử lý nước thải sinh hoạt và bùn 
cặn sinh hoạt sau khi xử lý để tưới rau 
và bón ruộng cần hạn chế trong mùa thu 
hoạch, đặc biệt không được tưới, được 
bón cho các loại rau sống vì trong nước 
thải và bùn cặn còn có chứa nhiều loại 
vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Xuân Nguyên - Nước thải và 
công nghệ xử lý nước thải - NXB Khoa học 
và Kỹ thuật - 2003; 
[2] Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga - Giáo 
trình Công nghệ xử lý nước thải - NXB 
Khoa học và Kỹ thuật - 2006; 
[3] Trần Đức Hạ - Xử lý nước thải sinh 
hoạt quy mô vừa và nhỏ - NXB Khoa học 
và Kỹ thuật - 2006; 
[4] Trần Hiếu Nhuệ - Xử lý nước thải - 
Trường Đại học Xây dựng - 1978
Nước thải 
sinh hoạt 
Nước thải 
chuồng trại 
Bể tự hoại Bể nuôi tảo 
Sản phẩm tảo 
Ao nuôi cá 
và vịt 
Nước thải 
Chuồng trại 
Tưới rau 
Mê tan 
Ánh sáng, CO2 Nước 
pha loãng 
Trao ®æi vÒ ph­¬ng ph¸p vµ c«ng cô nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng 6 - 2007 
9 
MỘT SỐ KỸ THUẬT THƯỜNG SỬ DỤNG 
TRONG ĐÁNH GIÁ NHANH CỘNG ĐỒNG (PRA) 
 Vũ Thị Hải Hà 
 Phòng Nghiên cứu Chính sách an sinh xã hội 
Trong  ... dân cư 1998 - 2004 
KÕt qu¶ nghiªn cøu 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng6 - 2007 
61
Chênh lệch giữa nhóm có mức 
tiền công cao nhất và thấp nhất của 
lao động nữ giảm dần song chậm hơn 
so với tốc độ giảm chênh lệch này của 
nam giới. Năm 1998, mức chênh lệch 
đó của lao động nữ là 1,8 lần, thấp 
hơn chênh lệch của nam (2,02 lần). 
Đến năm 2004 chênh lệch tiền công 
của lao động nữ giảm xuống còn 1,68 
lần, trong khi chênh lệch tiền công của 
nam giới là 1,55 lần. Sự khác biệt 
không lớn về khoảng cách chênh lệch 
qua các năm của lao động nữ cho thấy 
mức biến động tiền công theo thời 
gian của chính các nhóm lao động nữ 
chưa mạnh. Chính sách tiền công, tiền 
lương của các doanh nghiệp đối với 
người lao động chưa thật sự khuyến 
khích được người lao động phát huy 
hết năng lực làm việc, dẫn đến thay 
đổi mức tiền công qua các năm chưa 
nhiều, thậm chí thực tế có thể không 
thay đổi nếu loại trừ yếu tố trượt giá. 
2. KẾT LUẬN 
Khoảng cách chênh lệch tiền công 
của lao động nữ so với lao động nam 
qua các năm đã được giảm dần. 
Lao động nữ nông thôn nhận mức 
tiền công thấp hơn so với lao động nữ 
thành thị. 
Khoảng cách tiền công của lao 
động nữ giữa 2 khu vực thành thị và 
nông thôn không trầm trọng bằng 
khoảng cách tiền công của nam giới 
giữa 2 khu vực này. 
Chênh lệch tiền công của lao động 
nữ giữa các vùng kinh tế đã được thu 
hẹp dần qua các năm. 
So với các dân tộc khác, lao động 
nữ dân tộc Kinh vẫn luôn luôn nhận 
được mức tiền công cao nhất. 
Ngoại trừ thành phần kinh tế tập 
thể - nơi có mức tiền công của lao 
động nữ giảm nhẹ và thấp hơn nam 
giới, còn lại tất cả các thành phần kinh 
tế khác lao động nữ đều có mức tiền 
công tăng lên qua các năm nhưng vẫn 
thấp hơn mức tiền công của nam giới. 
Mức độ chênh lệch tiền công giữa 
các nhóm tuổi của lao động nữ nhìn 
chung cao hơn so với chênh lệch tiền 
công giữa các nhóm tuổi của nam 
giới. 
Về góc độ giới, bức tranh về tiền 
công của lao động nữ vẫn còn rất ảm 
đạm, vẫn có sự chênh lệch tiền công 
nghiêng về lao động nam nhiều hơn 
hay có thể hiểu có sự bất bình đẳng về 
tiền công đối với lao động nữ. 

Tin ngoµi n­íc 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng6 - 2007 
62
Nh÷ng vÊn ®Ò ph¸p luËt vÒ nghØ dµi h¹n 
Susumu Noda - Giáo sư khoa Luật - Đại học Tổng hợp Kyushu 
1.Tình trạng hiện nay về chế độ 
nghỉ hàng năm của Nhật Bản và các 
chính sách liên quan. 
1) Chế độ về đảm bảo quyền 
được nghỉ hàng năm 
Trước hết, chúng ta cùng xem xét 
chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương 
được pháp luật Nhật Bản bảo đảm như 
thế nào. Xét về triển vọng của chế độ 
nghỉ dài hạn, thì chế độ về đảm bảo 
quyền được nghỉ hàng năm có hưởng 
lương của Nhật Bản (Luật Tiêu chuẩn 
lao động, Điều 39) luôn thống nhất và 
điều này đã xây dựng một nền tảng 
quan trọng cho các vấn đề liên quan. 
a) Các quyền được nghỉ hàng năm: 
Căn cứ theo Luật Tiêu chuẩn Lao 
động, Điều 39, Phần 1 và 2, người lao 
động có quyền được nghỉ 10 ngày nếu 
đã làm việc được từ 80% số ngày làm 
việc trở lên trong quãng thời gian 6 
tháng với "công việc thường xuyên". 
Từ 6 tháng trở đi với loại hình công 
việc như trên, mỗi năm sẽ cộng thêm 
2 ngày nghỉ nữa cho đến khi số ngày 
nghỉ đạt mức tối đa là 20 ngày. Do 
vậy, trừ những lao động làm việc 
không trọn giờ với số thời gian làm 
việc quá ít, nhìn chung, người lao 
động có số ngày nghỉ hàng năm từ 10 
đến 20 ngày. 
Người lao động có thể sử dụng 10 
hoặc 20 ngày nghỉ đó vào"một lần 
hoặc nhiều lần". Nói cách khác, người 
lao động không nhất thiết phải sử 
dụng số ngày nghỉ hàng năm trong 
một lần. 
b) Xác định thời gian nghỉ: 
Để xác định xem khi nào người 
lao động sẽ được sử dụng phép năm, 
có 2 phương pháp đã đươc áp dụng: 
Đầu tiên, là phương pháp dựa vào cái 
gọi là quyền được xác định thời gian 
nghỉ. Người chủ sử dụng lao động cần 
xác nhận thời gian nghỉ hàng năm 
"vào một thời gian hoặc vào một mùa 
nào đó trong năm mà người lao động 
có yêu cầu". Tuy nhiên, nếu việc nghỉ 
hàng năm vào thời điểm mà thời gian 
đó có thể sẽ "cản trở công việc sản 
xuất kinh doanh” thì người chủ sẽ 
phải thoả thuận để cho người lao động 
nghỉ vào một thời gian khác. 
Cách thứ hai là phương pháp dựa 
vào cái gọi là nghỉ hàng năm đã được 
ấn định sẵn. Một thoả thuận sẽ được 
cam kết giữa chủ sử dụng lao động và 
công đoàn. Công đoàn này được thành 
lập tại nơi làm việc hoặc nơi nào 
không có tổ chức công đoàn thì sẽ là 
thoả thuận giữa chủ sử dụng lao động 
với đại diện của đa số người lao 
động. Chủ sử dụng lao động chấp 
nhận một tỷ lệ lao động nghỉ hàng 
năm có thể vượt quá thời gian 5 ngày 
căn cứ vào kế hoạch đã được thoả 
thuận. Phương pháp này được sử dụng 
để cho phép người lao động có kỳ 
Tin ngoµi n­íc 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng6 - 2007 
63
nghỉ hè kéo dài liền một thời gian 
hoặc cho phép nghỉ luân phiên. 
2) Tình hình thực hiện chế độ 
nghỉ phép năm: 
a) Mức độ và số ngày nghỉ phép 
được sử dụng: 
Số ngày nghỉ phép hàng năm quy 
định như trên thực tế đã được sử dụng 
thế nào?. 
Mặc dù tìm hiểu điều này không 
phải là một yêu cầu cấp thiết, song, 
chúng ta vẫn cần phải xem xét lại thực 
trạng của vấn đề. 
Nếu chúng ta nhìn vào những thay 
đổi trong vòng 17 năm trở lại đây kể 
từ năm 1989 (Bảng 1) sẽ thấy rõ thực 
trạng của vấn đề. Sử dụng phép năm 
đạt đỉnh điểm vào năm 1991, sau đó 
mức độ sử dụng phép năm có khuynh 
hướng giảm dần; đến năm 2005 mức 
độ suy giảm rất rõ rệt, xuống chỉ còn 
46,6%, điều này đã thể hiện rõ qua số 
ngày nghỉ đã giảm hẳn. Sau điểm đỉnh 
với số ngày nghỉ là 9,5 ngày thì con số 
này đã giảm xuống chỉ còn 8,4 ngày 
vào năm 2005. Nếu chúng ta “tính 
toán số ngày còn lại" bằng cách lấy số 
ngày được phép nghỉ trừ đi số ngày đã 
nghỉ thì có thể thấy rằng số ngày còn 
lại chưa được nghỉ của người lao động 
đang tăng lên. Con số này từ 7,1 ngày 
vào năm 1991 và 1992 đã tăng lên tới 
9,6 ngày vào năm 2003. 
Bảng 1: Thực trạng sử dụng ngày nghỉ phép năm có hưởng lương tính 
trung bình 
Năm Số ngày cho 
phép 
Số ngày thực 
nghỉ 
Mức độ sử 
dụng (%) 
Số ngày còn lại 
chưa sử dụng 
1989 15,4 7,9 51,5 7,5 
1990 15,5 8,2 52,9 7,3 
1991 15,7 8,6 54,6 7,1 
1992 16,1 9,0 56,1 7,1 
1993 16,3 9,1 56,1 7,2 
1994 16,9 9,1 53,9 7,8 
1995 17,2 9,5 55,2 7,8 
1996 17,4 9,4 54,1 8,0 
1997 17,4 9,4 53,8 8,0 
1998 17,5 9,1 51,8 8,4 
1999 17,8 9,0 50,5 8,8 
2001 18,0 8,9 49,5 9,1 
2002 18,1 8,8 48,4 9,3 
2003 18,2 8,8 48,4 9,4 
2004 18,0 8,5 47,4 9,5 
2005 18,0 8,4 46,6 9,6 
Nguồn: Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi - Cuộc điều tra tổng thể về Điều kiện lao 
động (trước đây là Cuộc điều tra tổng thể về Chế độ tiền lương và thời giờ làm việc). 
Tin ngoµi n­íc 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng6 - 2007 
64
b) Thực trạng về tình hình nghỉ 
phép một lần: 
Vậy còn thực trạng về việc nghỉ 
phép liền trong một lần thì như thế 
nào? Nếu chúng ta tham khảo báo cáo 
công bố hàng năm của Bộ Y tế, Lao 
động và Phúc lợi về nghỉ liền một lần 
trong hè được lập kế hoạch từ trước 
(Bảng 2), có thể thấy rằng về mức độ 
thực hiện, chế độ nghỉ này được sắp 
đặt khá tốt và đang được áp dụng khá 
rộng rãi. Điều này có thể giải thích 
một phần là do việc ấn định nghỉ liền 
trong một lần không quá cứng nhắc. 
Mặc dù việc đánh giá số ngày nghỉ 
trung bình là tương đối khó do chúng 
bị ảnh hưởng bởi lịch của mùa hè đối 
với mỗi năm. Tuy nhiên, có thể nói 
rằng con số này đang dần tăng lên, 
mặc dù với số chênh lệch nhỏ. 
Mặt khác, Bảng 3 còn cho thấy 
trong số các doanh nghiệp cho nghỉ 
liền một lần, tỷ lệ doanh nghiệp có 
chế độ nghỉ hàng năm được hưởng 
lương theo kế hoạch (mức độ thực 
hiện) đạt khoảng 30 % và con số trung 
bình về số ngày nghỉ là không quá 3,0 
ngày trong cả 2 năm 2003 và 2004. 
Hơn nữa, cần nhận thấy một điều là 
con số trung bình 3,0 ngày chỉ giới 
hạn cho các doanh nghiệp áp dụng 
nghỉ hè liền một lần, đồng thời bao 
gồm cả chế độ nghỉ hàng năm theo kế 
hoạch trong kỳ nghỉ hè. 
Bảng 2: Những thay đổi trong việc nghỉ hè liền một lần (Tỷ lệ sử dụng thời 
gian nghỉ liền, số ngày nghỉ trung bình) 
Tỷ lệ sử dụng (số ngày nghỉ trung bình) 
Năm Sản xuất 
% Số ngày 
Phi sản xuất 
% Số ngày 
Chung 
% Số ngày 
1991 92,0 (8,7) 61,3 (6,2) 77,1 (7,7) 
1992 94,2 (8,5) 67,3 (5,8) 81,0 (7,4) 
1993 94,0 (8,3) 66,5 (5,9) 80,5 (7,4) 
1994 94,6 (8,2) 64,5 (5,7) 80,0 (7,2) 
1995 93,0 (8,4) 68,2 (6,4) 80,8 (7,6) 
1996 93,1 (8,5) 72,0 (6,6) 82,9 (7,7) 
1997 93,2 (9,6) 69,8 (7,6) 81,7 (8,7) 
1998 94,3 (9,8) 67,5 (7,4) 80,9 (8,8) 
1999 93,3 (8,4) 73,8 (6,0) 83,5 (7,4) 
2000 93,1 (8,4) 73,1 (6,2) 83,3 (7,4) 
2001 92,6 (10,0) 70,9 (7,6) 81,8 (9,0) 
2002 91,6 (8,9) 65,9 (6,4) 78,6 (7,8) 
2003 95,0 (9,7) 79,9 (7,2) 87,4 (8,6) 
2004 94,8 (9,1) 80,1 (6,7) 87,4 (8,0) 
Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi - Kết quả điều tra về việc sử dụng chế độ 
nghỉ liền một lần trong hè năm 2004 theo kế họach. 
Giíi thiÖu s¸ch míi 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng6 - 2007 
65
Bảng 3: Số doanh nghiệp có lập kế hoạch nghỉ hàng năm trong số các 
doanh nghiệp áp dụng chế độ nghỉ liền một lần trong thời gian điều tra, tỷ lệ sử 
dụng và con số ngày nghỉ trung bình 
Ngành Năm Tỷ lệ sử dụng 
(%) 
Số ngày nghỉ hàng năm có lương 
tính trung bình (ngày) 
Sản xuất 2003 
2004 
32,6 
32,3 
2,8 
2,9 
Phi sản xuất 2003 
2004 
31,6 
29,2 
3,2 
3,2 
Tổng 2003 
2004 
32,1 
30,9 
3,0 
3,0 
 Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi - Kết quả điều tra về việc sử dụng chế độ 
nghỉ liền một lần trong hè năm 2004 theo kế họach. 
(Trích dịch từ "Japan Labor Review" Tập 3. Số 3 năm 2006). 
 
Giíi thiÖu s¸ch míi 
1/Sách: Quản lý và phát triển 
nguồn nhân lực xã hội – Nhà xuất 
bản Tư pháp năm 2006 – Tác giả GS. 
TS. Bùi Văn Nhơn. 
Việc quản lý nguồn nhân lực quốc 
gia có vị trí trung tâm và có tầm quan 
trọng hàng đầu trong hệ thống tổ chức 
và quản lý nhằm phát huy mọi tiềm 
năng của lao động xã hội cho phát 
triển. Cuốn sách là một tài liệu tham 
khảo có giá trị cho các nhà nghiên 
cứu, học tập quan tâm tới vấn đề trên. 
Nội dung cuốn sách gồm các 
chương sau: 
Chương I: Dân số - cơ sở tự nhiên 
hình thành Nguồn nhân lực xã hội 
Chương II: Nguồn nhân lực và 
những đặc điểm của nguồn nhân lực 
Việt Nam 
Chương III: Phát triển nguồn nhân 
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa 
Chương IV: Sử dụng có hiệu quả 
nguồn nhân lực xã hội 
Chương V: Tổ chức tiền lương và 
bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế 
quốc dân 
Chương VI: Phân bố dân cư và 
nguồn nhân lực xã hội 
2/ Sách: Phát triển kinh tế tư 
nhân ở Việt Nam hiện nay – Nhà 
xuất bản Chính trị quốc gia năm 2006. 
Giíi thiÖu s¸ch míi 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng6 - 2007 
66
Nhằm góp phần vào việc thực 
hiện nhất quán chính sách phát triển 
nền kinh tế nhiều thành phần, cuốn 
sách Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt 
Nam hiện nay do tập thể các chuyên 
gia tư vấn thuộc Ban nghiên cứu của 
Thủ tướng chính phủ biên sọan, Vũ 
Quốc Tuấn chủ biên. Các tác giả đã đi 
sâu phân tích cơ sở lý luận và thực 
tiễn, trình bày quá trình tìm tòi và 
tổng kết sự phát triển nền kinh tế hàng 
hóa nhiều thành phần ở Việt Nam 
trong đó kinh tế tư nhân là bộ phận 
quan trọng. Đồng thời. các tác giả còn 
phân tích, nhận dạng và dự báo xu 
hướng phát triển kinh tế tư nhân, đề 
xuất một số chính sách, giải pháp phát 
triển kinh tế tư nhân trong giai đọan 
tới. Đây là một cuốn sách có nhiều 
vấn đề gợi mở để các bạn đọc cùng 
suy ngẫm và cho ý kiến. 
Cuốn sách gồm các chương sau: 
Chương I: Hình thành và phát 
triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 
Chương II: Thực trạng phát triển 
kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay 
Chương III: Kinh nghiệm của 
Trung Quốc và những vấn đề rút ra 
cho Việt Nam 
Chương IV: Mục tiêu, quan điểm 
và một số chính sách, giải pháp chủ 
yếu phát triển kinh tế tư nhân ở nước 
ta hiện nay 
3/ Sách: Tìm hiểu tổ chức 
thương mại thế giới (WTO) - Uỷ 
ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc 
tế – Chủ biên Lương Văn Tự, Tổng 
thư ký UBQG- HTKTQT, Thứ trưởng 
Bộ Thương mại - Hà Nội 2006. 
Ra nhập WTO đem lại cho Việt 
Nam nhiều cơ hội và cả những thách 
thức. Thách thức đầu tiên đối với các 
nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp và người 
dân Việt Nam là hiểu rõ các nguyên tắc 
cơ bản của WTO cũng như việc áp dụng 
chúng trên thực tế. Do vậy, cuốn sách 
này sẽ góp phần cung cấp thông tin liên 
quan đến WTO cho các nhà họach định 
chính sách về hội nhập kinh tế thương 
mại nhằm đưa ra các chính sách phù hợp 
nhất cho Việt Nam. 
4/ Sách: Kinh tế Việt Nam 20 
năm đổi mới (1986- 2006) thành tựu 
và những vấn đề dặt ra – Nhà xuất 
bản Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà 
Nội 2006. 
 Cuốn sách được biên soạn nhằm 
mục tiêu: Đánh giá một số thành tựu 
và hạn chế chủ yếu của kinh tế Việt 
Nam qua 20 năm đổi mới; Rút ra 
những bài học kinh nghiệm của quá 
trình đổi mới trên một số lĩnh vực 
kinh tế- xã hội, nhận thức rõ những 
thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 
cản trở sự phát triển kinh tế nước ta 
hiện nay; Đề xuất một số giải pháp 
nhằm tiếp tục đổi mới kinh tế ở nước 
ta trong những năm tới. Cuốn sách 
được chia làm 3 chương: 
Chương I: Tổng quan về 20 năm 
đổi mới kinh tế ở Việt Nam 
Chương II: Một số vấn đề kinh tế 
chủ yếu của 20 năm đổi mới ở Việt Nam 
Giíi thiÖu s¸ch míi 
Ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc - Sè 12/Th¸ng6 - 2007 
67
Chương III: Phương hướng và 
giải pháp tiếp tục đổi mới kinh tế ở 
Việt Nam trong những năm tới. 
5/ Bộ sách: Kinh tế học – Tác giả 
David Begg – Giáo sư kinh tế học 
trường Tổng hợp London, Anh; Stanley 
Fischer – Giáo sư kinh tế học Israel và 
Rudiger Dornbusch – Giáo sư kinh tế 
học, Học viện Công nghệ 
Massachusetts, Mỹ- Các giáo sư giảng 
viên khoa Kinh tế học trường Đại học 
Kinh tế quốc dân biên dịch - Nhà xuất 
bản Thống kê xuất bản – Tháng 3-2007. 
Lần xuất bản này, nội dung sách 
đã được sửa đổi bổ xung nhiều, phù 
hợp với thực tế phát triển của nền kinh 
tế thế giới. Trong mỗi chương, các 
vấn đề cơ bản được trình bày một 
cách có hệ thống, ngắn gọn và dễ 
hiểu, các định nghĩa chuẩn xác, có 
nhiều thí dụ thực tế minh họa cho 
phần lý thuyết, sách còn cập nhật 
nhiều số liệu thống kê về tình hình 
phát triển kinh tế thế giới. Cuối mỗi 
chương có phần tóm tắt nội dung và 
một số bài tập để bạn đọc kiểm tra 
kiến thức thu nhận được của mình. 
Cuốn Bài tập kinh tế học kèm 
theo cung cấp các bài tập, câu hỏi tư 
duy và các thí dụ kinh tế học trong 
thực tiễn (có đáp án và bình giải) hỗ 
trợ cho lý thuyết, giúp rèn luyện nâng 
cao kỹ năng và kiểm tra sự hiểu biết 
của bản thân trong quá trình học tập 
nghiên cứu. 
Cuốn sách Kinh tế học gồm năm phần: 
Phần một: Giới thiệu 
Phần hai: Kinh tế học vi mô thực chứng 
Phần ba: Kinh tế học phúc lợi 
Phần bốn: Kinh tế học vĩ mô 
Phần năm: Kinh tế thế giới 
Hy vọng rằng bộ sách là những tài 
liệu tham khảo và hữu ích cho bạn đọc 
trong công tác nghiên cứu và học tập. 
 
 Phô tr¸ch : ViÖn tr­ëng: TS. NguyÔn H÷u Dòng 
 Thµnh viªn: CN. Hoµng ThÞ Anh Th­ 
 CN. Vâ ThÞ Xu©n H»ng 
 CN. §ç Lan Anh 
 §Þa chØ: Sè 2, §inh LÔ, Hoµn KiÕm, Hµ Néi 
 Telephone: 84-4-8240601 
 Fax : 84-4-8269733 
 Email : ilssavn@hn.vnn.vn 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_vien_khoa_hoc_lao_dong_va.pdf