Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học mĩ thuật

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có hai cơ sở đào tạo Sau đại học chuyên ngành Lí

luận và Phương pháp dạy học Mĩ thuật, đó là trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung

ương và khoa Nghệ thuật của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chuyên ngành đào tạo này

vừa là mới, là non trẻ so với các ngành đào tạo khác, lại vừa là hiếm ở các trường Đại học Sư

phạm, vì vậy cần phải có chiến lược, lộ trình thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của đào tạo chuyên ngành Lí luận và

Phương pháp dạy học Mĩ thuật, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng

cao chất lượng đào tạo của chuyên ngành đặc thù này.

pdf 13 trang kimcuc 7540
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học mĩ thuật

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học mĩ thuật
159 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0073 
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 159-171 
This paper is available online at  
HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THẠC SĨ 
CHUYÊN NGÀNH LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT 
Nguyễn Thu Tuấn 
Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có hai cơ sở đào tạo Sau đại học chuyên ngành Lí 
luận và Phương pháp dạy học Mĩ thuật, đó là trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung 
ương và khoa Nghệ thuật của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chuyên ngành đào tạo này 
vừa là mới, là non trẻ so với các ngành đào tạo khác, lại vừa là hiếm ở các trường Đại học Sư 
phạm, vì vậy cần phải có chiến lược, lộ trình thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao 
chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập 
quốc tế hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của đào tạo chuyên ngành Lí luận và 
Phương pháp dạy học Mĩ thuật, bài viết đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng 
cao chất lượng đào tạo của chuyên ngành đặc thù này. 
Từ khóa: Đào tạo Thạc sĩ; chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Mĩ thuật; học viên 
cao học Mĩ thuật; giảng viên Mĩ thuật. 
1. Mở đầu 
Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo (ĐT) Sau đại học (SĐH) luôn được sự quan tâm của toàn 
xã hội và của chính các cơ sở ĐT - bởi lẽ sản phẩm ĐT của họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng 
trong việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần quyết định đến sự phát triển của 
đất nước. Tuy nhiên, chất lượng ĐT SĐH (trong đó có ĐT Cao học) những năm gần đây không 
được như mong đợi của những người làm giáo dục (GD) và chưa đáp ứng được kì vọng của xã hội 
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. 
Trong những năm qua, các cơ sở ĐT giáo viên Mĩ thuật (MT) đã và đang có những thay đổi, 
cải tiến tích cực, bước đầu khẳng định được chất lượng ĐT của mình [1]. Tuy nhiên, thực tế hiện 
nay cho thấy những thay đổi đó vẫn chỉ là nhỏ lẻ trong khuôn khổ ĐT mang tính truyền thống, 
vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, làm cho chất lượng ĐT SĐH chưa tương xứng với vị thế của nó. 
Đối với hệ ĐT SĐH chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Mĩ thuật (LL&PPDH MT) 
hiện nay ở Việt Nam, nó vừa là mới, là non trẻ so với các ngành nghề ĐT khác, lại vừa là hiếm ở 
các trường ĐHSP, vì vậy đặt ra yêu cầu cần phải có chiến lược, lộ trình thực hiện đồng bộ các giải 
pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐT cho chuyên ngành đặc thù này trong bối cảnh toàn cầu hóa 
hiện nay là rất cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết của mình, với mong muốn chất lượng tuyển 
sinh và ĐT SĐH của chuyên ngành LL&PPDH MT thực sự đạt hiệu quả cao, đánh dấu một bước 
ngoặt quan trọng trong thực tiễn ĐT của chuyên ngành đặc thù này ở Việt Nam, chúng tôi tiến 
hành phân tích nguyên nhân thực trạng một cách khách quan, khoa học để trên cơ sở đó đề xuất 
một số giải pháp mang tính đột phá nhằm đổi mới và hoàn thiện, nâng cao chất lượng ĐT SĐH 
Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/3/2018. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thu Tuấn. Địa chỉ e-mail: thutuan.dhsphn@gmail.com 
Nguyễn Thu Tuấn 
160 
chuyên ngành LL&PPDH MT, thực hiện thắng lợi sự nghiệp ĐT nhân lực chất lượng cao cho 
ngành sư phạm (SP) và cho đất nước [2]. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Đặc điểm đào tạo Sau đại học chuyên ngành LL&PPDH Mĩ thuật 
2.1.1. Số lượng cơ sở đào tạo Sau đại học chuyên ngành LL&PPDH MT và đội ngũ giảng 
viên Mĩ thuật cơ hữu 
- Tính đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 2 cơ sở ĐT SĐH chuyên ngành 
LL&PPDH MT, đó là: Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương (bắt đầu ĐT từ năm 2015, tổng số 
được hơn 100 học viên của cả bốn khóa học), và khoa Nghệ thuật của trường ĐHSP Hà Nội (bắt 
đầu ĐT từ năm 2017, với khóa đầu tiên có 6 học viên). 
- Đội ngũ giảng viên (GV) MT cơ hữu đủ tiêu chuẩn tham gia giảng dạy cho hệ ĐT SĐH của 
2 cơ sở ĐT này là vô cùng ít ỏi. Cụ thể là số lượng GV là Tiến sĩ (TS) và Phó Giáo sư Tiến sĩ 
(PGS.TS) của trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương chỉ đếm trên đầu ngón tay; của khoa Nghệ 
thuật trường ĐHSP Hà Nội mới chỉ có 1 PGS.TS và 1 TS. Sự đối lập về số lượng GV MT cơ hữu 
với số lượng học viên (HV) cho thấy mâu thuẫn càng trở nên bất cập hơn khi trong số đó có một 
số GV MT không thuộc chuyên môn sâu của lĩnh vực khoa học GD cơ bản và SPMT. Để giải 
quyết được mâu thuẫn này, chỉ có một con đường duy nhất là phải tạo ra được đội ngũ GV MT cơ 
hữu có năng lực nghiên cứu (NC) cao về chuyên ngành LL&PPDH MT [3]. 
Số GV MT cơ hữu này có số giờ dạy ở các loại hình ĐT quá nhiều, vì vậy họ không còn sức 
lực và nhiều thời gian để dành cho nghiên cứu khoa học (NCKH). Nguyên nhân này có ảnh hưởng 
trực tiếp đến chất lượng ĐT SĐH của chuyên ngành LL&PPDH MT. 
2.1.2. Học viên hệ đào tạo Sau đại học chuyên ngành LL&PPDH MT 
- Cũng giống như nhiều ngành ĐT SĐH khác, HV SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT chủ 
yếu là vừa đi học, vừa đi làm [4]. 
- Đối tượng HV của hệ ĐT SĐH thuộc chuyên ngành LL&PPDH MT rất đa dạng, họ được 
ĐT đại học (ĐH) về MT có thể từ hệ tại chức, hoặc từ xa, hoặc chính quy của nhiều cơ sở ĐT 
khác nhau, vì vậy chất lượng chuyên môn và trình độ nghiệp vụ SP không đồng đều. Ngoài đối 
tượng chủ yếu là các giáo viên đang dạy môn MT ở trường Tiểu học hoặc Trung học cơ sở, còn có 
một số HV là GV MT của các trường Trung cấp/CĐSP hoặc Cao đẳng Nghệ thuật của tỉnh. Đặc 
biệt hơn là có một số HV chưa hề đi dạy học một buổi nào, tháng nào, năm nào cũng học ở 
chuyên ngành này, vì vậy việc NC về dạy học (DH), về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) 
cũng như mức độ cập nhật thành tựu mới về khoa học GD của các HV này rất hạn chế [5]. Do 
điểm xuất phát về trình độ khoa học còn thấp, cho nên một số HV MT chưa quen với cách tư duy 
khoa học, chưa hiểu biết sâu và chưa nắm chắc được phương pháp (PP) làm NCKH; ngoài ra 
nhiều HV còn vin cớ, biện bạch rằng do từ trước tới nay họ chủ yếu chỉ được học thực hành (vẽ là 
chính) nên việc đọc sách và tài liệu chuyên môn gần như là không; thêm nữa kĩ năng viết và hành 
văn của HV MT rất yếu. Chính vì vậy, nhiều HV không thực sự nỗ lực đầu tư thời gian, tâm sức, 
trí lực cho học tập và làm luận văn (LV). Mặt khác, suy nghĩ thực dụng của không ít HV là “học 
giả để lấy bằng thật”, cho nên họ không cần quan tâm tới chất lượng học tập ra sao bởi mục đích 
chính là lấy được tấm bằng Thạc sĩ, vì thế họ đi học là để cho oai, để thể hiện mình có “đẳng cấp” 
về học vị (rất tiếc tư tưởng sai lệch đó lại đang là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay). 
- Trình độ ngoại ngữ của hầu hết HV SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT chưa đủ khả năng 
để sử dụng trong NC và học tập chuyên môn (kể cả một số nghiên cứu sinh cũng chưa sử dụng 
được ngoại ngữ trong đọc tài liệu tham khảo). Đây là một rào cản không nhỏ trong quá trình ĐT 
SĐH của chuyên ngành đặc thù này. 
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học 
161 
- Trình độ tin học, khả năng vận dụng công nghệ thông tin của nhiều HV chuyên ngành 
LL&PPDH MT còn hạn chế. Nhiều HV chỉ đơn thuần biết trình chiếu (chứ không biết thiết kế) 
PowerPoint khi bảo vệ LV. 
Tồn tại và những bất cập trên đây là những khó khăn và là lực cản vô cùng lớn khi các HV 
MT bắt tay vào NCKH và làm LV; đồng thời đó cũng là những trở ngại, là thử thách không hề 
nhỏ đối với bất kì GV nào khi tham gia hướng dẫn LV cho các HV MT của chuyên ngành 
LL&PPDH MT này [6]. 
2.1.3. Đặc điểm làm bài tốt nghiệp của chuyên ngành LL&PPDH MT 
Do đặc thù của chuyên ngành SPMT, HV SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT vừa phải là 
người thầy có năng lực viết, nói, truyền thụ kiến thức cho học sinh; vừa phải có tay nghề chuyên 
môn vững vàng. Vì vậy, cuối khóa học, HV SĐH của chuyên ngành này phải thực hiện đồng thời 
hai nhiệm vụ: 
- Bài LV: Chính là một sản phẩm công trình NCKH với một đề tài cụ thể (quy định phần 
chính luận của LV tối thiểu 50 trang, tối đa 80 trang). 
- Bài Sáng tác tranh: Chính là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh được thể hiện bằng một 
trong các chất liệu Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, Khắc gỗ. Sau khi hoàn thành tác phẩm đó, HV phải 
thuyết trình, giải thích ý tưởng chọn đề tài, chọn hình tượng, chọn bố cục, chọn chất liệu sáng tác 
và phong cách sáng tác v.v về tác phẩm của mình trước Hội đồng chấm. 
Với hai nhiệm vụ nặng nề đó, HV lại phải tiến hành thực hiện đồng thời trong cùng một thời 
gian, quả thực là khó khăn không nhỏ của HV SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT. Điều đó làm 
ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu của HV và chất lượng của LV và bài Sáng tác tranh. Ngoài 
nguyên nhân chủ yếu thuộc về ý thức kém trong học tập của HV, còn có nguyên nhân thuộc về cơ 
sở ĐT trong việc đề ra kế hoạch triển khai thực hiện chưa khoa học, chưa chặt chẽ, chưa có chế tài 
nghiêm khắc đối với HV (trong việc thực hiện các bước đăng ký đề tài; triển khai thực hiện viết 
LV và làm bài Sáng tác tranh; thực hiện tiến độ thảo luận LV và bảo vệ LV; duyệt phác thảo và 
thể hiện bài Sáng tác tranh). 
2.2. Công tác tuyển sinh 
Thực tế công tác tuyển sinh SĐH của chuyên ngành LL&PPDH MT hiện nay cho thấy số 
lượng thí sinh đăng kí không nhiều so với các ngành nghề khác (một trong những lí do có ít thí 
sinh là đối tượng vào học chuyên ngành này chủ yếu là giáo viên MT ở trường phổ thông). Điều 
này đặt ra một bài toán hóc búa cho các cơ sở ĐT phải giải quyết một mâu thuẫn khắc nghiệt giữa 
một bên là tuyển sinh để lấy được người học có năng lực chuyên môn, có năng khiếu (đồng nghĩa 
với số lượng rất ít ỏi của “đầu vào”) với một bên là người học không có năng lực, không có năng 
khiếu (đồng nghĩa là các thí sinh đó cứ thi vào là đều trúng tuyển). 
Giải pháp cho vấn đề này là: 
- Đổi mới hình thức thi và tuyển sinh SĐH theo hướng đánh giá năng lực người học. Làm 
được điều này sẽ vừa đáp ứng được xu hướng hội nhập quốc tế, vừa có thể tuyển đủ chỉ tiêu và 
đảm bảo chất lượng đầu vào SĐH của chuyên ngành LL&PPDH MT [7]. 
- Tăng cường phát triển các hình thức tuyển sinh và ĐT, như: có cơ chế tuyển thẳng những 
sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường ĐH MT; có chính sách hợp lí cho những thí sinh có 
nhu cầu học chuyển đổi một số môn chuyên ngành để họ được thi vào hệ SĐH một cách thuận lợi 
và dễ dàng. 
- NC phương thức chuyển đổi hình thức thi tuyển sang hình thức kết hợp giữa thi tuyển và 
xét tuyển một cách khoa học, hợp lí. 
- Thay đổi phương thức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển thông qua hội đồng đánh giá 
hồ sơ chuyên môn kết hợp với phỏng vấn trực tiếp từng thí sinh để đánh giá khả năng NC, kinh 
Nguyễn Thu Tuấn 
162 
nghiệm NC, phẩm chất, năng lực NC của thí sinh nhằm nâng cao chất lượng tuyển thẳng để tuyển 
chọn được những thí sinh có năng lực thực sự. 
- Đẩy mạnh công tác giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá cơ sở ĐT SĐH của đơn vị mình (nên 
giới thiệu trước các hướng NC của cơ sở ĐT để thí sinh tham khảo) nhằm thu hút được nhiều thí 
sinh giỏi đăng kí dự thi. 
2.3. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo 
Mục tiêu ĐT SĐH ở nước ta hiện nay đòi hỏi HV SĐH không chỉ trưởng thành, phát triển tư 
duy khoa học, độ dày, rộng và chiều sâu của hệ thống tri thức được tích lũy mà cần tạo lập được 
một tư duy độc lập và sức sáng tạo, nó có ý nghĩa to lớn và thiết thực, là động lực trực tiếp giúp 
HV hoàn thành tốt nội dung, chương trình ĐT SĐH [8]. 
Tuy nhiên, nội dung chương trình ĐT SĐH của chuyên ngành LL&PPDH MT vẫn còn nhiều 
hạn chế, cụ thể là việc hiện đại hóa, cập nhật hóa chương trình ĐT còn nhiều bất cập. Ở một số 
chuyên đề, nội dung tài liệu chưa cập nhật những thông tin mới; một số học phần không có tài liệu 
tham khảo cho HV học tập (hoặc là rất ít). Chương trình Cao học không khó nhưng HV phải học 
rất nhiều khối kiến thức môn chung. 
Với những quy định hiện hành thì người học Thạc sĩ dù là học để tiếp tục NC hay để ra đi 
làm đều bị áp dụng chung một chương trình, cùng một đầu vào tuyển sinh, cùng một yêu cầu tốt 
nghiệp - đó là sự bất cập, không hợp lí. Điều này dẫn đến hệ lụy là người học nào muốn theo định 
hướng NC cũng không chuyên sâu được hẳn vào NC, người nào muốn học theo hướng ứng dụng 
cũng không có điều kiện được ứng dụng cho chuẩn. Cái gì cũng biết một ít nên chất lượng ĐT 
SĐH không tốt [9]. 
Giải pháp cho vấn đề này là: 
- Chương trình ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT cần đảm bảo cho HV vừa được tiếp 
thu kiến thức khoa học chuyên ngành, liên ngành và những kiến thức có tính ứng dụng; vừa được 
hướng dẫn và thực hiện các PP NC, cách viết bài báo khoa học. Nếu thiết kế nội dung chương 
trình ĐT theo kiểu “bày cỗ sẵn” thì chắc chắn sẽ hạn chế tính tích cực, chủ động của người học, 
không kích thích được tư duy độc lập, sáng tạo của HV. 
- ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT là ĐT một chuyên ngành đặc thù, do đó cần có sự 
phân bố các học phần một cách hợp lí để thực hiện được yêu cầu “dạy cái người ta cần, chứ 
không phải dạy cái mình có”. Vì vậy, các cơ sở ĐT cần tổ chức rà soát để đổi mới chương trình 
theo hướng cơ bản - hiện đại - hòa nhập khu vực và quốc tế, gắn ĐT với NCKH, gắn ĐT với khả 
năng phục vụ xã hội nhằm ĐT nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là: cần xem xét lại chương trình các môn chung, các môn chuyên 
ngành và đặc biệt là các chuyên đề tự chọn cũng như các học phần bắt buộc nhằm bảo đảm tính 
chuyên sâu và mở rộng hướng NC cho HV; nên giảm bớt hoặc bỏ hẳn một số chuyên đề không 
còn phù hợp với thực tiễn hoặc không có tác dụng đối với người học, thay vào đó là các chuyên đề 
mang tính cập nhật, tính ứng dụng, tính tìm tòi sáng tạo. 
- Do đối tượng học hệ SĐH của chuyên ngành LL&PPDH MT rất đa dạng, cho nên chương 
trình ĐT SĐH của chuyên ngành này cần chia thành 2 loại, đó là: chương trình hướng tới giáo 
viên phổ thông và chương trình hướng tới những người làm NC, giảng dạy ĐH và Cao đẳng. Hiện 
nay, vì nhiều lí do khác nhau, cả người dạy và người học khó tìm thấy ý nghĩa ứng dụng cao của 
kết quả ĐT SĐH vào thực tiễn cuộc sống luôn luôn đổi mới. Nếu chia ra 2 loại như trên, ta sẽ có 
từng chương trình ĐT thiết thực cho từng đối tượng. Sự hữu ích của nó trong việc nâng cao chất 
lượng ĐT là rõ ràng. Có lẽ vấn đề này chưa thực hiện được bởi các cơ sở ĐT SĐH lo ngại về kinh 
phí khi phải thực hiện cùng một lúc 2 chương trình. Theo chúng tôi, hoàn toàn có thể giải quyết 
được vấn đề này nếu nghiêm túc tìm giải pháp. 
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học 
163 
2.4. Phương thức đào tạo và phương pháp giảng dạy 
Thực trạng hiện nay cho thấy việc tổ chức học tập và NC của HV SĐH chuyên ngành 
LL&PPDH MT chưa đi vào nền nếp. Cụ thể là: 
- Do muốn có nhiều người có trình độ khoa học cao trong một thời gian ngắn, muốn đi tắt 
đón đầu, chạy theo thành tích - trong khi cơ sở hạ tầng ĐT SĐH chưa thật tốt; khâu tuyển sinh 
chưa thực hiện chặt chẽ việc tuyển chọn đầu vào (người ra đề, người chấm thi lại chính là người 
bồi dưỡng kiến thức ôn tập cho HV trước khi thi). 
- Hầu hết các cơ sở ĐT tổ chức học tập cho HV theo hình thức không tập trung (phần lớn học 
vào ngày nghỉ cuối tuần); một số GV dạy trên lớp thường không đủ thời lượng (do GV tự cắt xén); 
người học chưa có thói quen năng động trong việc tự học, tự NC, chư ...  mạng lưới các nhà khoa học nước ngoài giúp đỡ chúng ta trong NCKH và ĐT 
SĐH. 
- Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các trường ĐH lớn ở các nước phát triển, mở rộng các loại 
hình hợp tác ĐT với các trường ĐH đó nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực hiện có của đơn vị 
mình. Có thể nói, đây là mục tiêu chính mà các cơ sở ĐT SĐH cần hướng tới trong việc hợp tác 
ĐT SĐH với nước ngoài. 
- Tạo điều kiện cho GV dạy hệ SĐH có nhu cầu đi hội thảo, đi học tập, đi tu nghiệp định kì 
tại nước ngoài. Nên chăng mỗi GV cần phải nghỉ dạy một học kì để: hoặc NC tại chỗ, hoặc đi 
thỉnh giảng hay NC ở một số trường ĐH tiên tiến. Đó là cách làm tốt để nâng cao kiến thức, học 
hỏi PPGD và hội nhập với các nước tiên tiến. 
- Mở các lớp Cao học chuyên ngành LL&PPDH MT do các giáo sư nước ngoài trực tiếp 
giảng dạy. Bằng hình thức này, GV của cơ sở ĐT được học hỏi những kiến thức mới và PPGD 
mới từ các giáo sư nước ngoài. 
- Sứ mạng của NCKH là sản sinh ra tri thức mới, tạo động lực thúc đẩy và phát triển kinh tế - 
xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì sứ mạng và đặc điểm như 
vậy nên NCKH thường gắn với ĐT nguồn nhân lực - đặc biệt là nguồn nhân lực bậc cao (Thạc sĩ, 
Tiến sĩ). Điều đó đòi hỏi đội ngũ GV phải tích cực hoạt động NCKH và phải có nhiều sản phẩm 
khoa học (công bố các công trình NCKH, các sản phẩm đăng kí phát minh, các bài báo khoa học, 
tham gia các hội thảo khoa học quốc tế) [14]. Hành động thiết thực là: 
- GV MT phải nhận thức đúng đắn rằng quá trình NCKH đóng góp không nhỏ trong việc 
nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của GV, giúp họ nuôi dưỡng kiến thức để đưa vào giảng 
dạy. Vì vậy, mỗi GV cần cố gắng vượt qua những khó khăn trước mắt để tận dụng thời gian dành 
cho NCKH. Nếu người GV tích cực trong hoạt động NCKH sẽ tự nâng tầm NC và trình độ 
chuyên môn cho chính mình. 
Nguyễn Thu Tuấn 
168 
- Tổ chức cho HV tham gia làm đề tài NCKH, tham gia viết bài báo khoa học, hội thảo khoa 
học cũng là một trong các biện pháp rất có hiệu quả trong ĐT SĐH của chuyên ngành LL&PPDH 
MT. Thực tế cho thấy, các đề tài NCKH thuộc chuyên ngành này chủ yếu gắn với thực tiễn DH ở 
phổ thông (bởi nhà trường phổ thông là công xưởng thực hành của các trường/khoa SP). Vì có các 
HV đang trực tiếp DH ở nhà trường phổ thông cùng tham gia NC đề tài của GV, cho nên đây là 
một thuận lợi lớn cho cả thầy và trò (từ việc nắm bắt nhu cầu DH của giáo viên và học sinh ớ các 
trường phổ thông đến việc khảo sát giờ dạy; trưng cầu ý kiến; thực nghiệm thiết kế giáo án; và tổ 
chức dạy thực nghiệm v.v). Với tư cách là người hoạt động thực tiễn, các HV trở thành người 
cộng sự đắc lực cùng làm việc với thầy để có kết quả NC sát thực tế và đạt hiệu quả cao. Thông 
qua đó đem lại lợi ích cho HV là họ được trưởng thành và rèn luyện tư duy khoa học và các kĩ 
năng NCKH, có khả năng phân biệt một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với một bài báo khoa học, 
một LV khoa học, và cao hơn là họ có năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tế DH bằng 
NCKH. 
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người quản lí: Phải coi hoạt động NCKH là nhiệm vụ 
bắt buộc đối với mỗi GV, vì vậy các nhà quản lí cần áp dụng những biện pháp hữu hiệu để mọi 
GV phải tham gia các hoạt động NCKH, có thể lấy kết quả NCKH của GV là một trong những 
tiêu chuẩn cứng trong việc đánh giá, xếp loại thi đua cuối học kì và cuối năm học. Chú trọng nâng 
cao năng lực NCKH cho GV thông qua các hoạt động như: tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn 
về PP NCKH; tổ chức các hội thảo khoa học; tăng cường hợp tác NCKH với các nhà khoa học có 
uy tín để GV được học hỏi; tổ chức các buổi tọa đàm về những đổi mới, những thành tựu mới, 
những hướng NC mới; có chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp thời những GV tích cực 
tham gia NCKH. 
2.8. Tăng cường giáo dục tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu 
khoa học cho học viên 
Việc GD tính trung thực trong NCKH cho HV SĐH không những có vai trò trực tiếp góp 
phần phát huy tư duy độc lập, sáng tạo trong thực hiện LV mà còn giúp họ hình thành nên tính 
cách của nhà khoa học tương lai với đầy đủ phẩm chất: đức, trí, tài, tâm và tầm. Vì vậy, các cơ sở 
ĐT SĐH cần làm cho mỗi HV hiểu rằng việc sao chép, “cắt, dán” LV là không trung thực trong 
NCKH, là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà khoa học. 
Nhằm góp phần hạn chế sự trùng lặp đề tài cũng như sự sao chép, “cắt, dán” tài liệu của HV, 
cơ sở ĐT SĐH nên công bố danh mục các đề tài LV Thạc sĩ đã được bảo vệ, qua đó HV có thể 
tham khảo để tìm ra những khía cạnh mà các NC trước đó chưa giải quyết đầy đủ, đồng thời tránh 
sự trùng lặp đề tài. 
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về tính trung thực trong NCKH cho HV, các cơ sở ĐT 
SĐH cần xây dựng chế tài nhằm răn đe và xử lí nghiêm minh những trường hợp HV cố tình vi 
phạm. Hiện nay Bộ GD-ĐT đang phối hợp với một số cơ sở ĐT xây dựng phần mềm chống đạo 
văn để hỗ trợ việc chống gian lận trong ĐT SĐH và NCKH. Chúng tôi đồng tình quan điểm 
“Cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng những tác giả của nó”. Tất nhiên, việc phạt thật 
nặng chỉ là biện pháp cuối cùng. Đối với một số chủ thể chưa tự giác, muốn có đủ căn cứ, chế tài 
để phạt thật nặng những người vi phạm thì quy chế phải quy định thật cụ thể, chặt chẽ và chi tiết. 
Đó là bài toán không dễ có ngay lời giải, do vậy Bộ GD-ĐT và các cơ sở ĐT SĐH cần tiếp tục 
NC, hoàn thiện những văn bản quy định để quản lí hiệu quả vấn đề này. 
2.9. Nâng cao hiệu quả công tác quản lí, kiểm tra, giám sát 
Quản lí, kiểm tra, giám sát được coi là nhiệm vụ quan trọng, là một trong những nội dung 
then chốt nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng ĐT nói chung và ĐT SĐH nói riêng trong bối 
cảnh xã hội nước ta hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang nổi cộm ở các trường ĐH, thu hút sự quan 
tâm của nhiều nhà quản lí GD và những người quan tâm đến nền GD nước nhà. Biểu hiện của sự 
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học 
169 
yếu kém, thiếu trách nhiệm này là: Một vài cơ sở ĐT Nghệ thuật phân công một GV hướng dẫn 
quá nhiều LV là sai quy chế ĐT SĐH; cũng như việc bố trí những GV MT chỉ có bằng Thạc sĩ 
dạy các môn lí thuyết chuyên ngành và dạy các môn thực hành (như Hình họa, Bố cục, Chất 
liệu) ở hệ ĐT SĐH là vi phạm điều 35 trong chương 5 của “Quy chế ĐT Thạc sĩ” do Bộ GD-
ĐT ban hành [15]. 
Giải pháp cho vấn đề này là: 
- Thực trạng hiện nay cho thấy, việc kiểm tra, giám sát chất lượng tự học, tự NC và thực hiện 
tiến độ làm LV của HV ở một số cơ sở ĐT Nghệ thuật bậc SĐH còn buông lỏng, thực hiện chưa 
hiệu quả. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và khoa/phòng SĐH với khoa ĐT 
chuyên ngành LL&PPDH MT để giám sát, kiểm tra người dạy trong việc thực hiện nội dung 
chương trình như thế nào; kiểm tra các ban/phòng và các chuyên viên phụ trách từng đầu việc 
xem họ thực hiện tiến độ và hiệu quả công việc ra sao, nhất là giai đoạn cuối khóa học và giai 
đoạn HV chuẩn bị bảo vệ LV. 
- Đã đến lúc các cơ sở ĐT SĐH cần rà soát lại đội ngũ GV (về bằng cấp, về sức lực và trí lực 
của họ) để cân nhắc việc phân công giảng dạy cho hợp lí. Cụ thể là: Theo quy định của Bộ GD-
ĐT, TS không được hướng dẫn quá 3 HV; PGS hướng dẫn không quá 5 HV. Nếu cơ sở ĐT SĐH 
nào phân công giảng dạy không đúng quy chế hoặc phân công hướng dẫn HV vượt số lượng quy 
định/GV thì chắc chắn sẽ bị Bộ GD-ĐT nhắc nhở, phê bình, thậm chí là bắt dừng ĐT. Hệ lụy của 
phân công giảng dạy không đúng đối tượng cũng như phân công hướng dẫn LV vượt mức quy 
định sẽ làm giảm chất lượng ĐT của bậc học này; ngoài ra, hậu quả của sự bất cập này, sớm hay 
muộn cũng sẽ gây mất đoàn kết nội bộ, từ đó làm giảm uy tín và thương hiệu của cơ sở ĐT. 
2.10. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học 
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho ĐT SĐH 
của nhiều cơ sở ĐT chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho dạy và học (về phòng học chuyên 
môn, phòng NC, phòng sáng tác và các trang thiết bị, máy móc hiện đại). 
- Thư viện của các cơ sở ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT chưa có nhiều đầu sách, tài 
liệu, tranh, ảnh 
Giải pháp cho vấn đề này là: 
Trước những hạn chế về cơ sở vật chất như vậy, các cơ sở ĐT SĐH cần năng động, sáng tạo 
tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng trang bị cơ sở vật chất phục vụ ĐT SĐH 
của chuyên ngành LL&PPDH MT. Cụ thể là: 
- Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại (trang thiết bị, phương tiện học tập, 
giảng dạy...) đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng tốt việc dạy và học của 
chuyên ngành LL&PPDH MT tại các cơ sở ĐT SĐH. 
- Đầu tư cho thư viện nhiều sách chuyên môn MT và các tài liệu nhằm phục vụ tốt cho HV có 
thể dễ dàng, thuận tiện tra cứu tài liệu học tập và thực hiện viết LV. 
2.11. Thảo luận 
Thực tế hiện nay cho thấy ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT đang tồn tại nhiều bất cập 
(việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn; nội dung chương trình ĐT chưa phù hợp với thực tiễn; 
phương thức ĐT còn lạc hậu; nhiều GV MT không theo kịp và không đáp ứng được yêu cầu đổi 
mới GD ĐT SĐH hiện nay). Thực trạng không mấy sáng sủa này đang là một bài toán nan giải, 
đòi hỏi các cơ sở ĐT SĐH của chuyên ngành này cần cần nhìn thẳng vào sự thật một cách khách 
quan, khoa học để phân tích, đánh giá những hạn chế của đơn vị mình. 
Theo quan điểm của chúng tôi, hệ thống ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT phải là hệ 
thống mở (mở trong tuyển sinh, trong ĐT, trong quan hệ và hội nhập quốc tế), phải nằm trong mối 
quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Đồng thời cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mang 
Nguyễn Thu Tuấn 
170 
tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng ĐT. Cho dù thực hiện theo mô hình nào, cách thức nào thì 
chúng ta đều phải chú trọng giải quyết vấn đề CHẤT LƯỢNG một cách đồng bộ và có quy trình 
hợp lí với mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành, đó là: Tuyển sinh --> Chương 
trình ĐT --> Phương thức ĐT --> Năng lực của đội ngũ GV --> Cơ sở vật chất --> Kiểm tra, 
đánh giá --> Kiểm định chất lượng ĐT. Có như vậy ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT mới 
hi vọng đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện 
nay. 
3. Kết luận 
Thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu ĐT nhân lực 
trình độ SĐH càng trở nên quan trọng và cấp thiết, vì vậy ĐT nguồn nhân lực có trình độ cao 
SĐH với trọng trách là “quốc sách của quốc sách” cần được ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa nhanh 
chóng trước một bước để các cơ sở ĐT SĐH (trong đó có ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT) 
trở thành mũi nhọn trong ĐT nguồn nhân lực trình độ cao của đất nước. 
Chất lượng ĐT luôn luôn là yếu tố sống còn của một cơ sở ĐT. Ngày nay, chất lượng ĐT 
SĐH còn là “thương hiệu” của cơ sở ĐT. Do đó, chăm lo để không ngừng nâng cao chất lượng 
ĐT SĐH rất cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chặt chẽ, liên tục giữa Bộ GD-ĐT và các cơ 
sở ĐT SĐH chuyên ngành LL&PPDH MT cùng các ban, ngành chức năng liên quan. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyen Thu Tuan, 2017. Identifying inadequacies in training Fine Arts students in education 
universities, HNUE Journal of Science - Educational Sciences, Volume 62, Issue 12, 2017, 
pp.187-197. (Nhận diện những bất cập trong công tác đào tạo sinh viên Mĩ thuật ở các trường 
sư phạm hiện nay). Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, xuất bản bằng tiếng Anh, Số 
12/2017, tr.187-197. 
[2] Đặng Ngọc Phúc, 2014. Đổi mới và hoàn thiện quá trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ở trường Đại 
học Sư phạm Hà Nội theo hướng đảm bảo chất lượng. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 104, 
(tháng 5/2014), tr.48-51. 
[3] Nguyễn Thu Tuấn, 2018. Thực trạng đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và Phương 
pháp dạy học Mĩ thuật tại một số cơ sở đào tạo Nghệ thuật. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số 
tháng 1/2018. 
[4] Nguyễn Thị Thanh, 2011. Đặc điểm học tập của học viên Thạc sĩ Quản lí Giáo dục. Tạp chí 
Quản lí Giáo dục, Số 28, (tháng 9/2011), tr.38-41. 
[5] Nguyễn Đăng Nghị, 2017. Đào tạo Sau đại học ngành Âm nhạc - cái nhìn vòng xuyến. Tạp chí 
Văn hóa Nghệ thuật, Số 391, (tháng 1/2017), tr.63-65. 
[6] Nguyễn Thu Tuấn, 2018. Kinh nghiệm đào tạo giáo viên Mĩ thuật của trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam. Tạp chí Dạy và học ngày nay, 
Số tháng 1/2018. 
[7] Nguyễn Khắc Bình, 2012. Vài nét về đào tạo Thạc sĩ tại Hàn Quốc. Tạp chí Giáo dục, Số 282, 
(tháng 3/2012), tr.60-62. 
[8] Phùng Thế Nghị, 2011. Một số kinh nghiệm chuyển đổi đào tạo Sau đại học từ phương thức 
niên chế sang tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Tạp chí Khoa học Giáo 
dục, Số 75, (tháng 12/2011), tr.22-25. 
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học 
171 
[9] Nguyễn Hữu Cương - Vũ Thị Cẩm Tú, 2016. Định hướng đào tạo Thạc sĩ theo hướng ứng 
dụng của trường Đại học Nội vụ Hà Nội và một số kinh nghiệm đào tạo Thạc sĩ ứng dụng ở các 
trường Đại học Australia. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, (tháng 7/2016), tr.69-72 và 56. 
[10] Lê Thị Phượng, 2014. Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Văn - 
Tiếng Việt tại trường đại học Hồng Đức. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 103, (tháng 4/2014), 
tr.42-44. 
[11] Trần Thị Tuyết Oanh, 2007. Đảm bảo chất lượng luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí Giáo 
dục. Tạp chí Giáo dục, Số 170, (tháng 8/2007), tr.8-10. 
[12] Hoàng Sỹ Tương, 2017. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học ngành An toàn 
thông tin tại Học viện Kĩ thuật mật mã. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, Số 1/2017, 
tr.66-71. 
[13] Mai Thị Thùy Hương, 2011. Vấn đề đào tạo nghiên cứu sinh ngành Văn hóa Nghệ thuật. Tạp 
chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 325, (tháng 7/2011), tr.8-10. 
[14] Nguyễn Thu Hà, 2017. Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với đào tạo Thạc sĩ trong trường 
đại học hiện nay ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, Số 7/2017, tr.46-51. 
[15] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014. Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ, Thông tư số 15/2014/TT-
BGDĐT (ngày 15/5/2014) của Bộ Giáo dục và đào tạo. 
ABSTRACT 
Renovation and completion of the Master's training in theoretical 
and methodical teaching methods of Art in the direction of quality assurance 
Nguyen Thu Tuan 
Faculty of Art, Hanoi National University of Education 
At present, there are only two institutes in Vietnam specializing in Master’s training in 
theoretical and methodical teaching of art, namely the Central University of Pedagogy and Art and 
the Faculty of Arts of the Hanoi Teachers College. This training is both new and young compared 
to other training disciplines, and it is rare in the universities of pedagogy. Therefore, it is 
necessary to have a strategy and a roadmap to implement synchronous solutions. improve the 
quality of training, meet the requirements of education in the context of globalization and 
international integration today.Based on the research of the actual situation of specialized training 
in the theory and method of teaching arts, the paper proposes some basic solutions to improve the 
training quality of this particular specialty. 
Keywords: Master Training, Specialization in the Commentary and Methodology of 
Teaching Arts, graduate students in fine arts, Art teacher. 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_va_nang_cao_chat_luong_dao_tao_thac_si_chuyen_nga.pdf