Hoàn thiện thủ tục kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những chương trình tín dụng được Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hiệu quả, mang tính nhân văn và giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo là chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Để chương trình có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước không thể thiếu việc chỉ đạo, quản lý và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó. Kiểm toán nhà nước với chức năng và nhiệm vụ của mình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội.

pdf 10 trang thom 06/01/2024 1680
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện thủ tục kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện thủ tục kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Hoàn thiện thủ tục kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 146 - tháng 12/2019
HOAØN THIEäN THuû TuÏc KIEÅM TOAùN VAØ NAâNG cAO 
cHAÁT löÔÏNG KIEÅM TOAùN cHöÔNG TRÌNH 
cHO VAY HOä NGHEØO TAÏI NGAâN HAØNG 
cHÍNH sAùcH XAõ HOäI VIEäT NAM
*Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII
Đỗ THị THU HIềN*
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói 
giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những chương trình tín dụng được Ngân hàng Chính sách 
xã hội thực hiện hiệu quả, mang tính nhân văn và giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo là chương trình 
tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Để chương trình có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của Đảng và Nhà 
nước không thể thiếu việc chỉ đạo, quản lý và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó 
Kiểm toán nhà nước với chức năng và nhiệm vụ của mình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chương trình 
tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội. 
Từ khóa: Chương trình cho vay hộ nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Completing audit procedures and improving audit quality in auditing the poor households lending 
program at Vietnam Bank for Social Policies
Vietnam Bank for Social Policies is a State credit institution, operating for non-profit purposes in order 
to help poor households have access to preferential credit capital for production development, job creation 
and raising income, living conditions improvement, contributing to the implementation of economic 
development policies associated with poverty reduction, social security. One of the credit programs 
implemented effectively by the Vietnam Bank for Social Policies, which is humanistic and helps poor 
households get out of poverty, is a preferential credit program for poor households. For the program to be 
effective, meeting the goals of the Party and the State, it is indispensable the direction, management and 
supervision of competent state agencies, including the State Audit Office of Vietnam with its functions and 
responsibilities to examine and evaluate preferential credit programs for poor households of Vietnam Bank 
for Social Policies.
Keywords: Poor households lending program, Vietnam Bank for Social Policies.
Trong những năm qua, công tác kiểm toán 
chương trình cho vay hộ nghèo của Kiểm toán nhà 
nước đã được xác định là một trong những trọng 
tâm chủ yếu khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài 
chính hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội. 
Bên cạnh việc đánh giá nhận xét về công tác quản 
lý tài chính kế toán, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra 
được nhiều tồn tại hạn chế đối với chương trình 
cho vay hộ nghèo, giúp cho Ngân hàng Chính sách 
xã hội ngày càng hoàn thiện, chấn chỉnh các sai 
phạm và quản lý chặt chẽ hơn, góp phần thực hiện 
tốt chính sách tín dụng của nhà nước. 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 146 - tháng 12/2019
1. Đánh giá chung về chương trình tín dụng 
ưu đãi đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính 
sách xã hội
Trải qua 14 năm triển khai, đồng hành cùng 
người nghèo, hoạt động tín dụng chính sách của 
Ngân hàng Chính sách xã hội đã thu được nhiều 
kết quả nổi bật, huy động được các nguồn lực tài 
chính để tạo lập nguồn vốn, tổ chức thực hiện hiệu 
quả các chương trình tín dụng chính sách. Thành 
tựu này được đánh giá là “điểm sáng” và là một 
trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính 
sách giảm nghèo ở Việt Nam. Cụ thể:
- Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 
100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, 
tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào 
dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, 
vùng xa, biên giới... Đến nay đã có trên 30 triệu 
lượt hộ nghèo được vay vốn từ Ngân hàng Chính 
sách xã hội; góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt 
qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 
3,2 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh 
viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 
xây dựng trên 8,9 triệu công trình nước sạch và vệ 
sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn 
nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông 
Cửu Long, gần 500 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và 
các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà 
phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung ...
- Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương 
trình tín dụng chính sách đã góp phần thúc đẩy 
phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của 
Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội, ổn 
định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng; 
Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 
từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005-2010 từ 22% 
xuống 9,45%; giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 
4,25% cuối năm 2015. 
Theo báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 
2017 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 
thì tổng dư nợ cho vay các chương trình thuộc 
chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính 
sách xã hội đến 31/12/2017 là 171.789 tỷ đồng, tăng 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 146 - tháng 12/2019
9,2% so với năm 2016 đạt tỷ lệ 96,15% trên tổng 
nguồn vốn. Trong đó nợ quá hạn là 671 tỷ đồng, 
chiếm 0,39% tổng dư nợ; nợ khoanh là 703 tỷ đồng, 
chiếm 0,41% tổng dư nợ. Trong đó, Chương trình 
tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đến 31/12/2017 
doanh số cho vay đạt 11.160 tỷ đồng; doanh số thu 
nợ đạt gần 10.665 tỷ đồng; dư nợ đạt trên 39.060 tỷ 
đồng, chiếm 22,73% tổng dư nợ của toàn hệ thống, 
tăng 407 tỷ đồng so với năm 2016. Với việc thực 
hiện các chính sách của Nhà nước giao, thông qua 
Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, 
Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo ra những hiệu 
quả cả về mặt kinh tế và mặt xã hội.
2. Một số phát hiện qua công tác kiểm toán 
Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian vừa qua
Tuy nhiên, thông qua kiểm toán, Kiểm toán nhà 
nước cũng đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập của 
chương trình cho vay hộ nghèo, như:
- Một số chi nhánh không cung cấp được danh 
sách hộ nghèo được phê duyệt của Ủy ban nhân 
dân cấp quận, huyện, dẫn đến không có cơ sở để 
xác định đúng đối tượng cho vay; chưa đối chiếu 
với danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở 
tại do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập có 
xác nhận của Ủy ban nhân dân thành phố, quận, 
huyện mà mới chỉ căn cứ vào danh sách đề nghị 
vay vốn. Còn có trường hợp cho vay hộ nghèo được 
Ủy ban nhân dân xã xác nhận nhưng không nằm 
trong danh sách Hộ nghèo được cơ quan có thẩm 
quyền phê duyệt;
- Một số Chi nhánh cho vay không đúng đối 
tượng, không thuộc danh sách theo chuẩn nghèo 
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Công tác thẩm định, đề xuất và phê duyệt cho 
vay còn chung chung; biên bản họp bình xét cho 
vay của các Tổ tiết kiệm và vay vốn còn mang tính 
hình thức, nội dung không đánh giá được thực 
trạng cụ thể tình hình tài chính, năng lực sản xuất 
kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của hộ vay 
vay vốn, phát sinh; cho vay trước khi có bình xét 
của Tổ tiết kiệm và vay vốn; 
- Một số Chi nhánh còn tồn tại việc cho vay 
chồng chéo, 01 hộ vay nhưng tham gia vay ở 02 
chương trình tín dụng khác nhau, cụ thể như 01 
hộ vừa vay theo chương trình hộ nghèo và hộ cận 
nghèo hoặc vừa vay chương trình hộ nghèo vừa vay 
hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn;
- Thực hiện cho vay lưu vụ nhưng hồ sơ không 
thể hiện được khách hàng đủ điều kiện cho vay lưu 
vụ hoặc chưa có bằng chứng chứng minh phương 
án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cho vay lưu vụ 
đối với một số khách hàng kinh doanh không hiệu 
quả, không trả được lãi vay;
- Một số hộ vay ngắn hạn nhưng giải quyết 
cho vay dài hạn hay cho vay vượt hạn mức; còn có 
trường hợp chữ ký của hộ vay không giống với chữ 
ký trên hồ sơ vay vốn;
- Một số khoản cho vay thực hiện gia hạn không 
đúng quy định về mặt thời gian, số lần gia hạn; việc 
gia hạn chưa được kiểm tra, xác minh các nguyên 
nhân gia hạn để đảm bảo công tác gia hạn cho đúng 
đối tượng khó khăn vì nguyên nhân khách quan; 
- Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay còn hạn 
chế, mang tính hình thức; biên bản kiểm tra sơ 
sài, thiếu các thông tin thể hiện vốn được sử dụng 
đúng mục đích; biên bản kiểm tra cho vay của cán 
bộ tín dụng chưa nêu và làm rõ cơ sở mức thu 
nhập bình quân, tình hình sản xuất kinh doanh 
của hộ vay vốn; kiểm tra chậm hơn so với quy 
định; thiếu hoặc không có biên bản kiểm tra sử 
dụng vốn vay; 
- Công tác cập nhật, quản lý và chuyển nợ quá 
hạn trên hệ thống tại một số Chi nhánh chưa kịp 
thời; còn có trường hợp sai lệch về tên của khách 
hàng trên sao kê vay vốn và trên sổ vay vốn;
- Công tác đôn đốc trả nợ chưa được thực hiện 
tốt: Một số hộ vay chưa trả nợ đúng hạn khi đến kỳ 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 146 - tháng 12/2019
hạn trả nợ nhưng chưa được đôn đốc, giám sát trả 
nợ đúng kỳ; phân kỳ trả nợ chưa sát với chu kỳ của 
phương án vay vốn;
Qua các phát hiện kiểm toán trên, Kiểm toán 
nhà nước cũng đã đưa ra những kiến nghị đề xuất 
nhằm hoàn thiện cả về cơ chế cũng như chấn chỉnh 
những sai sót trong quá trình cho vay và sử dụng 
vốn của hộ nghèo. Cụ thể:
- Chấn chỉnh công tác cho vay hộ nghèo 
đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 
78/2002NĐ-CP ngày 10/4/2002 của Chính phủ về 
chính sách tín dụng đối với người nghèo và các 
đối tượng chính sách khác và Thông tư 24/2014/
TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2014 của Bộ Lao động 
Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều 
tra, rà soát hộ nghèo.
- Chỉ đạo và kiểm tra kết quả thực hiện đối với 
các Chi nhánh trong toàn hệ thống nghiêm túc 
thực hiện việc thẩm định, kiểm tra trước, trong và 
sau khi cho vay đối với chương trình cho vay hộ 
nghèo theo đúng quy định.
- Chỉ đạo và kiểm tra kết quả thực hiện đối với 
các Chi nhánh trong việc đôn đốc thu hồi nợ, giám 
sát trả nợ đúng kỳ, nghiêm túc thực hiện các quy 
định về gia hạn nợ, cho vay lưu vụ, chuyển nợ quá 
hạn; phối hợp với chính quyền địa phương để thu 
hồi nợ quá hạn; 
- Rà soát, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và chấm 
dứt tình trạng cho vay chồng chéo, cho vay sai đối 
tượng; có biện pháp thu hồi ngay các khoản cho 
vay sai đối tượng, khách hàng sử dụng vốn không 
đúng mục đích, các khoản nợ quá hạn, các khoản 
nợ vay được gia hạn không đúng quy định đối với 
chương trình cho vay hộ nghèo.
- Ngân hàng Chính sách xã hội cần nghiên cứu 
ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với những 
trường hợp nào, chương trình tín dụng nào phải 
chuyển nợ quá hạn theo phân kỳ, đối tượng, chương 
trình tín dụng nào không phải chuyển nợ quá hạn 
theo phân kỳ và được tự động theo dõi ở kỳ tiếp 
theo để đảm bảo việc thực hiện việc phân loại nợ 
theo quy định tại Quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 
01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban 
hành Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính 
sách xã hội.
- Chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện việc đôn 
đốc các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác làm 
tốt công tác giám sát trước, trong khi cho vay và 
kiểm tra sau khi cho vay đối với chương trình tín 
dụng Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo 
phương thức cho vay ủy thác; 
- Phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban nhân dân 
tỉnh để ban hành các hợp đồng thỏa thuận về sử 
dụng nguồn vốn ủy thác địa phương không vi phạm 
các quy định, hướng dẫn cho vay của Ngân hàng 
Chính sách xã hội đã ban hành nhằm tránh cho vay 
chồng chéo, trùng lắp giữa các chương trình, cho 
vay bị vượt mức tối đa cho vay của chương trình.
3. Những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức 
kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo tại 
Ngân hàng Chính sách xã hội 
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc tổ 
chức kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo tại 
Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn qua 
vẫn còn những hạn chế, tồn tại như:
- Việc tổ chức kiểm toán chương trình cho vay 
hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong 
giai đoạn qua của Kiểm toán nhà nước chỉ là kiểm 
toán lồng ghép; kiểm toán đồng thời với kiểm 
toán báo cáo tài chính và các chương trình loại 
hình khác như chương trình cho vay học sinh, 
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chương trình 
cho vay giải quyết việc làm, chương trình cho vay 
hộ cận nghèo... nên kết quả kiểm toán đưa ra vẫn 
còn hạn chế, kết quả kiểm toán của một số năm 
còn sơ sài; 
- Các Báo cáo kiểm toán Ngân hàng Chính sách 
xã hội của Kiểm toán nhà nước mới chỉ dừng lại ở 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 146 - tháng 12/2019
kiểm toán đánh giá tính tuân thủ quy trình cho vay, 
chưa đánh giá được tác động của chính sách cho 
vay hộ nghèo trong thực tế; chưa có những đánh 
giá phân tích cũng như nêu đánh giá được tính 
hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo. Việc 
đánh giá tính kinh tế hiệu lực, hiệu quả còn rất sơ 
sài, các Đoàn kiểm toán mới chỉ đánh giá được một 
số chỉ tiêu như dư nợ cho vay hộ nghèo/tổng dư 
nợ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, số 
hộ nghèo được vay vốn trong năm, tỷ lệ tăng giảm 
của dư nợ cho vay hộ nghèo so với năm trước liền 
kề. Ngân hàng Chính sách xã hội luôn hoạt động 
không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa 
đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội 
nên công tác kiểm toán Chương trình cho vay hộ 
nghèo hiện tại là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, 
hiện tại công tác kiểm toán Ngân hàng Chính sách 
xã hội hàng năm chưa đánh giá hết được mục tiêu, 
hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã 
hội, tác động, hiệu quả của chính sách tín dụng đối 
với hộ nghèo về mặt kinh tế và mặt xã hội; cũng 
như chưa đảm bảo được việc nâng cao chất lượng 
kiểm toán.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Qua đánh giá phân tích thì thực trạng của 
những tồn tại hạn chế trên chủ yếu là do những 
nguyên nhân sau: 
- Một là, trình độ năng lực của một số Kiểm 
toán viên tham gia kiểm toán Ngân hàng Chính 
sách xã hội còn hạn chế, một số Kiểm toán viên 
mới còn chưa hiểu sâu về Chương trình cho vay hộ 
nghèo dẫn đến khó khăn hạn chế trong công tác 
thực hiện kiểm toán;
- Hai là, hạn chế trong công tác lập Kế hoạch 
kiểm toán như việc xác định trọng tâm kiểm 
toán, mục tiêu kiểm toán trong đánh giá chương 
trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính 
sách xã hội; chưa đặt ra mục tiêu, nội dung đánh 
giá tác động của chính sách, hiệu quả, hiệu lực 
của chính sách.
- Ba là, khi thực hiện kiểm toán, công tác kiểm 
tra đối chiếu thực tế hộ nghèo còn khó khăn, hạn 
chế; công tác đối chiếu kiểm tra thực tế tại hộ 
nghèo chưa được quan tâm, chú trọng thực hiện 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 146 - tháng 12/2019
nên ảnh hưởng đến việc đánh giá về cơ chế chính 
sách tín dụng. 
- Bốn là, hiện nay Quyết định số 11/2017/
QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 của Tổng Kiểm toán 
nhà nước về việc ban hành quy trình kiểm toán các 
tổ chức tài chính ngân hàng mới chỉ hướng dẫn một 
số thủ tục kiểm toán cơ bản về hoạt động tín dụng 
đặc thù đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tuy 
nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể chi tiết mang tính 
chất “cầm tay chỉ việc” cho các kiểm toán viên thực 
hiện kiểm toán, đặc biệt là chưa xây dựng được các 
tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của chương trình 
cho vay hộ nghèo cũng như chưa hướng dẫn kiểm 
toán viên phương pháp, cách thức thực hiện kiểm 
toán để đánh giá tính hiệu quả của chương trình 
cho vay hộ nghèo. 
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo
Từ thực tế trên, người viết đề xuất trong giai 
đoạn tới cần thiết thực hiện một số giải pháp chính 
để nâng cao chất lượng kiểm toán chương trình 
cho vay hộ nghèo như sau:
Một là, xây dựng quy trình thủ tục hướng dẫn 
kiểm toán chi tiết chương trình cho vay hộ nghèo 
theo hướng “cầm tay chỉ việc” cho các kiểm toán 
viên thực hiện kiểm toán.
Hai là, xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá tính 
hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo tại 
Ngân hàng Chính sách xã hội.
Cụ thể để đánh giá về hiệu quả do chương trình 
cho vay hộ nghèo đem lại, Kiểm toán nhà nước có 
thể xây dựng các tiêu chí đánh giá như:
(1) Chỉ tiêu về số lượt hộ nghèo được vay vốn 
ngân hàng
Tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn = (Lũy kế 
số lượt hộ được vay đến cuối kỳ trước) + (Lũy kế số 
lượt hộ được vay trong kỳ báo cáo).
Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt số lượng, cho 
biết tại thời điểm báo cáo có tổng số bao nhiêu lượt 
hộ nghèo được vay vốn và được tính lũy kế từ hộ 
vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả. Số 
lượt hộ nghèo được vay vốn càng cao chứng tỏ hoạt 
động cho vay hộ nghèo càng được mở rộng, phát 
triển về số lượng.
(2) Chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn
Tỷ lệ hộ 
nghèo 
được 
vay vốn
=
Tổng số hộ nghèo được 
vay vốn
x 100
Tổng số hộ nghèo đói 
trong danh sách
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn càng cao chứng tỏ 
ngân hàng đã làm tốt công tác mở rộng, phát triển 
cho vay hộ nghèo; thực hiện tốt công tác huy động 
vốn cho vay, tranh thủ được các nguồn vốn trong 
và ngoài ngân sách để thực hiện tốt công tác cho 
vay. Chỉ tiêu này cao còn cho thấy đội ngũ cán bộ 
tín dụng có trình độ, năng lực cao, nhiệt tình và 
tận tâm với công việc; công tác quản lý cho vay hộ 
nghèo được lãnh đạo ngân hàng thực hiện tốt, góp 
phần làm tăng hiệu quả cho vay của ngân hàng. So 
sánh tỉ lệ hộ nghèo được vay vốn giữa các kỳ phản 
ánh được việc mở rộng hay thu hẹp số hộ nghèo 
được vay vốn, từ đó đưa ra đánh giá về chất lượng, 
hiệu quả cho vay hộ nghèo tăng hay giảm.
(3) Chỉ tiêu về số tiền vay bình quân mỗi hộ
Số tiền 
cho vay 
bình quân 
1 hộ
=
Dư nợ cho vay đến thời điểm 
báo cáo
Tổng số hộ còn dư nợ đến thời 
điểm báo cáo
Việc so sánh chỉ tiêu này qua các kỳ báo cáo 
giúp kiểm toán viên đánh giá được mức đầu tư cho 
một hộ nghèo ngày càng tăng lên hay giảm xuống, 
từ đó đưa ra kết luận việc cho vay có đáp ứng được 
nhu cầu thực tế của hộ nghèo hay không.
(4) Chỉ tiêu về số hộ đã thoát khỏi ngưỡng 
nghèo đói
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 146 - tháng 12/2019
Tổng số hộ nghèo 
đã thoát khỏi 
ngưỡng nghèo
=
Số hộ nghèo 
trong danh sách 
đầu kỳ
-
Số hộ nghèo 
trong danh 
sách cuối kỳ
-
Số hộ nghèo 
trong danh sách 
đầu kỳ di cư đi 
nơi khác
+
Số hộ nghèo 
mới vào trong 
kỳ báo cáo
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để kiểm toán 
viên đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối 
với hộ nghèo. Số hộ thoát nghèo lớn chứng tỏ chất 
lượng và hiệu quả cho vay cao, kết quả của việc 
ngân hàng làm tốt công tác cho vay và quản lý vốn 
vay; hộ nghèo đã tiến lên trình độ hiểu biết cao hơn 
để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh có lãi, 
thu lợi nhuận để vươn lên thoát nghèo.
(5) Chỉ tiêu về quy mô tín dụng của chương trình 
cho vay hộ nghèo 
Tỷ trọng dư 
nợ tín dụng 
đối với hộ 
nghèo
=
Dư nợ tín dụng 
hộ nghèo
x 100%
Tổng dư nợ tín 
dụng
Tăng trưởng 
dư nợ tín 
dụng hộ 
nghèo
=
Dư nợ tín dụng hộ 
nghèo năm sau
x 100%
Dư nợ tín dụng hộ 
nghèo năm trước
Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện 
hoạt động tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội 
đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.
(6) Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình 
cho vay hộ nghèo
Tỷ lệ nợ 
quá hạn =
Tổng nợ quá hạn cho vay hộ 
nghèo đến thời điểm báo cáo
Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đến 
thời điểm báo cáo
Nợ quá hạn là tổng số nợ đến hạn nhưng không 
được cho vay lưu vụ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay 
gia hạn nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh 
trực tiếp chất lượng, hiệu quả cho vay hộ nghèo. 
Chỉ tiêu này ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc 
quản lý chất lượng cho vay kém, hiệu quả cho vay 
không cao, ảnh hưởng xấu đến việc thu hồi nợ và 
có thể còn làm ngân hàng bị cụt vốn nếu nợ quá 
hạn phải chuyển sang nợ khó đòi, khoanh nợ và 
ngược lại.
(7) Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng
Tỷ lệ thu lãi =
Số lãi thực thu
x 100%
Số lãi phải thu
Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong 
tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho 
thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Đây là 
một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng tín 
dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Chỉ số này 
thấp sẽ cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược 
lại. Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiện 
nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho 
Ngân hàng Chính sách xã hội. 
(8) Chỉ tiêu về hệ số sử dụng vốn
Hệ 
số sử 
dụng 
vốn
=
Tổng dư nợ bình quân 
cho vay hộ nghèo
x 100%
Tổng nguồn vốn bình 
quân cho vay hộ nghèo
Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín 
dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt 
động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. 
Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng 
đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Để tính chính xác 
hệ số sử dụng vốn thì phải sử dụng phương pháp 
tính bình quân gia quyền. Song để đơn giản trong 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 146 - tháng 12/2019
tính toán thì sử dụng phương pháp tính bình quân 
số học.
 (9) Chỉ tiêu về tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích
Tỷ lệ sử 
dụng vốn sai 
mục đích
=
Số tiền sử dụng sai 
mục đích
x 100%
Tổng dư nợ cho 
vay hộ nghèo
Chỉ tiêu này sẽ phản ánh một phần hiệu quả 
kinh tế xã hội, những khoản vay bị sử dụng sai mục 
đích phần lớn đều không đem lại hiệu quả kinh tế 
xã hội như mong muốn của ngân hàng.
(10) Chỉ tiêu về tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản 
của người vay
Tỷ lệ 
thanh toán 
nợ do bán 
tài sản
=
Số tiền nợ thu được 
do bán tài sản
x 100%
Tổng doanh số thu 
nợ
Nguồn trả nợ cho ngân hàng về nguyên tắc là 
được trích ra từ phần thu nhập của người vay. Tuy 
nhiên, do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn 
nên người vay phải bán tài sản để trả nợ, trong 
trường hợp này cần đánh giá chất lượng tín dụng là 
thấp. Ngoài các chỉ tiêu trên, nếu Ngân hàng Chính 
sách xã hội hạn chế được các tổn thất trong hoạt 
động cho vay như: Tổn thất do mất vốn gốc, tổn 
thất do không thu được tiền lãi... trong khi vẫn đảm 
bảo thực hiện được các mục tiêu xã hội cũng được 
là hoạt động có hiệu quả kinh tế.
(11) Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được
Tỷ lệ nợ 
cho vay 
hộ nghèo 
khoanh 
thu hồi 
được
=
Doanh số nợ cho vay 
hộ nghèo khoanh thu 
hồi được trong kỳ
x 100%
Tổng doanh số nợ cho 
vay hộ nghèo khoanh 
phát sinh trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xử lý nợ rủi ro 
của Ngân hàng Chính sách xã hội, tỷ lệ này càng 
cao càng tốt vì nó giúp Ngân hàng Chính sách xã 
hội hạn chế được tổn thất và bảo toàn được nguồn 
vốn để hoạt động bền vững hơn. Ngoài ra việc tăng 
cường thu hồi nợ khoanh còn giúp cho các đối 
tượng vay vốn nâng cao được ý thức trong việc sử 
dụng và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng Chính 
sách xã hội.
(12) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ cho vay hộ nghèo được gia 
hạn nợ
Tỷ lệ nợ 
được gia 
hạn nợ
=
Dư nợ được gia hạn 
nợ trong kỳ
x 100%
Tổng dư nợ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư 
nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của Ngân hàng Chính 
sách xã hội mà người vay vốn không có điều kiện 
để trả nợ đúng hạn và phải xin gia hạn nợ. Tỷ lệ 
này càng thấp càng tốt vì Ngân hàng Chính sách xã 
hội sẽ hạn chế được rủi ro trong cho vay, tiết kiệm 
được chi phí xử lý nợ có rủi ro và đặc biệt là tăng 
được vòng quay vốn tín dụng để tiết kiệm chi phí 
huy động vốn và chí phí cấp bù lãi suất cho ngân 
sách nhà nước.
(13) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ cho vay hộ nghèo được 
xóa nợ
Tỷ lệ nợ 
được xóa 
nợ
=
Dư nợ được xóa nợ 
trong kỳ
x 100%
Tổng dư nợ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư 
nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của Ngân hàng Chính 
sách xã hội được xử lý xóa nợ. Tỷ lệ này càng thấp 
thì càng tốt vì Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ bảo 
toàn được nguồn vốn trong hoạt động cho vay.
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của 
Ngân hàng Chính sách xã hội, kiểm toán viên cần 
phải đánh giá trên 2 góc độ là hiệu quả xã hội và 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 146 - tháng 12/2019
hiệu quả kinh tế, trong đó hiệu quả kinh tế được 
xem xét trên góc độ bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, 
tiết kiệm chi phí giúp Ngân hàng Chính sách xã hội 
có thể tồn tại, phát triển bền vững để hướng đến 
thực hiện mục tiêu về hiệu quả xã hội. Để đánh giá 
chất lượng hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của 
Ngân hàng Chính sách xã hội không chỉ dựa trên 
một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ 
tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện, chính xác; 
đồng thời phải so sánh giữa các thời kì với nhau, kết 
hợp với việc phân tích số liệu định lượng với đánh 
giá định tính mới có thể đưa ra các nhận xét chính 
xác về chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo. 
Ba là, tăng cường công tác thực hiện kiểm tra 
đối chiếu thực tế tại hộ nghèo vay vốn nhằm đánh 
giá tác động của chính sách cho vay hộ nghèo trong 
thực tế. 
Việc kiểm tra, đối chiếu, phỏng vấn thực tế tại 
các hộ nghèo cần tập trung vào một số nội dung cụ 
thể như: 
- Thực hiện đối chiếu sổ vay vốn hộ nghèo (khế 
ước) của ngân hàng và hộ vay; kiểm tra Giấy chứng 
nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân quận, huyện 
cấp (bản chính); kiểm tra mục đích sử dụng vốn 
vay có đúng với nhu cầu xin vay và hiện đang hoạt 
động chăn nuôi, sản xuất hay không...
- Phỏng vấn hộ vay vốn về nhận thức, hiểu biết 
về chương trình cho vay hộ nghèo của Chính phủ; 
những thuận lợi, khó khăn cũng như những vướng 
mắc, trở ngại khi thực hiện quy trình thủ tục xin 
vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội trong 
công tác tiếp cận vốn vay của các hộ vay vốn;
- Phỏng vấn về những lợi ích mang lại khi sử 
dụng vốn vay để đánh giá sự phù hợp, hợp lý của 
chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; phỏng 
vấn về mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo 
và những định hướng thoát nghèo của các hộ vay 
được đối chiếu; 
- Phỏng vấn về kỳ vọng của các hộ nghèo về 
các chương trình, chính sách vay vốn của Chính 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 146 - tháng 12/2019
phủ và Nhà nước; phỏng vấn về mức vốn được 
vay, lãi suất vay, thời hạn vay đa phù hợp với các 
hộ nghèo hay chưa?
Trên cơ sở những câu trả lời phỏng vấn thu thập 
được, Đoàn kiểm toán thực hiện tổng hợp lại các 
câu trả lời phỏng vấn để đưa ra các đánh giá nhận 
xét về tác động của chính sách đối với những hộ 
nghèo vay vốn. 
Bốn là, để đánh giá toàn diện, cũng như đi sâu 
phân tích đánh giá về chương trình cho vay hộ 
nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì công tác 
tổ chức kiểm toán cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng; 
ngay từ khâu lập Kế hoạch kiểm toán cần xác định 
rõ trọng tâm kiểm toán, mục tiêu kiểm toán trong 
đánh giá chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân 
hàng Chính sách xã hội. Chương trình cho vay hộ 
nghèo là một chính sách lớn của Nhà nước và luôn 
được Quốc hội, Chính phủ quan tâm. Phạm vi thực 
hiện cho vay trải dài trên khắp các miền đất nước, 
đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, miền núi khó 
khăn do đó việc thực hiện kiểm toán chương trình 
cho vay hộ nghèo đòi hỏi tính chuyên môn cao, 
thời gian dài để đánh giá được các tác động của 
chính sách nhà nước do đó cũng cần các điều kiện 
nhất định để thực hiện việc kiểm toán có kết quả 
cao, cụ thể như: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 
Ngân hàng Chính sách xã hội và Kiểm toán nhà 
nước; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng của kiểm 
toán viên; Kiểm toán nhà nước cần tổ chức biên 
soạn hệ thống mẫu biểu, báo cáo riêng phù hợp với 
việc thực hiện việc kiểm toán chuyên đề hoặc kiểm 
toán lồng ghép chương trình cho vay hộ nghèo tại 
Ngân hàng Chính sách xã hội, lập kế hoạch kiểm 
toán trung và dài hạn, kiểm toán hàng năm và xây 
dựng chương trình kiểm toán lồng ghép cho việc 
kiểm toán chương trình cho vay hộ nghèo.
Kết luận
Xóa đói, giảm nghèo luôn là chủ trương lớn, là 
sự nghiệp mà Đảng và Nhà nước ta dành sự quan 
tâm hàng đầu. Do đó để chương trình tín dụng ưu 
đãi đối với người nghèo của Ngân hàng Chính sách 
xã hội có hiệu quả, kết quả kiểm toán ngày càng 
được nâng cao, có giá trị trong thực tiễn xã hội thì 
theo ý kiến tác giả Kiểm toán nhà nước cần phải 
hoàn thiện hơn nữa quy trình thủ tục kiểm toán. 
Việc nghiên cứu, hướng dẫn các thủ tục kiểm toán 
chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng 
Chính sách xã hội là việc làm có ý nghĩa thiết thực 
cả về lý luận và thực tiễn nhằm mục tiêu xây dựng 
cẩm nang chi tiết kiểm toán, giúp kiểm toán viên 
nắm rõ được phương pháp và thủ tục kiểm toán 
như cách thức thu thập các tài liệu cần thiết phục 
vụ công tác kiểm toán từ bước thực hiện kiểm toán 
tổng hợp đến chọn mẫu hồ sơ cho vay để kiểm tra 
chi tiết và cuối cùng đưa ra các chỉ tiêu để đánh 
giá tính kinh tế, tính hiệu quả của chương trình 
cho vay hộ nghèo cũng như các tác động của chính 
sách về mặt kinh tế, xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015;
2. Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 
19/4/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 
ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán 
nhà nước đến năm 2020;
3. Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 
21/11/2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước 
ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức 
tài chính, ngân hàng;
4. Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính và các 
hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng 
vốn, tài sản nhà nước năm 2014, 2015, 
2017 của Ngân hàng Chính sách xã hội.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_thu_tuc_kiem_toan_va_nang_cao_chat_luong_kiem_toa.pdf