Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp

phải thường xuyên dựa vào nhiều nguồn thông tin

khác nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được

kết quả tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh

của mình. Tuy nhiên để có được nguồn thông tin

đầy đủ , tin cậy, kịp thời, phục vụ tốt nhất cho công

tác ra quyết định quản lý, doanh nghiệp không có

cách nào khác là phải xây dựng hệ thống kế toán

quản trị cho doanh nghiệp mình. Nhưng trong thời

gian qua vấn đề áp dụng hệ thống kế toán quản trị

ở Việt Nam chưa được lãnh đạo các doanh nghiệp

quan tâm đúng mức. Các quyết định đã được đưa

ra dựa vào nguồn thông tin không phù hợp đã làm

cho các doanh nghiệp mất đi nhiều lợi thế trong thời

buổi cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó,

công tác quản trị các nguồn lực sản xuất, nguồn

lực tài chính và nguồn nhân lực của nhiều doanh

nghiệp Việt Nam thực sự chưa đạt được hiệu quả

như mong muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự

tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp trên thương trường.

pdf 7 trang kimcuc 7860
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA
EVALUATION OF COST MANAGEMENT ACCOUNTING
IN KHANH HOA CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
Nguyễn Kim Nhàn1, Nguyễn Thị Hiển2
Ngày nhận bài: 21/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014
TÓM TẮT
Tổ chức tốt kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí là điều kiện cần thiết để thúc đẩy tốt hơn công tác 
quản lý. Đó còn là cơ sở cho kiểm soát, sử dụng chi phí của đơn vị một cách có hiệu quả. Kế toán quản trị chi phí là một 
trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính cũng như sử 
dụng nguồn lực đơn vị. Qua nghiên cứu đặc điểm quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa, nghiên cứu 
chỉ ra những hạn chế, những nguyên nhân trong công tác kế toán quản trị chi phí. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải 
pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa.
Từ khóa: kế toán quản trị chi phí, kế toán, công ty cổ phần, xây dựng, Khánh Hòa
ABSTRACT 
Good organization for management accounting, especially cost management accounting is a necessary condition 
to promote better management, it is also the basis for the effective control, cost use of a company. Cost management 
accounting is one of the basic content of management accounting and displays an important role in the fi nance management 
and resources use of a company. Based on research about the characteristics of cost management in Khanh Hoa construction
joint-stock company, the study shows the limitations, the reasons for the cost management accounting. So, this study 
suggest some solutions to improve the cost management accounting in the Khanh Hoa construction joint-stock company. 
Keywords: cost management accounting, accounting, joint-stock company, construction, Khanh Hoa
1 Nguyễn Kim Nhàn: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Thị Hiển: Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp 
phải thường xuyên dựa vào nhiều nguồn thông tin 
khác nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được 
kết quả tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh 
của mình. Tuy nhiên để có được nguồn thông tin 
đầy đủ , tin cậy, kịp thời, phục vụ tốt nhất cho công 
tác ra quyết định quản lý, doanh nghiệp không có 
cách nào khác là phải xây dựng hệ thống kế toán 
quản trị cho doanh nghiệp mình. Nhưng trong thời 
gian qua vấn đề áp dụng hệ thống kế toán quản trị 
ở Việt Nam chưa được lãnh đạo các doanh nghiệp 
quan tâm đúng mức. Các quyết định đã được đưa 
ra dựa vào nguồn thông tin không phù hợp đã làm 
cho các doanh nghiệp mất đi nhiều lợi thế trong thời 
buổi cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, 
công tác quản trị các nguồn lực sản xuất, nguồn 
lực tài chính và nguồn nhân lực của nhiều doanh 
nghiệp Việt Nam thực sự chưa đạt được hiệu quả 
như mong muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự 
tồn tại, phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh 
nghiệp trên thương trường.
Với Công ty, việc ứng dụng kế toán quản trị chi 
phí trong hoạt động quản lý còn là vấn đề mới mẻ, 
chưa được triển khai một cách đồng bộ và khoa 
học. Ở một mức độ nhất định, Công ty đã vận dụng 
một số nội dung trong công tác lập dự toán, tính giá 
và kiểm soát chi phí nhưng chưa khai thác và phát 
huy hết ưu thế của loại công cụ quản lý khoa học 
này. Chính vì thế mà các chi phí tại Công ty chưa 
được kiểm soát hiệu quả, đã làm cho lợi nhuận 
của Công ty trong nhiều năm liền đều giảm. Do đó, 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123
việc đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí tại 
Công ty là việc làm vô cùng cần thiết, nhằm kịp thời 
xử lý và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định 
của các nhà quản trị, hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả 
hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là thực trạng kế 
toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng 
Khánh Hòa.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập trực tiếp bởi tác giả thông 
qua phỏng vấn chuyên gia và thu thập thông qua sổ 
sách báo cáo từ năm 2011 - 2012.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được áp dụng trong nghiên 
cứu này là: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh 
kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Các 
chuyên gia được mời phỏng vấn bao gồm chuyên 
gia nội bộ: Ban Giám đốc, Trưởng, Phó phòng thuộc 
Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa. 
2.3. Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị chi phí
Chi phí được hiểu theo quan điểm kế toán quản 
trị là “dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động 
hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết 
định, chi phí cũng có thể là dòng phí tổn ước tính để 
thực hiện dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn 
phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh”. 
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế 
toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung 
cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc 
thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch 
định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định. 
Theo định nghĩa của Luật Kế toán (khoản 3, điều 4): 
“Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích 
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trong nội bộ 
đơn vị kế toán”.
Trên cơ sở nội dung hướng dẫn của Thông tư 
số 53/2006/TT-BTC thì công việc của kế toán quản 
trị nói chung có thể xác định nội dung của kế toán 
quản trị chi phí như sau:
- Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh;
- Xác định giá phí đơn vị sản phẩm;
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí 
bộ phận theo từng trung tâm chi phí;
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối 
lượng và lợi nhuận;
- Phân tích thông tin chi phí để lựa chọn thông 
tin thích hợp cho các quyết định kinh doanh.
Khi xem xét nội dung của Kế toán quản trị chi 
phí cho thấy có sự giao thoa giữa nội dung của kế 
toán chi phí và kế toán quản trị chi phí, vậy giữa 
chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Thực chất 
Kế toán quản trị chi phí được tách ra từ kế toán chi 
phí, giai đoạn đầu của kế toán quản trị được hình 
thành từ kế toán chi phí giúp cho việc xác định và 
kiểm tra chi phí của các nhà quản trị. Song kế toán 
chi phí cung cấp cả thông tin kế toán tài chính và kế 
toán quản trị vì đối tượng sử dụng thông tin kế toán 
chi phí bao gồm các cá nhân, tổ chức bên ngoài và 
các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. Điều đó 
khẳng định về mặt đối tượng sử dụng, thông tin kế 
toán chi phí nói chung rộng hơn đối tượng sử dụng 
thông tin Kế toán quản trị chi phí. Về mặt nội dung 
kế toán chi phí bao gồm hai bước cơ bản:
- Tập hợp chi phí, tính giá thành, phân tích 
chênh lệch chi phí trong kỳ để cung cấp thông tin 
kế toán quản trị và thông tin cho việc lập các báo 
cáo tài chính;
- Cân đối chi phí, xử lý điều chỉnh chênh lệch 
chi phí và giá thành sản phẩm trong kỳ về chi phí 
thực tế.
Thông tin kế toán chi phí cung cấp vừa mang 
tính linh hoạt thường xuyên, mang tính chuẩn mực 
và định kỳ. Thông tin kế toán quản trị chi phí vừa 
mang tính linh hoạt, thường xuyên và hữu ích, 
không bắt buộc phải tuân theo những chuẩn mực 
của chế độ kế toán hiện hành.
Nếu như thông tin kế toán chi phí cung cấp là 
những thông tin quá khứ được xử lý từ các tài liệu 
lịch sử, thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá 
thành nhằm kiểm soát chi phí và hạ giá thành, thì 
thông tin Kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm 
cả những thông tin quá khứ, và những thông tin dự 
báo thông qua việc lập các kế hoạch và dự toán 
chi phí trên cơ sở các định mức chi phí (bao gồm 
cả các định mức về số lượng và định mức về đơn 
giá) nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm 
căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định về giá bán 
sản phẩm, quyết định ký kết các hợp đồng, quyết 
định tiếp tục xây dựng hay giao thầu lại cho đơn
vị khác
Như vậy, Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh 
đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của 
các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó tập 
trung vào cấp quản trị cấp thấp như các tổ, đội, hay 
bộ phận quản lý và phục vụ - là nơi trực tiếp phát 
sinh các chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà 
quản trị với chi phí phát sinh thông qua hình thức 
thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm 
chi phí (nguồn gây ra chi phí).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kế toán chi phí quan tâm đến các chi phí thực 
tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức chi phí và chi 
tiết theo từng mặt hàng.
Như vậy, Kế toán quản trị chi phí trả lời câu hỏi 
chi phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi 
có sự thay đổi về sản lượng sản xuất, ai phải chịu 
trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi của 
chi phí và giải pháp cần đưa ra để điều chỉnh, thì kế 
toán chi phí trả lời câu hỏi chi phí thực tế đã phát 
sinh là bao nhiêu, những chi phí nào được tính vào 
giá thành sản phẩm, giá thành thực tế của từng đơn 
vị sản phẩm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá chung về công tác kế toán quản trị 
chi phí tại Công ty Cổ phẩn Xây dựng Khánh Hòa
Dựa trên nghiên cứu về thực trạng công tác kế 
toán quản trị chi phí tại Công ty cho phép đưa ra một 
số đánh giá sau đây:
- Những mặt đạt được:
Một là, Công ty đang trong quá trình xây dựng, 
đổi mới toàn diện về trình độ sản xuất và công tác 
quản lý, vì vậy Công ty đã bước đầu có sự quan tâm 
hơn về tình hình kiểm soát chi phí thông qua các 
báo cáo về chi phí, giá thành do bộ phận kế toán 
tài chính lập.
Hai là, mặc dù Công ty không tổ chức bộ máy 
kế toán quản trị chi phí nhưng có sử dụng một số 
chỉ tiêu, các báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt 
động kinh doanh từ số liệu kế toán tài chính.
Ba là, Công ty đã bước đầu xây dựng trung tâm 
chi phí đối với các phòng, ban, các tổ, đội thi công 
và các trưởng phòng, ban phải chịu trách nhiệm trực 
tiếp về các chi phí phát sinh tại bộ phận của mình.
- Những mặt còn tồn tại:
Một là, Ban lãnh đạo Công ty chưa có sự quan 
tâm đúng mức về tổ chức thực hiện công tác kế 
toán quản trị chi phí. 
Hai là, các dự toán chưa được lập đầy đủ, chủ 
yếu là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung cho 
Công ty, chưa cụ thể cho từng bộ phận. 
Ba là, Công ty cũng chưa tổ chức kế toán trách 
nhiệm, chưa xác định đâu là trung tâm chi phí, đâu 
là trung tâm doanh thu, đâu là trung tâm lợi nhuận, 
trung tâm đầu tư; chưa phân loại chi phí theo cách 
ứng xử để phân tích mối quan hệ chi phí - khối 
lượng - lợi nhuận. Quyền lực còn tập trung chủ yếu 
trong tay Ban lãnh đạo công ty, chưa có sự phân 
chia quyền hạn và quy trách nhiệm rõ ràng cho từng 
bộ phận. Vì thế, hiệu quả kinh doanh các tuyến 
chưa cao, chưa khuyến khích được nhân viên cấp 
dưới tích cực làm việc.
Bốn là, việc lựa chọn phương pháp tính giá 
thành của Công ty là chưa hợp lý. Mặc dù Công 
đã tập hợp chi phí riêng cho từng hoạt động nhưng 
phương pháp tính giá thành đối với hoạt động xây 
dựng, hoạt động trộn bê tông thương phẩm là chưa 
chính xác, toàn bộ chi phí phát sinh cho quá trình 
xây dựng, quá trình sản xuất bê tông trong kì đều 
theo dõi chung. Chính vì điều này mà Công ty không 
theo dõi được cụ thể chi phí cho từng công trình, 
từng loại bê tông thương phẩm hoàn thành để từ đó 
nhằm có biện pháp cụ thể giảm giá thành sản phẩm 
đối với từng hạng mục công trình, từng công trình, 
từng thành phẩm bê tông cụ thể.
Năm là, do Công ty chưa tổ chức công tác kế 
toán quản trị chi phí nên việc cung cấp thông tin còn 
chồng chéo, chưa kịp thời. Bên cạnh đó, do khối 
lượng công việc phát sinh nhiều nhưng số lượng 
nhân sự kế toán còn thiếu và phần mềm kế toán của 
Công ty đã quá cũ không đáp ứng được nhu cầu 
cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán 
quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng 
Khánh Hòa
Từ đặc điểm của lĩnh vực xây dựng và nhu cầu 
thông tin về chi phí cung cấp cho việc thực hiện các 
chức năng của nhà quản trị tại Công ty như hoạch 
định, tổ chức thực hiện, kiểm soát chi phí, xây dựng 
các quyết định về giá bán sản phẩm, lựa chọn mặt 
hàng sản xuất, quyết định tiếp nhận hay từ chối một 
đơn đặt hàng sản xuất,  có thể xác định nội dung 
của kế toán quản trị chi phí tại Công ty như sau:
Thứ nhất, phân loại chi phí tại Công ty theo yêu 
cầu của kế toán quản trị (như phân loại theo mối 
quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, hay theo 
tính chất chi phí). Đây là cơ sở cho việc lập dự 
toán chi phí, tập hợp chi phí theo từng bộ phận và 
phân tích thông tin chi phíViệc phân loại các chi 
phí trong Công ty thành biến phí, định phí và chi phí 
hỗn hợp là điều rất khó và việc phân loại này chỉ 
mang tính chất tương đối. Bởi các chi phí phát sinh 
trong Công ty rất đa dạng và phong phú, có những 
chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm 
sản xuất ra nhưng có những chi phí lại phụ thuộc rất 
ít và không rõ rệt so với sự thay đổi của sản phẩm.
Để kiểm soát hiệu quả chi phí và hạ giá thành 
sản phẩm, chi phí được phân loại theo cách ứng xử 
chi phí sau:
- Chi phí biến đổi (biến phí): Chi phí khả biến 
là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng 
hoạt động theo một tỉ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt 
động tăng, làm tăng chi phí khả biến tăng theo
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 125
và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm, làm 
giảm chi phí khả biến. Ví dụ như: chi phí nguyên vật 
liệu trực tiếp (xi măng, đá 1 - 2, cát, chất phụ gia, 
gạch, ngói, chi phí mua bê tông thương phẩm) vì 
các chi phí này được xác định dựa vào khối lượng 
công trình, hạng mục công trình xây dựng, chi phí 
nhân công trực tiếp (tiền lương, tiền công, các khoản 
phụ cấp, các khoản trích theo lương phải trả cho thợ 
cả, thợ phụ.) do tiền lương của công nhân được 
tính theo khối lượng công việc hoàn thành tương ứng.
- Chi phí cố định (định phí): Chi phí bất biến 
không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng 
hoạt động trong phạm vi phù hợp, ví dụ như chi phí 
khấu hao máy trộn bê tông, khấu hao văn phòng 
quản lý, khấu hao xe tải vận chuyển vì hiện tại 
Công ty đang áp dụng phương pháp trích khấu hao 
tài sản cố định đường thẳng, chi phí vật liệu bao 
bì, chi phí công cụ dụng cụ (dàn giáo, dụng cụ thi 
công), chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí điện 
nước, điện thoại tại bộ phận giám sát công trình), 
lương nhân viên giám sát Hầu hết các chi phí 
này không thay đổi so với khối lượng công trình 
tạo ra. 
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí 
khác bằng tiền phát sinh phát sinh tại Công ty hầu 
hết là tương đối cố định, không thay đổi nhiều khi 
sản lượng hoặc khối lượng sản xuất thay đổi, trừ 
chi phí thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác 
đá. Do vậy, chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh đưa 
vào chi phí cố định và chi phí khác bằng tiền của chi 
phí sản xuất chung cho hoạt động khai thác đá đưa 
vào chi phí hỗn hợp.
Bảng 1. Phân loại chi phí
Khoản mục chi phí Tài khoản Biến phí Định phí Hỗn hợp
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 X
2. Chi phí nhân công trực tiếp 622 X
3. Chi phí sản xuất chung 627
- Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 X
- Chi phí vật liệu 6272 X
- Chi phí công cụ dụng cụ 6273 X
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 X
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 X
- Chi phí khác bằng tiền 6278 X
4. Giá vốn hàng bán 632 X
5. Chi phí bán hàng 641
- Chi phí nhân viên bán hàng 6411 X
- Chi phí vật liệu, bao bì 6412 X
- Chi phí công cụ dụng cụ 6413 X
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 X
- Chi phí bảo hành 6415 X
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 X
- Chi phí khác bằng tiền 6418 X
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642
- Chi phí nhân viên quản lý 6421 X
- Chi phí vật liệu quản lý 6422 X
- Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 X
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 X
- Chi phí thuế, phí, lệ phí 6425 X
- Chi phí dự phòng 6426 X
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 X
- Chi phí khác bằng tiền 6428 X
Thứ hai, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở để kiểm soát, đánh giá chi phí và dự toán các 
nguồn lực cung ứng cho Công ty. Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh sẽ được lập tương ứng cụ thể với các 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
126 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
quy mô sản xuất khác nhau, do lĩnh vực sản xuất 
của Công ty có tính thời vụ và phụ thuộc vào điều 
kiện thời tiết, phần lớn sản xuất theo đơn đặt hàng 
nên việc lập dự toán có ý nghĩ quan trọng trong việc 
đưa ra các quyết định về giá bán ở các quy mô sản 
xuất khác nhau cho các nhà quản trị. 
Các mục tiêu cụ thể sẽ được các trưởng phòng, 
ban chịu trách nhiệm và chỉ đạo các cá nhân cùng 
phải thực hiện các dự toán ngân sách của Công ty, 
bao gồm:
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Việc 
lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giúp 
cho nhà quản trị xác định được lượng nguyên vật 
liệu trực tiếp cần thiết nhằm phục vụ cho sản xuất 
cũng như lượng tồn nguyên vật liệu. Việc lập dự 
toán chính xác nguyên vật liệu sẽ giúp cho quá trình 
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được liên 
tục, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Chính vì thế, 
Công ty xác định mức dự trữ tối thiểu của nguyên 
vật liệu là 5% khối lượng nguyên vật liệu cần cho 
sản xuất. Với định mức lượng nguyên vật liệu được 
xác định căn cứ trên số lượng nguyên vật liệu cần 
thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đơn giá 
nguyên vật liệu được xác định là giá của một đơn vị 
nguyên vật liệu cuối cùng sau khi đi trừ các khoản 
giảm giá, chiết khấu bao gồm giá mua và các khoản 
chi phí thu mua.
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Đối với 
định mức lượng là thời gian cho phép hoàn thành 
một sản phẩm, được xây dựng căn cứ trên năng 
lực làm việc trung bình của người lao động làm 
việc trong điều kiện bình thường. Định mức giá là 
tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản 
trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) để 
trả cho một đơn vị thời gian lao động trực tiếp, được 
xây dựng căn cứ trên các yếu tố như: lương đã kí 
kết thỏa thuận với người lao động, cách trả lương 
của các công ty cùng ngành nghề, mức sống của 
người dân, qui định của luật lao động
- Dự toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản 
xuất chung thường liên quan đến các hoạt động 
phục vụ cho quá trình sản xuất mà khó xác định mối 
liên hệ của chúng đến một sản phẩm cụ thể nào. 
Các khoản mục chi phí của chi phí sản xuất chung 
tương đối ổn định với sản phẩm sản xuất nên tạm 
thời tác giả xác định chi phí sản xuất chung chỉ bao 
gồm định phí sản xuất. Riêng đối với hoạt động khai 
thác đá, chi phí thuế tài nguyên được xác định căn 
cứ trên số lượng đá khai thác thực tế do vậy thuế tài 
nguyên được xem là biến phí.
- Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 
doanh nghiệp: Với bản dự toán này, nhà quản lý 
có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức 
doanh thu khác nhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo 
sự thay đổi của doanh thu. Chi phí bán hàng và chi 
phí quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp tương 
đối ổn định với số lượng sản phẩm sản xuất trừ chi 
phí bảo hành sản phẩm nên theo tác giả đưa chi 
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào 
chi phí cố định để thuận tiện cho việc theo dõi lập 
dự toán.
Việc lập dự toán sẽ được thực hiện mỗi năm 
một lần, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có 
những biến động khách quan về các yếu tố chi phí 
thì Công ty sẽ tiến hành xem xét và điều chỉnh cho 
phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ ba, tập hợp chi phí và tính giá thành sản 
phẩm cho từng công trình, cho từng mặt hàng bê 
tông thương phẩm. Đối với hoạt động xây dựng, 
Công ty có các chu kỳ sản xuất tương đối dài nên 
Công ty có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành 
theo đơn đặt hàng. Đối với hoạt động trộn bê tông 
thương phẩm, chu kì sản xuất sản phẩm rất ngắn, 
với cùng một loại nguyên liệu nhưng sản xuất ra 
nhiều sản phẩm bê tông có MAC khác nhau nên 
phương pháp tính giá thành sản phẩm thường được 
sử dụng tại công ty là phương pháp trực tiếp kết hợp 
phương pháp hệ số hoặc tính giá theo đơn hàng. Để 
đảm bảo cung cấp thông tin chi phí đơn vị sản phẩm 
chính xác đòi hỏi công ty phải lựa chọn phương 
pháp tính giá và các tiêu thức phân bổ chi phí phù 
hợp. Thông tin chi phí đơn vị sản phẩm là căn cứ để 
xác định giá vốn hàng bán, giá trị hàng tồn kho, định 
giá bán sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh 
bộ phận nhằm đánh giá mức đóng góp của từng bộ 
phận đối với kết quả chung của Công ty.
Thứ tư, tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện 
chi phí bao gồm: Kiểm tra thực hiện chi phí bộ phận 
đánh giá trách nhiệm quản lý theo từng trung tâm 
chi phí, cung cấp thông tin cho chức năng kiểm soát 
chi phí của các bộ phận quản lý trong Công ty. 
Trung tâm chi phí bao gồm các bộ phận: từng 
đội thi công, bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán, 
bộ phận tổ chức - hành chính, trạm trộn bê tông, tổ 
khai thác đá. Mỗi trung tâm đều có nhóm trưởng 
chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động liên quan 
đến bộ phận của mình trước Giám đốc và Hội đồng 
quản trị của Công ty thông qua các báo cáo:
- Đội thi công lập các báo cáo liên quan đến tình 
hình nhân sự, tiền lương phải trả cho công nhân, 
các chi phí phát sinh liên quan đến mua vật tư phục 
vụ thi công
- Bộ phận kinh doanh lập các báo cáo liên quan 
đến việc tham gia đấu thầu, bảng dự toán chi phí 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 127
cho từng công trình, bảng tổng hợp vật liệu, nguyên 
liệu, nhân công
- Bộ phận kế toán tổng hợp tất cả các chứng từ 
kế toán phát sinh của công trường, trạm trộn, công 
trường khai thác đá chuyển về. Theo dõi tình hình 
công nợ, biến động về tài sản cố định, thanh toán 
lương, các khoản BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ cho 
cán bộ công nhân viên
- Bộ phận tổ chức - hành chính lập các báo cáo 
theo dõi các chế độ bảo hiểm, hưu trí, các chính 
sách của người lao động trong Công ty.
- Trạm trộn bê tông tập hợp các chứng từ kế 
toán phát sinh tại trạm trộn, lập bảng chấm công, 
lập báo cáo tiêu thụ bê tông tươi cho công trường 
và các khách hàng bên ngoài. 
- Tổ khai thác đá tập hợp các chứng từ phát 
sinh liên quan đến việc khai thác đá, lập bảng 
chấm công, lập các báo cáo liên quan đến tình hình
tiêu thụ đá Granit cho công trường và cho khách 
hàng bên ngoài.
Khi phân chia cụ thể từng trung tâm chi phí sẽ 
giúp nhà lãnh đạo đánh giá được hiệu quả làm việc 
của từng bộ phận. Mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm 
và kiểm soát các chi phí phát sinh tại bộ phận mình.
Thứ năm, phân tích mối quan hệ chi phí, khối 
lượng, lợi nhuận là việc phân tích các sự thay đổi 
giữa biến phí đơn vị, giá bán sản phẩm, số lượng sản 
phẩm tiêu thụ, tổng định phí ảnh hưởng như thế nào 
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích này 
sẽ giúp nhà quản trị có những biện pháp và các quyết 
định kinh doanh trong tương lai khi doanh nghiệp 
phải đương đầu với các ràng buộc của thị trường. 
Để phân tích tốt mối quan hệ giữa chi phí, khối 
lượng, lợi nhuận phục vụ cho việc ra quyết định của 
nhà quản trị, ta sử dụng công cụ hỗ trợ Excel thiết 
lập bảng 2.
Bảng 2. Phân tích mối qua hệ CVP Sản phẩm: Bê tông thương phẩm
Chỉ tiêu ĐVT Mac 200 Mac 250 ....
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đồng
2. Chi phí nhân công trực tiếp
3. Biến phí sản xuất chung đồng
4. Biến phí đơn vị (chi phí nền) đồng/m3
5. Phần tiền tăng thêm
a. Định phí sản xuát chung
b. Định phí bảo hành và quản lý
c. Mức hoàn vốn mong muốn
đồng
6. Giá bán đồng/m3
7. Số dư đảm phí đơn vị: (6) - (4) đồng
8. Tỷ lệ số dư đảm phí: (7)/(6) * 100% %
9. Sản lượng hòa vốn: ((5a) + (5b))/(7) m3
10. Doanh thu hòa vốn: (9) * (6) đồng
11. Sản lượng có thể khai thác được m3
12. Công suất hòa vốn: (9)/(11) * 100% %
Nhìn vào bảng phân tích này, ta có thể thấy 
phạm vi giá linh hoạt là khoảng cách giữa biến phí 
đơn vị và giá bán sản phẩm, khi xét thấy trong kì sản 
phẩm đã thu được lợi nhuận thì các đơn đặt hàng 
sau có thể giảm giá với giá bán bù đắp đủ biến phí 
thì Công ty sẽ có lợi nhuận. Như vậy, Công ty có thể 
sử dụng tối đa công suất của máy móc đồng thời 
tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Cải thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho 
Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa sẽ giúp 
Công ty kiểm soát tốt chi phí và có thể tăng khả 
năng cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế thị 
trường hiện nay và đảm bảo cho Công ty phát triển
một cách bền vững trong giai đoạn sau này. Để 
khai thác những điểm mạnh, cơ hội và những tác 
động tích cực, khắc phục những điểm yếu, né tránh 
những thách thức và tác động tiêu cực trong công 
tác kế toán quản trị chi phí, nghiên cứu cũng đề 
xuất một số giải pháp góp phần ứng dụng kế toán 
quản trị chi phí vào Công ty Cổ phần Xây dựng 
Khánh Hòa như sau: 
Thứ nhất, Công ty nên phân loại chi phí phát 
sinh tại Công ty theo biến phí, định phí, chi phí hỗn 
hợp làm cơ sở cho việc lập dự toán chi phí, tập hợp 
chi phí theo từng bộ phận và phân tích thông tin 
chi phí. Công ty tiến hành lập dự toán chi phí sản 
xuất kinh doanh nhằm cơ sở để kiểm soát, đánh 
giá chi phí và dự toán các nguồn lực cung ứng cho 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Công ty. Đồng thời, tổ chức kiểm tra và đánh giá 
thực hiện chi phí nhằm giúp nhà lãnh đạo đánh giá 
được hiệu quả làm việc của từng bộ phận. Mỗi bộ 
phận sẽ chịu trách nhiệm và kiểm soát các chi phí 
phát sinh tại bộ phận mình.
Thứ hai, tập hợp chi phí và tính giá thành sản 
phẩm cho từng công trình, cho từng mặt hàng bê tông 
thương phẩm nhằm đảm bảo cung cấp thông tin chi 
phí đơn vị sản phẩm chính xác căn cứ để xác định 
giá vốn hàng bán, giá trị hàng tồn kho, định giá bán
sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh bộ phận 
nhằm đánh giá mức đóng góp của từng bộ phận đối 
với kết quả chung của công ty.
Thứ ba, khi Công ty phải đương đầu với các 
ràng buộc của thị trường thì Công ty nên tiến hành 
phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận 
để phân tích các sự thay đổi giữa biến phí đơn vị, 
giá bán sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ, tổng 
định phí ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của 
Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình, 2003. Kế toán quản trị. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, 2003. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. NXB Thống kê.
3. Huỳnh Lợi, hiệu đính Võ văn Nhị, 2003. Kế toán quản trị. NXB Thống kê.
4. Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa, 2003. Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. NXB Tài chính.
5. Tập thể tác giả bộ môn Kế toán quản trị và phân tích họat động kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2004. 
Kế toán quản trị. NXB Thống kê. TP. Hồ chí Minh.
6. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_ke_toan_quan_tri_chi_phi_tai_cong_ty_co_phan_xay.pdf