Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn

 Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi

trường và đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo

Lý Sơn là một dạng cụ thể hóa của quy hoạch tổng thể theo hướng phát triển bền vững, gắn kết

quy hoạch không gian trên bờ và không gian biển, đảo ven bờ. Bản hoạch định được thực hiện

theo cách liên kết tiếp cận tổ chức lãnh thổ và quy hoạch không gian, liên kết tiếp cận địa lý và

tiếp cận hệ sinh thái. Kết quả đã xác lập tam giác phát triển kinh tế bắc Quảng Ngãi với hai cực

trên đất liền (Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi) và một cực trên đảo ven biển (đảo Lý Sơn), hai

tuyến lực phát triển và 14 không gian phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

pdf 15 trang kimcuc 3320
Bạn đang xem tài liệu "Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn

Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn
1 
Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý 
tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - thành 
phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn 
Đặng Thị Ngọc1, Nguyễn Cao Huần1, Nguyễn Đăng Hội2 
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 
2Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày tháng năm 2017 
Chỉnh sửa ngày tháng năm 2017; Chấp nhận đăng ngày tháng năm 2017 
Tóm tắt: Hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi 
trường và đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo 
Lý Sơn là một dạng cụ thể hóa của quy hoạch tổng thể theo hướng phát triển bền vững, gắn kết 
quy hoạch không gian trên bờ và không gian biển, đảo ven bờ. Bản hoạch định được thực hiện 
theo cách liên kết tiếp cận tổ chức lãnh thổ và quy hoạch không gian, liên kết tiếp cận địa lý và 
tiếp cận hệ sinh thái. Kết quả đã xác lập tam giác phát triển kinh tế bắc Quảng Ngãi với hai cực 
trên đất liền (Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi) và một cực trên đảo ven biển (đảo Lý Sơn), hai 
tuyến lực phát triển và 14 không gian phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
Từ khóa: Hoạch định không gian, Dung Quất, Quảng Ngãi, Lý Sơn. 
1. Đặt vấn đề 
Khu vực Dung Quất - thành phố Quảng 
Ngãi - huyện đảo Lý Sơn được giới hạn trong 
phạm vi 4 đơn vị hành chính là huyện Bình 
Sơn, huyện Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, 
và huyện đảo Lý Sơn, có diện tích tự nhiên 
876,57 km2 (chiếm 17,01% diện tích toàn tỉnh), 
dân số có 546.491 người (chiếm 43,57% dân số 
toàn tỉnh) (2016) [1]. Khu vực này là một địa 
bàn chiến lược quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi, 
với những lợi thế đặc biệt về vị thế địa kinh tế 
và quốc phòng an ninh: có Lý Sơn là đảo tiền 
 *Tác giả liên hệ. ĐT: 84-949860189 
 Email: dangngoc2406 @gmail.com 
tiêu của đới duyên hải Nam Trung Bộ; có tài 
nguyên thiên nhiên đặc hữu với các hệ sinh thái 
đặc thù, khu bảo tồn biển Lý Sơn, tài nguyên du 
lịch tự nhiên và nhân văn biển đảo; có tiềm lực 
cơ sở hạ tầng với Khu kinh tế (KKT) Dung 
Quất, các khu công nghiệp (KCN), cụm công 
nghiệp (CCN), cảng biển, cảng cá,... Trong 
những năm qua, việc khai thác và sử dụng tài 
nguyên đới bờ Quảng Ngãi nói chung và khu 
vực nghiên cứu nói riêng đã góp phần quan 
trọng vào sự phát triển của cả tỉnh. Đến năm 
2015, tổng sản phẩm từ các ngành kinh tế biển 
đảo đạt 59.762 tỷ đồng, đóng góp khoảng 
89,7% GRDP toàn tỉnh [2]. Riêng KKT 
Dung Quất, giá trị sản xuất công nghiệp, dịch 
2 
vụ và thương mại trong năm ước đạt 90.000 tỷ 
đồng, hàng hóa thông qua các cảng tại KKT 
Dung Quất ước đạt 15 triệu tấn[2]. 
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của các 
KCN, KKT ven biển và các ngành kinh tế, sản 
xuất - dịch vụ biển như khai thác và nuôi trồng 
thủy sản, du lịch, hàng hải, cảng biển, đã và 
đang tạo ra nhiều áp lực và tác động tiêu cực 
đến tài nguyên và môi trường dải đất ven biển, 
vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi. Chất lượng 
nước biển ngày càng bị suy giảm, đã có dấu 
hiệu ô nhiễm cục bộ tại vị trí xả thải với sự gia 
tăng nồng độ các chất ô nhiễm theo thời gian 
[3]. Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài 
nguyên sinh vật biển và nguồn lợi ven bờ bị suy 
thoái, cạn kiệt: rừng ngập mặn bị chặt phá để 
nuôi trồng thủy sản; khai thác cát, rong mơ, san 
hô ở các cửa sông, ven biển, hải đảo làm phá vỡ 
thảm thực vật, xói lở bờ biển; sử dụng các 
phương tiện khai thác mang tính hủy diệt làm 
suy giảm nguồn lợi thủy hải sản ven bờ biển; 
Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên giữa các 
ngành kinh tế nảy sinh và cộng đồng dân cư 
sinh sống bằng nghề biển ngày càng gặp khó 
khăn,Một trong các giải pháp nhằm sử dụng 
hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm 
thiểu các mâu thuẫn, bất cập xảy ra trong việc 
sử dụng không gian và tài nguyên tại vùng bờ 
chính là hoạch định không gian biển. 
Hoạch định/ quy hoạch không gian biển là 
vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực trong 
phát triển kinh tế, khai thác sử dụng tài nguyên, 
bảo vệ môi trường và quản lý tổng hợp đới bờ 
cho các quốc gia có biển nói chung và Việt 
Nam nói riêng. Trên cơ sở phân tích có hệ 
thống các công trình nghiên cứu về lý luận và 
đúc rút kinh nghiệm từ nhiều chương trình, đề 
tài và dự án về quy hoạch không gian biển trên 
thế giới và Việt Nam, bài báo đã vận dụng vào 
nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch 
không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý 
tài nguyên, bảo vệ môi trường và đảm bảo 
quốcphòng an ninh cho khu vực Dung Quất - 
thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn. 
Bản hoạch định không gian này có ý nghĩa quan 
trọng cả về khoa học và thực tiễn cho công tác 
quản lý tổng hợp/ thống nhất đới bờ, bao gồm 
cả vùng ven biển và vùng biển đảo ven bờ. 
2. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Cơ sở tài liệu 
Cơ sở tài liệu của bài báo bao gồm: 
- Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, 
kinh tế - xã hội và hoạt động quốc phòng an 
ninh tỉnh Quảng Ngãi của đề tài Nafosted mã số 
105.07-2013.19 và đề tài khoa học cấp Nhà 
nước, mã số KC 09.12/11-15; 
- Kết quả khảo sát thực địa theo các tuyến 
và điểm về điều kiện tự nhiên, hoạt động khai 
thác, sử dụng tài nguyên và các mâu thuẫn nảy 
sinh tại khu vực nghiên cứu; 
- Số liệu, văn bản, báo cáo kinh tế - xã hội, 
niên giám thống kê của các huyện Bình Sơn, 
Sơn Tịnh, Lý Sơn và thành phố Quảng Ngãi 
trong giai đoạn 2011 - 2016; 
- Các quy hoạch ngành và quy hoạch tổng 
thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; 
- Tư liệu bản đồ: Bản đồ địa hình, các bản 
đồ hợp phần tự nhiên tỷ lệ 1: 50.000 (bản đồ địa 
chất, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm thực vật, hiện 
trạng sử dụng đất), nhóm bản đồ phân hóa lãnh 
thổ tự nhiên, phân hóa không gian các điều kiện 
kinh tế - xã hội là cơ sở cho xây dựng bản đồ 
hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử 
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 
khu vực Dung Quất - thành phố Quảng Ngãi - 
huyện đảo Lý Sơn. 
2.2. Quan điểm tiếp cận và phương pháp 
nghiên cứu 
3 
a) Quan điểm tiếp cận 
Tiếp cận hệ thống: khu vực nghiên cứu là 
một hệ thống tồn tại tương tác giữa môi trường 
biển đảo, môi trường lục địa và môi trường xã 
hội. Tiếp cận hệ thống là cơ sở đảm bảo quy 
hoạch không phá vỡ tính bền vững liên kết của 
hệ thống và phản ánh được tính liên kết giữa 
các hoạt động vùng bờ (khu vực Dung Quất - 
Quảng Ngãi) với đảo ven bờ (đảo Lý Sơn) 
trong phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và bảo 
vệ an ninh quốc phòng. 
Liên kết tiếp cận địa lý với tiếp cận sinh 
thái trong xác định các không gian phát triển, 
khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài 
nguyên. Tiếp cận địa lý định ra được các không 
gian đồng nhất về điều kiện tự nhiên, các nguồn 
tài nguyên, thực trạng phát triển kinh tế - xã 
hội, mỗi không gian địa lý sẽ đặc thù một tập 
hợp các hệ sinh thái riêng, từ đó xác định các 
không gian để hoạch định các hoạt động phát 
triển. Tiếp cận sinh thái cho phép đưa ra các 
hành động phù hợp với sức chịu đựng của hệ 
sinh thái, từ đó sẽ tính toán để khai thác bền 
vững tài nguyên, giá trị dịch vụ thiên nhiên 
cũng như đảm bảo tính toàn vẹn của hệ sinh 
thái. 
Liên kết tiếp cận tổ chức không gian và quy 
hoạch không gian với cách tiếp cận liên kết 
vùng cho phép định hướng các cực, các trung 
tâm và hành lang phát triển cùng với các không 
gian khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ 
môi trường. 
b) Phương pháp nghiên cứu 
Bài báo sử dụng phương pháp kế thừa, tổng 
hợp và phân tích tài liệu để thu thập, hệ thống 
hóa các tài liệu có liên quan phục vụ cho xây 
dựng luận cứ hoạch định không gian. Đặc biệt, 
phân tích các tài liệu, văn bản pháp lý của 
Trung ương và địa phương liên quan tới chiến 
lược phát triển kinh tế biển, quản lý tổng hợp 
đới bờ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - 
xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là 
cơ sở quan trọng cho đề xuất định hướng quy 
hoạch không gian. 
Phương pháp khảo sát thực địa được tiến 
hành trên đất liền, vùng biển ven bờ và đảo Lý 
Sơn theo các tuyến: Thành phố Quảng Ngãi - 
Sơn Tịnh - Bình Sơn; Thành phố Quảng Ngãi - 
Sơn Tịnh - Đảo Lý Sơn. 
Phương pháp bản đồ và GIS với việc sử 
dụng phần mềm Mapinfor để phân tích và tích 
hợp các lớp thông tin, phân tích không gian; kết 
quả được trình bày dưới dạng các bản đồ 
chuyên đề và bản đồ hoạch định không gian 
phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên 
và bảo vệ môi trường khu vực Dung Quất - 
Thành phố Quảng Ngãi - Đảo Lý Sơn. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Những nét cơ bản về cơ sở lý luận cho 
hoạch định không gian phát triển kinh tế, sử 
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 
vùng bờ và hải đảo 
Để quản lý tổng hợp đới bờ hiệu quả cần 
phải tiến hành quy hoạch sử dụng biển đảo và 
vùng ven bờ biển theo cách tiếp cận không 
gian. Quy hoạch không gian biển (QHKGB) 
được xem là một “công cụ quản lý”, được sử 
dụng cùng với các công cụ khác nhằm hỗ trợ 
cho “quy hoạch sử dụng biển” ở cấp quy hoạch 
tương đương [4]. QHKGB phải gắn với quy 
hoạch không gian lãnh thổ thông qua những 
liên kết mang tính thống nhất, bổ trợ cho nhau. 
Có nhiều định nghĩa khác nhau về QHKGB, 
trong đó đáng chú ý là định nghĩa của MSP 
Consotium (2006), Hội đồng Nhà Trắng về Chất 
lượng Môi trường Hoa Kỳ (2009) và UNESCO-
IOC (2009) [5,6,7]. Khái niệm QHKGB còn mới 
không chỉ ở Việt Nam mà nhiều vấn đề liên 
4 
quan đến QHKGB vẫn đang được quan tâm và 
nghiên cứu như: các cách tiếp cận QHKGB 
[8,9,10], các công cụ hỗ trợ QHKGB [11,12], 
ứng dụng QHGKB trong thực tế, việc giải 
quyết mâu thuẫn giữa các bên liên quan 
[13,14,15], các khía cạnh xuyên biên giới của 
QHKGB [16,17],... Từ phân tích các định nghĩa 
đã có và từ thực tiễn, chúng tôi cho rằng 
QHKGB là quá trình định hướng và hoạch định 
các không gian cho những hoạt động phát triển 
kinh tế, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, 
bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền biển 
đảo của đất nước; thể hiện sự thống nhất về quy 
hoạch không gian vùng bờ và không gian biển 
đảo, trong đó vùng bờ là căn cứ địa, là hậu 
phương của phát triển kinh tế biển; không gian 
biển đảo là mặt trận tìm kiếm, khai thác và bảo 
vệ [18]. 
QHKGB đã được sử dụng ở nhiều nước với 
những cách hiểu khác nhau, nhưng có mục đích 
chung là phân định các cách thức sử dụng 
không gian biển hợp lý để đạt được sự hài hòa 
giữa mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo 
vệ môi trường. Ở Việt Nam, QHKGB được 
xem là một quá trình phân tích và phân bổ (do 
cơ quan nhà nước thực hiện) các hoạt động của 
con người theo không gian và thời gian ở các 
vùng biển để đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội và 
sinh thái mà thường do các nhà chính trị xác 
định [19]. QHKGB có ưu thế là phát huy được 
những mặt mạnh, khắc phục được những tồn tại 
của cách tiếp cận quy hoạch theo ngành, giải 
quyết các mâu thuẫn trong các hoạt động khai 
thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, 
đạt được mục tiêu kinh tế và sinh thái. QHKGB 
mang lại nhiều lợi ích tổng hợp và cần thiết cho 
các nhà quản lý tài nguyên biển, cho phép giải 
quyết các vấn đề đa ngành và đa chiều thông 
qua cách tiếp cận tổng thể trên một quy mô lãnh 
thổ rộng lớn. Chính vì vậy, QHKGB được coi 
là một trong các công cụ hiệu quả và hợp lý cho 
quản lý tổng bợp đới bờ. 
Áp dụng QHKGB trong hoạch định không 
gian phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài 
nguyên và bảo vệ môi trường khu vực Dung 
Quất - thành phố Quảng Ngãi - huyện đảo Lý 
Sơn là phù hợp với nhu cầu quản lý tài nguyên 
và bảo vệ môi trường của tỉnh, giúp cho quản lý 
tổng hợp đới bờ hiệu quả và phát triển bền 
vững. 
3.2. Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài 
nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi 
trường của khu vực Dung Quất - thành phố 
Quảng Ngãi - huyện đảo Lý Sơn 
Để hoạch định không gian phát triển kinh tế 
với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi 
trường và đảm bảo quốc phòng an ninh, bài báo 
đã xem xét các đặc trưng nổi bật của khu vực 
nghiên cứu. 
a) Một không gian không lớn, song có sự 
phân hóa rõ ràng theo chiều dọc và chiều ngang 
Khu vực nghiên cứu là dải chuyển tiếp giữa 
lục địa và biển, nơi không gian lãnh thổ trên đất 
liền và không gian biển ven bờ luôn tác động 
qua lại lẫn nhau theo dòng vật chất và năng 
lượng tạo thành một hệ thống tự nhiên, có sự 
phân bố dưới dạng các dải song song với đường 
bờ. Sự tác động của các hệ thống sông lớn 
(sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu) và 
hoạt động của sóng biển qua nhiều thời kỳ khác 
nhau đã tạo nên một vùng có cấu trúc phức tạp, 
phân hóa lãnh thổ theo cả chiều dọc và chiều 
ngang. Trầm tích bề mặt có nguồn gốc rất đa 
dạng: từ nguồn gốc sông, nguồn gốc biển đến 
sông - biển hỗn hợp phủ trên các lớp đá granit, 
bazan,... có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Đảo 
Lý Sơn được cấu tạo bởi đá phun trào bazan 
tuổi Neogen - Đệ tứ. Địa hình tương đối phức 
tạp, đồi núi xen kẽ đồng bằng, thấp dần từ tây 
sang đông. Đường bờ biển bị chia cắt bởi các 
cửa sông (cửa Sa Cần, cửa Sa Kỳ, cửa Đại, cửa 
Lở), hiện hữu hệ thống vũng vịnh và mũi đá lớn 
5 
như vũng Dung Quất, vũng Việt Thanh, mũi Ba 
Làng An. Điều này đã tạo nên sự phân hóa lãnh 
thổ theo chiều dọc của khu vực nghiên cứu. Khí 
hậu vừa có đặc tính chung của khí hậu gió mùa, 
vừa chịu ảnh hưởng của kiểu khí hậu hải dương 
và kiểu khí hậu cục bộ vùng sườn núi phía đông 
cao nguyên Kon Tum. 
Mối tương tác giữa các quá trình sông - 
biển, cùng với đặc tính phức tạp, nhạy cảm của 
dải ven biển và biển đảo ven bờ đã làm phân 
hóa khu vực nghiên cứu thành các dải tự nhiên 
từ lục địa ra biển, bao gồm: dải đồi núi thấp ở 
phía tây bắc; dải đồi cao dọc thung lũng sông 
Trà Bồng (phía tả ngạn); dải đồng bằng và 
đồng bằng xen gò; dải cồn cát, bãi cát ven biển 
phân bố dọc bờ biển kéo dài từ Dung Quất đến 
thành phố Quảng Ngãi; dải vũng vịnh cửa sông 
ven biển, dải biển ven bờ và dải hệ thống đảo 
ven bờ (Cù Lao Ré, Cù Lao Bờ Bãi). Sự phân 
hóa này là một trong các căn cứ quan trọng cho 
hoạch định không gian phát triển kinh tế gắn 
với khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ môi 
trường. 
b) Vị thế địa kinh tế - chính trị quan trọng 
và đa dạng các hoạt động phát triển 
Khu vực Dung Quất - thành phố Quảng 
Ngãi - huyện đảo Lý Sơn có vị thế địa kinh tế - 
chính trị quan trọng đối với phát triển kinh tế, 
bảo vệ an ninh quốc phòng. Đảo Lý Sơn là 
điểm A10 trong 12 điểm được dùng để xác định 
đường cơ sở của Việt Nam, từ đó xác định vùng 
lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế và được coi 
như “chiến hạm nổi” để vươn khơi của Việt 
Nam. Vùng ven biển Quảng Ngãi, đặc biệt 
huyện đảo Lý Sơn cùng với khu kinh tế Dung 
Quất có những công trình trọng điểm quốc gia 
là cứ điểm quân sự trọng yếu trong chiến lược 
bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Quảng 
Ngãi cũng có nhiều điều kiện để giao thương 
với quốc tế, đồng thời là cửa ngõ cảng biển, nơi 
xuất nhập khẩu hàng hóa cho các quốc gia Lào, 
Thái Lan. 
Không những thế, khu vực nghiên cứu còn 
là nơi tập trung các hoạt động kinh tế sôi động 
nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ. Trên dải lục 
địa ven bờ, quá trình đô thị hóa, công nghiệp 
hóa đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau 
khi xây dựng KCN hóa dầu và cảng nước sâu 
Dung Quấ ...  
mùa khô hạn. 
(4) Không gian bảo vệ rừng phòng hộ: 
Bao gồm không gian bảo vệ rừng phòng hộ 
ven biển và không gian bảo vệ rừng phòng hộ 
trên núi thấp phía tây huyện Bình Sơn. 
- Không gian bảo vệ rừng phòng hộ ven 
biển (4a): phân bố ở dải đất cát và cồn cát ven 
biển thuộc huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh. Rừng 
phòng hộ ở đây hầu hết là rừng trồng phi lao, 
có tác dụng chắn gió bão, chống cát bay, bảo 
vệ đồng ruộng, bảo vệ dân cư. Đối với rừng 
phòng hộ ven biển, việc bảo vệ, giữ rừng là 
chính, mọi hành vi chặt phá hoặc khai thác gỗ, 
củi trong rừng đều bị nghiêm cấm. 
- Không gian bảo vệ rừng phòng hộ trên 
núi thấp phía tây huyện Bình Sơn (4b): phân 
bố ở dải đồi núi thấpphía tây bắc của lãnh thổ 
nghiên cứu. Không gian này nằm trên vùng tụ 
nước, dễ xảy ra các quá trình ngoại sinh (xói 
mòn, rửa trôi đất). Rừng là lớp phủ có tác dụng 
nhất hạn chế tác hại này. Vì vậy, những nơi 
hiện là rừng kín thường xanh cây lá rộng ít bị 
tác động, cần được bảo vệ nghiêm ngặt, những 
nơi rừng thứ sinh, tre nứa cần được phục hồi, 
những nơi là trảng cỏ cây bụi cần được trồng 
mới. 
(5) Không gian bảo vệ bờ biển và hạn 
chế phát triển: Không gian này phân bố dưới 
dạng dải hẹp dọc theo bờ biển từ Sa Kỳ đến 
Cửa Đại (xã Nghĩa An). Tại đây chịu nhiều tác 
động của các tai biến thiên nhiên như xói lở 
đường bờ, nước biển dâng trong mưa bão,... 
Đặc biệt, hiện tượng xói lở bờ biển đã và đang 
xảy ra mạnh ở các xã Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, khu 
vực Cửa Đại với mức độ xói lở trung bình 
hàng năm từ 3-5 m, có những nơi lên đến 5-7 
m [26]. Vì vậy, cần phải thiết lập hành lang 
bảo vệ bờ biển, không cho phép hoặc hạn chế 
các hoạt động kinh tế, hoạt động định vị các cơ 
sở sản xuất, định cư,... Đồng thời, có các biện 
pháp giảm thiểu xói lở bờ biển và ứng phó với 
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 
(6) Không gian bảo vệ hệ sinh thái san 
hôven bờ: Phân bố vùng biển ven bờ huyện 
Bình Sơn. Hiện nay, hệ sinh thái rạn san hô 
đang bị suy thoái nghiêm trọng do con người 
khai thác quá mức, khai thác bằng phương 
pháp hủy diệt và do sự bùng nổ sao biển gai (là 
loài động vật ăn san hô),... Do vậy, cần chú 
trọng bảo vệ và phục hồi rạn san hô tại các khu 
vực này để phục vụ du lịch sinh thái và làm 
nguồn giống, tạo cơ sở phục hồi hệ sinh thái 
rạn san hô trên Khu bảo tồn biển Lý Sơn. 
(7) Không gian bảo tồn biển Lý Sơn: 
nằm trong khu bảo tồn biển Lý Sơn đã được 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 
số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010. Khu bảo tồn 
biển Lý Sơn được đề xuất quản lý là “khu bảo 
tồn loài, nơi sinh cư” với 3 vùng chức năng 
như sau: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt chủ yếu 
nằm ở phía nam và phía bắc đảo lớn; Vùng 
phục hồi sinh thái được bố trí ven đảo lớn và 
đảo bé có diện tích gần 2.000 ha; được chia 
thành vùng phục hồi rong và cỏ biển, vùng 
phục hồi san hô; Vùng phát triển là khu vực 
còn lại của Khu bảo tồn biển, bao gồm cảng, 
khu neo đậu trú bão tàu thuyền và phần biển 
bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 
phục hồi sinh thái; có diện tích khoảng 4.268 
ha. Các hoạt động ưu tiên phát triển: Bảo tồn, 
phục hồi hệ sinh thái biển; Bảo vệ nguồn lợi 
ven bờ; cho phép hoạt động có kiểm soát về 
nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, du lịch 
sinh thái, đào tạo và nghiên cứu khoa học. 
(8) Không gian ưu tiên phát triển lâm 
nghiệp và cây công nghiệp dài ngày: phân bố 
ở dải đồi núi thấp và dải đồi cao phía tây lãnh 
11 
thổ và dọc thung lũng sông Trà Bồng. Ýu tiên 
khoanh nuôi tái sinh rừng, phát triển rừng sản 
xuất tại các khu vực ðang có rừng trồng, hoặc 
ðýợc quy hoạch vào trồng rừng nguyên liệu, 
rừng sản xuất, đảm vai trò phòng hộ sản xuất 
nông nghiệp. Ưu tiên trồng cây lâu năm tại khu 
vực đồi thoải phía đông huyện Sơn Tịnh, nơi 
đất có tầng dày lớn. 
(9) Không gian ưu tiên phát triển cây 
nông nghiệp ngắn ngày: Phân bố ở khu vực 
đồng bằng và thung lũng sông với đất được bồi 
hàng năm hoặc không được bồi hàng năm, 
đồng bằng tích tụ gió biển. Các loại cây trồng 
chính là lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp 
hàng năm. 
(10) Không gian hạn chế đánh bắt thủy 
hải sản ven bờ: Phân bố ở vùng biển ven bờ ra 
phía biển khoảng 5-10 km. Nguồn lợi thuỷ sản 
vùng biển ven bờ có dấu hiệu bị khai thác quá 
mức, khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cần 
từng bước giảm cường lực đánh bắt bằng cách 
giảm số lượng tàu đánh bắt ven bờ, đặc biệt 
cấm hoàn toàn các nghề đánh bắt có tính xâm 
hại đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. Vì vậy, các 
hoạt động có tính chiến lược cơ bản cho vùng 
này là tổ chức quản lý và bảo vệ các nguồn lợi 
ven bờ thông qua phương thức đồng quản lý, 
giao mặt nước ven bờ cho các cộng đồng ngư 
dân quản lý trong quá trình phát triển, nuôi 
trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 
(11) Không gian đánh bắt theo mùa: Phân 
bố ở vùng biển ven đảo Lý Sơn, nằm ngoài khu 
bảo tồn biển đảo Lý Sơn. Khu vực này được 
đánh bắt vào thời kỳ gió mùa đông bắc. 
(12) Không gian khai thác khoáng sản 
(cát): phân bố ở các khu vực cửa sông, nơi có 
nguồn cát - vật liệu xây dựng đang được khai 
thác. Để hạn chế các tác động tiêu cực xảy ra 
cần có quy hoạch và quản lý nghiêm ngặt các 
hoạt động khai thác. 
(13) Khu vực quốc phòng: Xây dựng các 
công trình phòng thủ tuyến biển, đảo; hình 
thành tuyến phòng thủ cơ bản liên hoàn vững 
chắc. 
(14) Không gian ưu tiên phát triển du 
lịch sinh thái - văn hóa biển đảo: Loại hình 
du lịch biển kết hợp khai thác tài nguyên du 
lịch tự nhiên với tài nguyên du lịch nhân văn là 
thế mạnh vượt trội của khu vực Dung Quất - 
Quảng Ngãi - Lý Sơn. Ở đây có các bãi biển 
đẹp vừa thích hợp cho tắm biển, vừa thích hợp 
cho nghỉ dưỡng biển: Khe Hai (Bình Sơn), Mỹ 
Khê (Sơn Tịnh), An Bình (đảo Bé); có công 
viên địa chất toàn cầu Bình Châu, Lý Sơn và 
vùng phụ cận; có các địa danh nổi tiếng: làng 
Sơn Mỹ, núi Ấn - sông Trà, nhà máy lọc dầu 
Dung Quất, bảo tàng Hoàng Sa kiêm quản Bắc 
Hải (Lý Sơn),... Tại thành phố Quảng Ngãi, 
các hoạt động dịch vụ, du lịch diễn ra khá sôi 
động với nhiều điểm du lịch nhỏ: làng cà phê, 
làng trồng hoa, cây cảnh... Những điểm du lịch 
ven biển này được kết nối với nhau, hình thành 
các cụm du lịch tập trung, khu du lịch trọng 
điểm của tỉnh: Sơn Mỹ - Mỹ Khê, Khe Hai - 
Vạn Tường, thành phố Quảng Ngãi,... 
Các không gian ưu tiên phát triển du lịch 
được định hướng như sau: Khu du lịch đảo Lý 
Sơn: có nhiều cảnh quan thiên nhiên, còn lưu 
giữ nhiều di tích, tư liệu lịch sử và các lễ hội 
dân gian độc đáo nên sẽ phát triển đa dạng các 
loại hình khám phá, nghỉ dưỡng, tham quan di 
tích,...; Khu du lịch biển Mỹ Khê: Tài nguyên 
khai thác là bãi biển Mỹ Khê, các làng chài, di 
tích Sơn Mỹ,... Mỹ Khê được định hướng là 
khu du lịch quốc gia với chức năng nghỉ mát, 
tắm biển, vui chơi giải trí cuối tuần; Khu, điểm 
du lịch địa phương: phát triển du lịch sinh thái 
ở Vạn Tường, Khe Hai gắn với khu vực tàu cổ 
ở vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn; du 
lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh ở Khu Chứng 
tích Sơn Mỹ, núi Thiên Ấn,... 
12 
 Hình 1. Bản đồ hoạch định không gian phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ 
môi trường khu vực Dung Quất - Tp. Quảng Ngãi - huyện Lý Sơn 
13 
Bảng 2. Các hoạt động phát triển ưu tiên theo không gian 
4. Kết luận 
Khu vực Dung Quất - Thành phố Quảng 
Ngãi - đảo Lý Sơn là vùng chuyển tiếp giữa lục 
địa và biển, bao gồm lãnh thổ đất liền, không 
gian biển mở và đảo ven bờ. Các không gian 
này luôn tác động tương hỗ lẫn nhau cả về mặt 
tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và 
bảo vệ an ninh quốc phòng. 
Trên cơ sở hệ thống hóa các kết quả nghiên 
cứu, điều tra bổ sung và đánh giá tổng hợp cho 
thấy khu vực nghiên cứu có sự phân hóa rõ ràng 
thành các dải tự nhiên từ lục địa ra biển; giàu 
tiềm năng, đặc biệt là tài nguyên biển đảo; có vị 
thế địa kinh tế - chính trị quan trọng và đa dạng 
các hoạt động phát triển. Tuy nhiên, khu vực 
này còn hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, 
trình độ quản lý kinh tế và những thách thức về 
thiên tai, môi trường trong bối cảnh biến đổi khí 
hậu và nước biển dâng. 
Hoạch định không gian phát triển kinh tế 
với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi 
trường và đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực 
Dung Quất - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý 
Sơn thể hiện sự phân bố hợp lý các đối tượng 
hoạt động phát triển trong tam giác phát triển 
kinh tế bắc Quảng Ngãi với hai cực trên đất liền 
14 
Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi và một cực 
trên đảo ven biển - đảo Lý Sơn, hai tuyến lực 
phát triển và 14 không gian phát triển kinh tế, 
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bản 
hoạch định đã thể hiện sự thống nhất trong quy 
hoạch không gian trên đất liền với biển và đảo 
ven bờ, có ý nghĩa thực tiễn cho công tác quy 
hoạch và quản lý ở địa phương theo không gian, 
giảm bớt sự chồng chéo và các mâu thuẫn.Để 
thực hiện bản hoạch định này, cần có các giải 
pháp về cơ chế chính sách và tổ chức, các giải 
pháp cụ thể liên quan đến triển khai quy hoạch 
không gian biển của tỉnh Quảng Ngãi. 
Lời cảm ơn 
Bài báo được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của đề 
tài Nafosted mã số 105.07-2013.19 và đề tài 
NCKH cấp nhà nước mã số KC.09-12/11-15, 
tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, Niên giám thống kê 
tỉnh Quảng Ngãi năm 2016, NXB Thống kê, 2017. 
[2] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, Đề án 
phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi đến 
năm 2020, 2016. 
[3] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 
Báo cáo nhiệm vụ "Điều tra đánh giá hiện tượng xả 
thải, ô nhiễm và công tác bảo vệ môi trường đới bờ 
tỉnh Quảng Ngãi” (Dự án Quản lý tổng hợp đới bờ 
tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2015, định hướng 
đến năm 2020), 2014. 
[4] Nguyễn Chu Hồi và nnk, Quy hoạch không gian 
biển - Công cụ quản lý mới trong khai thác, sử 
dụng biển và vùng bờ biển, Cục thông tin KH&CN 
Quốc gia, 2013. 
[5] MSP consotium, Marine spatial planning pilot, 
2006. 
[6] Interagency Ocean Policy Task Force, Interim 
Framework for Effective Coastal and Marine 
Spatial Planning, The White House Council on 
Environmental Quality, 2009. 
[7] Charles Ehler and Fanny Douvere, Marine spatial 
planning - A ssttep-by-step approach toward 
ecosystem-based management. UNESCO press, 
2009 
[8] Stephen Jay, et al., Consensus and variance in the 
ecosystem approach to marine spatial planning: 
German perspectives and multi-actor implications, 
Land Use Policy, Volume 54 (2016) 129. 
[9] Piers K. Dunstan, et al., Using ecologically or 
biologically significant marine areas (EBSAs) to 
implement marine spatial planning, Ocean & 
Coastal Management, Volume 121, (2016) 116. 
[10] Elianny Domínguez-Tejo, et al.,Marine Spatial 
Planning advancing the Ecosystem-Based 
Approach to coastal zone management: A review. 
Marine Policy, Volume 72 (2016) 115. 
[11] C.M. Botero, et al., An indicator framework for 
assessing progress in land and marine planning in 
Colombia and Cuba. Ecological Indicators, Volume 
64 (2016) 181 
[12] Kemal Pınarbaşı, et al.,Decision support tools in 
marine spatial planning: Present applications, gaps 
and future perspectives. Marine Policy, Volume 83 
(2017) 83. 
[13] Yi Chang, Bo-Han Lin,Improving marine spatial 
planning by using an incremental amendment 
strategy: The case of Anping, Taiwan Marine 
Policy. Marine Policy, Volume 68 (2016) 30. 
[14] Peter J.S. Jones, L.M. Lieberknecht, W. Qiu. 
Marine spatial planning in reality: Introduction to 
case studies and discussion of findings. Marine 
Policy, Volume 71 (2016) 256. 
[15] Kira Gee, et al., Identifying culturally significant 
areas for marine spatial planning. Ocean & Coastal 
Management, Volume 136 (2017) 139. 
[16] Nguyễn Ngọc Hải, Phạm Minh Hiền (Biên dịch), 
Quy hoạch biển Bothnian: “Kết quả của Quy hoạch 
Bothnia - một quy hoạch thử nghiệm Không gian 
biển xuyên biên giới trong vùng biển Bothnia. Ấn 
bản điện tử, 2013. 
[17] Frazer Guy Coomber, et al., Transboundary 
dimensions of marine spatial planning: Fostering 
inter-jurisdictional relations and governance. 
Marine Policy, Volume 69 (2016) 102-. 
[18] Nguyễn Cao Huần (chủ nhiệm), Luận chứng khoa 
học cho phát triển kinh tế gắn sử dụng hợp lý tài 
nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ biển Đà Nẵng 
- Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết khoa học và công 
nghệ đề tài cấp nhà nước, mã số KC.09.12/11-15, 
2015. 
[19] Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển 
Cộng đồng (MCD), Cẩm nang Quy hoạch không 
gian biển và vùng bờ cấp địa phương, 2012 
[20] UBND thành phố Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, 
huyện Sơn Tịnh, huyện Lý Sơn, Báo cáo tình hình 
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2016. 
15 
[21] Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài nguyên nước, 
Quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài 
nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-
2020, 2013. 
[22] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh 
Quảng Ngãi, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành 
thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020, 
2011. 
[23] Vũ Thanh Ca, Điều tra, khảo sát, đánh giá đa 
dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể 
cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các 
tác hại môi trường đến đa dạng sinh học, Viện 
Nghiên cứu quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục biển 
và hải đảo Việt Nam, 2013. 
[24] Vũ Thanh Ca (chủ nhiệm), Điều tra đánh giá hiện 
trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học 
đề xuất dự án khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ 
du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn, Viện 
Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục biển 
và hải đảo Việt Nam, 2011. 
[25] UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quy hoạch tổng thể phát 
triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, 2009. 
[26] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 
Báo cáo kết quả nhiệm vụ "Điều tra đánh giá hiện 
tượng xói lở bờ biển Quảng Ngãi và giải pháp khắc 
phục” (Dự án Quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Quảng 
Ngãi giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 
2020), 2014. 
Spatial planning for development with rational using resources 
and environment protection in Dung Quat - Quang Ngai city - 
Ly Son island district 
Đặng Thị Ngọc1, Nguyễn Cao Huần1, Nguyễn Đăng Hội2 
1 VNU Hanoi University of Science, 334 Nguyễn Trãi, Hanoi, Vietnam 
2Vietnam - Russia Tropical Centre 
Abstract: Spatial planning for economic development with the rational using resources, and 
environmental protection in Dung Quat - Quang Ngai City - Ly Son Island District is a specified form 
of the master planning towards sustainable development, cohesive onshore spatial planning and 
marine spatial onshore, near-shore islands. The planning is done in a way that links the approach of 
territorial organizations and spatial planning, linking the geographical approach and ecosystem 
approach. The result is established economic development triangle in the north of Quang Ngai with 
two mainland poles - Dung Quat and Quang Ngai city and a pole on coastal islands - Ly Son Island, 
two the development routes and 14 economic development areas with the rational use of resources, 
environmental protection and ensuring the defense and security 
Keywords: Spatial planning, Dung Quat, Quang Ngai, Ly Son. 

File đính kèm:

  • pdfhoach_dinh_khong_gian_phat_trien_kinh_te_voi_su_dung_hop_ly.pdf