Hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Tập luyện thể thao ngoại khóa và võ thuật là một yêu

cầu bắt buộc đối với học viên các trường Công an nhân

dân (CAND). Đến nay đã có một số công trình nghiên

cứu đưa các môn thể thao vào tập luyện trong các học

viện, trường CAND nhưng với môn Taekwondo - một

môn võ được học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân

dân I (CĐCSND I) ưa thích lại chưa được quan tâm

nghiên cứu. Vì vậy, việc Nghiên cứu hiệu quả tập luyện

ngoại khóa môn Taekwondo của học viên Trường

CĐCSND I là rất cần thiết, nhằm tạo ra những động lực

thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể trong lực lượng

CAND nói chung và ở Trường CĐCSND I nói riêng.

Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao sức

khoẻ, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác bảo vệ an

ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội đối với học

viên Trường CĐCSND I.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài

liệu, phỏng vấn bằng phiếu, kiểm tra sư phạm, quan sát

sư phạm, toán thống kê.

pdf 5 trang kimcuc 6680
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Hiệu quả tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 49-53 
49 
Email: 
HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN TAEKWONDO 
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I 
Nguyễn Tiến Thắng - Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I 
Ngày nhận bài: 31/08/2018; ngày sửa chữa: 05/09/2018; ngày duyệt đăng: 10/09/2018. 
Abstract: Taking part in Taekondo extracurricular brings about positive effectiveness in physical 
improvement, Physical education result and the training quality of People’s police college I. The 
article presents the effectiveness of Taekwondo extracurricular training of students at People’s 
police college I. 
Keywords: extracurricular, Taekwondo, basketball, trainee, physical strength. 
1. Mở đầu 
Tập luyện thể thao ngoại khóa và võ thuật là một yêu 
cầu bắt buộc đối với học viên các trường Công an nhân 
dân (CAND). Đến nay đã có một số công trình nghiên 
cứu đưa các môn thể thao vào tập luyện trong các học 
viện, trường CAND nhưng với môn Taekwondo - một 
môn võ được học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân 
dân I (CĐCSND I) ưa thích lại chưa được quan tâm 
nghiên cứu. Vì vậy, việc Nghiên cứu hiệu quả tập luyện 
ngoại khóa môn Taekwondo của học viên Trường 
CĐCSND I là rất cần thiết, nhằm tạo ra những động lực 
thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể trong lực lượng 
CAND nói chung và ở Trường CĐCSND I nói riêng. 
Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao sức 
khoẻ, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác bảo vệ an 
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội đối với học 
viên Trường CĐCSND I. 
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các 
phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài 
liệu, phỏng vấn bằng phiếu, kiểm tra sư phạm, quan sát 
sư phạm, toán thống kê. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Tổ chức nghiên cứu 
Với mục đích xác định hiệu quả tập luyện ngoại khóa 
môn Taekwondo cho học viên Trường CĐCSND I, đề tài 
tiến hành nghiên cứu trên học viên nam khóa H05S theo 
phương thức thực nghiệm tự nhiên, giữa hai nhóm học 
viên tập các môn thể thao khác nhau ở trong câu lạc bộ: 
một nhóm tập luyện môn Bóng rổ gồm 120 học viên và 
một nhóm tập luyện môn Taekwondo gồm 126 học viên 
theo chương trình đã được biên soạn. 
Quá trình tổ chức giảng dạy và đánh giá kết quả được 
tiến hành trong 5 tháng (18 tuần), bắt đầu từ ngày 
1/12/2017 đến ngày 29/4/2018. Thời gian ngoại khóa là 
90 phút/1 buổi tập; 2 buổi/1 tuần, dưới sự hướng dẫn của 
giảng viên. Đánh giá kết quả thực nghiệm theo các tiêu 
chí của Bộ GD-ĐT cũng như của Bộ Công an quy định 
[1], [2], kết quả học tập môn Giáo dục thể chất và cảm 
nhận của học viên. 
2.2. Đánh giá kết quả tập luyện 
2.2.1. So sánh kết quả kiểm tra thể lực theo Quyết định 
số 53/2008/QĐ-BGDĐT 
2.2.1.1. Trước thực nghiệm 
Trước khi tiến hành thực nghiệm, học viên của nhóm 
thực nghiệm (NTN) tập luyện môn Taekwondo và nhóm 
đối chứng (NĐC) tập luyện môn Bóng rổ đều được kiểm 
tra 5 chỉ số đánh giá thể lực. Kết quả kiểm tra được trình 
bày trong bảng 1. 
Bảng 1. So sánh thể lực theo từng tiêu chí trước thực nghiệm giữa 2 nhóm 
TT Các chỉ số 
Nhóm thực nghiệm 
(n=126) 
Nhóm đối chứng 
(n=120) t P 
X  X  
1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 18,21 8,3 18,03 8,1 0,17 >0,05 
2 Bật xa tại chỗ (cm) 216,76 33,7 211,1 31,7 1,36 >0,05 
3 Chạy 30m XPC (giây) 5,27 1,36 5,33 1,92 -0,28 >0,05 
4 Chạy con thoi 4x10m (s) 11,3 3,18 11,9 4,12 -1,27 >0,05 
5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 863,84 102,9 862,25 99,4 0,12 >0,05 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 49-53 
50 
Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm của học 
viên NTN môn Taekwondo và NĐC môn Bóng rổ trong 
bảng 1 cho thấy, nếu so sánh ở từng chỉ tiêu về sức mạnh 
(bật xa tại chỗ), năng lực phối hợp vận động (chạy con 
thoi 4x10m), sức nhanh (chạy 30m XPC) và sức bền 
chung (chạy tùy sức 5 phút), sự khác biệt không mang ý 
nghĩa thống kê (P>0,05). 
Dựa trên kết quả các test đã kiểm tra, chúng tôi tiến hành 
xếp loại thể lực học viên theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể 
của Bộ GD-ĐT. Kết quả được trình bày tại bảng 2. 
Từ các số liệu ở bảng 2, nhận thấy, các chỉ số thể lực 
của NĐC và NTN trước thực nghiệm tương đương nhau, 
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P>0,05. 
2.1.1.2. Sau thực nghiệm 
- So sánh thông qua giá trị trung bình 
Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm của NTN 
và NĐC được trình bày trong bảng 3. 
Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm của học viên 
NTN môn Taekwondo và NĐC môn Bóng rổ trong bảng 
3 cho thấy, NTN môn Taekwondo về cơ bản phát triển 
thể lực tốt hơn NĐC môn Bóng rổ về sức mạnh (bật xa 
tại chỗ), năng lực phối hợp vận động (chạy con thoi 
4x10m), sức nhanh (chạy 30m XPC) và sức bền chung 
(chạy tùy sức 5 phút), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
mà ưu thế nghiêng về NTN môn Taekwondo (P<0,05). 
Riêng sức mạnh bền (nằm ngửa gập bụng) NTN tập 
luyện môn Taekwondo có khá hơn NĐC tập luyện môn 
Bóng rổ, nhưng chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê 
(P>0,05). 
- So sánh thông qua nhịp độ tăng trưởng thể lực sau 
thực nghiệm của NTN và NĐC 
Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng thể lực sau thực 
nghiệm của NTN và NĐC được trình bày trong bảng 4. 
Bảng 4. Nhịp tăng trưởng thể lực sau thực nghiệm của NTN và NĐC 
TT Chỉ số thể lực 
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
Trước 
thực 
nghiệm 
Sau 
thực 
nghiệm W 
Trước 
thực 
nghiệm 
Sau 
thực 
nghiệm W 
X X X X 
1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 18,21 25,72 34,19 18,03 23,8 27,59 
2 Bật xa tại chỗ (cm) 216,76 244,7 12,11 211,1 230,5 8,79 
3 Chạy 30m XPC (giây) 5,27 4,79 9,54 5,33 5,12 4,02 
4 Chạy con thoi 4x10m (s) 11,3 10,69 5,55 11,9 11,32 5,00 
5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 863,84 923,45 6,67 862,25 897,25 3,98 
Bảng 2. So sánh xếp loại thể lực trước thực nghiệm giữa 2 nhóm 
Xếp loại 
Nhóm thực nghiệm (n=126) Nhóm đối chứng (n=120) So sánh 
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 
2 P 
Tốt 9 7,1 10 8,3 
0,02 >0,05 Đạt 57 45,3 54 45 
Chưa đạt 60 47,6 56 46,7 
Bảng 3. So sánh kết quả kiểm tra thể lực theo từng tiêu chí sau thực nghiệm của hai nhóm 
TT Các chỉ số 
Nhóm thực nghiệm 
(n=126) 
Nhóm đối chứng 
(n=120) t P 
X  X  
1 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 25,72 10,43 23,8 10,32 1,45 >0,05 
2 Bật xa tại chỗ (cm) 244,7 45,81 230,5 45,7 2,43 <0,05 
3 Chạy 30m XPC (giây) 4,79 1,22 5,12 1,11 -2,22 <0,05 
4 Chạy con thoi 4x10m (s) 10,69 2,23 11,32 2,12 -2,27 <0,05 
5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 923,45 98,51 897,25 98,4 2,09 <0,05 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 49-53 
51 
So Sánh 
Wtb 13,61 9,87 
t 9,46 
P < 0,001 
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, nhịp tăng trưởng ở cả 5 
tiêu chí khảo sát theo Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT của 
NTN tập luyện môn Taekwondo đều cao hơn NĐC tập 
luyện môn Bóng rổ (P<0,05 ~ P<0,01). Nhịp tăng trưởng 
trung bình các chỉ số của NTN tập luyện môn Taekwondo 
cũng hoàn toàn hơn hẳn NĐC tập luyện môn Bóng rổ 
(P<0,001), tương ứng là 13,61% ở NTN và 9,87% ở 
NĐC. 
- So sánh thông qua phân loại thể lực 
Chúng tôi tiến hành so sánh xếp loại thể lực học viên 
theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD-ĐT. Kết 
quả được trình bày tại bảng 5. 
Những số liệu ở bảng 5 cho thấy, NTN có tỉ lệ số học 
viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cao hơn NĐC 
(NTN là 96% so với NĐC là 82,5%) và tỉ lệ số học viên 
chưa đạt tiêu chuẩn của nhóm thực nghiệm cũng ít hơn 
nhóm đối chứng (4% và 17,5%). Mặt khác, so sánh số 
học viên xếp loại tốt, đạt và chưa đạt giữa 2 nhóm có sự 
khác biệt đáng kể (P<0,05). 
2.2.2. So sánh kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện 
thể lực trong lực lượng công an nhân dân của nhóm thực 
nghiệm và nhóm đối chứng (theo Thông tư số 
24/2013/TT-BCA) 
2.2.2.1. Trước thực nghiệm 
Trước khi tiến hành thực nghiệm, học viên của NTN 
và NĐC đều được kiểm tra theo các tiêu chí đánh giá thể 
hiện trong Thông tư số 24/2013/TT-BCA, ngày 
11/4/2013 quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong 
lực lượng CAND, gồm các test: chạy 100m (s), bật xa tại 
chỗ (cm), co tay xà đơn (số lần) và chạy 1.500m (s). Kết 
quả xếp loại được trình bày ở bảng 6. 
Qua bảng 6, nhận thấy, trước thực nghiệm số học 
viên xếp loại đạt và không đạt giữa 2 nhóm không có sự 
khác biệt đáng kể mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). 
2.2.2.2. Sau thực nghiệm 
Để so sánh hiệu quả quá trình tập luyện ngoại khóa 
của NTN tập luyện môn Taekwondo và NĐC tập luyện 
môn Bóng rổ, đề tài tiến hành so sánh kết quả xếp loại 
thể lực. Các số liệu được trình bày ở bảng 7. 
Qua bảng 7, có thể thấy, sau quá trình thực nghiệm, 
tỉ lệ học viên xếp loại đạt của NTN tập luyện môn 
Taekwondo (80,2%) cao hơn NĐC tập luyện môn Bóng 
rổ (65,83%). Sự khác biệt về tỉ lệ xếp loại thể lực của học 
viên giữa hai nhóm mang ý nghĩa thống kê (P< 0,001). 
2.2.3. So sánh kết quả học tập môn Giáo dục thể chất 
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực 
nghiệm 
Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của NTN tập 
luyện môn Taekwondo và NĐC tập luyện môn Bóng rổ 
được đề tài trình bày tại bảng 8. 
Qua bảng 8, có thể nhận thấy, tỉ lệ học viên đạt loại 
khá, giỏi của NTN (79,4%) cao hơn so với NĐC 
(58,3%), bên cạnh đó, tỉ lệ đạt loại trung bình của học 
Bảng 5. So sánh tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực học viên giữa NTN và NĐC sau thực nghiệm 
Xếp loại 
Nhóm thực nghiệm (n=126) Nhóm đối chứng (n=120) So sánh 
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 
2 P 
Tốt 43 34,1 32 26,7 
11,4 <0,01 Đạt 78 61,9 67 55,8 
Chưa đạt 5 4 21 17,5 
Bảng 6. So sánh xếp loại theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực 
trong lực lượng CAND trước thực nghiệm của NTN và NĐC 
TT Kết quả đánh giá 
Nhóm thực nghiệm 
(n=126) 
Nhóm đối chứng 
(n=120) 
So sánh 
n % n % 
2 P 
1 Đạt 66 52,4 62 51,7 
0,02 >0,05 
2 Không đạt 60 47,6 58 48,3 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 49-53 
52 
viên tập luyện môn Taekwondo (20,6%) thấp hơn học 
viên tập luyện môn Bóng rổ (41,7%). Sự khác biệt về kết 
quả học tập của NTN trước NĐC là hoàn toàn có ý nghĩa 
thống kê (P<0,001). Như vậy, kết quả này cũng cho thấy 
ảnh hưởng tích cực khi ứng dụng các bài tập trong 
chương trình tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo đến 
kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học viên. 
2.2.4. Cảm nhận, tự đánh giá của học viên Trường Cao 
đẳng Cảnh sát nhân dân I sau quá trình thực nghiệm 
Hiệu quả của tập luyện thể thao ngoại khóa không chỉ 
đơn thuần về giá trị phát triển thể lực, mà còn có ý nghĩa 
về giá trị tinh thần. Bởi vậy, tập luyện thể thao ngoại khóa 
càng mang tính nhân văn và càng có ý nghĩa to lớn về 
mặt xã hội. Để tìm hiểu vấn đề này, đề tài tiến hành 
phỏng vấn NTN tập luyện môn Taekwondo và NĐC tập 
luyện môn Bóng rổ đã tham gia thực nghiệm về những 
cảm nhận tích cực và tiêu cực đối với các em học viên 
tham gia thực nghiệm. Kết quả phỏng vấn học viên tại 
bảng 9. 
Bảng 9. Cảm nhận của học viên các nhóm theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực 
sau thời gian tập luyện thể thao ngoại khóa 
TT Nội dung 
Nhóm thực nghiệm 
(n=126) 
Nhóm đối chứng 
(n=120) 
So sánh 
Đồng ý 
Không 
đồng ý 
Đồng ý 
Không 
đồng ý 2 P 
n % n % n % n % 
1 
Sức khỏe tốt hơn, nâng cao chất 
lượng cuộc sống 
116 92 10 8 98 82 22 18 5,743 <0,001 
2 
Ngoại hình đẹp hơn, tự tin vào 
bản thân 
71 56 55 44 62 52 58 48 0,536 >0,05 
3 
Ăn ngủ ngon, cảm giác sảng 
khoái 
113 90 13 10 102 85 18 15 1,948 >0,05 
4 
Tinh thần vui tươi, lạc quan, 
yêu đời 
99 79 27 21 90 75 30 25 0,432 >0,05 
5 
Mất thời gian, ảnh hưởng xấu 
đến học tập 
92 73 34 27 77 64 43 36 2,154 <0,05 
Bảng 7. So sánh xếp loại theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực 
trong lực lượng CAND sau thực nghiệm của NTN và NĐC 
TT Kết quả đánh giá 
Nhóm thực nghiệm 
(n = 126) 
Nhóm đối chứng 
(n =120) 
So sánh 
n % n % 
2 P 
1 Đạt 101 80,2 79 65,83 
12,9 <0,001 
2 Không đạt 25 19,8 41 34,17 
Bảng 8. So sánh kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của NTN và NĐC 
TT Kết quả xếp loại 
NTN (n=126) NĐC (n=120) So Sánh 
n % n % 
2 P 
1 Giỏi 31 24,6 12 10 
16,95 <0,001 
2 Khá 69 54,8 58 48,3 
3 Trung bình 26 20,6 50 41,7 
4 Yếu 0 0 0 0 
5 Kém 0 0 0 0 
(Nguồn: Bộ môn Quân sự, Võ thuật, Thể dục thể thao - Trường CĐCSND I) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 49-53 
53 
6 
Tăng các mối quan hệ, giao tiếp 
kĩ năng sống 
120 95 6 5 101 84 19 16 8,042 <0,001 
7 
Hạn chế thói quen xấu và tệ nạn 
xã hội 
110 87 16 13 85 71 35 29 9,858 <0,001 
8 
Thể hiện đam mê, năng khiếu 
thể thao 
108 86 18 14 84 70 36 30 8,708 <0,001 
9 
Rèn luyện đức hạnh, hoàn thiện 
nhân cách 
105 83 21 17 93 78 27 22 1,310 >0,05 
10 Mong muốn tiếp tục tập luyện 118 94 8 6 107 89 13 11 1,588 >0,05 
Tổng 1052 83,5 208 16,5 899 74,9 301 25,1 26 <0,001 
Kết quả ở bảng 9 cho thấy, sau thời gian tập luyện, bất 
kể tập theo nội dung và hình thức tổ chức nào, về những 
giá trị tinh thần mà thể thao ngoại khóa đã mang lại, học 
viên các nhóm đều có cảm nhận tích cực hơn cảm nhận 
tiêu cực. Tuy nhiên, so sánh về mức độ cảm nhận của 2 
nhóm sau tập luyện ngoại khóa thì học viên NTN có mức 
độ cảm nhận tích cực cao hơn so với NĐC ở các tiêu chí 
1, 5, 6, 7, 8 (P<0,05 đến P<0,001). Các tiêu chí còn lại tuy 
có khác biệt về cảm nhận tích cực của NTN với NĐC 
nhưng chỉ là ngẫu nghiên, chưa mang ý nghĩa thống kê 
(P>0.05). Song, đánh giá một cách tổng thể thì cảm nhận 
tích cực sau tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo vẫn 
chiếm ưu thế hơn tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ đối 
với học viên khóa H05S Trường CĐCSND I. Tỉ lệ đó 
tương ứng là 83,5% và 74,9% (P<0,001). 
3. Kết luận 
Sau 5 tháng tập luyện ngoại khóa, cả 2 nhóm đều có sự 
tiến triển đáng kể về mặt thể lực. Đánh giá xếp loại thể lực 
học viên theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD-ĐT 
cũng như theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ Công an, 
nhóm tập luyện ngoại khóa môn Taekwondo luôn chiếm ưu 
thế hơn nhóm tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ về tỉ lệ đạt 
chuẩn (96% với 82,5% - theo tiêu chuẩn Bộ GD-ĐT và 
80,2% với 65,83% - theo tiêu chuẩn Bộ Công an). Kết quả 
học tập loại khá, giỏi của NTN tập luyện môn Taekwondo 
cũng cao hơn NĐC tập luyện môn Bóng rổ, với tỉ lệ tương 
ứng là 79,4% và 58,3%. Cảm nhận tích cực của NTN tập 
luyện môn Taekwondo cũng cao vượt trội hơn NĐC tập 
luyện môn Bóng rổ sau khi thực nghiệm kết thúc (83,5% 
thuộc NTN và 74,9% thuộc NĐC). 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 53/2008/QĐ-
BGDĐT ngày 18/9/2008 quy định về việc đánh giá, 
xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. 
[2] Bộ Công an (2013). Thông tư số 24/2013/TT - BCA 
ngày 11/4/ 2013 quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân 
thể trong lực lượng công an nhân dân. 
[3] Lê Văn Lẫm - Phạm Xuân Thành (2007). Giáo trình 
đo lường thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. 
[4] Nguyễn Đức Văn (1987). Phương pháp thống kê 
trong thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. 
[5] Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1995). Sinh lí 
học thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. 
[6] Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan (2000). Tâm lí học lứa 
tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Giáo dục. 
[7] Kim Long (2007). Sổ tay võ thuật Taekwondo cho 
người mới học. NXB Phương Đông. 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRÍ TUỆ CẢM XÚC... 
(Tiếp theo trang 25) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bar-On, R. (2006). The Bar-On model of Emotional-
Social Intelligence (ESI). Psicothema, Vol.18 (sup), 
pp. 13-25. 
[2] Dương Thị Hoàng Yến (2010). Trí tuệ cảm xúc của 
giáo viên Tiểu học. Luận án tiến sĩ Tâm lí học. Viện 
Tâm lí học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 
[3] Daniel Goleman (Phương Thúy - Minh Phương 
- Phương Linh dịch, 2007). Trí tuệ xúc cảm ứng 
dụng trong công việc. NXB Tri thức. 
[4] Salovey, P. - Mayer, J. D. (1990). Emotional 
intelligence. Imagination, Cognition, and 
Personality. Vol. 9 (3), pp. 185-211. 
[5] Mayer, J, D. - Salovey, P. (1997). What is emotional 
intelligence? In P. Salovey - D. J. Slyter (Eds.), 
Emotional development and emotional intelligence: 
Educational implications, New York: Basic Book. 
[6] Daniel Goleman (Lê Diên dịch, 2002). Trí tuệ xúc 
cảm - Làm thế nào để biến những xúc cảm của mình 
thành trí tuệ. NXB Khoa học xã hội. 
[7] Bộ GD-ĐT (2008). Quy định về Chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên mầm non. 
[8] Hồ Lam Hồng (2008). Nghề giáo viên mầm non. 
NXB Đại học Sư phạm. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_tap_luyen_ngoai_khoa_mon_taekwondo_cua_hoc_vien_tru.pdf