Hiệu quả của xử lý nấm đối kháng trichoderma spp. và kẽm đến đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím
Đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của việc xử lý nấm Trichoderma spp. kết hợp với bổ sung kẽm
nồng độ từ 0 - 40 ppm qua lá vào thời điểm 35 ngày và 70 ngày sau khi trồng đến đặc tính sinh trưởng, năng suất
và chất lượng ba giống khoai lang tím [Ipomoe batatas (L.) Lam.]. Kết quả cho thấy giống khoai lang tím Lord và
khoai lang tím Malaysia có tổng số củ, số củ thương phẩm, năng suất và hàm lượng tinh bột cao hơn so với giống
khoai lang tím HL491, nhưng có hàm lượng anthocyanin thấp hơn. Xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết
hợp với kẽm nồng độ 20 hoặc 40 mg/L có tổng số củ thương phẩm, năng suất và hàm lượng tinh bột cao hơn so với
không bổ sung kẽm. Xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với kẽm nồng độ 20 hoặc 40 mg/L đã giúp
gia tăng diện tích lá, chỉ số diệp lục tố và gia tăng năng suất thương phẩm của các giống đạt trên 30 tấn/ha, đặc biệt
giống Malaysia đạt trên 60 tấn/ha.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả của xử lý nấm đối kháng trichoderma spp. và kẽm đến đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím
117 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(87)/2018 HIỆU QUẢ CỦA XỬ LÝ NẤM ĐỐI KHÁNG Trichoderma spp. VÀ KẼM ĐẾN ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA BA GIỐNG KHOAI LANG TÍM Phạm Thị Phương Thảo1, Lê Văn Hòa1, Phan Hữu Nghĩa1, Lê Thị Hoàng Yến1, La Thị Thùy Như2, Cam Mỹ Yến2 TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của việc xử lý nấm Trichoderma spp. kết hợp với bổ sung kẽm nồng độ từ 0 - 40 ppm qua lá vào thời điểm 35 ngày và 70 ngày sau khi trồng đến đặc tính sinh trưởng, năng suất và chất lượng ba giống khoai lang tím [Ipomoe batatas (L.) Lam.]. Kết quả cho thấy giống khoai lang tím Lord và khoai lang tím Malaysia có tổng số củ, số củ thương phẩm, năng suất và hàm lượng tinh bột cao hơn so với giống khoai lang tím HL491, nhưng có hàm lượng anthocyanin thấp hơn. Xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với kẽm nồng độ 20 hoặc 40 mg/L có tổng số củ thương phẩm, năng suất và hàm lượng tinh bột cao hơn so với không bổ sung kẽm. Xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với kẽm nồng độ 20 hoặc 40 mg/L đã giúp gia tăng diện tích lá, chỉ số diệp lục tố và gia tăng năng suất thương phẩm của các giống đạt trên 30 tấn/ha, đặc biệt giống Malaysia đạt trên 60 tấn/ha. Từ khóa: Khoai lang tím, nấm Trichoderma spp., kẽm, chất lượng củ, năng suất củ 1 Bộ môn Sinh lý Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ 2 Sinh viên lớp Công nghệ Rau Hoa Quả và Cảnh quan K40, Trường Đại học Cần Thơ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khoai lang [Ipomoea batatas (L.) Lam.] được đánh giá là một loại cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh giống khoai lang tím Nhật HL491, một số giống khoai lang tím (KLT) như Lord và Malaysia đã cho thấy sự thích nghi với điều kiện đất đai của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (Phạm Thị Phương Thảo và ctv., 2016). Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất để gia tăng năng suất khoai lang, ngoài việc cung cấp các loại phân đa lượng như N, P, K, thì việc bổ sung các loại phân trung và vi lượng như Ca, Mg, Si, Zn, đã góp phần cải thiện được năng suất cây và kẽm là một trong số các nguyên tố vi lượng giúp tăng năng suất và cải thiện phẩm chất khoai tây và một số loại cây có củ (Mousavi et al., 2007; Salam et al., 2010; Broadley et al., 2012). Bên cạnh đó, chất lượng dây giống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và chất lượng củ khoai lang. Hiện nay, có hơn 10 bệnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất khoai lang; trong đó bệnh héo dây do nấm Fusarium sp. gây chết dây và hư hỏng củ (Ames et al., 1996). Việc xử lý nấm đối kháng Trichoderma để hạn chế ảnh hưởng của nấm bệnh trên cây giống (Dương Minh và ctv., 2010), được sử dụng hiệu quả trên khoai tây (Mousavi et al., 2007). Ngoài ra, xử lý nấm đối kháng Trichoderma trên cây con giúp cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng khả năng sinh trưởng của nhiều cây trồng (Hoitink et al., 2006). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên khoai lang vẫn chưa có nhiều công bố. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của việc xử lý dây giống khoai lang bằng nấm đối kháng Trichoderma spp. và liều lượng bổ sung kẽm thích hợp đến đặc tính sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 3 giống khoai lang tím trồng ở Bình Tân, Vĩnh Long. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng khảo sát: Giống khoai lang tím Nhật HL491 (do Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội từ Nhật Bản năm 1994), 02 giống khoai tím nhập nội vào năm 2014 có nguồn gốc từ Nhật Bản (Lord) và Malaysia (Malaysia). Các giống khoai lang tím có thời gian xuống củ khoảng 35 - 45 ngày sau khi trồng (NSKT); thời gian thu hoạch đạt năng suất trên 15 tấn/ha khoảng 140 ngày sau khi trồng (NSKT). 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Đặc tính đất ruộng thí nghiệm trước khi trồng: pH: 6,32; chất hữu cơ 2,95%; 0,165% N; 0,106% P2O5; 0,222 meq/100 g kali trao đổi và 8,21 meq/100 g calcium trao đổi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố. Nhân tố (A): 3 giống khoai lang tím. Nhân tố (B): 6 mức độ kết hợp giữa có hoặc không xử lý nấm đối kháng Trichoderma spp. (Tricô nấm Hồng ĐHCT) với 3 liều lượng bổ sung kẽm (ZnSO4) gồm không bổ sung (đối chứng), bổ sung kẽm với nồng độ 20 mg/L và 40 mg/L trước khi trồng. Nấm được xử lý với nồng độ 0,5% ướt đều dây giống, để qua đêm trước khi trồng. Việc xử lý bổ sung kẽm được thực 118 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(87)/2018 hiện vào thời điểm 35 ngày và 70 ngày sau khi trồng, phun ướt đẫm lá vào lúc chiều mát với liều lượng 0,5 L/m2. Thí nghiệm có 3 lần lập lại, tổng cộng có 54 đơn vị thí nghiệm. Các nghiệm thức được phân bố hoàn toàn ngẫu nhiên trong mỗi lô thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm là 2 dòng trồng khoai có diện tích khoảng 8 - 10 m2 (chiều rộng 1 m: luống 0,7 m, rãnh 0,3 m; chiều dài khoảng 4 - 5 m). Tổng diện tích thí nghiệm và các dòng khoai bảo vệ xung quanh khoảng 600 m2. Dây giống được trồng với mật độ 140.000 dây/ha được trồng thành 2 hàng giữa luống. Khoai lang được thu hoạch vào thời điểm 140 NSKT. Các chỉ tiêu năng suất và phẩm chất thịt củ được đánh giá theo Bảng 1. - Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 21.0, phân tích phương sai, so sánh các giá trị trung bình bằng phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5% hoặc 1%. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 1 đến tháng 5/2017. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của việc xử lý Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với bổ sung kẽm đến các chỉ tiêu sinh trưởng của ba giống khoai lang Kết quả khảo sát diện tích lá và chỉ số diệp lục tố của ba giống khoai lang tím trong thí nghiệm cho thấy, giống KLT Lord có diện tích lá lớn nhất, giống khoai lang tím HL491 có diện tích lá nhỏ nhất nhưng không khác biệt với KLT Malaysia ở thời điểm 120 NSKT. Riêng giống khoai lang tím Malaysia có chỉ số diệp lục tố thể hiện cao nhất trong suốt quá trình sinh trưởng (Bảng 2). Bảng 1. Các chỉ tiêu được ghi nhận và đánh giá trong thí nghiệm Bảng 2. Diện tích lá khoai lang (cm2) và chỉ số diệp lục tố (Spad) của ba giống KLT theo thời gian sinh trưởng Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Chỉ tiêu Phương pháp và dụng cụ phân tích Diện tích lá trưởng thành Leaf area metter (Nhật) Chỉ số diệp lục tố (Spad) Máy đo Spad Konika Minolta (Nhật) Số lượng củ/m2, năng suất tổng và thương phẩm. Đếm tổng số lượng củ/m2; Cân trọng lượng toàn bộ củ/m2. Đếm số củ thương phẩm/m2 (trọng lượng lớn hơn 50 g). Quy năng suất lý thuyết về đơn vị tấn/ha. Hàm lượng anthocyanin (mg CGE/ 100 g KLCT) Phương pháp pH vi sai (Steed and Truong, 2008), quy chuẩn theo nồng độ Cyanidin-3-glycoside equivalent (CGE) Hàm lượng đường, tinh bột Theo phương pháp Dubois et al. (1956) Trichoderma spp. (T. spp.) + kẽm (B) Diện tích lá Chỉ số diệp lục tố (Spad) 60 NSKT 90 NSKT 120 NSKT 60 NSKT 90 NSKT 120 NSKT 0 T. spp. + 0 kẽm 49,9 c 73,1 a 64,1 b 39,2 40,0 ab 39,9 bc 0 T. spp. + 20 mg/L kẽm 53,8 bc 74,1 a 73,0 a 39,6 40,7 a 38,7 c 0 T. spp. + 40 mg/L kẽm 51,5 bc 75,0 a 68,3 ab 39,0 40,8 a 39,6 bc Có T. spp. + 0 kẽm 52,1 bc 61,2 b 63,7 b 39,2 39,1 b 39,6 bc Có T. spp. + 20 mg/L kẽm 55,2 ab 63,2 b 63,1 b 40,1 40,2 a 40,6 ab Có T. spp. + 40 mg/L kẽm 58,8 a 74,7 a 65,8 b 39,9 41,0 a 40,9 a Giống (A) Giống HL491 42,9 c 58,9 c 63,7 b 39,4 b 39,8 b 39,6 b Giống Lord 65,6 a 83,9 a 75,8 a 38,4 c 39,5 b 39,0 b Giống Malaysia 52,1 b 67,8 b 59,5 b 40,6 a 41,6 a 41,0 a F(A) ** ** ** ** ** ** F(B) ** ** * ns ** ** F(A*B) ** ns * ns * ns CV (%) 8,1 7,4 10,3 2,6 2,7 2,9 119 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(87)/2018 Việc có hoặc không bổ sung nấm Trichoderma spp. lên dây giống chưa thể hiện sự khác biệt rõ về hai chỉ tiêu này. Tuy nhiên, bổ sung nấm Trichoderma spp. kết hợp 40 mg/L kẽm giúp gia tăng diện tích và chỉ số diệp lục tố của lá khoai lang tại một số thời điểm thành lập và phát triển củ . Theo Broadley và cộng tác viên (2012), kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp auxin, tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất diệp lục, tăng cường khả năng sử dụng đạm trong cây mà đạm có tác dụng thúc đẩy khoai lang phát triển thân lá và phân cành. Kẽm là yếu tố vi lượng quan trọng đối với cây trồng, nếu không cung cấp đủ kẽm cây trồng sẽ bị các rối loạn sinh lý gây ra do sự rối loạn chức năng của một số enzyme dehydrogenises, aldolase and isomerases... đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, thành lập RNA, tổng hợp các hợp chất đường, bột trong cây trồng (Mousavi et al., 2007). 3.2 Ảnh hưởng của việc xử lý Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với bổ sung kẽm đến các chỉ tiêu năng suất của ba giống khoai lang Giống KLT Malaysia có tổng số củ và năng suất đạt cao nhất, giống khoai lang tím Lord có tổng số củ và năng suất lý thuyết tổng cao hơn giống khoai lang tím HL491 và cả ba giống đều có năng suất tổng đạt trên 30 tấn/ha. Các tổ hợp có xử lý Trichoderma spp. trên dây giống cho tổng số củ và số lượng củ thương phẩm cao hơn không xử lý Trichoderma spp., đồng thời, kết hợp xử lý Trichoderma spp. với bổ sung kẽm ở mức 20 và 40 mg/L đã làm gia tăng năng suất tổng và năng suất thương phẩm của các giống khoai lang (Bảng 3). Tổng số củ và số củ thương phẩm là hai chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Theo Đường Hồng Dật (2002) khi tẩm bột cho hột cà rốt bằng màng nấm Trichoderma spp. đã làm giảm các loại bệnh hại cây này 4 lần và tăng năng suất đến 27%. Kết quả cho thấy, việc xử lý Trichoderma spp. đã giúp dây giống phát triển tốt, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số củ thương phẩm. Khi khảo sát từng giống, xử lý Trichoderma spp. và bổ sung kẽm ở nồng 40 mg/L đã giúp gia tăng số lượng củ thương phẩm và năng suất củ, tuy nhiên không khác biệt so với tổ hợp có bổ sung 20 ppm kẽm đối với giống khoai lang tím HL491 và giống khoai lang tím Malaysia. Trong đó, năng suất củ thương phẩm của giống Malaysia khi có xử lý dây giống bằng nấm Trichoderma spp. kết hợp bổ sung kẽm 40 mg/L giúp cải thiện năng suất cao hơn 60 tấn/ha trong khi cả hai giống còn lại chỉ đạt trên 30 tấn/ha. Nhìn chung, năng suất củ đạt được khá cao so với nghiên cứu trên cùng ba giống khoai lang tại Sóc Trăng (Phạm Thị Phương Thảo và ctv., 2016). Kẽm là nguyên tố vi lượng giúp tăng năng suất và cải thiện phẩm chất cây trồng (Salam et al., 2010). Theo Mousavi (2007), kẽm có vai trò chính trong việc tổng hợp các protein, hoạt hóa enzymes, tham gia quá trình oxy hóa - khử và chuyển hóa carbohydrate. Việc sử dụng kẽm từ nguồn kẽm sulfate giúp tăng năng suất và phẩm chất cây trồng (Mousavi et al., 2007; Dương Minh và ctv., 2010; Salam et al., 2010). 3.3 Ảnh hưởng của việc xử lý Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với bổ sung kẽm đến phẩm chất củ của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch Kết quả bảng 4 cho thấy, hàm lượng đường tổng số của ba giống khoai lang dao động 69,4 - 71,0 mg/g khối lượng chất tươi (KLCT) và không khác biệt qua phân tích thống kê; tuy nhiên, hàm lượng tinh bột của KLT Lord và Malaysia đạt trên 308 mg/g KLCT, cao hơn so với KLT HL491 (278,7 mg/g KLCT). Mặc dù việc có hoặc không xử lý Trichoderma kết hợp với cùng liều lượng bổ sung kẽm trên dây giống chưa thể hiện sự khác biệt qua phân tích thống kê về hàm lượng đường và tinh bột nhưng các tổ hợp có bổ sung 40 mg/L kẽm có xu hướng cao hơn so với không có bổ sung kẽm trong quá trình canh tác. Mối quan hệ trực tiếp giữa kẽm và sự hình thành tinh bột đã được tìm thấy nhiều loại cây trồng, sự thiếu kẽm làm giảm hàm lượng tinh bột và hoạt tính của enzyme tổng hợp tinh bột (Mousavi et al., 2007). Theo Broadley và cộng tác viên (2012), kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất diệp lục, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp trong cây do đó ở các nghiệm thức có nồng độ kẽm cao làm gia tăng hàm lượng tinh bột và đường tổng trong củ. Hàm lượng anthocyanin của giống khoai lang tím HL491 ghi nhận được cao nhất (18,9 mg/100 g KLCT) và thấp nhất là giống khoai lang tím Lord (10,9 mg/g KLCT). Hàm lượng anthocyanin của các tổ hợp xử lý Trichoderma spp. kết hợp với các nồng độ kẽm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 4). Anthocyanin có chức năng bảo vệ tế bào lục lạp khỏi tác động của ánh sáng, hạn chế bức xạ của tia cực tím, hoạt tính chống oxy hóa, nhiễm nấm, vi khuẩn, côn trùng và tổn thương (Mano et al., 2007). Hàm lượng anthocyanin ly trích được từ các dòng khoai lang tím khác nhau thường không giống nhau (Mano et al., 2007; Steed and Truong, 2008). 120 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(87)/2018 Bảng 3. Ảnh hưởng của việc xử lý Trichoderma spp. kết hợp bổ sung kẽm đến tổng số củ, số củ thương phẩm/m2, khối lượng trung bình củ thương phẩm (g), năng suất tổng và thương phẩm lý thuyết (tấn/ha) tại thời điểm thu hoạch Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: không khác biệt. Giống (A) Trichoderma spp. (T. spp.) + kẽm (B) Các chỉ số thu hoạch Tổng số củ Số củ thương phẩm Năng suất củ thương phẩm Năng suất tổng HL 491 0 T. spp. + 0 kẽm 43,3 16,0 f 22,5 h 27,3 h 0 T. spp. + 20 mg/L kẽm 35,3 16,1 f 26,5 e-h 29,2 gh 0 T. spp. + 40 mg/L kẽm 39,5 15,2 f 26,9 e-h 30,2 fgh Có T. spp.+ 0 kẽm 51,3 25,0 cde 25,8 fgh 30,3 fgh Có T. spp.+ 20 mg/L kẽm 54,8 30,3 c 35,1 cd 39,8 cd Có T. spp.+ 40 mg/L kẽm 56,8 31,5 c 35,7 cd 40,6 cd Lord 0 T. spp. + 0 kẽm 49,3 18,2 ef 25,3 gh 30,7 e-h 0 T. spp. + 20 mg/L kẽm 53,8 20,8 def 31,7 c-f 35,8 c-f 0 T. spp. + 40 mg/L kẽm 59,0 24,7 cde 37,3 c 42,3 c Có T. spp.+ 0 kẽm 56,0 29,7 c 30,0 d-g 34,9 d-g Có T. spp.+ 20 mg/L kẽm 53,8 26,3 cd 29,4 d-g 34,8 d-g Có T. spp.+ 40 mg/L kẽm 54,5 24,7 cde 32,3 cde 36,8 cde Malaysia 0 T. spp. + 0 kẽm 69,5 27,5 cd 31,9 c-f 38,7 cd 0 T. spp. + 20 mg/L kẽm 66,7 24,8 cde 32,6 cde 42,0 c 0 T. spp. + 40 mg/L kẽm 56,8 29,2 c 37,1 c 41,7 c Có T. spp.+ 0 kẽm 80,5 51,5 ab 50,7 b 55,0 b Có T. spp.+ 20 mg/L kẽm 87,2 54,2 a 62,7 a 68,8 a Có T. spp.+ 40 mg/L kẽm 85,1 46,3 b 65,5 a 70,0 a Trung bình giống (A) Giống HL491 46,9 c 22,4 b 28,8 b 32,9 c Giống Lord 54,4 b 24,1 b 31,0 b 35,9 b Giống Malaysia 74,3 a 38,9 a 46,7 a 52,7 a Trung bình tổ hợp Trichoderma (T. spp.) + kẽm (mg/L) (B) 0 T. spp. + 0 kẽm 54,1 b 20,6 b 26,6 d 32,2 d 0 T. spp. + 20 mg/L kẽm 51,9 b 20,6 b 30,3 c 35,7 c 0 T. spp. + 40 mg/L kẽm 51,8 b 23,0 b 33,8 b 38,1 bc Có T. spp.+ 0 kẽm 62,6 a 35,4 a 35,5 b 40,1 b Có T. spp.+ 20 mg/L kẽm 65,3 a 36,9 a 42,4 a 47,8 a Có T. spp.+ 40 mg/L kẽm 65,5 a 34,2 a 44,5 a 49,1 a F (A) ** ** ** ** F (B) ** ** ** ** F (A*B) ns ** ** ** CV (%) 14,6 14,9 9,7 8,6 121 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(87)/2018 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Giống khoai lang tím Lord và tím Malaysia có tổng số củ, số củ thương phẩm, năng suất và hàm lượng tinh bột cao hơn so với giống HL491 nhưng có hàm lượng anthocyanin thấp hơn. - Giống khoai lang tím Lord không đáp ứng với kẽm riêng 2 giống còn lại tăng năng suất khi xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với kẽm nồng độ 20 hoặc 40 mg/L. - Nghiệm thức được có xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với kẽm nồng độ 20 - 40 mg/L có tổng số củ, số củ thương phẩm và năng suất cao hơn so với không bổ sung kẽm. Xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với kẽm nồng độ 20 hoặc 40 mg/L đã giúp các giống đạt năng suất thương phẩm trên 30 tấn/ha và giống Malaysia đạt trên 60 tấn/ha. 4.2. Đề nghị - Nên xử lý nấm Trichoderma spp. trước khi trồng kết hợp với kẽm nồng độ 20 - 40 mg/L cho trong quá trình canh tác khoai lang. - Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nấm Trichoderma spp. kết hợp với kẽm ở các nồng độ khác nhau lên một số giống khoai lang tím trồng ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm cải thiện năng suất và chất lượng củ khoai một cách ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đường Hồng Dật, 2002. Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội. Dương Minh, Lê Phước Thạnh, Hồ Văn Thiệt, Lê Bảo Ti và Võ Thị Gương, 2006. Tác động của các chủng nấm đối kháng Trichoderma nội địa trong việc phòng trị bệnh Phytophthora palmivora gây hại Sầu riêng tại Cần Thơ và Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 6:154-161. Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Phan Hữu Nghĩa, Lê Thị Hoàng Yến, Trần Thị Tuyết Trinh, 2016. Ảnh hưởng mật độ trồng và bổ sung canxi, silic đến năng suất và chất lượng khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.). Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 6(67): 59-64. Ames, T., N.E.J.M. Smit, A.R. Braun, J.N. O’Sullivan and L.G. Skoglund, 1996. Sweet potato: Major Pests, Bảng 4. Ảnh hưởng của việc xử lý Trichoderma spp. và bổ sung kẽm đến hàm lượng đường tổng số (mg/g KLCT), hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT) và anthocyanin (mg/100 g KLCT) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt. Trichoderma spp. (T. spp.) + kẽm (B) Các chỉ tiêu chất lượng thịt củ Hàm lượng đường tổng số Hàm lượng tinh bột Hàm lượng anthocyanin 0 T. spp. + 0 kẽm 67,6 b 286,2 c 13,9 0 T. spp. + 20 mg/L kẽm 69,9 ab 293,5 bc 14,3 0 T. spp. + 40 mg/L kẽm 73,5 a 318,6 a 14,2 Có T. spp.+ 0 kẽm 68,8 b 297,6 bc 13,7 Có T. spp.+ 20 mg/L kẽm 69,5 b 305,2 ab 13,6 Có T. spp.+ 40 mg/L kẽm 71,2 ab 312,1 ab 14,8 Giống (A) KLT HL 491 69,4 278,7 b 18,9 a KLT Lord 71,0 319,8 a 10,9 c KLT Malaysia 69,8 308,2 a 12,5 b F (A) ns ** ** F (B) * ** ns F (A*B) ns ns ns CV (%) 5,3 6,0 7,10
File đính kèm:
- hieu_qua_cua_xu_ly_nam_doi_khang_trichoderma_spp_va_kem_den.pdf