Hiện trạng quản lý và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp tại một số xã thuộc huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra nhanh có sự tham gia người dân (PRA)
tìm ra các ưu hạn chế trong việc sử sụng phế phụ
phẩm, các phương pháp hiện có của địa phương trên
cơ sở đó lựa chọn giới thiệu các kỹ thuật phế phụ
phẩm mới.
Phỏng vấn người sản xuất
+ Số người phỏng vấn: 150 hộ sản xuất bằng các
loại phiếu điều tra.
+ Tổng số hộ điều tra: 3 xã/ 5 thôn ˟ 10 hộ/thôn
= 150 phiếu
+ Địa điểm phỏng vấn/ số phiếu điều tra: Thụy
Hà (Bao Hàm, Mai Diêm): 60 phiếu; Thụy Quỳnh
(Vân Am): 30 phiếu; Thái An (Lễ Thần Đông, Lễ
Thần Đoài): 60 phiếu.
+ Các loại phiếu điều tra:
Phiếu điều tra với 5 chỉ tiêu theo các nội dung về
diện tích trồng trọt, khối lượng phế phụ phẩm thải
ra hàng năm cây trồng lúa (rơm, rạ); ngô, (lá, thân,
lõi ngô); lạc (lá, thân); đậu tương (lá, thân).
Phiếu điều tra với 3 chỉ tiêu theo các nội dung về
diện tích trồng trọt, khối lượng phế phụ phẩm thải
ra hàng năm cây trồng rau ăn lá (súp lơ, cải ngọt, cải
xanh, cải bắp.); rau củ quả (bí, dưa chuột.).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng quản lý và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp tại một số xã thuộc huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình
79 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(88)/2018 Turner, J. F. and D. H. Turner., 1980. The regulation of glycolysis and the pentose phosphate pathway. In: P. K. Stump and E. E. Conn. The Biochemistry of Plants. Vol. 2, Metabolism and Respiration. Davies, D. D. (Ed.) 7, pp: 279-316. Yamaguchi T., Aharon G.S., Sottosanto J.B., Blumwald E., 2005. Vacuolar Na+//H+ antiporter cation selectivity is regulated by calmodulin from within the vacuole in a Ca2+ - and pH-dependent manner. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America 102, 16, pp: 107-112. Zhu, J. K., 2002. Regulation of ion homeostasis under salt stress. Curr. Opin.Plant Biol., (6): 441-445. Salt tolerance potential and possible phytoremediation of salt-affected alluvial soils by leaf mustard (Brassica juncea L.) Le Ngoc Phuong, Duong Hoang Son, Nguyen Do Chau Giang, Nguyen Minh Dong Abstract The net house experiments were conducted to evaluate the salt tolerance potential of leaf mustard (Brassica juncea L.) for the purpose of phytoremediation of salt affected alluvial soils. The researches were CRD, including 2 experiments: (i) the hydroponic experiment including four treatments of salt concentration addition (0; 25; 50, and 100 mM NaCl), with 4 replications, CRD, and (ii) the soil pot experiment with 3 treatments of diluted sea water amendment (0‰, 3‰, 6‰) and 3 replicates for each treatment, CRD. The results showed that there were no impact of salinity stress (e.g. up to 100 mM and 6‰ addition) on growth, development, nutrients accumulation (N, P2O5), yield and biomass of leaf mustard under two experiment conditions. There were increase in Na+ and/or Cl-, proline accumulation in aerial part with the increasing salinity treatments in both trials, particularly at 100 mM NaCl and 6‰ salinity amendment. The results indicated that leaf mustard showed the great ability to decrease soil salinity such as ECe, exchangeable Na+, Na+/Ca2+ ratio, improving exchangeable Ca2+, resulting the decrease in ESP and SAR. Thus, leaf mustard has the potential to be cultivated in salt-affected alluvial soils and is suggested as a good crop candidate for saline phytoremediation in coastal provinces of the Mekong river Delta. Keywords: Leaf mustard, salt tolerance potential, salty soil, affect, Mekong river Delta Ngày nhận bài: 12/2/2018 Ngày phản biện: 19/2/2018 Người phản biện: TS. Trần Thị Ngọc Sơn Ngày duyệt đăng: 13/3/2018 1 Viện Bảo vệ thực vật; 2 Trung tâm Đầu tư phát triển công nghệ mới 3 Phòng Nông nghiệp huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN THÁI THỤY - TỈNH THÁI BÌNH Đặng Thị Lan Anh1, Phạm Thị Vượng1, Hà Thị Kim Thoa1, Phạm Văn Sơn1, Bùi Thị Băng2, Nguyễn Thị Hiền2, Dương Đức Triệu3 TÓM TẮT Vấn đề ô nhiễm ở nhiều vùng nông thôn hiện nay đang ở mức báo động, không chỉ trong việc lạm dụng hóa chất đầu tư vào sản xuất mà còn việc xả các phế phẩm phụ phẩm trong sản xuất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường. Phế phụ phẩm từ trồng trọt như rơm rạ, thân lá các loại rau, ngô, đậu đỗ... có tới trên 70% số hộ, sau thu hoạch để trên đồng rồi đốt bỏ, chỉ vào khoảng từ 10 - 30% số hộ thu gom làm chất đốt, hoặc để sản xuất phân bón hữu cơ. Bài viết này cung cấp một số thông tin về thực trạng tái sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi vào sản xuất nông nghiệp ở Thái Thụy - Thái Bình. Từ khóa: Chất thải chăn nuôi, đạm vô cơ, ô nhiễm, phế phụ phẩm nông nghiệp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có trên 10 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có có sự trưởng thành vượt bậc , từ chỗ đủ lương thực phục vụ đời sống hàng ngày, đến nay chúng ta 80 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(88)/2018 không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ mà còn trở thành là một trong những nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, cà phê, cao su, hạt tiêu ... cũng thuộc hạng nhất nhì thế giới. Song song với những lợi ích kinh tế từ sản xuất nông nghiệp đạt được thì sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra lượng phế phụ phẩm sau thu hoạch như rơm, rạ, vỏ trấu, thân cây ... khá lớn. Lượng phế phụ phẩm này đang được người dân xử lý và sử dụng chưa hợp lý nên gây ra việc lãng phí chất hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường nông thôn. Thái Bình là một tỉnh ven biển ĐBSH có diện tích đất tự nhiên là 155.940 ha với đất nông nghiệp là 106.812 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 95.830 ha, bình quân đất nông nghiệp trên 1 người là 579m2/người. Trong đó, Thái Thụy với diện tích 26.844 ha đất tự nhiên, dân số 249.768 người. Với tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 35.874,6 ha, kéo theo đó lượng phế phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch cây trồng là khá lớn. Trước đây, phần lớn phế phụ phẩm nông nghiệp sau khu thu hoạch dùng để sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhưng mấy năm trở lại đây đời sống người dân được cải thiện, họ không cần đến rơm, rạ để dùng làm chất đốt. Mặc dù vậy người dân vẫn cần giải phóng ruộng để chuẩn bị cho vụ sau và giải pháp đốt rơm rạ trên đồng ruộng, cày vùi để chuẩn bị cho vụ sau là sự lựa chọn phổ biến của bà con nông dân. Việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cày vùi rơm, rạ làm phát sinh khí Metan; các hình thức xử lý hiện tại làm mất đi lượng sinh khối lớn mà đáng lẽ có thể được tận dụng. Để giải quyết được các hạn chế nêu trên, góp phần giảm thiểu sử dụng bón hóa học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cung cấp thêm nguồn phân hữu cơ tại chỗ cho cây trồng, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra thực trạng sản xuất phế phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi trên cơ sở đó chọn lựa các giải pháp phù hợp, hiệu quả cao ứng dụng vào thực tiễn để sử dụng hiệu quả phụ phẩm trong nông nghiệp ứng dụng cho vùng sản xuất rau của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Phụ phẩm: Lúa (rơm, rạ, vỏ trấu); cây lạc, đậu tương (thân, lá, lõi); nhóm rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt, cải bắp, su hào, súp lơ,...); nhóm rau ăn quả (cà chua, dưa chuột, bầu bí,...). - Chất thải chăn nuôi (Phân gà, lợn, trâu, bò, gà, vịt ...). - Nông dân cùng tham gia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra nhanh có sự tham gia người dân (PRA) tìm ra các ưu hạn chế trong việc sử sụng phế phụ phẩm, các phương pháp hiện có của địa phương trên cơ sở đó lựa chọn giới thiệu các kỹ thuật phế phụ phẩm mới. Phỏng vấn người sản xuất + Số người phỏng vấn: 150 hộ sản xuất bằng các loại phiếu điều tra. + Tổng số hộ điều tra: 3 xã/ 5 thôn ˟ 10 hộ/thôn = 150 phiếu + Địa điểm phỏng vấn/ số phiếu điều tra: Thụy Hà (Bao Hàm, Mai Diêm): 60 phiếu; Thụy Quỳnh (Vân Am): 30 phiếu; Thái An (Lễ Thần Đông, Lễ Thần Đoài): 60 phiếu. + Các loại phiếu điều tra: Phiếu điều tra với 5 chỉ tiêu theo các nội dung về diện tích trồng trọt, khối lượng phế phụ phẩm thải ra hàng năm cây trồng lúa (rơm, rạ); ngô, (lá, thân, lõi ngô); lạc (lá, thân); đậu tương (lá, thân). Phiếu điều tra với 3 chỉ tiêu theo các nội dung về diện tích trồng trọt, khối lượng phế phụ phẩm thải ra hàng năm cây trồng rau ăn lá (súp lơ, cải ngọt, cải xanh, cải bắp...); rau củ quả (bí, dưa chuột...). Phiếu điều với 5 chỉ tiêu theo các nội dung khối lượng phế phụ phẩm chăn nuôi hàng năm thải ra: lợn; gà, vịt; trâu, bò ... + Khảo sát thực tiễn tại vùng nghiên cứu: Vùng sản xuất lúa, ngô, rau màu, chăn nuôi. + Tham vấn các bên liên quan: Lãnh đạo huyện Thái Thụy, Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy Chi cục Trồng trọt và BVTV huyện Thái Thụy, Chủ nhiệm các HTX DVNN, Doanh nghiệp nông nghiệp - Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý trên màn hình Excel. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2016 tại các xã: Thụy Hà, Thụy Quỳnh và Thái An - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình. 81 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(88)/2018 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số cây trồng, vật nuôi chính tại Thái Thụy, Thái Bình và các hình thức quản lý phụ phẩm nông nghiệp tại đây Cây trồng chính vẫn là lúa (27.000 ha), tiếp đến là cây ngô (700 ha), cây lạc (600 ha) và đậu tương (300 ha). Các cây rau màu chiếm diện tích cao nhất là dưa chuột (190 ha) tiếp đến là cải bắp, su hào (140 và 110 ha) thấp hơn cả là cà chua (80 ha). Với tổng sản lượng cây lương thực là 179.700 tấn, cây đậu đỗ là 4.480 tấn và cây ràu màu là 14.120 tấn thì lượng phụ phẩm thải ra từ các loại cây trồng này cũng vô cùng lớn. Cụ thể là: Cây lúa có khoảng 12,5 - 13,0 tấn/ha (rơm, rạ), ngô 12,0 - 13,0 tấn/ha; đậu tương 5,8 - 7,0 tấn/ha; lạc 12,0 - 13,0 tấn/ha. Ước tính tổng khối lượng phụ phẩm từ cây lương thực, cây đậu đỗ thải ra vào khoảng 354.000 tấn (Bảng 1). Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng, khối lượng phụ phẩm của một số loại cây lương thực, thực phẩm tại huyện Thái Thụy, năm 2016 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thái Thụy năm 2016, Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy). Phế phụ phẩm từ sản xuất các loại rau ăn lá, củ quả cũng rất lớn, mỗi ha trồng cà chua thải ra khoảng từ 6 - 7 tấn/ha (tùy theo mùa vụ và giống), cây dưa chuột có khoảng 5 - 7 tấn/ha, cải bắp vào khoảng 6 - 8 tấn/ha (tùy theo mùa vụ và giống), su hào khoảng 4 - 5 tấn/ha. Tổng khối lượng phế phụ phầm thải ra từ sản xuất rau củ quả vào khoảng 2.824 tấn số liệu được trình bày tại (Bảng 2). Ngoài điều tra lượng phế phụ phẩm từ trồng trọt, tiến hành điều tra lượng phế phụ phẩm từ chăn nuôi. Kết quả điều tra cho thấy huyện Thái thụy có số đầu gà, vịt lớn nhất 1.662.000 con và khối lượng chất thải ra 19.938,9 tấn/năm sau đó đến lợn là 148.042 con và lượng thải ra 44.412,6 tấn/năm. Xã Thụy Quỳnh có số đầu lợn lớn nhất với 4.500 con và lượng chất thải ra tới 1.350 tấn/năm. Số trâu, bò thấp nhất là 6.800 con và lượng chất thải chiếm 6.120 tấn/năm (Bảng 3). Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng, khối lượng phụ phẩm của một số loại rau tại huyện Thái Thụy, năm 2016 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thái Thụy năm 2016, Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy). Bảng 3. Hiện trạng quản lý chất thải vật nuôi hàng năm tại huyện Thái Thụy năm 2016 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thái Thụy năm 2016, Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy). 3.2. Hiện trạng quản lý phụ phẩm nông nghiệp tại các địa điểm nghiên cứu xã Thụy Hà, Thụy Quỳnh, Thái An - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình 3.2.1. Diện tích và khối lượng phế phụ phẩm trên một số cây trồng chính Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát khối lượng phế phụ phẩm trên các loại cây trồng. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4. Tổng diện tích trồng lúa, ngô và đậu đỗ của cả 3 xã là 1.296 ha, lúa chiếm diện tích lớn nhất (1.021 ha). Tổng lượng phế phụ phẩm thải ra từ các loại cây trồng trên của cả 3 xã tới 19.857 tấn, lớn nhất từ sản xuất lúa tới 17.589 tấn (cả rơm rạ và trấu), tiếp đến là ngô 1.188 tấn, mặc dù đậu đỗ có diện tích sản xuất không lớn (95 ha) nhưng có lượng phụ phẩm thải ra rất lớn tới 1.080 tấn (Bảng 4). Các chỉ tiêu theo dõi Lúa Ngô Đậu tương Lạc Diện tích (ha) (1) 27.000 700 300 600 Năng suất (tạ/ha)(1) 65 60 28 60 Sản lượng (tấn)(1) 175.500 4.200 880 3.600 Khối lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng (tấn) 337.500 8.400 1.760 7.200 Các chỉ tiêu theo dõi Cải bắp Su hào Cà chua Dưa chuột Diện tích (ha) (1) 140 110 80 190 Năng suất (tạ/ha)(1) 300 200 300 280 Sản lượng (tấn)(1) 4.200 2.200 2.400 5.320 Khối lượng phụ phẩm của cây rau (tấn) 840 440 480 1.064 TT Loại vật nuôi Số lượng (con) Lượng chất thải hàng năm (tấn/năm) 1 Trâu, bò 6.800 6.120 2 Lợn 148.042 44.412,6 3 Gà, vịt 1.662.000 19.938,9 Tổng 1.816.842 70.471,5 82 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(88)/2018 Diện tích trồng các loại rau ăn quả củ và rau ăn lá của 3 xã là 70,4 ha, trong đó lượng phụ phẩm thải ra tới 414 tấn/ha/vụ, cao nhất từ sản xuất cà chua (252 tấn/ha/vụ) tiếp đến là bí (100 tấn/ha/vụ) thấp nhất là su hào (7 tấn/ha/vụ); kết quả thể hiện ở bảng 5. Kết quả điều tra lượng phế phụ phẩm từ chăn nuôi cho thấy trong 3 xã của huyện Thái Thụy, chăn nuôi gia cầm có số đầu con lớn nhất tới 57.791 con/ năm, tiếp đến là chăn nuôi lợn tới 6.491 con/năm và gia súc tới 579 con/năm. Tuy nhiên chất thải từ chăn nuôi lợn là lớn nhất tới 1.947,3 tấn/năm, tiếp đến là gia cầm đạt 6 93,4 tấn/năm và 521,1 tấn/năm từ chăn nuôi trâu bò (Bảng 6). 3.2.2. Hiện trạng sử dụng phế phụ phẩm trong sản xuất một số cây trồng chính tại vùng nghiên cứu Kết quả đánh giá về tình trạng sử dụng phể phụ phẩm từ một số cây trồng chính tại vùng nghiên cứu cho thấy; Hầu hết người sản xuất lúa, ngô, lạc, đậu tương của cả 3 xã vẫn chủ yếu bỏ thân lá các loại cây trồng này ngoài đồng, đợi khô rồi đốt; Phụ phẩm từ cây lúa đốt chiếm 70% ở cả 3 xã, từ cây ngô đốt chiếm 70% tại 2 xã Thụy Hà và Thụy Quỳnh, cây đậu đỗ đốt chiếm 50% ở cả 3 xã. Tỷ lệ thu gom phế phụ phẩm để làm chất đốt từ cây ngô cao nhất ở xã Thái An (chiếm 80%) còn lại các xã khác sử dụng từ 5 -10% phụ phẩm từ cây lúa làm chất đốt và 30% cây ngô và 20% từ cây đậu đỗ. Các phụ phẩm từ các loại cây trồng trên sử dụng để sản xuất phân bón chiếm cao nhất trên cây đậu đỗ (30%) phụ phẩm từ cây lúa chiếm 20% kết quả trình bày (Bảng 7). Bảng 4. Khối lượng phế phụ phẩm trên các loại cây trồng hàng năm/vụ tại 3 xã huyện Thái Thụy năm 2016 Địa phương Phụ phẩm từ sản xuất lúa (tấn/năm Phụ phẩm từ sản xuất ngô (tấn/năm) Phụ phẩm từ sản xuất lạc (tấn/năm) Phụ phẩm từ sản xuất đậu tương (tấn/năm) Tổng số (tấn/ năm)Diện tích (ha) Rơm, rạ Vỏ trấu Diện tích (ha) Thân, lá Lõi Diện tích (ha) Thân, lá Diện tích (ha) Thân, lá Thụy Hà 435 8.450 845 20 120 12 40 480 2 12 9.919 Thụy Quỳnh 415 5.512 551,2 20 120 12 15 180 2 12 6.387,2 Thái An 171 2.028 202,8 140 840 84 30 360 6 36 3.550,8 Tổng số 1.021 15.990 1.599 180 1.080 108 85 1.020 10 60 19.857 Bảng 5. Khối lượng phế phụ phẩm trên các loại rau hàng năm/vụ tại 3 xã huyện Thái Thụy năm 2016 Bảng 6. Khối lượng các chất thải vật nuôi thải hàng vụ/năm tại 3 xã huyện Thái Thụy năm 2016 Địa phương Diện tích canh tác (ha) Rau củ quả (tấn/ha/vụ) Rau ăn lá (tấn/ha/vụ) Tổng số (tấn/vụ)Cà chua Bí Su hào Cải bắp Súp lơ Rau cải Thụy Hà 21 72 25 3 5 3 15 123 Thụy Quỳnh 26 72 62,5 2 2 3 10 151,5 Thái An 23,4 108 12,5 2 5 5 7 139,5 Tổng số 70,4 252 100 7 12 11 32 414 Địa phương Trâu, Bò Lợn Gà, Vịt Số con/năm Khối lượng chất thải (tấn/năm) Số con/năm Khối lượng chất thải (tấn/năm) Số con/năm Khối lượng chất thải (tấn/năm) Thụy Hà 222 199,8 855 256,5 11.628 139,5 Thụy Quỳnh 225 202,5 4.500 1.350 19.895 238,7 Thái An 132 118,8 1.136 340,8 26.268 315,2 Tổng số 579 521,1 6.491 1.947,3 57.791 6 93,4 83 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(88)/2018 Bảng 7. Tình hình sử dụng phế phụ phẩm trên một số loại cây trồng chính tại 3 xã huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, năm 2016 Bảng 8. Tình hình sử dụng phế phụ phẩm các loại rau tại 3 xã huyện Thái Thụy, Thái Bình, năm 2016 Đối với phụ phẩm từ cây rau củ quả (cà chua, dưa chuột, su hào, bí) có tới 70% số hộ sau thu hoạch sản phẩm, đắp thành đống trên bờ, trên ruộng trên giàn... để khô sau đó đốt, còn lại 30% số hộ thu làm phân bón. Với các loại rau ăn lá (cải bắp, su hào, cải xanh, súp lơ...) thì có tới 70% số hộ sau khi thu hoạch đều bỏ tại ruộng để chúng tự phân hủy, khoảng 10% thu làm thức ăn cho chăn nuôi. Có khoảng từ 10 - 20% số hộ dùng cây rau băm nhỏ ủ với phân chuồng làm phân, hoặc băm nhỏ rắc xuống ruộng lúa. Phế phụ phẩm rau ăn lá còn được người dân thu gom làm thức ăn cho chăn nuôi và gia súc gia cầm và cá. Vụ rau chính là (vụ đông và vụ Đông - Xuân) do lượng phế phụ phẩm từ rau rất lớn, nhưng do chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu vật nuôi của mỗi hộ không nhiều nên phế phụ phẩm chủ yếu bỏ lại trên đồng ruộng, đặc biệt các vùng chuyên canh rau, lượng phụ phẩm bỏ trên đồng chín là nguồn lây lan sâu bệnh cho các vụ tiếp theo (Bảng 8). Địa phương Phế phụ phẩm từ cây lúa Phế phụ phẩm từ cây ngô Phụ phẩm từcây lạc, đậu tương Bỏ tại ruộng khô - đốt (%) Thu gom làm chất đốt (%) Ủ làm phân (%) Bỏ tại ruộng khô - đốt (%) Thu gom làm chất đốt (%) Ủ làm phân (%) Bỏ tại ruộng khô - đốt (%) Thu gom làm chất đốt (%) Ủ làm phân (%) Thụy Hà 70% 5% 25% 70% 30% - 50% 20%^ 30% Thụy Quỳnh 70% 10% 20% 70% 30% - 50% 20% 30% Thái An 70% 10% 20% 20% 80% - 50% 20% 30% IV. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu cho thấy phế phụ phẩm nông nghiệp điều tra ghi nhận tại 3 xã của Thái Thụy là Thụy Hà, Thụy Quỳnh và Thái An hàng năm có tới 19.857 tấn phụ phẩm thải ra từ sản xuất lúa, ngô, đậu đỗ và tới 414 tấn/vụ từ sản xuất 5 loại rau. Trong đó có tới 70 % số hộ sau mùa thu hoạch phơi khô và đốt, chỉ từ 10 - 30% số hộ dùng làm chất đốt, hoặc để sản xuất phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó thì việc sả thải từ chăn nuôi cũng rất phổ biến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chi cục Thống kê huyện Thái Thụy, 2017. Niên giám thống kê huyện Thái Thụy 2016. Nhà xuất bản Thống kê. Phạm Thị Thu Hòa, 2013. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm, phân vi sinh để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp và canh tác cây trồng theo hướng an toàn bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình. Lê Văn Nhương, 1999. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước. Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón vi sinh, hữu cơ từ nguồn phế thải hữu cơ rắn, Đề tài KC 02- 04. Đào Châu Thu, Nguyễn ích Tân, 2006. Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp để dùng làm phân bón cho rau sạch vùng ngoại ô thành phố. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Yến, 2011. Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở. Nghiên cứu kỹ thuật và mô hình tái sử dụng xác hữu cơ trong các vùng sản xuất rau. Okamoto Tamosu, 2011. Production of compost from vegetable waste and carbide and its application effect on early spring cabbage (Kanagawa Profectual Agrcaltural Reseach Institute). Journal title code: N 2001 2489 Vol; No. Page. 146-147. 2001. Pub. Country. Japan. Địa phương Phụ phẩm từ cây rau củ quả Phụ phẩm từ cây rau ăn lá Bỏ tại ruộng khô - đốt (%) Thu gom làm chất đốt (%) Ủ làm phân (%) Bỏ tại ruộng (%) Thu gom dùng chăn nuôi + khác (%) Ủ chặt vùi tại ruộng (%) ThụyHà 70% - 30% 70% 10% 20% Thụy Quỳnh 70% - 30% 70% 10% 20% Thái An 70% - 30% 70% 10% 20%
File đính kèm:
- hien_trang_quan_ly_va_tai_su_dung_phu_pham_nong_nghiep_tai_m.pdf