Hệ thống thể loại báo chí trên gia định báo

Mỗi hình thái ý thức xã hội đều có hệ thống

phương tiện, chất liệu, hình thức phản ánh hiện thực

của riêng mình. Báo chí phản ánh hiện thực và hành

chức bằng những tác phẩm cụ thể trong những thể

loại đặc thù của nó. Thể loại chính là hình thức hiện

hữu của báo chí trong thực tế, được quy định và

biểu hiện qua đối tượng - nội dung, phương thức

phản ánh - tác nghiệp, kỹ thuật - kết cấu, thành phần

lời văn và dung lượng của tác phẩm. Hơn nữa, đã là

nhà báo thì dù có ý thức hay không, ông ta cũng tư

duy về đời sống bằng/trong/với các thể loại báo chí

nhất định. Thể loại báo chí dần dà trở thành đối

tượng nghiên cứu của cả lý luận báo chí lẫn lịch sử

báo chí ở nhiều quốc gia.

Nghiên cứu lịch sử báo chí từ góc độ thể loại là

một hướng đi mới mẻ và triển vọng. Bởi vì việc đào

sâu hệ thống thể loại trên một tờ báo hay của một

giai đoạn báo chí, không chỉ giúp chúng ta hình

dung được quy luật phát triển về mặt loại hình của

báo chí mà còn có thể nhận diện được tính chất,

trình độ của tờ báo hay của giai đoạn báo chí đó.

Rồi từ đấy, có thể đưa ra những phán đoán về vị trí,

vai trò, đóng góp của một tờ báo hay của một giai

đoạn báo chí trong lịch sử.

Bài viết này tập trung khảo sát hệ thống thể loại

báo chí trên Gia Định Báo, tờ báo Việt ngữ đầu

tiên, trong dòng chảy của báo chí Việt Nam giai

đoạn khởi thủy (1865-1930). Bài viết cố gắng, một

mặt xác định những “yếu tố cổ xưa” của thể loại

báo chí trên Gia Định Báo, mặt khác cho thấy

những “yếu tố cổ xưa” ấy vẫn được bảo lưu và phát

triển liên tục trên báo chí ngày nay, như một thuộc

tính cố hữu của thể loại.

pdf 16 trang kimcuc 9160
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống thể loại báo chí trên gia định báo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống thể loại báo chí trên gia định báo

Hệ thống thể loại báo chí trên gia định báo
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2016 
 Trang 73 
Hệ thống thể loại báo chí trên Gia Định Báo 
 Nguyễn Văn Hà 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Bài viết tập trung khảo sát hệ thống thể loại 
báo chí trên Gia Định Báo, tờ báo Việt ngữ đầu 
tiên, trong dòng chảy của báo chí Việt Nam 
giai đoạn khởi thủy (1865-1930). 
Trên Gia Định Báo hiện diện gần đủ các thể 
loại đặc trưng của báo chí hiện đại, từ thông 
tấn, chính luận đến ký; từ tin, tường thuật, bình 
luận đến phóng sự và tiểu phẩm Tuy nhiên, 
tất cả thể loại đều ở trạng thái phôi thai, mang 
tính chất nguyên hợp, mộc mạc và hồn nhiên. 
Ranh giới giữa các loại hình, loại, thể loại và 
thể khá mong manh, tạo nên những hình thức 
và phong cách thông tin pha tạp thú vị. Các tin 
bài thường có sự gặp gỡ, giao thoa không chỉ 
trong phạm vi các thể loại của báo chí mà còn 
cả giữa các thể loại của văn học, giáo khoa, 
hành chính, quảng cáo 
Từ khóa: Gia Định Báo, Thông Loại Khóa Trình, Nông Cổ Mín Đàm, Trương Vĩnh Ký, công vụ, 
thứ vụ, thể loại báo chí, tin, tường thuật, phóng sự 
1. Đặt vấn đề 
Mỗi hình thái ý thức xã hội đều có hệ thống 
phương tiện, chất liệu, hình thức phản ánh hiện thực 
của riêng mình. Báo chí phản ánh hiện thực và hành 
chức bằng những tác phẩm cụ thể trong những thể 
loại đặc thù của nó. Thể loại chính là hình thức hiện 
hữu của báo chí trong thực tế, được quy định và 
biểu hiện qua đối tượng - nội dung, phương thức 
phản ánh - tác nghiệp, kỹ thuật - kết cấu, thành phần 
lời văn và dung lượng của tác phẩm. Hơn nữa, đã là 
nhà báo thì dù có ý thức hay không, ông ta cũng tư 
duy về đời sống bằng/trong/với các thể loại báo chí 
nhất định. Thể loại báo chí dần dà trở thành đối 
tượng nghiên cứu của cả lý luận báo chí lẫn lịch sử 
báo chí ở nhiều quốc gia. 
Nghiên cứu lịch sử báo chí từ góc độ thể loại là 
một hướng đi mới mẻ và triển vọng. Bởi vì việc đào 
sâu hệ thống thể loại trên một tờ báo hay của một 
giai đoạn báo chí, không chỉ giúp chúng ta hình 
dung được quy luật phát triển về mặt loại hình của 
báo chí mà còn có thể nhận diện được tính chất, 
trình độ của tờ báo hay của giai đoạn báo chí đó. 
Rồi từ đấy, có thể đưa ra những phán đoán về vị trí, 
vai trò, đóng góp của một tờ báo hay của một giai 
đoạn báo chí trong lịch sử. 
Bài viết này tập trung khảo sát hệ thống thể loại 
báo chí trên Gia Định Báo, tờ báo Việt ngữ đầu 
tiên, trong dòng chảy của báo chí Việt Nam giai 
đoạn khởi thủy (1865-1930). Bài viết cố gắng, một 
mặt xác định những “yếu tố cổ xưa” của thể loại 
báo chí trên Gia Định Báo, mặt khác cho thấy 
những “yếu tố cổ xưa” ấy vẫn được bảo lưu và phát 
triển liên tục trên báo chí ngày nay, như một thuộc 
tính cố hữu của thể loại. 
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự xuất 
hiện các thể loại báo chí trên Gia Định Báo 
Khi Gia Định Báo chào đời (1865), báo chí 
phương Tây đã có sau lưng 260 năm phát triển1. Tại 
các quốc gia tư bản tiền phong - về phương diện 
kinh tế đồng thời là những đế quốc hùng mạnh - về 
1 Năm 2005, Hiệp hội Báo chí Thế giới (World Association of 
Newspapers) đã chính thức công nhận tuần báo Relation của 
Đức, ra đời tại Strasbourg vào năm 1605, là tờ báo đầu tiên trên 
thế giới. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X2-2016 
Trang 74 
phương diện chính trị, như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà 
Lan, Tây Ban Nha báo chí trở thành một ngành 
công nghiệp với quy mô lớn. Năm 1856, ở Anh có 
đến 1.300 tờ báo đủ loại. Năm 1865, ở Pháp, riêng 
tờ La Petit Journal của Moise Millaud phát hành 
260.000 bản/kỳ2. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự 
xuất hiện hàng loạt hãng thông tấn quốc tế lừng 
danh như Havas của Pháp (1835), AP của Mỹ 
(1848), Reuters của Anh (1851) Có thể nói đến 
giữa thế kỷ XIX, báo in đã đi hết một chu trình phát 
triển của mình. Theo đó, các thể loại cơ bản của báo 
chí lần lượt ra đời và ngày càng hoàn bị. Giới làm 
báo chuyên nghiệp và công chúng hình thành ý thức 
viết và đọc báo theo quy tắc, chuẩn mực của các thể 
loại. Những chuẩn mực, quy tắc này được giới học 
thuật điển chế hóa, quy phạm hóa thành bài giảng 
trong các trường đào tạo báo chí hoặc các khóa 
huấn luyện viết báo. 
Như hầu hết các nước châu Á và Đông Nam Á 
khác, báo chí du nhập Việt Nam cùng với thế lực 
xâm lược phương Tây. Nó không được người dân 
bản xứ chủ động và tự giác đón nhận mà nó đến 
bằng sự cưỡng bức và áp đặt. Những tờ báo đầu tiên 
ở các quốc gia thuộc địa đều là những phiên bản dị 
dạng, méo mó so với mục đích và chức năng 
nguyên ủy của báo chí. Gia Định Báo trong bốn 
năm đầu tiên (1865-1869) chỉ là bản dịch tiếng Việt 
của Courrier de Saigon, tờ công báo của Soái phủ 
Nam kỳ ấn hành vào năm 1864, chủ yếu làm công 
cụ tuyên truyền cho chính sách xâm lược và cai trị 
của thực dân Pháp chứ không phải là một ấn phẩm 
báo chí đúng nghĩa. Do vậy, tính chất báo chí nói 
chung, trong đó có phương diện thể loại nói riêng, 
của Gia Định Báo và các tờ báo bằng tiếng Pháp ra 
đời trước đó, đều không đầy đủ. Còn sau này, với 
tài năng, tâm huyết, nhất là tinh thần dân tộc của 
Trương Vĩnh Ký và các đồng sự người Việt, Gia 
Định Báo đã có những chuyển biến theo hướng 
phụng sự đại chúng; hoặc là do ý thức được giá trị 
2 Theo Huỳnh Văn Tòng (2000), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy 
đến 1945, NXB TP.HCM, trang 420, 421. 
thiết thực của báo chí với tư cách là một sản phẩm 
tinh thần của con người trong thời đại văn minh, các 
thế hệ trí thức Việt Nam tích cực làm báo, thúc đẩy 
báo chí nước nhà phát triển mạnh mẽ thì lại là 
câu chuyện khác. Nó nằm trong quy luật dung hợp 
và tiếp nhận các hình thái và sản phẩm văn hóa 
ngoại lai của các dân tộc - một hiện tượng phổ biến 
trên phạm vi toàn cầu. 
Nói ngắn gọn, bối cảnh và điều kiện ra đời của 
Gia Định Báo là bất bình thường cho nên tính chất 
báo chí, và dĩ nhiên cả phương diện thể loại của nó 
cũng còn nhiều nét sơ khai và khiếm khuyết. 
Những người chịu trách nhiệm điều hành Gia 
Định Báo kế tiếp nhau3, từ Ernest Potteaux đến 
Diệp Văn Cương, đều không phải là nhà báo 
chuyên nghiệp, theo cái nghĩa “là những ai được trả 
lương và trả nhuận bút để làm chức năng thông tin 
cho một ấn phẩm định kỳ”4. Họ là những viên chức 
của nhà nước Pháp ở Nam kỳ được bổ nhiệm làm 
tổng biên tập một tờ báo. Nói theo Huỳnh Văn 
Tòng, đó là những nhà báo - chính khách như 
Ernest Potteaux, J. Bonet; hoặc nhà báo - văn thi 
nhân như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, 
Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Giàu, Diệp Văn 
Cương chứ không phải là “nhà báo thứ thiệt” như 
Hoàng Tích Chu, Đào Trinh Nhất vào thập niên 
1920 trở về sau. Các cộng sự của Gia Định Báo 
cũng vậy. Họ là những nhà báo nghiệp dư. Lúc này 
người làm báo đúng là “kẻ vô sách, vô sư”, không 
qua đào tạo trường lớp gì cả; công việc của họ chưa 
được coi là một nghề. Họ là những thầy tham, thầy 
biện, thầy thông, thầy ký ở tỉnh hoặc viên chức ở 
làng xã viết “báo cáo” hoặc tin bài cho Gia Định 
Báo. 
Nhìn chung đội ngũ làm báo ở Gia Định Báo rất 
thưa thớt, hạn hẹp và ý thức về thể loại báo chí nơi 
họ hãy còn mong manh, mơ hồ mà Trương Vĩnh Ký 
3 Xem chi tiết ở Lê Nguyễn, Gia Định Báo qua cuộc hành trình 
140 năm trong sách Nhiều tác giả (2006), Gia Định Báo-tờ báo 
Việt ngữ đầu tiên, NXB ĐHQG TP.HCM, trang 48. 
4 Philippe Gailard (2003), Nghề làm báo, NXB Thông Tấn, trang 
28. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2016 
 Trang 75 
là trường hợp tiêu biểu. Ông được vinh tặng là “thế 
giới thập bát văn hào” của nhân loại thế kỷ XIX, là 
nhà báo đầu tiên của Việt Nam. Bằng đầu óc uyên 
bác và sự mẫn cảm đặc biệt đối với nghề báo, lúc 
phụ trách Gia Định Báo (1869-1872) và sau này 
làm chủ tờ Thông Loại Khóa Trình (1888-1889), 
Trương Vĩnh Ký đã viết cả thảy bốn bài quan trọng 
về việc làm báo, nhưng điều đặc biệt là không có 
bài nào đề cập trực tiếp thể loại báo chí. Bài thứ 
nhất đăng trên Gia Định Báo ngày 24/2/1870, kêu 
gọi thầy thông, thầy ký, giáo tập ở các địa phương 
gửi tin bài về cho Gia Định Báo, về phép tắc viết 
một bài báo, cách thức gửi “tờ chạy” về tòa soạn. 
Bài thứ hai, đăng trên Gia Định Báo ngày 8/4/1870, 
tiếp tục khuyến khích các “cộng tác viên” viết tin 
bài cho Gia Định Báo và nhấn mạnh “việc mới lạ”, 
“chuyện mới” là tiêu chuẩn hàng đầu của tin tức 
báo chí. Bài thứ ba, đăng trên Gia Định Báo ngày 
1/7/1870, nói về cấu trúc thông tin, cách tổ chức 
nguồn tin bài và công việc biên tập của Gia Định 
Báo5. Bài thứ tư, đăng trên Thông Loại Khóa Trình 
số 1/1888 nói về mối gắn kết giữa các chức năng cơ 
bản của báo chí là giải trí (coi chơi cho vui), thông 
tin (những chuyện con người ở đời nên biết) và giáo 
dục (mới ra con nhà gia giáo, biết phép tắc, lễ 
nghĩa). Các bài viết này cho thấy Trương Vĩnh 
Ký có sự hiểu biết sâu sắc nhiều mặt về nghề báo và 
công việc của người làm báo nhưng cũng chứng tỏ 
ông chưa có ý niệm rõ ràng về thể loại báo chí. Với 
ông chỉ có các khái niệm “chuyện” (chuyện cho 
người ta coi, học lại những chuyện, những chuyện 
làm hay, kể chuyện cho rõ, phép làm chuyện phải 
kể, chuyện mới), “bài nghị” (các bài nghị quan 
lớn Nguyên soái), “khúc” (những khúc chẳng có tên 
ai đứng), khoản (những khoản thẩm xét các án) Ở 
đây, có thể đặt ra hai giả thuyết: một là trong quá 
trình làm báo (tham bác, dịch thuật từ báo chí 
Pháp), và tổ chức tin bài cho Gia Định Báo, Thông 
5 Xem thêm: Ưng Sơn Ca, Những bài hướng dẫn viết báo của 
Trương Vĩnh Ký, trong sách Gia Định Báo-tờ báo Việt ngữ đầu 
tiên trang 199-205. 
Loại Khóa Trình, Trương Vĩnh Ký nhận ra sự khác 
biệt về phương thức viết, lối hành văn và dung 
lượng của các tin bài nên ông định danh chúng theo 
cách riêng của mình; hai là, tiếng Việt thời đó chưa 
có từ tương thích để chuyển ngữ tên gọi các thể loại 
báo chí như hiện nay (tin, tường thuật, bình luận, 
phóng sự, tiểu phẩm). Tình trạng này cũng xảy ra 
đối với một số đối tượng và chức danh khác trong 
nghề báo như tổng biên tập = chánh tổng tài, bản 
thảo = tờ chạy, biên tập viên = kẻ coi lại, ban biên 
tập = kẻ coi nhật trình Dù sao thì thể loại vẫn 
chưa là vấn đề được quan tâm và thể hiện một cách 
rõ rệt và hệ thống trên Gia Định Báo. 
Tuy là công báo do chính phủ Pháp ở Nam kỳ 
lập ra nhưng Gia Định Báo cũng được rao bán rộng 
rãi trong xã hội. Tính chất công báo - kinh doanh 
này đã quy định cấu trúc nội dung của Gia Định 
Báo thành hai phần: phần đảm đương nhiệm vụ là 
cơ quan ngôn luận của nhà cầm quyền (công vụ) và 
phần đáp ứng nhu cầu, thị hiếu thông tin của công 
chúng, đủ sức hấp dẫn để họ bỏ tiền ra mua báo 
(kinh doanh). Trong Quyết định số 189, ngày 
16/9/1869 của Thống đốc Nam kỳ G. Ohier về việc 
bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài Gia 
Định Báo, có quy định cấu trúc nội dung của tờ báo 
như sau: “Nó (Gia Định Báo) sẽ được chia ra làm 
hai phần: phần chính thức gồm các văn kiện, quyết 
định của ông Thống đốc và nhà cầm quyền với tài 
liệu bằng tiếng Pháp do Nha Nội vụ cung cấp và 
được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ; 
phần khác, không chính thức, sẽ gồm những bài viết 
bổ ích và vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện 
về luân lý, thời sự v.v để có thể đọc được trong 
các trường học bản xứ và khiến cho dân chúng 
Annam quan tâm đến”6. “Phần chính thức” ấy trên 
Gia Định Báo đặt là Công vụ, còn phần “không 
chính thức” đặt là Tạp vụ. Trên Gia Định Báo ngày 
1/7/1870, Trương Vĩnh Ký miêu tả chi tiết hơn về 
hai phần nội dung do những ai viết và cách ứng xử, 
6 Dẫn lại theo Lê Nguyễn, SĐD, trang 40. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X2-2016 
Trang 76 
biên tập đối với chúng ra sao: “Thường những 
chuyện Tạp vụ các nơi trong đất Nam Kỳ gởi về 
cho kẻ coi việc Gia Định Báo, thì có kẻ coi lại, có 
trắc thì sữa lại cho xuôi, cho dễ nghe vì các thầy gởi 
vô nhựt trình thì cũng đã ưng chịu làm vậy; lại cũng 
đề tên các thầy ấy ký lấy vì của các thầy ấy ký và 
gởi. Còn như phần Công vụ, các bài nghị quan lớn 
Nguyên soái cùng những khúc chẳng có tên ai đứng 
là kẻ coi nhựt trình làm. Mà những khoản thẩm xét 
các án quan Tham biện hay là trả lời cho kẻ quỳ 
đơn việc nọ việc kia thì của Hội đồng quan Thống 
sát Nam Kỳ luật vụ làm ra sẵn rồi mà gởi vô Gia 
Định Báo, có tên người đứng ký vô đó, thì gởi thế 
nào thì in ra thế ấy mà thôi”. Có thể diễn đạt dung 
dị đoạn trích trên của Trương Vĩnh Ký thế này: Nội 
dung Gia Định Báo gồm hai phần Công vụ và Tạp 
vụ. Phần Công vụ đăng các nghị định, quyết định, 
thông báo của chính quyền và tin tức liên quan đến 
hoạt động của cơ quan công quyền. Nguồn tin bằng 
tiếng Pháp lấy từ các cơ quan nhà nước và đều do 
ban biên tập chuyển ngữ. Phần này hầu hết là các 
văn bản hành chính, pháp luật nên không được sửa 
chữa. Phần Tạp vụ đăng bài vở, tin tức của cộng tác 
viên ở các địa phương gửi về, nội dung là những 
“việc mới lạ”, “thời sự”, “bổ ích và vui”. Phần này 
do tác giả đứng tên nhưng được biên tập, chỉnh sửa 
theo yêu cầu và phong cách ngôn ngữ của tờ báo. 
Thực tế trên Gia Định Báo từ các số sau năm 
1870, ngoài phần Công vụ vẫn giữ nguyên, phần 
Tạp vụ chia làm ba phần nhỏ và được trình bày tách 
bạch: Ngoài Công vụ, Thứ vụ và Quảng cáo. Ngoài 
Công vụ chẳng qua là sự chuyển dịch một số thông 
tin ít quan trọng từ phần Công vụ sang mà thôi. Đó 
là các bố cáo về việc cấp bằng, thuyên bổ, tăng 
lương, trừng phạt đối với viên chức trong bộ máy 
nhà nước; công văn trả lời của cơ quan công quyền 
cho các đơn thư của giới doanh nghiệp và người 
dân; thông báo đấu giá công trình và tài sản công; 
kết quả thi tuyển, học tập của học sinh ở các trường 
công lập Thứ vụ chủ yếu đăng các bài có tính 
chất khoa học và các bài có tính chất văn chương, là 
phần làm nên linh hồn và giá trị của phần Tạp vụ7. 
Còn Quảng cáo đăng thông tin giá cả, công dụng, 
cách thức và nơi chốn mua hàng hóa (phổ biến là 
thuốc tây), lời rao vặt, tìm kiếm tài sản đánh rơi 
hoặc bị mất cắp, thậm chí cả “bố cáo từ con” của 
các bậc cha mẹ Nội dung phần này khá độc đáo, 
thú vị nhưng về cơ bản cũng là một nhánh phát sinh 
của phần Tạp vụ. 
Cấu trúc nội dung thông tin theo kiểu “chia hai” 
như Gia Định Báo chính là cấu trúc thông tin truyền 
thống của hầu hết các tờ công báo từ trước đến nay, 
để vừa đạt mục đích chính trị của nhà nước vừa 
đảm bảo có doanh thu. Đối với các báo phi công 
báo (của tư nhân và đoàn thể xã hội), nhất là nhật 
báo, cấu trúc nội dung thông tin theo kiểu “chia hai” 
này có một biến thể khác, đó là cấu trúc “trang 
ngoài” và “trang trong”. Trang ngoài chủ yếu đăng 
các tin bài thời sự quan trọng về chính trị, quân sự, 
kinh tế, ngoại giao trong nước và quốc tế. Trang 
trong thường đăng các tin bài ít tính thời sự hoặc 
không nhất thiết có tính thời sự về văn hóa, xã hội, 
y tế, giáo dục, nghệ thuật, thể thao, thậm chí cả sáng 
tác, phê bình văn học Trang ngoài chủ yếu đăng 
bài “đứng”, trang trong chủ yếu đăng bài “nằm”. 
Bài “đứng” do phóng viên chuyên nghiệp và cơ hữu 
viết hoặc mua lại của các hãng thông tấn. Bài 
“nằm” do cộng tác viên, nhà báo tự do, nhà văn, nhà 
thơ, nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực viết và gửi 
về. 
Sự sắp xếp các thể loại trên một tờ báo ít nhiều 
bị chi phối bởi cấu trúc nội dung theo kiểu “chia 
hai” này. Thông thường phần công vụ (h ... . 
Tết Annam năm nay, tại Thủ-đức có bày ra một 
cuộc chơi rất vui và người ta đua nhau tới chơi 
đông lắm, là có trồng một cây đu bầu, một cây đu 
tiên; gọi là đu tiên vì kẻ đánh phải ăn mặc cho tử tế, 
đánh cho cung cách thì coi mới được. Vậy có hát 
bội mặc áo mãng lên ngồi, và xích và hát cùng bài 
Phiên nghe rập ràng vui tai lắm. Tối lại thì có nam 
thanh nữ tú, ăn mặc trọng thể cũng lên cây đu tiên 
mà đánh, mỗi người cách nhau có thấy hai cái lồng 
đèn. Người Ngô cũng cầu vui, đem pháo tới đó mà 
đốt không biết bao nhiêu. 
Chơi cây đu này đã vui mà không thiệt hại gì. 
Còn cây đu bầu thì thiệt hại lắm. Tối mùng 4 rạng 
mùng 5 tết có một người Ngô say rượu nhẩy lên cây 
ấy không kể chết, rủi té xuống bất tỉnh nhơn sự, 
11 SĐD, trang 484. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X2-2016 
Trang 84 
quan huyện hay được mới dạy mở dây lưng nó ra, 
cho uống nước đái, cũng để nằm lối đó, cách hai 
giờ mới tỉnh lại mà về nhà. Lại hôm mùng 8 có hai 
người hát bội lên đu bầu mà đánh, rủi có một người 
té xuống, còn người kia thấy vậy hoảng kinh a 
xuống, bị thang đu đập trái vế sưng lên, còn người 
kia không hệ lụy gì cho mấy. 
Quan huyện thấy cây đu bầu mà đã ba bốn 
người té nên giận, chẳng những là cấm chơi cây đu 
bầu, mà lại đu gì cũng không cho chơi nữa. Người 
ta có trí khôn không ai thèm chơi thứ đu ấy, vì 
chẳng lần này thì lần khác cũng mang tai với nó. 
Hễ chơi dao thì có ngày đứt tay, nghĩ sao cho khỏi? 
Lối kể một câu chuyện có diễn tiến, xung đột 
với những chi tiết xác thực, mới lạ, ly kỳ như trên 
chính là dấu hiệu điển hình của thể loại phóng sự ở 
Pháp thế kỷ XIX và ở Việt Nam trong những năm 
đầu thế kỷ XX cho đến nay. 
3.4. Vài thể loại khác 
- Với nhãn quan và phương pháp phân tích thể 
loại như vừa trình bày về tin, tường thuật, phóng sự, 
chúng ta có thể tiếp tục nhận ra sự manh nha của 
nhiều thể loại báo chí khác trên Gia Định Báo. 
Chẳng hạn, các bài Các thứ dân (số ra ngày 
25/1/1882), Lợi ích về sự thông biết (số ra ngày 
28/6/1884), Đừng giết chim nhỏ (số ra ngày 
6/8/1884), Lời vấn đáp về việc buôn chung của 
Paulus Của (số ra ngày 20/10/1885) là những bài 
bình luận. Xin chép ra một bài làm dẫn chứng: 
ĐỪNG GIẾT CHIM NHỎ. 
Lời khuyên răn các trẻ nhỏ, nhơn vì thường thấy 
các người nhỏ kiếm chuyện chơi bời vô ích, hay 
dùng ống đồng mà thổi, hay là dùng nhiều thế khác 
mà giết chim chóc nhỏ nhỏ đậu trên cây cối; phải 
biết chim ở đậu trên cây, người ta coi chơi thì lấy 
làm vui vẻ, có kiểng có vật thì mới là xinh tốt; vã lại 
cũng có đều giúp cho người ta nữa, là như có con 
bò hong, sâu mọt ăn cây, muổi mòng loài côn trùng 
biết bay hay cắn người ta, thì chim nhỏ ấy đều bắt 
mà ăn đi, có phải là vật hữu dụng chăng? Các 
người nhỏ kia chơi ác làm gì, dẩu bắt đặng nó thì 
không lấy gì làm lợi, ăn thịt cũng không có bao 
nhiêu, sao nở lòng mà giết, và bắt phá những ổ nó, 
lượm hết trứng con, làm cho mất nòi giống đi, thì 
lấy làm thương tiếc! 
Vật hữu dụng không nuôi mà có, người ta muốn 
loài chim ấy sanh sản thêm cho nhiều mà chơi, thì 
lại càng đẹp mắt hơn nữa, có nở bụng nào mà gia 
hại cho nó ở đâu. Nếu như các loài chim ấy có làm 
chi sự thiệt hại cho mình mà giết nó cũng cho ưng, 
nhưng mà không, có sự có ích cho mình mà thôi, 
còn sự ăn ở của nó thì dễ thương lắm, kiếm chác 
một hai hột thóc rơi rớt, và những thứ sâu trùng, 
loài muổi mòng cắn ta, thì là đồ ăn của nó, vì vậy 
có kẻ cảm thương loài chim ấy là vật hữu dụng cho 
đời, cho nên mới phóng sanh cả lồng kia lồng nọ; 
người sao đem lòng tha thứ, người sao bắt giết 
không thương, chẳng phải là lỗi trong sự háo sanh 
ố sát chăng? 
Vì vậy phải ra lời khuyên bảo các người nhỏ 
kia, phải cải tánh độc ác lâu nay, đừng có giết như 
vậy nữa. 
Ấy bên nước Langsa, cũng có luật riêng cấm 
người ta không được sát hại những chim chóc, loài 
vật nhỏ nhỏ, mà hữu dụng. 
E. POTTEAUX 
Bài viết ngắn gọn (364 chữ), từ ngữ dung dị, lập 
luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha, nhiệt huyết, rất đạt lý 
thấu tình. 150 năm đã trôi qua nhưng tính thời sự 
của bài viết vẫn tươi nguyên. Và nếu biên tập một 
chút về câu cú, chính tả thì há không đăng được bài 
này ở mục Thời sự và suy nghĩ của báo Tuổi Trẻ 
hay mục Chào buổi sáng của báo Thanh Niên hôm 
nay hay sao? 
- Những loạt bài đăng trên nhiều số liên tục như 
Luận về cầm thú (12 số, từ 1/9/1883 đến 
24/11/1883), Tổng luận về các loại kim (13 số, từ 
26/1/1884 đến 19/4/1884), Về sự trồng gai bố (2 số, 
ngày 1/3/1884 và 8/3/1884) cung cấp cho người 
đọc thông tin, kiến thức về các sự vật, hiện tượng, 
vấn đề một cách khoa học, hệ thống, đáng tin cậy 
không khác gì thể loại hồ sơ (file - biên khảo báo 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2016 
 Trang 85 
chí) trên một số nhật báo hiện nay. Xin trích đoạn 
mở đầu của một “hồ sơ” trên số ra ngày 1/3/1884: 
VỀ SỰ TRỒNG GAI BỐ. 
Mỗi năm bên nước Langsa thường mua bông, 
gai bố, tơ chỉ cùng các món khác, mà để dùng trong 
các nhà nghề có máy dệt, chẳng biết là bao nhiêu, 
tính cho tới muôn vàn góc tư, lấy sự thế ấy thì hiểu 
ý người ta đã làm thử trong mấy năm nay, mà làm 
cho xứ sở chúng ta được một giống tơ chỉ mới: 
Những bố gai cũng có lẽ trồng được trong các tỉnh 
bên Nam, bên Algérie, cùng bên Tunisie. Đương lúc 
mối, kiến cùng trong lúc làm ra thứ thuốc nhuộm, 
phải phá hết thứ cây van trong xứ Vaucluse, được y 
như lời hứa, thì đó sẽ được thêm sự giàu có chắc 
chắn trong nước. 
Phép dệt chỉ bố, tại Trung-quấc, tại Nhựt-bổn, 
cùng tại các xứ bên cỏi Đông-dương biết đã lâu đời 
lắm. Tưởng đến đời thứ XVI mới có bố chỉ chở qua 
Tây; song từ năm 1840, nhà nghề Hồng-mao mới 
được những bố chỉ tốt ở bên Thiên-trúc cùng bên 
Trung-quấc, kêu là Rheu hay là china-grass, 
khoanh lại từng bó, hoặc lớn hoặc nhỏ. Những 
khoanh ấy chính là vỏ cây, ở trong có chỉ mà dẻo. 
Đốn cây nó, để hứng mủ sương sớm mai cho ướt, 
thì là dể lộ vỏ, lách dài nó ra mà tước nó. Ấy là 
công việc làm trong một phần nước Trung-quấc. 
Tại chổ khác người ta không quen làm theo thế chẻ 
rọc ấy; cứ việc cầm giữa cây vặn nó một cái, thì vỏ 
nó tách ra, cùng lìa xương nó. Rồi lấy ngón tay mà 
xước vỏ nó. Dùng theo cách ấy mà lấy vỏ nó rồi, lại 
dùng thế mà cạo lớp vỏ đen ngoài. 
Người Trung-quấc làm ra nhiều thứ chỉ gai. Ở 
đây chúng tôi cứ việc nói về thứ gai bố mà thôi () 
Không giống các bài ngắn hướng dẫn kỹ năng, 
mẹo vặt trong cuộc sống như Mạ vàng, mạ bạc (số 
ra ngày 2/6/1882), Sừng gạc và các cách dùng nó 
(số ra ngày 17/7/1882), Về sư lội (số ra ngày 
21/7/1883), Về sự giữ cây trái, xương thịt cho khỏi 
thối mục (số ra ngày 19/7/1884), Làm gốm (số ra 
ngày 8/11/1884), bài này trình bày “toàn cảnh” 
bức tranh về gai bố trên thế giới với các chi tiết, số 
liệu, địa danh, mốc thời gian, thuật ngữ cụ thể, 
mang tính hệ thống và diễn đạt bằng một lối văn 
khúc chiết, khách quan của khoa học. Bài này mang 
dáng dấp của một biên khảo hơn là một bài báo 
thông thường, nhất là về quy mô và dung lượng của 
nó. 
- Những bài như Người đàn bà và sự kín (số ra 
ngày 2/12/1882), Nước diệu kỳ (số ra ngày 
17/3/1883), Đứa con gái (số ra ngày 8/4/1884) 
không phải là truyện cười, truyện ngụ ngôn nhưng 
có tác dụng khôi hài, châm biếm sâu sắc về những 
nghịch lý trong xã hội và những thói hư tật xấu của 
con người. Tính thời sự, tính hài hước, tính chiến 
đấu, tính nghệ thuật và tính hàm súc toát lên từ 
những bài này khiến chúng ta có thể nghĩ đó là 
những tiểu phẩm báo chí. Xin chép ra một bài để 
tham khảo: 
ĐỨA CON GÁI. 
Đứa con gái kia, kiêu ngạo quá một chút, tính 
kiếm một người chồng còn trẻ, mình mẩy đều đặng, 
mặt mày lịch sự, ăn nói tử tế, không trở tráo, không 
ghen tương, ít nữa là đừng có hai tính ấy. Con gái 
này cũng muốn chồng có của cải, dòng dỏi sang 
trọng, có trí hóa, lại khôn ngoan đủ đều, mà có ai 
cho được toàn vẹn? Khéo khiến cũng có kẻ đến, cô 
ấy coi chưa được nữa phần; mới rằng: “Nghĩa gì! 
Cớ gì! Những quân đó, tôi tưởng họ nói lẩn lộ, ai đi 
đem cái kẻ như vậy mà nói với tôi! Thảm thay! coi 
cái loài dại ở đâu!” Chê kẻ vô trí, người mặt mủi 
thế nào đó, nói nọ, nói kia, nói lia nói lịa, nói đủ 
đều, vì mấy con miệng lưởi hay trề nhún chê bai cả 
thảy. Hết bậc cao, tới bậc tầm thường đến hỏi cưới, 
con ấy cũng nhạo cười. “Thật chúc, tôi lấy làm tử 
tế mới cho chúng vào nhà! chúng nó tưởng tôi dà 
khó chịu trong mình hay tôi mần răn: Nhờ trời, tôi 
ngũ đêm nào đêm nấy chẳng thấy rầu rỉ chút gì hết, 
tuy ở một mình mặc lòng”. Con ấy lấy làm khoái ý. 
Ít lâu tuổi lớn: Hết kẻ thương muốn. Một năm qua, 
rồi hai phát lo: Sau mới buồn bực, mỗi ngày bớt 
cười cợt, bớt dởn hớt, bớt người muốn; mặt già da 
đen, coi hết được; giồi phấn, đánh chì, luốn công vô 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X2-2016 
Trang 86 
ích, ngày qua tháng lụn, một ngày một già, buồn 
quá. Nhà cửa, sự nghiệp tan hoang còn lập lại 
được, ý mần răn cái mặt già làm trẻ chẳng đặng 
cà? Cô ta khi ấy sữa cái lời nói lại, cái kính soi nói 
với nó rằng: “Lấy chồng thoắn đi”. Tôi không biết 
cái lòng ước ao nào nói với nó như vậy nữa, hay là 
lòng ước ao thường có trong lòng cái con miệng 
lưởi kia. Con này chọn một người chồng chẳng ai 
dè như vậy, sau này lấy làm vui lòng, có phước ước 
đặng một chồng, hì hợm xấu xa. (Già kén chọn 
hèn). 
Diển quốc ngữ TRƯƠNG-MINH-KÝ. 
Câu chuyện có tính hư cấu, lời văn cường điệu, 
hài hước, giọng điệu đa thanh nhằm châm biếm nhẹ 
nhàng thói kiêu ngạo, cầu toàn thái quá - căn bệnh 
mà ai cũng có thể mắc phải. Chất tiểu phẩm của bài 
này là ở đấy. 
- Ngoài ra, trên Gia Định Báo còn xuất hiện thể 
loại feuilleton12 (truyện trang giữa - serial story) 
với các truyện dịch hoặc phóng tác từ văn học Pháp, 
đăng nhiều kỳ như Phú bần truyện (700 câu lục bát, 
18 số, từ 22/11/1884 đến 11/4/1885), Telemaque 
(342 câu lục bát, trên các số từ 20/6/1885 đến 
22/8/1885), Francinet (văn xuôi, trên các số từ 
3/10/1885 đến 22/12/1885) Đây là thể loại thịnh 
hành trên báo chí Việt Nam từ Nông Cổ Mín Đàm 
cho đến giữa thập niên 1980, đặc biệt là trên các 
nhật báo ở miền Nam giai đoạn 1954-1975. 
4. Kết luận 
Trong hơn 40 năm tồn tại với nhiều thăng trầm, 
Gia Định Báo thực hiện cuộc hành trình nhất quán: 
chuyển dần từ một tờ công báo của chính quyền 
thuộc địa thành một tờ báo đại chúng, phục vụ nhu 
cầu thông tin - giao tiếp, mở mang kiến thức - kỹ 
năng và thư giãn - giải trí cho người dân. Trong 
12 Về bản chất đây là các tác phẩm tự sự thuộc lĩnh vực văn học 
nhưng khi đăng trên báo thì nó trở thành một thể loại báo chí mà 
người Pháp gọi chung là feuilleton. Truyện feuilleton chủ yếu để 
giải trí nhưng cũng có nhiều truyện feuilleton là những tác phẩm 
văn học có giá trị. 
hành trình đó, Gia Định Báo từng bước mở rộng 
cấu trúc thông tin ngày càng đa dạng, hữu ích nên 
cũng tất yếu sử dụng ngày càng nhiều các thể loại 
báo chí, theo quy luật thống nhất giữa nội dung và 
hình thức. 
Trên Gia Định Báo hiện diện gần đủ các thể loại 
đặc trưng của báo chí hiện đại, từ thông tấn, chính 
luận đến ký; từ tin, tường thuật, bình luận đến 
phóng sự và tiểu phẩm Tuy nhiên, tất cả thể loại 
đều ở trạng thái phôi thai, mang tính chất nguyên 
hợp, mộc mạc và hồn nhiên. Ranh giới giữa các loại 
hình, loại, thể loại và thể khá mong manh, tạo nên 
những hình thức và phong cách thông tin pha tạp 
thú vị. Các tin bài thường có sự gặp gỡ, giao thoa 
không chỉ trong phạm vi các thể loại của báo chí mà 
còn cả giữa các thể loại của văn học, giáo khoa, 
hành chính, quảng cáo 
Khi bàn về thể loại, nhà văn - nhà triết học Đức 
G. Lessing (1729-1781) từng đặt câu hỏi vừa hóm 
hỉnh vừa sâu sắc: “Con la, liệu có thể vì không phải 
là con lừa, không phải là con ngựa mà nó không còn 
là một trong những động vật có ích nhất chăng?”. 
Trong nghệ thuật, hình thức thể loại luôn quan 
trọng nhưng không bao giờ là cứu cánh của nhà 
nghiên cứu và nhà sáng tạo. Trong báo chí cũng 
vậy. Việc nhận diện, phân tích hệ thống thể loại trên 
Gia Định Báo trước hết là làm một bức phác thảo 
về phương diện hình thức thông tin của báo chí Việt 
Nam trong buổi bình minh của nó. Kế đến là gợi ra 
“mã số” của các tin bài trên tờ báo này để người 
đọc hôm nay có thể tiếp nhận sâu và đúng về chúng. 
Từ đó, nhận thức đầy đủ hơn những đóng góp to lớn 
của Gia Định Báo trong lịch sử phát triển báo chí, 
văn chương, chữ quốc ngữ Latin Việt Nam vào giai 
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X2-2016 
 Trang 87 
System of Journalistic Genres 
on Gia Đinh Bao Newspaper 
 Nguyen Van Ha 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
This paper focused on examining the 
system of journalistic genres appeared on Gia 
Dinh Bao, the first Vietnamese-language 
newspaper, in the dawn of Vietnam’s 
journalism (1865-1930). 
Almost all the typical genres of modern 
journalism appeared on Gia Dinh Bao, 
including news, editorials, features, reportages, 
feuilletons, etc. However, all the genres were 
conveyed in the forms of pure, basic and 
simple writing styles. The unclear distinction 
among these genres led to the creation of 
many interesting hybrids. The interference of 
different genres of articles was not only limited 
in the field of journalism but also expand to the 
field of literature, administration, education, 
advertising, etc. 
Keywords: Gia Định Báo, Thông Loại Khóa Trình, Nông Cổ Mín Đàm, Trương Vĩnh Ký, public 
affairs, minor affairs, journalistic genres, news, reportage, features 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nhiều tác giả (2006), Gia Định Báo - tờ báo 
Việt ngữ đầu tiên, NXB ĐHQG TP.HCM. 
[2]. Nguyễn Văn Trung (2014), Hồ sơ về Lục 
Châu học, NXB Văn Học. 
[3]. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn 
Công Bình (Chủ biên, 1988), Địa chí Văn hóa 
Thành phố Hồ Chí Minh, NXB TP.HCM. 
[4]. Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988), 
Văn học Nam bộ từ nửa đầu đến giữa thế kỷ 
XX (1900-1954), NXB TP.HCM. 
[5]. Bằng Giang (1994), Sương mù trên tác phẩm 
Trương Vĩnh Ký, NXB Văn Học. 
[6]. Bằng Giang (1999), Sài Côn cố sự, NXB Văn 
Học. 
[7]. Bằng Giang (1992), Văn học Quốc ngữ ở Nam 
kỳ 1865-1930, NXB Trẻ. 
[8]. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn 
học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, 
NXB ĐH&THCN. 
[9]. Huỳnh Văn Tòng (2000), Lịch sử Báo chí 
Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, NXB 
TP.HCM. 
[10]. 10. Bùi Đức Tịnh (1992), Những bước đầu của 
báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, NXB 
TP.HCM. 
[11]. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên, 2000), Lịch sử 
báo chí Việt Nam 1865-1945, NXB ĐHQG Hà 
Nội. 
[12]. Lê Minh Quốc (2001), Hỏi đáp báo chí Việt 
Nam, NXB Trẻ. 
[13]. Ưng Sơn Ca (2005), Gia Định Báo - Sự hình 
thành và phát triển, Công trình NCKH, ĐH 
KHXH&NV TP.HCM. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X2-2016 
Trang 88 
[14]. Nguyễn Q. Thắng (1990), Tiến trình văn nghệ 
miền Nam, NXB An Giang. 
[15]. A.A Chertuchonui (2003), Các thể loại báo 
chí, NXB Thông Tấn. 
[16]. Peter Eng và Jeff Hodson (2007), Tường thuật 
và Viết tin, NXB Thông Tấn. 
[17]. The Misourri Group (2007), Nhà báo hiện 
đại, NXB Trẻ. 
[18]. Philipe Gaillard (2003), Nghề làm báo NXB 
Thông Tấn. 
[19]. Nhiều tác giả (2005), Các thể loại báo chí, 
NXB ĐHQG TP.HCM. 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_the_loai_bao_chi_tren_gia_dinh_bao.pdf