Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này đƣợc hiểu nhƣ sau:

Hàng tồn kho: Là những tài sản:

(a) Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thƣờng;

(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh

doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đƣờng, hàng gửi đi

bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chƣa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chƣa làm thủ

tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang

đi trên đƣờng;

- Chi phí dịch vụ dở dang.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất,

kinh doanh bình thƣờng trừ (-) chi phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính

cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tƣơng tự tại ngày lập

bảng cân đối kế toán.

pdf 208 trang kimcuc 7780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Hệ thống chuẩn mực 
kế toán Việt Nam 
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 
- Quyết định Số: 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 (4CM) 
- Quyết định Số: 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 (6CM) 
- Quyết định Số: 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 (6CM) 
- Quyết định Số: 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 (6CM) 
- Quyết định Số: 100/2005QĐ-BTC ngày 28/12/2005 (4CM) 
TT Tên chuẩn mực Mã số Quyền 
1. Chuẩn mực chung 01 II 
2. Hàng tồn kho 02 I 
3. Tài sản cố định hữu hình 03 I 
4. Tài sản cố định vô hình 04 I 
5. Thuê tài sản 06 II 
6. Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái 10 II 
7. Doanh thu và thu nhập khác 14 I 
8. Hợp đồng xây dựng 15 II 
9. Chi phí đi vay 16 II 
10. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 24 II 
11. Bất động sản đầu tư 05 III 
12. Kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết 07 III 
13. Thông tin tàI chính về những khoản vốn góp liên doanh 08 III 
14. Trình bày báo cáo tàI chính 21 III 
15. Báo cáo tàI chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con 25 III 
16. Thông tin về các bên liên quan 26 III 
17. Thuế thu nhập doanh nghiệp 17 IV 
18. Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài 
chính tương tự 
22 IV 
19. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 23 IV 
20. Báo cáo tài chính giữa niên độ 27 IV 
21. Báo cáo bộ phận 28 IV 
22. Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót. 29 IV 
23. Hợp nhất kinh doanh 11 V 
24. Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng 18 V 
25. Hợp đồng bảo hiểm 19 V 
26. Lãi trên cổ phiếu 30 V 
C¬ quan ban hµnh chuÈn mùc kÕ to¸n, kiÓm to¸n lµ Bé Tµi chÝnh. 
Chuẩn mực số 02 
HÀNG TỒN KHO 
QUY ĐỊNH CHUNG 
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán 
hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn 
kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho 
làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có chuẩn 
mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phƣơng pháp kế toán khác cho hàng tồn kho. 
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này đƣợc hiểu nhƣ sau: 
Hàng tồn kho: Là những tài sản: 
(a) Đƣợc giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thƣờng; 
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; 
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh 
doanh hoặc cung cấp dịch vụ. 
Hàng tồn kho bao gồm: 
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đƣờng, hàng gửi đi 
bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến; 
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; 
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chƣa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chƣa làm thủ 
tục nhập kho thành phẩm; 
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang 
đi trên đƣờng; 
- Chi phí dịch vụ dở dang. 
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, 
kinh doanh bình thƣờng trừ (-) chi phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính 
cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. 
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tƣơng tự tại ngày lập 
bảng cân đối kế toán. 
NỘI DUNG CHUẨN MỰC 
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 
04. Hàng tồn kho đƣợc tính theo giá gốc. Trƣờng hợp giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc thấp 
hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. 
GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO 
05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực 
tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. 
Chi phí mua 
06. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận 
chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến 
việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua 
không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua. 
Chi phí chế biến 
07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, 
như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi 
phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. 
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số 
lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... 
và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. 
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc 
gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi 
phí nhân công gián tiếp. 
08. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa 
trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm 
đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường. 
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản 
xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. 
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản 
xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức 
công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí 
sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản 
phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. 
09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi 
phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến 
được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. 
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện 
được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính. 
Chi phí liên quan trực tiếp khác 
10. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác 
ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao 
gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể. 
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho 
11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: 
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác 
phát sinh trên mức bình thường; 
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho 
quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06; 
(c) Chi phí bán hàng; 
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp. 
Chi phí cung cấp dịch vụ 
12. Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc 
cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan. 
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính 
vào chi phí cung cấp dịch vụ. 
PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 
13. Việc tính giá trị hàng tồn kho đƣợc áp dụng theo một trong các phƣơng pháp sau: 
(a) Phƣơng pháp tính theo giá đích danh; 
(b) Phƣơng pháp bình quân gia quyền; 
(c) Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc; 
(d) Phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc. 
14. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc 
mặt hàng ổn định và nhận diện được. 
15. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị 
trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua 
hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một 
lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. 
16. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc 
sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc 
sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá 
của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo 
giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. 
17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản 
xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản 
xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập 
sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc 
gần đầu kỳ còn tồn kho. 
GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƢỢC VÀ LẬP DỰ PHÕNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN 
KHO 
18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc 
chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với 
giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn 
giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. 
19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì 
phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh 
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập 
dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ 
cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có 
mức giá riêng biệt. 
20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy 
hể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho 
hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn 
số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính. 
22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không 
được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng 
hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công 
cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì 
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần 
có thể thực hiện được của chúng. 
23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được 
của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm 
giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán 
năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo 
cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn 
giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn 
hơn giá trị thuần có thể thực hiện được). 
GHI NHẬN CHI PHÍ 
24. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất, 
kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng đƣợc ghi nhận. Tất cả các 
khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế 
toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán 
năm trƣớc, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thƣờng do 
trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, đƣợc ghi nhận là chi 
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trƣờng hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc 
lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở 
cuối niên độ kế toán năm trƣớc, thì số chênh lệch lớn hơn phải đƣợc hoàn nhập ghi giảm chi 
phí sản xuất, kinh doanh. 
25. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi 
phí và doanh thu. 
26. Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc sử dụng như 
nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào giá trị 
tài sản cố định. 
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
27. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: 
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phƣơng 
pháp tính giá trị hàng tồn kho; 
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho đƣợc phân loại 
phù hợp với doanh nghiệp; 
(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho; 
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; 
(e) Những trƣờng hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng 
giảm giá hàng tồn kho; 
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã 
dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả. 
28. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước thì báo 
cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế 
toán với: 
(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước (nếu giá trị 
hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng tồn 
kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện 
được); hoặc 
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (nếu giá 
trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng 
tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực 
hiện được); hoặc 
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá 
trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng 
tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia 
quyền); hoặc 
(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán (nếu giá trị 
hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể 
thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối 
kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính 
theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán). 
29. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh đƣợc phân loại 
chi phí theo chức năng. 
30. Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng 
bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng 
giảm ... ảm ngược. 
b) Hợp đồng phát hành số cổ phiếu phổ thông còn lại không điều kiện. Những cổ phiếu phổ thông 
này không tạo ra tiền và không có tác động tới lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho các cổ phiếu phổ 
thông đang lưu hành. Vì vậy, những cổ phiếu này có tác động suy giảm và được cộng vào số 
lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu. 
45. Quyền chọn và chứng quyền có tác động suy giảm chỉ khi giá thị trường bình quân của cổ phiếu 
phổ thông trong kỳ lớn hơn giá thực hiện quyền chọn hoặc chứng quyền (trường hợp thực hiện công 
cụ có lãi). Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại số lãi trên cổ phiếu đã báo cáo trước đây để phản 
ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu phổ thông. 
46. Quyền chọn mua cổ phiếu dành cho nhân viên với các điều khoản cố định hoặc xác định được và 
các cổ phiếu thưởng chưa trao cho nhân viên được coi như các quyền chọn khi tính lãi suy giảm 
trên cổ phiếu, mặc dù việc trao cổ phiếu là chưa chắc chắn. Những công cụ này được coi như đã lưu 
hành vào ngày phát sinh. Quyền chọn mua cổ phiếu dành cho nhân viên dựa trên kết quả hoạt động 
được phản ánh như cổ phiếu phát hành có điều kiện vì khi phát hành những cổ phiếu đó ngoài điều 
kiện về mặt thời gian còn phụ thuộc vào việc thoả mãn một số điều kiện cụ thể. 
Công cụ tài chính có thể chuyển đổi 
47. Tác động suy giảm của công cụ tài chính có thể chuyển đổi đối với lãi suy giảm trên cổ phiếu được 
quy định tại đoạn 31 và 34. 
48. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi có tác động suy giảm ngược khi cổ tức của các cổ phiếu đó 
(được công bố hoặc lũy kế trong kỳ) tính trên mỗi cổ phiếu phổ thông nhận được do chuyển đổi lớn 
hơn lãi cơ bản trên cổ phiếu. Tương tự, khoản nợ có khả năng chuyển đổi có tác động suy giảm 
ngược khi lãi sau thuế và các khoản thay đổi khác trong thu nhập và chi phí tính trên mỗi cổ phiếu 
phổ thông nhận được thông qua chuyển đổi lớn hơn lãi cơ bản trên cổ phiếu. 
49. Việc mua lại hoặc khuyến khích chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi có thể chỉ ảnh hưởng 
một phần trong số cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi lưu hành trước kia. Khi đó, các khoản thanh 
toán tăng thêm nêu trong đoạn 15 tính cho các cổ phiếu được mua lại hoặc được chuyển đổi được 
dùng để xác định xem những cổ phiếu ưu đãi còn lại có tác động suy giảm hay không. Các cổ phiếu 
đã được mua lại hoặc chuyển đổi được xem xét độc lập với các cổ phiếu không được mua lại hoặc 
chuyển đổi. 
Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện 
50. Khi tính lãi cơ bản trên cổ phiếu, cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện được coi như đang lưu 
hành và được sử dụng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu nếu như các điều kiện đã được thoả mãn. 
Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện được tính vào từ đầu kỳ (hoặc từ ngày thoả thuận cổ 
phiếu phổ thông phát hành có điều kiện). Trường hợp các điều kiện không được thoả mãn, số lượng 
cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu được dựa vào số cổ 
phiếu có thể được phát hành nếu ngày kết thúc kỳ báo cáo là ngày kết thúc thời hạn của điều kiện. 
Doanh nghiệp không được tính lại số lượng cổ phiếu phát hành có điều kiện nếu như các điều kiện 
phát hành không được thoả mãn vào ngày kết thúc thời hạn của điều kiện. 
51. Trường hợp điều kiện phát hành yêu cầu phải đạt được hoặc duy trì một lượng lãi cố định cho kỳ 
báo cáo kể cả khi đã đạt được vào cuối kỳ nhưng phải được giữ lại cho kỳ báo cáo tiếp theo thì số 
cổ phiếu phổ thông tăng thêm được phản ánh như đang lưu hành nếu có tác động mang tính suy 
giảm khi tính lãi suy giảm trên cổ phiếu. Khi đó, doanh nghiệp tính lãi suy giảm trên cổ phiếu dựa 
trên số cổ phiếu phổ thông có thể được phát hành nếu như số lãi tại thời điểm cuối kỳ báo cáo bằng 
số lãi tại thời điểm cuối của điều kiện. Số lãi có thể thay đổi vào kỳ sau nên khi tính lãi cơ bản trên 
cổ phiếu không được tính tới những cổ phiếu phát hành có điều kiện cho đến khi kết thúc thời hạn 
của điều kiện vì đến thời điểm này chưa thỏa mãn hết mọi điều kiện. 
52. Số lượng cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện có thể dựa trên giá thị trường của cổ phiếu phổ 
thông trong tương lai. Nếu có tác động suy giảm, việc tính lãi suy giảm trên cổ phiếu được dựa trên 
số cổ phiếu phổ thông sẽ phát hành khi giá trị thị trường của cổ phiếu vào ngày cuối kỳ bằng giá trị 
thị trường của cổ phiếu vào ngày kết thúc thời hạn của điều kiện. Nếu điều kiện phát hành cổ phiếu 
dựa trên giá thị trường bình quân cho một giai đoạn kết thúc sau ngày kết thúc kỳ báo cáo thì doanh 
nghiệp sử dụng giá bình quân cho đến ngày kết thúc kỳ báo cáo. Giá thị trường có thể thay đổi vào 
kỳ sau, nên khi tính lãi cơ bản trên cổ phiếu không được tính những cổ phiếu phát hành có điều kiện 
cho tới khi kết thúc thời hạn của điều kiện vì đến thời điểm này chưa thỏa mãn hết mọi điều kiện. 
53. Số lượng cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện có thể dựa trên lãi và giá của cổ phiếu phổ 
thông trong tương lai. Trong trường hợp này, số lượng cổ phiếu phổ thông để tính lãi suy giảm trên 
cổ phiếu được dựa trên cả hai điều kiện là lãi và giá thị trường tại ngày cuối của kỳ báo cáo. Cổ 
phiếu phổ thông phát hành có điều kiện chỉ được dùng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu khi cả hai 
điều kiện trên được thoả mãn. 
54. Trong một số trường hợp khác, số lượng cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện có thể dựa trên 
các điều kiện không phải là lãi hoặc giá thị trường của cổ phiếu. Trong những trường hợp này, nếu 
các điều kiện hiện tại không thay đổi cho tới khi kết thúc thời hạn của điều kiện, cổ phiếu phổ thông 
phát hành có điều kiện được dùng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu căn cứ vào tình trạng thực tế tại 
thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. 
55. Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện được doanh nghiệp tính vào cổ phiếu bình quân lưu 
hành trong kỳ để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu (Không phải là thoả thuận cổ phiếu có điều kiện, 
như là công cụ có thể chuyển đổi phát hành có điều kiện) theo phương pháp sau: 
a) Doanh nghiệp tự xác định cổ phiếu phổ thông tiềm năng với giả định là có thể phát hành trên cơ 
sở các điều kiện cho việc phát hành cổ phiếu phát hành có điều kiện quy định tại các đoạn từ 50 
- 54; và 
b) Nếu những cổ phiếu phổ thông tiềm năng được sử dụng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu, 
doanh nghiệp phải xác định ảnh hưởng của chúng tới lãi suy giảm trên cổ phiếu bằng các bước 
thực hiện quyền chọn mua, chứng quyền quy định trong các đoạn từ 43 - 46, các bước thực hiện 
cho công cụ có thể chuyển đổi quy định trong các đoạn từ 47 - 49, các bước thực hiện cho hợp 
đồng có thể được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền quy định trong các đoạn 
từ 56 - 59, hoặc các bước thực hiện phù hợp khác. 
Tuy nhiên, việc thực hiện hoặc chuyển đổi của các cổ phiếu phổ thông tiềm năng không được giả 
định cho mục đích tính lãi suy giảm trên cổ phiếu trừ trường hợp việc thực hiện hoặc việc chuyển 
đổi các cổ phiếu phổ thông tiềm năng đang lưu hành không phải là phát hành có điều kiện. 
Hợp đồng có thể đƣợc thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền 
56. Khi phát hành hợp đồng có thể được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền mặt, 
doanh nghiệp giả định trước rằng hợp đồng được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông và số cổ 
phiếu phổ thông tiềm năng từ việc thanh toán sẽ được sử dụng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu 
nếu có tác động mang tính suy giảm. 
57. Khi hợp đồng được trình bày với mục đích kế toán như là một tài sản hay một khoản nợ phải trả 
riêng biệt hoặc là một bộ phận của vốn chủ sở hữu hay nợ phải trả, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các 
thay đổi về lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ nếu như hợp đồng đó được phân loại toàn bộ là vốn chủ sở 
hữu. Việc điều chỉnh thực hiện tương tự như quy định trong đoạn 31. 
58. Đối với các hợp đồng có thể được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền, tuỳ theo 
lựa chọn của người nắm giữ, doanh nghiệp sử dụng cách thanh toán có suy giảm lớn hơn để 
tính lãi suy giảm trên cổ phiếu. 
59. Ví dụ hợp đồng có thể được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền: 
a) Công cụ nợ khi đáo hạn cho phép doanh nghiệp quyền tùy ý lựa chọn việc thanh toán nợ gốc 
bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp. 
b) Quyền chọn bán đã phát hành, cho phép người nắm giữ lựa chọn giữa việc thanh toán bằng cổ 
phiếu hoặc thanh toán bằng tiền. 
Các quyền chọn đã đƣợc mua 
60. Các hợp đồng như quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán đã được doanh nghiệp mua vào (Quyền 
chọn đối với cổ phiếu của doanh nghiệp do chính doanh nghiệp nắm giữ) không được sử dụng để 
tính lãi suy giảm trên cổ phiếu vì gây ra tác động suy giảm ngược. Quyền chọn bán có thể được 
thực hiện chỉ khi giá thoả thuận bán lớn hơn giá thị trường và quyền chọn mua chỉ được thực hiện 
khi giá thoả thuận mua nhỏ hơn giá thị trường. 
Quyền chọn bán đã phát hành 
61. Những hợp đồng yêu cầu doanh nghiệp phải mua lại cổ phiếu của chính mình (Quyền chọn bán 
đã phát hành và hợp đồng mua kỳ hạn) được sử dụng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu nếu như 
có tác động suy giảm. Nếu những hợp đồng đó tạo ra lợi nhuận trong kỳ (Giá thực hiện hoặc giá 
thanh toán lớn hơn giá thị trường trung bình trong kỳ) thì tác động suy giảm tiềm năng cho lãi 
trên cổ phiếu sẽ được tính như sau: 
a) Giả định vào đầu kỳ, cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành đủ (theo giá thị trường trung 
bình trong kỳ) để thu tiền nhằm thực hiện các điều kiện hợp đồng; 
b) Giả định tiền thu được từ phát hành được sử dụng để thực hiện các điều kiện hợp đồng (tức 
là để mua lại cổ phiếu phổ thông); và 
c) Số lượng cổ phiếu tăng thêm (Số chênh lệch giữa số lượng cổ phiếu phổ thông được giả định 
là phát hành và số lượng cổ phiếu phổ thông thu về từ việc thoả mãn các điều kiện hợp 
đồng) sẽ được sử dụng để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu. 
Điều chỉnh hồi tố 
62. Lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu cho tất cả các kỳ báo cáo sẽ được điều 
chỉnh hồi tố nếu số lượng cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông tiềm năng đang lưu 
hành tăng lên do vốn hoá, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc giảm đi do gộp cổ 
phiếu. Nếu những thay đổi đó xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát 
hành báo cáo tài chính, số liệu được tính trên mỗi cổ phiếu của kỳ báo cáo hiện tại và mỗi kỳ 
báo cáo trước đó trên báo cáo tài chính được tính lại dựa trên số lượng cổ phiếu mới. Doanh 
nghiệp phải trình bày kết quả tính trên mỗi cổ phiếu phản ánh sự thay đổi về số lượng cổ phiếu. 
Ngoài ra, lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu sẽ được điều chỉnh cho tác động 
của các sai sót và kết quả điều chỉnh phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế 
toán. 
63. Đối với việc thay đổi các giả định sử dụng trong việc tính lãi trên cổ phiếu, hoặc việc chuyển đổi cổ 
phiếu phổ thông tiềm năng thành cổ phiếu phổ thông, doanh nghiệp không tính lại lãi suy giảm trên 
cổ phiếu của các kỳ báo cáo trước đó được trình bày trên báo cáo tài chính. 
Trình bày báo cáo tài chính 
64. Doanh nghiệp trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lãi cơ bản trên cổ phiếu và 
lãi suy giảm trên cổ phiếu từ lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông 
của công ty mẹ trong kỳ đối với mỗi loại cổ phiếu phổ thông có quyền nhận lợi nhuận khác nhau 
cho kỳ báo cáo. Doanh nghiệp phải trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giả m trên cổ 
phiếu cho tất cả các kỳ báo cáo. 
65. Lãi trên cổ phiếu được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh cho tất cả các kỳ báo cáo. Nếu lãi 
suy giảm trên cổ phiếu được trình bày cho ít nhất 1 kỳ báo cáo, thì số liệu này cũng phải được báo 
cáo cho các kỳ khác nêu trong báo cáo, kể cả khi lãi suy giảm trên cổ phiếu bằng với lãi cơ bản trên 
cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể trình bày chung một số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh nếu lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu bằng nhau. 
66. Doanh nghiệp trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu kể cả trong trường 
hợp giá trị này là một số âm (Lỗ trên cổ phiếu). 
Trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
67. Doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau: 
a) Lợi nhuận hoặc lỗ để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu, bản đối 
chiếu lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho công ty mẹ trong kỳ. Bản đối chiếu gồm các ảnh hưởng 
của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên cổ phiếu. 
b) Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi 
suy giảm trên cổ phiếu, bản đối chiếu giữa các số bình quân gia quyền. Bản đối chiếu sẽ bao 
gồm ảnh hưởng của từng loại công cụ có tác động tới lãi trên cổ phiếu. 
c) Các công cụ (bao gồm cả cổ phiếu phát hành có điều kiện) có thể có tác động suy giảm lãi 
trên cổ phiếu trong tương lai nhưng không được đưa vào tính lãi suy giảm trên cổ phiếu vì 
chúng có tác dụng suy giảm ngược cho kỳ hiện tại hoặc các kỳ được trình bày. 
d) Trình bày các giao dịch cổ phiếu phổ thông hoặc giao dịch cổ phiếu phổ thông tiềm năng, 
không phải là loại giao dịch được hạch toán tuân theo đoạn 62, xảy ra sau ngày kết thúc kỳ 
kế toán năm. Nếu những giao dịch đó xảy ra trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì sẽ có tác 
động đáng kể tới số lượng cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông tiềm năng lưu hành 
tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. 
68. Ví dụ về các giao dịch trình bày trong đoạn 67(d) bao gồm: 
a) Phát hành cổ phiếu thu tiền; 
b) Phát hành cổ phiếu khi tiền thu được dùng để trả nợ hoặc thanh toán cổ phiếu ưu đãi đang lưu 
hành tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm; 
c) Mua lại cổ phiếu phổ thông đang lưu hành; 
d) Chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng đang lưu hành tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm thành 
cổ phiếu phổ thông; 
e) Phát hành quyền chọn, đảm bảo, hoặc các công cụ chuyển đổi; và 
f) Đạt được các điều kiện để phát hành cổ phiếu có điều kiện. 
 Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lãi trên cổ phiếu đối với các giao dịch xảy ra sau ngày kết thúc 
kỳ kế toán năm vì những giao dịch đó không làm ảnh hưởng tới số vốn sử dụng trong việc tạo ra lợi 
nhuận hay lỗ trong kỳ. 
69. Các công cụ tài chính hay các hợp đồng khác tạo ra cổ phiếu phổ thông tiềm năng có thể có các 
điều khoản và điều kiện gây ảnh hưởng tới việc xác định lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm 
trên cổ phiếu. Những điều khoản và điều kiện đó có thể xác định cổ phiếu phổ thông tiềm năng có 
tác động suy giảm hay không, cụ thể là xác định tác động lên số bình quân gia quyền cổ phiếu lưu 
hành và những điều chỉnh đối với lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ 
thông. 
70. Trường hợp doanh nghiệp công bố thêm, ngoài lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ 
phiếu, các số liệu trên cổ phiếu có sử dụng các chỉ tiêu trình bày trên Báo cáo kết quả kinh 
doanh không tuân theo quy định của Chuẩn mực này thì những thông tin trên cổ phiếu đó phải 
được tính theo số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông được xác định theo yêu cầu của 
Chuẩn mực này. Các số liệu cơ bản và suy giảm trên cổ phiếu liên quan đến các chỉ tiêu đó phải 
được trình bày rõ ràng trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Doanh nghiệp trình bày các cơ 
sở để tính lợi nhuận, trong đó bao gồm các số liệu trên cổ phiếu là trước thuế hay sau thuế./. 
-xxx- 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_chuan_muc_ke_toan_viet_nam.pdf