Góp ý về chính sách liên thông thư viện và tiến trình thúc đẩy hoạt động liên thông thư viện

Những thành quả đạt được:

− Là động lực giúp cho các thư viện

Czech và Slovak tiếp cận với phát

triển của các thư viện tiên tiến trên

thế giới.

− Là mô hình mẫu mực và nguyên tắc

tổ chức, mục tiêu và việc thống nhất

các tiêu chuẩn cho việc hợp tác liên

thư viện trong và ngoài nước.

− Hình thành mạng liên thư viện mở tra

cứu thư mục trực tuyến cho mọi đối

tượng dùng tin cũng như cho sự tham

gia của các thư viện khác.

Những hạn chế:

− Chưa tập hợp được toàn bộ các thư

viện của toàn Liên bang do hạn chế

ngân sách.

− Chưa đề ra được chính sách bổ sung

phù hợp cho từng thành viên

− Chưa xây dựng được kế hoạch hổ trợ

các thư viện thành viên

− Việc thay đổi thói quen và tác phong

làm việc của con người không đơn

giản

pdf 8 trang kimcuc 4660
Bạn đang xem tài liệu "Góp ý về chính sách liên thông thư viện và tiến trình thúc đẩy hoạt động liên thông thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Góp ý về chính sách liên thông thư viện và tiến trình thúc đẩy hoạt động liên thông thư viện

Góp ý về chính sách liên thông thư viện và tiến trình thúc đẩy hoạt động liên thông thư viện
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
9 
Câu lạc bộ Thư viện quy tụ 162 hội viên 
GÓP Ý VỀ CHÍNH SÁCH LIÊN THÔNG THƯ VIỆN VÀ TIẾN 
TRÌNH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LIÊN THÔNG THƯ VIỆN 
LÊ NGỌC OÁNH, MSL. 
Thư viện ĐH Mở-Bán công TP. HCM 
ể từ ngày 21/11/1998, Câu lạc bộ 
thư viện được thành lập tại Thư viện Cao 
học Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM; 
tiếp đến ngày 18/12/1999 Liên hiệp Thư 
viện các trường đại học khu vực Hà Nội 
tuyên bố tái hoạt động sau một thập kỷ 
vắng bóng; rồi đến ngày 07/06/2001 Hội 
nghị thành 
lập Liên hiệp 
Thư viện các 
trường đại 
học khu vực 
phía Nam 
được tổ chức, 
thư viện các 
trường đại 
học trên cả 
nước đã có 
những hoạt 
động sôi nổi. 
Chẳng hạn 
như tham gia 
các cuộc hội thảo về vai trò của thư viện 
đại học, vai trò của người cán bộ thông tin 
thư viện, chuẩn hóa nghiệp vụ để đi đến 
hội nhập và phát triển, tham dự các lớp 
tập huấn liên quan đến nghiệp vụ thư viện 
hiện đại, thực sự bắt tay vào việc cải tạo 
thư viện mình theo hướng hiện đại và điện 
tử hoá, trong đó nổi bật vấn đề liên thông 
thư viện, chia sẻ tài nguyện, đưa cơ sở dữ 
liệu thông tin điện tử của các thư viện 
thành viên trong một hệ thống liên thông 
lên mạng dùng chung. 
Trong những hoạt động rầm rộ đi lên 
đó, ta thấy bắt đầu xuất hiện những dự án 
liên thông như: Dự án “Hệ thống thông 
tin - thư viện điện tử liên kết các trường 
đại học" của 9 thư viện đại học ở TP. 
HCM” và Dự án "Trang bị cơ sở dữ liệu 
chung của các trung tâm học liệu" của 
các đại học 
Huế, Đà Nẵng 
và Cần Thơ. 
Để thực 
hiện các dự án 
này, mỗi dự án 
cần phải có 
một chính sách 
liên thông. 
Chính sách liên 
thông sẽ quyết 
định một phần 
quan trọng 
trong việc 
thành công của 
dự án. Bài viết này nhằm đóng góp một số 
ý kiến về chính sách liên thông. Tuy nhiên 
trước khi đề cập đến chính sách liên thông, 
thiết nghĩ cũng nên điểm qua một số mô 
hình liên thông tiêu biểu trên thế giới để 
xem tính hiệu quả của việc liên thông; 
đồng thời xét qua các tiến trình thúc đẩy 
liên thông ở nước ta. 
Điểm qua một số mô hình liên 
thông tiêu biểu trên thế giới: 
K
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
10 
1. Dự án CASLIN (Czech And Slovak 
Library Information Network) liên kết 4 
thư viện lớn: Thư viện quốc gia của Czech 
tại Praha, CH Czech, Thư viện khoa học 
Moravie tại Brno, CH Czech, Thư viện 
quốc gia Slovak tại Martin, CH Slovak, và 
Thư viện đại học tại Bratislava, CH Slovak 
với sự tài trợ chính của Tổ chức Andrew 
W. Mellon Foundation hơn 1triệu USD để 
trang bị phần cứng và phần mềm của hệ 
thống CNTT cho bốn thư viện thành viên 
đầu tiên; Tổ chức Pew Charitable Trust 
(Hoa Kỳ) tài trợ 200.000USD dành cho 
công tác đào tạo; và Bộ Thông tin và Văn 
hóa (Czech - Slovak) tài trợ cho việc thuê 
bao đường truy cập Internet trực tuyến 
trong hai năm. Tại thời điểm này số thành 
viên đã lên đến10. 
Những thành quả đạt được: 
− Là động lực giúp cho các thư viện 
Czech và Slovak tiếp cận với phát 
triển của các thư viện tiên tiến trên 
thế giới. 
− Là mô hình mẫu mực và nguyên tắc 
tổ chức, mục tiêu và việc thống nhất 
các tiêu chuẩn cho việc hợp tác liên 
thư viện trong và ngoài nước. 
− Hình thành mạng liên thư viện mở tra 
cứu thư mục trực tuyến cho mọi đối 
tượng dùng tin cũng như cho sự tham 
gia của các thư viện khác. 
Những hạn chế: 
− Chưa tập hợp được toàn bộ các thư 
viện của toàn Liên bang do hạn chế 
ngân sách. 
− Chưa đề ra được chính sách bổ sung 
phù hợp cho từng thành viên 
− Chưa xây dựng được kế hoạch hổ trợ 
các thư viện thành viên 
− Việc thay đổi thói quen và tác phong 
làm việc của con người không đơn 
giản 
2. Dự án CAVAL (Cooperative Action by 
Victorian Academic Libraries) bao gồm 
các thành viên: Australian Catholic 
University, Deakin University, La Trobe 
University, Monash University, RMIT, 
Swinburne University, University of 
Baliarat, University of Melbourne, 
Victoria University, và State Library of 
Victoria. Ban điều hành bao gồm các giám 
đốc đại học và các giám đốc thư viện. 
Những thành quả đạt được: 
− Tập hợp được mạng tài nguyên thông 
tin trong khu vực để tổ chức được các 
dịch vụ thông tin chất lượng cao, 
chẳng hạn trung tâm lưu trữ tài liệu 
nghiên cứu (CARM = Caval Archive 
Reseach Material Center) tổ chức lưu 
giữ các tài liệu có tần suất sử dụng 
thấp nhưng có giá trị, phục vụ cho 
nghiên cứu. Các tài liệu này do các 
thư viện thành viên đóng góp và đồng 
sở hữu. Hiện nay sưu tập này có một 
triệu bản tài liệu trong khi kho tài liệu 
của CARM có khả năng chứa hai 
triệu bản. 
− Thống nhất chương trình đào tạo 
nâng cao năng lực cho người làm 
công tác thông tin thư viện, đáp ứng 
nhu cầu của hoạt động thông tin thư 
viện hiện đại. Các chương trình đào 
tạo của CAVAL bao gồm các khoá 
đào tạo cũng như tập huấn về nghiệp 
vụ thông tin thư viện như: biên mục, 
phân loại, metadata, thiết kế và phát 
triển trang web, cấu trúc thông tin, 
quản lý thư viện, dịch vụ tư vấn và 
đào tạo chuyên gia do các chuyên gia 
cao cấp của CAVAL thực hiện nhằm 
cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp 
chất lượng cao cho lĩnh vực thư viện. 
3. Nhận định chung về dự án liên 
thông: 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
11 
− Về mục tiêu nhằm kết nối các thư 
viện trong cùng một cụm liên 
thông lại để: Chia sẻ một mục lục 
liên hợp; Tổ chức việc chia sẻ tài 
nguyên; Hợp tác trong công tác 
bổ sung; Phát huy mượn liên thư 
viện; Cho người dùng tin ở bất kỳ 
nơi nào cũng có thể tra cứu vào 
mục lục trực tuyến thống nhất; Sử 
dụng được các dịch vụ thông tin 
chất lượng cao, phát triển các dịch 
vụ thông tin sáng tạo. 
− Về phạm vi phát triển: các cụm 
liên thông thường bắt đầu bằng 
một số nhỏ các thư viện được đầu 
tư đồng bộ sau được phát triển lan 
rộng dần ra. 
− Về tổ chức điều hành: Ban điều 
hành gồm các giám đốc của các 
thư viện thành viên (đôi khi là 
hiệu trưởng các trường đại học) ra 
quyết định liên quan đến chương 
trình hành động của dự án liên 
thông. 
− Về chuyên gia tư vấn: gồm các 
chuyên gia của các lĩnh vực kế 
hoạch và CNTT của các thư viện 
thành viên, có trách nhiệm biên 
soạn các tiêu chuẩn và các kế 
hoạch triển khai dự án. 
− Về qui trình thực hiện: dự án 
được thực hiện theo các bước sau 
đây: 
- Trang bị phần cứng và phần 
mềm của hệ thống công nghệ 
thông tin cho các thư viện 
thành viên ban đầu. 
- Ấn định chính sách liên thông 
- Thống nhất nghiệp vụ và 
chương trình đào tạo: Mô tả: 
AACR2, MARC 21 hay 
UNIMARC, METADATA; 
Đề mục: LCSH; Phân loại: 
DDC hay UDC, LC; Thiết kế 
và phát triển trang web; Cấu 
trúc thông tin; Quản lý thư 
viện; Lập kế hoạch chiến lược. 
- Tìm nguồn tài trợ cho công tác 
đào tạo và công tác kỹ thuật, 
hỗ trợ cho các thư viện thành 
viên 
- Thiết lập đường truyền dây 
cáp mạng liên thông mở, tra 
cứu mục lục trực tuyến cho 
mọi đối tượng dùng tin, cũng 
như cho sự tham gia của các 
thư viện khác. 
- Cung cấp các sưu tập tài 
nguyên số hoá cho các thư 
viện thành viên. 
4. Những yếu tố cần thiết cho sự thành 
công của hợp tác. 
− Các thư viện tham gia phải cùng 
thống nhất một quy định hoạt động 
trong đó thể hiện rõ mục tiêu, 
quyền lợi, nghĩa vụ, thỏa thuận giữa 
các phương thức hợp tác. 
− Các thư viện tham gia phải đảm bảo 
các kiến trúc hạ tầng: Tuân thủ tiêu 
chuẩn chung về tổ chức tài nguyên 
thông tin; Có phần mềm tích hợp 
các tiêu chuẩn chung; và có nguồn 
tài nguyên thông tin chia sẻ được. 
− Có Ban điều hành am hiểu về tổ 
chức thư viện và hiểu biết về việc 
ứng dụng CNTT. 
− Xây dựng được một kế hoạch hành 
động, trong đó phân tích được mặt 
mạnh và mặt yếu của từng thư viện 
tham gia để trên cơ sở đó có kế 
hoạch chi tiết triển khai hoạt động 
của từng thư viện tham gia hợp tác. 
− Có kế hoạch và định hướng được 
việc tiếp cận các nguồn tài chính 
đảm bảo hoạt động lâu dài của hợp 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
12 
tác. Dự kiến được những biến động 
xu thế phát triển của các hoạt động 
liên quan đến thư viện để kịp thời 
có kế hoạch triển khai viêc ứng 
dụng. 
− Cân nhắc phạm vi và khả năng mở 
rộng của hợp tác. 
Tiến trình thúc đẩy liên thông ở 
nước ta: 
1. Một số hoạt động nhằm đến việc liên 
thông. 
− Ngày 17/3/2000: Vụ Thư viện, Bộ Văn 
hóa - Thông tin đã tổ chức cuộc hội 
thảo “Nghiên cứu và dịch thuật Bảng 
Phân loại Dewey” với đầy đủ các nhà 
thư viện học lớn trong cả nước. Hội 
thảo này đã tìm được tiếng nói chung 
trên bước đường hội nhập với thư viện 
thế giới. Thư viện Việt Nam cần mạnh 
dạn đổi mới, nhanh chóng nghiên cứu 
và áp dụng Bảng Phân loại Dewey, 
AACR2, và sử dụng Tiêu đề đề mục. 
− Từ 26-28/9/2001: Tại Trung tâm Phát 
triển CNTT, Hà Nội, Hội thảo Quốc tế 
về “Hệ thống quản lý và các tiêu 
chuẩn nghiệp vụ cho Thư viện Việt 
Nam” được tổ chức với sự tham gia 
đông đảo các nhà thư viện có uy tín 
trên thế giới. Nội dung chính của hội 
thảo này xoay quanh những vấn đề 
phát triển hệ thống mạnh thư viện 
thống nhất; phát triển những chính sách 
dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, chia sẻ 
nguồn thông tin qua mạng; hiện đại hóa 
trang thiết bị thư viện dựa trên những 
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác 
phục vụ bạn đọc. Các thành viên tham 
gia hội thảo đã nhất trí về một số điểm 
có liên quan đến việc khuyến khích sử 
dụng Hệ thống Phân loại Dewey, đề 
nghị áp dụng MARC 21; đưa hệ thống 
Phân loại Dewey, AACR2, và MARC 
21 vào chương trình giảng dạy của các 
trường đào tạo thư viện. Sau hội thảo 
này, được sự giúp đở của Đại học quốc 
tế RMIT-Việt Nam, Thư viện Quốc gia 
bắt tay xây dựng Dự án dịch DDC. 
− Từ 23-24/9/2002: Một cuộc Hội thảo 
quốc tế được tổ chức tại Thư viện 
Quốc gia do sự phối hợp giữa Thư viện 
Quốc gia với RMIT-Việt Nam quy tụ 
một số chuyên gia phân loại biên mục 
từ Hoa Kỳ, Úc, và Việt Nam để thảo 
luận về việc dịch DDC và AACR2. 
Trong diễn văn khai mạc, Thứ trưởng 
Trần Chiến Thắng nhắc lại quan điểm 
của Bộ Văn hóa - Thông tin rằng “Với 
nhiệm vụ là thư viện trung tâm của cả 
nước, Thư viện Quốc gia có nhiệm vụ 
tổ chức việc dịch, xuất bản và sử dụng 
Bảng Phân loại Dewey và Quy tắc biên 
mục Anh-Mỹ”. Quan điểm trên đã được 
cụ thể hóa bằng việc lập một kế hoạch 
thực hiện và thời hạn hoàn tất công 
việc dịch thuật DDC rút gọn 14 và 
AACR2 đầy đủ để phối hợp với các tổ 
chức giữ bản quyền. Với sự hỗ trợ của 
RMIT-Việt Nam, sau một thời gian sửa 
đổi, Dự án dịch DDC bao gồm nghiên 
cứu, xuất bản, huấn luyện áp dụng 
DDC đã được Quỹ từ thiện Atlantic 
chấp nhận tài trợ. Thư viện Quốc gia 
đã thành lập Hội đồng Tư vấn gồm 8 vị 
do Ông Phạm Thế Khang làm chủ tịch 
và Tổ Dịch thuật do Ông Vũ Văn Sơn 
làm tổ trưởng. 
− Ngày 25/9/2003: Hội nghị chuyên đề 
về “Hiệp hội Quốc gia các chuyên gia 
Thông tin và Thư viện tại Việt Nam” 
được tổ chức tại Trung tâm Thông tin 
Khoa học và Công nghệ Quốc gia do 
sự phối hợp giữa Thư viện Quốc gia, 
TT Thông tin KH-CN Quốc gia, Hội 
Thông tin Tư liệu Khoa học và Công 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
13 
nghệ, và RMIT. Hội nghị quy tụ một số 
cán bộ thư viện Hoa Kỳ, Úc và trong 
khu vực Đông Nam Á nhằm trình bày 
về phương thức xây dựng và hoạt động 
của Hiệp hội Thư viện Quốc gia. 
− Ngày 21/11/2003: Tại Thư viện Quốc 
gia, Hội đồng Tư vấn họp phiên họp 
thứ nhất để mở đầu cho công việc trọng 
đại của Thư viện Việt Nam: Dịch và áp 
dụng Bảng Phân loại Dewey. 
− Ngày 17/3/2004: Phiên họp thứ hai của 
Hội đồng Tư vấn dịch thuật DDC được 
tổ chức theo kế hoạch tại trụ sở 21 
Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM của 
RMIT-Việt Nam. 
− Ngày 29/6/2004: Tại trụ sở 21 Phạm 
Ngọc Thạch, TP. HCM của RMIT-Việt 
Nam, một cuộc họp quan trọng được tổ 
chức theo sáng kiến của Ban Chấp 
hành Liên hiệp Thư viện Đại học Phía 
Nam (FESAL) nhằm tìm kiếm nguồn 
tài trợ chính thức cho những hoạt động 
liên thông thư viện để đi đến đến việc 
thành lập Hiệp hội Thư viện đại học 
Việt Nam. Phiên họp bao gồm đại diện 
lãnh đạo hai Bộ Giáo dục Đào tạo và 
Văn Hóa-Thông tin, đại diện hai Ban 
chấp hành Liên hiệp Thư viện đại học 
Bắc-Nam và đại diện RMIT. 
− Ngày 30/9/2004: Phiên họp thứ ba của 
Hội đồng Tư vấn dịch thuật DDC được 
tổ chức tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội. 
2. Một số dự án liên thông: 
2.1. Dự án “Thông tin thư viện điện tử 
liân kết các trường đại học”: Dự án là 
một quyết tâm của Hội đồng đại học TP. 
HCM nhằm thúc đẩy việc liên kết và hỗ 
trợ phát triển các trường đại học - cao đẳng 
trên địa bàn TP. HCM. Dự án này đồng 
thời đáp ứng chủ trương của Ủy Ban nhân 
dân TP. HCM trong phần tin học hóa quản 
lý hành chánh nhà nước – chính phủ điện 
tử thể hiện trong quyết định số 
93/2002/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy Ban 
nhân nhân TP. HCM về phê duyệt chương 
trình mục tiêu ứng dụng và phát triển 
CNTT TP. HCM từ 2002-2005. Trường 
ĐH Khoa học Tự nhiên được giao làm 
Chủ dự án. 
− Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự 
án là nhằm hình thành một trung tâm 
liên kết thông tin thư viện, kết nối thí 
điểm giai đoạn đầu với thư viện 
khoảng 10 trường đại học và cao đẳng 
tại TP.HCM. Vận hành trên mạng đô 
thị băng thông rộng để trao đổi, quản 
lý và khai thác nguồn thông tin trong 
hệ thống thông tin thư viện tại cổng 
truy cập trên mạng CITYWEB của 
thành phố. Thống nhất về nghiệp vụ và 
công nghệ trong việc tổ chức, quản lý 
và trao đổi thông tin tiến tới kết nối 
mạng thông tin các trường đại học, cao 
đẳng, viện nghiên cứu trong giai đoạn 
từ sau năm 2005. 
− Phạm vi của dự án: Chín (09) thư viện 
đại học tham dự dự án là:TV Trường 
ĐH Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM, TV 
Trường ĐH Y-Dược, TV Trường ĐH 
Sư Phạm, TV Trường ĐH Sư phạm Kỹ 
thuật, TV Trường ĐH Kinh tế, TV 
Trường ĐH Mở-Bán Công, TV Trường 
ĐH DL Kỹ thuật - Công nghệ, TV 
Trường CĐ Công nghiệp 4, TV Trường 
ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. 
HCM. Ngoài ra còn có Trung tâm TT 
Khoa học Công nghệ TP. HCM. 
− Quá trình thực hiện: Đã qua giai đoạn 
Nghiên cứu khả thi, ngày 25/02/2004, 
Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí 
Minh đã ký Quyết định số 65/QĐ-
KHĐT phê duyệt Dự án “Hệ thống 
thông tin – thư viện điện tử liên kết 
các trường đại học” do Trường ĐH 
Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
14 
làm chủ đầu tư. Nay đang triển khai 
thực hiện theo kế hoạch như sau: 
o Hạng mục 1 : Thiết kế chi tiết 
phần mềm hệ thống cổng thông 
tin, các phần mềm ứng dụng và 
phần mềm tương hợp và thiết bị 
phần cứng tương ứng. 
o Hạng mục 2 : Thực thi lập trình 
phần mềm hệ thống cổng thông 
tin, các phần mềm ứng dụng và 
phần mềm tương hợp; Cài đặt, 
hướng dẫn sử dụng và đào tạo 
quản trị hệ thống cho các phần 
mềm kể trên. 
o Hạng mục 3 : Mua sắm máy chủ 
phần cứng 
o Hạng mục 4 : Thiết lập và vận 
hành kết nối mạng cho 9 trường. 
o Hạng mục 5 : Thiết lập chính 
sách liên thông thư viện; Thống 
nhất chuẩn nghiệp vụ; Tập huấn 
nghiệp vụ và công nghệ. 
2.2. Dự án "Trang bị CSDL chung của 
các Trung tâm học liệu do RMIT-Việt 
Nam quản lý": 
− Tại ĐH Huế: Dự án này bắt đầu triển 
khai từ Tháng 01/2001. Trung tâm học 
liệu ĐH Huế là một toà nhà bốn tầng 
được xây trên nền cũ của Thư viện 
Trung tâm Viện ĐH Huế bao gồm 
trang thiết bị hiện đại. Khánh thành vào 
ngày 23/3/2004. 
− Tại ĐH Đà Nẵng: Trung tâm học liệu 
ĐH Đà Nẵng đang được xây dựng 
trong khuôn viên trường ĐH Kỹ thuật 
cách trung tâm 9km về hướng Tây. TT 
này sẽ được kết nối với TT Thông tin 
Tư liệu hiện có nhằm cung cấp những 
dịch vụ thông tin hoàn hảo cho toàn 
ĐH Đà Nẵng. Dự kiến sẽ hoàn thành 
vào Tháng 01/2005. 
− Tại ĐH Cần Thơ: Trung tâm học liệu 
ĐH Cần Thơ cũng được xây dựng sao 
cho kết hợp với thư viện hiện thời 
trong Khu học đường 2 của ĐH nhằm 
phục vụ toàn thể sinh viên và giảng 
viên nhà trường. Dự kiến sẽ hoàn thành 
vào Tháng 8/2005. 
Góp ý về chính sách liên thông: 
Thông qua việc khảo sát một số mô 
hình liên thông tiêu biểu ở nước ngoài và 
tiến trình thúc đẩy liên thông ở nước ta, 
chúng tôi đóng góp một số ý kiến về Quy 
trình thực hiện và Chính sách liên thông 
cho bất cứ một dự án liên thông nào. 
1. Về quy trình liên thông: 
1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị hệ thống 
liên kết: 
− Xác định mục tiêu và phạm vi triển 
khai dự án. 
− Chọn ra các thư viện có phát triển cao 
để tham gia dự án đầu tiên. 
− Tổ chức Ban điều hành dự án. 
− Khảo sát thực tế các thư viện thành 
viên để biết các điểm mạnh và điểm 
yếu về nghiệp vụ cũng về công nghệ 
ứng dụng; nắm rõ những hạn chế để có 
kế hoạch hỗ trợ cho từng thành viên. 
− Thành lập Ban chuyên gia tư vấn về 
các lĩnh vực kế hoạch, hệ thống và 
CNTT. Ban chuyên gia có trách nhiệm 
soạn các tiêu chuẩn và kế hoạch triển 
khai dự án. 
− Trình bày và đề xuất giải pháp kết nối; 
thực trạng nghiệp vụ và ứng dụng tin 
học; chương trình tập huấn và sử dụng 
công nghệ mới. 
− Thảo luận về chính sách liên thông. 
1.2. Trong giai đoạn xây dựng hệ thống 
liên kết: 
− Thành lập consortium. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
15 
− Trang bị phần cứng và phần mềm ứng 
dụng CNTT cho các thư viện thành 
viên. 
− Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện còn 
yếu. 
− Thiết lập chính sách liên thông. 
− Thống nhất chuẩn nghiệp vụ và 
chương trình đào tạo. 
− Tập huấn nghiệp vụ và công nghệ. 
− Tìm nguồn tài trợ cho công tác đào tạo 
và công tác kỹ thuật. 
− Thiết lập đường truyền dây cáp mạng 
liên thông mở phục vụ dịch vụ trực 
tuyến cho đối tượng dùng tin và cho sự 
tham gia của các thư viện khác. 
− Xây dựng CSDL số hoá của các thư 
viện trong consortium. 
− Bổ sung CSDL điện tử trực tuyến. 
− Xây dựng hệ thống trung tâm phục vụ 
cho việc liên kết: Cài đặt phần cứng và 
phần mềm cho hệ thống máy chủ điều 
hành mạng chung; Thiết kế chi tiết 
phần mềm cổng thông tin tích hợp, các 
phần mềm ứng dụng khác. 
− Thiết lập và vận hành kết nối mạng. 
1.3. Trong giai đoạn triển khai kết nối 
các thư viện khác: 
− Mở rộng consortium đến các thư viện 
khác. 
− Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện cần 
liên kết. 
− Xây dựng nâng cấp phần cứng và phần 
mềm cho hệ thống trung tâm phục vụ 
cho việc liên kết. 
2. Về chính sách liên thông: Trước khi 
thiết lập và vận hành kết nối mạng liên 
thông, chúng ta cần phải khẳng định một 
Chính sách liên thông trên cơ sở bàn bạc, 
thảo luận giữa các thư viện thành viên. 
Chính sách liên thông có thể được vạch ra 
dưới các khía cạnh: Thống nhất về nghiệp 
vụ chuẩn hoá; Tổ chức và chia sẻ tài 
nguyên thông tin; Người sử dụng; và Quản 
lý mạng liên thông. 
2.1. Chính sách thống nhất nghiệp vụ 
chuẩn hoá: Để có thể liên thông được, các 
thành viên trong một cụm liên thông phải 
thống nhất với nhau về mọi vấn đề nghiệp 
vụ. Sự thống nhất này có thể do các bên 
liên quan thoả thuận với nhau về những 
tiêu chuẩn nào đó mà mọi thành viên cùng 
chấp nhận. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn 
hội nhập với mạng liên thông trên toàn thế 
giới, chúng ta phải cùng tuân theo các tiêu 
chuẩn quốc tế. Chẳng hạn như Biên mục 
mô tả theo ISBD, AACR2, MARC 21, 
MARC-XML, Dublin Core, vv; Phân 
loại theo DDC, LC, NLM (riêng cho thư 
viện Y khoa), vv; Ấn định tiêu đề đề 
mục theo Sears List of Subject Headings 
và LCSH; Hệ thống mục lục theo nhan đề, 
tác giả, tiêu đề đề mục; vv 
 Để thống nhất về mặt nghiệp vụ, các 
consortium cần phải tổ chức những cuộc 
khảo sát cặn kẻ cho từng thư viện thành 
viên, xem công tác nghiệp vụ của các 
thành viên có đúng chuẩn hay không. Có 
thể ghi nhận những hạn chế về trình độ 
nghiệp vụ của từng thành viên để có kế 
hoạch hỗ trợ. 
2.2. Chính sách tổ chức và chia sẻ tài 
nguyên thông tin: 
− Trao đổi Biểu ghi thư tịch: Ấn định 
thành phần của một biểu ghi thư tịch 
thống nhất. Các thư viện thành viên 
xây dựng và đóng góp vào hệ thống 
mục lục liên hợp để sử dụng chung. 
− Mượn liên thư viện: Hiện nay số 
lượng tài liệu của các thư viện còn ít 
trong khi số lượng độc giả thì quá 
đông nên các thư viện có khuynh 
hướng từ chối độc giả của các thư 
viện khác đọc tại chỗ hay mượn tài 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2004 
16 
liệu. Vì vậy ta chỉ có thể giải quyết hỗ 
trợ tài liệu cho độc giả của thư viện 
khác trong consortium khi thật cần 
thiết, có thể cần đến giấy giới thiệu. 
− Trao đổi tài liệu qua bưu điện, fax, 
hay email: Có thể trao đổi tài liệu điện 
tử hay sao chụp và xác định một 
phương thức thanh toán chi phí hợp 
lý. 
− Chia sẻ CSDL điện tử thương mại: 
Khai thác có thu phí và ấn định mức 
chi trả hợp lý cho độc giả trong và 
ngoài consortium truy cập vào CSDL 
điện tử thương mại của một thư viện 
thành viên. 
− Liên kết và phối hợp bổ sung tài liệu: 
Thường là tạp chí nước ngoài và 
CSDL trực tuyến. Tổ chức hội thảo để 
phân công từng thư viện đặt mua. 
− Công tác biên mục tập trung: Biểu ghi 
thư tịch được các thư viện thành viên 
đóng góp vào hệ thống mục lục liên 
hợp. Tuy nhiên cần phải có chính sách 
bồi dưỡng cho chuyên gia chuyên 
duyệt lại cho thống nhất. Có thể tổ 
chức biên mục qua mạng như là một 
công cụ thư tịch. 
− Xây dựng những bộ sưu tập: Hội thảo 
phân công cho từng thư viện sử dụng 
phần mềm chuyên biệt (Greenstone 
chẳng hạn) để xây dựng những bô sưu 
tập theo chuyên ngành. 
3. Về Chính sách người sử dụng: 
− Độc giả thư viện trong consortium: 
Có thể khai thác tài nguyên điện tử 
của nhau trên mạng; có quyền hoặc 
yêu cầu trao đổi tài liệu bằng bưu 
điện, fax, email; được giới thiệu đến 
đọc tài liệu tại chỗ ở một thư viện 
khác trong consortium. 
− Người sử dụng bên ngoài: Có thể khai 
thác tài nguyên của consortium có 
hoặc không có thu phí. Nếu có thu phí 
thì ấn định rỏ những gì cần thu phí và 
mức bao nhiêu. 
4. Về Chính sách quản lý mạng liên 
thông: Để mạng liên thông có thể vận 
hành tốt thì cần phải có kinh phí bảo trì 
hệ thống trung tâm và chi phí cho nhân 
viên quản lý mạng. 
− Hội thảo để tính chi phí năng lượng, 
bảo trì hệ thống trung tâm và nhân 
viên quản lý mạng. 
− Dự trù kinh phí cho những sinh hoạt 
trên và ấn định mức đóng góp của các 
thư viện thành viên. 
Chính sách liên thông cần phải được 
ký kết thực hiện bởi lãnh đạo cở sở của các 
thư viện thành viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi "Hệ thống thông tin - thư viện điện tử liên kết các 
trường đại học".– Phiên bản 1.7 / Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM.- 2004. 
2. Các Bản tin điện tử: 
− Bản tin Xuân / Liên hiệp thư viện ĐH Phía Nam, 01/2002 
− Kỷ niệm một năm thành lập / Liên hiệp thư viện ĐH Phía Nam, 11/2002 
− Liên thông thư viện / Liên hiệp thư viện ĐH Phía Nam, 8/2003 
− Công nghệ thông tin - thư viện / Liên hiệp thư viện ĐH Phía Nam, 12/2003 
− Thư viện - Công nghệ thông tin / Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên, 5/2004 
3. Kỷ yếu Hội thảo "Tiến đến thống nhất hoạt động hai Liên hiệp Thư viện Đại học". 
– Nha Trang, 19-20/7/2004. 

File đính kèm:

  • pdfgop_y_ve_chinh_sach_lien_thong_thu_vien_va_tien_trinh_thuc_d.pdf