Giáo trìnhKế toán tài chính (Bản hay)

Khái niệm về kế toán.

Theo Luật Kế toán Việt Nam, kế toán là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân

tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian

lao động.

Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.

- Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin

kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin

của đơn vị kế toán.

- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài

chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Khi thực hiện kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế

toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

- Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về

hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản

ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài

chính của đơn vị kế toán.

- Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng

đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ

thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán

chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.

pdf 339 trang kimcuc 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trìnhKế toán tài chính (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trìnhKế toán tài chính (Bản hay)

Giáo trìnhKế toán tài chính (Bản hay)
Lưu hành nội bộ 2 
Chương 1: 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 
Mục tiêu 
Chương này giúp người đọc hiểu được: 
1. Nắm lại một số khái niệm cơ bản và những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. 
2. Khái quát cơ bản một số vấn đề liên quan chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, luật kế 
toán 
1.1. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN. 
1.1.1. Khái niệm về kế toán. 
Theo Luật Kế toán Việt Nam, kế toán là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân 
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian 
lao động. 
Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị. 
- Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin 
kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin 
của đơn vị kế toán. 
- Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài 
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. 
Khi thực hiện kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế 
toán tổng hợp và kế toán chi tiết. 
- Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về 
hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản 
ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài 
chính của đơn vị kế toán. 
- Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng 
đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ 
thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán 
chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán. 
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán. 
Với tư cách là một công cụ quản lý, kế toán có những nhiệm vụ sau: 
- Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. 
- Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
- Kiểm soát sự chấp hành chế độ, chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước. 
- Phân tích, đánh giá và phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. 
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán. 
Công tác kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: 
- Trung thực: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ 
sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế, bản chất nội dung và giá trị 
của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 
- Khách quan: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng 
với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. Yêu cầu này đòi hỏi các số liệu, thông 
tin kế toán cung cấp phải dựa trên những sự kiện có tính khách quan có thể kiểm tra 
được. 
Lưu hành nội bộ 3 
- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kì kế toán phải được ghi 
chép, báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. 
- Kịp thời: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, 
đúng hoặc trước thời hạn qui định. 
- Dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ 
hiểu đối với người sử dụng thông tin. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu 
biết về kinh doanh, kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. 
- Liên tục: thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh 
đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính; liên tục từ khi thành lập đơn vị kế toán đến 
khi chấm dứt hoạt động; số liệu kế toán kì này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kì 
trước. 
- Có thể so sánh được: các thông tin và số liệu kế toán giữa các kì kế toán trong một 
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày 
nhất quán. 
1.2. CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN. 
Các khái niệm và nguyên tắc kế toán là căn cứ chủ yếu để định ra chế độ kế toán, 
giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế 
toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được 
qui định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung 
thực và hợp lý. 
1.2.1. Các khái niệm kế toán cơ bản. 
 Đơn vị kế toán: 
 Đơn vị kế toán là những đối tượng áp dụng Luật kế toán có lập báo cáo tài chính. 
Các đơn vị kế toán có thể là: 
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác có sử dụng kinh phí ngân sách 
Nhà nước. 
- Tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước. 
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo pháp luật 
Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt 
Nam. 
- Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể. 
Khái niệm đơn vị kế toán đòi hỏi hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách kế 
toán, báo cáo tài chính cũng như các nội dung qui định của hệ thống kế toán được tổ 
chức, vận dụng để ghi chép và báo cáo về tình hình tài chính và tình hình hoạt động của 
các đơn vị chứ không phải tổ chức riêng cho một cá nhân nào trong một đơn vị. 
 Đơn vị tiền tệ kế toán: 
- Đơn vị tiền tệ kế toán là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ 
kế toán và lập báo cáo tài chính. 
- Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp. 
Theo qui định của Luật kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam, đơn vị tiền tệ kế 
toán là đồng Việt Nam. Trường hợp nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh là ngoại tệ phải 
qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực hiện hoặc tỷ giá hối đoái do Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm qui đổi, trừ khi có qui định khác. 
Đơn vị kế toán chủ yếu thu chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ 
Tài Chính qui định làm đơn vị tiền tệ kế toán, nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở 
Việt Nam thì phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do NHNNVN công bố 
tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. 
Lưu hành nội bộ 4 
 Kỳ kế toán: 
 Kỳ kế toán là thời gian qui định mà các số liệu, thông tin kế toán của một đơn vị 
kế toán phải được báo cáo. 
 Kì kế toán gồm kì kế toán năm, kì kế toán quí và kì kế toán tháng. 
 Tài sản: 
 Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát được và có thể thu được lợi ích 
kinh tế trong tương lai. 
Tài sản được ghi nhận khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích 
kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản có thể được xác định một cách đáng tin cậy. 
Khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho 
doanh nghiệp thì không được ghi nhân là tài sản mà chi phí đó được ghi nhận là chi phí 
thời kì để xác định lãi, lỗ trong kì. 
 Doanh thu và thu nhập khác: 
 Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh 
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh 
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. 
Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận khi thu được lợi ích kinh tế trong tương 
lai có liên quan đến sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị tăng đó phải 
xác định được một cách đáng tin cậy. 
 Chi phí: 
Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích trong kì kế toán dưới hình thức các khoản 
tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn 
chủ sở hữu. 
Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận để xác định lãi, lỗ trong 
kì khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến 
việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định một cách đáng tin 
cậy. 
 Nợ phải trả: 
Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua 
mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. 
Nợ phải trả được ghi nhận khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải 
dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp 
phải thanh toán và các khoản nợ phải trả đó phải được xác định một cách đáng tin cậy. 
 Vốn chủ sở hữu: 
Là giá trị của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản và nợ 
phải trả. 
1.2.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản. 
 Cơ sở dồn tích. 
 Nguyên tắc này đòi hỏi các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát 
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán 
và báo cáo tài chính của các kì kế toán liên quan. 
 Hoạt động liên tục. 
Theo nguyên tắc này, báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh 
nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong 
tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng 
hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. 
Nguyên tắc này đòi hỏi các loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh 
thu, thu nhập khác, chi phí phải được ghi nhận theo giá gốc. 
Lưu hành nội bộ 5 
 Giá gốc. 
Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải 
trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đó được ghi nhận. 
Nguyên tắc này đòi hỏi các loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh 
thu, thu nhập khác, chi phí phải được ghi nhận theo giá gốc. Đơn vị kế toán không được 
tự điều chỉnh lại giá gốc, trừ trường hợp pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán cụ thể có qui 
định khác. 
 Phù hợp. 
Việc ghi nhận doanh thu, chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản 
doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra 
doanh thu đó. 
 Nhất quán. 
Nguyên tắc này đòi hỏi các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã 
chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kì kế toán năm. Trường hợp có thay đổi 
chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự 
thay đổi đó trong thuyết minh BCTC. 
 Thận trọng. 
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế 
toán trong các điều kiện không chắc chắn. 
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: 
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn. 
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập. 
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí. 
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả 
năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả 
năng phát sinh chi phí. 
 Trọng yếu. 
Thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác 
có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử 
dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai 
sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem 
xét trên cả phương diện định lượng và định tính. 
1.3. LUẬT KẾ TOÁN VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM. 
1.3.1. Sự ra đời và phát triển của Kế toán Việt Nam và Luật kế toán Việt Nam. 
Hệ thống kế toán tài chính Việt Nam đã phát triển qua ba giai đoạn chính: 
Trước những năm 1990: Đây là giai đoạn mà nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế bao 
cấp, các thành phần kinh tế chỉ có quốc doanh, tập thể và cá thể mà giữ thành phần chủ đạo là 
thành phần kinh tế quốc doanh và không có các hoạt động thương mại buôn bán tự do trên thị 
trường. Do đặc điểm này mà hoạt động nghề nghiệp của các kế toán viên chủ yếu tuân thủ theo 
nội quy, quy định của Bộ Tài chính – cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quản lý tài sản XHCN. 
Từ năm 1991 đến năm 1994: Đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp 
sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần đã 
tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ trong lĩnh vực kế toán ra đời 
như khái niệm lãi, lỗ, lợi nhuận mà đối với nhiều kế toán viên chỉ quen làm trong nền kinh tế 
bao cấp là khá trừu tượng và khó hiểu. 
Lưu hành nội bộ 6 
Từ năm 1995 đến nay: Do thực tế khách quan thay đổi nên giai đoạn từ năm 1995 đến nay 
chính là thời gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước phát triển cao nhất và 
hoàn thiện nhất. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay hệ thống kế toán toán tài chính nước ta đã hình 
thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán. Sự phát triển vượt bậc này được đánh dấu bởi sự ra đời 
của Luật kế toán Việt Nam do quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua cũng như các chuẩn 
mực về kế toán tài chính riêng của Việt Nam đã được ban hành. 
Kế toán tài chính tại Việt Nam không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội bộ mà đã 
có hệ thống và liên kết với thế giới. Đánh dấu bước phát triển quan trọng này là vào năm 1996 
Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế 
(IFAC) cũng như là thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). 
* Luật kế toán Việt Nam được ra đời như sau: 
Luật kế toán ở Việt Nam đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 19/06/2003 và 
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2004, sau đó được cụ thể hoá bằng 2 Nghị định hướng 
dẫn, Nghị định 128 ngày 31/5/2004 áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực của 
Nhà nước và Nghị định 129 ngày 31/5/2004 áp dụng cho các đơn vị kế toán thuộc lĩnh 
vực kinh doanh. Luật kế toán ra đời trước hết là để đáp ứng sự phát triển kinh tế của đất 
nước thoả mãn các yêu cầu của kinh tế thị trường ở Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu 
thế hội nhập của các nước thành viên ASEAN, cộng đồng các quốc gia trong khu vực và 
trên toàn thế giới. 
Luật kế toán Việt Nam bao gồm 7 chương và 64 điều với những điểm mới được ghi 
nhận so với Pháp lệnh kế toán – Thống kê, đó là: 
- Luật kế toán Việt Nam ra đời qui định một cách đầy đủ hơn về công tác kế toán 
cho những thành phần kinh tế khác nhau. 
- Có sự thừa nhận các khái niệm và nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế thị trường. 
- Vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý được đề cập đến một cách rõ ràng và chi 
tiết hơn. 
- Sự thừa nhận một cách chính thức hoạt động của nghề nghiệp kế toán. 
1.3.2. Giới thiệu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. 
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời nhằm đưa ra các nguyên tắc cơ bản 
giúp cho người làm công tác kế toán có thể có cơ sở để giải quyết các nghiệp vụ chưa 
được qui định trong hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, và các qui 
định khác của Bộ Tài chính. Các nguyên tắc này cũng làm cơ sở cho việc điều chỉnh các 
qui định kế toán không còn hợp lý sau này để từng bước phù hợp hơn với hệ thống thông 
lệ quốc tế. 
Đến năm 2006, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành được 22 chuẩn mực trong 4 
Quyết định cụ thể: 
- Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính 
về việc ban hành 4 chuẩn mực kế toán (đợt 1), gồm: 
Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho. 
Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình. 
Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình. 
Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác. 
Các chuẩn mực đợt 1 được cụ thể bởi Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 
- Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/20 ... ác quỹ doanh 
nghiệp như sau : 
 a. Quỹ đầu tư phát triên: 
Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng vào việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư 
chiều sâu của DOANH NGHIỆP. 
 Để đầu tư mở rông qui mô hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều 
kiện làm việc của doanh nghiệp. 
 Góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo qui định hiện hành. 
 Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua, chế biến, nông lâm hải sản được dùng quỹ này 
để trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hoặc cho các thành phần kinh tế khác vay vốn 
phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp. 
 Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, hội đồng quản trị, giám đốc ( đối với doanh 
nghiệp không có HĐQT) quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, 
bảo toàn và phát triển vốn. 
 Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập 
trung của tổng công ty (nếu là thành viên của tổng công ty) theo tỷ lệ do hội đồng quản trị tổng 
công ty quyết định. 
 Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh 
nghieọp để đầu tư phát triển doanh nghieọp khác. Bộ tài chính, sau khi thống nhất với cơ quan 
quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định việc điều động này. 
b. Quỹ dự phòng tài chính: 
 Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh 
sau khi đã được bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm. 
 Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của tổng công ty ( nếu là thành viên vủa tổng 
công ty ) theo tỷ lệ do HĐQT tổng công ty quyết định hàng năm. 
c. Các Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế và được sử 
dụng vào việc khen thưởng hoặc các mục đích khác phục vụ công tác điều hành của ban giám 
đốc, hội đồng quản trị. 
 Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện 
hành đối với từng Doanh nghiệp: Công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh 
nghiệp tư nhân. 
2. Tài khoản sử dụng. 
 Tài khoản 414 "Qũy đầu tư phát triển " 
Bên nợ : 
 - Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. 
Bên có : 
 - Quỹ đầu tư phát triển tăng do trích lập từ kết quả kinh doanh hoặc từ các nguồn khác. 
Số dư bên có : 
 - Quỹ đầu tư phát triển hiện có. 
117 
Lưu hành nội bộ 117 
TK 414 có 2 TK cấp hai : 
 TK 4141 " Quỹ đầu tư phát triển ". 
 TK 4142 "Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo ". 
 Tài khoản 415 "Quỹ dự phòng tài chính ". 
Bên nợ : 
 - Tình hình chi tiêu, quỹdự phòng tài chính. 
Bên có : 
 - Quỹ dự phòng tài chính tăng do trích lập từ các kết quả kinh doanh hoặc từ các nguồn 
khác. 
Số dư bên có : 
 -Quỹ dự phòng tài chính hiện có. 
 Tài khoản 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
Bên Nợ: 
 Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của DOANH NGHIỆP 
Bên Có: 
 Các quỹ khác thuộc chủ sở hữu tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế. 
Số dư bên Có: 
 Số quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu hiện có. 
3. Phương pháp hạch toán. 
a. Quỹ đầu tư phát triển 
- Trong kỳ, khi tạm trích quý đàu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: 
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối 
 Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển 
- Cuối năm, xác định số quỹ đầu tư phát triển được trích thêm, kế toán tính số được trích thêm, 
ghi 
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối 
 Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển 
 - Khi dùng quỹ đầu tư phát triển để mua sắm, xây dựng TSCĐ, khi công việc hoàn thành, 
TSCĐ đã đưa vào sử dụng thì ngoài việc ghi tăng TSCĐ, kế toán còn phải chuyển nguồn 
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển 
 Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh 
- Khi nhận quỹ đầu tư phát triển do cấp trên chuyển đến. 
Nợ TK 111,112 
 Có TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển 
 - Trích quỹ đầu tư phát triển nộp cấp trên. 
 Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển 
 Có TK 111,112 
b. Quỹ dự phòng tài chính 
- Khi trích lập quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: 
 Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối 
 Có TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính. 
- Quỹ dự phòng tài chính tăng do cấp dưới nộp lên. 
 Nợ TK 111,112,136 
 Có TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính. 
- Khi dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại về tài sản do thiên tai hỏa hoạn hoặc rủi ro 
trong kinh doanh 
 Nợ TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính 
118 
Lưu hành nội bộ 118 
 Có TK 111, 152, 153(611) 155(632)... 
 - Khi các tổ chức, cá nhân trả tiền bồi thường cho doanh nghiệp do gây ra hỏa hoạn, tổn 
thất..., ghi 
 Nợ TK 111, 112, 152 
 Có TK 415– Quỹ dự phòng tài chính 
 - Khi dùng quỹ dự phòng tài chính để chi trả tiền bồi thường do gây ra thiệt hại cho các tổ 
chức, cá nhân khác, ghi 
 Nợ TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính 
 Có TK 111, 112, 152... 
 - Quỹ dự phòng tài chính giảm do nộp lên cấp trên 
 Nợ TK 415– Quỹ dự phòng tài chính 
 Có TK 111,112,336.. 
 c. Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
- Trích lập quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuanạ sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi: 
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối 
 Có TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. 
- Trường hợp đơn vị cấp dưới được đơn vị cấp trên cấp quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, đơn vị 
cấp dưới ghi: 
 Nợ TK 111,112,136.. 
 Có TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
- Trường hợp đơn vị cấp dưới nộp đơn vị cấp trên để hình thành quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, 
đơn vị cấp dưới ghi: 
 Nợ TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
 Có TK 111,112,336 
- Trường hợp các đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định thưởng cho Hội đồng quản trị, 
Ban giám đốc từ quỹ thưởng ban điều hành công ty. 
 Nợ TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 
 Có TK 111,112, 
VIII. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 
1.Nội dung. 
 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị là nguồn vốn được hình thành do ngân sách 
cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp. Vốn đầu tư XDCB được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo 
mở rộng sản xuất, kinh doanh và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. 
 Công tác đầu tư XDCB ở DOANH NGHIỆP phải chấp hành và tôn trọng các quy định về 
quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành. 
 Mối khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản được bàn giao đưa vào 
sử dụng cho SX,KD, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn đầu tư của từng công 
trình, hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn 
vốn đầu tư XDCB, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh. 
2. Tài khoản sử dụng. 
 TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB 
 TK này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư xây dựng 
cơ bản của DOANH NGHIỆP. 
Kết cấu: 
Bên Nợ : 
 Số vốn đầu tư XDCB giảm do: 
119 
Lưu hành nội bộ 119 
 - Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán 
vốn đầu tư đã được duyệt. 
 - Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho nhà nước. 
Bên Có: 
 Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do: 
 - Ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư 
 - Nhận vốn ĐTXDCB do được tài trợ viện trợ 
 - Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển. 
Số dư bên Có: 
 Số vốn đầu tư XDCB hiện có của doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng 
công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nưng quyết toán chưa được duyệt. 
3. Phương pháp hạch toán. 
- Nhận được vốn đầu tư XDCB bằng tiền mặt, TGNH, ghi: 
Nợ TK 111,112 
 Có TK 441- Nguồn vốn DT XDCB 
- Trường hợp nhậ vốn ĐT XDCB do ngân sách cấp theo dự toán được giao. 
+ Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB, ghi đơn Nợ TK 008 “dự toán chi sự nghiệp, dự án”. 
+ Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi đầu tư 
xây dựng để hạch toán vào tài khoản liên quan, ghi: 
 Nợ TK 111 – Tiền mặt 
 Nợ TK 152,153,331.. 
 Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 
 Nợ 241 – XDCB dở dang (rút dự toán chi trực tiếp) 
 Có TK 441 - Nguồn vốn DT XDCB 
Đồng thời ghi đơn Có 008 “dự toán chi sự nghiệp, dự án. 
- Khi chưa được giao dự toán chi đầu tư XDCB, đơn vị được kho Bạc cho tạm ứng vốn đầu tư 
, khi nhận được vốn tạm ứng của kho Bạc, ghi: 
Nợ TK 111,112 
 Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác (3388) 
- Khi dự toán chi đầu tư XDCB được giao, đơn vị phải thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn 
trả Kho bạc khoản vốn đã tạm ứng. Khi được kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán, ghi: 
Nợ TK 338 – Phải trả phải nộp khác (3388) 
 Có TK 441 - Nguồn vốn DT XDCB 
- Nhận vốn đầu tư XDCB để trả các khoản vay ngắn hạn, vay nội bộ, vay đối tượng khác. 
Nợ TK 311,336,338 
 Có TK 441 - Nguồn vốn DT XDCB 
- Bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi: 
Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển 
 Có TK 441 - Nguồn vốn DT XDCB 
- Khi công tác xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn đầu tư XDCB 
hoàn thành bàn giao đưa vào SX,KD: 
+ Kế toán ghi tăng TSCĐ do đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành, ghi: 
 Nợ TK 211 – TSCĐ HH 
 Nợ TK 213 – TSCĐVH 
 Có TK 241 – XDCB dở dang 
+ Khi quyết toán công trình được duyệt, kế toán ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và ghi tăng 
nguồn vốn kinh doanh. 
 Nợ TK 441 - Nguồn vốn DT XDCB 
 Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh 
120 
Lưu hành nội bộ 120 
- Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho Ngân sách nhà nước, cho đơn vị cấp trên, ghi: 
Nợ TK 441 - Nguồn vốn DT XDCB 
 Có TK111,112. 
IX. Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp. 
1. Nội dung. 
 Nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án là khoản kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc 
cấp trên cấp cho đơn vị, hoặc được Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài viện trợ, 
tài trợ trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án được duyệt, để thực hiện những nhiệm 
vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao không vì mục đích lợi nhuận. 
 Việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án phải theo đúng dự toán được duyệt 
và phải quyết toán với cơ quan cấp kinh phí. Nguồn kinh phí sự nghiệp cũng có thể được hình 
thành từ các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị, như thu viện phí của công nhân viên chức 
trong ngành nằm điều trị, điều dưỡng tại bệnh viện của đơn vị, thu học phí, thu lệ phí 
2. Tài khoản sử dụng. 
 TK 461 – nguồn kinh phí sự nghiệp. 
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán số kinh phí sự 
nghiệp, kinh phí dự án của đơn vị 
 Tài khoản này chỉ sử dụng ở các đơn vị được Nhà nước hoặc đơn vị cấp trên cấp kinh phí 
sự nghiệp, kinh phí dự án. 
 Kết cấu: 
 Bên Nợ : 
 - Số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án đã được duyệt quyết toán 
với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án. 
 - Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng không hết hoàn lại cho NSNN hoặc nộp 
trả cấp trên. 
 Bên Có: 
 - Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã thực nhận của Ngân sách hoặc cấp trên. 
 - Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị được bổ sung nguồn kinh phí sự nghiệp. 
 Số dư bên CÓ: 
 Số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã nhận của Ngân sách hoặc cấp trên nhưng chưa sử 
dụng hoặc đã sử dụng nhưng chưa được quyết toán. 
Tài khoản 461: có 2 tài khoản cấp 2: 
TK 4611 – Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 
TK 4612 – Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay. 
Các tài khoản liene quan: TK 466 nguồn kinh phí sự nghiệp đã hình thành TSCĐ. 
3. Phương pháp hạhc toán. 
- Nhận kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp bằng lệnh chi tiền hoặc 
kinh phí sự nghiệp do cấp trên cấp bằng tiền, ghi: 
 Nợ TK 111,112 
 Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
- Khi được cơ quan có thẩm quyền giao dự dự toán chi hoạt động, chi dự án ghi đơn Nợ 008 “ Dự 
toán chi sự nghiệp,dự án”. 
- Khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án về nhập quỹ hoặc mua vật tư, dụng cụ hoặc thanh toán trực 
tiếp cho người bán hàng chi trực tiếp, ghi: 
 Nợ TK 111,112,152,153 
 Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp 
 Nợ 331 – Phải trả cho người bán 
121 
Lưu hành nội bộ 121 
 Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
 Đồng thời ghi Có 008 “ Dự toán chi sự nghiệp, dự án” 
- Các khoản thu sự nghiệp khác phát sinh tại đơn vị. 
 Nợ TK 111,112.. 
 Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
- Nhận kinh phí sự nghiệp bằng TSCĐ do ngân sách cấp, đơn vị cấp trên cấp hoặc được viện trợ 
không hoàn lại bằng TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi: 
 Nợ TK 211 – TSCĐ HH 
 Nợ TK 213 – TSCĐ VH 
 Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
Đồng thời ghi: 
 Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp 
 Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
- Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị còn số dư tiền mặt, TGNH thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh 
phí dự án nếu phải nộp trả số kinh phí sự nghiệp sử dụng không hết cho ngân sách nhà nước, hoặc 
cấp trên, khi nộp trả ghi: 
 Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp 
 Có TK 111,112, 
(nếu được giữ lại chuyển cho năm sau thì không ghi bút toán trên) 
- Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt ngay trong năm ghi: 
 Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp 
 Có TK 161 – chi sự nghiệp (số chi đượ duyệt) 
- Nếu đến cuối năm báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án chưa được duyêt: 
+ Kết chuyển chi sự nghiệp, chi dự án năm nay thàn chi sự nghiệp, chi dự án năm trước 
 Nợ TK 161 – chi sự nghiệp (1611 – chi sự nghiệp năm trước) 
 Có TK 161 – chi sự nghiệp (1612 – chi sự nghiệp năm nay) 
+ Đồng thời kết chuyển nguồn kinh phí sự nghịêp, kinh phí dự án năm nay thành nguồn kinh phí 
sự nghịêp, kinh phí dự án năm trước, ghi: 
 Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
 Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611) 
- Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án năm trước được duyệt, ghi” 
 Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611) 
 Có TK 161– chi sự nghiệp (1611 – chi sự nghiệp năm trước) 
- Nguồn kinh phí sự nghịêp năm trước được xác định còn thừa khi xét duyệt báoc áo quyết toán 
năm, được chuyển thành nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay, ghi: 
 Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611) 
 Có TK 461– Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612) 
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến “Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố 
định” 
- Trường hợp được ngân sách nhà nước cấp bằng TSCĐ , hoặc dùng kinh phí sự nghiệp, kinh phí 
dự án để mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, khi việc mua TSCĐ, đầu tư XDCB hoàn thành tài sản 
được đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi: 
 Nợ TK 211 – TSCĐ HH 
 Nợ TK 213 – TSCĐ VH 
 Có TK 111,112,461.. 
Đồng thời ghi: 
 Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp 
122 
Lưu hành nội bộ 122 
 Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
- Cuối kỳ kế toán năm tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh 
phí dự án cho hoạt động sự nghiệp, dự án,ghi: 
 Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 
 Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ 
- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án; 
+ Ghi giảm TSCĐ, nhượng bán, thanh lý: 
 Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ 
 Nợ TK 466– Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ(Giá trị còn lại) 
 Có TK 211 – TSCĐ HH 
 Có TK 213 – TSCĐ VH 
+ Số thu , các khoản chi và chênh lệch thu chi về nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư bằng nguồn 
kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, được xử lý và hạch toán theo quyết định thanh lý, nhượng bán 
của cấp có thẩm quyền. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinhke_toan_tai_chinh_ban_hay.pdf