Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 2)

Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. Bản vẽ chi tiết bao gồm các

nội dung sau:

1) Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích diễn tả chính

xác, đầy đủ, rõ ràng hình dạng và cấu tạo các bộ phận của chi tiết máy.

2) Kích thước: gồm tất cả những kích thước thể hiện đầy đủ độ lớn của chi tiết

chẳng những cần cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết mà còn thuận tiện cho việc gia

công.

5) Yêu cầu kỹ thuật: như độ nhám bề mặt, dung sai, sai lệch về hình dạng và vị trí

bề mặt, yêu cầu về gia công nhiệt và các yêu cầu kỹ thuật khác thể hiện chất lượng của

chi tiết.

4) Khung tên: gồm các nội dung liên quan đến việc quản lý bản vẽ, quản lý sản

phẩm như tên gọi chi tiết, vật liệu, số lượng, ký hiệu bản vẽ, tên họ, chữ ký, ngày thực

hiện của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ.

pdf 39 trang kimcuc 5861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 2)

Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 2)
49 
Chƣơng 3. BẢN VẼ CHI TIẾT 
A. MỤC TIÊU 
- Nắm vững ý nghĩa, chức năng và yêu cầu về nội dung của bản vẽ chi tiết. 
- Có kiến thức cơ bản về kết cấu hợp lý của chi tiết, dung sai và độ nhám bề mặt. 
- Đọc và hiểu nội dung bản vẽ chi tiết. 
B. NỘI DUNG 
3.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ CHI TIẾT 
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu quan trọng trong thiết kế cũng như trong sản xuất. 
Những bản vẽ dùng trong quá trình sản xuất máy móc gọi chung là bản vẽ cơ khí. 
Muốn sản xuất một chiếc máy trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các 
chi tiết đó lại thành một chiếc máy. 
Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. Bản vẽ chi tiết bao gồm các 
nội dung sau: 
1) Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích diễn tả chính 
xác, đầy đủ, rõ ràng hình dạng và cấu tạo các bộ phận của chi tiết máy. 
2) Kích thước: gồm tất cả những kích thước thể hiện đầy đủ độ lớn của chi tiết 
chẳng những cần cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết mà còn thuận tiện cho việc gia 
công. 
5) Yêu cầu kỹ thuật: như độ nhám bề mặt, dung sai, sai lệch về hình dạng và vị trí 
bề mặt, yêu cầu về gia công nhiệt và các yêu cầu kỹ thuật khác thể hiện chất lượng của 
chi tiết. 
4) Khung tên: gồm các nội dung liên quan đến việc quản lý bản vẽ, quản lý sản 
phẩm như tên gọi chi tiết, vật liệu, số lượng, ký hiệu bản vẽ, tên họ, chữ ký, ngày thực 
hiện của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ. 
3.2. HÌNH BIỂU DIỄN CHI TIẾT 
3.2.1. Hình biểu diễn chính 
Hình biểu diễn chính là hình biểu diễn ở vị trí hình chiếu đứng. Nó có thể là hình 
chiếu, hình cắt, hình cắt kết hợp tùy theo cấu tạo cụ thể của chi tiết. 
Yêu cầu của hình biểu diễn chính là: 
- Phải biểu diễn được nhiều nhất hình dạng của chi tiết. 
- Phải vẽ chi tiết ở vị trí làm việc hay vị trí khi gia công. 
50 
- Phải phản ảnh đầy đủ đặc trưng cấu tạo của chi tiết và có lợi cho việc bố trí các 
hình biểu diễn khác cũng như sử dụng hợp lý khổ giấy vẽ đã chọn. 
3.2.2. Các hình biểu diễn khác 
Hình biểu diễn các chi tiết gồm có hình chiếu, hình chiếu riêng phần, hình cắt, 
mặt cắt, hình trích,  Loại hình biểu diễn và số lượng hình biểu diễn được chọn theo 
nguyên tắc nó biểu diễn rõ ràng nhất, đầy đủ nhất cấu tạo của chi tiết với số lượng hình 
biểu diễn ít nhất; nó phụ thuộc vào mức độ phức tạp và đòi hỏi của từng chi tiết cụ thể. 
Để chọn được số lượng và loại hình biểu diễn hợp lý cần phải nghiên cứu kỹ đặc 
trưng hình dạng và cấu tạo của chi tiết để đưa ra phương án hợp lý nhất. 
Ví dụ 3.1: Hình 3.1 biểu diễn mặt bích. Mặt bích là chi tiết có lỗ, rãnh then và 
thân trụ tròn; gồm các phần tử có trục bậc tròn xoay và các lỗ tròn. Chi tiết được đúc 
và được gia công trên máy tiện, nên chi tiết được đặt nằm ngang. Hình cắt đứng kết 
hợp thể hiện rõ hình dạng bên trong và bên ngoài của chi tiết. 
Hình 3.1. Các hình biểu diễn của bản vẽ mặt bích 
3.2.3. Các biểu diễn quy ƣớc trên bản vẽ chi tiết (TCVN 8-34:2002) 
- Nếu trên một hình biểu diễn có nhiều phần tử giống nhau và phân bố đều như lỗ 
của mặt bích, răng của bánh răng,  thì chỉ vẽ vài phần tử, các phần tử còn lại được 
vẽ đơn giản hay theo quy ước (hình 3.2). 
51 
Hình 3.2. Vẽ quy ước phần tử giống nhau 
- Cho phép vẽ đơn giản giao tuyến của các mặt khi không đòi hỏi vẽ chính xác, 
có thể thay thế đường cong bằng các cung tròn hay đoạn thẳng, vẽ bằng nét liền đậm 
(hình 3.3a). Các giao tuyến tưởng tượng tại các góc lượn vẽ bằng nét liền mảnh và 
không vẽ chạm vào đường bao (hình 3.3b). 
a) 
R
=
D
/2
ØD
d
b) 
Hình 3.3. Vẽ quy ước giao tuyến 
- Đường biểu diễn phần chuyển tiếp giữa hai mặt có thể vẽ theo quy ước bằng nét 
mảnh hoặc không vẽ nếu đường đó không rõ rệt (hình 3.4). 
 Hình 3.4. Vẽ đường chuyển tiếp 
52 
- Cho phép vẽ tăng thêm độ dốc và độ côn, nếu chúng quá nhỏ. Trên hình biểu 
diễn chỉ cần vẽ một đường tương ứng với kích thước nhỏ của độ côn hoặc độ dốc (hình 
3.5). 
 a) b) 
Hình 3.5. Vẽ quy ước độ dốc và độ côn bé 
- Khi cần phân biệt phần mặt phẳng với phần mặt cong của bề mặt, cho phép kẻ 
hai đường chéo bằng nét mảnh ở trên phần mặt phẳng (hình 3.6). 
Hình 3.6. Gạch chéo phần mặt phẳng 
- Các phần tử hay chi tiết dài có mặt cắt ngang không đổi hoặc thay đổi đều đặn 
trên trục thì cho phép cắt đi phần giữa (cắt lìa) để giảm bớt chiều dài, nhưng ghi kích 
thước chiều dài vẫn là kích thước chiều dài toàn bộ (hình 3.7). 
l l1
 a) b) 
Hình 3.7. Hình cắt lìa 
53 
- Các vật thể bằng vật liệu trong suốt được biểu diễn như vật liệu không trong 
suốt (hình 3.8). 
- Các phần tử có kết cấu như lưới bao ngoài, chạm trổ, khía nhám,  cho phép 
vẽ đơn giản một phần kết cấu đó (hình 3.9). 
 Hình 3.8. Vẽ quy ước vật thể trong suốt Hình 3.9. Vẽ quy ước khía nhám 
3.3. GHI KÍCH THƢỚC TRÊN BẢN VẼ CHI TIẾT 
Kích thước ghi trên bản vẽ chi tiết phải đảm bảo chức năng làm việc của chi tiết 
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo chi tiết. Kích thước chi tiết phải 
được ghi sao cho trong quá trình chế tạo không cần phải tính toán thêm. 
3.3.1. Chuẩn kích thƣớc 
Chuẩn kích thước là gốc xuất phát của kích thước. Về mặt hình học, chuẩn là tập 
hợp các yếu tố hình học (điểm, đường, mặt) của chi tiết để từ đó xác định được các 
yếu tố hình học khác của chi tiết; do đó chuẩn có thể là chuẩn thực hoặc chuẩn ảo. 
Căn cứ theo các yếu tố hình học, chuẩn được chia làm ba loại: 
- Mặt chuẩn: thường lấy mặt gia công chủ yếu, mặt tiếp xúc quan trọng hoặc mặt 
đối xứng của vật thể làm mặt chuẩn. 
- Đường chuẩn: thường lấy trục quay của hình tròn xoay làm đường chuẩn để 
xác định đường kính của hình tròn xoay hoặc làm đường chuẩn để xác định vị trí các 
trục của các hình tròn xoay với nhau. 
Ví dụ trục ở hình 3.10, mặt đầu của trục là mặt gia công đầu tiên của trục làm 
mặt chuẩn để ghi các kích thước chiều dài của các bậc hình trụ; còn trục đối xứng của 
trục làm đường chuẩn. 
54 
L3
Ø
3
Ø
1
Ø
2
L1
L2
Hình 3.10. Cách xác định chuẩn kích thước 
- Điểm chuẩn: thường lấy tâm làm chuẩn để xác định khoảng cách từ tâm đến 
các điểm khác nhau theo tọa độ cực. 
3.3.2. Các phƣơng pháp ghi kích thƣớc 
Có ba phương pháp ghi kích thước: 
a) Ghi kích thước theo chuỗi: Các kích thước của chi tiết được đặt liên tiếp nhau 
(hình 3.11). 
Mỗi kích thước gọi là một khâu kích thước. Khâu kích thước được chia làm hai 
loại: 
- Khâu thành phần: là khâu kích thước do quá trình gia công quyết định, không 
phụ thuộc vào các khâu thành phần khác. 
- Khâu khép kín: là kích thước được xác định từ các khâu thành phần. 
* Chú ý: Không ghi kích thước thành chuỗi khép kín. Chuỗi khép kín chỉ được 
ghi là kích thước tham khảo. Kích thước tham khảo không dùng cho việc chế tạo mà 
chỉ giúp cho việc sử dụng thuận tiện. 
Ví dụ ở hình 3.11, kích thước l* là kích thước tham khảo. 
Hình 3.11. Ghi kích thước theo chuỗi 
55 
b) Ghi kích thước theo chuẩn: Các kích thước đều xuất phát từ một chuẩn chung 
(hình 3.12). Thường dùng một mặt nào đó hoặc trục hình học hay trục đối xứng của 
chi tiết làm chuẩn kích thước 
Hình 3.12. Ghi kích thước theo chuẩn 
c) Ghi kích thước theo phương pháp hỗn hợp: là phương pháp kết hợp giữa ghi 
kích thước theo chuỗi và ghi kích thước theo chuẩn (hình 3.13). Đây là phương pháp 
ghi phổ biến nhất. 
Hình 3.13. Ghi kích thước theo phương pháp hỗn hợp 
3.3.3. Một số quy định ghi kích thƣớc trên bản vẽ chi tiết 
- Kích thước của mép vát 450 và mép vát khác 450 thì ghi theo nguyên tắc chung 
về ghi kích thước (hình 3.14). 
56 
- Khi ghi kích thước của một loạt phần tử giống nhau thì thường chỉ ghi kích 
thước của một phần tử có kèm theo số lượng phần tử đó (hình 3.15). 
1x45°
2 Ø3 
6 Ø3
Hình 3.14. Kích thước mép vát Hình 3.15. Cách ghi kích thước các 
phần tử giống nhau 
- Nếu có một loạt kích thước liên tiếp nhau thì có thể ghi một chuẩn “0” (hình 
3.16) 
0 1
0
3
0
5
5
8
0
105
Hình 3.16. Cách ghi kích thước từ chuẩn chung 
- Khi ghi kích thước xác định khoảng cách của một phần tử giống nhau và phân 
bố đều trên chi tiết thì ghi dưới dạng tích số (hình 3.17). 
 a) b) 
Hình 3.17. Ghi kích thước phần tử giống nhau cách đều nhau 
57 
3.4. DUNG SAI - LẮP GHÉP - NHÁM BỀ MẶT 
Trên bản vẽ chi tiết, hình biểu diễn và kích thước để biểu diễn hình dáng và kích 
thước chi tiết. Ngoài ra nó còn phải biểu thị độ chính xác và chất lượng của chi tiết, do 
đó cần thiết phải ghi thêm sai lệch kích thước, sai lệch hình dáng, chế độ lắp ghép và 
nhám bề mặt của chi tiết. 
3.4.1. Dung sai kích thƣớc 
3.4.1.1. Khái niệm 
Cơ sở để xác định độ lớn của chi tiết là các số đo kích thước. Cơ sở xác định độ 
chính xác của chi tiết khi chế tạo là các dung sai của kích thước. Chúng được thể hiện 
trên bản vẽ chi tiết và căn cứ theo đó để chế tạo và kiểm tra. 
Trong thực tế sản xuất, do nhiều nguyên nhân khác nhau như độ chính xác của 
máy công cụ, trình độ của công nhân, kỹ thuật đo lường, ... đưa đến kích thước của chi 
tiết được chế tạo không đạt đến mức độ chính xác tuyệt đối. Vì vậy, căn cứ theo chức 
năng của chi tiết và trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, người ta quy định phạm vi 
sai số cho phép nhất định đối với các chi tiết. Phạm vi sai số cho phép đó gọi là dung 
sai. Trên bản vẽ dung sai được biểu diễn bằng các kích thước giới hạn. 
3.4.1.2. Các định nghĩa 
- Kích thước danh nghĩa: là kích thước dùng để xác định các kích thước giới hạn 
và tính sai lệch, là kích thước có được do tính toán, thiết kế. 
Ký hiệu kích thước danh nghĩa của lỗ là D và của trục là d. 
- Kích thước thực: là kích thước đo trực tiếp trên chi tiết gia công, bằng dụng cụ 
đo và phương pháp đo chính xác nhất. 
Ký hiệu đối với lỗ là Dt và của trục là dt. 
- Kích thước giới hạn: là phạm vi sai số cho phép để chế tạo gồm hai kích thước: 
+ Kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ là Dmax và của trục là dmax. 
+ Kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ là Dmin và của trục là dmin. 
- Đường không: là đường tương ứng với kích thước danh nghĩa, từ đó đặt các sai 
lệch của các kích thước. 
Nếu đường không nằm ngang thì sai lệch dương được đặt ở phía trên đường 
không, còn sai lệch âm được đặt phía dưới đường không. 
58 
- Miền dung sai: là miền được giới hạn bởi sai lệch trên và sai lệch dưới. Miền 
dung sai được xác định bởi trị số dung sai và vị trí của nó so với đường kích thước 
danh nghĩa. 
Miền dung sai được ký hiệu bằng chữ in hoa A, B, C, ..., ZA, ZB, ZC dùng cho 
lỗ và chữ in thường a, b, c, ..., za, zb, zc dùng cho trục. 
 Hình 3.18. Kích thước dung sai 
3.4.1.3. Cách ghi dung sai kích thước trên bản vẽ chi tiết 
TCVN 5706 : 1993 quy định cách ghi dung sai kích thước dài và kích thước góc 
trên bản vẽ kỹ thuật. 
- Sai lệch ghi kèm theo kích thước danh nghĩa có đơn vị đo là milimét. 
- Kích thước cần quy định dung sai, sai lệch trên ghi ở phía sau bên trên kích 
thước danh nghĩa, sai lệch dưới ghi ở phía sau bên dưới kích thước danh nghĩa với khổ 
chữ bằng hoặc bé hơn khổ chữ kích thước danh nghĩa. 
Ví dụ: 
2,0
1,035
- Nếu trị số sai lệch trên và sai lệch dưới đối xứng nhau thì ghi cùng một khổ chữ 
với kích thước danh nghĩa. 
Ví dụ: 50 0,2. 
- Nếu trị số sai lệch trên hoặc sai lệch dưới bằng "0" thì có thể ghi số "0" hay 
không ghi. 
Ví dụ: 0.2532 ; 80
+0,2 
 hoặc 00.2532 ; .
59 
3.4.2. Dung sai hình dáng và vị trí các bề mặt chi tiết 
3.4.2.1. Khái niệm 
Để đảm bảo tính lắp lẫn của chi tiết, ngoài yêu cầu chính xác về kích thước, còn 
có độ chính xác về hình dáng hình học bề mặt và độ chính xác vị trí giữa các bề mặt 
chi tiết. 
Độ chính xác của hình dáng hình học và vị trí bề mặt được biểu thị bằng dung sai 
hình dạng và dung sai vị trí bề mặt. Chúng được quy định trong TCVN 10-85, được 
thể hiện trên hình vẽ bằng các dấu hiệu quy ước như ở bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Các ký hiệu thông dụng để ghi dung sai hình dạng và vị trí 
Nhóm dung sai Tên sai lệch Ký hiệu 
Dung sai hình dạng 
Độ phẳng 
Độ thẳng 
Độ trụ 
Độ tròn 
Profin mặt cắt dọc trục 
Dung sai vị trí 
Độ song song 
Độ vuông góc 
Độ đồng tâm 
Độ đối xứng 
Dung sai tổng cọng về 
hình dáng và vị trí 
Độ đảo mặt mút (mặt đầu) 
Độ đảo mặt mút toàn phần 
3.4.2.2. Cách ghi ký hiệu dung sai về hình dạng và vị trí (TCVN 10-83) 
- Ký hiệu dung sai hình dạng, vị trí và trị số được ghi trong khung hình chữ nhật 
đặt nằm ngang. Không cho phép bất kỳ đường nào cắt qua khung. 
- Khung được thành hai hay ba ô: 
+ Ô thứ nhất: Ghi dấu hiệu dung sai. 
+ Ô thứ hai: Ghi trị số dung sai (tính bằng milimet). 
60 
+ Ô thứ ba: Ghi ký hiệu chuẩn (chữ in hoa) hoặc bề mặt có liên quan đến dung 
sai. 
- Khung chữ nhật được vẽ bằng nét liền mảnh, chiều cao, mẫu chữ theo tiêu 
chuẩn. 
- Khung được chỉ hướng vào bề mặt có sai lệch cần biểu diễn bằng nét liền mảnh 
được giới hạn bằng mũi tên. 
Một số ví dụ về cách đọc và ghi dung sai hình dạng, vị trí như bảng 3.2. 
Bảng 3.2. Cách ghi và đọc dung sai hình dạng, vị trí 
Ký hiệu Yêu cầu kỹ thuật 
- Dung sai độ phẳng của bề mặt là 
0,05mm. 
- Dung sai độ thẳng là 0,1mm trên toàn 
bộ chiều dài. 
- Dung sai độ trụ của bề mặt là 
0,01mm. 
- Dung sai độ tròn là 0,03mm. 
- Dung sai độ song song của bề mặt B 
so với bề mặt A là 0,1mm trên chiều 
dài 100mm. 
- Dung sai độ vuông góc của bề mặt C 
so với A là 0,1mm 
3.4.3. Cấp chính xác (TCVN 2244-91) 
Dung sai đặc trưng cho mức độ chính xác của kích thước. Cùng một kích thước 
danh nghĩa nếu trị số dung sai bé thì cấp chính xác càng cao. 
Cấp chính xác là tập hợp các dung sai tương ứng với một mức chính xác như 
nhau đối với tất cả kích thước danh nghĩa. 
61 
Tiêu chuẩn quy định có 20 cấp chính xác được sắp xếp theo thứ tự độ chính xác 
giảm dần: 01; 0; 1; 2; 3; và 18. 
Cấp chính xác từ 01 ÷ 5 dùng cho các dụng cụ đo; cấp chính xác từ 6 ÷ 11 dùng 
cho kích thước lắp ghép; cấp chính xác từ 12 ÷ 18 dùng cho kích thước tự do. 
Dung sai có trị phụ thuộc vào kích thước danh nghĩa và kích thước được ký hiệu 
bằng chữ số của cấp chính xác. Ví dụ: IT01, IT0, IT1, ..., IT18. 
3.4.4. Lắp ghép 
3.4.4.1. Khái niệm 
Hai chi tiết lắp với nhau tạo thành mối ghép. Chúng phải có cùng kích thước 
danh nghĩa và cùng một cấp chính xác, nhưng có miền dung sai khác nhau, nên tạo 
thành các kiểu lắp ghép khác nhau. 
Nếu kích thước của lỗ (mặt bao) lớn hơn kích thước của trục (mặt bị bao) thì khi 
lắp ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. Hiệu số giữa kích thước lỗ và trục 
được gọi là độ hở, được ký hiệu là S. 
Nếu kích thước của trục (mặt bị bao) lớn hơn kích thước của lỗ (mặt bao) thì khi 
lắp ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau. Hiệu số giữa kích thước trục 
và lỗ được gọi là độ dôi, được ký hiệu là N. 
3.4.4.2. Các nhóm lắp ghép (TCVN 2244-91) 
Tùy theo vị trí của miền dung sai của lỗ và trục, lắp ghép được chia ra ba nhóm: 
a) Lắp ghép có độ hở (lắp lỏng): Miền dung sai của lỗ bố trí trên miền dung sai 
của trục (kích thước thực của lỗ lớn hơn kích thước thực của trục) như hình 3.19. 
Hình 3.19. Lắp ghép có độ hở 
62 
b) Lắp ghép có độ dôi (lắp chặt): Miền dung sai của lỗ bố trí dưới miền dung sai 
của trục (kích thước thực của lỗ bé hơn kích thước thực của trục) như hình 3.20. 
Hình 3.20. Lắp ghép có độ dôi 
c) Lắp ghép trung gian: Miền dung sai của lỗ và của trục bố trí chồng nhau, 
chúng có thể giao nhau từng phần hoặc toàn phần như hình 3.21. 
Hình 3.21. Lắp ghép trung gi ... 
đó căn cứ vào bản vẽ lắp để lắp ráp sản phẩm. 
4.2. NỘI DUNG BẢN VẼ LẮP 
Bản vẽ lắp bao gồm các nội dung: hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, 
bảng kê và khung tên. 
4.2.1. Hình biểu diễn 
4.2.1.1. Hình biểu diễn của bản vẽ lắp 
Các hình biểu diễn của bản vẽ lắp thể hiện đầy đủ hình dạng và kết cấu của vật 
lắp, vị trí tương đối và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong vật lắp bao gồm tất cả 
các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích, ). 
Hình biểu diễn chính phải thể hiện được đặc trưng về hình dạng, kết cấu của vật 
lắp. Hình biểu diễn chính thường đặt ở vị trí làm việc. 
Số lượng hình biểu diễn nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vật lắp. 
Ví dụ 4.1: Hình 4.1 là hình chiếu trục đo khai triển của ổ trượt. Hình 4.2 là bản 
vẽ lắp của ổ trượt, gồm ba hình biểu diễn: 
- Hình chiếu đứng: là hình cắt bán phần, là hình biểu diễn chính của bản vẽ lắp, 
nó diễn tả hình dạng bên ngoài và kết cấu bên trong của ổ trượt theo hướng nhìn từ 
phía trước. 
76 
- Hình chiếu bằng: biểu diễn hình dạng bên ngoài của ổ đỡ theo hướng nhìn từ 
trên xuống. Nửa bên phải của hình chiếu bằng biểu diễn phần máng lót 7 và thân ổ 
trượt 8 ở dưới (máng lót 5, nắp ổ trượt 6 và các chi tiết ở trên được lấy đi). 
- Hình chiếu cạnh: là hình cắt bán phần biểu diễn hình dạng bên ngoài và kết cấu 
bên trong của ổ trượt theo hướng nhìn từ trái sang (không vẽ bầu dầu 1). 
Hình 4.1. Hình chiếu trục đo khai triển của Ổ trượt 
4.2.1.2. Biểu diễn quy ước (TCVN 3826-83) 
Ngoài các quy ước biểu diễn chi tiết được quy định ở chương 3 trên bản vẽ lắp 
còn có các quy định sau: 
a) Trên bản vẽ lắp cho phép không biểu diễn các phần tử nhỏ như: góc lượn, mép 
vát, rãnh thoát dao, khía nhám, khe hở của mối ghép, mép vát đầu bu lông, đai ốc, 
phần cuối của lỗ ren, ... 
77 
 Hình 4.2. Bản vẽ lắp của ổ trượt 
b) Trên hình cắt và mặt cắt của bản vẽ lắp, các chi tiết có cùng vật liệu và liên kết 
bằng phương pháp hàn thì vẫn vẽ đầy đủ đường bao của mỗi chi tiết nhưng ký hiệu vật 
liệu trên mặt cắt vẽ như nhau (xem như một chi tiết). 
c) Cho phép không biểu diễn một số chi tiết trên bản vẽ lắp nếu trên hình biểu 
diễn nào đó của bản vẽ lắp, các chi tiết này che khuất các chi tiết khác, nhưng trên 
78 
hình biểu diễn phải ghi rõ "không vẽ chi tiết ..." (chi tiết 1 của hình 4.2). Nếu chi tiết 
không biểu diễn trên bản vẽ lắp sẽ được biểu diễn lại bằng một hình chiếu riêng phần. 
d) Cho phép vẽ thêm các chi tiết liên quan đến bản vẽ nhưng không thuộc vật lắp 
bằng nét liền mảnh. 
e) Nếu có một số chi tiết giống nhau phân bố đều có quy luật (như bu lông, đai 
ốc, đinh tán, ...) cho phép chỉ biểu diễn đầy đủ một số chi tiết còn các chi tiết khác chỉ 
vẽ đường trục, đường tâm (hình 4.3). 
f) Vị trí giới hạn hoặc vị trí trung gian của các chi tiết chuyển động được vẽ bằng 
nét gạch chấm mảnh (hình 4.4). 
Hình 4.3. Quy ước vẽ đơn giản Hình 4.4. Quy ước vẽ vị trí giới hạn 
 hoặc trung gian 
g) Các bề mặt tiếp xúc giữa hai chi tiết chỉ vẽ một nét. Khi cần biểu diễn khe hỡ 
giữa các chi tiết được ghép được phép vẽ tăng kích thước khe hở. 
4.2.2. Kích thƣớc 
Các kích thước trên bản vẽ là kích thước cần thiết cho việc lắp ráp và kiểm tra 
bao gồm: 
a) Kích thước quy cách: thể hiện tính năng của máy. Những kích thước này 
thường được xác định trước khi thiết kế, chúng là những thông số dùng để xác định 
các kích thước khác. 
79 
Ví dụ: Kích thước Ø50H8 là đường kính trong của máng lót đồng thời là đường 
kính của trục lắp với ổ trượt (hình 4.2). 
b) Kích thước lắp ráp: là kích thước thể hiện quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết 
trong vật lắp, bao gồm: các kích thước của bề mặt tiếp xúc, các kích thước xác định vị 
trí tương đối giữa các chi tiết, kích thước lắp ráp thường kèm theo ký hiệu dung sai. 
Ví dụ: Kích thước 90H9/e9 của nắp và thân ổ trượt, 65H9/f9 của máng lót và 
nắp, v. v... (hình 4.2). 
c) Kích thước lắp đặt: là kích thước thể hiện quan hệ giữa vật lắp này với các bộ 
phận khác liên quan, thường là kích thước của các mặt bích, bệ máy,  
Ví dụ: kích thước mặt đế của thân 240, 50, lỗ của bulông Ø17, vị trí tương đối 
của các lỗ bu lông 180 (hình 4.2). Những kích thước này có liên quan đến kích thước 
của các bộ phận khác sẽ lắp với vật lắp của bản vẽ này. 
d) Kích thước khuôn khổ (Kích thước choán chỗ): thể hiện độ lớn chung của vật 
lắp, dùng làm căn cứ cho việc xác định thể tích, đóng bao, vận chuyển, thiết kế xưởng. 
Ví dụ: kích thước dài 240, rộng 80, ca 160 của ổ trượt (hình 4.2). 
e) Kích thước giới hạn: là kích thước thể hiện phạm vi hoạt động của vật lắp. 
Ngoài những kích thước trên, bản vẽ lắp còn ghi một số kích thước quan trọng 
của các chi tiết được xác định trong quá trình thiết kế. 
4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật 
Yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ lắp bao gồm: những chỉ dẫn về đặc tính lắp ghép, 
phương pháp lắp ghép, những thông số cơ bản thể hiện cấu tạo và cách làm việc của 
bộ phận lắp, điều kiện nghiệm thu và quy tắc sử dụng v.v 
Ví dụ: Các yêu cầu kỹ thuật của ổ trượt ở hình 4.2. 
4.2.4. Số vị trí và bảng kê 
a) Số vị trí: Trên bản vẽ lắp, mỗi chi tiết được đánh một số tương ứng số vị trí 
của chúng trên bảng kê (hình 4.2). 
- Số vị trí được ghi trên giá nằm ngang đặt cuối đường dẫn kẻ từ chi tiết và song 
song với đường bằng của bản vẽ. 
- Chữ số vị trí được viết theo khỗ chữ lớn hơn chữ số kích thước. 
- Các giá nằm ngang và số vị trí phải đặt ngoài hình biểu diễn và xếp thành hàng 
ngang hoặc thành cột. 
80 
- Các dường dẫn không được cắt nhau và không cắt vào đường kích thước. 
- Khi cần thiết được phép bẻ gãy các đường dẫn. 
- Khi có nhiều chi tiết giống nhau có thể dùng nhiều đường dẫn có chung một 
giá. 
- Cho phép ghi nhiều vị trí thành cột dọc dùng chung một đường dẫn đối với các 
chi tiết kẹp chặt. 
- Số vị trí được đánh liên tục theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều đồng hồ. 
b) Bảng kê: là tài liệu kỹ thuật quan trọng của vật lắp kèm theo bản vẽ lắp để bổ 
sung cho các hình biểu diễn. 
Mỗi bản vẽ lắp đều phải có một bảng kê. Bảng kê có thể lập trên các tờ riêng 
hoặc đặt chung một bản vẽ với đường biểu diễn. 
Kích thước và nội dung bảng kê được quy định trong TCVN 3824-83. 
4.2.5. Khung tên 
Bao gồm tên gọi của bộ phận lắp, ký hiệu bản vẽ, tỉ lệ, họ tên và chức trách của 
những người có trách nhiệm đối với bản vẽ. 
Bảng kê và khung tên dùng trong trường học như hình 4.5. 
Ngoài bảng kê và khung tên được dùng trong trường học thì trong sản xuất bảng 
kê và khung tên được thiết kế và bố trí sao cho phù hợp với nhà sản xuất (hình 4.2). 
i
8
8
1
6
3
2
1
0
7
10 25 45 10 25 25
140 10
7
7
1
0
Hình 4.5. Bảng kê và khung tên áp dụng cho trường học 
81 
4.3. LẶP BẢN VẼ LẮP THEO MẪU 
Lập bản vẽ lắp theo mẫu là lập bản vẽ lắp từ vật lắp cụ thể. Có hai giai đoạn 
chính: Vẽ phác tất cả các chi tiết cấu thành vật lắp và vẽ bản vẽ lắp. Có thể thực hiện 
theo các bước sau: 
4.3.1. Phân tích vật lắp 
- Nghiên cứu trực tiếp vật lắp, đọc các tài liệu kỹ thuật có liên quan để hiểu rõ kết 
cấu, nguyên lý lảm việc của vật lắp. 
- Đo và ghi các kích thước tương đối giữa các bộ phận của vật lắp. 
- Tháo rời các chi tiết 
- Ghi các kích thước của các chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết, đánh giá yêu cầu kỹ 
thuật (độ chính xác, nhám bề mặt) của từng chi tiết. 
- Xác định các chi tiết tiêu chuẩn 
4.3.2. Vẽ sơ đồ lắp 
Vẽ sơ đồ của vật lắp để tiện điều chỉnh các bản vẽ và lắp ráp lại vật lắp. 
Đối với những vật lắp đơn giản có thể không cần vẽ sơ đồ. 
Ví dụ: Hình 4.6 là sơ đồ của ổ trượt. 
Hình 4.6. Sơ đồ ổ trượt 
4.3.3. Vẽ phác chi tiết 
Trình tự như trình tự lập bản vẽ phác chi tiết, nên thực hiện như sau: 
- Vẽ chi tiết chính, chi tiết lớn trước; chi tiết phụ, chi tiết nhỏ vẽ sau. 
82 
- Không vẽ chi tiết tiêu chuẩn, chỉ vẽ các chi tiết không tiêu chuẩn. 
- Đo và ghi kích thước. 
- Đánh giá yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. 
4.3.4. Lập bản vẽ lắp 
Thực hiện theo các thứ tự sau: 
- Xác định số lượng và các loại hình biểu diễn đủ để biểu diễn vật lắp. 
- Phân bố các nội dung hợp lý trên tờ giấy vẽ: ngoài các hình biểu diễn, khung 
tên, bảng kê còn phải bố trí cho điều kiện kỹ thuật và thuyết minh (nếu có). 
- Vẽ mờ. 
- Kiểm tra bản vẽ mờ. 
- Tô đậm: nên gạch mặt cắt trước, tiếp theo là vẽ đường bao thấy, đường bao 
khuất, viết số vị trí. 
- Xác định và ghi các kích thước cần thiết, các ký hiệu dung sai, ký hiệu lắp 
ghép. 
- Ghi điều kiện kỹ thuật, viết thuyết minh (nếu có). 
- Kẻ và viết khung tên, bảng kê. 
- Kiểm tra lần cuối 
4.4. ĐỌC BẢN VẼ LẮP VÀ VẼ TÁCH CHI TIẾT TỪ BẢN VẼ LẮP 
4.4.1. Đọc bản vẽ lắp 
4.4.1.1. Yêu cầu đọc bản vẽ lắp 
Đọc bản vẽ lắp cần đạt được các yêu cầu sau đây: 
- Hiểu được hình dạng và cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của vật lắp 
mà bản vẽ được thể hiện. 
- Hiểu rõ hình dạng từng chi tiết và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết đó. 
- Hiểu rõ cách tháo lắp, phương pháp tháo lắp, phương pháp lắp ghép, các yêu 
cầu kỹ thuật của vật lắp. 
4.2.1.2. Trình tự đọc bản vẽ lắp 
a) Tìm hiểu chung: Trước hết đọc nội dung khung tên, các yêu cầu kỹ thuật, phần 
thuyết minh để bước đầu có khái niệm sơ bộ về tên, nguyên lí làm việc và công dụng 
của vật lắp. 
b) Phân tích hình biểu diễn: 
83 
- Đọc tên các hình biểu diễn của bản vẽ, mục đích biểu diễn của các hình đó, 
quan hệ giữa các hình biểu diễn như: vị trí mặt phẳng cắt trên hình biểu diễn chính đối 
với hình cắt, mặt cắt tương ứng hướng chiếu, vị trí chiếu đối với hình chiếu riêng 
phần, hình chiếu phụ, ... 
- Phân tích quan hệ chiếu giữa các đường nét trên các hình biểu diễn qua đó hiểu 
được cấu tạo cơ bản của vật lắp. 
c) Phân tích các chi tiết 
- Đối chiếu số vị trí trong bảng kê với số vị trí ở trên hình biểu diễn để xác định 
tên và số lượng chi tiết. 
- Căn cứ vào vật liệu giống nhau của mặt cắt để xác định đường bao của chi tiết 
trên tất cả hình biểu diễn có liên quan đến chi tiết để hiểu rõ cấu tạo và hình dáng của 
chi tiết đó. 
- Xác định quan hệ lắp ráp và quan hệ chuyển động của chi tiết phân tích với các 
chi tiết liên quan. 
- Xác định công dụng của chi tiết trong vật lắp. 
d) Tổng hợp 
Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn, chi tiết của vật lắp, đọc điều kiện kỹ 
thuật, đọc thuyết minh và các tài liệu có liên quan khác là quá trình tổng hợp lại để 
hiểu một cách đầy đủ về: hình dáng, cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như công dụng 
của vật lắp. 
Khi tổng hợp, cần trả lời được một số vấn đề như sau: 
- Vật lắp có công dụng gì? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? 
- Mỗi hình biểu diễn thể hiện những phần nào của vật lắp? 
- Các chi tiết ghép với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì? 
- Cách tháo và lắp vật lắp như thế nào? 
Ví dụ 4.2: Đọc bản vẽ lắp êtô (hình 4.7) 
a) Tìm hiểu chung 
Đọc khung tên và bảng kê ta biết tên gọi của vật lắp là êtô, dùng trên các máy 
công cụ, êtô gồm 11 chi tiết khác nhau. 
b) Phân tích hình biểu diễn 
84 
Bản vẽ gồm: ba hình chiếu cơ bản, một hình chiếu riêng phần, một mặt cắt rời và 
một hình trích của ren. 
- Hình cắt đứng: là hình biểu diễn chính, trên hình cắt này trục ren 8, chốt 6 và 
vít 3 quy định không bị cắt. 
Hình cắt đứng thể hiện hình dạng bên trong và kết cấu của êtô, vị trí tương đối và 
quan hệ lắp ghép của các chi tiết trên êtô, nghiên cứu hình biểu diễn này, ta có thể biết 
được nguyên lý hoạt động của êtô. 
Hai đầu trục ren 8 lắp với hai lỗ trên thân êtô 1, phần ren của trục ren 8 ăn khớp 
với ốc dẫn 9, khi trục ren 8 quay, ốc dẫn 9 chuyển động tịnh tiến làm cho má động 4 
chuyển động theo, ốc dẫn 9 được cố định với má động 4 bằng vít 3. Như vậy hai má 
của êtô, kẹp chặt hoặc không kẹp chặt chi tiết gia công, tuỳ theo chuyển động quay 
tròn thuận hay ngược của trục ren 8. 
- Hình chiếu cạnh: là hình chiếu kết hợp với hình cắt, vị trí mặt cắt A-A, ghi trên 
hình chiếu đứng mặt phẳng này cắt qua trục của vít 3, hình cắt A-A cho ta thấy quan 
hệ lắp ghép giữa má động 4, má tĩnh (thân) 1, vít 3 và ốc dẫn 9. 
 - Hình chiếu bằng: thể hiện hình dạng ngoài của ê tô, hình dạng của má động 4, 
thân 1. Trên hình chiếu này có hình cắt riêng phần thể hiện mối ghép bằng vít hãm 10. 
- Hình chiếu riêng phần theo hướng nhìn B: là hình chiếu cạnh của tấm kẹp 2, 
bên cạnh hình chiếu đứng có mặt cắt rời thể hiện hình dạng của đầu trục, hình trích I tỷ 
lệ 2:1 thể hiện hình dạng kích thước ren vuông của trục. 
c) Phân tích từng chi tiết 
Ta có thể phân tích bằng cách tháo dần chi tiết, tháo chốt 6 đi ta thấy lỗ chốt trên 
đầu trục ren 8, lấy trục ren 8 đi còn lại vòng chặn 7, ta thấy rõ lỗ chốt và lỗ lắp đầu 
trục trên vòng chặn 7. Má tĩnh 1 là chi tiết chủ yếu của êtô, dựa vào các đường gạch 
gạch trên mặt cắt, ta xác định phạm vi của từng chi tiết, trên hình biểu diễn, hai đầu má 
tĩnh đều có lỗ để lắp với trục ren 8, phần giữa là khoang rỗng, ốc dẫn 9 chuyển động 
trong khoang rỗng đó, hình dạng ngoài thể hiện ở hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. 
d) Tổng hợp 
Nếu ta quay trục ren 8, thì trục ren 8 quay tròn trong má tĩnh 1 do đó ốc dẫn 9 ăn khớp 
với phần ren của trục ren 8 sẽ di chuyển dọc theo má tĩnh 1, ốc dẫn 9 được cố định với 
má động, khi ốc dẫn 9 chuyển động thì má động chuyển động theo, ren của trục ren 8 
85 
Hình 4.7. Bản vẽ lắp êtô 
và ốc dẫn 9 là ren phải, do đó trục ren 8 quay theo chiều kim đồng hồ thì má động kẹp 
chặt chi tiết và ngược lại. 
Khoảng cách 0 - 70 thể hiện kích thước có thể kẹp chặt được trên êtô, thể hiện 
đặc tính của êtô. 
86 
4.4.2. Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp 
Vẽ tách chi tiết được tiến hành sau khi đã hiểu đầy đủ bản vẽ lắp. Khi vẽ tách chi 
tiết, cần chú ý những điểm sau: 
- Không nên sao chép lại hình biểu diễn trong bản vẽ lắp mà phải căn cứ theo đặc 
điểm cấu tạo và hình dạng chi tiết để chọn phương án biểu diễn tốt nhất. 
- Bản vẽ chi tiết phải thể hiện đầy đủ các kết cấu của chi tiết mà trong bản vẽ lắp 
không thể hiện rõ như: mép vát, rãnh thoát dao, góc lượn v.v 
- Kích thước trên bản vẽ tách được đo trực tiếp trên bản vẽ lắp (nhân với tỷ lệ 
bản vẽ). Các kích thước tiêu chuẩn, kích thước lắp ráp phải tra bảng để xác định đúng 
tiêu chuẩn. 
- Căn cứ vào công dụng của chi tiết và các yêu cầu kỹ thuật để xác định độ chính 
xác, độ nhám bề mặt chi tiết. 
C. CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Bản vẽ lắp gồm những nội dung nào? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? 
2. Nêu một số biểu diễn quy ước dùng trên bản vẽ lắp? 
3. Trên bản vẽ lắp cần ghi những kích thước gì? 
4. Số vị trí chi tiết trên bản vẽ lắp được đánh số như thế nào? 
5. Lập bản vẽ lắp theo mẫu gồm các bước gì? 
6. Nêu yêu cầu cần đạt được khi đọc bản vẽ lắp. Đọc bản vẽ lắp thường theo trình tự 
như thế nào? 
7. Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp cần chú ý những gì? 
87 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hồ Sĩ Cửu, Phạm Thị Hạnh, Vẽ kỹ thuật, Trường Đại học Giao thông vận tải, 
2000. 
[2] Vũ Tiến Đạt, Vẽ cơ khí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 
2006. 
[3] Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn, Vẽ kỹ thuật cơ khí (tập 2), 
Nhà xuất bản Giáo dục. 
[4] ThS. Nguyễn Quốc Bảo, ThS. Đỗ Minh Tiến, Bài giảng Hình họa – Vẽ kỹ 
thuật (dùng cho SV bậc Cao đẳng), tài liệu lưu hành nội bộ (Trường ĐH Phạm Văn 
Đồng), 2013. 
[5] ThS. Nguyễn Quốc Bảo, Bài giảng Vẽ cơ khí (dùng cho SV bậc Đại học), tài 
liệu lưu hành nội bộ (Trường ĐH Phạm Văn Đồng), 2018. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_co_khi_phan_2.pdf