Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 1)

Một sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau bằng các mối ghép. Có

hai loại mối ghép: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

Mối ghép tháo được là mối ghép khi ta tháo rời các chi tiết mà các chi tiết lắp

ghép không bị phá hủy. Các mối ghép ren, then, chốt, . là các mối ghép tháo được.

Mối ghép không tháo được là mối ghép khi cần tháo rời các chi tiết ta phải phá

hủy các chi tiết tham gia lắp ghép. Các mối ghép bằng hàn, đinh tán, . là các mối

ghép không tháo được.

Các chi tiết ghép được dùng phổ biến trong các máy móc sử dụng trong sản xuất

cũng như đời sống nên hầu hết được tiêu chuẩn hóa

pdf 52 trang kimcuc 11421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 1)

Giáo trình Vẽ cơ khí (Phần 1)
Quảng Ngãi_6/2019 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ 
******* 
ThS. NGUYẾN QUỐC BẢO 
ThS. NGUYỄN HOÀNG LĨNH 
BÀI GIẢNG 
VẼ CƠ KHÍ 
(Dùng cho sinh viên đại học ngành cơ điện tử) 
i 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 
Chƣơng 1. VẼ QUY ƢỚC CÁC MỐI GHÉP ............................................................. 2 
1.1. MỐI GHÉP BẰNG REN ...................................................................................... 2 
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................................ 2 
1.1.2. Cách vẽ quy ước ren (TCVN 5907 : 1995) ................................................... 7 
1.1.3. Ghi ký hiệu ren (TCVN 5709 : 1995) ......................................................... 10 
1.1.4. Các chi tiết trong mối ghép ren ................................................................... 11 
1.1.4.1. Bulông (TCVN 1892-76 đến TCVN 1905-76) .......................................... 11 
1.1.4.2. Vít cấy (TCVN 3608-81 đến TCVN 3619-81) ........................................... 12 
1.1.4.3. Đai ốc (TCVN 1905-76 đến TCVN 1911-76) ........................................... 13 
1.1.4.4. Vít (TCVN 49-86 đến TCVN 71-86) ......................................................... 14 
1.1.5. Biểu diễn các mối ghép bằng ren ................................................................ 16 
1.2. GHÉP BẰNG THEN, THEN HOA, CHỐT ...................................................... 18 
1.2.1. Ghép bằng then ............................................................................................ 19 
1.2.2. Ghép bằng then hoa ..................................................................................... 22 
1.2.3. Ghép bằng chốt (TCVN 2041-86, TCVN 2042-86) ................................... 25 
1.3. MỐI GHÉP HÀN ............................................................................................... 26 
1.3.1. Phân loại mối hàn ........................................................................................ 26 
1.3.2. Biểu diễn quy ước mối hàn (TCVN 3746–83) ............................................ 27 
1.3.3. Ký hiệu mối hàn (TCVN 3746-83) ............................................................. 27 
1.3.4. Cách ghi ký hiệu của mối ghép hàn ............................................................ 30 
1.4. GHÉP BẰNG ĐINH TÁN ................................................................................. 31 
1.4.1. Khái niệm .................................................................................................... 31 
1.4.2. Phân loại và ký hiệu đinh tán ...................................................................... 31 
1.4.3. Vẽ quy ước mối ghép đinh tán (TCVN 4179-85) ....................................... 32 
Chƣơng 2. VẼ QUY ƢỚC BÁNH RĂNG, LÒ XO ................................................... 33 
2.1. BÁNH RĂNG .................................................................................................... 33 
2.1.1. Khái niệm về truyền động bánh răng .............................................................. 33 
2.1.2. Bánh răng trụ ............................................................................................... 34 
ii 
2.1.3. Bánh răng côn .............................................................................................. 40 
2.1.4. Bánh vít - trục vít ............................................................................................. 42 
2.2. LÒ XO ................................................................................................................ 45 
2.2.2. Vẽ quy ước lò xo (TCVN 14-78) ................................................................ 46 
Chƣơng 3. BẢN VẼ CHI TIẾT .................................................................................. 49 
3.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ CHI TIẾT ............................................................... 49 
3.2. HÌNH BIỂU DIỄN CHI TIẾT ............................................................................ 49 
3.2.1. Hình biểu diễn chính ................................................................................... 49 
3.2.2. Các hình biểu diễn khác .............................................................................. 50 
3.2.3. Các biểu diễn quy ước trên bản vẽ chi tiết (TCVN 8-34:2002) .................. 50 
3.3. GHI KÍCH THƯỚC TRÊN BẢN VẼ CHI TIẾT .............................................. 53 
3.3.1. Chuẩn kích thước ......................................................................................... 53 
3.3.2. Các phương pháp ghi kích thước ................................................................. 54 
3.3.3. Một số quy định ghi kích thước trên bản vẽ chi tiết .................................... 55 
3.4. DUNG SAI - LẮP GHÉP - NHÁM BỀ MẶT ................................................... 57 
3.4.1. Dung sai kích thước ..................................................................................... 57 
3.4.2. Dung sai hình dáng và vị trí các bề mặt chi tiết .......................................... 59 
3.4.3. Cấp chính xác (TCVN 2244-91) ................................................................. 60 
3.4.4. Lắp ghép ...................................................................................................... 61 
3.4.5. Nhám bề mặt ................................................................................................ 64 
3.5. BẢN VẼ PHÁC CHI TIẾT ................................................................................ 66 
3.5.1. Khái niệm về bản vẽ phác chi tiết ............................................................... 66 
3.5.2. Trình tự lập bản vẽ phác chi tiết .................................................................. 66 
3.6. ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT .................................................................................. 70 
3.6.1. Các yêu cầu ...................................................................................................... 70 
3.6.2. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết .............................................................................. 70 
Chƣơng 4. BẢN VẼ LẮP ............................................................................................ 75 
4.1. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ LẮP ........................................................................ 75 
4.2. NỘI DUNG BẢN VẼ LẮP ................................................................................ 75 
4.2.1. Hình biểu diễn ............................................................................................. 75 
iii 
4.2.1.2. Biểu diễn quy ước (TCVN 3826-83) ......................................................... 76 
4.2.2. Kích thước ................................................................................................... 78 
4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................. 79 
4.2.4. Số vị trí và bảng kê ...................................................................................... 79 
4.2.5. Khung tên .................................................................................................... 80 
4.3. LẶP BẢN VẼ LẮP THEO MẪU ...................................................................... 81 
4.3.1. Phân tích vật lắp .......................................................................................... 81 
4.3.2. Vẽ sơ đồ lắp ................................................................................................. 81 
4.3.3. Vẽ phác chi tiết ............................................................................................ 81 
4.3.4. Lập bản vẽ lắp ............................................................................................. 82 
4.4. ĐỌC BẢN VẼ LẮP VÀ VẼ TÁCH CHI TIẾT TỪ BẢN VẼ LẮP .................. 82 
4.4.1. Đọc bản vẽ lắp ............................................................................................. 82 
4.4.2. Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp ....................................................................... 86 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 87 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Vẽ cơ khí là học phần cơ sở được thiết kế trong chương trình đào tạo kỹ sư 
ngành kỹ thuật cơ điện tử, cơ khí theo hệ thống tín chỉ. Trong học phần này trang bị 
cho người học các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử. 
Bài giảng Vẽ cơ khí được biên soạn theo chương trình đào tạo được ban hành 
năm 2017 của Trường Đại học Phạm Văn Đồng với thời lượng 2 tín chỉ với 4 chương 
gồm: 
Chương 1. Vẽ quy ước các mối ghép. 
Chương 2. Vẽ quy ước bánh răng, lò xo. 
Chương 3. Bản vẽ chi tiết. 
Chương 4. Bản vẽ lắp. 
Nội dung Vẽ cơ khí có liên quan đến các học phần khác như: Dung sai - Kỹ thuật 
đo, Vật liệu kỹ thuật, Công nghệ chế tạo máy,  tuy nhóm biên soạn đã đưa các kiến 
thức cơ bản vào bài giảng nhưng để hiểu rõ thêm khi sử dụng bài giảng này người học 
cần phải tham khảo các tài liệu liên quan. Để giúp cho người học đánh giá kiến thức 
tiếp thu, sau mỗi chương có biên soạn phần Câu hỏi ôn tập. 
Bài giảng được biên soạn cho đối tượng là sinh viên bậc đại học ngành Cơ điện 
tử, tuy nhiên nó cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các sinh viên bậc đại học, cao 
đẳng ngành Cơ khí. 
Nhóm biên soạn tuy rất cố gắng tham khảo các tài liệu đã sử dụng giảng dạy hiện 
nay để biên soạn bài giảng này, song vẫn không tránh được các thiếu sót. Rất mong 
nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành để tài liệu này được hoàn chỉnh. 
Mọi đóng góp xin gởi về: Bộ môn Cơ khí, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trường 
Đại học Phạm Văn Đồng, email: baoqng2006@gmail.com hoặc nhlinh@pdu.edu.vn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Tháng 5.2019 
 Nhóm biên soạn 
2 
Chƣơng 1. VẼ QUY ƢỚC CÁC MỐI GHÉP 
A. MỤC TIÊU 
- Hiểu biết cơ bản về các mối ghép được sử dụng trong kỹ thuật như: mối ghép 
ren, then, then hoa, đinh tán, hàn,  
- Nắm vững các quy tắc và quy định về vẽ các mối ghép ren, then, đinh tán, hàn. 
B. NỘI DUNG 
Một sản phẩm bao gồm nhiều chi tiết ghép lại với nhau bằng các mối ghép. Có 
hai loại mối ghép: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được. 
Mối ghép tháo được là mối ghép khi ta tháo rời các chi tiết mà các chi tiết lắp 
ghép không bị phá hủy. Các mối ghép ren, then, chốt, ... là các mối ghép tháo được. 
Mối ghép không tháo được là mối ghép khi cần tháo rời các chi tiết ta phải phá 
hủy các chi tiết tham gia lắp ghép. Các mối ghép bằng hàn, đinh tán, ... là các mối 
ghép không tháo được. 
Các chi tiết ghép được dùng phổ biến trong các máy móc sử dụng trong sản xuất 
cũng như đời sống nên hầu hết được tiêu chuẩn hóa 
1.1. MỐI GHÉP BẰNG REN 
1.1.1. Các khái niệm 
1.1.1.1. Khái niệm về ren 
Ren là một kết cấu được dùng nhiều trong máy móc hiện đại. Ren được dùng để 
kẹp chặt các chi tiết máy lại với nhau như ren hệ mét, ren hệ Anh, ren ống, ren tròn, 
ren vít gỗ, ... hoặc dùng để truyền lực như ren hình thang, ren hình răng cưa, ren 
vuông, ... 
Nói chung ren và những chi tiết ghép có ren điều được tiêu chuẩn hóa nghĩa là 
hình dạng, kích thước và kí hiệu của chúng đã được quy định trong tiêu chuẩn thống 
nhất. Nước ta đã ban hành những tiêu chuẩn về ren và chi tiết ghép có ren. 
1.1.1.2. Sự hình thành ren 
Ren được hình thành bằng chuyển động xoắn ốc. Ren hình thành do một biên 
dạng phẳng chuyển động theo đường xoắn ốc (đường xoắn ốc trụ hay đường xoắn ốc 
nón) sao cho mặt phẳng của hình luôn chứa trục của đường xoắn ốc (hình 1.1). 
Ren hình thành theo đường xoắn ốc trụ được gọi là ren trụ. Ren hình thành theo 
đường xoắn ốc nón được gọi là ren côn.. 
3 
Hình 1.1. Sự hình thành ren 
4 
Khoảng cách di chuyển của điểm chuyển động trên đường sinh đó quay được 
một vòng gọi là bước xoắn (Ph). 
Ren được hình thành trên trục (bị bao) gọi là ren trục (hay còn được gọi là ren 
ngoài) (hình 1.2a). Ren được hình thành trong lỗ (bao) gọi là ren lỗ (hay còn được gọi 
là ren trong) (hình 1.2b). 
Hình phẳng chuyển động có thể là hình tam giác, hình vuông, hình thang, ... 
Hình 1.2. Ren trục và ren lỗ 
1.1.1.3. Các yếu tố của ren 
a) Profin ren: là hình phẳng tạo thành ren. Profin của ren có thể là tam giác (hình 
1.3a), hình thang (hình 1.3b), cung tròn (hình 1.3c), hình vuông (hình 1.3d), hình chữ 
nhật,  
 a) b) c) d) 
Hình 1.3. Các profin ren 
5 
b) Các đường kính của ren (hình 1.2) 
- Đường kính ngoài (d): là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài 
hay qua đáy ren của ren trong. Đường kính ngoài là đường kính danh nghĩa của ren. 
- Đường kính trong (d1): là đường kính của mặt trụ đi qua đáy ren của ren ngoài 
hay qua đỉnh ren của ren trong. 
- Đường kính trung bình (d2): là đường kính của mặt trụ có đường sinh cắt profin 
ren ở các điểm chia đều bước ren. 
c) Số đầu mối ren (n): là số đường xoắn ốc tạo thành ren. Hình 1.4a là ren một 
đầu mối và hình 1.4b là ren hai đầu mối. 
 a) b) 
Hình 1.4. Ren một đầu và ren hai đầu mối 
d) Bước ren (P): là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau (hình 
1.4). 
Đối với ren nhiều đầu mối (có nhiều đường xoắn ốc) thì bước ren P được tính 
như sau: 
 n
P
P h 
Trong đó: Ph là bước xoắn và n là số đầu mối ren. 
Đối với ren một đầu mối (n = 1) thì: Ph = P (hình 1.4a). 
e) Hướng xoắn của ren: là hướng của đường xoắn tạo thành ren. Ren phải hình 
thành tương ứng với hướng xoắn phải (hình 1.5a), ren trái hình thành tương ứng với 
hướng xoắn trái (hình 1.5b). 
Thường dùng loại ren hướng xoắn phải, một đầu mối. 
6 
 a) b) 
Hình 1.5. Ren phải và ren trái 
* Chú ý: Để phân biệt ren phải và ren trái ta đặt trục ren thẳng đứng (hình 1.5), 
nếu thấy đường ren chuyển động xoắn lên về phía phải là ren phải (hình 1.5a), còn 
đường ren lên về phía trái là ren trái (hình 1.5b). 
1.1.1.4. Các loại ren thường dùng 
a) Ren hệ mét: ren có profin là hình tam giác đều (góc ở đỉnh α = 600). Các kích 
thước của ren được đo bằng mm. Ren hệ mét chia làm hai loại: ren hệ mét bước lớn và 
ren hệ mét bước nhỏ. 
Ký hiệu của ren hệ mét là M. 
Đường kính và bước ren ren hệ mét được quy định trong TCVN 2247-77. 
b) Ren ống: ren có profin là tam giác cân và góc ở đỉnh α = 550. Các kích thước 
được đo bằng inch (1 inch = 25,4mm). Ren ống dùng để ghép kín các đường ống, ren 
không có khe hở ở đỉnh ren và chân ren, thành ống mỏng nên cần bước ren nhỏ. 
Ren ống có hai loại: 
- Ren ống hình trụ: ký hiệu là G. 
- Ren ống hình côn ngoài: ký hiệu là R. 
- Ren ống hình côn trong: ký hiệu là Rc. 
Các thông số cơ bản của ren ống hình trụ được quy định trong TCVN 4681-89 và 
ren ống hình côn được quy định trong TCVN 4631-81. 
c) Ren hình thang: ren có profin là hình thang cân, có góc ở đỉnh α = 300. Ren 
dùng trong truyền động chịu tải hai chiều. 
Ren hình thang ký hiệu là Tr. 
7 
Đường kính và bước ren của ren hình thang một đầu mối được quy định trong 
TCVN 4673-89. 
d) Ren tựa: ren có profin là có tiết diện hình thang thường. Ren dùng trong 
truyền động chịu tải một chiều. 
Ren hình răng cưa ký hiệu là S. 
e) Ren tròn: ren có profin là hình tròn ... hen, then hoa? Có mấy loại chốt? 
6. Giới thiệu một số mối ghép then hoa? Then hoa được vẽ quy ước như thế nào? 
7. Biểu diễn quy ước, ký hiệu và cách ghi kí hiệu của mối hàn như thế nào? 
8. Mối ghép đinh tán được vẽ quy ước như thế nào? 
33 
Chƣơng 2. VẼ QUY ƢỚC BÁNH RĂNG, LÒ XO 
A. MỤC TIÊU 
- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về vẽ qui ước một số chi tiết 
thông dụng là bánh răng và lò xo. 
- Nắm vững được các quy tắc và quy định về biểu diễn quy ước các chi tiết bánh 
răng, lò xo ở bản vẽ kỹ thuật. 
B. NỘI DUNG 
2.1. BÁNH RĂNG 
2.1.1. Khái niệm về truyền động bánh răng 
- Truyền động bánh răng là một hệ thống truyền động nhờ sự ăn khớp giữa các 
răng với nhau. 
Bánh răng truyền chuyển động cho bánh răng khác gọi là bánh răng chủ động, 
bánh răng nhận chuyển động gọi là bánh răng bị động. 
- Truyền động bánh răng có thể truyền chuyển động quay giữa các trục song 
song, cắt nhau, chéo nhau hay biến đổi chuyển động giữa quay và tịnh tiến. 
- Truyền động bánh răng có ưu điểm là hiệu suất cao nhưng lại gây tiếng ồn. 
- Bánh răng thường dùng có ba loại: 
+ Bánh răng trụ: dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song với 
nhau (hình 2.1). 
a) b) c) 
 Hình 2.1. Bánh răng trụ 
+ Bánh răng côn: dùng để truyền chuyển động giữa hai trục cắt nhau thường 
có góc bằng 90 0 (hình 2.2). 
34 
+ Bánh vít - trục vít: dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo 
nhau (hình 2.3). 
 Hình 2.2. Bánh răng côn Hình 2.3. Bánh vít - trục vít 
2.1.2. Bánh răng trụ 
2.1.2.1. Khái niệm 
- Răng của bánh răng hình trụ được hình thành trên mặt trụ tròn xoay. 
- Bánh răng trụ được chia làm ba loại: 
+ Bánh răng trụ răng thẳng (hình 2.4a): Răng được hình thành theo đường 
sinh của mặt trụ. 
+ Bánh răng trụ răng nghiêng (hình 2.4b): Răng được hình thành theo đường 
xoắn ốc trụ. 
+ Bánh răng trụ răng chữ V (hình 2.4c): Răng nghiêng theo hai hướng ngược 
chiều nhau tạo thành chữ V. 
 a) b) c) 
Hình 2.4. Các loại bánh răng trụ 
35 
- Hai bánh răng trụ có thể ăn khớp ngoài (hình 2.5a) hoặc ăn khớp trong (hình 
2.5b). 
 a) b) 
Hình 2.5. Bánh răng ăn khớp ngoài và trong 
- Trường hợp một trong hai bánh răng trụ có đường kính vô tận thì bánh răng trở 
thành thanh răng. Truyền động bánh răng - thanh răng để biến chuyển động quay thành 
chuyển động tịnh tiến và ngược lại (hình 2.6a). 
 a) b) 
Hình 2.6. Bánh răng - thanh răng 
2.1.2.2. Thông số bánh răng trụ 
Các thông số cơ bản của bánh răng trụ răng thẳng như sau (hình 2.7): 
- Vòng chia: là đường tròn để tính môđun của bánh răng. Đường kính vòng chia 
kí hiệu là d. 
- Vòng đỉnh: là đường tròn đi qua đỉnh răng. Đường kính vòng đỉnh ký hiệu là ha 
- Vòng đáy: là đường tròn đi qua đáy răng. Đường kính vòng đáy ký hiệu là hf. 
- Chiều cao răng (h): là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng đáy. 
Chiều cao răng chia làm hai phần: 
36 
+ Chiều cao đầu răng (ha): là khoảng cách hướng tâm giữa vòng đỉnh và vòng 
chia. 
+ Chiều cao chân răng (hf): là khoảng cách hướng tâm giữa vòng chia và vòng 
đáy. 
- Bước răng (Pt): là độ dài cung giữa hai răng kề nhau đo trên vòng chia. 
Như vậy chu vi vòng chia là: .d Z Pt (Z là số răng của bánh răng) 
Do đó: .
Pt
d Z
- Môđun (m): là tỷ số giữa bước răng Pt và số : 
Pt
m
 . 
Hình 2.7. Các thông số bánh răng 
Để tiện cho việc thiết kế và chế tạo, môđun của bánh răng được tiêu chuẩn hóa 
như bảng 2.1. 
 Bảng 2.1. Môđun của bánh răng (TCVN 2257–77) 
Dãy 1 1 1,25 1,5 2,0 2,5 3 4 5 6 8 10 12 16 20 
Dãy 2 1,125 1,375 1,75 2,25 2,75 3,5 4,5 5,5 7 9 11 14 18 20 
37 
* Chú ý: 
1. Môđun của bánh răng ưu tiên lấy môđun theo dãy 1. 
2. Môđun càng lớn thì bánh răng càng lớn. Hai bánh răng muốn ăn khớp được 
với nhau thì bước răng phải bằng nhau, nghĩa là có cùng môđun. 
2.1.2.3. Công thức tính bánh răng trụ tiêu chuẩn 
Môđun m là thông số cơ bản của bánh răng, các thông số khác đều được tính 
theo môđun như ở bảng 2.2. 
Bảng 2.2. Công thức tính bánh răng trụ tiêu chuẩn 
Tên gọi Ký hiệu Công thức tính 
Môđun m Theo tiêu chuẩn TCVN 2257-77 
Số răng Z 
1 2
2 1
n Z
i
n Z
Đường kính vòng chia d .d m Z 
Chiều cao đỉnh răng ha ha = m 
Chiều cao chân răng hf hf = 1,25m 
Chiều cao răng h h = ha + hf = 2,25m 
Đường kính vòng đỉnh da da = (Z + 2)m 
Đường kính vòng chân df df = (Z – 2,5)m 
Bước răng Pt Pt = m 
Khoảng cách tâm của hai bánh 
răng ăn khớp 
A 1 2 1 2
( )
2 2
d d m Z Z
A
Trong đó: 
- i: tỷ số truyền của hai bánh răng. 
- d1, d2: đường kính vòng chia của bánh răng chủ động và bị động. 
- Z1, Z2: số răng của bánh răng chủ động và bị động. 
- n1, n2: số vòng quay trong một phút của bánh răng chủ động và bị động. 
2.1.2.4. Quy ước vẽ bánh răng trụ (TCVN 13–78) 
a) Đối với một bánh răng 
Quy ước vẽ bánh răng trụ được quy định như sau (hình 2.8): 
38 
- Vòng đỉnh và đường sinh mặt trụ đỉnh vẽ bằng nét liền đậm. 
- Vòng chia và đường sinh mặt trụ chia vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. 
- Không vẽ vòng đáy và đường sinh mặt trụ đáy trên hình chiếu. 
- Trên hình cắt dọc (mặt phẳng cắt chứa trục của bánh răng), các răng được quy 
định không bị cắt và đường sinh mặt trụ đáy vẽ bằng nét liền đậm. 
- Hướng răng của răng nghiêng và răng chữ V được vẽ bằng ba nét liền mảnh 
theo hướng nghiêng của răng và ghi góc nghiêng  . 
- Khi cần thể hiện profin của răng, cho phép vẽ gần đúng profin của răng bằng 
cách thay thế các cung thân khai bằng các cung tròn. 
* Chú ý: Trên bản vẽ chế tạo bánh răng, ngoài hình dạng kích thước của bánh 
răng còn có một bảng ghi các thông số của bánh răng như: môđun, số răng, góc 
nghiêng, ... 
Hình 2.8. Vẽ quy ước bánh răng trụ 
b) Đối với cặp bánh răng ăn khớp 
Cặp bánh răng trụ ăn khớp thường được vẽ hai hình biểu diễn và được quy định 
như sau (hình 2.9): 
- Trên hình chiếu vuông góc với trục bánh răng, hai vòng đỉnh đều vẽ bằng nét 
liền đậm (kể cả phần hai răng ăn khớp). Hai vòng chia tiếp xúc nhau. 
- Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục bánh răng quy định đường sinh 
của cả hai mặt trụ đỉnh răng đều vẽ bằng nét đậm. 
- Trên hình cắt (mặt phẳng cắt chứa trục của bánh răng), quy ước vẽ răng của 
bánh răng chủ động che khuất răng của bánh răng bị động, do đó đỉnh răng của bánh 
39 
răng chủ động vẽ bằng nét liền đậm còn đường đỉnh răng của bánh răng bị động vẽ 
bằng nét đứt. 
* Chú ý: Bánh răng - thanh răng ăn khớp được vẽ quy ước như hình 2.6b. 
Lm1
b
d
m
1
d
1
d
m
2
d
2
Lm2
e
D
o
D
'
d
o
s
A
a) b) c) d) 
 Hình 2.9. Vẽ quy ước bánh răng trụ ăn khớp 
2.1.2.5. Kích thước kết cấu bánh răng trụ 
Kích thước kết cấu bánh răng trụ được tính theo modun và đường kính trục lắp 
bánh răng db và được xác định trong bảng 2.3. 
Bảng 2.3. Kích thước kết cấu bánh răng trụ 
Tên gọi Ký hiệu Công thức tính 
Chiều dài răng b b = (8 ÷ 10)m 
Chiều dày vành răng s s = (2 ÷ 4)m 
Đường kính mayơ dm dm = (1,5 ÷ 1,7) db 
Chiều dày đĩa e e = (0,3 ÷ 0,5)b 
Đường kính vành đĩa D0 D0 = da – (6 ÷ 10)m 
Đường kính đường tròn tâm 
các lỗ trên đĩa 
D’ D’ = 0,5(D0 - dm) 
40 
Đường kính lỗ trên đĩa do do = 0,25(D0 – dm) 
Chiều dài mayơ Lm Lm = (1,0 ÷ 1,5) db 
* Chú ý: Các công thức trên, nếu bánh răng chế tạo bằng thép lấy hệ số nhỏ, còn 
bánh răng bằng gang lấy số lớn. 
2.1.3. Bánh răng côn 
2.1.2.1. Khái niệm 
Bánh răng côn (còn được gọi là bánh răng nón) dùng để truyền chuyển động giữa 
hai trục cắt nhau thường có góc bằng 90 0 . Răng của bánh răng côn hình thành trên mặt 
côn cho nên các kích thước và môđun của răng thay đổi theo chiều dài của răng, nhỏ 
dần về phía đỉnh nón. 
Để tiện thiết kế và chế tạo, quy định lấy môđun tiêu chuẩn theo đáy lớn của mặt 
côn. 
2.1.2.2. Thông số bánh răng côn 
Công thức tính bánh răng côn tiêu chuẩn được cho ở bảng 2.4. 
Bảng 2.4. Công thức tính bánh răng côn 
Tên gọi Ký hiệu Công thức tính 
Đường kính vòng chia d d = mZ 
Chiều cao đỉnh răng ha ha = m 
Chiều cao chân răng hf hf = 1,2m 
Chiều cao răng h h = ha + hf = 2,2m 
Góc đỉnh mặt côn chia  
1 1
1
2 2
2 2
2
1 1
tan ;
tan
d Z
d Z
d Z
d Z


Đường kính vòng đỉnh da da = m (Z + 2 cos ) 
Đường kính vòng chân df df = m (Z – 2,4 cos ) 
Chiều dài đường sinh mặt nón chia Re 
2 sin
e
m
R

41 
Chiều dài răng b 
3
eRb 
* Chú ý: 
1) Chiều cao răng lấy theo đường vuông góc với đường sinh mặt côn chia, 
đường vuông góc này là đường sinh mặt côn phụ. 
2) 1, 2: góc đỉnh mặt côn chia của bánh răng chủ động và bị động, do đó: 1 + 
2 = 90
0 
3) Các kích thước khác tính như trong bánh răng trụ. 
2.1.2.3. Quy ước vẽ bánh răng côn 
a) Đối với một bánh răng 
Cách vẽ quy ước bánh răng côn tương tự như bánh răng trụ. 
Quy ước cho phép vẽ hai hình biểu diễn là đủ. Hình biểu diễn chính là hình cắt 
chứa trục răng. Hình biểu diễn kia là hình chiếu lên mặt phẳng vuông góc với trục 
bánh răng, quy ước cho phép vẽ vòng đỉnh đáy lớn và vòng đỉnh đáy nhỏ bằng nét liền 
đậm, còn vòng chia đáy lớn vẽ bằng nét liền mảnh (hoặc nét chấm gạch mảnh) (hình 
2.10). 
Hình 2.10. Vẽ quy ước bánh răng côn 
b) Đối với cặp bánh răng côn ăn khớp 
Cách vẽ quy ước bánh răng côn ăn khớp tương tự như bánh răng trụ ăn khớp. 
42 
Bản vẽ gồm hai hình biểu diễn. Hình biểu diễn chính là hình cắt chứa trục của 
cặp bánh răng. Hình biểu diễn kia là hình chiếu của cặp bánh răng lên mặt phẳng 
vuông góc với trục bánh răng lớn. 
Trên hình cắt ưu tiên vẽ nét thấy cho đường sinh ngoài của bánh răng dẫn nét 
khuất cho bánh răng bị dẫn. Vòng lăn (vòng tròn ăn khớp) vẽ tiếp xúc nhau bằng nét 
chấm gạch mảnh (hình 2.11). 
Hình 2.11. Vẽ quy ước bánh răng côn ăn khớp 
2.1.4. Bánh vít - trục vít 
2.1.4.1. Khái niệm 
- Bánh vít - trục vít thường dùng để truyền động giữa hai trục chéo nhau. Góc 
giữa hai trục thường 90 0 . Bộ truyền bánh vít - trục vít có tỷ số truyền lớn (i = 8 ÷ 
100). Chuyển động thường được truyền từ trục vít sang bánh vít. 
- Trục vít có cấu tạo như một trục có ren trên mặt trụ tròn xoay và được phân ra 
gồm: 
+ Trục vít trụ: Ren được hình thành tròn xoay. 
+ Trục vít lõm: Ren được hình thành trên mặt tròn xoay có đường sinh là một 
cung tròn. 
- Tùy theo hình dáng ren ở mặt đầu, trục vít được chia ra: trục vít Archimede, 
trục vít thân khai và trục vít convoliut. Trong các loại trên trục vít Archimede được 
43 
dùng nhiều hơn cả. Profin của trục vít Archimede trên mặt cắt chứa trục ren là một 
hình thang cân. 
- Trục vít có ren phải hay ren trái, một đầu mối hay nhiều đầu mối. 
2.1.4.2. Thông số của bánh vít và trục vít 
a) Trục vít: Răng của trục vít là ren vít dạng hình thang có góc = 20 0 . 
Môđun của trục vít bằng môđun của bánh vít ăn khớp. Các kích thước của trục 
vít được tính theo môđun của nó. 
- Môđun (m): là tỷ số giữa bước răng P và số : 
P
m
Môđun được quy định trong TCVN 2257-77 ở bảng 2.1. 
- Đường kính vòng chia (d1): d1 = qm 
q là hệ số đường kính trục vít được chọn theo điều kiện làm việc của trục vít. Có 
thể chọn q theo bảng 2.5. 
Bảng 2.5. Hệ số đường kính q của trục vít 
m 2 2,5 3 4 5 6 7 8 10 12 16 20 
q 10 9 8 
- Chiều cao răng (h): h = ha + hf = 2,2m, trong đó: 
+ Chiều cao đỉnh răng (ha): ha = m. 
+ Chiều cao chân răng (hf): hf = 1,2m 
- Đường kính vòng đỉnh (da1): da1 = d1 + 2ha = m (q + 2). 
- Đường kính vòng chân (df1): df1 = d1 - 2hf = m (q - 2,4). 
- Góc vít (): 
1 1 1
1 1
.p .
tan
.
Z Z m Z
d d q

Trong đó: Z1 là số đầu mối của trục vít. 
- Chiều dài phần cắt ren (b1): lấy theo điều kiện ăn khớp. Khi vẽ có thể lấy theo 
công thức: b1 = (11 + 0,06 Z2)m 
Trong đó: Z2 là số đầu mối (số răng) của bánh vít. 
b) Bánh vít: Răng của bánh vít hình thành trên mặt cong (mặt xuyến). Môđun và 
đường kính của vòng chia được lấy trên mặt phẳng vuông góc với trục bánh vít và đi 
44 
qua tâm mặt xuyến. Các thông số của bánh vít được tính theo môdun m và số răng Z2 
tương tự như bánh răng trụ. 
- Đường kính vòng chia (d2): d2 = mZ2 
- Đường kính vòng đỉnh (da2): da2 = d2 + 2ha = m (Z2 + 2). 
- Đường kính vòng chân (df2): df2 = d1 - 2hf = m (Z2 - 2,4). 
- Chiều rộng bánh vít (b2): b2 = 0,75 da1 
- Góc ôm trục vít (2): 2
1
2
0,5.a
b
d m
 
 (2 = 90 0 - 100
0 ) 
- Đường kính đỉnh lớn nhất của vành răng: 2 2
1
6.
2
aM a
m
d d
Z
- Khoảng cách giữa trục trục vít và trục bánh vít: 
aw = 0,5m(q + Z2). 
Các bộ phận khác lấy tương tự như bánh răng trụ. 
2.1.4.3. Cách vẽ quy ước bánh vít - trục vít (TCVN 13-78) 
a) Trục vít: Cách vẽ quy ước trục vít giống cách vẽ quy ước ren (hình 2.12). 
- Trên mặt phẳng hình chiếu song song với trục của trục vít không vẽ đường sinh 
của mặt đáy ren. 
- Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của trục vít không vẽ vòng tròn 
đáy ren. 
- Khi cần biểu diễn profin của răng dùng hình cắt riêng phần hoặc hình trích. 
 Hình 2.12. Vẽ quy ước trục vít 
b) Bánh vít: Quy ước vẽ bánh vít tương tự như bánh răng trụ (hình 2.13). 
- Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh vít chỉ vẽ vòng đỉnh 
lớn nhất của vành răng bằng nét liền đậm và không vẽ vòng đáy. 
45 
- Vòng chia được vẽ bằng nét chấm gạch mảnh. 
Hình 2.13. Vẽ quy ước bánh vít 
c) Bánh vít và trục vít ăn khớp: Vẽ quy ước cũng như bánh răng trụ, nghĩa là 
đường sinh của mặt trục chia của trục vít tiếp xúc với vòng chia của bánh vít (hình 
2.14). 
Hình 2.14. Vẽ quy ước bánh vít - trục vít 
2.2. LÒ XO 
2.2.1. Khái niệm 
- Lò xo là chi tiết dự trữ bằng năng lượng, dùng để giảm xóc, ép chặt, đo lực. Lò 
xo làm việc dựa vào tính đàn hồi của vật liệu và cấu tạo của lò xo. 
- Căn cứ kết cấu và công dụng, lò xo được chia làm bốn loại sau đây: 
46 
+ Lò xo xoắn ốc: Lò xo xoắn ốc được hình thành theo đường xoắn ốc trụ hoặc 
đường xoắn ốc nón (hình 2.15). 
Hình 2.15. Lò xo xoắn ốc 
+ Lò xo xoắn phẳng: Lò xo xoắn phẳng (hình 2.16), được hình thành theo 
đường xoắn ốc phẳng, mặt cắt của dây lò xo thường là hình chữ nhật. Lò xo xoắn ốc 
phẳng thường được dùng làm dây cót. 
+ Lò xo nhíp: Lò xo nhíp (hình 2.17) gồm nhiều tấm kim loại ghép lại với 
nhau và được dùng nhiều trong các cơ cấu giảm sóc, nhất là ô tô. 
+ Lò xo đĩa: Lò xo đĩa (hình 2.18) gồm nhiều đĩa bằng kim loại ghép chồng 
lên nhau, dùng trong cơ cấu có tải lớn. 
Hình 2.16. Lò xo xoắn phẳng Hình 2.17. Lò xo nhíp Hình 2.18. Lò xo đĩa 
- Căn cứ theo tác dụng là xo xoắn ốc được chia làm bốn loại: lò xo nén, lò xo 
kéo, lò xo xoắn và lò xo uốn. 
2.2.2. Vẽ quy ƣớc lò xo (TCVN 14-78) 
Lò xo là một kết cấu, có hình dạng phức tạp nên được quy định vẽ theo quy ước 
như bảng 2.6. 
47 
Bảng 2.6. Quy ước vẽ lò xo 
Tên gọi 
Biểu diễn 
Hình chiếu Hình cắt Đơn giản hóa 
1. Lò xo xoắn ốc trụ, 
dây tròn (lò xo nén) 
2. Lò xo xoắn ốc trụ, dây 
hình chữ nhật (lò xo 
nén) 
3. Lò xo xoắn ốc nón, 
dây tròn (lò xo nén) 
4. Lò xo xoắn ốc nón, 
dây chữ nhật (lò xo 
nén) 
5. Lò xo xoắn ốc trụ, 
dây tròn (lò xo kéo) 
6. Lò xo đĩa đặt đối 
nhau 
48 
C. CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Hãy trình bày những loại bánh răng cơ bản? 
2. Thế nào là môđun bánh răng? Những thông số nào của bánh răng liên quan đến 
môđun? 
3. Cách vẽ quy ước bánh răng trụ: đối với một bánh răng, với cặp bánh răng ăn khớp? 
4. So sánh cách vẽ quy ước giữa bánh răng trụ và bánh răng côn? 
5. Cách vẽ quy ước: bánh vít, trục vít? 
6. Quy ước vẽ phần ăn khớp của bánh răng như thế nào? 
7. Trình bày cách vẽ quy ước lò xo xoắn, lò xo đĩa? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_co_khi_phan_1.pdf