Giáo trình Vật liệu may

Phân loại

Xơ dệt bao gồm hai loại xơ chủ yếu đó là xơ thiên nhiên và xơ hóa học

a. Xơ thiên nhiên

Xơ thiên nhiên là các xơ được hình thành trong điều kiện tự nhiên.

Nhóm xơ có thành phần chủ yếu là xenlulô gồm các loại xơ có nguồn gốc

thực vật ( xơ bông, xơ lanh, xơ đay, xơ gai, .).

Nhóm xơ có thành phần chủ yếu từ protit (protein) gồm các loại xơ có

nguồn gốc động vật ( xơ len, tơ tằm, .).

Ngoài ra còn có loại xơ thiên nhiên được tạo thành từ chất vô cơ thiên

nhiên có nguồn gốc cấu tạo là các chất khoáng như xơ amiăng

b. Xơ hóa học

Xơ hóa học là các xơ được hình thành trong điều kiện nhân tạo và được

tạo ra từ những chất hoặc vật chất có trong thiên nhiên. Xơ hóa học được phân

thành hai loại chính

- Xơ nhân tạo (được tạo nên từ chất hữu cơ thiên nhiên có sẵn trong thiên

nhiên : Xenlulo, gỗ, xơ bông, xơ bông ngắn chế biến thành dung dịch rồi định

hình thành sợi)

- Xơ tổng hợp (tạo nên từ chất tổng hợp hữu cơ hoặc vô cơ : Khí đốt, sản

phẩm chưng cất dầu mỏ,.)

Ví dụ: - Xơ vitxco được tạo ra từ xenlulo

- Xơ nilon (PA) được tạo ra từ sản phẩm chưng cất dầu mỏ

- Xơ amiăng nóng chảy ở nhiệt độ 800oC được dùng pha với xơ

bông để dệt vải may bảo hộ lao động.

pdf 38 trang kimcuc 10440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vật liệu may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vật liệu may

Giáo trình Vật liệu may
 1 
CHƯƠNG I 
NGUYÊN LIỆU DỆT 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM 
TÀI LIỆU 
Tên môn học:Vật liệu may 
NGHỀ: MAY THỜI TRANG 
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ 
Tháng 12 năm 2010 
 2 
I. NGUYÊN LIỆU DỆT 
1. Khái niệm - phân loại xơ dệt 
1.1.1. Khái niệm 
Xơ dệt là vật thể có kích thước nhỏ, chiều ngang nhỏ hơn rất nhiều so với 
chiều dài và có tính chất mềm dẻo và dãn nở. 
Ví dụ: xơ bông dùng để dệt có kích thước: 
L = 25 ÷ 45 mm 
d = 15 ÷ 25 µm 
1.1.2. Phân loại 
Xơ dệt bao gồm hai loại xơ chủ yếu đó là xơ thiên nhiên và xơ hóa học 
a. Xơ thiên nhiên 
Xơ thiên nhiên là các xơ được hình thành trong điều kiện tự nhiên. 
Nhóm xơ có thành phần chủ yếu là xenlulô gồm các loại xơ có nguồn gốc 
thực vật ( xơ bông, xơ lanh, xơ đay, xơ gai, ...). 
Nhóm xơ có thành phần chủ yếu từ protit (protein) gồm các loại xơ có 
nguồn gốc động vật ( xơ len, tơ tằm, ...). 
Ngoài ra còn có loại xơ thiên nhiên được tạo thành từ chất vô cơ thiên 
nhiên có nguồn gốc cấu tạo là các chất khoáng như xơ amiăng 
b. Xơ hóa học 
Xơ hóa học là các xơ được hình thành trong điều kiện nhân tạo và được 
tạo ra từ những chất hoặc vật chất có trong thiên nhiên. Xơ hóa học được phân 
thành hai loại chính 
- Xơ nhân tạo (được tạo nên từ chất hữu cơ thiên nhiên có sẵn trong thiên 
nhiên : Xenlulo, gỗ, xơ bông, xơ bông ngắn chế biến thành dung dịch rồi định 
hình thành sợi) 
- Xơ tổng hợp (tạo nên từ chất tổng hợp hữu cơ hoặc vô cơ : Khí đốt, sản 
phẩm chưng cất dầu mỏ,...) 
Ví dụ: - Xơ vitxco được tạo ra từ xenlulo 
- Xơ nilon (PA) được tạo ra từ sản phẩm chưng cất dầu mỏ 
- Xơ amiăng nóng chảy ở nhiệt độ 800oC được dùng pha với xơ 
bông để dệt vải may bảo hộ lao động. 
Cả xơ nhân tạo và xơ tổng hợp đều là xơ hóa học nhưng xơ nhân tạo có 
trước, xơ tổng hợp có sau. 
L 
d 
 3 
* Phân loại xơ dệt 
2 
2. Khái niệm - phân loại sợi dệt 
1.2.1. Khái niệm 
Sợi dệt là vật thể được tạo ra từ các loại xơ dệt bằng phương pháp xe, 
xoắn hoặc dính kết các xơ lại với nhau. Kích thước : các loại sợi có chiều dài rất 
lớn, chiều ngang nhỏ, chiều dài của con sợi được xác định bằng chiều dài của 
các sợi cuộn trong các ống sợi. 
Sợi dệt cũng có tính chất mềm, dẻo, dãn nở đàn hồi. 
 1.2.2. Phân loại 
Sợi dệt được phân thành hai loại : Sợi con và sợi phức. 
* Sợi đơn (sợi con): là loại sợi chủ yếu và phổ biến nhất, chiếm khoảng 
85% toàn bộ các loại sợi sản xuất trên thế giới. Sợi con được tạo nên từ xơ cùng 
loại hoặc pha trộn giữa các loại xơ khác nhau. 
XƠ DỆT 
Xơ thiên nhiên Xơ hóa học 
Hữu cơ 
Vô cơ 
Nguồn 
gốc 
thực vật 
Nguồn 
gốc động 
vật 
Nguồn 
gốc 
khoáng 
Hữu cơ 
Vô cơ 
Nhân 
tạo 
Tổng 
hợp 
Protit 
Thủy 
tinh 
Poliamit, 
Polieste, 
Poliacrilonitryl, 
Polipropylen, 
Poliuretan 
Xenlulo Protit 
Amian 
Hydrat
Xenlulo 
Bông, 
Lanh, 
Đay, 
Gai 
 Len, 
Tơ tằm 
Axêtil 
Xenlulo 
Vitxco, 
Pôlinô, 
Amôniắc, 
đồng 
Axetát, 
Tri- 
axêtat 
Cadein 
 4 
Sợi con được phân chia thành sợi đơn giản và sợi kiểu. Sợi đơn giản có kết 
cấu và màu sắc giống nhau trên khắp chiều dài sợi. Sợi kiểu (hoa) được tạo nên 
từ những phương pháp khác nhau, làm cho sợi kết cấu không đồng đều trên suốt 
chiều dài sợi, tạo thành những vòng sợi, hoặc chỗ dày mỏng khác nhau, mang 
nhiều màu sắc khác nhau. 
* Sợi phức (sợi ghép): Ngoài sợi tơ tằm(tơ thiên nhiên), tất cả các loại sợi 
phức đều là sợi hóa học. Sợi phức bao gồm các sợi cơ bản, thường có độ dày 
trung bình hoặc nhỏ nhằm làm tăng độ bền của sợi. 
Tùy thuộc vào thành phần xơ tham gia trong đó mà sợi lại được phân chia 
thành hai loại : 
- Sợi đồng nhất (tạo nên từ một loại xơ: bông, len,...) 
- Sợi không đồng nhất chứa hai hay nhiều loại xơ, thường ở dạng sợi (len với 
bông, vitxco với axetat,...) 
II. Cấu tạo và tính chất đặc trưng của nguyên liệu dệt 
1. Cấu tạo và các tính chất cơ bản của xơ, sợi tự nhiên 
1.1. Xơ, sợi bông 
a. Cấu tạo, tính chất 
- Xơ bông là loại nguyên liệu quan trọng bậc nhất đối với công nghiệp dệt 
may, chiếm khoảng 50% tổng nguyên liệu dệt. 
- Thành phần chủ yếu chứa trong xơ bông là xenlulo (C6H10O5), chiếm 
khoảng 96%, còn lại là các thành phần: keo pectin, nito, mỡ, sáp và tro, (ni tơ và 
tro (0,5%), mỡ xáp (1%), các chất có phân tử gần giống xenlulo (1%) Xơ 
bông chứa nhiều mỡ xáp thì mềm, mịn và bền nhưng khó in hoa, nhuộm màu. 
Phần lớn xơ bông được chế biến thành sợi dệt và dùng trong lĩnh vực dệt- 
may. Các loại xơ ngắn thì dùng làm chế phẩm khác như: Bông y tế, bông nén, 
vật liệu bọc, đệm, chăn,.... 
* Tính chất hình học 
- Xơ bông có độ dài và độ mảnh khác nhau. Dựa trên tiêu chuẩn này người ta 
chia ra: 
- Xơ bông mảnh (dài xơ 35 ÷ 45mm, N = 6000÷8000) 
- Xơ bông trung bình (dài xơ 25 ÷ 35mm, N = 4500÷6000) 
- Xơ bông ngắn (dài xơ 20 ÷ 25mm, N< 4500) 
- Xơ bông cỏ (dài xơ < 20 mm) 
- Xơ bông càng dài và mảnh càng tốt. Xơ mảnh dùng để se chỉ, dệt vải chất 
lượng cao (popơlin, kaki, gabađin). Xơ có chiều dài< 20 mm không dùng dệt 
vải, chỉ dùng để lót chăn 
* Tính chất cơ học 
- Độ bền cơ học cao trong môi trường không khí và thấp trong môi trường 
nước, xơ bông hút nước nhanh và dễ bị co ( độ co dọc từ 1,5-8%). 
- Độ dãn đứt và dãn đàn hồi thấp, vải mặc dễ bị nhàu nát. 
* Tính chất lý học 
 5 
- Khối lượng riêng của xơ bông: γ = 1,52÷1,56 g/cm3 
- Độ hút ẩm tốt, độ ẩm của xơ khá cao khoảng 8-12%. Vì vậy, vải bông mặc 
thoáng mát dễ thấm mồ hôi, giặt lâu khô và dễ nhàu. 
- Tính dẫn điện: kém, hầu như không dẫn điện nên có thể dùng làm vật cách 
điện. 
- Tính chất nhiệt: xơ bông chịu tác dụng nhiệt tốt, tới 120oC, quá nhiệt độ này 
tính chất của xơ xấu đi. Ở nhiệt độ cao hơn 180oC xơ sẽ bị chuyển sang màu 
vàng. 
- Tác dụng với ánh sáng mặt trời: Dưới tác dụng với ánh sáng mặt trời xơ 
giảm bền, nếu phơi liên tục ngoài trời nắng 900÷1000 giờ dộ bền của xơ bông 
giảm 50%. 
* Tính chất hóa học 
- Tác dụng với kiềm: Xơ bông tác dụng tốt với kiềm ở nhiệt độ thường nhưng 
ở nhiệt độ cao bị giảm bền. Trong dung dịch kiềm 10%, nhiệt độ thường xơ 
bông trương nở, mềm bóng và tăng bền. 
- Tác dụng với axit: bị phá hủy trong môi trường axit, đặc biệt là axit vô cơ 
và nồng độ dung dịch cao. 
- Tác dụng với chất oxy hóa: không bền vững trước tác dụng của chất oxy 
hóa như H2O2, NaOCl (hypoclorit), KMnO2 (thuốc tím). 
- Tác dụng với vi sinh vật: trước tác dụng với vi sinh vật xơ bông không bền 
vững và bị phá hủy dần, đặc biệt là trong môi trường không khí có độ ẩm cao 
trên xơ xuất hiện vết mốc. 
b. Nhận biết vải sợi bông: 
Nhận biết bằng cảm quan: Mặt vải không nhẵn, có xù lông tơ nhỏ, cảm thấy 
mềm mại, mịn, mát tay khi cầm. Khi kéo đứt một đoạn sợi thấy dai, chỗ đứt 
không bị xù lông. 
Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Kho đốt xo8 bông cháy rất nhanh, có 
mùi giấy cháy, tro có màu trắng, lượng ít và bóp dễ vỡ. 
c. Bảo quản và sử dụng: 
Vải bông thường dùng làm vật liệu để may quần áo mặc vào mùa hè, đặc biệt là 
quần áo trẻ em. Khi giặt dùng xà phòng thường, phơi khô ngoài nắng, tránh ánh 
nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nấm mốc. 
1.2. Len 
a. Cấu tạo, tính chất 
- Len là loại xơ được chế biến chủ yếu từ lớp lông phủ trên động vật như 
lông cừu, dê, lạc đà, thỏ,... Lông cừu được dùng nhiều nhất chiếm 96-97% trong 
ngành công nghiệp dệt len, sau đó là lông dê chiếm khoảng 2%, còn lại là lông 
lạc đà, lông ngựa, lông thỏ. 
Thành phần chính chứa trong xơ len là chất Kêratin (90%), 10% còn lại là 
tạp chất (mỡ, tạp chất thực vật, màng kitin bảo vệ xơ). Len lông cừu được chia 
làm 3 lớp (Lớp vảy (lớp ngoài cùng), lớp xơ đặc, lớp rãnh giữa) 
- Lớp vảy: được tạo ra từ tế bào sừng hình ngói xếp gối lên nhau, có tác dụng 
bao bọc và bảo vệ xơ len. 
 6 
- Lớp xơ đặc: được tạo ra từ chất Kêratin, lớp này thế hiện tính chất cơ lý chủ 
yếu của xơ len. Lớp này được cấu tạo gồm những tế bào hình sợi con, giữa các 
tế bào có những khoảng cách trống, vì vậy tạo cho xơ len có tính giữ nhiệt tốt. 
- Lớp rãnh giữa được tạo ra từ lớp chứa không khí ở bên trong, gồm những tế 
bào hình ống. 
Phụ thuộc vào độ mảnh (chiều dày) và tính đồng nhất của thành phần mà len 
được phân ra thành các loại : len mịn, len nửa mịn, len thô, len nửa thô và len 
thô. 
Len mịn: tạo ra từ lông tơ; len nửa mịn: tạo ra từ lông nhỡ; len nửa thô: tạo ra 
từ lông thô; len thô: tạo ra từ lông nhỡ, lông thô và lông chết. 
* Tính chất hình học 
- Len mịn: đường kính xơ 14÷25µm là loại len tốt nhất 
- Len nửa mịn: đường kính xơ 25÷31µm, len tốt 
- Len nửa thô: đường kính xơ 31÷34 µm, len trung bình 
- Len thô: đường kính xơ 34÷04 µm, len xấu 
* Tính chất cơ học 
- Độ bền cơ học thấp, trong môi trường nước xơ không bị hòa tan nhưng 
trương nở mạnh. 
- Độ giãn đứt và giãn đàn tốt nên vải mặc có tính kháng nhàu cao. 
* Tính chất lý học 
- Khối lượng riêng nhỏ hơn xơ bông: γ (gama) = 1,3-1,32 g/cm3 
- Độ hút ẩm cao hơn xơ bông, độ ẩm của xơ trong môi trường không khí 
chuẩn vào khoảng 13%. Vì vậy, len mặc thoáng mát dễ thấm mồ hôi, nhưng giặt 
lâu khô. 
- Tính dẫn điện: kém 
- Tính chất nhiệt: chịu tác dụng nhiệt kém xơ bông vì vậy không nên ủi vải 
len ở nhiệt độ cao nhiệt độ thích hợp từ 160- 190oC. Ở nhiệt độ khoảng 200oC 
len mất hết ẩm và bị ròn nhưng khi hồi ẩm thì lấy lại độ bền. Ở nhiệt độ gần 
300oC len bị nhiệt hủy. 
- Tác dụng với ánh sáng mặt trời: ánh sáng cũng phá hủy dần đối với xơ len 
nhưng chậm hơn so với xơ bông. 
* Tính chất hóa học 
- Tác dụng với kiềm: Len rất kém bền với dung dịch kiềm(NaOH). Kiềm 
càng mạnh, nồng độ càng đậm đặc, nhiệt độ càng cao thì len bị phá hủy và hòa 
tan càng nhanh. (tránh giặt trong môi trường kiềm). 
- Với các muối kiềm tính (vd: Na2CO3) cũng gây hư hại cho len như kiềm 
nhưng yếu hơn. 
- Tác dụng với axit: tương đối bền với axit yếu và loãng ở nhiệt độ thấp 
nhưng khi tăng độ đậm đặc và nhiệt độ thì axit cũng phá hủy len. 
- Tác dụng với chất khử: len bị co 
- Tác dụng với chất oxy hóa: kém bền trước tác dụng của chất oxy hóa như 
H2O2, NaOCl (hypoclorit), KMnO2 (thuốc tím). Len đã bị oxy hóa trở nên vàng, 
thô cứng, giảm bền và nhiều chỉ tiêu khác. 
 7 
- Tác dụng với vi sinh vật: kém bền trước tác dụng vi sinh vật, đặc biệt là 
gián phá hủy len rất mạnh. Ngoài ra còn xuất hiện loại mối ăn len (ăn chất 
karatin) tạo nên vết thủng trên sản phẩm. 
b. Cách nhận biết vải sợi len 
Nhận biết bằng cảm quan: Mặt vải sợi len có xù lông cứng, xơ dài hơn xơ bông, 
cầm thấy ráp tay, không mịn, khi kéo đứt một đoạn sợi, trước khi đứt ta thấy sợi 
có độ kéo dãn lớn. 
Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Khio đốt vải sợi len, ngọn lửa cháy rất 
yếu, tắt ngay khi rút ra khỏi lửa, có mùi tóc cháy, tro dạng keo tròn, màu đen 
bóp dễ vỡ. 
c. Sử dụng và bảo quản: 
Xơ len dùng để kéo sợi dệt vải dùng chủ yếu trong lĩnh vực dệt may, tạo ra các 
sản phẩm thường dùng trong mùa đông như quần, áo, mũ, bít tất, khăn, chăn 
đệm, 
Xơ len phế phẩm hoặc xơ len ngắn được sử dụng để dệt thành vải không dệt (nỉ, 
dạ), loại vải này thường dùng may thảm, ủng, vòng đệm, đai truyền,. 
Xơ len nguyên chất có thể pha trộn với các loại xơ hóa học khácđể kéo sợi tạo ra 
các chế phẩm dệt và dệt kim khác nhau nhằm làm giảm giá thành cao của xơ len 
thiên nhiên. Vải sợi len có tên gọi là: tuýt suy len, dạ, sẹc len, 
Do len kém bền với kiềm nên khi giặt cần giặt với xà phòng trung tính và phơi ở 
nơi khô, râm mát. Lem thường được đựng trong túi polietilen cùng với băng 
phiến để tránh nấm mốc, gián, 
1.3. Tơ tằm 
a. Cấu tạo, tính chất 
Tơ tằm có nhiều loại: Loại tạo ra từ sâu tằm ăn lá dâu nhả tơ gọi là tơ tằm 
dâu, ngoài ra còn có tằm thầu dầu và tằm sắn. Thành phần chính của tơ tằm gồm 
hai chất chính là chất phibroin, chiếm khoảng 72-78% (chất cơ bản tạo ra tơ), và 
chất xêrixin, chiếm khoảng 20%÷28% còn lại là các tạp chất khác. 
* Tính chất hình học 
- Độ dài: từ 500÷1500 m tùy thuộc giống tằm. 
- Đường kính tơ: 10÷12µm 
Sợi tơ có hình dáng bên ngoài bóng, nhẵn, óng ánh, mịn mát. 
* Tính chất cơ học 
- Độ bền cơ học rất cao, trong môi trường nước không bị hòa tan. 
- Độ dãn đứt và dãn đàn hồi tương đối tốt, độ dãn đứt > 15% nên vải vẫn ít bị 
nhàu hơn xơ bông, nhưng vẫn bị nhàu trong môi trường ướt. 
* Tính chất lý học 
- Độ hút ẩm cao hơn xơ bông, độ ẩm của xơ trong môi trường không khí 
chuẩn vào khoảng 11%, vì vậy mặc thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, dễ nhuộm màu 
và dễ in hoa. 
- Tính dẫn điện: kém hơn xơ bông, có thể dùng làm vật cách điện. 
- Tính chất nhiệt: Chịu tác dụng nhiệt kém xơ bông. Ở nhiệt độ > 100oC tính 
chất của xơ xấu đi. Ở nhiệt độ cao tơ tằm cũng không chảy mà bị nhiệt hủy 
giống như xơ len vì vậy không nên ủi hàng tơ lụa ở nhiệt độ cao. 
 8 
- Tác dụng với ánh sáng mặt trời: kém xơ bông, phơi liên tục 200 giờ ngoài 
trời nắng to tơ tằm giảm bền 50% 
* Tính chất hóa học 
- Tác dụng với kiềm: kém bền với kiềm. Trong dung dịch kiềm, nhất là kiềm 
đậm đặc, ở nhiệt độ cao tơ tằm bị phá hủy nghiêm trọng (ví dụ: trong dung dịch 
NaOH 5,5% - nhiệt độ 30oC tơ bị hòa tan trong vài ba phút tránh giặt trong 
kiềm), vì vậy khi giặt nên dùng xà phòng trung tính. 
- Độ co dọc của tơ trong môi trường nước từ 4-6%. 
- Với các muối kiềm tính (vd: Na2CO3, Na2SiO3) cũng phá hủy tơ nhưng 
chậm hơn kiềm. 
- Tác dụng với axit: tương đối bền với axit. Trong dung dịch axit loãng ở 
nhiệt độ thấp tơ không bị hư hại gì nhưng axit mạnh, độ đậm đặc cao sẽ phá hủy 
tơ (nước pha ít dấm hoặc bột chua để giặt). 
- Tác dụng với chất khử: bền với chất khử 
- Tác dụng với chất oxy hóa: kém bền trước tác dụng của chất oxy hóa như 
H2O2, NaOCl (hypoclorit), KMnO2 (thuốc tím). 
- Tác dụng với vi sinh vật: kém bền trước tác dụng của vi sinh vật. 
b. Cách nhận biết vải sợi tơ tằm 
Nhận biết bằng cảm quan: vải mềm mại, cầm mát tay, rút một đoạn sợi 
kéo đứt, sợi dai và bền, mối đứt gọn và không xù lông. 
Nhận biết bằng phương pháp nhiệt học: Khi đốt, vải tơ cháy chậm, có mùi 
khét như mùi tóc cháy, tro màu đen, vón cục tròn và dễ bóp vỡ. 
C. Sử dụng và bảo quản: 
Vải tơ có tên gọi là lụa, đũi đã và đang được dùng làm nguyên liệu cho 
may mặc, do chúng có tính chất đáp ứng hầu hết các yêu cầu về may mặc. Tơ 
tằm may quần áo mát mặc vào mùa hè, ấm về mùa đông. Đối với những chế 
phẩm được dùng để kéo sợi dệt kim, dệt bít tất, đăng ten và một số hàng trang trí 
khác. 
Do kém bền với kiềm, nên khi giặt cần giặt với xà phòng trung tính, 
chanh, bồ kết. Phơi nơi râm mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp để tơ không bị 
ngả màu. Bảo quản nơi khô ráo, tránh nấm mốc. 
Tơ tằm có nhiều tính chất quý, tuy nhiên sản lượng sản xuất ra tơ tằm còn 
ít nên hiện nay ở một số lĩnh vực tơ tằm được thay thế bằng sợi tơ hóa học nhằm 
giảm giá thành sản phẩm như bít tất, lụa pha,. 
2. Cấu tạo và các tính chất cơ bản của xơ, sợi nhân tạo 
2.1. Xơ, sợi vitxco 
a. Cấu tạo, tính chất 
- Nguyên liệu sản xuất xơ, sợi vitxco là xenlulo (chiếm khoảng 90÷92% 
còn lại là các tạp chất) được lấy từ các loại gỗ (thông, tùng, tre, nứa, bồ đề,) 
trải qua 4 giai đoạn: chế biến nguyên liệu ban đầu và chuẩn bị dung dịch kéo 
sợi; Định hình sợi; Tẩy giặt; Tinh chế dệt. 
* Tính chất hình học 
- Xơ, sợi vitxco có độ dài và độ mảnh phụ thuộc vào công nghệ sản suất. 
* Tính chất cơ học 
 9 
- Vitxco được chế tạo từ xen ... uần áo lại được chia ra quần áo mặc ngoài, quần áo mặc lót. 
Ngoài ra quần áo có thể chia theo mùa, theo giới tính, lứa tuổi. 
2.3. Vật liệu phụ 
- Loại sản phẩm này rất đa dạng về chủng loại, gồm: chăn, màn, ri đô, 
khăn trải bàn, võn, nón, găng tay, khăn mặt, vớ 
 28 
2.4. Tầm quan trọng của quần áo 
- Quần áo có chức năng bảo vệ cơ thể con người trước tác động có hại của 
khí hậu và môi trường, trong lao động sản xuất, chiến đấu và các hoạt động thể 
thao. 
- Quần áo có chức năng thẩm mỹ, làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của cơ 
thể con người. 
2.5. Yêu cầu cơ bản của quần áo 
a. Yêu cầu sử dụng 
- Quần áo phải đảm bảo yêu cầu về độ bền vững và giữ được hình dáng 
trong quá trình sử dụng. Yêu cầu này được quyết định bởi độ bền của vải, chỉ; 
khả năng chống nhàu của vải và phương pháp gia công sản phẩm. Vì vậy nhà 
sản xuất phải biết lựa chọn tính chất của chỉ, vải; phương pháp gia công và bảo 
quản phù hợp với đặc điểm cấu trúc và yêu cầu sử dụng của từng loại sản phẩm. 
- Quần áo phải phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán từng vùng, từng 
địa phương; phù hợp với giới tính, lứa tuổi và môi trường làm việc. 
- Phải đảm bảo sự phù hợp giữa hình dáng, kích thước của quần áo với cơ 
thể người mặc; phải đảm bảo cơ thể vận động dễ dàng, không khó khăn khi mặc 
vào, cởi ra (sự phù hợp về kiểu dáng, lượng cử động với cơ thể). 
- Yêu cầu về vệ sinh: quần áo phải giữ cho cơ thể sạch sẽ, không gây dị 
ứng, đảm bảo quá trình trao đổi chất trên bề mặt da, thoáng mát về mùa hè, ấm 
về mùa đông (thoát và giữ nhiệt, ẩm). Yêu cầu này phụ thuộc vào chất liệu, độ 
dày và mật độ vải, vào kích thước sản phẩm. 
b. Yêu cầu thẩm mỹ 
- Phải đảm bảo sự phù hợp về kiểu dáng, cấu trúc, tỷ lệ, bố cục, màu 
sắc với đặc điểm cơ thể và xu hướng phát triển của mốt. 
- Các đường may trang trí, đường may lắp ráp phải đạt yêu cầu về mỹ 
quan (phẳng, thẳng, đều, sức căng và mật độ mũi chỉ hợp lý; không sùi chỉ, đứt 
chỉ, bỏ mũi). 
- Hình thức nhãn hiệu. mác, bao gói hợp lý. 
c. Yêu cầu phù hợp với điều kiện kinh tế 
- Lựa chọn mức độ phức tạp về kiểu dáng, cấu trúc, phương pháp gia công 
và chất lượng nguyên phụ liệu sao cho giá thành sản phẩm hạ tới mức thấp nhất 
có thể, phù hợp với điều kiện kinh tế của người tiêu dùng ở từng vùng cụ thể. 
3. Phương pháp lựa chọn vải cho sản phẩm may 
3.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải 
a. Dựa vào nguyên liệu tạo nên vải: 
Vải do 1 loại nguyên liệu tạo nên hoặc nhiềuloại nguyên liệu pha trộn tạo 
nên. Dựa vào thành phần nguyên liệu và thông qua tính chất của nguyên liệu 
đánh giá 1 phần cơ bản chất lượng của vải 
b. Dựa vào chỉ số sợi: 
Nếu sử dụng từ 1 loại nguyên liệu để tạo ra sợi và dệt vải. Những loại vải 
tạo ra sợi có đường kính lớn hơn sẽ có độ bền chắc và có giá trị sử dụng lớn 
c. Dựa vào kiểu dệt và mật độ dệt: 
 29 
Mỗi kiểu dệt là sự đan kết giữa các sợi tạo nên. Do đó sự đan kết giữa 
chúng với nhau càng nhiều tì độ bền của vải khác nhau. Một số tính chất của vải 
cũng thay đổi theo. Nếu mật độ dệt thay đổi tăng hoặc giảm số sợi trên 1 đơn vị 
chiều dài, chất lượng của vải cũng biến đổi như dệt thưa độ bền kém hơn dệt 
mau, nhưng mật độ thẩm thấu của nó thì ngược lại 
d. Dựa vào các số liệu và độ bền của vải: 
 Đây là quá trình thu được những kết quả cụ thể qua thực nghiệm về vải. 
Độ bền khi kéo, độ bền khi ma sát , độ bền với nhiệt, độ bền với sự tác động của 
ánh sáng, của các loại hóa chất khi tiếp xúc với vải 
e. Dựa vào độ bền và màu sắc: 
Các loại vải có nhiều màu sắc khác nhau do các loại thuốc nhuộm khác 
nhau tạo nên. Để đánh giá chất lượng của vải về màu phải qua các thực nghiệm 
và dựa vào kết quả cụ thể để xếp loại vải. Thường đánh giá độ bền của màu đối 
với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của môi trường, độ bền màu khi giặt trong các 
dung dịch khác nhau 
3.2. Lựa chọn vải theo yêu cầu của sản phẩm 
 - Vải dùng trong may mặc rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc lựa chọn 
vải cho phù hợp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. 
 - Nguyên tắc cơ bản để lựa chọn vải chia thành các bước sau: 
 Bước 1: Phân tích cấu trúc thiết kế và các tính chất cơ bản theo công dụng 
và điều kiện sử dụng sản phẩm để lựa chọn vải có các tính chất hình học, tính 
chất cơ, lý, hóa cho phù hợp 
 Bước 2: Thiết lập yêu cầu của vải đối với sản phẩm, cụ thể như sau: 
- Xác định các đặc trưng và tính chất cơ bản của vải (như: thành phần xơ 
sợi tạo vải, khối lượng 1m2 vải, mật độ sợi, độ bền, độ đàn hồi), hình thức vải, 
loại vải (dệt thoi, dệt kim, kông dệt) 
- Xác lập yêu cầu chung của vải theo tính chất sử dụng, cấu trúc sản phẩm 
và phương pháp gia công như: Độ co, độ dày, độ xô sợi, độ sổ mép, độ cứng, độ 
mềm, khả năng chống nhàu, khả năng biến dạng đàn hồi và xác định chi số 
chỉ, chỉ số kim phù hợp với vải. 
- Yêu cầu về vệ sinh như: độ ẩm, khả năng thẩm thấu hơi nước, không 
khí, bụi, dầu mỡ và các tia phóng xạ; khả năng chống nhiệt, giữ nhiệt của vải. 
- Yêu cầu về độ bền như: bền kéo, bền ma sát, bền nhiệt, bền với ánh 
sáng, bền với vi sinh vật, với hóa chất của vải. 
- Yêu cầu thẩm mỹ như: kiểu dệt, tính chất nguyên liệu, màu sắc, hình 
thức trang trí, hoa văn trên vải. 
 Bước 3: Chọn mẫu vải như đã xác định ở bước 2, dán vào bảng và ghi ký 
hiệu, chủng loại, tiêu chuẩn của vải. 
 Bước 4: Lập định mức tiêu hao vải, qui trình công nghệ và phương pháp 
gia công phù hợp với tính chất của vải 
4. Biện pháp bảo quản vật liệu may 
4.1. Các ký hiệu thường dùng trong bảo quản 
Hướng dẫn chi tiết về các "kí hiệu giặt là" trên quần áo, qua bảng những 
ký hiệu giặt thông thường này, có thể dễ dàng giặt được những bộ quần áo với 
 30 
quy trình chuẩn nhất. Điều đó phần nào sẽ giúp giữ nguyên form và giữ quần áo 
luôn được như mới. 
 31 
 32 
4.2. Nguyên nhân làm giảm chất lượng hàng may mặc 
a. Tác hại của nấm, mối 
 - Điều kiện độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi để nấm mối phát 
triển và phá hủy một số loại vải, đặc biệt là đối với vải bông, vải len. Tốc độ 
phát triển của nấm mối rất nhanh nên khả năng phá hủy của chúng rất lớn. 
Người ta ước tính, từ một con mối mẹ, một năm có thể phá hủy tới 50 tấn len. Vì 
thế, việc phòng trừ nấm mối cho các kho chứa vải là hết sức cần thiết. 
4.2. Biện pháp bảo quản 
 a. Nguyên tắc chung 
- Kho phải cao ráo, thoáng mát, phải có điều hòa không khí, nền kho cao 
ráo, hút ẩm tốt. 
- Trước khi xếp hàng vào kho 3 ngày phải phun thuốc diệt trừ vi khuẩn và 
nấm, mối 
- Hàng xếp vào kho đúng nguyên tắc. Không xếp hàng vào kho khi hàng 
còn ẩm và hơi nóng. Phải xếp hàng cách tường, cách nền và cách mái theo qui 
định. 
- Thường xuyên kiểm tra hàng hóa trong kho để kịp thời phát hiện và xử 
lý nấm mối ngay. 
 b. Biện pháp: 
* Phẩm bị biến chất: 
Trước khi đưa hàng vào kho phải kiểm tra bao gói về chất lượng có bị 
mốc, rách không. Trong quá trình bảo quản cần kiểm tra về mọi mặt trong kho 
hàng. 
Triệu chứng vải, hàng hóa bị mốc khi nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài tăng 
quá cao, các loại xơ sẽ hút ẩm làm cho nhiệt độ trong kho tăng tạo cho nấm mốc 
phát triển. Khi bị mốc loại vải không có hồ mùi mốc, vải hồ có mùi chua. Vết 
mốc là những chấm lạ sau thời gian cết trắng chuyển dần sang màu xám, độ bền 
của vải giảm xuống. 
Cách phòng ngừa phải giữ được vải trong điều kiện khô ráo đảm bảo độ 
ẩm của các loại vải như độ ẩm cho phép. Phun thuốc chống mốc theo định kỳ 
nếu bị mốc có thể đem sấy khô hoặc đem nhuộm 
 Đối với các loại mối mọt của côn trùng động vật khác phá hoại các loại 
vải, cách phòng ngừa có thể là diệt chết sâu mọt mối như sơn, quét thuốc trừ 
sâu, quét nhựa đường, dùng băng phiến Trường hợp bị bạc màu của vải nếu 
không tránh được thì phải gia công lại. Trong khi chuyển và bốc dỡ cần phải cẩn 
thận sao cho đảm bảo được chất lượng hàng hóa. 
 Làm giảm độ ẩm không khí trong kho thấp hơn 75% để hạn chế khả năng 
phát triển của nấm, mối 
Làm giảm độ ẩm của vải hoặc dùng thuốc nhuộm đối, với vải màu, chưa 
hóa chất diệt khuẩn. Đối với hàng bông, len dễ bị mối gián phá hủy phải cất giữ 
nơi khô ráo cùng với băng phiến. 
 33 
* Tài liệu tham khảo: 
 + Giáo trình Vật liệu may – Trường Cao đẳng nghề KT-KT Vinatex 2010; 
 + Nguyễn Trung Thu – Vật liệu dệt – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
1990; 
 + TS.Trần Thuỷ Bình – Giáo trình vật liệu may – NXB Giáo Dục 2005; 
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP 
1. Kiểu dệt vân chéo: 
 Khi R ≥ 3; S = 1 hoặc S = -1 
 R = 1 R = - 1 
• Biểu diễn kiểu dệt vân chéo ½ trên giấy kẻ ô vuông ( S = ± 1) 
 Chéo ½ 1 điểm nổi dọc 
 2 điểm nổi ngang 
 Trong cùng 1 sợi cứ một điểm nổi dọc thì 2 điểm nổi ngang 
 R = 1 + 2 = 3 
 S = 1 
 Khi S = -1 
 ↔ 3 – 1 = 2 → S = 2 
2. Kiểu dệt vân đoạn: 
 34 
- Thông thường kiểu dệt vân đoạn biểu diễn bằng một phân số, trong đó 
tử số bằng số sợi theo mỗi hướng trong rappo, còn mẫu số là bước chuyển. 
Rd
 = Rn = 5; S = 2 Rd
 = Rn = 5; S = 3 
3. Biểu diễn kiểu dệt vân chéo 3/5 trên giấy kẻ ô vuông ( S = ± 1) 
4. Biểu diễn kiểu dệt vân đoạn 5/4 trên giấy kẻ ô vuông 
3. Vải dệt thoi 
3.1. Khái niệm 
Vải dệt thoi được tạo thành từ ít nhất 2 hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan 
với nhau theo phương vuông góc. Vải có chiều dài xác định bằng chiều dài của 
cuộn vải hoặc tấm vải, có chiều dày rất nhỏ đo bằng mm. 
3.2. Phân loại 
3.2.1. Theo thành phần nguyên liệu 
Tên vải được gọi theo tên nguyên liệu sản xuất như: vải bông, lanh. Tơ 
tằm PES, vải pha Pes/Co  
3.2.2. Theo công dụng 
- Vải may mặc: 
-Vải sinh hoạt: màn, rèm che, trải bàn, trải giường 
- Vải kỹ thuật: vải lọc, vải mành, vải bạt, đai truyền 
3.2.3. Theo phương pháp sản xuất 
- Vải mộc: Lấy ra từ máy dệt 
- Vải hoàn thành: vải đã qua xử lý hoàn tất 
- Vải mặt nhẵn, vải xù lông, vải nổi vòng, vải cào bông, vải phi tuyết 
- Vải 1 lớp, vải phức tạp nhiều lớp 
3.2.4. Theo khối lượng 
- Vải nhẹ 
- Vải trung bình 
 35 
3.3.3. Biểu diễn kiểu dệt 
 Kiểu dệt được biểu trên giấy kẻ carô theo qui ước sau: 
 a. Điểm nổi: là nơi sợi dọc và sợi ngang đan lên nhau trong đó: 
 - Điểm nổi dọc: là nơi sợi dọc đè lên trên sợi ngang 
 - Điểm nổi ngang: là nơi sợi ngang đè lên trên sợi dọc 
 - Điểm nổi đơn: là điểm đan 1 sợi dọc lên 1 sợi ngang 
 b. Rappo: là hình kiểu dệt nhỏ nhất được lặp lại trên vải (hay: là một chu 
kỳ tập hợp các điểm nổi ít nhất lặp lại trên vải). Ký hiệu: R 
 - Ráppo dọc: là số sợi dọc trong rappo (hay: là một chu kỳ điểm nổi lặp lại 
trên sợi ngang). Ký hiệu: Rd 
 - Ráppo ngang: là số sợi ngang trong rappo (hay: là một chu kỳ điểm nổi 
lặp lại trên sợi dọc). 
 Ký hiệu: Rn 
 c. Bước chuyển: là con số để chỉ điểm nổi đơn cách điểm nổi đơn sợi 
trước nó là bao nhiêu sợi. Ký hiệu: S 
 - Bước chuyển dọc: Tính theo hướng sợi dọc Ký hiệu: Sd 
 - Bước chuyển ngang: Tính theo hướng sợi ngang Ký hiệu: Sn 
Đơn giản Hoa nhỏ Phức tạp Hoa lớn 
Dẫn 
xuất 
Liên 
hợp 
Kép Tuyết 
Dệt 
quấn 
Đơn 
giản 
Phức 
tạp 
KIỂU DỆT 
- V.điểm 
- V.chéo 
- V.đoạn 
- VĐ B.đổi 
- VC B.đổi 
- VĐ B.đổi 
- Crếp 
- Nổi sợi 
- Thủng lỗ 
- Sợi dọc 
 ngang 
- 2 mặt 
- Vải dệt 
 tròn 
- 2 lớp 
- Pi kê 
- Nổi ngang 
- Nổi dọc 
- Vòng 
- Kép 
- Tuyết 
 36 
 - Căn cứ vào điểm nổi gốc, khi bước chuyển S lấy (+) là bước chuyển phải 
(hướng dịch chuyển của điểm nổi sang phải) và ngược lại. 
d. Hiệu ứng của dệt: Phản ánh trạng thái bề mặt do kiểu dệt tạo nên, 
thường căn cứ vào tỷ lệ giữa số điểm nổi dọc và số điểm nổi ngang có trong 
rappo kiểu dệt 
- Vải có hiệu ứng dọc nếu số điểm nổi dọc lớn hơn và có hiệu ứng ngang 
nếu số điểm nổi ngang lớn hơn. 
 g. Cách biểu diễn: Kiểu dệt được biểu trên giấy kẻ ô vuông, mỗi cột dọc 
trên giấy biểu diễn một sợi dọc, mỗi dòng ngang biểu diễn một sợi ngang; chỗ 
giao nhau gọi là điểm nổi. Các điểm nổi dọc được gạch chéo hoặc tô màu, các 
điểm nổi ngang để trắng. Đánh số thứ tự các sợi theo trật tự từ trái sang phải và 
từ dưới lên trên 
3.3.4. Kiểu dệt vải vân điểm 
 3.3.4.1 Cấu tạo 
Đây là kiểu dệt đơn giản, phổ biến nhất, trên hai mặt vải điểm nổi phân bố đều. 
Rappo của kiểu dệt này có số sợi dọc bằng sợi ngang và bằng 2. Bước chuyển 
dọc và bước chuyển ngang bằng nhau và bằng 1. 
 Rd = Rn = 2 Sd = Sn = 1 
3.3.4.2. Biểu diễn kiểu dệt vân điểm 
 3.3.4.3 Tính chất và phạm vi sử dụng 
Kiểu dệt vân điểm có kết cấu chặt chẽ, các sợi đan liên tiếp, số sợi trong một 
đơn vị chiều dài là nhỏ nhất. Do sợi dọc và sợi ngang liên kết với nhau rất chặt 
chẽ nên bề mặt của vải phẳng, bền, thoáng nhưng cứng. Hai mặt trái và phải 
giống nhau. 
Sd 
Sn 
 37 
Kiểu dệt vân điểm được dùng để dệt vải trơn như: phin, pôpơlin, vải bạt, 
katê,  
3.3.5. Kiểu dệt vân chéo 
3.3.5.1 Cấu tạo 
Kiểu dệt vân chéo là kiểu dệt trên mặt vải có các đường dệt chéo theo góc 
khoảng 450 so với đường nằm ngang. Trong rappo của kiểu dệt vân chéo ít nhất 
phải có ba sợi dọc và ba sợi ngang, bước chuyển dọc và bước chuyển ngang 
bằng nhau và bằng 1. Đặc trưng của kiểu dệt vân chéo là 
Rd = Rn ≥ 3 Sd = Sn = ±1 
(Dấu ± biểu thị hướng nghiêng của đường chéo) 
3. Yêu cầu đối với chỉ may 
1. Đồng đều về chi số: 
Chỉ may là loại vật liệu dùng để liên kết và có liên quan tới chuyển động của 
kim trong quá trình may, vì vậy độ đồng đều theo độ nhỏ của chỉ có ảnh hưởng 
đáng kể tới lực căng của chỉ trong quá trình may và từ đó hình thành nên độ 
chính xác của đường may. 
2. Độ bền cao: 
Để tạo ra mũi may và đường may có độ bền cần thiết thì bản thân chỉ phải có độ 
bền cao và có số lần đứt chỉ ít nhất trong quá trình may. Trong khi may chỉ chịu 
tác dụng của lực tải trọng động dạt đến 40-60% độ bền đứt của chỉ, nên chỉ cần 
phải có độ bền cao. 
3. Mềm mại: 
Chỉ mềm mại để làm cho mũi may ép chặt vào mặt vải, từ đó làm tăng thêm độ 
bền của đường may, ngược lại đường may giảm độ bền. 
4. Độ đàn hồi: 
Độ đàn hồi của chỉ hay còn gọi là độ dãn dài có liên quan tới tính chất sử dụng 
của quần áo. Trong quá trình sử dụng quần áo chịu nhiều lực tác dụng, bị co dãn 
nhiều lần nên đường may cũng chịu tải trọng tương tự, do vậy chỉ phải có độ đàn 
hồi cần thiết để làm giảm bớt hiện tượng đứt chỉ trong khi may cũng như trong 
sử dụng. 
5. Cân bằng xoắn: 
Cân bằng xoắn đối với chỉ rất quan trọng, nó liên qua tới hướng xoắn và độ săn 
của chỉ, trong trường hợp chỉ không cân bằng xoắn có nghĩa là độ săn quá cao, 
khi tháo chỉ ra sẽ tạo nên những gút xoắn và dẫn đến hiện tượng đứt chỉ trong 
khi may. Khi may chỉ đi qua lỗ kim, cạnh của lỗ kim liên tục tác dụng vào chỉ 
gây ra khả năng mở xoắn làm tăng bề mặt chỉ và dẫn đến hiện tượng đứt chỉ. Vì 
vậy độ bền của chỉ cũng liên quan tới hướng xoắn và độ săn của chỉ. 
 38 
6. Độ sạch: 
Độ sạch của chỉ hay còn gọi là độ khuyết tật của chỉ, thể hiện trạng thái của chỉ 
có chứa các loại tạp chất khác nhau, những điểm dày, điểm mỏng so với đư8ờng 
kính trung bình của chỉ trên toàn bộ chiều dài chỉ. 
Độ sạch của chỉ cũng là nguyên nhân gây đứt chỉ, đồng thời cũng làm cho mũi 
may hoặc đường may không đều. 
7. Độ bền màu: 
Chỉ phải có độ bền màu, không cho phép chỉ bị phai màu hoặc lan màu (loang 
màu) để không làm ảnh hưởng tới chất lượng đường may cũng như sản phẩm 
may. 
8. Độ co của chỉ: 
Với mỗi loại sản phẩm may cần lựa chọn chỉ may phù hợp, vì yêu cầu này liên 
quan đến tính chất co của chỉ và vải, giúp cho trong quá trình sử dụng tránh 
được hiện tượng đường may bị nhăn. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_vat_lieu_may.pdf