Giáo trình Văn học 2 - Thi pháp học, thi pháp văn học dân gian

Khái niệm về thi pháp

Việc xác định khái niệm thi pháp cũng có nhiều quan niệm. Ở đây chỉ trình bày

cách hiểu đơn giản nhất về thuật ngữ thi pháp như sau:

Theo lối chiết tự: Chữ “thi” dùng để chỉ toàn bộ văn học nói chung chứ không

riêng về thơ; Chữ “pháp” chỉ phương pháp, phép tăc làm văn, làm thơ. Vậy “thi pháp” có

nghĩa là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, sử

dụng ngôn từ để tạo thành tác phẩm nghệ thuật.

Theo nghĩa hẹp: thi pháp là sự tổng hợp các thành tố (hoặc các cấp độ) của hình

thức nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ: Cốt truyện, kết cấu, các hiện tượng ngôn ngữ nghệ

thuật, nhịp và vần.

Theo nghĩa rộng, thi pháp không chỉ có những thành tố kể trên mà còn bao gồm cả

những vấn đề loại hình, thể tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh thực tại và

các phạm trù: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác

giả về thế giới và con người.

pdf 53 trang kimcuc 12120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn học 2 - Thi pháp học, thi pháp văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Văn học 2 - Thi pháp học, thi pháp văn học dân gian

Giáo trình Văn học 2 - Thi pháp học, thi pháp văn học dân gian
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
BÀI GIẢNG VĂN HỌC 2
THI PHÁP HỌC – THI PHÁP VĂN HỌC
DÂN GIAN
DÙNG CHO HỆ CĐ NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
HỌ VÀ TÊN GV: Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên
BỘ MÔN : Giáo dục Tiểu học
Quảng Ngãi, tháng 5 /2016
2MỤC LỤC
Trang
 LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Một số vấn đề thi pháp học
1. Thi pháp và thi pháp học
2. Thi pháp nhân vật
3. Thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật
4. Thi pháp chi tiết nghệ thuật
5. Thi pháp cốt truyện, kết cấu
6. Thi pháp giọng điệu và lời văn nghệ thuật
Chương 2: Những đặc điểm thi pháp của một số thể loại văn học dân gian
1. Thi pháp văn học dân gian
2. Thi pháp truyện dân gian
2.1. Đặc điểm thi pháp của thể loại thần thoại
2.2. Đặc điểm thi pháp của truyện truyền thuyết lịch sử
2.3. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích
2.4. Đặc điểm thi pháp truyện ngụ ngôn
2.5. Đặc điểm thi pháp truyện cười
3. Thi pháp văn vần dân gian
3.1. Đặc điểm thi pháp của tục ngữ
3.2. Đặc điểm thi pháp của câu đố
3.3. Đặc điểm thi pháp của ca dao
 TÀI LIỆU HỌC TẬP
 PHỤ LỤC: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
3
4
4
8
9
12
13
15
17
18
19
20
23
27
29
32
32
36
46
51
52
3LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Văn học 2 do các tác giả ở Tổ Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Phạm
Văn Đồng biên soạn với mục đích trang bị cho sinh viên những hiểu biết nhất định về thi
pháp học nói chung, thi pháp văn học dân gian nói riêng nhằm dạy tốt môn Tiếng Việt ở
trường tiểu học trên tinh thần "dạy văn qua môn Tiếng Việt", đồng thời có thể vận dụng
vào nghiên cứu những tác phẩm văn học dành cho trẻ em trong và ngoài nhà trường.
Công trình là sự kế thừa những kiến thức lí luận về thi pháp, thi pháp học của các chuyên
gia nghiên cứu đi trước. Tuy nhiên khi vận dụng vào tìm hiểu văn học được dạy trong
chương trình tiểu học, chúng tôi đã có những điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng của
đối tượng nghiên cứu, khảo sát và đối tượng tiếp nhận bài giảng này.
Tổng số thời gian của chuyên đề là 30 tiết (2 tín chỉ) với 2 chương chính: Mở đầu
chương Thi pháp học: trình bày những vấn đề cơ bản về mặt thi pháp của các sáng tác văn
học như: Quan niệm nghệ thuật về con người, không - thời gian nghệ thuật, cốt truyện,
kết cấu và ngôn từ nghệ thuật trong văn học; chương 2: Thi pháp văn học dân gian: trình
bày những vấn đề đặc điểm của thi pháp truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích, ngụ ngôn, truyện cười) trên phương diện cốt truyện, nhận vật, thời gian và không
gian nghệ thuật; đặc điểm thi pháp văn vần dân gian (tục ngữ, câu đố) và ca dao trên
phương diện ngôn ngữ, thể thơ, cấu tứ, nhân vật trữ tình, không gian và thời gian nghệ
thuật.
Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến
chỉ giáo, góp ý để có thể hoàn thiện thêm nhằm cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên, và
những ai quan tâm đến vấn đề còn rất mới mẻ này. Chúng tôi trân trọng cám ơn.
Quảng Ngãi tháng 5 năm 2016
Tác giả
Th.sĩ Nguyễn Thị Hồng Liên
 QUY ƯỚC VỀ VIẾT TẮT
- Vhdg: Văn học dân gian
- Nxb: Nhà xuất bản
- PK : Phong kiến
- XH : Xã hội
4CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THI PHÁP HỌC
1. THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC
1.1. Khái niệm về thi pháp
Việc xác định khái niệm thi pháp cũng có nhiều quan niệm. Ở đây chỉ trình bày
cách hiểu đơn giản nhất về thuật ngữ thi pháp như sau:
Theo lối chiết tự: Chữ “thi” dùng để chỉ toàn bộ văn học nói chung chứ không
riêng về thơ; Chữ “pháp” chỉ phương pháp, phép tăc làm văn, làm thơ. Vậy “thi pháp” có
nghĩa là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, sử
dụng ngôn từ để tạo thành tác phẩm nghệ thuật.
Theo nghĩa hẹp: thi pháp là sự tổng hợp các thành tố (hoặc các cấp độ) của hình
thức nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ: Cốt truyện, kết cấu, các hiện tượng ngôn ngữ nghệ
thuật, nhịp và vần.
Theo nghĩa rộng, thi pháp không chỉ có những thành tố kể trên mà còn bao gồm cả
những vấn đề loại hình, thể tài, những nguyên tắc và phương pháp phản ánh thực tại và
các phạm trù: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác
giả về thế giới và con người.
1.2. Khái niệm về thi pháp học
Thuật ngữ “thi pháp học”(poétique, poetics, 诗学) có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp
“Poietike”, chỉ một lĩnh vực tri thức về các quy tắc chuyên ngành sáng tác nghệ thuật,
phân loại về thể loại nghệ thuật, thể hiện tập trung trong công trình Poetica của Aristote
(384 – 322).
Thi pháp học thực tế không phải là mới mẻ mà nó đã có từ thời Arixtốt, nhà mĩ học
cổ đại Hi Lạp (khoảng 2400 năm về trước), đã đặt những viên gạch nền móng cho khoa
thi pháp học của nhân loại qua cuốn “Nghệ thuật sáng tác” (Poetika – nghĩa là sáng tạo).
Và được phát triển, biến tướng qua nhiều thế kỷ dưới nhiều dạng thức khác nhau.
Ở phương Tây, lịch sử phát triển của lý luận văn chương đã có một tiến khá dài,
trong đó có những công trình mang nội dung khá cụ thể về thi pháp:
* “Cuốn nghệ thuật thơ ca” của Boileau (Boalo 1636-1717) được xem như là những
nguyên tắc căn bản của thi pháp chủ nghĩa cổ điển thế kỷ XVII.
* “Tựa kịch Cromwell” của Huygo được xem như cương lĩnh sáng tác của chủ nghĩa lãng
mạn.
* “Tựa tấn trò đời” của Balzac trở thành nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa hiện thực.
Tuy nhiên, lý luận về thi pháp như một ngành chuyện biệt thì thực sự mới chỉ
hình thành từ thế kỷ XX và phát triển một cách mạnh mẽ ở Liên Xô (vào những năm 20)
5với những tên tuổi lẫy lừng như Vichto Sôlốpxki, V.Êykhonbam và dần tới những năm 60
thì thi pháp học mới thực sự ảnh hưởng sâu rộng trong giới văn học Phương Tây với
nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi: Bakhtine, Jakobson.
Lịch sử lý luận văn học Á Đông, nhiều vấn đề khá cụ thể của thi pháp cũng đã
được đề cập tới từ trong sách “Tả truyện” của nho gia. Hay những ý kiến về thi pháp thơ
của Lưu Hiệp trong “Văn tâm điêu long”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ thi pháp mới chỉ được làm quen vào những năm 80 của thế
kỉ XX với những công trình nghiên cứu của PGS. Tiến sỹ Trần Đình Sử như Thi pháp thơ
Tố Hữu (1987), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995) Thi pháp Truyện Kiều (2002)...đã
làm chấn động giới nghiên cứu, tạo nên một cơn sốt nghiên cứu thi pháp học.
Đầu thế kỷ XX, Thi pháp học hiện đại hình thành và chia làm nhiều khuynh
hướng: Thi pháp học thể loại, Ngôn ngữ - Hình thức, Cấu trúc - Ký hiệu học, Phê bình
Mới, Thi pháp học văn hóa - lịch sử. Thi pháp học ở Việt Nam cũng có đầy đủ các
khuynh hướng trên nhưng bước đường phổ biến khá gập ghềnh. Mãi đến cuối thế kỷ XX,
nó mới trở thành một phong trào nghiên cứu sâu rộng.
Thi pháp học là bộ môn khoa học của ngành nghiên cứu văn học chuyên nghiên
cứu hình thức nghệ thuật tác phẩm văn chương (đặc trưng, tổ chức, các phương thức,
phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn
bản. Đó là lĩnh vực nghiên cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách, nó
phân biệt (chứ không đối lập) với các lĩnh vực nghiên cứu khác). Thi pháp về thực chất là
hệ thống ngôn ngữ (kí hiệu) nghệ thuật, mang tính mở.
Nếu thi pháp là nguyên tắc nằm bên trong tác phẩm văn học thì thi pháp học là một
khoa học dùng để phát hiện, khám phá các nguyên tắc thi pháp ấy.
1.3. Đối tượng và phương pháp ngiên cứu của thi pháp
1.3.1. Đối tượng
Nếu xưa nay chúng ta quen với cách khám phá các tác phẩm nghệ thuật theo lối
truyền thống như giới thiệu, cảm nhận, đánh giá, phân tích các yếu tố nghệ thuật riêng lẻ
thì ở thi pháp học hiện đại có cái nhìn và cách khám phá hoàn chỉnh, cụ thể và cách tiếp
cận văn chương với quy luật phổ quát hơn.
Xét theo chỉnh thể thế giới nghệ thuật, thi pháp học nghiên cứu các phạm trù thi
pháp phản ánh các yếu tố, các thuộc tính của thế giới nghệ thuật nói chung và của thế giới
nghệ thuật nói riêng. Các phạm trù đó là thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con
người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biến cố nghệ thuật, điểm nhìn nghệ
thuật, hình tượng tác giả, cốt truyện, kết cấu, nhịp điệu, giọng điệu, lời văn thì
- Đối tượng của thi pháp học trước hết là các nguyên tắc thi pháp.
Xét tác phẩm văn học là một hình thái ý thức xã hội; tác phẩm văn học là một hiện
tượng ngôn ngữ, dưới sự tổ chức hình thức mang tính nội dung của sáng tác văn học, thì
6đối tượng của thi pháp học không phải là hình thức mang tính cấu trúc, quan điểm ngôn
ngữ mà là hình thức mang tính nội dung.
- Đối tượng của thi pháp học còn là hình thức mang tính nội dung.
+ Nội dung của văn học tức là cuộc sống được ý thức và là ý thức về cuộc sống.
+ Hình thức của văn học tức là tính xác định của cuộc sống được ý thức và của ý thức về
cuộc sống.
Như vậy giữa hình thức và nội dung có mối quan hệ sâu sắc: nghiên cứu hinh thức
tức là nghiên cứu tính xác đinh của nội dung. Do gắn với nội dung nên hinh thức là cụ
thể. Cần phân biệt ý đồ với nội dung (tức điều muốn nói và điều đã nói). Cái trước là một
nội dung tiềm tàng, chưa có hình thức nghệ thuật, còn cái sau là nội dung đã được hình
thức hoá. Do đó ta nói ở đây là nội dung được xác định trong hình thức chứ không phải
nội dung trong ý nghĩa của người sáng tác. Còn hình thức là hình thức của nội dung,
mang nội dung cụ thể.
Tức là cuộc sống được ý thức và sự tự ý thức về cuộc sống thông qua hình thức
nghệ thuật. Vì vậy khi khám phá tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp ta sẽ thấy rằng
hình thức nghệ thuật luôn gắn với tính hệ thống, tính quan niệm và tính chất tinh thần.
Hoàn toàn không mang tính riêng lẻ. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm văn học được soi rọi
sẽ hiện hữu khả năng phản ánh đời sống của một hình thức nghệ thuật được sự giới hạn và
chiều sâu ở từng góc độ thẩm mỹ của nó. Bên cạnh đó nó còn giúp ta thấy được sự vận
động và phát triển của tư duy, tính xác định của nội dung tác phẩm. Từ đó nâng cao khả
năng cảm thụ cho người đọc với tác phẩm văn học được khám phá.
Trong văn học, hình thức có những đặc điểm như sau:
a) Hình thức mang tính quan niệm (tính quan niệm của thi pháp)
Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản là những thủ pháp phương
tiện, chất liệu, mà là những thủ pháp, phương tiện, chất liệu mang tính quan niệm. Chẳng
hạn trong Truyện Kiều, khi miêu tả Kiều, Nguyễn Du viết “Làn thu thuỷ nét xuân sơn”,
khi miêu tả Tú bà thì “Thoắt trông lờn lợt màu da”; hai cách miêu tả đó xuất phát từ
quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Du về hai loại nhân vật (nhân vật “đấng bậc”: đấng tài
hoa, bậc tài danh, đấng anh hùng, và nhân vật “vô loài”). Như vậy tính quan niệm về thi
pháp là những hình thức miêu tả các hiện tượng đời sống cụ thể, cảm tính trên cơ sở một
kiểu quan niệm cảm nhận nhất định về thế giới. Cho nên để miêu tả những người, những
cảnh, những sự vật cụ thể trong văn học bao giờ cũng có quan niệm trước về chúng, biết
phải miêu tả chúng bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu. Vì vậy các hình thức thi pháp đều thấm
nhuần một quan niệm nhất định về thế giới và con người.
b) Hình thức có tính hệ thống (tính hệ thống của thi pháp)
Thi pháp là một hệ thống hình thức nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật nhất định,
thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới thực tại cho nên cấu trúc của nó bao gồm các yếu tố:
con người, không gian thời gian, đồ vật, ngôn ngữ đều mang phẩm chất nghệ thuật,
khác hẳn với thực tại. Trong hệ thống thi pháp, quan niệm con người có vai trò chủ đạo và
7chi phối các yếu tố khác. Ví dụ, nhân vật trong truyện cổ tích được xem là chưa có đời
sống nội tâm (bởi con người xuất hiện như một cộng đồng xã hội. Nó tiêu biểu cho một
phẩm chất nào đó, là hiện thân của một quy ước xã hội) thì tương ứng với nó truyện chưa
có thời gian quá khứ và tương lai, chưa có ngôn ngữ, có sắc thái tâm lí nhân vật. Câu
chuyện được kể theo trật tự tự nhiên. Còn tiểu tuyết hiện đại được quan niệm là có đời
sống nội tâm thì nhà văn có thể kể từ đoạn giữa truyện, truyện có thời gian quá khứ, có lời
độc thoại của nhân vật v.v Nghệ thuật là một hệ thống tự ý thức về đời sống của con
người, trong đó mối quan hệ giữa chủ thể cùng điểm nhìn của nó với thế giới được ý thức
là bất biến. Nếu thay đổi điểm nhìn thì toàn bộ thế giới được miêu tả cũng thay đổi theo
(ví dụ: trong văn học cổ điển Việt Nam, điểm nhìn của các nhà văn là “Thiên Nhân tương
cảm” do đó trong thơ văn chỉ xuất hiện một con người đứng trước đất trời. Vì thế lối trữ
tình trong thơ cổ điển cũng theo lối “Thể trọng” nghĩa là nói căm hờn thì “bầm gan tím
ruột”, nói buồn thì “đứt ruột, héo gan”Nhưng sang đến văn học hiện thực phê phán thì
không còn con người hô ứng với thiên nhiên nữa mà là con người xã hội ). Đó là tính tự
điều chỉnh của hệ thống thi pháp. Những đặc điểm trên cho thấy cần nghiên cứu thi pháp
trong tính hệ thống, qua các yếu tố và mối quan hệ qua lại của chúng.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu thi pháp.
a) Xác lập các phạm trù thi pháp lí thuyết: các phạm trù thi pháp phản ánh các phương
diện, yếu tố của thế giới nghệ thuật trên hai cấp độ. Một là cấp độ thế giới hình tượng (có
quan niệm nghệ thuật về con người, không thời gian nghệ thuật, biến cố, chi tiết, nhân
vật, người kể chuyện). Hai là cấp độ văn bản ngôn từ (có các hình thức lời văn trực
tiếp, gián tiếp, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, hình thức kịch hoá, trần thuật, tính đa
thanh, lời độc thoại nội tâm, tính đối thoại trong các hình thức).
b) Nghiên cứu và khái quát các phạm trù thi pháp cụ thể.
c) Vận dụng phương pháp hệ thống
d) Phương pháp quy nạp, khái quát, so sánh, đối chiếu.
1.3.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp
- Khả năng phản ánh đời sống của một hình tượng.
- Thấy sự vận động và phát triển của tư duy nghệ thuật.
- Nâng cao khả năng cảm thụ cho người tiếp nhận.
Chúng ta đã biết bản chất của văn học là phản ánh đời sống bằng hình tượng, chính
vì vậy mà hình tượng nghệ thuật là linh hồn của tác phẩm văn học nghệ thuật. Nghệ thuật
khẳng định vẻ đẹp tâm hồn con người, do đó nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứu
thế giới tinh thần do con người sáng tạo ra và đó cũng chính là hình thức tồn tại của tác
phẩm nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp sẽ giúp
chúng ta tránh được và hạn chế được việc chia tách tác phẩm theo cấu trúc văn bản để
nghiên cứu mà phải nhìn một cách vừa cụ thể vừa tổng quát về hình tượng nghệ thuật ở
từng mảng của nó như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, không
gian nghệ thuật, màu sắc nghệ thuật, hình tượng tác giả trong tác phẩm... Chẳng hạn khi
8tìm hiểu con người trong văn học Việt Nam hiện đại ta sẽ thấy mỗi tác giả có cách quan
niệm riêng về con người trong tác phẩm của mình. Con người trong tác phẩm của Ngô
Tất Tố có hai dạng con người là con người oan trái (nhưng rất đẹp) và con người tạo ra
oan trái. Con người trong tác phẩm Nam Cao là con người bán dần sự sống để duy trì sự
sống vì vậy mà con người trong tác phẩm của Nam Cao luôn có ý thức về tâm trạng. Và
nó sẽ khác hoàn toàn với con người vũ trụ, con người chí khí, con người tỏ lòng...trong
văn học trung đại. Như ai cũng biết Kiều bị bán vào lầu xanh chịu bao tủi nhục ê chề.
Nhưng khi Từ Hải xuất hiện cứu nàng thì cái "lầu xanh" ấy lập tức biến thành "lầu hồng".
Vì màu hồng có cảm giác đem lại sự hạnh phúc ấm áp cho con người và người con gái kia
vẫn là một con người danh giá trong tâm khảm tác giả. Ngược lại màu trắng sẽ biểu hiện
đầy đủ sự tang tóc thê lương, lạnh lẽo và cả sự trong t ... 
- Ca dao hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm bao hàm 3 yếu tố gắn bó chặt chẽ
+ Lối hát (hình thức sinh hoạt ca hát hay phương thức diễn xướng)
+ Điệu hát (làn điệu nhạc của những câu hát)
+ Lời hát (lời ca đã bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)
b) Bản chất ca dao
Ca dao là tấm gương phản chiếu tâm hồn, tâm trạng của nhân dân, của dân tộc. Vì
thế bản chất của ca dao là bản chất trữ tình (nghĩa là mang tính chất chủ quan). Tuy nhiên
47
cảm xúc và tình cảm trong ca dao không phải là cảm xúc và tình cảm của một cái tôi cá
nhân riêng biệt mà là của một quần thể, một cộng đồng.
Ví dụ : Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
c) Các thể loại ca dao
Ca dao là một khái niệm chỉ loại. Đó là loại trữ tình của Vhdg, tương ứng với loại
tự sự, kịch dân gian. Để phân loại người ta căn cứ vào tiêu chí về mối quan hệ với nghi lễ
chia ca dao làm hai nhóm thể loại :
- Ca dao nghi lễ : nghi lễ lao động, nghi lễ sinh hoạt, nghi lễ tế thần.
- Ca dao phi nghi lễ: CD lao động, CD sinh hoạt, CD giao duyên.
Trong phạm vi thơ ca dân gian, ca dao được xác định là thơ ca trữ tình dân gian
(đối ứng với vè, thơ ca tự sự).
Như vậy, tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của ca dao là tìm hiểu những đặc điểm
thi pháp của toàn bộ thơ ca trữ tình dân gian.
3.3.2. Đặc trưng thi pháp ca dao
a) Nhân vật trữ tình
- Trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình (tác giả) luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình
(nhân vật mà cảm nghĩ của nó được diễn tả trong bài ca). và nhân vật ấy có một số kiểu
nhất định :
+ Cô gái và chàng trai (trong quan hệ bạn bè, lứa đôi)
+ Người chồng và người vợ, người mẹ và người con (trong đời sống gia đình)
+ Người con gái, con dâu, người vợ (trong gia đình gia trưởng)
+ Người lính và người vợ lính (trong cảnh ngộ biệt ly, xa cách)
+ Người làm ruộng và người làm thợ, người dân chài (trong lao động, sinh hoạt và quan
hệ làng xóm quê hương).
- Qua tập hợp trữ tình tên chung của nhân vật trữ tình trong ca dao, xu hướng chung nhân
dân muốn diễn tả những nét bản chất của con người thời đại lúc bấy giờ đó là :
+ Cảm nghĩ về thân phận mình (buồn, khổ): cất lên bài ca than thở về nỗi khổ đau, bất
hạnh.
+ Cảm nghĩ về những người thương mến, những vật, những nơi thân thuộc (thấy yêu
thương): cất lên thành bài ca ân tình, ân nghĩa (tình gia đình, bạn bè, đôi lứa, quê hương,
đất nước)
Như vậy ca dao xưa chủ yếu là tiếng hát than thân – phản kháng và tiếng hát yêu
thương – tình nghĩa.
b) Không gian thời gian nghệ thuật (Hoàn cảnh điển hình trong ca dao)
- Không gian (hoàn cảnh) giàu màu sắc ước lệ.
+ Đó là khung cảnh nơi diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện, trao gởi tâm tình như: ruộng
vườn, giếng khơi, cây đa bến nước, sân đình v.v
48
+ Nhìn chung đó là cảnh vật thiên nhiên gần gũi, phong cảnh làng quê thân thuộc được tái
hiện bằng mấy nét chung nhất: non xanh nước biếc, mây bạc trời hồng Không gian đó
nhằm thực hiện chức năng cảm xúc – tâm lý, tạo ra bối cảnh thích hợp với sắc điệu trữ
tình của mỗi bài ca.
ví dụ : Chiều chiều dóng dả đi chơi
Uốn roi giục ngựa tới nơi vườn đào
=> thực tế chân đi đất
Đồn đây là chốn đào nguyên
Trăng thanh gió mát cắm thuyền dạo chơi
=> nơi chờ bạn hát
- Thời gian nghệ thuật trong ca dao cũng vừa thực vừa ước lệ
+ Thực vì nó hợp với cảnh, với sự, với tình trong bài ca
+ Ước lệ vì nó rất chung, không xác định: đêm ấy, buổi sáng ấy, buổi chiều ấy
- Đêm hè gió mát trăng thanh / Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừng.
- Sáng ngày em đi hái dâu / Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Đôi khi thời gian tuy là thực tế (tháng giêng, tháng 2/ tháng 3, tháng 4/ tháng khốn,
tháng nạn) nhưng cũng rất ước lệ (không nói về nỗi khổ do đói kém mà nói về những
mất mát, những nông nỗi khác. Vì thế bài ca gợi nhiều nỗi niềm hơn, đó có thể là nỗi
“mất đó” (bạn tình), “cháy quán” (mất nơi bạn nghèo gặp nhau); cảnh ngộ vừa được cực
tả (đã khó chó cắn thêm), vừa mang ý nghĩa khái quát.
- Thời gian trong ca dao là thời gian của hành động (tức là lúc diễn ra cuộc gặp gỡ, trò
chuyện, trao gửi tâm tình hoặc nhân vật trữ tình có tâm trạng hát lên khúc tự tình) để thực
hiện chức năng cảm xúc – tâm lý, tạo ra bối cảnh thi vị cho sự khởi phát cảm hứng trữ
tình. Ví dụ : “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng” hoặc trong ca dao cổ truyền có nhóm
bài ca mở đầu bằng “Chiều chiều” những bài thuộc nhóm này có nội dung rất đa dạng :
+ Nỗi nhớ bạn: Chiều chiều én liệng nhạn bay/ Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ai?
+ Nỗi cô đơn: Chiều mây phủ ải vân/ Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân lại buồn
+ Lời tỏ tình: Chiều vịt lội bờ ao/ thương người áo trắng vá quàng nửa vai
+ Niềm đau xót: Chiều ra ngõ ngó xuôi / Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ
c) Kết cấu của ca dao
- Ca dao có kết cấu ngắn (2 dòng, 4 dòng, 10 dòng v.v) và đơn điệu về hình thức
(thường có hai hình thức chính).
c.1) Lối đối đáp (hình thức kết cấu đặc trưng của thơ ca dân gian trữ tình):
- Là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ. Chủ thể của bài ca này phần lớn là chàng
trai, cô gái (ca dao nảy sinh trong sinh hoạt ca hát đối đáp nam nữ).
- Dấu hiệu hình thức của chúng là:
+ Sự hiện hữu của cặp từ xưng hô (chồng – thiếp, mình – ta, đó – đây)
+ Sự tồn tại “theo vế” của bài ca
Ví dụ: - “Em đố anh từ Nam chí Bắc
49
Sông nào là sông sâu nhất
Núi nào là núi cao nhất nước ta?
Anh mà giảng được cho ra
Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra”
- “Búp sen lai láng giữa hồ
Anh muốn đưa tay ra bẻ sợ chùa có sư
Có sư thì mặc có sư
Anh cứ đưa tay ra bẻ có hư em bồi”
c.2) Lối kể chuyện (hình thức kết cấu đặc trưng của thơ ca đân gian tự sự):
- Nhân vật trữ tình tự kể chuyện mình.
- Câu chuyện trong ca dao là chuyện tâm tình. Đó là một nỗi niềm được kể hơn là một
cảnh ngộ được thuật lại. Do đó, câu chuyện kể không có chuyện và thường không mạch
lạc.
Ví dụ : Bài ca dao “Lính thú đời xưa”
Ba năm chấn thủ lưu đồn Ngang lưng thì thắt
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan Đầu đội nón dấu
Chém tre đốn gỗ trên ngàn Thùng thùng trống đánh
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai? Bước chân xuống thuyền
Những lời trần thuật trên không chỉ miêu tả công việc của người lính thú cùng
trang thiết bị bên ngoài của anh ta mà còn nhằm chuẩn bị cho con người bên trong anh ta
xuất hiện. Đó là cảnh ngộ, nỗi niềm của người lính vừa chi tiết mà lại kín đáo.
- Các hình thức kể chuyện :
+ Kể chuyện bâng quơ (hát ru): Đây là những mẩu chuyện đứt đoạn mà miên man
với những hình ảnh chập chờn, chắp nối. Nhưng cũng chính là tâm tình của mẹ.
+ Kể chuyện ngược xuôi (kết cấu đối đáp + kết cấu kể chuyện). Bề ngoài như một
trò chơi xếp chữ. Nhưng thật ra mượn cách nói này để diễn tả hai chiều của một quan hệ
tình cảm. Ví dụ :
“Sớm mai tôi lên trên núi
Tôi xách cái rựa còng queo
Bắt được con công
Đem về cho ông, ông cho trái thi
Đem về cho chị, chị cho cá rô
Đem về cho cô, cô cho bánh ú
Đem về cho chú, chú cho buồng cau
Chú thím rầy lộn với nhau
Thôi tôi trả buồng cau lại cho chú
Trả bánh ú lại cho cô
Trả cá rô lại cho chị
Trả trái thị lại cho ông
Tôi xách con công về rừng.
+ Kể chuyện vòng tròn v.v 
50
- Nhận xét chung về các lối kết cấu của ca dao
Mỗi bài ca dao là một mảnh cảm nghĩ âm vang thành câu hát (mang tính chất
phiến đoạn) hồn nhiên tự tâm hồn. Do đó luôn tươi mát, chân thực, tính hàm xúc tự nhiên.
d) Hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao
d.1) Hệ thống hình ảnh trong ca dao rất phong phú.
 Hình ảnh so sánh: nhằm thể hiện nhân vật trữ tình, nhân vật đối thoại
+ So sánh “hạ thấp”: “Anh như tán tía, tán vàng
Em như mảnh chiếu rách nhà hàng bỏ quên”
+ So sánh hơn (nâng cao): “Anh như chiếc kỷ nhà quan
Em như chiếc nón mê tàn che mưa”
+ So sánh hài hòa: “Em như tố nữ trong tranh
Anh như ngòi bút chấm cành hoa mai”
+ So sánh kép: Em như cây quế giữa rừng/ Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay?
Thân em như thể hàng săng/ Anh nào muốn chết thì quăng mình vào
+ So sánh đơn
+ So sánh kiên hợp: Nhãn lồng trong bịt ngoài bao
Con ong châm còn được huống chi quả hồng đào chín cây
So sánh nhằm biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, bóng bảy. Giúp chủ thể trữ tình dễ
dàng nói và nói một cách cô đọng tế nhị sâu sắc những điều khó nói. So sánh nêu cái khái
quát, cái chung, nét bản chất. So sánh đi đôi với miêu tả trực tiếp “Cổ tay em trắng như
ngà/ con mắt em liếc như là dao cau/ miệng cười như thể hoa ngâu/ cái khăn đội đầu như
thể hoa sen”
 Hình ảnh miêu tả: Miêu tả phải dựa vào so sánh.
- Miêu tả để nêu bật cái riêng, cái chi tiết của đối tượng
- Đối tượng của miêu tả là cảnh vật thiên nhiên, làng quê, ruộng vườn, sông nước và sản
vật của quê hương. Qua đó bộc lộ niềm tự hào của con người xứ xở.
- Miêu tả là để ngụ tình: tình quê hương, đất nước; tình cảm tự nhiên đối với cái đẹp của
tạo vật; tình yêu đôi lứa
Nghệ thuật miêu tả đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa những “hoàn cảnh
điển hình” (Miêu tả thường kết hợp với phóng đại ==> ca dao trào lộng) qua đó góp phần
thể hiện nhân vật trữ tình.
 Hình ảnh ước lệ :
- Là hình ảnh có sự thống nhất trực tiếp cái chung với cái riêng, khái quát với cụ thể
(Loan – Phượng, Trúc – Mai, Rồng – Mây, chỉ sự tương sứng hài hòa gắn bó của đôi lứa).
- Ước lệ của hình ảnh không tách rời xu hướng ước lệ hóa sự diễn tả chính tâm trạng, cảm
nghĩ của nhân vật trữ tình. Cho nên câu hát của một người có thể là mẫu số chung cho
mọi người.
=> Tính ước lệ thể hiện rõ trong hình ảnh so sánh
=> Tính chân thực tự nhiên thể hiện rõ trong hình ảnh miêu tả.
51
- Ước lệ còn biểu hiện trong cách sử dụng con số trong ca dao
+ Con số ước lệ: “Tìm em đã tám hôm nay / Hôm qua là tám hôm nay là mười”
+ Con số chính xác chặt chẽ “Thương nhau cau 6 bổ baCả thương cả ghét 72”.
Vì thế những hình ảnh ước lệ trong ca dao không bị khô cứng, sáo mòn.
 Hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa khái quát rộng rãi (người phụ nữ và nông dân).
d.2) Ngôn ngữ ca dao
- Văn bản tạo hình và biểu hiện : “Bây giờ mận mới hỏi đào”
“ Trời mưa / Qủa dưa vẹo vọ”
- Ngôn ngữ giản dị, sinh động, màu sắc địa phương
e) Thể thơ trong ca dao
- Thể thơ lục bát (chiếm 95% số tác phẩm). Số lời từ 2 đến 4 dòng chiếm 75%. Và ít có
kiến trúc cân đối (3 -3, 4 -4) so với văn học hiện đại.
- Lục bát trong ca dao có hình thức biến thể
“Bao giờ rừng quế hết cay/ Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình”
- Thể song thất lục bát (chiếm khoảng 2%)
“Lụa làng trúc vừa xanh vừa bóng
May áo chàng cùng sóng áo em
Chữ tình cùng với chữ duyên
Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền”
Với nhịp chênh: 3/2/2 xen với nhịp đôi, vần trắc cài vào vần bằng, bốn câu thành
một khổ tự nhiên láy đi láy lại,  thích hợp với sự kể lể những nỗi niềm, những tâm tư u
uẩn, trở trăn (những câu hò sông nước mênh mang, dàn trải).
- Các thể thơ khác: thể hỗn hợp
“Qủa cau nho nhỏ/ Cái vỏ vân vân Anh lấy em từ thủa mười ba”
“Đất Lam Kiều ngỡ ngàng khó bước/ Động đào nguyên lạch nước quanh co
- Thể vần (vần năm, đôi khi xen vần bốn): tiêu biểu là hát dặm Nghệ Tĩnh
+ Thể vần thích hợp với thơ ca dân gian tự sự hơn là ca dao.
+ Lối ngắt nhịp cứng, không đổi trong toàn bài: 3/2 hoặc 1/2/2.
+ Bắt vần dễ dãi, khiến cấu trúc thơ chắc gọn thích hợp với cách kể chuyện hơn là trữ tình
(đồng dao).
TÀI LIỆU HỌC TẬP
 Học liệu bắt buộc
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Văn Học, tập II, 1998,
[2]. Trần Đình Sử, Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB KHXH, 1993.
[3]. Bộ GD&ĐT, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB GD,
2002
 Học liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXBKHXH,1982.
52
[2]. Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB
KHXH, 1999
[3]. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB KHXH, 1995
[4]. Nguyễn Thị Dư Khánh, Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp học, NXB
VH, 1999
[5]. Nhiều tác giả, Hợp tuyển văn học dân gian, NXBVH, 1977
[6]. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXBVH, 1983
[7]. Hoàng tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD, 1990)
PHỤ LỤC
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
Sinh viên đọc tài liệu, tìm hiểu, nghiên cứu trả lời và làm các bài tập sau:
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG:
Bên cạnh mục đích củng cố những kiến thức cơ bản về văn học mà sinh viên đã được
học trước đây như: Khái niệm, đặc trưng cơ bản, các chặng đường phát triển của văn học
Việt Nam, yêu cầu trọng tâm của chương 1 là người học có những hiểu biết về các khái
niệm thi pháp, thi pháp học, nắm được đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu của thi pháp học, xác định đúng vai trò của bộ môn khoa học này trong khoa
nghiên cứu văn học và văn học dân gian. Từ đó, sinh viên có thể chủ động vận dụng lí
luận về thi pháp học để thâm nhập, nghiên cứu tác phẩm văn học dành cho học sinh tiểu
học trong và ngoài trường tiểu học.
1. Xác định được khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật, các hình thức không
gian, thời gian nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm văn học.
2. Xác định được nhân vật, cốt truyện, và giọng điệu lời văn nghệ thuật trong văn bản
nghệ thuật.
3. Vận dụng lí thuyết để xác định, phân tích không gian, thời gian nghệ thuật trong
cấu trúc văn bản nghệ thuật.
4. Xác định được đặc điểm thi pháp của một số thể loại văn học dân gian đã học trong
chương trình.
5. Vận dụng lí thuyết để xác định, phân tích kết cấu cốt truyện Tấm Cám, Cây tre
trăm đốt, Hai anh em và cây khế.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Sự khác biệt giữa không gian thần kì trong văn học dân gian với không gian thần kì
trong văn học thiếu nhi hiện đại?
2. Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ sau:
TRÊN HỒ BA BỂ
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo hồ lặng im
53
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Thuyền ta quanh quất trên Ba Bể
Đỏ ối vườn cam biếc bãi ngô...
Thuyền ơi, chầm chậm chờ ta nhé
Muốn ở đây thôi chẳng muốn về! (Hoàng Trung Thông)
3. Phân tích thi pháp kết cấu của bài hát ru (hoặc một số bài ca dao)
“Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được lũ cá rô trê
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn”
4. Phân tích truyện cười: “MẤT RỒI”
Một người sắp đi chơi xa dặn con:
- Ở nhà có ai hỏi, thì bảo bố đi chơi vắng nhé !
Sợ con mải chơi quên mất, lại cẩn thận lấy bút viết vào giấy rồi bảo:
- Có ai hỏi thì con cứ đưa cái giấy này.
Con cầm tờ giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, sẵn có ngọn đèn, nó
lấy giấy ra xem, Chẳng may vô ý để giấy cháy mất.
Hôm sau có người đến nhà chơi, hỏi:
- Thầy cháu có nhà không ?
Nó ngồi ngẩn ngơ hồi lâu, mới sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:
- Mất rồi !
Khách giật mình hỏi:
- Mất bao giờ ?
- Tối hôm qua.
- Sao mà mất ?
- Cháy. (Theo tiếng cười dân gian Việt Nam)
5. Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám dưới góc độ thi pháp học:
- Truyện cổ tích Tấm Cám có những yếu tố kì ảo nào tham gia vào cốt truyện? những yếu
tố đó có tác dụng như thế nào đối với diễn biến số phận của nhân vật Tấm?
- Hãy chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu trong truyện Tấm Cám để chứng tỏ rằng
“truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp” của nhân dân lao động.
6. SV chọn một số bài tập đọc trong sgk tiểu học để phân tích dưới góc độ thi pháp học.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_hoc_2_thi_phap_hoc_thi_phap_van_hoc_dan_gian.pdf