Giáo trình Vận hành máy ủi, xúc, san

Về định hướng sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Vận hành

máy Ủi – Xúc - San:

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Vận hành máy Ủi – Xúc - San ban

hành giúp cho:

- Người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ

năng của bản thân thông qua việc học tập tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm

việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp;

- Người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc

và trả lương hợp lý cho người lao động;

- Các cơ sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề tiếp cận

chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;4

- Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá cấp

chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động;

pdf 177 trang kimcuc 9460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vận hành máy ủi, xúc, san", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vận hành máy ủi, xúc, san

Giáo trình Vận hành máy ủi, xúc, san
1TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ
TÊN NGHỀ : VẬN HÀNH MÁY ỦI , XÚC, SAN
MÃ SỐ NGHỀ :
Hà nội 03/2011
2GIỚI THIỆU CHUNG
I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng ti êu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia tại công văn số 2525/BGTVT -TCCB ngày 23 tháng 4 năm
2009. Sau khi được tập huấn về xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Bộ
Giao thông Vận tải tổ chức. Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc
gia nghề: Vận hành máy Ủi – Xúc - San đã nghiên cứu nguyên tắc, quy trình xây
dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tại Quyết định số 09/ 2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 27 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
sau đó thực hiện qua các bước sau:
- Họp Ban chủ nhiệm xác định nhiệm vụ v à phân công công việc;
- Tổ chức tập huấn phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích nghề, phân
tích công việc, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho những người
tham gia xây dựng;
- Nghiên cứu, thu thập thông tin về các ti êu chuẩn liên quan đến Vận hành
máy Ủi – Xúc - San;
- Nghiên cứu, lựa chọn doanh nghiệp cần được khảo sát về quy tr ình xây
dựng cầu đường bộ có sử dụng máy Ủi – Xúc - San để phục vụ cho phân tích nghề,
phân tích công việc và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề.
- Tổng hợp, phân tích số liệu điều tra;
- Tổ chức hội thảo DACUM để lập sơ đồ phân tích nghề theo mẫu. T hành
phần tham dự hội thảo gồm Ban chủ nhiệm, thông hoạt vi ên, khách mời và các
chuyên gia có kinh nghiệm thực tế nghề vận hành máy Ủi – Xúc - San đến từ các
công ty xây dựng;
- Tổ chức lấy ý kiến của 50 chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn về nghề Vận
hành máy Ủi – Xúc - San góp ý cho sơ đồ phân tích nghề đã lập sau hội thảo
DACUM.
- Hoàn thiện sơ đồ phân tích nghề sau khi nhận được ý kiến góp ý;
- Lập phiếu phân tích công việc theo mẫu cho 92 công việc trong 11 nhiệm
vụ có trong sơ đồ phân tích nghề của nghề Vận hành máy Ủi – Xúc - San;
- Xin ý kiến góp ý về bộ phiếu phân tích công việc của 30 chuyên gia có kinh
nghiệm thực tiễn cùng lĩnh vực.
- Hoàn chỉnh bộ phiếu phân tích công việc sau khi nhận được ý kiến góp ý;
3- Tổ chức hội thảo để hoàn thiện bộ phiếu phân tích công việc. Thành phần
dự hội thảo gồm Ban chủ nhiệm, các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn của
doanh nghiệp, cơ quan, hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề Vận hành máy Ủi –
Xúc - San.
- Lựa chọn sắp xếp các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề;
- Tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn để góp ý
vào việc sắp xếp các công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề và hoàn thiện
danh mục công việc theo các bậc trình độ kỹ năng nghề sau khi đã nhận được ý kiến
góp ý;
- Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho nghề Vận hành máy Ủi – Xúc -
San theo mẫu quy định;
- Tổ chức lấy ý kiến của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn đối với
tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho nghề Vận hành máy Ủi – Xúc - San. Hoàn thiện sau
khi có các ý kiến góp ý;
- Tiến hành hội thảo lấy ý kiến đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho
nghề Vận hành máy Ủi – Xúc - San. Thành phần dự hội thảo bao gồm các chuyên
gia có kinh nghiệm thực tiễn, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về lao động,
đại diện người lao động, đại diện các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đào
tạo, và các tổ chức khác có liên quan đến nghề Vận hành máy Ủi – Xúc - San;
- Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở và bảo vệ trước hội đồng thẩm định cấp Bộ;
Trong quá trình xây dựng, chúng tôi còn nhận được sự cộng tác của rất
nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong nghề Vận hành máy Ủi – Xúc - San, của
các đồng nghiệp am hiểu nghề nên quá trình xây dựng tương đối thuận lợi;
Về định hướng sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Vận hành
máy Ủi – Xúc - San:
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Vận hành máy Ủi – Xúc - San ban
hành giúp cho:
- Người lao động định hướng phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ
năng của bản thân thông qua việc học tập tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm
việc để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp;
- Người sử dụng lao động có cơ sở để tuyển chọn lao động, bố trí công việc
và trả lương hợp lý cho người lao động;
- Các cơ sở dạy nghề có căn cứ để xây dựng chương trình dạy nghề tiếp cận
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
4- Cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để tổ chức thực hiện việc đánh giá cấp
chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động;
* Khi sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề Vận hành máy Ủi – Xúc - San cần lưu ý:
+ Do công nghệ và phương tiện hỗ trợ cho việc Vận hành máy Ủi – Xúc -
San ngày càng tiên tiến và thay đổi theo thời gian nên cần bổ sung chỉnh lý cho phù
hợp. Tuy nhiên nếu có các thay đổi lớn cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉnh
sửa chung.
+ Các công việc nêu ra trong các nhiệm vụ ở sơ đồ phân tích nghề không theo
quy trình công nghệ hoặc trình tự thi công của ngành nào mà chỉ nêu các công việc
trong nhiệm vụ liên quan tới nghề Vận hành máy Ủi – Xúc - San.
II. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY D ỰNG
TT Họ và tên Nơi làm việc
1 Đào Văn Đường Trường Cao đẳng nghề GTVT TWI
2 Nguyễn Văn Vãng Trường Cao đẳng nghề GTVT TWI
3 Nguyễn Thiện Công ty liên doanh công trình Hữu Nghị
4 Nguyễn Kim An Trường Cao đẳng nghề GTVT TWI
5 Đông Anh Nam Trường Cao đẳng nghề GTVT TWI
6 Lê Anh Tuấn Trường Cao đẳng nghề GTVT TWI
7 Lê Xuân Lịch Trường Cao đẳng nghề GTVT TWI
8 Phạm Gia Quyền Trường Cao đẳng nghề GTVT TWI
9 Nguyễn Tiến Nam Công ty cổ phần Thành Đạt
III. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TH ẨM ĐỊNH
TT Họ và tên Nơi làm việc
1 Trần Bảo Ngọc Phó Vụ trưởng Vụ TCCB, Bộ GTVT
2 Phạm Văn Hậu Chuyên viên chính, Vụ TCCB, Bộ GTVT
3 Trần Văn Hiệu Giáo viên Trường CĐN GTVT TWI
4 Nguyễn Văn Hoà Đội phó C.ty CP GT Hà Nội
5 Nguyễn Đình Trọng CB kỹ thuật C.ty CPXDCTGT 889
6 NguyÔn V¨n Quang Công nhân, C.ty Cổ phần giao thông H à Nội
7 Nguyễn Văn Đẩu Công nhân, C.ty Cổ phần giao thông H à Nội
5DANH MỤC CÔNG VIỆC
Tên nghề : Vận hành máy Ủi, Xúc, San
Mã số nghề :
Số
TT
Mã số
công
việc
CÔNG VIỆC
TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
A Chuẩn bị làm việc
1 A01 Nhận nhiệm vụ sản xuất X
2 A02 Tìm hiểu hồ sơ thi công X
3 A03 Khảo sát hiện trường thi công X
B Thực hiện an toàn lao động và
bảo vệ môi trường
4 B01 Thực hiện qui định trang bị bảo hộ
lao động các nhân
X
5 B02 Thực hiện sơ cứu người bị nạn X
6 B03 Thực hiện phòng chống cháy nổ X
7 B04 Kiểm tra an toàn mặt bằng hiện
trường
X
8 B05 Thực hiện an toàn khi thi công kết
hợp nhiều loại máy
X
9 B06 Thực hiện an toàn khi thi công có
nổ phá
X
10 B07 Thực hiện an toàn khi thi công trên
đồi núi
X
11 B08 Thực hiện an toàn khi thi công trên
nền đất yếu
X
12 B09 Thực hiện an toàn khi thi công
trong đường hầm
X
13 B10 Thực hiện an toàn khi thi công dưới
đường dây điện
X
14 B11 Thực hiện an toàn khi thi công trên
các công trình ngầm
X
15 B12 Thực hiện an toàn khi thi công công
trình nâng cấp cải tạo
X
6Số
TT
Mã số
công
việc
CÔNG VIỆC
TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
16 B13 Thực hiện an toàn trong bảo dưỡng
kỹ thuật
X
17 B14 Thu gom dầu thải và vật liệu đã qua
sử dụng
X
C Bảo dưỡng kỹ thuật
18 C01 Bảo dưỡng động cơ X
19 C02 Bảo dưỡng hệ thống thuỷ lực X
20 C03 Bảo dưỡng hệ thống truyền lực X
21 C04 Bảo dưỡng hệ thống di chuyển bánh
xích
X
22 C05 Bảo dưỡng hệ thống di chuyển bánh
lốp
X
23 C06 Bảo dưỡng hệ thống phanh X
24 C07 Bảo dưỡng hệ thống lái X
25 C08 Bảo dưỡng hệ thống điện X
26 C09 Bảo dưỡng bộ công tác X
27 C10 Bảo dưỡng theo yêu cầu X
D Di chuyển máy
28 D01 Khởi động máy X
29 D02 Di chuyển máy trên đường bằng X
30 D03 Di chuyển máy lên dốc X
31 D04 Di chuyển máy xuống dốc X
32 D05 Di chuyển máy trên nền đất yếu X
33 D06 Di chuyển máy qua cầu X
34 D07 Di chuyển máy qua phà X
35 D08 Di chuyển máy qua hào, chướng
ngại vật
X
36 D09 Đưa máy lên xuống phương tiện
vận chuyển
X
7Số
TT
Mã số
công
việc
CÔNG VIỆC
TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
E Vận hành máy ủi
37 E01 Ủi san lấp mặt bằng X
38 E02 Ủi phá X
39 E03 Ủi moi X
40 E04 Ủi bóc lớp hữu cơ X
41 E05 Ủi tạo độ nghiêng X
42 E06 Ủi đổ cây X
43 E07 Ủi đào gốc cây X
44 E08 Ủi tạo năng xuất cao X
45 E09 Ủi trên nền đất yếu X
46 E10 Ủi cày xới đất, đá X
47 E11 Ủi đào khuôn đường X
48 E12 Ủi đào và đắp nền đường X
49 E13 Đầm đất X
50 E14 Kéo đẩy các thiết bị khác X
F Vận hành máy xúc đào
51 F01 Đào đắp nền đường X
52 F02 Xúc lên phương tiện vận chuyển X
53 F03 Đào hào, hố móng X
54 F04 Bạt mái đường X
55 F05 San gạt vật liệu X
56 F06 Đào gốc cây X
57 F07 Nâng hạ hàng X
58 F08 Vét bùn X
59 F09 Ép cọc X
60 F10 Phá dỡ công trình X
61 F11 Khoan phá đá, bê tông X
8Số
TT
Mã số
công
việc
CÔNG VIỆC
TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
G Vận hành máy san
62 G01 San mặt bằng X
63 G02 San tạo độ nghiêng X
64 G03 Bạt mái đường X
65 G04 San rải vật liệu X
66 G05 Đào khuôn đường X
67 G06 Đào rãnh thoát nước X
68 G07 Cày xới mặt đường X
69 G08 Trộn vật liệu cấp phối X
H Xử lý tình huống phát sinh trong
thi công
70 H01 Xử lý tình huống có công trình
ngầm
X
71 H02 Xử lý tình huống máy trượt xích X
72 H03 Xử lý tình huống máy bị sa lầy X
73 H04 Xử lý tình huống máy bị nghiêng
đổ
X
74 H05 Xử lý tình huống máy bị nổ lốp X
75 H06 Xử lý tình huống máy bị nổ tuy ô X
76 H06 Xử lý tình huống máy vị lũ quét, lở
đất
X
I Kết thúc ca
77 I01 Tắt máy X
78 I02 Bàn giao máy sau ca làm việc X
79 I03 Bàn giao hiện trường thi công X
K Tổ chức thi công
80 K01 Lựa chọn phương án thi công X
81 K02 Dự trù nguyên, nhiên, vật liệu, vật
tư thi công
X
9Số
TT
Mã số
công
việc
CÔNG VIỆC
TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
82 K03 Phân khu vực máy làm việc X
83 K04 Kiểm tra quá trình thi công X
84 K05 Điều chỉnh quá trình thi công X
85 K06 Thiết lập mối quan hệ với bộ phận
liên quan
X
86 K07 Tổng hợp khối lượng thi công X
87 K08 Tham gia nghiệm thu kết quả thi
công
X
L Phát triển nghề nghiệp
88 L01 Chia sẻ kinh nghiệm với đồng
nghiệp
X
89 L02 Đúc rút kinh nghiệm X
90 L03 Kèm cặp thợ mới X
91 L04 Tham dự tập huấn chuyên môn X
92 L05 Tham dự thi tay nghề X
10
MÔ TẢ NGHỀ
Tên nghề : Vận hành máy Ủi, Xúc, San
Mã số nghề :
Nghề vận hành máy Ủi – Xúc - San là nghề thực hiện các công việc: Vận
hành và bảo dưỡng các loại máy Ủi , máy Xúc, máy San để thi công nền đường đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo năng suất lao động, an toàn kỹ thuật, vệ
sinh môi trường và thời gian qui định.
Muốn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, người vận hành máy phải có những hiểu
biết nhất định về các nhiệm vụ chủ yếu, vị trí n ơi làm việc của nghề, các trang thiết
bị sẽ sử dụng trong khi hành nghề.
1. Nhiệm vụ chủ yếu của nghề:
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề hiện tại cũng như phát triển trong tương lai,
người thợ vận hành phải biết và thực hiện được các nhiệm vụ sau đây:
- Làm tốt công tác chuẩn bị để thực hiện nhiệm vụ thi công được giao;
- Đọc và hiểu được bản vẽ thiết kế kỹ thuậ t và thiết kế thi công đường bộ;
- Hiểu rõ cấu tạo, tính năng kỹ thuật, nguyên lý làm việc và yêu cầu sử dụng
máy trong quá trình vận hành;
- Vận hành và thao tác đúng qui trình kỹ thuật;
- Nắm chắc các biện pháp thi công an toàn và hiệu quả;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ, đồ nghề, trang thiết bị để xử lý đ ược những hư
hỏng, sự cố kỹ thuật thông thường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị;
- Thực hiện được nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật theo đúng quy trình;
- Lựa chọn được các loại máy phù hợp với công việc và địa hình khác nhau;
- Truyền đạt, đào tạo kinh nghiệm cho thợ trẻ.
2. Vị trí làm việc của nghề:
Người hành nghề làm việc trên công trường thi công đường thuộc đơn vị,
công ty đảm nhận hoặc tại các công trình xây dựng có liên quan.
Công việc được tiến hành trên tuyến đường đang xây dựng hoặc tại công
trường xây dựng có liên quan. Nó bao gồm các công việc chính sau:
- Nhận nhiệm vụ hoặc kế hoạch sản xuất tại văn phòng hoặc hiện trường;
- Nhận thiết bị thi công trong ca làm việc hoặc từ phương tiện vận tải;
- Vận hành máy thi công đúng quy trình tại công trường thi công được giao;
- Xử lý nhanh, hiệu quả sự cố kỹ thuật tại công trường;
- Thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật theo quy tr ình.
11
3. Trang thiết bị, dụng cụ chính của nghề:
- Máy và thiết bị thi công phải đồng bộ và hoạt động tốt;
- Đầy đủ dụng cụ, đồ nghề, phụ tùng thay thế đi theo máy;
- Đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân;
- Ga ra, xưởng bảo dưỡng sửa chữa đủ tiêu chuẩn, diện tích, ánh sáng và thiết
bị cần cho bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hư hỏng thông thường tại hiện trường;
- Nắm vững Bộ luật lao động, Luật Giao thông đ ường bộ, Luật Xây dựng,
Luật bảo vệ môi trường, nhật trình sử dụng máy.
12
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Nhận nhiệm vụ sản xuất
Mã số công việc : A.01
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Để triển khai nhiệm vụ chuẩn bị l àm việc, công việc đầu tiên người thợ vận hành
phải làm là nhận nhiệm vụ sản xuất từ cấp trên. Khi đó người thợ vận hành phải:
- Gặp gỡ giao tiếp với cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật.
- Nhận nhiệm vụ bao gồm: Chuẩn bị xe máy thiết bị; kế hoạch tập kết xe máy;
khối lượng công việc chủ yếu, thời gian thi công; quyền lợi v à nghĩa vụ khi tham
gia thi công...
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
- Giao tiếp được với cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật để nhận nhiệm vụ;
- Hiểu rõ các công việc được giao;
- Xác định được các nhiệm vụ phải làm;
- Đưa ra được những kiến nghị cần thiết để giúp cho quá trình thực hiện nhiệm
vụ thành công;
- Xác định được tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
1. Kỹ năng
- Giao tiếp, ứng xử trong các tình huống khi nhận nhiệm vụ ;
- Vận hành được các loại máy ủi, xúc, san;
- Lĩnh hội thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác.
2. Kiến thức
- Giao tiếp trong cơ quan, giao tiếp trong xã hội;
- Nắm được kỹ thuật thi công bằng các loại máy ủi, xúc, san .
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Bố trí nơi làm việc, sổ sách... thực hiện việc giao nhiệm vụ ;
- Nghe nhận các thông tin trực tiếp từ người cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật;
- Phiếu giao việc hoặc nhiệm vụ được giao.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng giao tiếp với cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật;
- Kỹ năng lĩnh hội thông tin về nhiệm
vụ được giao;
- Sự phù hợp giữa thời gian nhận
nhiệm vụ với thời gian kế hoạch .
- Quan sát thái độ khi giao tiếp;
- Kiểm tra việc ghi chép các nhiệm vụ
phải rõ ràng, đầy đủ, cụ thể;
- So sánh thời gian thực tế nhận nhiệm vụ
với thời gian kế hoạch đã lập.
13
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Tìm hiểu hồ sơ thi công
Mã số công việc : A.02
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Tìm hiểu hồ sơ thi công là công việc được tiến hành sau khi nhận nhiệm vụ,
giúp cho người thợ hiểu rõ nhiệm vụ công việc phải thực hiện gồm các b ước sau:
- Tiếp xúc với cán bộ kỹ thuật để tìm hiểu hồ sơ thi công;
- Đọc và hiểu rõ hồ sơ thi công, sơ đồ mặt bằng tổ chức thi công công trình;
- Đọc, xác định khối lượng công việc và tiến độ thi công của công tr ình;
- Đọc thuyết minh phương án bố trí sử dụng xe máy tham gia thi công .
II.CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
- Đọc được bản vẽ thiết kế thi công công trình;
- Xác định được các khối lượng công việc, yêu cầu chất lượng và tiến độ thi
công;
- Xác định được các c ... hi công;
- Lực lượng lao đồng đầy đủ.
163
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Sự cần thiết phải điều chỉnh quá
trình thi công;
- Thực hiện sự thay đổi quá tr ình thi
công;
- Sự phối hợp giữa các bộ phận vị trí
làm việc trên công trường;
- Thời gian thực hiện sự điều chỉnh ;
- An toàn lao động và vệ sinh môi
trường.
- Theo dõi việc phát hiện những vấn đề
chưa hợp lý trong thi công;
- Quan sát trực tiếp việc điều chỉnh quá
trình thi công;
- Theo dõi sự phối hợp giữa các bộ phận
vị trí làm việc trên công trường;
- So sánh với thời gian dự kiến của công
trình;
- Quan sát việc phát hiện nguy cơ mất an
toàn lao động.
164
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Thiết lập mối quan hệ với các bộ phận li ên quan.
Mã số công việc : K.06
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Công việc thiết lập mối quan hệ với các bộ phận li ên quan nhằm đảm bảo
công việc thuận lợi, chất lượng và đúng tiến độ. Công việc này gồm các bước sau:
- Thiết lập mối quan hệ với bộ phận thi công khác tr ên công trường;
- Thiết lập mối quan hệ với bộ phận kỹ thuật ;
- Thiết lập mối quan hệ với bộ phận cung cấp vật t ư;
- Thiết lập mối quan hệ với chính quyền v à nhân dân địa phương nơi thi công.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN.
- Thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp ;
- Thiết lập mối quan hệ với cán bộ chỉ đạo thi công ;
- Thiết lập mối quan hệ với bộ phận lao động thủ công.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
1. Kỹ năng
- Giao tiếp với các đồng nghiệp, với cán bộ chỉ đạo thi công v à các bộ phận lao
động thủ công;
- Trao đổi, học hỏi và nắm bắt các thông tin cần thiết từ các đối t ượng giao tiếp;
- Quan hệ thân thiện, hợp tác với các bộ phận l àm việc trên công trường.
2. Kiến thức.
- Biết cách tranh thủ được sự đồng tình, giúp đỡ của các đồng nghiệp ;
- Biết phương pháp giao tiếp với người lao động và với cán bộ kỹ thuật;
- Biết cách giữ mối quan hệ cộng tác cởi mở với cán bộ chỉ đạo thi công.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Sự hiểu biết, tính cách sống, văn hoá ứng xử của bản thân ;
- Lực lượng cán bộ, công nhân viên làm việc trên công trường.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Mối quan hệ với đồng nghiệp;
- Mối quan hệ với cán bộ chỉ đạo thi
công;
- Mối quan hệ với bộ phận lao động
thủ công.
- Quan sát việc giao tiếp với đồng
nghiệp;
- Quan sát việc giao tiếp với cán bộ chỉ
đạo thi công;
- Quan sát việc giao tiếp với lao động
phổ thông;
165
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Tổng hợp khối lượng thi công.
Mã số công việc : K.07
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Công việc tổng hợp khối lượng thi công nhằm tổng hợp khối l ượng thi công
của các máy thi công nền đường một cách chi tiết và chính xác. Công việc này gồm
các bước:
- Tổng hợp khối lượng thi công của máy Xúc;
- Tổng hợp khối lượng thi công của máy Ủi;
- Tổng hợp khối lượng thi công của máy rải San;
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN.
- Tổng hợp cụ thể, chính xác khối lượng thi công của từng máy hàng ngày;
- Dựa vào sổ theo dõi hàng ngày để tổng hợp khối lượng hàng tháng, khối lượng
của toàn bộ công trình;
- Căn cứ vào kết quả theo dõi hàng ngày, hàng tháng để điều chỉnh máy cho hợp lý.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
1. Kỹ năng
- Hợp tác- phối hợp chặt chẽ với các bộ phận thi công trên công trường;
- Ghi chép cụ thể chi tiết khối lượng các hạng mục công trình;
- Thống kê tổng hợp đầy đủ khối lượng thi công hoàn thành;
- Lập báo cáo kịp thời theo đúng quy định của công tr ường;
- Phát hiện các điều bất hợp lý trong quá trìng thực hiện nhiệm vụ.
2. Kiến thức.
- Cập nhật được số liệu thi công hàng ngày của các máy, tổ, nhóm;
- Tập hợp được khối lượng thi công hoàn thành đảm bảo thủ tục;
- Lập được báo cáo thống kê khối lượng các hạng mục thi công hoàn thành;
- Đưa ra được phương án thực hiện nhiệm vụ hợp lý hơn.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Các biên bản xác nhận khối lượng thi công hoàn thành;
- Bảng biểu- mẫu biểu của công trường hướng dẫn hoặc ban hành;
- Sổ tay, máy tính v.v
- Sự cộng tác của các bộ phận liên quan trên công trường;
- Quy định cụ thể và sự chỉ đạo xuyên suốt của ban chỉ huy công trường.
166
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Đảm bảo có kết quả khối lượng thi
công của từng máy;
- Cập nhật khối lượng thi công hoàn
thành;
- Tổng hợp khối lượng thi công hoàn
thành;
- Thời gian tổng hợp khối lượng.
- Quan sát, theo dõi, tính giờ và khối
lượng thi công rồi ghi vào sổ theo dõi;
- Xem sổ tay, phiếu xác nhận KL h àng
ngày;
- Xem bản báo cáo;
- So sánh với thời gian quy định của
công trường.
167
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Tham gia nghiệm thu kết quả thi công
Mã số công việc : K.08
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Công việc tham gia nghiệm thu quá tr ình thi công nhằm nghiệm thu
công việc, các hạng mục và toàn bộ công trình trước khi sử dụng, gồm các bước
công việc sau:
- Xác nhận khối lượng thi công hoàn thành;
- Tiếp nhận các thông tin đánh g iá chung về tình trạng kỹ thuật, chất lượng, tiến
độ.v.v...
- Biện pháp khắc phục, xử lý các sai hỏng trong thi công.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN.
- Khối lượng công việc đã thi công được nghiệm thu đầy đủ đúng hạng mục ;
- Chất lượng công trình, tình trạng kỹ thuật được phản ánh khách quan, cụ thể r õ
ràng;
- Các biện pháp khắc phục, chỉnh sửa phải chi tiết, cụ thể.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU
1. Kỹ năng
- Giao tiếp, ứng xử;
- Kiểm tra đánh giá;
- Đo đạc, tính toán;
- Lĩnh hội các thông tin;
- Bảo vệ kết quả thi công theo đúng hồ s ơ thiết kế.
2. Kiến thức.
- Tổng hợp được các khối lượng thi công hoàn thành để đưa vào biên bản nghiệm
thu của hội đồng;
- Bảo vệ được khối lượng, chất lượng phần việc mình đã thi công;
- Biết các nguyên nhân gây ra các sự cố (nếu có) trong quá trình thực hiện thi công;
- Biết phương pháp khắc phục, xử lý các sự cố có thể xảy ra.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
- Bản vẽ thi công;
- Sổ tay công tác;
- Các biên bản hoặc các phiếu xác nhận khối l ượng đã thi công;
- Các dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng, vật liệu cần thiết;
- Đầy đủ các thành phần trong hội đồng nghiệm thu.
168
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Khối lượng được nghiệm thu về công
việc thi công hoàn thành;
- Chất lượng kỹ thuật;
- Các lỗi, sai hỏng do thi công;
- Biện pháp, thời gian để khắc phục ,
các tồn tại do thi công.
- So sánh khối lượng đã tổng hợp;
- Xem kết luận ở biên bản nghiệm thu;
- Quan sát việc đánh giá thực tế so với
yêu cầu kỹ thuật;
- Xem kiến nghị ở biên bản nghiệm thu.
169
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp
Mã số công việc : L.01
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp l à việc mang những kinh nghiệm từ thực tế
công việc của mình để trao đổi và hướng dẫn đồng nghiệp làm theo để tạo được
hiệu quả cao hơn, an toàn hơn, công việc này bao gồm các bước sau:
- Xác định tầm quan trọng của công việc chuyên môn;
- Tổ chức nơi làm việc phù hợp với điều kiện thực tế của nghề ;
- Theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh thi công.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN:
- Vận hành được nhiều loại máy;
- Thuyết phục được đồng nghiệp về việc học tập, trao đổi chuyên môn nghề
nghiệp;
- Giúp đỡ, kèm cặp nhiều người trong đơn vị cùng tiến bộ;
- Thúc đẩy được nhịp độ sản xuất góp phần đưa đơn vị vững mạnh.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU:
1. Kỹ năng:
- Tổ chức lao động theo tổ đội ;
- Xử lý được các tình huống nghề nghiệp;
- Truyền đạt kinh nghiệm với đồng nghiệp .
2. Kiến thức:
- Có kiến thức chuyên môn nghề;
- Có kiến thức về tổ chức thi công.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:
- Cơ sở vật chất và môi trường nơi làm việc;
- Tinh thần trách nhiệm;
- Sổ tay, bút ghi chép.
170
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng hướng dẫn, giúp đỡ, chia sẻ
kinh nghiệm với đồng nghiệm;
- Tổng kết được kinh nghiệm cá nhân
trong từng thời kỳ công tác để làm
bài học;
- Áp dụng được kinh nghiệm trong
chuyên môn của bản thân để giúp đỡ
đồng nghiệp, người học việc.
- Quan sát việc giúp đỡ về chuyên môn
khách quan, chân thành có tính thuyết
phục;
- Biết đánh giá khách quan có hệ thống,
có tính thuyết phục, được tập thể, đồng
nghiệp công nhận;
- Căn cứ vào hiệu quả công việc.
171
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Đúc rút kinh nghiệm
Mã số công việc : L.02
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
Đúc rút kinh nghiệm là kết quả của một quá trình tổng hợp những kiến thức và
kỹ năng trong thực tế công việc, quá tr ình đó được thực hiện qua các bước công
việc sau:
- Ghi chép lại những thành công, thất bại trong nghề nghiệp ;
- Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong nghề nghiệp ;
- Áp dụng kinh nghiệm vào thực tế sản xuất;
- Tự đánh giá việc làm chuyên môn của bản thân;
- Phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN:
- Ghi chép được những việc làm có hiệu quả;
- Tổng kết, rút kinh nghiệm cho bản thân ;
- Áp dụng và kiểm nghiệm vào thực tiễn.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU:
1. Kỹ năng:
- Tổng hợp, cập nhật thông tin về khoa học công nghệ ;
- So sánh, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân;
- Thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tự giác .
2. Kiến thức:
- Biết chuyên môn nghề vận hành máy;
- Biết tổ chức thi công;
- Thực tiễn công tác.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:
- Tạp chí, sách, tài liệu bổ trợ nghề vận hành;
- Các thiết bị, máy thi công công tr ình;
- Sổ tay, bút ghi chép.
172
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng ghi chép kinh nghiệm chuyên
môn nghề;
- Tổng kết được kinh nghiệm cá nhân
trong từng giai đoạn công tác;
- Áp dụng kinh nghiệm chuyên môn của
bản thân để giúp đỡ, k èm cặp người học
việc...
- Theo dõi sổ tay ghi chép các sự kiện
được phản ánh khách quan, trung thực,
có tính thuyết phục;
- Theo dõi mức độ đánh giá khách quan
có hệ thống;
- Theo dõi việc giúp đỡ được nhiều
người trong tổ nhóm sản xuất .
173
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Kèm cặp thợ mới
Mã số công việc : L.03
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
Kèm cặp thợ mới là công việc hướng dẫn truyền đạt những kiến thức v à kỹ năng
có được từ sự hiểu biết và kinh nghiệm trong thực tế nghề nghiệm. Gồm các b ước
sau:
- Tiếp nhận thợ mới;
- Lên kế hoạch;
- Thực hiện kèm cặp thợ mới theo kế hoạch , có kỹ năng nghề, ý thức tổ chức tác
phong lao động công nghiệp;
- Kiểm tra tay nghề, điều chỉnh theo từng giai đoạn.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN:
- Chuẩn bị đủ tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề, trang bị bảo hộ lao động,
nguyên nhiên vật liệu;
- Thực hiện đúng kế hoạch kèm cặp thợ mới về lý thuyết và thực hành;
- Thực hiện đúng qui định về an toàn lao động cho người, thiết bị, dụng cụ khi
kèm cặp thợ mới;
- Thực hiện đúng thời gian qui định ;
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU:
1. Kỹ năng:
- Truyền đạt lý thuyết và thực hành nghề;
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá;
- Lập kế hoạch kèm cặp thợ mới.
2. Kiến thức:
- Có kiến thức chuyên môn nghề;
- Biết phương pháp truyền đạt nghề.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:
- Mặt bằng đủ điều kiện kèm cặp thợ mới về lý thuyết, thực h ành nghề;
- Kế hoạch kèm cặp thợ mới;
- Đề cương hướng dẫn được duyệt;
- Tài liệu chuyên môn kỹ thuật nghề;
- Trang thiết bị, dụng cụ, bảo hộ lao động, v à nguyên nhiên vật liệu...
174
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng bảo dưỡng và thao tác vận
hành;
- Khả năng hướng dẫn, sử dụng thiết bị ;
- An toàn cho người và thiết bị;
- Thời gian hướng dẫn phù hợp yêu cầu.
- So sánh với thợ tương đương;
- Quan sát khả năng thao tác thành thạo
của thợ mới;
- Theo dõi việc thực hiện kèm cặp thợ
mới theo trình tự, đảm bảo an toàn;
- So sánh thời gian hướng dẫn với thời
gian dự kiến.
175
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG
VIỆC Tên công việc : Tham dự tập huấn chuy
ên môn Mã số công việc : L.04
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
Tham gia lớp tập huấn chuyên môn là trách nhiệm và là quyền lợi của
người thợ, nhằm cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực công việc, nghề
nghiệp của mình. Gồm các bước sau:
- Chuẩn bị tham gia tập huấn;
- Đến địa điểm tổ chức lớp học để tiếp thu kiến thức ch uyên môn nghề nhằm
nâng cao trình độ;
- Tham dự các chương trình hoạt động;
- Thực hành các bài thi, bài tập của khóa học;
- Rút kinh nghiệm.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN:
- Xác định cụ thể và đầy đủ nhiệm vụ, nội dung tập huấn ;
- Tổ chức lao động và tập huấn hợp lý;
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU:
1. Kỹ năng:
- Tiếp thu được kiến thức mới trong tập huấn ;
- Làm được các bài kiểm tra, bài sát hạch của khóa học;
- Vận dụng được các kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn nghề nghiệp .
2. Kiến thức:
- Kiến thức chuyên môn nghề;
- Biết phương pháp học tập hợp lý, khoa học.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:
- Có mở các lớp tập huấn phù hợp với chuyên môn;
- Có nhu cầu tham gia tập huấn để phục vụ cho công tác ;
- Khả năng bố trí thời gian tham gia tập huấn ;
- Tài liệu học tập.
176
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng tiếp thu các kiến thức của lớp
tập huấn;
- Ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy
trong quá trình tập huấn;
- Kỹ năng áp dụng và truyền đạt
kiến
thức mới trong thực tế.
- Theo dõi người học và đối chiếu với
yêu cầu cần nâng cao kiến thức cho
công tác chuyên môn;
- Theo dõi và giám sát ý thức chấp hành
nội quy của người học trong quá trình
tập huấn;
- Theo dõi việc áp dụng và truyền đạt
kiến thức mới trong thực tế.
177
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Tên công việc : Tham dự thi tay nghề.
Mã số công việc : L.05
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
Tham dự thi tay nghề là trách nhiệm và quyền lợi của người thợ, nhằm đánh giá
sự hiểu biết cũng như trình độ tay nghề trong công việc, nghề nghiệp của m ình.
Gồm các bước sau:
- Chuẩn bị tham dự thi tay nghề ;
- Đến địa điểm tổ chức thi để tiếp thu kiến th ức chuyên môn nghề nhằm nâng
cao trình độ;
- Tham dự các chương trình hoạt động;
- Thực hành các bài thi, bài tập;
- Rút kinh nghiệm.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN:
- Xác định cụ thể và đầy đủ nhiệm vụ, nội dung thi ;
- Tổ chức lao động và thi hợp lí;
- Tham gia đầy đủ các nội dung.
III. CÁC KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU:
1. Kỹ năng:
- Tiếp thu được kiến thức mới trong các nội dung thi ;
- Làm được các bài kiểm tra, bài sát hạch;
- Vận dụng được các kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn nghề.
2. Kiến thức:
- Có kiến thức chuyên môn nghề;
- Biết phương pháp học tập hợp lý, khoa học;
- Biết phương pháp thi đạt hiệu quả.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC:
- Có mở các cuộc thi phù hợp với chuyên môn;
- Có nhu cầu tham gia dự thi để phục vụ cho công tác ;
- Khả năng bố trí thời gian tham gia thi ;
- Tài liệu tham khảo.
V. TIÊU CHÍ VÀ CÁCH TH ỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kỹ năng hoàn thành các nội dung yêu
cầu của bài thi;
- Ý thức chấp hành nghiêm túc nội quy
trong quá trình thi.
- Theo dõi người thi và đối chiếu với
yêu cầu cấp bậc thợ;
- Theo dõi và giám sát ý thức chấp hành
nội quy của người thi.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_hanh_may_ui_xuc_san.pdf