Giáo trình Truyền động điện đầu máy

1- CÔNG DỤNG :

 Máy phát điện chính được dẫn động từ động cơ diezel thông qua mặt bích nối. Nó là nguồn sản ra năng lượng điện để cung cấp cho các động cơ điện kéo, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ của máy khởi động.

2- CẤU TẠO :

 Là loại máy phát điện một chiều, một ổ đỡ có 6 cực từ, kích thích ngoài (cuộn dây F1-F2) và có cuộn dây khởi động (D1-D2) ở cực từ chính và cực từ phụ (A2/ B1). Các cuộn dây này nối tiếp với cuộn dây rô to (A2/ B1 và D1-D2).

 Stato là kết cấu hàn được chế tạo từ thép tấm. Trên Stato có hàn các cánh và gờ để làm đế tựa và có các gân để đỡ ổ đỡ. Các khối giảm chấn được lắp vào giá đỡ chính. Máy phát điện chính có mặt bích để nối với trục cơ của động cơ điezel tạo thành một khối cứng. Cả khối đó được đặt trên khung đầu máy.

 Rô to làm từ ống gang cầu rỗng, một đầu có mặt bích còn đầu kia lắp với ngõng trục để lắp ổ lăn, phần cuối ngõng trục bắt puli truyền động đai có kết cấu côn. Các tấm si líc được lắp trên ống gang và tỳ vào tấm nén qua các vật liệu đàn hồi, cổ góp điện làm từ các tấm đồng kiểu đuôi cá. Các đầu dây đồng đấu với các cổ góp bằng cách hàn.

 Phần góp điện có 6 ổ đỡ chổi than đặt xiên và có 4 chổi than trong một ổ đỡ. Nắp đậy lên cổ góp phía trên có cửa sổ để kiểm tra. Máy phát điện được làm mát nhờ quạt gió đặt ở phía mặt bích.

3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT :

- Kiểu máy : TD 805 T

- Công suât ( PH) : 800 KW

- Điện áp (UH) : 850 vôn.

- Dòng điện ( IH) : 1250 A

- Tốc độ (nH) : 1250 v/ph

- Cuộn kích từ chính : F1-F2

- Cực từ phụ : A2/B1

- Cuộn dây khởi động : D1-D2

- Chế độ tải trọng : liên tục

- Khối lượng : 3150 kg

 

doc 129 trang kimcuc 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Truyền động điện đầu máy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Truyền động điện đầu máy

Giáo trình Truyền động điện đầu máy
?&@
Truyền Động Điện Đầu Máy
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm ..
Giáo trình “Sửa chữa bộ truyền động điện và điện đâù máy” được biên soạn chủ yếu làm tài liệu học tập cho học sinh chuyên ngành đầu máy diêzen.
Giáo trình gồm hai phần chính: Phần truyền động điện và Phần sửa chữa bộ truyền động điện và điện đầu máy.
Nội dung giáo trình đề cập tới những vấn đề cơ bản nhất về nguyên lý truyền động điện, về cấu tạo, nguyên lý làm việc và sửa chữa bộ truyền động điện trên đầu máy D12E; D18E cũng như điện đầu máy trên đầu máy D4H. Vì khuôn khổ chương trình có hạn, nên không thể đề cập một cách đầy đủ và trọn vẹn những nguyên lý truyền động điện và điện đầu máy của các loại đầu máy trên.
Giáo trình còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công nhân và cán bộ kỹ thuật ngành đầu máy đang công tác tại hiện trường
Vì điều kiện thời gian, tài liệu tham khảo và khả năng còn hạn chế, chắc chắn giáo trình không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong đồng nghiệp và các bạn đọc góp ý, bổ sung cho nội dung của giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong trường và các cán bộ kỹ thuật của ngành đầu máy đang công tác tại các cơ quan xí nghiệp của liên hiệp đường sắt Việt Nam
 Tổ môn: Đầu máy-Toa xe 
PHẦN ĐIỆN ĐẦU MÁY 
_________&_________
PHẦN THỨ NHẤT : TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN ĐẦU MÁY D12E.
GIỚI THIỆU CHUNG 
 Thiết bị điện trên đầu máy D12E được thiết kế tính toán và đạt các yêu cầu:
- Có độ tin cậy cao khi vận hành.
- Đảm bảo tính kinh tế phù hợp với động cơ Diezel.
- Bảo dưỡng đơn giản và điều khiển thuận tiện.
- Đảm bảo sức kéo bám của đầu máy.
	Động cơ diezel kiểu K6S 230 DR có công suất định mức 736 kw » 1000 mã lực ở vòng quay định mức 1150 V/phút, được ghép nối trực tiếp với máy phát điện chính. Rô to của máy phát có một đầu nối với mặt bích trục cơ, một đầu gối trên vòng bi đỡ của máy phát.
	Máy phát điện (HG) có quạt làm mát riêng và được kích thích từ bên ngoài. Công suất của máy phát HG được điều chỉnh ở 610 kw và được nối với 4 mô tơ điện kéo loại TE 015B.
	Các mô tơ này được đấu thành hai nhóm song song với máy phát điện chính. Mỗi nhóm có hai mô tơ đấu nối tiếp với nhau và có công tắc tơ động lực khống chế (S1, S2). Cuộn đảo chiều của các mô tơ được điều khiển bởi bộ đảo chiều (PZ) và bởi các công tắc tơ giảm yếu từ trường (F1, F2, F3, F4) với hai cấp giảm từ (45% và 25%). Các động cơ điện kéo được gối trên trục bánh xe qua 2 ổ trượt. Các cặp bánh xe có đường kính tiêu chuẩn 1000mm, và được truyền động từ động cơ điện kéo thông qua cặp bánh răng trụ ăn khớp có tỷ số truyền i=7/16, được lắp trên trục bánh xe và trục của động cơ điện kéo. Động cơ điện kéo được làm mát từ bên ngoài nhờ quạt gió có công suất 70 m3/phút ở vòng quay định mức của động cơ diezel. 
	Máy phát điện chính (HG) được kích thích bởi máykích từ (B), máy kích từ ngoài và cuộn phản kích từ (cuộn bù). Cuộn kích từ ngoài được điều khiển bởi các thành phần của bộ điều khiển sức kéo mà thực chất là sự đóng mở xung của các bóng bán dẫn.
	Bộ điều khiển sức kéo được điều khiển theo các tín hiệu từ các bộ cảm báo dòng điện, cảm báo điện áp, cảm báo quay trượt bánh xe và cảm báo vòng quay kích từ của máy phát để đạt được đường đặc tính của máy phát theo yêu cầu. Đồng thời bộ điều khiển còn điều khiển các công tắc tơ Shunt để điều khiển chuyển ghép các mô tơ điện kéo.
	Việc điều khiển đầu máy được thực hiện bằng tay máy (JK) có 9 nấc, trên đầu máy D12E có hai bàn điều khiển và 2 bộ tay máy. Vòng quay của động cơ Diezen phụ thuộc vào vị trí của máy nhờ một động cơ điện phụ để xác định vị trí thanh răng trong bộ điều tốc của động cơ diezel.
	Trên động cơ còn được trang bị bộ điện trở điều chỉnh liên hợp giữa nhiên liệu và kích từ. Ngoài ra còn có nam châm tắt máy và nam châm điện để mở cánh bướm đóng gió nạp trong trường hợp tắt máy khẩn cấp.
	Mạch điện kéo và các thiết bị khác của đầu máy được trang bị một loạt thiết bị bảo vệ. Các hư hỏng được phát tín hiệu về trung tâm điều khiển để phân khai hư hỏng và báo sự cố.
	Các mạch điện phụ của đầu máy có điện thế định mức 110 vôn. Máy phát điện phụ (ND) cung cấp điện cho mạch phụ và nạp điện cho ắc qui, nó được kích thích nhờ bộ điều tiết điện áp (a= 115 vôn và Imax = 63A).
	Ắc qui của đầu máy D12E là loại ắc qui kiềm. Gồm có 75 ngăn, mỗi ngăn có điện áp 1,2 vôn, và Q = 150 Ah. Ở chế độ khởi động động cơ máy phát làm việc như một động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp (làm nhiệm vụ máy đề).
CHƯƠNG II - CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA ĐẦU MÁY D12E
I- MÁY PHÁT ĐIỆN CHÍNH (HG)
1- CÔNG DỤNG :
	Máy phát điện chính được dẫn động từ động cơ diezel thông qua mặt bích nối. Nó là nguồn sản ra năng lượng điện để cung cấp cho các động cơ điện kéo, đồng thời nó còn làm nhiệm vụ của máy khởi động.
2- CẤU TẠO : 
 Là loại máy phát điện một chiều, một ổ đỡ có 6 cực từ, kích thích ngoài (cuộn dây F1-F2) và có cuộn dây khởi động (D1-D2) ở cực từ chính và cực từ phụ (A2/ B1). Các cuộn dây này nối tiếp với cuộn dây rô to (A2/ B1 và D1-D2).
	Stato là kết cấu hàn được chế tạo từ thép tấm. Trên Stato có hàn các cánh và gờ để làm đế tựa và có các gân để đỡ ổ đỡ. Các khối giảm chấn được lắp vào giá đỡ chính. Máy phát điện chính có mặt bích để nối với trục cơ của động cơ điezel tạo thành một khối cứng. Cả khối đó được đặt trên khung đầu máy.
	Rô to làm từ ống gang cầu rỗng, một đầu có mặt bích còn đầu kia lắp với ngõng trục để lắp ổ lăn, phần cuối ngõng trục bắt puli truyền động đai có kết cấu côn. Các tấm si líc được lắp trên ống gang và tỳ vào tấm nén qua các vật liệu đàn hồi, cổ góp điện làm từ các tấm đồng kiểu đuôi cá. Các đầu dây đồng đấu với các cổ góp bằng cách hàn.
	Phần góp điện có 6 ổ đỡ chổi than đặt xiên và có 4 chổi than trong một ổ đỡ. Nắp đậy lên cổ góp phía trên có cửa sổ để kiểm tra. Máy phát điện được làm mát nhờ quạt gió đặt ở phía mặt bích.
3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Kiểu máy 	: TD 805 T
- Công suât ( PH) 	: 800 KW
- Điện áp (UH) 	: 850 vôn.
- Dòng điện ( IH)	: 1250 A
- Tốc độ (nH) 	: 1250 v/ph
- Cuộn kích từ chính 	: F1-F2
- Cực từ phụ	: A2/B1
- Cuộn dây khởi động : D1-D2
- Chế độ tải trọng : liên tục
- Khối lượng 	: 3150 kg
II- MÁY KÍCH THÍCH (B)
1- CÔNG DỤNG :
Là máy phát điện phụ trợ, dùng làm nguồn cung cấp kích thích cho máy phát điện chính. Việc dẫn động máy kích thích nhờ 3 dây đai hình thang.
2- CẤU TẠO :
	Máy kích từ là máy phát điện một chiều có 4 cực từ. Trên cực từ chính có hai cuộn dây :
- Cuộn kích từ ngoài (1F1 - 1 F2) : Làm bằng dây đồng tròn có lớp sơn cách điện và cuộn dây được bọc cách điện 3 lớp.
- Cuộn phản kích từ (2F1 - 2F2) : Là các thanh đồng được bọc cách điện 3 lớp.
	Cực từ phụ cũng có 4 cuộn dây bằng thanh đồng trần bọc 3 lớp cách điện (ký hiệu B2).
	Rô to làm từ thép si líc cách điện và lắp trực tiếp lên trục, tấm ép phía sau làm riêng, tấm ép phía trước đồng thời làm thân để lắp cổ góp điện. Dây cuốn trên rô to là các thanh đồng có lớp cách điện.
	Cổ góp điện có 4 giá chổi than, mỗi giá có 3 cục than loại SO 1061. Trên thân máy có cửa sổ để kiểm tra chổi than. Quạt gió làm mát bắt ở đầu sau của máy. Ổ đỡ trước và sau có lắp vú mỡ.
3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Kiểu máy : 	D.212 T
- Công suất 	: 8 kw
- Điện áp 	: 63 vôn
- Dòng điện 	: 126 A
- Tốc độ 	: 7000 v/ph
- Kích từ 	: độc lập có 2 cuộn là : 1E-2,3A và 2F-10,5A.
- Chiều quay khi vận hành : thuận chiều.
III- ĐỘNG CƠ ĐIỆN KÉO M(1-4) 
1- CÔNG DỤNG :
	Động cơ điện kéo biến điện năng do máy phát điện chính cung cấp thành cơ năng để truyền cho trục bánh xe thông qua cặp bánh răng trụ ăn khớp.
2- CẤU TẠO :
	Động cơ điện kéo là máy điện một chiều kích thích nối tiếp có 4 cực từ chính và 4 cực từ phụ và được làm mát nhờ quạt gió đặt trên giá xe thổi xuống.
 	Vỏ (stato) được chế tạo từ thép đúc. Cực từ chính (có cuộn dây D1-D2) làm bằng thép tấm si líc, cực từ phụ (có cuộn dây B2) làm bằng thép đúc.
	Rô to gồm các tấm thép kỹ thuật, được lắp cùng với cổ góp lên trục. Cổ góp điện có 4 giá chổi than và mỗi giá có 2 viên than, vỏ bọc bên ngoài có cửa sổ để kiểm tra chổi than.
	Chế độ làm việc là ghép nối tiếp với nhau thành một nhóm và bắt trên cùng một giá chuyển. Muốn đảo chiều chạy của đầu máy, chỉ cần đảo chiều dòng điện chạy qua cuộn dây D1-D2 của cực từ chính.
3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Kiểu loại : TE 015B .
Công suất định mức
292
297
287 (Kw)
- Điện áp
534
900
493 (V)
-Dòng điện 
590
350
640 (A)
-Tốc độ 
820
2450
660 V/ph
-Mức từ 
100%
58%
100%
-Khối lượng 
1750 kg
IV- BỘ CẢM BÁO DÒNG ĐIỆN (C1) VÀ ĐIỆN ÁP (C2)
1- CÔNG DỤNG :
	Cảm báo GA 17 là cảm báo dòng điện và điện áp tổng hợp cho bộ điều chỉnh sức kéo, đảm bảo phản ánh chính xác trị số điện áp và dòng điện trong mạch điện kéo.
2- CẤU TẠO :
	Về cơ bản bộ cảm báo là một bộ khuyếch đại, tín hiệu sau khi được khuyếch đại đưa ra đầu dây 412 và 420 để đưa tới bộ điều khiển trung tâm CR. Mạch vào được cấp điện áp ± 15 V từ bộ CR qua dây 400; 401; 402.
	Để đo dòng điện kéo, bộ cảm báo được nối với ampe kế (đầu vào 100mV). Để đo điện áp máy phát, bộ cảm báo được nối với máy phát (đầu vào 1000 V). Tín hiệu ra của bộ cảm báo được đưa về bộ CR để xử lý và điều chỉnh kích thích cho máy phát HG.
3- THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Ký hiệu : GA 17
- Điện áp cấp : ± 15 V (điện l chiều cấp từ CR)
V- BỘ CẢM ỨNG QUAY TRƯỢT BÁNH XE ĐẦU MÁY CS/A VÀ CS/B
1- CÔNG DỤNG :
	Bộ GA 25 dùng làm bộ cảm báo quay trượt bánh xe của đầu máy khi các động cơ điện kéo làm việc.
2- CẤU TẠO :
	Ở mỗi nhóm mô tơ điện kéo được lắp bộ chia điện thế bằng điện trở R1; R2; R3 và cảm báo GA 22. Thiết bị làm việc trên nguyên tắc kiểm tra việc phân bố điện áp trên các rô to nối tiếp của động cơ điện kéo. Khi bánh xe không quay trượt thì hiệu điện thế trên các rô to nối tiếp của cặp mô tơ điện kéo cân bằng. Khi cặp bánh xe quay trượt, trong bộ cảm báo có độ chênh lệch điện áp, nó tạo thành tín hiệu đưa về bộ điều khiển trung tâm CR. Bộ CR sẽ phát tín hiệu ra (đầu dây 430-IS0) để điều chỉnh dòng kích thích của máy phát, bảo vệ chống trượt cho đầu máy.
3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Kiểu : GA 25
- Điện áp định mức : 90 vôn
- Số cặp động cơ điện kéo : 2
- Hệ số độ nhạy : 6%.
VI- BỘ ĐẢO CHIỀU ĐẦU MÁY PZ-792
1- CÔNG DỤNG :
 Bộ đảo chiều dùng để thay đổi chiều từ trường của động cơ điện kéo, do đó thay đổi hướng quay của nó. Bộ đảo chiều không dùng để ngắt công suất. Vì vậy việc đảo chiều chỉ có thể tiến hành khi đầu máy ngừng chạy (động cơ điện kéo không có điện).
2- CẤU TẠO:
 Bộ đảo chiều có trục tiếp điểm gồm 8 tiếp điểm chính và 4 tiếp điểm phụ được điều khiển bằng gió ép nhờ các van điện không. Các van điện không trong trường hợp bị hư hỏng thì có thể điều khiển trực tiếp bằng cờ lê 32 ở phần lục giác đầu trục.
 Bộ phận dẫn động gió ép gồm một xy lanh bên trong có hai pittông đối đỉnh. Ở hai đầu của xi lanh gió có nắp và đường thông gió ép với các van điện không.
	Các tiếp điểm phụ được điều khiển nhờ trục cam lắp trên trục ( bản vẽ B6).
3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Kiểm loại : PZ-792
- Điện áp định mức của tiếp điểm chính : 750 V- 1 chiều (D6).
- Dòng điện định mức của tiếp điểm chính : 600A
- Số tiếp điểm chính : 8
- Kiểu và số tiếp điểm phụ : SM 34 - 4 cái.
- U và I của tiếp điểm phụ : 110 V- 5A.
- Áp suất gió điều khiển : 4,5 - 8 Kg/Cm2.
- Khối lượng : 66 kg.
VII- CÔNG TẮC TƠ SD11 (S1; S2) 
1- CÔNG DỤNG :
	Dùng để nối mạch điện kéo cung cấp điện từ máy phát chính (HG) đến các mô tơ điện kéo. Việc thực hiện đóng tiếp bằng gió nén thông qua các van điện không. 
2- CẤU TẠO : 
	Trên hai tấm cách điện lắp tiếp điểm tĩnh có cuộn dây dập lửa cùng buồng chắn lửa. Phía dưới cuộn dây dập lửa có xi lanh gió cùng với tiếp điểm động được điều khiển bằng cán pít tông của xi lanh gió. Tiếp điểm này được đẩy về vị trí ngắt nhờ lò xo đặt trong xi lanh gió. Phía trên của công tắc tơ có hộp để dập tắt hồ quang. Tiếp điểm phụ được lắp vào xi lanh gió. Gió nén điều khiển được cấp từ các van điện không đặt bên ngoài.
3- THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Kiểu : SD 11
- Dòng điện định mức : 1000A
- Điện áp định mức : 750 V-DC
- Áp lực gió công tắc : 4,4 - 7,8 kg/cm 2.
- Lực nén tiếp điểm : 500N
- Số tiếp điểm phụ : 2 thường đóng (bản vẽ B5) và 2 thường mở (bản vẽ B6).
- Điện áp và dòng điện tiếp điểm : 110V-3(A)
- Loại van điện không : EV 51/1-110 V.
VIII - ĐIỆN TRỞ ĐIỀU CHỈNH NHIÊN LIỆU OR- 28T (KR)
1- CÔNG DỤNG :
	Dùng để điều chỉnh công suất máy phát điện kéo phù hợp với công suất động cơ diezel. Việc điều khiển thực hiện thông qua bộ điều chỉnh liên hợp của động cơ diezel.
2- CẤU TẠO :
	Toàn bộ điện trở điều chỉnh OR- 28T được bố trí trong một hộp làm bằng thép có mặt làm bằng mi ca, hai mươi tiếp điểm được hợp vào tấm cơ sở của giá đỡ, các tiếp điểm này được bố trí thành vòng tròn và 20 ống điện trở cùng được bố trí xung quanh theo chu vi. Đối diện vòng tròn các tiếp điểm là một thanh vòng được kẹp trên 3 bu lông cấy. Tại tấm vòng tròn tạo bởi các tiếp điểm có bố trí một trục quay. Hai đầu trục quay có gắn bệ đỡ (giá) mang than. Trong giá mang than có 2 viên than, hai viên than này được lò xo đẩy ra hai phía ngược chiều nhau, một tỳ vào các tiếp điểm, một tỳ vào các thanh vòng.
	Từng điện trở riêng được đấu theo nhóm tối ưu nhất để trị số của chúng ban đầu thấp và sau đó sẽ tăng nhanh số thứ tự điện trở được ghi trên sơ đồ điểm chính.
3- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT :
- Kiểu loại 	: OR-28T
- Số lượng điện trở điều chỉnh : 20
- Điện trở thay đổi : 0- 183 W.
- Dòng điện : 1 - 0,5 A.
- Điện áp làm việc : 110 V.
- Trọng lượng : 3 kg.
IX- BỘ ẮC QUI TRÊN ĐẦU MÁY D12E
1- CÔNG DỤNG :
	Để cung cấp điện cho máy phát điện HG, lúc này máy HG trở thành động cơ điện để khởi động động cơ điezel và nó còn là thiết bị để dự trữ điện năng.
2- CẤU TẠO 
	Đây là loại ắc qui kiểu 75.NES. 150.Tổng số bình là 75, được đóng thành 15 hộp đặt ở hai hòm ở hai bên đường đi khám máy.
	Điện áp mỗi bình nhỏ là 1,2 vôn.
Dung lượng điện Q = 150 Ah → UBA = 90 V và Q = 150 Ah.
a- Vỏ bình :
Được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt, bề mặt có phủ một lớp chất dẻo bằng nhựa không thấm dầu, nước và cách điện tốt.
b- Dung dịch điện phân và chế độ làm việc :
- Đây là loại ắc qui kiềm. Dung dịch điện phân gồm có H2O và hyđrôxít ka li (KOH) có bổ sung thêm 10 gam LiOH.
- Nhiệt độ cao nhất cho phép đối với chất điện phân : 450.
- Thời hạn thay đổi chất điện phân là 36 tháng.
- Mức dung dịch đổi gập trên tấm bản cực là : 
Lmax = 55mm và Lmin = 30mm.
c- Chế độ nạp ắc qui :
- Nạp định mức {trị số dòng điện nạp I = 30A
 { thời gian : liên tục từ 7 giờ trở lên.
- Nạp theo cấp:
+ Cấp 1 : Inạp = 60A và thời gian nạp > 2 giờ 30 phút
+ Cấp 2 : I nạp = 30 A “ “
- Chú ý : khi nạp ắc qui tất cả các nút bình đều phải mở vì khi nạp có phát nhiệt và H2 bay hơi.
3- KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA ẴC QUI :
a- Kiểm tra bảo dưỡng trên máy :
- Vệ sinh sạch sẽ các bình ắc qui bằng thổi gió ép. 
- Kiểm tra và bắt chặt các cầu nối điện.
- Bổ sung lớp mỡ thực vật để chống ô xy hoá bề mặt.
- Nạp bổ sung theo định kỳ : dùng nguồn điện bên ngoài cắm vào ổ cắm (NZ) để nạp điện cho ắc qui.
b- Bảo dưỡng và sửa chữa ắc qui tại xưởng :
Được tiến hành sau 36 tháng hoặc bình hỏng.
- Tháo ắc qui ra khỏi máy, làm vệ sinh sạch sẽ.
- Cho các bình phóng hết điện.
- Tháo các bình nhỏ ra khỏi hộp, mở nắp và dốc ngược bình bỏ dung dịch và để vậy khoảng 15-20 phút.
- Đổ dung dịch điện phân mới với Lmxx → làm sạch → nạp ắc qui với Inạp = 3 ... ẫn điện.
* Đáy bình có nhiều chất kết tủa.
- Hiện tượng sun phát hoá : ở các tấm điện cực bị phủ một lớp sun phát chì già, lớp chì này kết tủa có màu trắng khó hoà tan trong dung dịch và kém dẫn điện.
- Nguyên nhân : là do chúng ta sử dụng điện áp cho bình ắc quy nóng quá quy định hoặc thiếu dung dịch điện phân.
- Ắc quy để lâu nhưng không nạp điện cho nó thì bình ắc quy tự phóng điện xuống quá điện áp thấp nhất cho phép.
- Nạp điện cho bình ắc quy không đầy đủ.
- Dung dịch điện phân ở trong bình bị thiếu làm hở các tấm bản cực dẫn đến hiện tượng sun phát hoá.
2. MÁY PHÁT ĐIỆN G- 732
a. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng máy phát.
+ Khi kiểm tra bảo dưỡng máy phát cần chú ý :
- Kiểm tra độ bắt chặt của máy phát với động cơ điezel.
- Kiểm tra các cặp chổi than xem có bị mòn, bị rỗ hoặc bị cháy hay không.
- Kiểm tra bề mặt của cổ góp điện
- Kiểm tra độ bắt chặt của giá đỡ của chổi than với thân máy phát.
- Kiểm tra độ bắt chặt của đầu dây giữa máy phát với bộ phận điều tiết.
 - Trong điều kiện làm việc bình thường thì sau 2000 ¸ 3000 giờ làm việc của đầu máy thì phải tiến hành thay mỡ cho ổ lăn của rôto.
- Khi kiểm tra phải đảm bảo viên than tiếp xúc ít nhất 2/3 bề mặt làm việc với cổ góp điện, nếu bị sứt hoặc bị rỗ thì thay viên than mới.
- Đối với cổ góp điện thì lấy rẻ tẩm xăng để lau sạch và cạo hết các mạt đồng nằm ở giữa những phiến đồng.
b. Các hư hỏng thường gặp :
* Máy phát điện quay mà không phát ra dòng điện.
+ Nguyên nhân :
- Hết từ dư ở các cực từ hoặc từ dư quá yếu.
- Các mối nối dây không tốt hoặc các vít nối bắt không chặt dẫn đến không dẫn được điện.
- Khi đấu các cuộn dây kích thích chúng bị đấu sai.
+ Cách khắc phục.
- Kiểm tra và nạp lại từ dư cho các cực từ.
- Lau sạch các mối nối dây, nối chặt lại rồi bắt chặt các vít đấu dây
- Đấu lại những cuộn dây theo đúng quy định trong trường hợp không xảy ra những nguyên nhân trên thì máy phát bị chập dính tắt mạch.
- Để khắc phục được chúng ta phải kiểm tra lại những nguyên nhân trên.
* Máy phát điện quay đúng tốc độ nhưng điện áp phát ra không đạt định mức.
+ Nguyên nhân :
- Bề mặt làm việc của chổi than và cổ góp tiếp xúc không tốt, bị phóng điện.
- Do bản thân máy phát bị bẩn do dính dầu mỡ, rô to bị han rỉ cản trở chuyển động.
+ Khắc phục :
- Kiểm tra lại các cặp chổi than nếu mòn quá thì thay mới, nếu bề mặt chổi than bị cháy hoặc rỗ thì dùng giấy ráp mịn đánh sạch lại kể cả cổ góp.
- Lau sạch máy phát, rửa sạch sấy khô những bộ phận ẩm ướt hoặc thay mới.
* Máy phát quay không thì tốt lấy điện ra ngoài thì cổ góp phát tia lửa điện.
+ Nguyên nhân :
- Điện do máy phát ra vượt quá định mức cho phép hoặc cuộn dây kích từ có dòng điện quá lớn.
 - Mạch ngoài cách điện xấu.
- Bề mặt làm việc của chổi than và cổ góp có khe hở lớn dẫn đến diện tích tiếp xúc nhỏ hoặc chổi than hay cổ góp điện bị cháy rỗ sứt mẻ.
+ Khắc phục :
- Giảm phụ tải của máy phát, kiểm tra lại các rơle điều chỉnh điện áp và dòng điện của bộ điều tiết, đồng thời kiểm tra lại các lò xo của các tiếp điểm (của bộ điều tiết).
- Kiểm tra lại các mối nối dây và cách điện của mạch ngoài.
- Kiểm tra chổi than và cổ góp điện trong trường hợp cần thiết thì láng lại cổ góp.
* Máy phát điện bị nóng.
+ Nguyên nhân :
- Về cơ học : Thiếu dầu mỡ bôi trơn, rôto và stato bị cọ xát vào nhau đều phát ra nhiệt.
- Về điện : Máy phát làm việc quá tải hoặc dòng điện kích từ lớn quá, chổi than và cổ góp phóng điện liên tục hoặc bị chạm chập các cuộn dây kích thích.
+ Khắc phục :
- Về cơ học : Bổ sung dầu mỡ bôi trơn, nếu bị xát cốt thì phải căn chỉnh lại.
- Về điện : Phải kiểm tra lại sự làm mát của máy phát, kiểm tra hoặc điều chỉnh dòng kích từ, giảm phụ tải cho máy phát, kiểm tra sự tiếp xúc của chổi than và cổ góp.
3- MÁY KHỞI ĐỘNG
a. Kiểm tra máy khởi động : Máy khởi động dùng để khởi động động cơ điezel trong một thời gian rất ngắn vì vậy cần chú ý kiểm tra những vấn đề sau :
- kiểm tra lại độ bắt chặt của máy khởi động với động cơ điezel.
- kiểm tra lại điện áp của ắc quy xem có đủ 24 V không.
 - kiểm tra lại độ bắt chặt của các mối nối dây.
- kiểm tra lại khe hở giữa bánh răng khởi động và bánh đà :
+ khe hở cho phép dọc trục là không lớn hơn 4 ± 0,5 mm.
+ khe hở cạnh là 0,6 ¸ 1,2 mm.
b. Phương pháp bảo dưỡng và sửa chữa :
- Việc bảo dưỡng sửa chữa máy khởi động cũng tương tự như máy phát điện chính ngoài ra nó còn có các điểm cần chú ý sau :
+ Rãnh then hoa bị biến dạng do ứng suất tạo ra khi khởi động, do lắp ráp tháo rỡ.
+ Bệ đỡ chổi than bị hỏng là do lò xo ép viên than bị mất đàn tính, do viên than bị kẹt sinh ra va đập làm gẫy chổi than.
+ Li hợp ma sát bị mòn do lò xo đóng ngắt li hợp không dứt khoát hoặc các lá côn bị ngấm dầu mỡ, bị bẩn, do động cơ điện làm việc quá tải nhiều lần.
+ Bánh răng khởi động bị hư hỏng là do bị va đập trong quá trình ăn khớp với bánh đà.
4- BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ ĐIỀU TIẾT PPT-32
a. Kiểm tra và bảo dưỡng :
- Bộ điều tiết có tác dụng bảo vệ máy phát và mạch điện đầu máy vì vậy trong quá trình sử dụng phaỉ thường xuyên kiểm tra các đầu đấu dây xem có bị ôxy hoá không nếu bị thì dùng giấy ráp đánh sạch lại, nếu lỏng thì xiết chặt lại. Sau 250 giờ làm việc thì phải tháo bộ điều tiết ra để bảo dưỡng và kiểm tra các thông số nếu sai thì phải điều chỉnh lại.
- Phương pháp kiểm tra được tiến hành như sau :
* Kiểm tra rơle ngăn dòng điện ngược.
- Sơ đồ kiểm tra :
 Г - 732
 PPT - 32
A
V
Đ
	K2
- Cách kiểm tra : Tăng từ từ tốc độ quay của máy phát đến khi các tiếp điểm K1 và K2 đóng lại thì lúc này vôn kế phải chỉ từ 24 ¸ 26 V đồng thời xác định được cường độ dòng điện ở ampe kế. Sau đó lại giảm từ từ tốc độ quay của máy phát cho đến khi 2 tiếp điểm K1 và K2 mở ra và vào thời điểm trước lúc hai tiếp điểm mở thì ampe kế phải biểu thị dòng điện phóng ngược trở lại nhỏ hơn giá trị 10 A, nếu không đạt được các giá trị định mức quy định thì phải điều chỉnh lại. Sau khi điều chỉnh xong phải kẹp chì niêm phong.
* Kiểm tra rơle điều chỉnh điện áp.
- Sơ đồ : Mắc như hình vẽ nhưng không có ắc quy tham gia.
- Cách kiểm tra :
+ Cho máy phát quay với tốc độ 1200 vòng/phút đồng thời bắt vào mạch tiêu thụ một số các phụ tải. VD : như máy khởi động CT - 722
+ Nếu vôn kế chỉ điện áp trong phạm vi quy định từ 25 ¸ 27 V là đạt yêu cầu.
* Kiểm tra rơle điều chỉnh cường độ dòng điện.
- Sơ đồ như hình vẽ 
- Phương pháp kiểm tra :
+ Cho máy phát làm việc với tốc độ 2500 vòng/phút sau đó cũng mắc thêm vào mạch điện những thiết bị tiêu thụ điện nhưng có cường độ dòng điện vượt quá trị số định mức của máy phát điện chính (53 A)
+ Nếu quan sát thấy tiếp điểm của các rơle mở là đạt yêu cầu.
b. Một số các hư hỏng của thường gặp của bộ điều tiết.
* Các hư hỏng :
- Các cặp tiếp điểm bị mòn hoặc cháy rỗ.
- Các cuộn dây bị cháy hoặc bị đứt.
- Lò xo các rơle bị giảm đàn tính hoặc bị gẫy.
* Cách khắc phục : 
- kiểm tra lại các bề mặt làm việc của các tiếp điểm dùng giấy ráp đánh sạch lại.
- kiểm tra các cuộn dây hoặc thay mới nếu cháy.
- kiểm tra lò xo.
5- BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA VAN ĐIỆN KHÔNG 
a. Kiểm tra van điện không :
- Kiểm tra độ bắt chặt của van điện không với giá đỡ.
- Kiểm tra và siết chặt các vít đấu dây.
- Kiểm tra và siết chặt các rắc co đường ống nối giữa van điện không và ống nối.
- Van điện không phải sạch sẽ khô ráo.
b. Các hư hỏng thường gặp :
- Các van bị mòn và xước : là do trong gió ép có nhiều bụi bẩn hoặc khi đóng mở bị va đập. Bề mặt làm việc không được bôi trơn.
- Cuộn dây bị cháy là do dòng điện quá tải hoặc dây bị chập hay lớp cách điện bị hỏng.
- Lõi thép non bị kẹp là do ống dẫn hướng bị bẩn hoặc lõi thép bị han rỉ.
- Lò xo bị mất đàn tính hoặc bị gẫy.
c. Cách khắc phục :
- Tháo các van ra và rà lại bề mặt làm việc.
- Thay cuộn dây mới.
- Lau rửa lại ống dẫn hướng và đánh bóng lại lõi thép non.
- Thay lò xo mới.
6- BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA VAN ĐIỆN DẦU.
- Về mặt cấu tạo và tác dụng thì van điện dầu cũng tương tự như van điện không nhưng nó có tác dụng đóng mở đường dầu điều khiển của bộ truyền động thuỷ lực.
- Nội dung kiểm tra và bảo dưỡng van điện dầu cũng tương tự như van điện không.
7- BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÔNG TẮC TƠ KHỞI ĐỘNG KД.
- Công tắc tơ khởi động là một thiết bị chỉ làm việc trong một thời gian rất ngắn với mục đích cung cấp dòng điện từ ắc quy đến máy khởi động trong điều kiện cường độ dòng điện rất lớn 115 A-360A. Vì vậy thường xảy ra một số các hư hỏng sau :
a. Hư hỏng tiếp điểm bị cháy hoặc rỗ.
- Nguyên nhân : do quá trình đóng ngắt mạch điện sinh ra tia lửa điện. Lò xo bị gãy hoặc mất đàn tính. Cuộn dây điện có thể bị cháy chập.
b. Cách khắc phục : 
- Kiểm tra và đánh lại các bề mặt tiếp điểm, đảm bảo tiếp xúc hết bề mặt và nhẵn. Thay thế lò xo và cuộn dây.
8- BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN KHÁC.
a. Kiểm tra sửa chữa các máy điện phụ : bơm điện dầu, các bộ cảm ứng điện.
Khi kiểm tra cần chú ý độ bắt chặt các điểm đấu dây, kiểm tra sự bôi trơn khi làm việc.
b. Kiểm tra và bảo dưỡng những khí cụ điện : khi kiểm tra các khí cụ điện chúng ta phải kiểm tra các đầu đấu dây và các phân mạch, kiểm tra các cuộn dây điện trở, lò xo, kiểm tra bề mặt làm việc của các tiếp điểm.
c. Kiểm tra bảo dưỡng các dây dẫn điện : 
- Khi kiểm tra cần chú ý kiểm tra và lau sạch không để dầu mỡ vào dây các lớp dây điện bị sờn hoặc bị rách cháy phải bảo dưỡng lại.
- Không được phép thay cáp dây dẫn làm cầu trì mà phải thay đúng dây trì đúng loại dòng điện.
III- CÁC CẤP BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ĐẦU MÁY D4H
1- BẢO DƯỠNG CẤP R0.
a. Kiểm tra điện thế và nạp điện cho bình ắc quy.
- Kiểm tra dòng điện nạp trước khi đưa bình ắc quy lên đầu máy thì phải nạp điện đầy đủ.
- Kiểm tra trạng thái của các thiết bị đo và thời hạn hiệu chỉnh của các thiết bị đó. Các trị số của đồng hồ phải đảm bảo tương ứng với sự làm việc của đầu máy (khi không làm việc).
- Kiểm tra sự hoạt động của rơle điều chỉnh điện áp đảm bảo khi tốc độ của động cơ lớn hơn 700v/ph thì điện áp được khống chế từ 27 ¸ 29 V. Dòng điện lớn nhất đạt 43¸53 A,dòng điện nạp cho bình ắc quy là 11,2 A.
b. Điều chỉnh rơle nhiệt của quạt làm mát của rơle đóng mở cửa chớp.
c. Kiểm tra thiết bị chống ngủ gật nếu có trên đầu máy. (Động cơ làm việc).
d. Kiểm tra trạng thái của tất cả các bóng đèn chiếu sáng.
2- KHÁM CHỮA HÀNG THÁNG (RQ) VỚI CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
a. Nội dung quy định.
- Kiểm tra độ bắt chặt của máy phát hiện dùng gió ép thổi sạch mặt ngoài và mặt trong.
- Kiểm tra bề mặt làm việc của cổ góp điện dùng giấy ráp mịn tẩy sạch các vết sước sau đó dùng vật sạch tẩm xăng hoặc cồn đánh bóng rồi phơi khô.
- Kiểm tra độ bắt chặt của giá đỡ chổi than thay mới các chi tiết của giá đỡ nếu bị mòn, bị gẫy, bị nứt hoặc bị cháy. kiểm tra tình trạng mòn của các phiến chổi than và sự tiếp xúc của nó với cổ góp điện cho phép dùng lại các chổi than bị mẻ không quá 5 % diện tích bề mặt làm việc, loại bỏ chổi than khi chiều dầy còn lại nhỏ hơn 17 mm đối với máy phát điện và đối với động cơ điện khởi động là nhỏ hơn 23 mm.
- Phải rà bề mặt làm việc của các chổi than đảm bảo tiếp xúc tốt.
 - Kiểm tra khe hở của bánh răng khởi động với vành răng của bánh đà (khe hở dọc theo trục từ 4 ¸ 4,5mm, khe hở cạnh 0,6 ¸ 1,2 mm) nếu không thì phải điều chỉnh lại.
- Kiểm tra độ cách điện của cuộn dây kích từ, độ cách điện giữa cuốn dây với vỏ máy không nhỏ hơn 0,75 MW. Kiểm tra độ cách điện của giá đỡ chổi than với vỏ máy thay thế lò xo ép chổi than khi mất tính đàn hồi quy định với máy khởi động từ 1,3 KG/cm2, đối với máy phát điện 0,4 ¸ 0,5 KG/cm2.
- Kiểm tra sự bắt chặt của các thiết bị điện với giá đỡ các đầu dây dẫn với cọc đấu dây, xiết lại các bu lông, hàn lại các đầu đấu dây bị hòng hoặc bị đứt.
- Kiểm tra trạng thái làm việc của các công tắc tơ, công tắc nguồn, công tắc bấm, các tiếp điểm trên trục tay máy, các tiếp điểm của các rơle trung gian làm sạch các vết cháy xém, các vết sổ xước và muội than bám trên bề mặt của các tiếp điểm. Nếu tiếp điểm bằng bạc thì chỉ dùng vải mịn tẩm xăng hoặc cồn đánh sạch.
- Thay thế các cầu chì và bóng đèn bị cháy theo đúng chủng loại.
- Hiệu chỉnh lại các rơle trung gian áp lực nhiệt độ, thay thế các cuộn dây bị hỏng.
- Kiểm tra xiết chặt các đầu cực của ắc quy, sửa chữa các đầu cực bị hỏng, tẩy sạch lớp ôxy hoá và bôi một lớp mỡ vadơlin kỹ thuật ở phía trên, kiểm tra mức dung dịch điện phân trong bình phải đảm bảo cao hơn cực từ 10 ¸ 15 mm. Đo lại tỷ trọng dung dịch điện phân ở nhiệt độ từ 25 ¸ 500 C thì tỷ trọng phải đạt là từ 1,21 ¸ 1,27 ± 0,005 đo chênh lệch điện áp giữa các bình nhỏ không quá 0,1V. Điện áp lớn nhất của một bình nhỏ không quá 2,1 V, dùng rẻ mềm tẩm dung dịch kiềm 10 % lau sạch bề mặt của ắc quy sau đó lau khô, không được sử dụng các bình ắc quy có khuyết tật sau mà phải tiến hành sửa chữa.
+ Đã phóng điện quá mức cho phép (U cho phép min = 10,5 V, Umin = 1,75 V).
+ Dung dịch để cạn tới lộ bản cực thì không dùng.
+ Vỏ bình bị nứt vách ngăn bị rạn hoặc bình bị trương to hơn mức bình thường.
- Sau khi đã sửa chữa ắc quy máy phát và bộ điều tiết thì phải tiến hành cho các thiết bị làm việc để kiểm tra hiệu chỉnh.
+ Tiếp điểm của Rơle ngăn dòng điện ngược phải mở khi dòng điện của máy phát điện vượt quá 53 A.
+ Rơle điều chỉnh điện áp duy trì dòng điện cho máy phát phát ra điện áp từ 27 ¸ 29V. Nhiệt độ của vỏ bộ điều tiết không quá 45 0C.
3- SỬA CHỮA HÀNG QUÝ (R1) VỚI CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN.
Ngoài các công việc của cấp nhóm chữa hàng thàng thì phải tiến hành làm thêm các công việc sau đây :
a. Đối với máy phát điện và máy khởi động.
- Kiểm tra kỹ bề mặt làm việc của cổ góp nếu mòn lõm hoặc cháy xém sâu từ 0,3 ¸ 0,5 mm thì phải giải thể máy phát điện hoặc động cơ điện để sửa chữa. Sau khi giải thể đem tiện láng lại bề mặt của cổ góp sau đó làm sạch các rãnh tẩy sạch các vết rãnh sắc cạnh, độ đảo của rô to sau khi tiện không quá 0,03 mm, lớp men cách điện phải thấp hơn bề mặt làm việc của cổ góp là 0,5 ¸ 1 mm.
- Kiểm tra chổi than của máy phát điện và máy khởi động xem xét mức độ mài mòn, nếu bị mòn quá 1/3 chiều dài thì phải thay chổi than mới. Khi thay thế phải rà lại mặt tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp.
b Đối với khí cụ và mạch điện.
- Kiểm tra sự hoạt động của tất cả các mạch điện trên đầy máy để phát hiện hư hỏng và khắc phục, lau chùi và kiểm tra các tiếp điểm của rơle.
- Mở nắp bộ điều khiển (Blốc БY) kiểm tra trạng thái của các linh kiện bán dẫn. Nếu bị lỏng thì hàn lại, nếu bị hỏng hoặc đánh thủng thì thay mới (hỏng bóng bán dẫn, thủng điôt). Điều chỉnh lại các biến trở cho đúng với chế độ hoạt động của đầu máy dùng đồng hồ để đo các linh kiện bán dẫn và độ cách điện.
- Nạp điện bổ sung cho ắc quy, đo lại độ cách điện của các ngăn đến các bình nhỏ, nếu nhỏ hơn 1,5 MW Thì phải xác nguyên nhân và tìm cách khắc phục, không sử dụng các bình ắc quy bị khuyết tật sau đây :
- Khi dòng điện của máy phát điện nhỏ hơn 5 A thì điện áp của máy phát đặt vào bộ điều khiển không lớn hơn 30V. Và khi máy phát làm việc ở mọi chế độ thì điện áp máy phát ra không chênh lệch quá 6V.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IX
1-Nêu các hư hỏng thường gặp về điện và cách khắc phục trên đầu máy D4H?
2- Trình bày phương pháp bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện trên đầu máy D4H?
3- Trình bày nội dung bảo dưỡng cấp Ro?
4- Trình bày nội dung khám chữa hàng tháng với các thiết bị điện đầu máy D4H?
5- Trình bày nội dung khám chữa hàng quý với các thiết bị điện đầu máy D4H?

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_truyen_dong_dien_dau_may.doc