Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 3: Vận dụng quan điểm giáo dục Mác-Lênin vào xem xét sự phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay

- Sự phát triển các mối quan hệ xã hội bị chi phối bởi sự phát triển và hoàn thiện kinh tế hàng hóa.

+ Trong xã hội phong kiến.Quốc gia và gia đình là 2 đẳng cấp, 2 trụ cột chi phối các mối quan hệ giữa xã hội và con người (xã hội truyền thống là một xã hội đóng cửa, các thành viên trong gia đình có sự phân công lao động chật chế để thực hiện hoạt động xã hội nông nghiệp giản đơn. Giữa các nhóm xã hội khác nhau là biệt lập nhưng lại tuân thủ những qui phạm truyền thống giống nhau, có cùng hệ thống trêu chuẩn giá

trị và tín ngưỡng. Hình thức kết hợp xã hội truyền thống là một loại kết hợp máy móc).

+ Trong xã hội hiện đại, gia đình hạt nhân trở thành hình thức gia đình cơ bản, chức năng của chính phủ ngày càng được chuyên môn hóa, sản xuất, trao đổi lưu thông, trêu thụ hàng hóa cùng với các hoạt động xã hội tương ứng do xã hội tự điều trết. Chức năng của Nhà nước và gia đình giảm đi, chức năng xã hội ngày càng được mở rộng.

Có thể biểu thị các mối tương quan quốc gia - xã hội - gia đình trước đây và hiện nay như sau:

Tương quan truyền thống: Quốc gia - Xã hội - Gia đình.

Tương quan hiện đại: Quốc gia - Xã hội - Gia đình

pdf 28 trang thom 03/01/2024 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 3: Vận dụng quan điểm giáo dục Mác-Lênin vào xem xét sự phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 3: Vận dụng quan điểm giáo dục Mác-Lênin vào xem xét sự phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 3: Vận dụng quan điểm giáo dục Mác-Lênin vào xem xét sự phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay
PHẦN III 
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC MÁC-LÊNIN VÀO XEM XÉT SỰ 
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
BÀI 1: GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC 
1.Cách nhìn nhận giá trị của giáo dục đối với sự phát triển lịch sở xã hội . 
- Nhìn nhận giá trị của giáo dục là việc hết sức phức tạp do: 
+ Mỗi con người, mỗi tập đoàn, mỗi giai cấp có những quan điểm khác nhau 
(VD: nền giáo dục Đức và Nhật trước đại chiến thế giới lần thứ 1 - đối với những kẻ 
khởi xướng thì đó là sự thành công, còn đối với nhân loại có lương tri thì đó là một 
nền giáo dục tàn bạo, đáng phỉ báng và tồi tệ nhất). 
+ Một chủ trương giáo dục đối với một thời đại có thể là phi lý, là không thực tế 
có thể dẫn tới sự thất bại, xuống cấp của một nền giáo dục, nhưng rất có thể lại phù 
hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay (ví dụ: vấn đề l,công xưởng mở trường 
học, trường học mở công xưởng" mà Mao Trạch Đông đề ra năm 1958 là phù hợp với 
quan điểm xã hội hóa giáo dục, với hình thức giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp hiện nay). 
+ Thường tồn tại 2 phương pháp phân tích hiện tượng xã hội: 
• Phương pháp phân tích lịch sử chú trọng đến sự phát triển khách quan của sự 
vật, làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả của sự phát triển, ít khi lưu ý tới sự 
phán đoán giá trị. 
• Phương pháp phân tích giá trị lại chú trọng tới kết quả của sự phát triển đem lại 
gì cho xã hội. 
• Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội cần thiết phải được nhìn nhận 
trong sự kết hợp giữa 2 phương pháp, trong đó, ở góc độ lý tưởng, khi phân tích giáo 
dục, cần đi sâu phân tích giá trị của giáo dục trong những giai đoạn phát triển lịch sử 
khác nhau về sự đóng góp của nó đối với xã hội tại thời điểm đó . 
2. Các giá trị cụ thể của giáo dục 
2.1. Thúc đẩy trên bộ xã hội. 
Giáo dục góp phần thúc đẩy trến bộ xã hội trên các bình diện: 
- Có tác dụng phát triển sản xuất: 
+ Phát triển sản xuất là nền tảng cơ bản của phát triển xã hội.Trong các nhân tố 
thúc đẩy sản xuất phát triển thì con người là nhân tố quan trọng nhất. 
• Trong xã hội nông nghiệp, tác dụng của con người tháo phát triển sản xuất 
thông qua sự tăng cường về số lượng người, cường độ lao động. 
 28
• Trong xã hội công nghiệp và thời đại ngày nay, vai trò của con người đối với 
sản xuất biểu hiện chủ yếu ở sự nâng cao hoạt động trí tuệ, phát triển sức sáng tạo của 
con người.Vì thế giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhất thiết phải quan tâm tới việc 
trang bị cho người học hệ thống tri thức của nền sản xuất hiện đại và hệ thống kỹ năng 
tương ứng . 
- Có tác dụng xây dựng nền dân chủ chính trị và pháp chế. 
•Dân chủ và pháp chế là hạt nhân của việc xây dựng nền văn minh tinh thần của 
xã hội hiện đại (quốc gia nào có trình độ văn hóa thấp thì thường trình độ dân chủ và 
phép chế cũng ở mức độ tương ứng.Tuy nhiên ngược lại thì chưa hẳn đúng). 
•Giáo dục phục vụ tết cho việc xây dựng nền dân chủ và phép chế thì sự phát 
triển giáo dục phải phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của quảng đại quần chúng (lấy 
ý kiến của quần chúng, công bố rộng rãi những vấn đề cơ bản của giáo dục ... ) ; can 
đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường. Tăng cường giáo dục pháp luật trong ngành 
giáo dục thông qua các đợt học tập chính khóa ngoại hóa, phối hợp với các cơ quan 
pháp luật tuyên trueyèn về pháp luật và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực/ phạm 
pháp trong hoạt động giáo dục. 
- Tác dụng đối với sự bình đẳng : 
Sự bình đẳng xã hội do giáo dục mang lại được biểu hiện trước trên trong việc 
tạo cơ hội cho mọi người dân được trếp nhận giáo dục (ngày 10/12/1948, Hội nghị 
Liên hợp quốc đã thông qua "Tuyên ngôn nhân quyền thế giới" điều 26 đã chỉ rõ "Mỗi 
người đều có quyền được giáo dục"). 
+ Cơ hội bình đẳng giáo dục được biểu hiện như sau: 
+ Cơ hội được nhập học bình đẳng ở mọi trẻ em và mọi cấp học. 
+ Cơ hội bình đẳng về quá trình giáo dục và kết quả giáo dục. 
+ Cơ hội bình đẳng trong việc tham gia quản lý hoạt động giáo dục. 
- Tác dụng đối với sự hưng thịnh văn hóa. 
Trên bình diện tổng quát của văn hóa, giáo dục cũng là một bộ phân hợp thành 
của văn hóa, nó có nhiệm vụ giữ gìn những di sản văn hóa dân tộc, biết tính lọc những 
tết đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại để thế hệ trẻ có khả năng hội nhập nhanh chóng 
với thế giới nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. 
- Tác dụng đối với sự luân chuyển xã hội (kế thừa xã hội). 
+ Sự tồn tại và phát triển xã hội dược biểu hiện trong luân chuyển xã hội giữa cái 
cũ và cái mới, giữa thế hệ đi trước và thế hệ đi sau trên tất cả các mặt của đời sống. 
Hình thức luân chuyển có thể là khác nhau (huyết thống - thế tập ; quyền lực - quan 
hệ; tri thức, kỹ năng và sự hiểu biết). 
+ Giáo dục tham gia việc đào tạo con người phù hợp với các trêu chí luân chuyển 
 29
của nhu cầu xã hội, giúp cho xã hội sắp xếp con người đúng vị trí vừa đảm bảo chất 
lượng cho công việc, vừa thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân. Sự tương hợp 
này tạo ra trềm năng to lớn cho sự phát triển xã hội. 
- Có tác dụng cải biến đời sống tinh thần của con người. 
Giáo dục góp phần làm cho những tố chất bẩm sinh, vốn có của mỗi người được 
phát triển, năng lực, trình độ nhận thức của họ được nâng cao - đây chính là cơ sở cho 
sức sống của con người khi họ có được khả năng thích ứng với những biến động lớn 
lao về kinh tế, văn hóa trong xã hội hiện đại. 
2.2. Đảm bảo cho các mối liên hệ xã hội phát triển. 
- Sự phát triển các mối quan hệ xã hội bị chi phối bởi sự phát triển và hoàn thiện 
kinh tế hàng hóa. 
+ Trong xã hội phong kiến.Quốc gia và gia đình là 2 đẳng cấp, 2 trụ cột chi phối 
các mối quan hệ giữa xã hội và con người (xã hội truyền thống là một xã hội đóng cửa, 
các thành viên trong gia đình có sự phân công lao động chật chế để thực hiện hoạt 
động xã hội nông nghiệp giản đơn.Giữa các nhóm xã hội khác nhau là biệt lập nhưng 
lại tuân thủ những qui phạm truyền thống giống nhau, có cùng hệ thống trêu chuẩn giá 
trị và tín ngưỡng. Hình thức kết hợp xã hội truyền thống là một loại kết hợp máy móc). 
+ Trong xã hội hiện đại, gia đình hạt nhân trở thành hình thức gia đình cơ bản, 
chức năng của chính phủ ngày càng được chuyên môn hóa, sản xuất, trao đổi lưu 
thông, trêu thụ hàng hóa cùng với các hoạt động xã hội tương ứng do xã hội tự điều 
trết. Chức năng của Nhà nước và gia đình giảm đi, chức năng xã hội ngày càng được 
mở rộng. 
Có thể biểu thị các mối tương quan quốc gia - xã hội - gia đình trước đây và hiện 
nay như sau: 
Tương quan truyền thống: Quốc gia - Xã hội - Gia đình. 
Tương quan hiện đại: Quốc gia - Xã hội - Gia đình 
* Trong xã hội hiện đại, mối tương quan giữa cá nhân - xã hội - gia đình là mối 
đảm nhận những chức năng đặc thù của mình, đồng thời lại có quan hệ dựa vào nhau, 
liên hệ với các bộ phận khác. Có thể nói trình độ xã hội hóa trong các mối quan hệ xã 
hội được nâng cao là hiện tượng cộng sinh của trến trình xã hội hiện đại. 
* Thể hiện và thúc đẩy quá trình xã hội có 3 nhân tố chủ yếu: 
+ Sự chuyên môn hóa các bộ phận xã hội. 
+ Tính phi tự túc của các bộ phân xã hội. 
+ Xu thế thực dụng và hiệu quả (quan niệm giá trị hàng đầu của con người là lợi 
nhuận kinh tế thu được.Con người coi trách nhiệm đối với xã hội và bảo vệ quyền lợi 
cá nhân xà ngang nhau - khoa học, kinh tế, tri thức và văn hóa là những yếu tố có khả 
 30
năng mang lại cho xã hội và con người lợi ích đã nhận được sự coi trọng phổ biến). 
- Sự phát triển các môlquan hệ xã hội được đảm bảo bởi tính độ nhận thức, rình 
độ hiểu biết của mỗi cá nhân trong các bộ phận khác nhau của đời sống xã hội. 
+ Giáo dục làm cho nhân cách của mỗi con người được hoàn thịên những phẩm 
chất và năng lực cần thiết cho sự hòa nhập trong cộng đồng người, trong gia đình, ở 
mỗi quốc gia và thế giới. 
+ Hệ thống tri thức và kỹ năng mà thế hệ trẻ trếp nhân không chỉ là những kinh 
nghiệm của mối quan hệ mới nẩy sinh trong sự vận động của đời sống kinh tế xã hội. 
+ Giáo dục giúp cho mỗi người điều hòa được một cách hợp lý giữa trách nhiệm 
và quyền lợi (Mác viết: không có quyền lợi vô nghĩa, cũng không có nghĩa vụ phi 
quyền lợi "Mác - Ănghen" toàn tập, tập 2,tr.137). 
Điều đó có nghĩa là không có quyền lợi sẽ không có trách nhiệm, không có ý 
thức về quyền lợi sẽ không có tình cảm trách nhiệm. Không có nhận thức về quyền lợi 
bản thân thì cũng không có ý thức tôn trọng quyền lợi của người khác và không thể có 
trách nhiệm với người khác. Tình cảm trách nhiệm, tình cảm nghĩa vụ của một con 
người đối với xã hội, không tách rời với quyền lợi mà xã hội đem lại cho họ. 
2.3. Thúc đẩy sự phát triển của cá nhân. 
- Giáo dục không chỉ có chức năng truyền thụ những tri thức và kỹ năng sản xuất 
xã hội và hình thành các qui phạm đạo đức, lý luận xã hội, Mà còn phải phát triển bản 
thân con người - Đây chính là giá trị nội tại của giáo dục. 
(Mục trêu cuối cùng của con người là hạnh phúc tự thân, vì thế cần thiết phải tìm 
hiểu sâu sắc bản chất con người, hạnh phúc con người, giá trị của con người . 
- Không Tử nói:"Kẻ có lòng nhân, là con người vậy" nhân biểu hiện ra lễ. 
- Phaton cho rằng:người phân thành 3 đẳng cấp: nhà triết học, vũ sĩ, người lao 
động thủ công). 
Với cách nhìn nhận như vậy, ở đây tuyệt đối không có sự bình đẳng giữa mọi 
người. Giá trị con người là tùy thuộc vào địa vị của họ, biểu hiện ra trong qua hệ đẳng 
cấp xã hội nhất định. Chính trong quan hệ đẳng cấp đó, ai tuân thủ thì người đó có giá 
trị. Thời cận đại, khi địa vị bình đẳng của con người có pháp luật đứng ra bảo vệ, tính 
độc lập, giá trị cá thể của nhân cách độc lập mới được quan tâm. 
- Các Mác nhấn mạnh: "Lịch sử xã hội loài người cuối cùng chỉ là lịch sự phát 
triển cá thể của họ, không kể rằng họ có ý thức được điều đó hay không" (Mác - ăng 
ghen toàn tập, tập 27, trang 478) với quan điểm đó, nếu trong một thời gian dài, chúng 
ta đem bản tính con người qui nạp thành tính xã hội, lại đem tính xã hội thu hẹp lại 
thành tích giai cấp - kết quả là cái tính diện sự áp chế và sự phát triển xã hội cũng bị 
cản trở. 
 31
- Con người là sản phẩm của tự nhiên, song nó là một sản phẩm đặc biệt bởi nó 
không chỉ tồn tại đơn thuần tự nhiên mà nó còn có đời sống tâm lý và đời sống xã hội. 
Một khi có sự chín muồi của đời sống xã hội, chính những nhân tố xã hội đến lượt nó 
sẽ quay trở lại, thẩm thấu vào đời sống tâm lí và bản thể tự nhiên của con người. Nhấn 
mạnh tác động to lớn này của đời sống xã hội, C.Mác đã chỉ rằng: về bản chất, con 
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ thấy một xã hội trong con 
người mà không thấy cái riêng trong đời sống tâm lí của họ là một cách nhìn lệch lạc 
(năng lực tâm lý của con người nay sinh từ tính tự nhiên nhưng nó không phải là bản 
sao của tính xã hội: trình độ cấp thấp của năng lực tâm lý gần gũi với tính tự nhiên, 
còn trình độ cấp cao của năng lực tâm lý có quan hệ mật thiết hơn với tính xã hội của 
con người. Về điều này, ta có thể coi năng lực tâm lực như là cấu nối trung gian giữa 
tính tự nhiên và tính xã hội của con người. Chính sự phong phú trong đời sống tâm lí 
người tạo ra sự khác biệt giữa các cá nhân, làm cho đời sống trở nên đa dạng, nhiều 
màu sắc. Vì thế không thể dùng một loại hình tượng điểm mình kể nhào nặn con 
người, đào tạo con người, nhất loạt như một sản phẩm máy móc thì đó chính là phủ 
nhận giá trị con người về trình độ tâm lý). 
- Về tính xã hội của con người, chúng ta trở lại câu nói nổi trếng của Mác:"Bản 
chất con người không phải là cái gì chung chung, trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân 
riêng rẽ, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hợp các mối quan hệ 
xã hội". Có thể thấy ở luận điểm của Mác những giá trị cất lõi sau: 
+ Mác đã phê phán nghiêm khắc quan điểm qui kết bản chất con người là bản 
tính tự nhiên của "loạn. 
+ Không được qui kết quan hệ xã hội thành quan hệ giai cấp, quan hệ giữa tập 
thể và cá nhân. Nếu quan hệ xã hội là cực kỳ phức tạp thì tính xã hội của con người 
cũng là một phức hợp nhiều cấp, nhiều mặt. 
+ Trong tính hiện thực của nó" bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ 
xã hội, đó là xét bản chất người trong trạng thái tĩnh tại, còn ở trạng thái động, con 
người ~ là một chủ thể luôn mang trong mình tính năng động, tác động trở lại đối với 
các quan hệ xã hội (hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra 
hoàn cảnh). Đây chính là sự khác biệt lớn nhất về giá trị của con người trong lịch sử 
phát triển của tự nhiên. 
- Cá tính là tầng bậc cao nhất của nhân tính, cũng là nội dung sâu sắc nhất của giá 
trị con người.. 
+ Những đặc điểm chung bao hàm trong cá tính. 
+ Điều căn bản nhất của cá tính là tính tự tồn tại, tính sáng tạo, độc lập (suy nghĩ, 
phán đoán, lựa chọn, biểu hiện). Có tính chủ động, độc lập mới có giá trị tự thân (Giáo 
dục hiện nay còn thiếu chú ý việc bồi dưỡng cá tính, thường lấy truất tập thể tính xã 
hội để thay thế cá tính. Ở nơi này hay nơi khác, việc giáo dục cá tính còn bị hiểu lầm 
 32
là phát triển chủ nghĩa cá nhân, đề cao tư lợi. Rõ ràng chúng ta đem đối lập giữa cá 
nhân và tập thể mà quên rằng cá nhân càng phát triển thì tập thể mới càng phát triển). 
- Sự phát triển cá tính trong giáo dục truyền thống ở nước ta luôn bị coi nhẹ: 
+ Về phương diện chính trị : Xã hội phong kiến thông trị theo kiểu hình tháp, chế 
độ chính trị cường quyền, đẳng cấp nghiêm ngặt (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, 
... ) chuẩn tắc phổ biến của xã hội là phục tùng, giá trị về tự do của cá nhân không 
được đề cập tới. 
Giáo dục với tư cách là một hệ thống xã hội, mang màu sắc chính trị, luân lý rõ 
rệt. Nhà trường sớm được xây dựng trong cung quản, kẻ thống trị vừa là quan vừa là 
thầy giáo, giáo dục là công cụ của lễ giáo: Học Kỷ ghi "Giáo dục để giáo hóa dân, hình 
thànhh phong tục" . Không Tử nói : "Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục là 
đào tạo người quân tử". 
Giai cấp thông trị đã sử dụng trật tự chính trị để biến nhà trường thành một xã hội 
thu nhỏ về đẳng cấp, đó chính là nhiên địa quân sư" (thiên địa là sự sắp đặt luân lý của: 
+Giai cấp thống trị , quân là kẻ thống trị trong quan hệ quân - thần. 
+Phụ là người thống trị trong quan hệ gia đình. 
+Sư là người thống trị trong quan hệ thấy trò ở trường học). 
(Địa vị của người thầy giáo trong các mối quan hệ xã hội là rất thấp, là người bị 
thống trị, nhưng khi thực hiện chức năng bảo vệ các mối QHXH thì họ trở nên có uy 
quyền tối thượng, mang tính hợp lý: "Thầy nghiêm đạo đức mới được trọng'! ; thấy là 
công cụ của "đạo") làm trái lời thầy là chống lại trật tự xã hội. Chính bởi vậy, giáo dục 
theo đó chỉ có thể đào tạo những con người chỉ biết vâng lời, không có sự phát triển cá 
tính). 
+ Về phương diện lý luận, giáo dục phong kiến Việt Nam khi xử lý các mối quan 
hệ giữa cộng đồng và cá thể luôn biểu hiện những xu hướng sau: 
- Xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống để đưa ra những chế định hạn chế hành vi 
cá thể. 
- Cho rằng cộng đồng mới là chủ thể năng động ở mọi thời đại và mọi hoàn cảnh, 
cộng đồng đề ra các yêu cầu)còn cá thể là khách thể bị động chỉ có thể ứng thụ động 
với những yêu cầu của quần thể. 
- Tất cả quyền lợi đạo đức thuộc về quần thể, tất cả nghĩa vụ đạo đức thuộc về cá 
nhân. 
Với những xu hướng đó đã làm gia tăng sự trói buộc và hạn chế đối với cá nhân 
(đạo đức phong kiến đề cao "tự kiềm  ... g đích cuối cùng của dạy học là hình thành tri thức 
(khái niệm) - để học lý thuyết cần có sự liên hệ với thực tế một cách thích hợp (có sự 
lựa chọn). Kết quả là nắm được tri thức lý luận nhưng thoát ly thực tế. Một số khác lại 
xuất phát từ thực tế, từ vấn đề, đích cuối cùng là giải quyết vấn đề thực tế - ở đây việc 
lý thuyết được trến hành hành thông qua thực tế đời sống và quá trình giải quyết 
những vấn đề của thực tiễn - kết quả là nắm bắt được thực tế cuộc sống, có thể phát 
triển được tính chủ động, tích cực cho người những bắt lợi trong việc hình thành tri 
thức lý luận một cách có hệ thống. 
- Quan điểm hiện đại cho rằng kết hợp với thực tế là nhu cầu cần thiết của lý luận 
không gắn với thực tế thì không thể hiểu và nắm vững đúng đắn lý luận. Muốn cho lý 
luận trở thành tri thức của bản thân thì phải thông qua quá trình thao tác thực tế tương 
ứng - Điều đó có nghĩa rằng lý thuyết gắn liền với thực tế phải trến hành dựa trên yêu 
cầu của học tập lý thuyết, nó được coi như một phương pháp, phương thức học tập chứ 
phải là mục đích được sắp trước. 
BÀI 4: HIỆN ĐẠI HÓA GIÁO DỤC 
1. Khái niệm về hiện đại hóa. 
* Năm 1960 tại hội thảo quốc tế về "Hiện đại hóa Nhật Bản", người ta đưa ra 8 
trêu chuẩn của hiện đại hóa: Nhân khẩu tập trung cao độ ở thành thị, xu thế đô thị hóa, 
công nghiệp hóa, lưu thông hàng hóa, tăng cường dịch vụ, dân chủ hóa, xã hội hóa, tin 
học hóa. 
* Hiện nay có 2 hình thức nghiên cứu hàm nghĩa hiện đại hóa, một loại nghiên 
cứu đặc trưng cửa hiện đại hóa, và thứ hai là nghiên cứu trật tự - kết cấu của hiện đại 
hóa. 
 50
2.1. Về đặc trưng của hiện đại hóa: 
+ Công nghiệp hóa: Là nội dung cơ bản của hiện đại hóa, là động lực gốc của 
HĐH, làm thay đổi nhanh chóng phương thức sản xuất , đời sống xã hội và mối quan 
hệ giữa người với người. 
+ Công nghiệp hóa là nghĩa hẹp là hiện đại hóa (hiện đại hóa kinh tê), nó liên 
quan tới sự chuyển biến của 4 phương diện sau đây: phương diện công phổ (chuyển từ 
công nghệ thủ công sang nền công nghệ lấy tri thức khoa học làm nền tảng) ; phương 
diện nông nghiệp (chuyển từ nền kinh tế nông tự cấp, tự túc sang nền kinh tế nông 
nghiệp hàng hóa) phương diện công nghiệp (chuyển hóa lao động chân tay sang thao 
tác máy móc) ; phương diện đời sống xã hội (chuyển từ đời sống nông thôn phân tán 
sang trung tâm đô thị). 
+ Khoa học hóa: Bao gồm tri thức khoa học, thái độ khoa học và phương pháp 
khoa học. Tri thức khoa học là cơ sở lý luận của hiện đại hóa công nghiệp, kỹ thuật 
hiện đại, thái độ khoa học là sự tôn trọng hiện thực, tôn trọng qui luật - phương pháp 
khoa học là động lực gốc của trến bộ khoa học - phương pháp tư duy khoa học. 
+ Chế độ hóa:Hoạt động của mọi cấp, mọi ngành đấu được qui định bởi văn bản 
pháp qui, trêu chuẩn nhất định.Các hoạt động được trến hành theo một trình độ xác 
định.Vì thế việc xây dựng hệ thống pháp chế công bằng, khách quan, hợp lý một trong 
các điều kiện thực hiện hiện đại hóa. 
2.2. Phân biệt từ góc độ kết câu xã hội trên trình hiện đại hóa được phân 
thành 3 tầng bậc: vật chất, chê độ, quan niệm, hành vi. 
+ Tầng vật chất của hiện đại hóa là biểu tầng bao gồm các thành quả về kỹ thuật 
công nghệ, dịch vụ, ... Đây là hiện đại hóa diện mạo (bề mặt). 
+ Tầng chế độ: Bao gồm tổ chức hành chính, quản lý xí nghiệp, phát luật, cơ cấu 
tài chính , chế tạo độ giáo dục ... . (các nước công nghiệp hóa đều sớm thấy rằng, nếu 
không có sự đảm bảo của chế độ hiện đại mà chỉ đơn thuần hiện đại và vật chất thì 
không bao giờ thành công trong hiện đại hóa đất nước). 
+ Tầng quan niệm hành vi: Là tầng sâu của hiện đại hóa. Đây là biểu hiện về sự 
cần thiết của việc thiết lập mô hình tư tưởng. 
+ Quan niệm hành vi hiện đại (nếu không thực hiện chuyển biến con người 
truyền thống sang con người hiện đại từ trong tâm lý, tư tưởng, phương pháp hành vi, 
thực sự có thể thích ứng và thúc đẩy chế độ kinh tế, chính trị thì hiện đại hóa chất là 
hữu danh vô thực. Hiện đại hóa con người được thực hiện theo 2 con đường chính: 
thamg ra vào hoạt động thực tiễn của sự nghiệp HĐH và giáo dục). 
Một số nhà xã hội học khái quát những phẩm chất cần có có của con người trong 
thời hiện đại, đó là: Mưu cầu biến đổi, trọng tri thức, tự tin, cởi mở. 
(Sức sản xuất là nhân tố không ngừng biến đổi, hiện đại hóa sản xuất phải lấy tri 
 51
thức khoa học hiện đại làm nền tầng và chính nhờ có hiện đại sản xuất của phẩm chất 
con người hiện đại được bồi dưỡng. Song, nếu chỉ dựa vào bản thân sự phát triển sản 
xuất hiện đại để hiện đại hóa con người thì rất chậm, vì thế xã hội đặt ra yêu cầu phải 
đào tạo nhanh chóng, nhiều và trước thời đại lớp người hiện đại đây chính là ý nghĩa 
của giáo dục). 
Giáo dục đóng góp trực trếp đối với việc bồi dưỡng tính hiện đại cho con người 
là do các mối quan hệ trong nội dung, hình thức của quá trình giáo dục chi phối. Hoạt 
động giáo dục là một quá trình vận động từ thấp đến cao một cách liên tục về tri thức 
về các muối quan hệ, điều này đồi hỏi học sinh phát triển về tu tưởng, quan niệm và 
phương thức hành vi mới - Chính sự biến đối bản thân kinhg nhiệm cuộc sống đã rèn 
luyện nền tảng tố chất tâm lý thích ứng với sự thay đổi. 
Nội dung phong phú của giáo dục đề cập tới sự vận động đa dạng của tự nhiên, 
xã hội và con người, điều đó là cho nhận thức của người học được mở rộng, thông 
thoáng, không chỉ hiểu biết cho hiện tại của cả tương lai. Tri thức mà mỗi người trếp 
nhận trở thành thủ thuật quan trọng nhất để giành được thành quả cá nhân và thành quả 
xã hội. 
Kế hoạch là đặc trưng của con người hiện đại, nó liên quan mật thiết đến thời 
gian và hiệu quả. Chính đời sống học tập với đầy ắp sự đan xen các kế hoạch trước 
mắt và lâu dài (từ mục trêu tới nội dung , sắp xếp trình tự môn học ... đã đào tạo cho 
con người khả năng kế hoạch hóa hoạt động). 
Người được giáo dục sẽ có được thái độ chủ động trước trách nhiệm được giao, 
điều đó tạo cơ sở cho việc hình thành quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và tập thể. 
Trình độ giáo dục nâng cao, tay nghề thành thục là cơ sở để có sự hưởng thụ cao, 
sự bình đẳng được con người hiện đại hiểu như là sự phân phối phù hợp với mức đọ 
vốn có của trí lực và tay nghề. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa người này với người 
khác bằng chính sự nỗ lực và năng lực của bản thân (sự bất bình đẳng lớn nhất trong 
xã hội là sự cào bằng năng lực và sự cố hiến của mỗi người cho xã hội). 
Một đặc trung của xã hội hữu đại là lưu động xã hội gia tăng và trình độ chuyên 
môn hóa nâng cao, ngành nghề học tôn trọng, giá trị của nghề được hiểu theo nghĩa 
của tính hữu dụng cho cuộc sống bản thân và xã hội. 
Quan hệ giữa thầy và trò trong nhà trường hiện đại là quan hệ không có sự khác 
biệt về đẳng cấp. Điều này rất có lợi cho việc hình thành lòng tôn trọng và tính tự tôn 
của con người. 
Nói tóm lại, giáo dục có tác dụng không thể thay thế trong việc bồi dưỡng tính 
hiện đại cho con người, nhưng không thể nói “được giáo dục thì nhất định trở thành 
con người hiện đại”. Giáo dục có thể giúp chuyển hóa con người truyền thống thành 
con người hiện đại, nhưng cũng có thể khiến cho con người truyền thông thêm cố 
chấp. Nhà trường có thể trở thành thiên đường của trẻ nhưng cũng có thể trở thành địa 
 52
ngục của trẻ. 
2.4. Lý tính hóa: Việc xử lý công việc theo pháp luật (theo lý trí), tránh coi trọng 
rung động tỉnh cảm cá nhân. 
+ Dân chủ hóa: Sự tham gia của nhân dân vào những lĩnh vực khác nhau của đời 
sống xã hội. Mọi người được tự do biểu đạt tư tưởng, khi cơ quan thực thi quyền lực 
nên lấy trêu chuẩn cao nhất là ý chí của người dân (dân bàn). 
+ Chuyên môn hóa: Trong phân công lao động, phân định chức năng của các đơn 
vị 
+ Hiện quả hóa: Là sự thống nhất giữa cách thức thực hiện và mục đích làm cho 
việc đầu tư ít nhất mà kết quả thu được là nhiều nhất. Hiệu quả được được xét cả về 
kết quả vật chất và tinh thần. 
+ Lưu động hóa xã hội (có hai hình thức lưu động xã hội: Lưu động hỗ trợ - theo 
kiểu con ông cháu cha và lưu động cạnh tranh - mọi người dựa vào năng lực bản thân, 
nắm bắt cơ hội để thăng trến theo nguyện vọng. Trong xã hội hiện đại, lưu động hóa 
dựa trên quan hệ cởi mở, tự do, không dựa trên đẳng cấp xã hội - thế tục hóa: Đời sống 
xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân không bị các quan niệm tôn giáo, thần thánh 
chi phối. Hưởng thụ cá nhân, giá trị cá nhân được coi là hợp lý, trọng tri thức, trong lý 
tính nhưng phản đối giáo viên và chủ nghĩa hình thức ) . 
3. Hiện đại hóa của bản thân giáo dục. 
3.1. Phổ cập hóa giáo dục 
Tiếp nhận giáo dục hiện đại là cơ sở cho việc hình thành quan niệm và phương 
thức hành vi hiện đại. Phổ cập giáo dục là một chỉ trêu hiện đại hóa, đồng thời cũng là 
động lực thúc đẩy hiện đại hóa (nhìn chung các nước có trình độ công nghiệp hóa, 
cách mạng công nghiệp diễn ra sớm cũng là những nước phổ cập giáo dục bắt đấu sớm 
- Mỹ: 1952 ; Anh: 1970 ; Đức: 1872 ; Pháp: 1882; Nhật: 1886). 
3.2. Khoa học hóa giáo dục: 
Khoa học kỹ thuật hiện nay là động lực hữu hiệu nhất thúc đẩy trến bộ xã hội tri 
thúc khoa học trở thành nội dung chính của giáo dục và theo đó hoạt động giáo dục 
phải lấy việc truyền thụ tri thức khoa học là chính yếu. Đồng thời do sự phát triển của 
KHKT khiến cho phương pháp giáo dục cũng ngày càng được hiện đại hóa. 
3.3. Tinh thần khoa học cũng phát triển cùng với tri thức khoa học. Tinh thần 
khoa học bao gồm trong nhỏ như thái độ hoài nghi, phê phán, óc sáng tạo. Nhờ có tinh 
thần khoa học mà con người có được thái độ nhân sinh tôn trọng người khác, kể cả 
những ý kiến bất đồng. 
3.4. Chế độ hóa giáo dục: Là triển khai hoạt động theo pháp luật với trình tự rõ 
ràng, về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích trong công việc, đảm bảo hiệu quả 
 53
và sự rằng buộc lẫn nhau trong công việc. Pháp luật là hình thức tối cao mà chế độ 
hóa, lý tính hóa, tính khả biên tương đối nhỏ. Các qui phạm chế độ thường nhật điều 
trết hoạt động giáo dục phải vừa có tính nguyên tắc, nghiêm túc vừa có tính mềm dẻo, 
linh hoạt. 
+ Tính đa dạng của giáo dục. 
3.5. Giáo dục muốn thích ứng được với đòi hỏi của đời sống xã hội hiện đại cần 
phải thoát khỏi tính đơn nhất để trến vào đa dạng (đa dạng về mục trêu, nội dung, cơ 
cấu giáo dục, hình thức giáo dục, phương pháp, ....). 
3.6. Song, tính đa dạng phải trong sự thống nhất về quan điểm, định hướng chính 
trị, điều trết về qui mô, đầu tư .... Ở tầng vi mô của nhà nước. 
Nói tóm lại, mục đích đúng đắn của giáo dục không thể chỉ nhìn về lợi ích kinh tế 
đơn thuần. Giáo dục hiện đại góp phần phát triển kinh tế - xã hội, song giáo dục là một 
hoạt động giúp con người hiểu được ý nghĩa và mục đích của cuộc sống của một cách 
khoa học, tồn được cách sống đúng đắn, do vậy không thể đồng nhất hiện đại hóa giáo 
dục với kỹ thuật hóa, kinh tế hóa. 
 54
MỤC LỤC 
Trang 
PHẦN II......................................................................................................................................2 
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC QUA CÁC THỜI ĐẠI .....................................................................2 
I. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ. .............................2 
II.TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY. ......................................3 
1. Đặc điểm kinh tế xã hội..................................................................................................3 
2. Đặc điểm chung của giáo dục phong kiến Trung Hoa. ..................................................4 
 3. Một số tư tưởng giáo dục phong kiến Trung Hoa. .........................................................4 
III. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY..................6 
3. Giáo dục của lãnh chúa phong kiến................................................................................7 
IV. GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ VĂN HÓA PHỤC HƯNG........................................7 
V.GIÁO DỤC THỜI KỲ TÍCH LŨY TƯ BẢN. (Trước CMTS Pháp 1789). ...................8 
1.Đặc điểm chung. ..............................................................................................................8 
2. Một số nhà giáo dục trêu biểu. .......................................................................................8 
VI. GIÁO DỤC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. (Từ 1798 đến đầu thế kỷ XX).........................11 
2. Đặc điểm giáo dục tư bản từ 1798-1917 bao gồm: ......................................................11 
3.Một số nhà giáo dục trêu biểu. ......................................................................................11 
VII. GIÁO DỤC THỜI KỲ ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU. (Cuối thế kỷ XIX, 
giữa thế kỷ XX). ...................................................................................................................13 
VIII.Giáo dục từ giữa thế kỷ XX cho tới nay....................................................................16 
1.Tình hình thế giới sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (1945) đến nay...............................16 
2. Đặc điểm của tính giáo dục thế giới những năm cuối thế kỷ 20. .................................17 
IX. Học thuyết giáo dục của Các Mác và F.Ăng ghen. .....................................................20 
1. Học thuyết giáo dục Mác xít ra đời như là một tất yếu lịch sử. ...................................20 
2. Những tư tưởng giáo dục của Mác và Ăng ghen..........................................................21 
X. Tư tưởng giáo dục của V.I. Lênin (22/4/1870-20/1924) ..............................................22 
XI. Tư tưởng giáo dục của N.C. Cơrúpxcaia (26/2/1969- 1939) ......................................23 
XII. Tư tưởng giáo dục của A.C. Makarenko (1888 - 1939) - Nga...................................24 
PHẦN III ..................................................................................................................................28 
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC MÁC-LÊNIN VÀO XEM XÉT SỰ PHÁT TRIỂN 
GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY......................................................................28 
BÀI 1: GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC...................................................................................28 
1.Cách nhìn nhận giá trị của giáo dục đối với sự phát triển lịch sở xã hội ......................28 
2. Các giá trị cụ thể của giáo dục......................................................................................28 
BÀI 2: MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC..............................................................................35 
1. Mục trêu giáo dục ở những tầng bậc khác nhau đều có chức năng chung là: ..............35 
BÀI 3: MÔ HÌNH GIÁO DỤC .........................................................................................39 
1. Khái niệm: ....................................................................................................................39 
2.Thuyết mô hình giáo dục. ..............................................................................................39 
 3. Thuyết dao động chu kỳ "đồng hồ quả lắc" và mô hình giáo dục................................43 
BÀI 4: HIỆN ĐẠI HÓA GIÁO DỤC ...............................................................................50 
1. Khái niệm về hiện đại hóa. ...........................................................................................50 
 55

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_triet_li_giao_duc_phan_3_van_dung_quan_diem_giao.pdf