Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 2: Tư tưởng giáo dục qua các thời đại

• Đóng góp lớn lao của Makharencô về tập thể chính là ở chỗ ông không chỉ coi chủ nghĩa tập thể như là nội dung, yêu cáu của quá trình giáo dục, mà còn coi tập thể là môi trường, phương trện giáo dục. Vì vậy, giáo dục tập thể phải trở thành nguyên tắc trong giáo dục XHCN.

• Giáo dục chủ nghĩa tập thể là hình thức làm chủ tập thể, làm chủ xã hội, làm chủ quá trình sản xuất, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân, là hoạt động tự giác, tích cực, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tổ chức. Giáo dục tập thể là hình thành ở thế hệ trẻ hưởng thụ, quyền lợi và trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm, tự do và kỷ luật, nhận thức và tình cảm, hành động và tư duy . . Giáo dục tập thể nghĩa là công tác tổ chức giáo dục không hướng vào từng cá nhân mà phải tổ chức toàn bộ hoạt động của tập thể học sinh.

• Về tập thể cơ sở, theo ông đó là "Một tập thể mà trong đó những thành viên riêng biệt của nó đoàn kết với nhau một cách thường xuyên về công việc chung, về tình bạn, thống nhất về sinh hoạt tư tưởng”. Theo ông tập thể không phải là sự cộng tác một cách đơn giản những cá nhân mà nó phải là một tế bào xã hội có các cơ quan đại diện, có trách nhiệm, có mối tương quan của các bộ phận, có sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong nhà trường, tập thể cơ sở là lớp học.

pdf 27 trang thom 03/01/2024 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 2: Tư tưởng giáo dục qua các thời đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 2: Tư tưởng giáo dục qua các thời đại

Giáo trình Triết lí giáo dục - Phần 2: Tư tưởng giáo dục qua các thời đại
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Trường Đại Học Sư Phạm 
NGUYÊN VĂN HỘ 
TRIẾT LÍ GIÁO DỤC 
Thái Nguyên - 2007 
PHẦN II 
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC QUA CÁC THỜI ĐẠI 
I. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ. 
1. Xôcơrat (469-344 TCN). Là đại diện cho trường phái duy tâm khách quan 
(người Aten). 
Ông là người khởi xướng phương pháp dạy học vấn đáp để giúp cho người học đi 
tới chân lý (phương pháp đỡ đẻ). 
2. Pơlatôn (427-348 TCN). Là học trò của Xôcơrat người đại diện trêu biểu cho 
trường phái duy tâm khách quan của Hy Lạp cổ đại. 
-Tư tưởng triết học của Pơlatôn coi thế giới là sự tồn tại của thượng đế, của ý 
tưởng. 
 - Xã hội hợp lý bao gồm hai hạng người: Dân tự do và dân nô lệ, quyền hành 
thuộc về dân tự do. Để trở thành người có quyền hành,dân tự do cần được trếp nhận 
một nền giáo dục (trước 7 tuổi được giáo dục ở gia đình - giáo dục mẫu giáo). 
Từ 7 - 17 tuổi học ở trường và ngoài trời (đọc, viết, tính toán, thiên văn, địa lý 
thể dục và âm nhạc). Trẻ đần độn không được trếp tục học, đi lao động với công 
thương. 
Từ 17 - 20 tuổi trẻ trếp tục học văn hóa và thể dục, quân sự, triết học (trẻ nào 
không học được triết học thi đi lính để thành quân nhân). 
Từ 20 - 30 tuổi, học các môn đề cao như toán, thiên văn, lý luận âm nhạc, luật 
pháp.... chuẩn bị được bổ xung vào tầng lớp thống trị. 
Những người thông minh được đào tạo trếp từ 30-35 tuổi bằng việc nghiên cứu 
sâu về triết học để có hiểu biết sâu về chân, thiện, mỹ. Trong số này sẽ chọn lấy một số 
thật xuất sắc để đào tạo thành những chức sắc điều hành nhà nước. Trếp tục làm việc 
15 năm đến 50 tuổi chuyển sang viết sách và nghiên cứu lý luận. 
 Như vậy tư tưởng giáo dục của Pơratôn đã xuất hiện: hệ thống giáo dục, đào tạo 
nhân tài, giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội (gia đình và nhà trường). 
- Hạn chế cơ bản của Pơratoon là sự bất bình đẳng trong giáo dục. 
3. Arixtoot (384-322 TCN). Người Maxêđôni, ông là thủy tổ của nhiều ngành 
khoa học như: Toán, Sinh, Văn, Địa, Thiên văn, Tâm lý, Giáo dục). 
- Về Triết học, Arixtôt thừa nhận cả vật chất và tinh thần là nguồn gốc của thế 
giới (như nguyên liệu). 
- Về mặt xã hội, ông cho rằng sự tồn tại của 2 tầng lớp chủ nô và nô lệ là lẽ tự 
nhiên. 
 2
- Về giáo dục, ông cho rằng con người là một thực thể tự nhiên và giáo dục phải 
dựa vào đo mà đưa ra nội dung giáo dục cho phù hợp, đó là: 
+ Xương thịt - Thể dục 
+ Ý chí - Đức dục 
+ Lý chí - Trí dục 
* Đây là lần đầu trên trong lịch sử, Arixtôt đã cho rằng muốn giáo dục con người 
phải xuất phát từ đặc điểm phát triển tự nhiên của trẻ. 
* rixtôt cũng là người đầu trên trong lịch sử cho rằng sự phát triển của trẻ trải qua 
những giai đoạn xác định về sinh lý và tâm lý, vì thế cần có nội dung phương pháp và 
hình thức giáo dục thích hợp (từ 0 - 7 tuổi ; 7 - 1 4 tuổi ; 1 4 - 2 1 tuổi), cần chú trọng 
tuổi 14. 
* Arixtôt đánh giá cao giáo dục gia đình. Gia đình được ông coi là môi trường 
giáo dục đầu trên của trẻ. 
* Arixtôt vẫn thừa nhận xã hội có giai tầng là chủ nô và nô lệ, đồng thời cần giáo 
dục tôn giáo cho trẻ. 
4. Đêmôcơrit (460 - 370 TCN) - Người Hy Lạp. 
Đêmôcơrit là nhà duy vật kiệt xuất của Hy Lạp cổ đại. Vũ trụ theo ông có bản 
chất là vật chất và phần tử nhỏ nhất của nó là nguyên tử, chúng luôn chuyển động hợp 
- tan để từ đó sinh ra các hiện tượng khác nhau của vật chất. 
* Trong giáo dục, ông coi trọng giáo dục lao động và là người đầu trên đề xuất 
huyên tắc biết hợp giáo dục với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ. 
* Ông là người đầu trên công kích tôn giáo, muốn loại bỏ tốn giáo ra khỏi giáo 
dục, khỏi trường học. 
II.TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY. 
1. Đặc điểm kinh tế xã hội. 
* Chế độ phong kiến là giai đoạn phát triển trếp theo của chế độ chiếm hữu nô lệ. 
- Trong xã hội tồn tại giai cấp: địa chủ và nông dân (phương Đông); lãnh chúa và 
nông nô (phương Tây). 
- Là bước trến mới của lịch sử, vì người nô lệ được giải phóng về mặt thân thể 
những vẫn là nô lệ của con người gắn với ruộng đất. 
* Chế độ phong kiến có những đặc điểm chính sau: 
-Nền kinh tế tự cung, tự cấp. 
-Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. 
- Hình thức bóc lột chủ yếu là địa tô phong kiến (tô hiện vật, tô lao dịch, tô trền: 
 3
Ý thức hệ tư tưởng chủ yếu là tôn giáo (chế độ phong kiến về hình thức có thể khác 
chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng về bản chất là sự thống trị của vương quyền (nhà vua) 
và thần quyền (nhà thờ) để sắp đặt các trật tự xã hội. 
2. Đặc điểm chung của giáo dục phong kiến Trung Hoa. 
(Trung Hoa là một trong 4 trung tâm văn hóa lớn của phương Đông cổ đại). 
- Các triều đại phong kiến đều dựng ra trường học riêng để giáo dục con cái của 
tầng lớp quý tộc ( Hán có "thái học "; Đường có " Chuyên khoa"; Tống có "thư 
viện"...) 
- Nho giáo được coi là nội dung giáo dục chủ yếu trong nhà trường phong kiến. 
- Thông qua nho giáo để tạo nên trật tự phong kiến với “Đức trị" (Trừ thời tân 
Tần Thủy Hoàng lấy "Pháp tự" làm nội dung giáo dục. 
- Chế độ khoa cử rất được đề cao.. 
+Mục đích giáo dục của nhà trường Trung Hoa phong kiến là: Học - thi - làm 
quan. 
3. Một số tư tưởng giáo dục phong kiến Trung Hoa. 
3.1. Khổng tử (551 - 479 TCN) người nước Lỗ. 
+ Khổng tử đánh giá cao vai trò của giáo dục: ông cho rằng mỗi dân tộc muốn 
tồn tại và phát triển phải có 3 thành tố: Thứ (đông dân); Phủ ( Làm có); Giáo ( giáo 
dục). 
+ Ông chủ trương mọi người đều được giáo dục (chỉ trừ hai hạng người là trểu 
nhân và phụ nữ). ông chia xã hội thành 3 hạng người: Thượng trí, Trung lưu Hạ ngu. 
Muốn thành người có đạo phải qua giáo dục và điều đó loại trừ kẻ hạ ngu). 
+ Theo ông, giáo dục nhằm tạo nên con người nhân nghĩa, trung chính, hiểu 
được cái đạo của người quân tử (Quân tử là người cao thượng nhất, là người tuân theo 
mệnh trời, phải nói theo sách thánh hiền, phải noi gương những bậc đại nhân trong xã 
hội - nghĩa là họ phải nói, làm và hành động theo lễ giáo của đạo nho). 
+ Nội dung giáo dục: 
Người quân tử phải được giáo dục lòng nhân ái (nhân); phải tôn thờ chữ "là kỷ 
cương, trật tự của tổ tông phép nước. 
Ông chủ trương đức trị. 
+ Phương pháp giáo dục: 
Ông đánh giá cao vai trò của cá nhân trong việc tự tu dưỡng, học thầy, học bạn, 
học trong cuộc sống, học mọi điều hay lẽ phải, tránh điều dở, làm điều tết. 
Ông dạy trẻ phải tận thấy mâu thuẫn nội tại để lấy đó làm động lực cho sự phát 
 4
triển. 
Ông coi trọng mặt tích cực suy nghĩ của người học, dạy theo cách gợi mở để 
người học đạt tới chân lý. 
+ Dạy: - Học phải sát đối tượng. 
- Học phải đi đôi với hành. 
- Học phải thành tâm và luôn hiếu học. 
- Học phải bắt nguồn từ thực tế. 
3.2. Mặc Tử (475- 390 TCN) Người nước Lỗ. 
 Tư tưởng triết học của Mặc Tử hướng vào việc giải quyết giữa danh và thực (tên 
gọi và cái có thực). Theo ông cái dùng để gọi là tên, cái được gọi là thực, lấy cái tên để 
nêu ra cái thực. (Tồn tại khách quan là có thực và khái niệm chỉ là sự phản ánh tồn tại 
khách quan vào trong não người). 
(Ông kịch liệt bài xích cái "Thượng đế"của Khổng Tử nhưng lại thừa nhận Quỷ 
thần. 
- Ông chia xã hội thành hai hạng người: 
+ Biệt (tầng lớp quý tộc): Là người có lao động, có lòng nhân và khi làm được 
điều ấy thì có quyền tham gia quản lý xã hội. 
+ Kiêm (nhân dân lao động) là những người sẽ làm cho xã hội đói có cái ăn, rét 
có cái mặc, lao động vất vả được nghỉ ngơi. 
- Ông đề cao người có tài đức, theo ông bất kỳ ai, kể cả người lao động nếu có tài 
đức thì có thể đưa lên giữ vị trí cao, nếu ai ngu đần thì phải thì phải hạ xuống dù cho 
họ thuộc dòng dõi quý tộc. 
- Ông đánh giá cao vai trò của giáo dục (ông cho rằng bản tính con người như 
tấm lụa trắng,về sau nó thành màu gì là do người đời và cuộc đời nhuộm ra (vai trò của 
môi trường trong việc hình thành và phát triển nhân cách) . 
- Ông chủ trương giáo dục bình đẳng cho mọi người, bất kể ai, thuộc tầng lớp xã 
hội nào. 
- Về mục đích giáo dục, Mặc Tử cho rằng xã hội (trong đó có giáo dục) phải tạo 
nên lớp người "kiêm ái", là người lao động sống bằng chính sức lao động của mình. 
- Về nội dung giáo dục, ông đưa ra các nguyên tắc: 
+ Học phải phù hợp với lợi ích của muôn dân trăm họ. 
+ Học phải mang tính thực tiễn của mọi người. 
+ Học phải đi đôi với hành, miệng nói đi đôi với tay làm. 
- Về nội dung giáo dục : 
 5
+ Nội dung phải phù hợp với lợi ích của muôn dân. 
+ Nội dung phải mang tính thực tiễn. 
+ Học đi đôi với hành. 
- Về phương pháp giáo dục: Xuất phát từ quan điểm coi cảm giác và thế giới 
khách quan là cơ sở của nhận thức, Mặc Tử đánh giá cao vai trò của thực trến, từ đặc 
điểm của người học (cá biệt hóa quá trình dạy học). 
Mặc Tử đánh giá cao vài trò của thực tiễn, của hoạt động cá nhân, của việc sử 
dụng giác quan. ông cho rằng có 3 nguồn gốc nhận thức đó là: Thân trí (tự mình nhận 
biết); Vân trí (điều mình nghe được); Trí tư (do suy luận mà ra). Theo ông con người 
phải đi từ 1 - 2 để có 3 và sau này khi có 3 (có tư duy) rồi thì mới nhận thức được thế 
giới. Mặc Tử yêu cầu trẻ phải họa động, phải tri giác thế giới xung quanh, phải suy 
nghĩ và thầy phải đàm thoại với trò để buộc họ suy nghĩ. Đó chính là phương pháp 
giáo dục của Mặc Tử. 
III. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG 
TÂY. 
1.Chế độ phong kiến phương tây gồm 3 đẳng cấp chính: Quý tộc, tăng lữ dân tự 
do. 
Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ dựa vào nhau để thống trị xã hội và đàn áp đẳng cấp 
dân tự do. Tăng lữ giữ vai thổ quan trọng trong việc chi phối đời sống tinh thần và độc 
quyền về văn hóa (thời kỳ trung cổ). 
2.Giáo dục xã hội nhằm rạo ra tầng lớp tăng lữ để hiểu chúa, tin chúa và tuyền 
truyền giáo lý của nhà thờ. Thầy giáo là những tăng lữ, ngôn ngữ được sử dụng trong 
trường học là trếng La tinh. Hình thức học chủ yếu là thầy đọc, trò ghi, thầy nói, trò 
nghe. Trò phải học thuộc và nhớ lại những gì có trong sách và không được phép hoài 
nghi điều gì, kể cả những điều chưa hiểu. 
- Mục đích giáo dục của nhà trường giáo hội Là tuyên truyền giáo lí của chúa, là 
nhẫn nhục và chịu đựng, là rèn luyện sự phục tùng vô điều kiện, chấp nhận cuộc sống 
trần thế để có được cuộc sống vĩnh hằng trên thiên đường. 
- Nội dung ở trường bậc cao của giáo hội gồm 7 môn chủ yếu: 
+ Ngữ pháp trếng La tinh để hiểu kinh thánh. 
+ Tu từ học để hiểu được sách tôn giáo, viết được văn bản, đơn từ và cao hơn 
nữa là trở thành những người đi truyền đạo. 
+ Học biện chứng pháp để có khả năng bảo vệ các tín điều tôn giáo và ca ngợi 
chúa. 
+ Học số học và tính toán giúp hiểu được ý nghĩa tôn giáo của các con số. 
 6
+ Học thiên văn để có thể tính toán được ngùng ngày lễ chính có liên quan 
đế"chúa trời và thượng đế. 
+ Học lý luận âm nhạc để hiểu biết ngôn ngữ âm nhạc và biểu đạt nghệ thuật 
trong những nghi lễ và tôn giáo. 
* Có thể nói nền giáo dục phong kiến Châu âu đã bóp chết nền văn minh nhân 
loại mà thời cổ đại đã đạt được, là một bước lùi của lịch sử. 
3. Giáo dục của lãnh chúa phong kiến. 
+ Lãnh chúa dùng tôn giáo làm chỗ dựa tinh thần và dùng lớp "hiệp sai để bảo vệ 
chính quyền phong kiến. Lớp hiệp sĩ ròng được đào tạo trong hệ thống giáo dục của 
các lãnh chúa. 
+ Hệ thống giáo dục: Con em lãnh chúa trước 7 tuổi được giáo dục trong gia 
đình. 
Từ 7-14 tuổi, con trai học trong nhà lãnh chúa có uy tín làm "Thị đồng",hầu hạ 
vợ chồng lãnh chúa, qua đó mà học được phong thái cần có của xã hội thượng lưu. 
Từ 14-21 tuổi trếp tục theo hầu lãnh chúa với tên gọi "tòng sĩ" để học tập đạo đức 
phong kiến đó là:Lòng trung thành với lãnh chúa, triệt để phục tùng mệnh lệnh, khinh 
thị với người lao động. Có 7 môn học chính: Cưỡi ngựa, bơi lội ném lao, đánh kiếm, 
săn thú, đánh cờ, làm thơ với mục đích thực dụng (đánh cờ để tập tính kiên nhẫn và 
làm quen với chiến lược, chiến thuật quân sự, làm thơ và ngâm thơ để ca ngợi chiến 
công của lãnh chúa, tồn dương vợ lãnh chúa và người tình, các môn còn lại nhằm biết 
cách sử dụng vũ khí và tổ chức chiến tranh thời trung cổ). 
Con gái lãnh chúa được giáo dục trong các nữ tu viện về tôn giáo, về lễ giáo 
phong kiến, về công việc phụ nữ. Học học đọc, viết, tính toán, âm nhạc, hội họa để trở 
thành phu nhân trong giới quý tộc. 
+ Đẳng cấp dân tự do không được hưởng nền giáo dục, họ. phải chấp nhận suất 
đời đói rách, thất học, ngu dốt để dễ dàng phục tùng xã hội phong kiến. 
IV. GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ VĂN HÓA PHỤC HƯNG. 
- Khoảng thế ký XIII - XIV, trên cơ sở của sự phát triển sản xuất hàng hóa, công 
thương nghiệp được mở mang (tích lũy nguyên thủy của CNTB) làm xuất hiện các 
thành thị, nơi tập trung những tư tưởng trến bộ nhất của xã hội đương thời. Nhiều 
trường Đại học được thành lập (Paris - Pháp 1150; OxFord - Anh 1167 ; Cambridge 
1233 ; Bôtônhơ - Ý 1388 ; Heidenburg - Đức 1385 ; Harward - Mỹ 1636). 
- Từ thế kỷ XIV-XVI trào lưu tư tưởng mới xuất hiện (chủ nghĩa nhân văn) mà 
đặc điểm cơ bản của nó là: 
+ Lên án xã hội phong kiến với các thói hư, tật xấu tập trung ở vua chúa và nhà 
thờ. 
 7
+ Cổ vũ cho tự do của con người và đòi giải phóng cho người lao động. 
 Đây chính là thời kỳ văn hóa phục hưng, nó cổ vũ cho loài người vượt ra khỏi lễ 
giáo phong kiến, hướng tới tự do và giải phóng con người để để đưa xã hội đi vào 
CNTB. 
 - Cuộc thập tự quân đồng chinh (l096-1270) do giáo hoàng Pháp Urbarius II 
phát động đã tạo cho sự liên thông tư tưởng Đông - Tây, tư tưởng trến bộ được lan 
truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác. 
- 1492 Côlông tìm ra Châu Mỹ. 
- 1498 Gama tìm ra Châu Phi và ấn Độ. 
-1519 - 1522 Magellan đi vòng quanh trái đất . 
- Trong triết học xuất hiện nhà duy vật nổi trếng Brunô đã cho rằng vũ trụ tồn tại 
không tuân theo ý muốn của thượng đế, thánh thần (ông bị nhà thờ thiêu sống). 
- Côpecnic với thuyết Nhật Tâm chứng minh rằng trái đất tự xoay quanh nó và 
quay quanh mặt trời. Trong vãn học nghệ thuật xuất hiện Leondovanhxi; Xêch- Xpia. 
-Trong giáo dục xuất hiện các quan niệm giáo dục tách khỏi nhà thờ, theo chiều 
hướng khoa học (Thomas More - Anh; Rabơle - Pháp; Môn fenhơ - Pháp; Vitônnô - Ý 
... ) . 
+ Theo Thomas More, giáo dục cần bình đẳng cho mọi người, dạy học bằng 
trếng mẹ đẻ; coi trọng khoa học tự nhiên, đề cao phương pháp quan sát, thí nghiệm, 
thực hành, tôn trọng nhân cách của trẻ; Giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt cho trẻ: 
thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động). 
V.GIÁO DỤC THỜI KỲ TÍCH LŨY TƯ BẢN. (Trước CMTS Pháp 1789). 
Đây là thời kỳ quá độ từ XHPK lên chủ nghĩa tư bản. 
1.Đặc điểm chung. 
+ Bình đẳng giáo dục cho mọi trẻ em. 
+ Giáo dục dựa niên đặc điểm phát triển của trẻ. 
+ Đề cao vai trò của môi trường trong giáo dục. 
+ Giáo dục là vạn năng, giáo dục có thể thay đổi xã hội. 
+ Giáo dục trẻ em về nhiều mặt. 
+ Coi trọng khoa học tự nhiên và các phương pháp dạy học phát huy tính tích 
cực của trẻ. 
2. Một số nhà giáo dục trêu biểu. 
 2.1. J.A.Cômenxki (1592 - 1670) Séc-Slôvakia- Ông tổ của nền giáo dục cận đại 
 8
 + Ông chịu ảnh hưởng quan điểm triết học của Bê cơn(Anh) về thuyết duy cảm - 
cảm giác là nguồn gốc của ý thức.Ông coi thế giới khách quan là nguồn gốc của ý 
thức, vì thế trong giáo dục ông đưa ra một số quan điểm sau: 
- Giáo dục phải phù hợp với tự nhiên. 
- Muốn trở thành con người cần phải có giáo dục. 
- Trẻ phát triển theo từng giai đoạn, giáo dục cũng phải có sự phù hợp với trình 
độ phá ... h các quan hệ khác. Tuy nhiên, sự lựa chọn các quan hệ phù 
hợp, sự tự chủ các quan hệ, tạo ra các quan hệ xã hội mới đó là một đặc điểm bản chất 
- người có ý thức. 
- Theo Mác, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt 
động thực tiễn (lao động và hoạt động xã hội khác). Những hoạt động này vừa là điều 
kiện để hình thành nhân cách, vừa là thước đo đánh giá tính chủ thể của mỗi cá nhân. 
- Mác đã chỉ ra những qui luật của quá trình nhận thức thế giới khách quan của 
con người và đã tạo ra sự hoàn thiện khi đánh giá vị trí con người trong trến trình phát 
triển của tự nhiên và xã hội. 
- Học thuyết của Mác đã cung cấp cho khoa học giáo dục một phương pháp luận 
vững chắc để xây dựng lý luận giáo dục và tổ chức thực hiện quá trình giáo dục con 
người cho CNXH và CNCS. 
• Mác đã vạch ra qui luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo, giáo dục những 
con người phát triển toàn diện. 
- Đóng góp của Mác là ở chỗ vạch ra bản chất của qui luật lao động tha hóa đã 
dẫn tới sự phát triển phiến diện con người dưới chế độ có giai cấp bóc lột.Trong xã hội 
tương lai, theo Mác do sự đòi hỏi của nền sản xuất đại công nghiệp, do tính luân 
chuyển chuyên biệt hóa các dạng lao động, con người theo đó cần có sự phát triển toàn 
diện. 
- Theo Mác, con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục 
CSCN, và đó là những người phát triển đấy đủ, tối đa năng lực, sẵn có về tất cả mọi 
mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ 
 21
được các hiện tượng tự nhiên, xã hội, đồng thời có thể sáng tạo ra những điều mới 
mẻ.Con người phát triển toàn diện phải biết kết hợp giữa lao động chân tay và lao 
động từ óc, biết tham gia vào các hoạt động xã hội khác. 
• Mác và Ăngghen đã vạch ra những nguyên lý cơ bản để đào tạo, giáo dục 
những con người phát triển toàn diện, đó là sự kết hợp một cách hợp lý giữa giáo dục 
đạo đức, thể dục, trí dục và lao động sản xuất trong việc thực hiện giáo dục kỹ thuật 
tổng hợp trong hoạt động thực trến và hoạt động xã hội. 
• Mác đã chỉ ra những nội dung cơ bản của giáo dục đó là: trí dục (như toán, 
thiên văn, cơ học, vật lý, hóa học, văn học, sử, triết học, động vật học, thực vật học) ; 
thể dục ( giáo dục thể chất và huấn luyện quân sự) ; giáo dục bách khoa (GDKTTH) 
bao gồm việc giới thiệu các nguyên lý cơ bản của các quá trình sản xuất trêu biểu, phổ 
biến và hình thành kỹ năng, thói quen sử dụng công cụ sản đơn giản. 
- Mác yêu cầu việc giảng dạy trong nhà trường phải cung cấp cho trẻ những tri 
thức hệ thống, cơ bản, những qui luật, những tri thức hiện đại để con người có khả 
năng vận dụng những tri thức đó vào cải tạo tự nhiên và xã hội. 
X. Tư tưởng giáo dục của V.I. Lênin (22/4/1870-20/1924) 
1. Bàn về mục đích giáo dục: 
Lênin cho rằng "Sự nghiệp của chúng ta trong lĩnh vực giáo dục quốc dân là cuộc 
đấu tranh để lật đổ giai cấp tư sản. Chúng ta tuyên bố công khai rằng nhà trường đúng 
ngoài cuộc sống, đứng ngoài chính trị là giả dồn,. 
• Người nhấn mạnh: Nhà trường có nhiệm vụ vũ trang cho thanh niên nhưng tri 
thức thực sự khoa học về tự nhiên và xã hội, rèn luyện cho học một thế giới quan duy 
vật, hình thành ở họ những quan điểm về niềm tin CSCN, những phẩm chất đạo đức 
cao cả của giai cấp công nhân. 
• Lênin đã đề cao vấn đề phát triển toàn diện con người: "xóa bỏ sự phân công 
lao động giữa con người với nhau, người ta sẽ giáo dục, huấn luyện và đào tạo những 
con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về mọi mặt và biết làm mọi việc. Đó là 
đích của CNCS đang đi tới, phải đi tới, nhưng chỉ đạt tới sau bao năm lâu dài nữa". 
Việc hình thành những con người phát triển toàn diện không chỉ là trách nhiệm 
của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình, đoàn thể và 
tự rèn luyện của thế hệ trẻ. 
2. Về nội dung giáo dục 
2.1. Lênin coi trọng việc giáo dục đạo đức cộng sản "Cần đào tạo những con 
người có lập trường vững vàng, có bản lĩnh chính trị kiên định, có lòng yêu nước 
XHCN, ... sẵn sàng bảo vệ nhà nước Xô Viết non trẻ ... " . 
- Theo Lênin, giáo dục cộng sản là giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà 
 22
trước hết là giáo dục tính kỷ luật trong lao động và hoạt động tập thể vì người khác 
Đạo đức con sản theo Lênin, còn là tính tổ chức, khả năng tổ chức, ý thức làm chủ, 
lòng dũng cảm, gan dạ, không sợ gian khổ, hy sinh, bình tĩnh, trung thực và kiên quyết 
trong hành động, khiêm tốn học hỏi quần chúng, lôi kéo, giác ngộ họ, tổ chức họ đoàn 
kết lại để đấu tranh. Đạo đức cộng sản là thực hiện khẩu hiệu "Tất cả vì mỗi người, 
mỗi người vì tất cả" trong hành động, là tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các dân 
tộc và giai cấp vô sản. 
2 .2 . Về giáo dục trí tuệ : 
Lênin cho rằng trí dục là thành phần cơ bản của giáo dục cộng sản. Nhà trường 
có nhiệm vụ trả trang cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học cơ bản, hệ thống, hiện đại, 
bồi dưỡng cho họ năng lực nhận thức, phát triển trí tuệ, ... Lênin đưa ra khẩu hiệu 
“học, học nữa, học mãi”, để nhắc nhở thanh niên trong công cuộc xây dựng CNXH. 
Việc học tập phải được thực hiện bằng việc hiểu biết của tri thức của nhân loại có 
sự suy nghĩ và vận dụng vào thực tiễn, nhà trường phải bám sát nhu cầu xã hội, đưa 
thế hệ trẻ vào thực tiễn cuộc sống. 
Nội dung dạy học trong nhà trường cần "thiết lập nến giáo dục phổ thông để giới 
thiệu những tri thức lý luận và thực tiễn về tất cả các ngành chủ yếu của nền sản xuất 
xã hộp. Lênin yêu cầu đưa giáo dục kỹ thuật tổng hợp vào nhà trường: Thành lập nền 
giáo dục phổ thông KTTH, vũ trang cho học sinh kỹ năng tri thức của các ngành sản 
xuất chủ yếu của xã hội ; tổ chức lao động sản xuất, giáo dục kỹ thuật phải được coi 
như phương trện đào tạo con người XHCN. 
Ngoài những nội dung giáo dục đạo đức, trí dục, lao động và KTTH, Lênin cũng 
rất quan tâm tới thể dục, quân sự, giáo dục thẩm mỹ. 
2.3. Về nguyên tắc xây dựng nhà trường và phương thức đào tạo con người. 
Lênin khẳng định: Nhà trường phải trở thành công cụ của chuyên chính vô sản ; 
loại trừ tôn giáo ra khỏi trường học ; Đảng cộng sản phải là người lãnh đạo toàn diện 
đối với sự nghiệp giáo dục, giáo dục phải đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa 
các dân tộc, nhà nước phải tạo mọi điều kiện thuận lợi thỏa mãn nhu cầu học tập của 
quán chúng lao động và con em của họ, thực hiện giáo dục phổ cập - bắt buộc, giáo 
dục chuyên nghiệp - dạy nghề. 
XI. Tư tưởng giáo dục của N.C. Cơrúpxcaia (26/2/1969- 1939) 
1. Bà đã vận dụng phương pháp luận Mác xít vào việc nghiên cứu khoa học giáo 
dục và đặt nền móng phương pháp luận nghiên cứu KHGD XHCN. 
2. Về bản chất của quá trình giáo dục - vai trò của giáo dục trong việc hình thành 
nhân cách. Bà cho rằng: đó là một quá trình vận động phức tạp của mỗi cá thể được tác 
động của toàn bộ hoàn cảnh sống. 
3. Về mục đích giáo dục, theo bà: " nhà trường trểu học, trung học đến đại học, 
 23
chúng ta chỉ có một mục đích chung: Giáo dục những người phát triển toàn diện, có ý 
thức XHCN, có ý thức tổ chức và khả năng tổ chức, có thế giới quan đầy đủ sâu sắc có 
hiểu biết rõ ràng toàn bộ những gì xảy ra xung quanh trong tự nhiên cũng như trong 
cuộc sống xã hội, đó là những người được chuẩn bị về kỹ thuật cũng như thực hành 
cho bất kỳ một hình thức lao động nào, lao động chân tay cũng như lao động trí óc. Đó 
là những người biết xây dựng một cuộc sống có nội dung và hạnh phúcl,. 
4. Về nguyên tắc giáo dục XHCN theo bà gồm: Giáo dục nhà trước tách khỏi tôn 
giáo và tăng lữ, nhà trường do Đảng và nhà nước quản lý, thực hiện các chính sách 
bình đẳng trong giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc (phổ cập) và miễn học phí cho 
con em lao động ; giáo dục nhà trường mang tính dân tộc và quần chúng rộng rãi. 
Nguyên tắc chung nhất, phản ánh đặc thù của giáo dục cộng sản theo bà bao 
gồm: đảm bảo linh mục đích CSCN, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất một cách 
hợp lý, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục tập thể. 
Ngoài ra, bà còn nhấn mạnh quá trình giáo dục phải gắn với hoạt động thực tiễn, 
quá trình giáo dục mang tính kế thừa, phải quán triệt chủ nghĩa nhân đạo XHCN vào 
toàn bộ quá trình giáo dục. 
Bà rất quan tâm tới vai trò giáo dục của tổ chức đoàn thanh niên và đội thiếu 
niên: Bà là người xây dựng nền móng lý luận giáo dục tập thể, là một trong những 
người sáng lập tổ chức đoàn, đội và là người sáng lập tổ chức đó trong nhà trường Xô 
Viết. 
XII. Tư tưởng giáo dục của A.C. Makarenko (1888 - 1939) - Nga. 
1. Hệ thống giáo dục của Makarenko gồm: 
1.1 Tính biện chứng của quá trình giáo dục 
* Vận dụng triết học Mác - Lênin vào khoa học giáo dục. 
Quá trình giáo dục tham gia vào việc giải quyết mâu thuẫn: Quan hệ giữa cá nhân 
và tập thể; giữa chủ thể và và khách thể ; giữa mục trêu và quá trình ; giữa mục đích 
và phương trện ; giữa lý luận và thực tiễn ; giữa quá khứ và tương lai ; giữa hoạt động 
tổ chức giáo dục của nhà sư phạm và tập thể học sinh. 
Lôgíc sư phạm (tính biện chứng) theo ông là sự giải quyết hợp lý, trọn vẹn, cân 
bằng, đồng bộ các yêu cầu phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ, tình cảm, nhận thức, 
ý chí, năng lực, thể chất để mỗi người có khả năng tự điều chỉnh nhu cầu, hứng thú, 
nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi và quyền hạn, tự trọng và tôn trọng, hưởng thụ và 
cống hiến, phục tùng ra lệnh, đánh giá và ra lệnh ... 
• Theo ông, lôgíc biện chứng của quá trình giáo dục không xuất phát từ việc lựa 
chọn các phương trện giáo dục và phụ thuộc vào tính mục đích của quá trình giáo dục. 
Lôgíc sư phạm còn là quá trình tổ chức hợp lý hoạt động của học sinh tham gia vào 
cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, thể dục thể 
 24
thao, tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật ... Qua đó, giáo dục ý thức, năng lực tự 
quản, tự rèn luyện, tập dung dư luận lành mạnh của tập thể để điều chỉnh hành vi. 
1.2. Chủ nghĩa nhân đạo và niềm lạc quan XHCN trong tư tưởng giáo dục của 
Makarenkin. 
• Theo ông, nhân đạo và lạc quan là "thương yêu con người vô hạn", uất cả vì 
con người”. Xong, tình thương không phải là một sự ban ơn, mà ngược lại phải là lòng 
thương yêu, quí trọng, hy vọng, tin tưởng và phải tạo điều kiện con người hoạt động và 
phát triển. 
• Nhân đạo và lạc quan trong giáo dục còn thể hiện ở chỗ nhìn nhận và đánh giá 
con người phải được đặt trong sự phát triển biện chứng giữa con người và hoàn cảnh 
xã hội, có lòng vi tha đối với sai lầm và tạo điều kiện cho con người vượt lên trên 
những lỗi lầm. Hạt nhân của chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan trong giáo dục là ở chỗ 
biết tôn trọng và yêu cầu cao đối với con người, vạch ra phương hướng, tạo điều kiện 
cho con người rèn luyện để tự khẳng định mình trong tập thể, trong xã hội. Chủ nghĩa 
nhân đạo phải bao gồm trong nó tính nghiêm khắc, sự không khoan nhượng đối với 
khuyết điểm, hành vi sai trái qui định của tập thể. Chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan có 
quan hệ biện chứng với nhau, nó thể hiện sâu sắc trong lô lúc sư phạm giữa tình 
thương yêu - tôn trọng - tin tưởng - yêu cầu - nghiêm khắc, giữa hoạt động cá nhân và 
tập thể của quá trình giáo dục và tự giáo dục. 
1.3. Về tập thể và tập thể cơ sở trong quá trình giáo dục. 
• Đóng góp lớn lao của Makharencô về tập thể chính là ở chỗ ông không chỉ coi 
chủ nghĩa tập thể như là nội dung, yêu cáu của quá trình giáo dục, mà còn coi tập thể 
là môi trường, phương trện giáo dục. Vì vậy, giáo dục tập thể phải trở thành nguyên 
tắc trong giáo dục XHCN. 
• Giáo dục chủ nghĩa tập thể là hình thức làm chủ tập thể, làm chủ xã hội, làm 
chủ quá trình sản xuất, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân, là hoạt động tự giác, tích 
cực, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tổ chức. Giáo dục tập thể là hình thành ở 
thế hệ trẻ hưởng thụ, quyền lợi và trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm, tự do và kỷ 
luật, nhận thức và tình cảm, hành động và tư duy ... . Giáo dục tập thể nghĩa là công 
tác tổ chức giáo dục không hướng vào từng cá nhân mà phải tổ chức toàn bộ hoạt động 
của tập thể học sinh. 
• Về tập thể cơ sở, theo ông đó là "Một tập thể mà trong đó những thành viên 
riêng biệt của nó đoàn kết với nhau một cách thường xuyên về công việc chung, về 
tình bạn, thống nhất về sinh hoạt tư tưởng”. Theo ông tập thể không phải là sự cộng 
tác một cách đơn giản những cá nhân mà nó phải là một tế bào xã hội có các cơ quan 
đại diện, có trách nhiệm, có mối tương quan của các bộ phận, có sự phụ thuộc lẫn 
nhau. Trong nhà trường, tập thể cơ sở là lớp học. 
 25
1.4.Về giáo dục lao động và kỹ thuật tổng hợp kết hợp với các mặt giáo dục khác. 
• Giáo dục lao động theo ông phải là việc cung cấp cho học sinh cả về mặt lý 
luận và kỹ năng thực hành, hình thức lao động phải đa dạng (lao động tự phục vụ lao 
động có thù lao và lao động sản xuất với công nông) ; các hoạt động lao động phải 
được trến hành bằng hình thức tập thể và xuất phát từ mục đích tập thể ; tổ chức lao 
động phải quán triệt tinh thần kỹ thuật tổng hợp (tính khoa học, chính xác, kết hợp lý 
luận và thực tiễn, cung cấp kỹ năng thực hành, ý thức tổ chúc kỷ luật, tình trạng tâm lý 
và sức khỏe). 
1.5. Về nhà giáo dục và tập thể sư phạm 
• Ông yêu cầu cao đối với các nhà giáo dục.Theo ông, nhà giáo dục phải có 
những phẩm chất năng lực làm công tác giáo dục: yêu nghề, yêu trẻ, sống say sưa, vui 
vẻ không được đem nỗi u buồn, sự bực bội cá nhân đến với trẻ, phải mẫu mực. 
• Để thực sự trở thành một nhà giáo dục, theo ông cần phải rèn luyện thường 
xuyên về đạo đức, về năng lực nghề nghiệp. 
• Đối với tập thể sư phạm, ông yêu cầu: sự tồn tại của tập thể các nhà sư phạm 
phải lớn hơn tập thể học sinh, truyền thống của tập thể thầy giáo phải sâu sắc hơn tập 
thể học sinh "không có gì nguy hiểm hơn là chủ nghĩa cá nhân và sự tranh chấp trong 
tập thể giáo viên " , "tự giáo dục đúng đắn cho có thể thực hiện được với một tập thể 
nhà giáo dục nhất trí về quan điểm và tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau, không ganh tỵ, 
không quá ham muốn, tỏ lòng thân thiện riêng với học sinh". 
1.6. Quan điểm của Makarenkoo về giáo dục gia đình . 
• Ông đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, vai 
trò của giáo dục trong giáo dục nhân cách. 
• Về nguyên tắc, muốn giáo dục con em mỗi gia đình phải tổ chức như một tập 
thể xã hội lao động, mỗi thành viên có nhiệm vụ một nhiệm vụ nào đó. Cha mẹ phải là 
những người mẫu mực, sống lạc quan, có văn hóa, giản dị, khiêm tốn, phải hiểu con 
cái và tạo điều kiện cho chúng thực hiện mơ ước lành mạnh, ngăn ngừa thói quen xấu. 
+ Về nghệ thuật sư phạm 
• Ông đã sáng tạo ra một hệ thống phương pháp hình thành nhân cách XHCN 
cho trẻ em, đó là: phương pháp tác động song song ; giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh 
; giáo dục bằng bùng nổ sư phạm, giáo dục bằng truyền thống ; giáo dục cái đẹp ; giáo 
dục bằng chế độ sinh hoạt, khen thưởng, trách phạt, nêu gương 
2. Có thể nói: 
+ Makarenkoo là nhà lý luận và thực tiễn xuất sắc của nền giáo dục XHCN ông 
đã vận dụng sáng tạo lý luận Mác xít vào thực tế để rút ra những kinh nghiệm làm 
phong phú cho lý luận giáo dục XHCN nói riêng và giáo dục nhân loại nói chung . 
 26
+ Hệ thống giáo dục của ông là rất toàn diện. 
+ Kinh nghiệm và lý luận giáo dục của ông có tính phổ biến và có giá trị thực 
tiễn lớn lao trong thời đại ngày nay. 
 27

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_triet_li_giao_duc_phan_2_tu_tuong_giao_duc_qua_ca.pdf