Giáo trình Tổng quan về kế toán quản trị

Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng

ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ

quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất, mọi tổ chức đều có

các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa

mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng

với chi phí hoạt động tối thiểu. Thứ hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều

hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông

tin cho quản lý càng nhiều.

Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa

vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991).

Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích

và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội

bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).

Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông

tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức (Edmonds et al, 2003)

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của kế toán quản trị đối với quá trình quản lý chung

của một tổ chức. Trong các bài giảng tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng các khái niệm và công

cụ được sử dụng trong kế toán quản trị.

pdf 210 trang kimcuc 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổng quan về kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổng quan về kế toán quản trị

Giáo trình Tổng quan về kế toán quản trị
BÀI GIẢNG: 
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 
QUẢN TRỊ 
Th.S. Hồ Phan Minh Đức 
BÀI 1 
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
Th.S. Hồ Phan Minh Đức 
Mục tiêu 
 ♦ Nắm được các mục tiêu của của một tổ chức và giải thích được các chức năng của nhà quản 
lý. 
 ♦ Liệt kê và giải thích được các mục tiêu của kế toán quản trị. 
 ♦ Giải thích những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. 
 ♦ Nắm được các nội dung của kế toán quản trị. 
 ♦ Nắm được các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kế toán quản trị. 
 ♦ Nắm được các đạo đức hành nghề kế toán quản trị. 
1. Khái niệm về kế toán quản trị 
Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng 
ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ 
quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất, mọi tổ chức đều có 
các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa 
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng 
với chi phí hoạt động tối thiểu. Thứ hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều 
hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông 
tin cho quản lý càng nhiều. 
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa 
vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991). 
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích 
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội 
bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4). 
Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông 
tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức (Edmonds et al, 2003) 
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của kế toán quản trị đối với quá trình quản lý chung 
của một tổ chức. Trong các bài giảng tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng các khái niệm và công 
cụ được sử dụng trong kế toán quản trị. 
2. Các mục tiêu của tổ chức và công việc của nhà quản lý 
2.1. Mục tiêu của tổ chức 
Một tổ chức có thể được xác định như là một nhóm người liên kết với nhau để thực hiện một 
mục tiêu chung nào đó. Một ngân hàng thực hiện các dịch vụ tài chính là một tổ chức, một trường đại 
học thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tào cũng là một tổ chức,v.v...Một tổ chức phải được hiểu là 
những con người trong tổ chức chứ không phải là của cải vật chất (tài sản) của tổ chức. 
Một tổ chức có những mục tiêu gì? Câu trả lời thật không đơn giản. Thế mà, đó lại là cơ sở để 
ra quyết định về chiến lược và sách lược của tổ chức. 
Mục tiêu hoạt động của các tổ rất đa dạng và khác nhau. Trong mỗi một giai đoạn phát triển 
khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hoặc một số mục tiêu nhất định. Dưới đây là một số mục 
tiêu thường gặp của các tổ chức: 
- Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn 
- Cực tiểu chi phí 
- Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó 
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm 
- Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp 
- Tăng trưởng 
- Cực đại giá trị tài sản 
- Đạt được sự ổn định trong nội bộ 
- Trách nhiệm đối với môi trường 
- Cung cấp các dịch vụ công cộng với chi phí tối thiểu 
2.2. Qúa trình quản lý và công việc của các nhà quản lý 
 Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định 
mục tiêu hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Mục tiêu của Công ty máy tính IBM do ban giám đốc (được 
các cổ đông của công ty bầu ra) của công ty thiết lập. 
Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải 
đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản 
lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) cơ bản: 
 ♦ Lập kế hoạch 
 ♦ Tổ chức và điều hành hoạt động, 
 ♦ Kiểm soát hoạt động 
 ♦ Ra quyết định. 
Lập kế hoạch 
Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của doanh 
nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi các 
kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận 
trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định. 
Tổ chức và điều hành 
Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với 
các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, 
các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy. 
Kiểm soát 
Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc thực 
hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần 
thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình 
kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra 
ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và 
mục tiêu đã thiết lập. 
Ra quyết định 
Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra 
quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các 
khâu trong qúa trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra 
đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh 
nghiệp. 
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế 
toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản lý 
nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định. 
Quá trình quản lý hoạt động của tổ tổ chức có thể được mô tả qua sơ đồ 1.1 dưới đây. 
Sơ đồ 1.1: Qúa trình quản lý 
3. Mục tiêu của kế toán quản trị 
Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần 
thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn 
khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân 
viên kế toán quản trị của tổ chức. 
Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà 
quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau: 
 ♦ Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định 
 ♦ Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức 
 ♦ Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức 
 ♦ Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ 
chức 
4. Vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong tổ chức 
Vai trò chủ yếu của nhân viên kế toán quản trị trong một tổ chức là thu thập và cung cấp thông 
tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện viêc điều hành, kiểm soát hoạt 
động của tổ chức và ra quyết định. 
Các nhà quản lý sản xuất thường vạch kế hoạch và ra quyết định về các phương án và lịch trình 
sản xuất, các nhà quản lý tiếp thị thì ra các quyết định về quảng cao, khuyến mãi và định giá sản 
phẩm, và các nhà quản trị tài chính thường ra các quyết định về huy động vốn và đầu tư. Tất cả các 
nhà quản lý này đều cần thông tin cho các quyết định của họ. Chính các nhân viên kế toán quản trị sẽ 
cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra 
cho các nhân viên kế toán quản trị là họ phải am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản 
lý. 
5. Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính 
Như đã trình bày trong những phần trên, trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp thông tin 
phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi đó, mục tiêu của kế toán tài chính (financial 
accounting) là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tương bên ngoài tổ chức. Báo cáo hàng 
năm của Công ty VINAMILK cho các cổ đông của công ty là một thí dụ điển hình về sản phẩm của 
hệ thống kế toán tài chính. Những người sử dụng thông tin kế toán tài chính bao gồm các nhà đầu tư 
hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước, các nhà phân tích đầu tư, khách hàng. 
Tuy vậy, hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có nhiều điểm giống nhau bởi vì cả 
hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức. Hệ thống 
này bao gồm thủ tục, nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài chính của tổ 
chức. Một phần của hệ thống kế toán chung này là hệ thống kế toán chi phí (cost accounting), có 
nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài 
chính. Ví dụ, số liệu về giá thành sản phẩm được nhà quản lý sử dụng để định giá bán sản phẩm, đó là 
một mục đích sử dụng thông tin của kế toán quản trị. Tuy vậy, số liệu giá thành cũng được sử dụng 
để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là một mục đích sử dụng thông tin 
của kế toán tài chính. 
Sơ đồ 1.2 mô tả mối quan hệ giữa các hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức với các hệ thống kế 
toán chi phí, kế toán quản trị, và kế toán tài chính. Mặc dù, giữa hệ thống kế toán quản trị và hệ thống 
kế toán tài chính có nhiều điểm chung, nhưng giữa chúng có sự khác biệt rất lớn. Bảng 1.1 liệt kê 
những điểm khác biệt giữa hai hệ thống kế toán này. 
Sơ đồ 1.2 - Mối quan hệ giữa các hệ thống kế toán trong một tổ chức 
6. Sự phát triển của kế toán quản trị 
So với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vực khá mới mẻ. Vì vậy, các khái niệm và 
công cụ của kế toán quản trị đang được hoàn thiện dần nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho các 
quyết định của quản lý. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Để kế toán 
quản trị trở thành một công cụ hữu hiệu trong tương lai, hệ thống kế toán quản trị phải được thay đổi, 
cải tiến để thích ứng với những thay đổi đó. Dưới đây là một số sự thay đổi trong môi trường kinh 
doanh gắn có ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của kế toán quản trị. 
 Sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngành dịch vụ 
 Sự xuất hiện những ngành công nghiệp mới 
 Sự toàn cầu hóa 
 Sự ra đời của hệ thống tồn kho kịp thời 
 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và năng suất lao động 
 Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng bị rút ngắn 
 Sự thay đổi của các hệ thống sản xuất (CAM, CIM) 
Bảng 1.3 - Những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính 
Các chỉ tiêu Kế toán quản trị Kế toán tài chính 
1. Đối tượng sử dụng thông 
tin 
Nhà quản trị bên trong doanh 
nghiệp 
Những thành phần bên ngoài 
doanh nghiệp 
2. Đặc điểm của thông tin 
cung cấp 
Hướng về tương lai, linh hoạt, 
nhanh, thích hợp. 
Biểu diễn dưới hình thái giá trị 
và vật chất. 
Phản ánh quá khứ, chính xác. 
Biểu diễn dưới hình thái giá 
trị. 
3. Tính chất bắt buộc của 
thông tin và báo cáo 
Không tuân thủ các nguyên tắc 
chung của kế toán. 
Tuân thủ các nguyên tắc của 
kế toán (GAAPs) 
4. Phạm vi báo cáo Từng bộ phận, khâu công việc Toàn doanh nghiệp 
5. Kỳ báo cáo Bất kỳ khi nào cần cho quản lý Định kỳ hàng tháng, quí, 
năm 
6. Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh. Có tính pháp lệnh. 
7. Quan hệ với các ngành 
khoa học 
Nhiều. Ít. 
(Nguồn: Phạm Văn Dược, 1995) 
7. Kế toán quản trị là một nghề chuyên môn 
Các nhân viên kế toán quản trị đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Là 
những người cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình quản lý, các nhân viên kế toán quản trị thường 
xuyên làm việc và tiếp xúc với các nhà quản lý ở các cấp trong tổ chức. Để thực hiện công việc hiệu 
quả, các nhân viên kế toán quản trị không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, mà còn phải am 
hiểu kiến thức ở các lĩnh vực khác. 
 7.1. Các tổ chức nghề nghiệp và việc chứng nhận hành nghề 
Để luôn duy trì được năng lực chuyên môn và phát triển nghề nghiệp, thông thường các nhân 
viên kế toán quản trị tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp. Điều này thực sự chưa phổ biến ở Việt 
Nam trong thời điểm hiện nay. Tuy vậy, ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada, Anh 
quốc, các nhân viên kế toán quản trị tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp. Chẳng hạn ở Mỹ, có rất 
nhiều tổ chức nghề nghiệp như Hiệp Hội Kế Toán Quốc Gia (the National Association of Acccounts 
– NAA), Viện Kế Toán Công Chứng Hoa Kỳ (the American Institute of Certified Public Accountants 
– AICPA, Hiệp Hội Kế Toán Hoa Kỳ (the American Accounting Association-AAA) (Hilton, 1991) 
Ở Việt Nam, các nhân viên kế toán có thể tham gia các tổ chức nghề nghiệp như Hiệp Hội Kế 
Toán và Kiểm Toán Việt Nam (VAA), Hiệp Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA). 
Để được xã hội thừa nhận cũng như để duy trì kiến thức chuyên môn, các nhân viên kế toán nên 
sở hữu giấy chứng nhận hành nghề. Ở Mỹ, Hiệp Hội Kế Toán Quốc Gia (NAA) thiết lập Viện Kế 
Toán Quản Trị Công Chứng (Institute of Certified Managerial Accountants-ICMA) và tổ chức này 
chịu trách nhiệm quản lý chương trình đạo tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán quản trị. Ở Việt 
Nam, Bộ tài chính giao trách nhiệm cho Hiệp Hội Kế Toán và Kiểm Toán Việt Nam (VAA) quản lý 
chương trình học tập và tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán. Để được cấp chứng chỉ hành 
nghề, nhân viên kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: 
 Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật, 
 Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công 
tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên, 
 Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức. (trích dẫn Luật Kế toán, Điều 
57, Khoản 1) 
7.2. Đạo đức hành nghề kế toán 
Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng được công nhận là một nghề nghiệp. Khi hành 
nghề, các kế toán viên kế toán quản trị phải duy trì những phẩm chất đạo đức cao quí trong nghề 
nghiệp của mình. Chuẩn mực đạo đức hành nghề kế toán, kiểm toán của Việt Nam do Bộ tài chính 
ban hành (theo quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) qui 
định chung những nguyên tắc cơ bản về đạo đức hành nghề kế toán và kiểm toán như sau: 
Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và người hành 
nghề kế toán. 
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người 
hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh 
thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. 
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc 
làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế. 
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kế toán hoặc kiểm 
toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt là người trong bộ máy quản lý. 
Kiểm toán viê ... số lợi nhuận được sử dụng để đánh giá và sắp hạng các dự 
án như thế nào? 
Bài tập 
Bài tập1 Hãy trả lời các câu hỏi sau đây: 
 1. Một khoản vay có lãi suất 12%/năm, ghép lãi theo tháng. Lãi suất thực của thời đoạn một 
năm là bao nhiêu? 
 2. Hãy tính lãi suất thực hàng tháng và lãi suất thực hàng năm của một khoản vay với lãi suất 
danh nghĩa là 12%/năm. 
 3. Một khoản vay có lãi suất 12%/năm, ghép lãi theo quý. Hỏi lãi suất thực của thời đoạn 2 
năm là bao nhiêu? 
 4. Lãi suất 12%/năm, ghép lãi theo quý. Hỏi lãi suất thực hàng tháng là bao nhiêu? 
 5. Lãi suất 8%/năm, ghép lãi nửa năm. Hỏi lãi suất hàng tháng là bao nhiêu? 
Bài tập 2 Hãy trả lời các câu hỏi sau: 
 1. Giá trị lúc đáo hạn của một khoản đầu tư 100 triệu đồng trong 5 năm là bao nhiêu, nếu lãi 
suất đầu tư 8%/năm ghép lãi theo quý? 
 2. Giá trị hiện tại của số tiền 450 triệu nhận được sau 6 năm là bao nhiêu nếu lãi suất là 
10%/năm, ghép lãi theo quý? 
 3. Lãi suất danh nghĩa hàng năm là bao nhiêu để một đầu tư hôm này là 450 triệu trở thành 
538 triệu sau 3 năm? Biết rằng thời đoạn ghép lãi là quý. 
 4. Sau bao lâu thì một khoản đầu tư $10.000 tỷ đồng sẽ trở thành $22.609,03 với lãi suất 
12%/năm, ghép lãi 6 tháng? 
 5. Một người phải gửi vào ngân hàng hôm nay số tiền bao nhiêu để nhận được 3 triệu đồng 
hàng tháng trong 10 năm với lãi suất 8%/năm, ghép lãi theo quý. 
 6. Một người hàng quý gửi tiết kiệm 3 triệu đồng trong suốt 10 năm, với lãi suất 8%/năm 
ghép lãi theo quý. Số tiền người này nhận được sau 10 năm sẽ là bao nhiêu? 
 7. Bạn ký kết một hợp đồng vay thế chấp 900 triệu với lãi suất 8%/năm, ghép lãi theo tháng. 
Số tiền bạn phải trả hàng tuần là bao nhiêu nếu khoản vay được hoàn trả trong 20 năm? 
 8. Một người lập kế hoạch sẽ mua một chiếc ôtô có giá trị 600 triệu đồng sau 5 năm. Hàng 
năm người này phải gửi tiết kiệm bao nhiêu với mức lãi suất 8%/năm, ghép lãi theo quý để 
tích luỹ được số tiền 600 triệu đồng sau thời đoạn 5 năm? 
Bài tập 3 Hiện nay bạn 25 tuổi. Bạn vạch kế hoạch sẽ nghỉ hưu ở tuổi 50. Bạn mong muốn sẽ tích 
luỹ được một số tiền vào thời điểm bạn nghỉ hưu sao cho bạn có thể rút 5 triệu đồng mỗi tháng 
trong khoảng thời gian 40 năm tính từ thời điểm nghỉ hưu. Kế hoạch của bạn là sẽ bắt đầu gửi tiền 
vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng từ thời điểm bây giờ cho đến năm bạn 49 tuổi, theo đó mỗi 
tháng bạn sẽ gửi vào tài khoản tiết kiệm một lượng tiền cố định. Lãi suất bạn được hưởng là 
0.8%/tháng. 
Yêu cầu: 
 1. Lượng tiền bạn cần phải tích luỹ được trong tài khoản tiết kiệm là bao nhiêu tính đến 
thời điểm bạn nghỉ hưu? 
 2. Mỗi tháng, bạn phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền để tích luỹ được số tiền theo yêu 
cầu? 
 3. Bài toán trên đây thuộc dạng bài toán tính toán giá trị hiện tại hay giá trị tương lai? Giải 
thích. 
Bài tập 4 Công ty đang xem xét mua một thiết bị mới để thay thế cho thiết bị cũ đang sử dụng. 
Giá mua thiết bị mới là 200 triệu đồng và chi phí lắp đặt, chảy thử là 50 triệu đồng. Thiết bị này có 
thời gian sử dụng là 10 năm. Nhân viên kế toán quản trị của công ty ước tính rằng việc đưa thiết bị 
mới này vào sử dụng sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành hàng năm 50 triệu đồng so với thiết bị cũ. 
Thiết bị cũ cũng sẽ sử dụng được thêm 10 năm nữa. Giá sử dụng vốn của công ty là 8%. 
Yêu cầu: 
 1. Hãy tính giá trị hiện tại ròng- NPV của dư án đầu tư vào thiết bị mới. Dự án này có đáng 
giá để thực hiện không? 
 2. Hãy tính suất thu lợi nội bộ của dự án thiết bị mới. Dự án này có đáng giá thực hiện theo 
tiêu chuẩn IRR không? Kết luận này có giống với kết luận khi đánh giá theo tiêu chuẩn 
NPV không? Giải thích vì sao? 
Bài tập 5 Một thiết bị công nghệ mới có giá 1,2 tỷ đồng. Thời gian sử dụng ước tính là 10 năm và 
giá trị thanh lý là 200 triệu đồng. Nhờ thiết bị mới, doanh nghiệp có thể cắt giảm 240 triệu đồng 
chi phí vận hành hàng năm. Thiết bị này được trích khấu hao theo mô hình khấu hao đều. Thuế 
suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Suất thu lợi tối thiểu yêu cầu của doanh nghiệp là 8%. 
Yêu cầu: 
 1. Lập bảng dòng tiền sau thuế cho thiết bị mới này cho thời đoạn 10 năm hoạt động. 
 2. Thiết bị này có đáng giá để đầu tư theo tiêu chuẩn NPV không? 
 3. Tính IRR của dự án đầu tư vào thiết bị này và đánh giá xem thiết bị mới này có đáng giá 
đầu tư không? 
Bài tập 6 Một nhà đầu tư kinh doanh bất động sản dự kiến mua một biệt thự với giá 3.5 tỷ đồng. 
Doanh thu hàng năm trước thuế ước tính là 280 triệu đồng, có thể kéo dài trong 8 năm. Sau đó nhà 
đầu tư có thể bán lại biệt thự này với giá khoảng 4,5 tỷ đồng. Chi phí vận hành hàng năm ước 
tính là 30 triệu đồng. Thuế suất thuế TNDN là 28%, thuế của các khoản dôi vốn là 28%. 
Yêu cầu: 
 1. Lập bảng dòng tiền sau thuế (CFAT) trong 8 năm sở hữu ngôi biệt thự. Mô hình khấu 
hao đều, với thời gian cho phép trích khấu hao là 20 năm, và giá trị thanh lý ước tính 
sau 20 năm bằng 40% giá trị ban đầu. 
 2. Dự án này có đáng giá để đầu tư không nếu suất thu lợi tối thiểu mong muốn là 10%. 
(Nguồn: Phạm Phụ, 1993) 
Bài tập 7 Ban giám đốc một rạp hát đang xem xét thay thế hệ thống chiếu sáng của rạp hát. Hệ 
thống chiếu sáng mới có giá 850 triệu đồng. Nếu đưa vào sử dụng, hệ thống chiếu sáng mới sẽ tiết 
kiệm được cho rạp hát 180 triệu đồng hàng năm trong thời gian 8 năm tới. 
Yêu cầu: 
 1. Tính giá trị hiện ròng – NPV của dự án hệ thống chiếu sáng mới theo các suất chiết khấu 
8%, 10%, 12%, 14%, và 16%. 
 2. Từ việc tính toán ở câu 1, vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ của NPV theo suất chiết khấu. 
Dựa vào đồ thị này để xác định suất thu lợi nội bộ của dự án thay thế hệ thống chiếu sáng 
mới. 
 3. Giả sử rằng, giám đốc rạp hát không chắc chắn về khoản chi phí tiết kiệm hàng năm do 
hệ thống chiếu sáng mới đưa lại. Giá trị tối thiểu của khoản chi phí tiết kiệm được hàng 
năm là bao nhiêu để dự án hệ thống chiếu sáng mới là đáng giá thực hiện. Biết rằng, suất 
thu lợi tối thiểu của rạp hát là 12%. 
Bài tập 8 Giám đốc một doanh nghiệp đang xem xét thay thế một thiết bị sản xuất cũ. Thiết bị cũ 
có giá trị còn lại bằng không (0), nhưng giá thị trường hiện nay là $1.800. Một phương án là đầu 
tư một thiết bị sản xuất mới có giá mua hiện tại là $40.000. Thiết bị mới này khi đưa vào sử dụng 
có khả năng tiết kiệm được chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp $12.500. Thời gian sử 
dụng hữu ích của thiết bị mới là 4 năm. Doanh nghiệp sử dụng mô hình khấu hao đều. Giá trị 
thanh lý ước tính của thiết bị mới sau 4 năm sử dụng là $2.000. Việc đầu tư vào thiết bị mới sẽ cần 
tăng thêm nhu cầu vốn lưu động $3.000. Vốn lưu động tăng thêm sẽ được thu hồi sau 4 năm. 
Nếu doanh nghiệp quyết định chấp nhận đầu tư vào thiết bị mới, việc đầu tư sẽ được tiến 
hành vào đầu năm 2006. 
Yêu cầu: 
 1. Lập bảng dòng tiền của dự án đầu tư vào thiết bị mới. 
 2. Nếu suất thu lợi tối thiểu của doanh nghiệp là 10%, thiết bị mới có đáng giá đầu tư 
không? Bạn hãy sử dụng lần lượt các tiêu chuẩn NPV và tiêu chuẩn IRR để phân tích. 
Bài tập 9 Bệnh viên N là một bệnh viện hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Ban giám đốc 
bệnh viện đang xem xét một dự án mở một cơ sở khám và chữa bệnh cho bệnh nhân ngoại trú tại 
một thị trấn bên cạnh. Các thông tin ước lượng liên quan đến hoạt động của cơ sở khám bệnh này 
như sau: 
 Chi phí xây dựng cơ sở khám bệnh này là 8 tỷ đồng, trong đó dòng tiền chi ra cuối năm 2005 
là 4 tỷ và cuối năm 2006 là 4 tỷ. Cơ sở khám chữa bệnh này dự kiến đi vào hoạt động vào đầu 
tháng 1 năm 2007. 
 Các thiết bị cần được trang bị cho cơ sở khám bệnh này sẽ được mua sắm vào cuối năm 2006, 
với tổng giá trị ước tính là 1,5 tỷ đồng. 
 Chi phí tiền lương hàng năm của cơ sở này ước tính khoảng 800 triệu đồng. 
 Các chi phí hoạt động khác của cơ sở ước tính khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. 
 Cơ sở khám chữa bệnh này đi vào hoạt động hy vọng sẽ gia tăng mức đóng góp của các nhà 
hảo tâm mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. 
 Cơ sở khám bệnh này đi vào hoạt động hy vọng sẽ cắt giảm các chi phí hàng năm của Bệnh 
viên N. Mức cắt giảm chi phí ước tính là 8 tỷ đồng/năm. 
 Dự kiến sẽ có một đợt đại tu và bảo trì cơ sở khám bệnh này vào cuối năm 2010, với chi phí 
dự kiến là 2 tỷ đồng. 
 Do nhu cầu khám chữa bệnh trong vùng sẽ có sự thay đổi trong tương lai. Ban giám đốc bệnh 
viện cho rằng cơ sở khám chữa bệnh này sẽ không còn hữu ích sau năm 2015. 
 Khi ngưng hoạt động, toàn bộ cơ sở khám bệnh này (bao gồm cả thiết bị y tế) có thể bán lại 
với giá 3 tỷ đồng vào cuối năm 2015. 
Yêu cầu 
 1. Hãy thiết lập bảng dòng tiền của dự án mở cơ sở khám chữa bệnh mới này. 
 2. Với suất chiết khấu là 10%, dự án này có đáng giá thực hiện không? Bạn có thể sử dụng 
tiêu chuẩn NPV hoặc IRR để phân tích. 
Bài tập 10 Giám đốc Công ty XYZ đang xem xét mua một thiết bị sản xuất kẹo bán tự động. 
Thiết bị này có giá 2,5 tỷ đồng và có thời gian sử dụng ước tính là 10 năm. Nhân viên kế toán 
quản trị của công ty ước tính rằng thiết bị sản xuất mới này sẽ tăng được lợi nhuận sau thuế hàng 
năm của công ty 400 triệu đồng trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. 
Yêu cầu: Tính chỉ số lợi nhuận (PI) của dự án đầu tư vào thiết bị này, giả sử rằng suất chiết 
khấu (sau thuế) là: (a) 8%, (b) 10%, (c) 12%. 
Bài tập 11 Ban giám đốc một ngân hàng đang xem xét lắp đặt các máy rút tiền tự động. Hệ thống 
máy rút tiền tự động này có giá $124.000 và có thời gian sử dụng hữu ích là 7 năm. Nhân viên kế 
toán quản trị của ngân hàng ước tính rằng việc đưa các máy rút tiền tự động này vào hoạt động sẽ 
cắt giảm được $27.000 chi phí sau thuế hàng năm (bao gồm cả chi phí thuế giảm do khấu hao) 
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Giả sử rằng giá trị thanh lý của các máy rút tiền tự 
động này bằng không (0). 
Yêu cầu: 
 1. Tính thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư vào các máy rút tiền tự động. Xét hai trường 
hợp: (a) thời gian hoàn vốn không chiết khấu, (b) thời gian hoàn vốn có chiết khấu. 
 2. Tính NVP của dự án này theo các suất chiết khấu 10%, 12%, và 14%. 
 3. Với suất chiết khấu bao nhiêu, dự án này sẽ không đáng giá thực hiện. 
Bài tập 12 Ban giám đốc Công ty H đang xem xét xúc tiến một chương trình quảng cáo, với chi 
phí ban đầu ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Chương trình quảng cáo này hy vọng sẽ làm tăng doanh 
thu của công ty trong 5 năm tới. Năm đầu tiên doanh thu của công ty dự kiến sẽ tăng 1,5 tỷ đồng, 
tương ứng với chi phí tăng thêm trong năm là 700 triệu đồng. Trong 4 năm tiếp theo, doanh thu và 
chi phí của công ty dự kiến sẽ gia tăng với tốc độ 10%/năm. Công ty H chịu một mức thuế thu 
nhập doanh nghiệp 28%. 
Yêu cầu: 
 1. Tính thời gian hoàn vốn của chương trình quảng cáo này. 
 2. Theo tiêu chuẩn giá trị hiện tại (NPV), chương trình quảng cáo này có đáng giá để thực 
hiện không? Biết rằng, suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (MARR) của công ty H là 
12%. (Gợi ý: Chi phí quảng cáo 3 tỷ đồng là một khoản chi phí, không phải là một khoản 
đầu tư) 
Bài tập 13 Công ty N mua một dây chuyền sản xuất mới có giá 5 tỷ đồng. Ban giám đốc công ty 
hy vọng rằng dây chuyền sản xuất này có thể tạo ra doanh thu và chi phí tăng thêm trong 6 năm sử 
dụng hữu ích như sau: 
Doanh thu tăng thêm bình quân 2,5 tỷ đồng 
Chi phí tăng thêm bình quân (chưa kể khấu hao) 1,0 tỷ đồng 
Dây chuyền sản xuất có thời gian sử dụng hữu ích là 6 năm, được khấu hao theo mô hình 
khấu hao theo kết số giảm dần (DDB) có hiệu chỉnh (nếu mức khấu hao trong một năm nào đó 
tính theo mô hình DDB thấp hơn mức khấu hao tính theo mô hình khấu hao đều, tại năm đó công 
ty chuyển sang mô hình khấu hao đều). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là 28%. 
Yêu cầu: 
 1. Lập bảng tính toán lợi nhuận ròng tăng thêm hàng năm trong 6 năm đưa đây chuyền mới 
vào sử dụng. Bạn có thể sử dụng mẫu bảng gợi ý như sau: 
Năm Doanh 
thu tăng 
thêm 
Chi phí 
tăng 
thêm 
Khấu 
hao tăng 
thêm 
Lợi 
nhuận 
trước 
thuế 
tăng 
thêm 
Thuế 
TNDN 
tăng thêm 
Lợi nhuận 
ròng tăng 
thêm 
 2. Tính suất sinh lợi bình quân trên sổ kế toán (suất sinh lợi kế toán) của dây chuyền mới 
này. 
Bài tập 14 Một công ty đầu tư vào một thiết bị giặt 150 triệu đồng. Sau 5 năm sử dụng, dự kiến 
giá trị thanh lý SV = 0. Ước tính rằng: 
 - Doanh thu hàng năm ước tính 70 triệu đồng 
 - Chi phí hàng năm (chưa kể khấu hao) ước tính 10 triệu đồng 
Thiết bị được khấu hao theo mô hình khấu hao đều (SL). Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. 
Yêu cầu: Lập b ảng dòng tiền sau thuế của thiết bị trong 2 trường hợp: 
 1. Toàn bộ 150 triệu đồng là vốn của công ty. 
 2. Một nữa chi phí đầu tư là vốn vay ngân hàng, với lãi suất (lãi đơn) 10%/năm. Vốn gốc 
được trả đều trong 5 năm và lãi vay trả theo từng năm. 
Bài tập 15 Tập đoàn Demmo sản xuất các thiết bị khoa học được sử dụng trong các trường phổ 
thông cơ sở. Vào tháng 12/2005, ban giám đốc công ty đang xem xét một dự án mua một dây 
chuyền sản xuất tự động để hiện đại hoá qui trình sản xuất. Kế toán trưởng của công ty ước tính 
các thông tin liên quan đến quyết định đầu tư này như sau: 
 1. Dây chuyền sản xuất có giá trị $1.000.000, sẽ được mua sắm vào tháng 12/2005. Thời 
gian sử dụng hữu ích dự kiến là 8 năm. Dây chuyền này được trích khấu hao theo mô 
hình khấu hao theo kết số giảm dần kép có hiệu chỉnh. 
 2. Dây chuyền sản xuất tự động này cần phần mềm để vận hành. Phần mềm sẽ được phát 
triển trong hai đoạn 2 năm 2006 và 2007. Chi phí phát triển phần mềm là $25.000 mỗi 
năm, sẽ được chi trả trong năm phát sinh. 
 3. Một chuyên gia máy tính sẽ được thuê để điều khiển sự hoạt động của dây chuyền sản 
xuất. Tiền lương và phụ cấp chi trả cho chuyên gia này là $80.000 mỗi năm. 
 4. Các nhân viên bảo trì dây chuyền sản xuất cũng sẽ được tuyển dụng. Lương và phụ cấp 
hàng năm của các nhân viên bảo trì ước tính là $150.000. 
 5. Một số công nhân sản xuất cần phải được đào tạo lại để có thể làm việc với dây chuyền 
sản xuất tự động này. Chi phí đào tạo được dự kiến như sau: 
Năm 2006 $35.000 
Năm 2007 $25.000 
Năm 2008 $10.000 
6. Một số phụ tùng thay thế cho dây chuyền cần được mua ngay với giá ước tính là $60.000. 
Khoản đầu tư vào vốn lưu động này sẽ được duy trì trong suốt 8 năm hoạt động của dây 
chuyền. Khoản đầu tư này sẽ được thu hồi vào cuối thời gian hoạt động hữu ích của dây 
chuyền. 
7. Giá trị thanh lý ước tính của dây chuyền vào cuối năm thứ 8 là $50.000. Tại thời điểm này 
dây chuyền đã được trích khấu hao hết. 
8. Công ty hy vọng rằng, việc đưa dây chuyền tự động này vào sản xuất sẽ cắt giảm chi phí 
sản xuất hàng năm của công ty $480.000. 
9. Khi đưa dây chuyền mới vào hoạt động, công ty sẽ bán một số thiết bị sản xuất cũ trong 
hai năm tới. Doanh thu từ việc bán các thiết bị này như sau: 
Chi phí mua Khấu hao luỹ kế Giá bán 
Năm 2006 $150.000 $100.000 $20.000 
Năm 2007 $305.000 $215.000 $140.000 
Yêu cầu: 
 1. Hãy tính toán và lập bảng dòng tiền sau thuế cho dự án đầu tư vào dây chuyền sản xuất 
tự động.Biết rằng, công ty chịu một mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 30%. 
 2. Tính giá trị hiện tại ròng của dự án này, với suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được của 
công ty là 12%. Dây chuyền có đáng giá để đầu tư không? 
 3. Tính suất thu lợi nội bộ của dự án. 
 4. Thời gian hoàn vốn của dự án này là bao nhiêu năm? 
 5. Mức giá cao nhất của dây chuyền sản xuất tự động này là bao nhiêu để dự án đáng giá 
đầu tư? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tong_quan_ve_ke_toan_quan_tri.pdf