Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục

2. GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

- Với tư cách là nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh:

+ Yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đối với tập thể, từng học sinh lớp chủ nhiệm .

+ Nội dung giáo dục.

Trong quá trình truyền đạt tới các em học sinh lớp chủ nhiệm, phương pháp truyền đạt là: thuyết phục, cảm hoá, gương mẫu.

Mục đích của các phương pháp truyền đạt trên là giúp các em học sinh chấp nhận một cách tự nguyện, tự giác các mục đích, yêu cầu , kế hoạch của nhà trường.

pdf 17 trang thom 03/01/2024 3000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục

Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG 
Giáo trình 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 
Người biên soạn: ĐỖ CÔNG TUẤT 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
Tháng 8 năm 2000 
 Lời nói đầu 
 Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khoa Sư phạm, tài liệu “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
GIÁO DỤC” được biên soạn. 
Mục đích của tài liệu này là trang bị cho người giáo viên tương lai những tri thức cơ bản về công tác 
giáo dục học sinh trong nhà trường trung học, qua đó rèn luyện ở họ những kỹ năng sử dụng các 
phương pháp giáo dục, biện pháp tiếp cận học sinh cũng như các tổ chức xã hội nhằm kết hợp trong 
công tác giáo dục. 
Nôị dung tài liệu gồm 5 chương, đó là: 
Chương 1: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học. 
Chương 2: Phương pháp làm việc với các tổ chức học sinh trong nhà trường trung học. 
Chương 3: Phương pháp kết hợp với gia đình và Hội phụ huynh học sinh. 
Chương 4: Phương pháp phối hợp với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh và cơ quan - nơi làm 
việc của cha mẹ học sinh. 
Chương 5: Tổ chức kết hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh. 
Trong quá trình biên soạn tài liệu, tác giả có sử dụng tư liệu của một số tài liệu Giáo dục học. Đặc 
biệt, trong phần câu hỏi và bài tập, có một số tình huống ứng xử sư phạm được rút ra từ cuốn “Sự 
thông minh trong ứng xử sư phạm”. 
Để tài liệu hoàn thiện hơn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc. 
Xin chân thành cảm ơn. 
CHƯƠNG 0: Mục đích nội dung của học phần "Tổ chức giáo dục" 
Mục đích 
Tổ chức hoạt động giáo dục (TCHĐGD) là một trong những học phần của bộ môn Giáo dục học 
dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Học phần này nhằm mục đích cung 
cấp cho người sinh viên - những người làm công tác giáo dục trong một tương lai gần những hiểu 
biết cần thiết về các lĩnh vực: 
1. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo - các nhà giáo dục trong sự nghiệp giáo dục 
thế hệ trẻ, theo Hồ Chủ tịch - đó là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết. Để giáo dục thế hệ trẻ trở 
thành những lớp người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh, những người làm 
công tác giáo dục trước hết phải biết xây dựng, tập hợp, liên kết và khai thác được sức mạnh của tất 
cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác giáo dục. 
2. Những tri thức cơ bản về phương pháp tổ chức, giáo dục, hình thành cho người sinh viên những 
kỹ năng tổ chức các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt 
tạo cho người sinh viên - nhà giáo dục trong tương lai có khả năng ứng phó linh hoạt, sáng tạo trong 
công việc của mình. Sau khi nghiên cứu xong học phần này, người sinh viên sẽ nắm được hàng loạt 
các vấn đề, cụ thể là các vấn đề sau: 
+ Các lực lượng trong xã hội cùng góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ là những cơ quan, tổ chức 
nào. 
+ Cách thức làm việc với các tổ chức xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ ra sao. 
Những nội dung cần liên kết giữa nhà trường với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường bao gồm các 
vấn đề gì. 
+ Tại sao trong công tác giáo dục thế hệ trẻ cần phải tổ chức liên kết, phối hợp với các tổ chức xã hội 
này. 
Điều đặc biệt cần thiết trước mắt là giúp cho người sinh viên có khả năng vận dụng một cách linh 
hoạt và sáng tạo trong các đợt thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm. 
Nội dung 
Học phần TCHĐ GD có 5 chương theo thứ tự sau: 
Chương 1: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học. 
Ở mỗi lớp học trong nhà trường trung học đều có một giáo viên phụ trách chung - chúng ta quen gọi 
là giáo viên chủ nhiệm lớp. Chương này nhằm trang bị cho người học các vấn đề sau: 
+ Vị trí, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp. 
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp. 
+ Nội dung công tác, phương pháp tác động tới học sinh của người giáo viên chủ nhiệm lớp. 
+ Những phẩm chất, năng lực mà người giáo viên chủ nhiệm lớp cần có. 
Chương 2: Phương pháp làm việc với các tổ chức học sinh trong nhà trường trung học. 
Trong nhà trường trung học tồn tại một số tổ chức học sinh như sau: 
+ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 
+ Hội liên hiệp thanh niên học sinh 
+ Tổ chức câu lạc bộ. 
Đối với các thầy giáo, cô giáo, việc tìm hiểu, nắm vững phương pháp làm việc với các tổ chức học 
sinh trong nhà trường trung học là rất cần thiết. Đặc biệt đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp điều 
này càng cần thiết hơn. 
Việc nghiên cứu nội dung chương này nhằm mục đích giúp cho người giáo sinh thấy được các tổ 
chức học sinh trong trường học cũng là một đối tượng cần được quan tâm, giúp đỡ của người giáo 
viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc các tổ chức này là một lực lượng giáo dục tác động đến các em học 
sinh. Xây dựng các tập thể học sinh chính là tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để các thành 
viên của nó tham gia tích cực vào hoạt động chung. 
Chương 3: Phương pháp kết hợp với gia đình và Hội phụ huynh học sinh 
Gia đình học sinh, Hội phụ huynh học sinh là một lực lượng giáo dục rất quan trọng. Nếu tổ chức, 
liên kết với cha mẹ học sinh tốt sẽ tạo ra một nhà sư phạm rất tích cực trong việc giáo dục học sinh. 
Mục đích của việc nghiên cứu chương này sẽ giúp cho người giáo viên tương lai có được phương 
pháp làm việc đúng đắn trong việc kết hợp với cha mẹ học sinh, với Hội phụ huynh học sinh trong 
việc giáo dục các em. 
Chương 4: Phương pháp phối hợp với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh và cơ quan - nơi làm 
việc của cha mẹ học sinh 
Khi nói tới vai trò của môi trường xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách người học 
sinh , chúng ta quy ước sau: môi trường xã hội được phân thành 2 loại: 
Môi trường xã hội vĩ mô, bao gồm xã phường, huyện thị, tỉnh thành, quốc gia, quốc tế. 
Môi trường xã hội vi mô, bao gồm: 
+ Gia đình 
+ Nhà trường 
+ Cộng đồng nơi ở của học sinh 
+ Tập thể mà học sinh tham gia. 
Có thể khẳng định cộng đồng nơi ở của các em học sinh là một xã hội thu nhỏ, nó chứa đựng các 
mối quan hệ xã hội đa dạng, phong phú có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân 
cách học sinh. 
Để phát huy được các mặt tích cực của xã hội, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sự hình 
thành và phát triển nhân cách học sinh, một điều kiện rất quan trọng là phải xây dựng được các mối 
quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng nơi công tác của cha mẹ học sinh. 
Chương 5: Tổ chức kết hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh. 
Khi nói tới các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ, chúng ta có thể hiểu nó bao gồm: 
+ Các cơ quan hành pháp. 
+ Các đoàn thể chính trị xã hội. 
+ Các tổ chức đơn vị, kinh tế. 
+ Các cơ quan chức năng 
Mục đích nghiên cứu chương này nhằm cung cấp cho người sinh viên những hiểu biết cần thiết về 
các đặc điểm, chức năng của các tổ chức xã hội và những biện pháp kết hợp giữa nhà trường với các 
tổ chức xã hội này trong công tác xã hội hoá giáo dục mà Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề ra. 
Để tạo ra lớp người có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, 
ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn  
nhà trường cần có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội. Những nội dung của học phần 
“Tổ chức hoạt động giáo dục” nhằm giúp cho người học những điều kiện cần thiết ban đầu để làm 
tốt việc trên. 
Chương I: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học 
Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học 
Trong nhà trường phổ thông, ở mỗi lớp học đều có một giáo viên chủ nhiệm lớp. Không thể phủ 
nhận vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp trong việc rèn luyện nhân cách 
cho các em học sinh. Điều này được thể hiện ở các điểm sau: 
1. GVCN quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách 
Trong trường phổ thông nói chung, trung học nói riêng đều bao gồm một số học sinh nhất định, số 
học sinh này được chia thành từng lớp với một số lượng nhất định. Theo Điều lệ trường trung học, 
học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 45 học sinh; mỗi lớp lại được chia thành 
nhiều tổ học sinh 
Để nắm được tình hình chung của nhà trường và tiến hành tốt công việc của mình, người Hiệu 
trưởng phải dựa vào đội ngũ giáo viên, đặc biệt đội ngũ GVCN. 
Như vậy, GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể lớp học. Việc quản lý toàn 
diện lớp học của GVCN là quản lý về các mặt sau: 
1.1. Có những hiểu biết về gia đình học sinh, những ảnh hưởng của gia đình tới sự phát triển nhân 
cách của các em . Từ sự hiểu biết về gia đình học sinh mà giáo viên chủ nhiệm mới có những biện 
pháp giáo dục các em phù hợp. 
Trong quá trình giáo dục học sinh, đã có những đáng tiếc xảy ra. Trong giờ trả tập làm văn, thầy T. 
nhận xét: 
-Đề bài: “Hãy tả người mẹ của em” kỳ này thật là dễ. Thế mà có em không chịu làm bài để giấy 
trắng. Nghe tới đó, H. gục đầu xuống bàn, khóc nức nở. Thầy giáo ghi điểm 2 vào sổ cho H., trong 
bụng thầy T. còn nghĩ : 
-Thế đấy, con gái thật là mau nước mắt, bị điểm kém cũng khóc lóc. Cuối giờ học, lớp trưởng lên 
gặp thầy và nói: -Thưa thầy, bài văn tả mẹ của em dễ thật đấy, nhưng bạn H. không làm được, vì bạn 
ấy mồ côi mẹ từ năm lên ba ạ! Trời ơi! Sao mình lại vô tình với các em đến thế. Tại sao mình không 
tìm hiểu kỹ hoàn cảnh của từng học sinh để hiểu biết và thông cảm với các em hơn. 
1.2. Nắm được đặc điểm tâm - sinh lí của từng học sinh lớp chủ nhiệm. 
Việc tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm - sinh lí học sinh là một công việc vô cùng quan trọng của 
người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Từ việc nắm đặc điểm tâm lí học 
sinh mà có những phán đoán, kết luận chính xác về bản thân các em và từ đó có những biện pháp 
giáo dục phù hợp. 
Trường hợp sau đây chứng tỏ việc nắm được đặc điểm tâm sinh lí của các em và từ đó những nhận 
xét chính xác về bản thân các em là một công việc không phải dễ dàng. 
Chị Hằng và tôi được phân công chủ nhiệm và phó chủ nhiệm lớp 9A. Chị Hằng dạy văn, tôi dạy 
toán. 
Tôi và chị Hằng thường tranh luận với nhau về hạnh kiểm hai em Minh và Cường. Minh học khá, 
nhất là môn khoa học tự nhiên. Em xác định rất rõ học để vào đại học. Ở ngoài lớp Minh lầm lì ít 
nói, nhưng trong giờ toán, em lại hăng hái phát biểu ý kiến để được nhiều điểm tốt. Minh ít chơi thân 
với bạn bè. Em tỏ ra ích kỷ và ganh tị với một vài bạn khá hơn mình, có tài liệu về toán học, em 
không cho bạn mượn. Lao động ở lớp, em tỏ ra tích cực; nhưng khi ở nhà em lại rất lười biếng. 
Ngược lại, Cường nghịch ngợm nổi tiếng cả khu tập thể đông dân này. Có lần em trèo lên bể nước 
lớn của khu tập thể, thả vào đó một cục phân trâu. Cường học trung bình các môn học. Chị Hằng và 
tôi đều nhận thấy em có tính cách thẳng thắn và lao động tích cực. Em thích đọc những mẫu chuyện 
về những người anh hùng. Một lần đến nhà em, tôi và chị Hằng thấy em đang say sưa đọc tác phẩm 
Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, chị Hằng hỏi: 
- Em thích đọc đoạn nào nhất ? 
Cường trả lời: 
- Em thích đọc đoạn đồng chí Thuận mặc chiếc quần xà lõn màu đỏ. Địch đánh mấy lần cũng không 
thay ra. Cuối cùng chúng đánh nát quần và da thịt của đồng chí. 
Tất cả những ưu, nhược điểm của Minh và Cường tôi và chị Hằng đều biết tường tận. Tôi vẫn khăng 
khăng một mực xếp hạnh kiểm của Minh cao hơn Cường vì Minh học giỏi, lễ phép với thầy cô, có 
chí về học tập. Còn tính ích kỷ, không chịu khó giúp mẹ chỉ là chuyện vặt, ra đời khi có tài năng, 
mọi thứ sẽ mất đi. Vả lại, còn xã hội rèn luyện em nữa chứ! Không thể xếp Minh vào dạng học sinh 
cá biệt như Cường được. 
Ngược lại, chị Hằng nhìn rất rõ bản chất của Cường. Chị đã giao việc, mở rộng hoạt động của tập thể 
lớp để lôi cuốn Cường vào các công việc đúng đắn. Cuối học kỳ hai Cường tiến bộ hẳn. Cả hai đều 
được vào phổ thông trung học. Tôi hồi hộp theo dõi bước đi của cả hai em. Giữa năm lớp 12, cả hai 
đều được gọi vào bộ đội. Cường chiến đấu dũng cảm, còn Minh trên đường hành quân ra trận đã đào 
ngũ.Cường viết thư về cho chị Hằng, báo cho chị biết em vừa được trao tặng Huân chương chiến 
công hạng ba. 
1.3. Nắm vững mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục cấp học, lớp học, khả năng thực hiện, kết 
quả dự kiến của lớp học được phân công phụ trách so với yêu cầu, mục tiêu giáo dục về mọi mặt: 
+ Học tập 
+ Rèn luyện đạo đức, tác phong 
+ Tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. 
+ Các hoạt động khác 
Chức năng quản lí toàn diện học sinh lớp mình được phân công phụ trách là nắm vững đặc điểm tâm 
sinh lí của học sinh, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và năng lực học 
tập của các em học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp trong việc giáo dục. 
2. GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn 
với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm 
- Với tư cách là nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh: 
+ Yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đối với tập thể, từng học sinh lớp chủ nhiệm . 
+ Nội dung giáo dục. 
Trong quá trình truyền đạt tới các em học sinh lớp chủ nhiệm, phương pháp truyền đạt là: thuyết 
phục, cảm hoá, gương mẫu. 
Mục đích của các phương pháp truyền đạt trên là giúp các em học sinh chấp nhận một cách tự 
nguyện, tự giác các mục đích, yêu cầu , kế hoạch của nhà trường. 
- Mặt khác GVCN là người đứng ra tập hợp các ý kiến, yêu cầu, nguyện vọng của các em học sinh 
phản ánh với Ban giám hiệu, các tổ chức trong trường, với các giáo viên bộ môn. 
+ Khi nhận thông tin từ phía học sinh phản ánh cho nhà trường, GVCN cần đảm bảo tính khách 
quan, tính trung thực và xử lý kịp thời chúng với tư cách là nhà sư phạm. 
+ GVCN lớp còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi của học sinh lớp chủ nhiệm. 
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định: GVCN là người đại diện cho cả hai phía: lực lượng 
giáo dục trong nhà trường và học sinh lớp chủ nhiệm. 
3. GVCN là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của tập thể học sinh. 
3.1. Học sinh trung học nằm trong lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh niên (tuổi từ 11-12 đến 14-15 và 
14 -15 đến 17-18) 
Đây là một lứa tuổi có một số đặc trưng sau: 
+ Phát triển tự ý thức, tự khẳng định mình. 
+ Lứa tuổi giàu ước mơ. 
+ Đã tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm sống nhất định. 
+ Có khả năng tự quản ... 
Bên cạnh những điểm mạnh trên, lứa tuổi này cũng còn một số điểm cần được sự hướng dẫn, dìu dắt 
của giáo viên nói riêng, người lớn nói chung như: 
+ Những ước muốn của các em rất cao đẹp song nó cao hơn so với khả năng của chính các em. 
+ Đây là lứa tuổi phát triển tính khẳng định mình nhưng chưa đủ kinh nghiệm sống. 
+ Khi thành công dễ “bốc đồng”, “tự tin quá mức”..., khi gặp thất bại, các em dễ dao động, mất lòng 
tin ... 
Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi người lớn, đặc biệt là cha mẹ, GVCN phải có những định hướng 
trong việc giáo dục các em. 
3.2. Bản chất của chức năng cố vấn là: 
+ Định hướng, điều chỉnh, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng em, của cả tập thể lớp. 
+ Phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục. 
Chức năng cố vấn của GVCN được hiểu là: 
+ Điều khiển định hướng của GVCN với các hoạt động tự quản của các em. 
+ GVCN không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay các em trong tất cả 
các hoạt động. 
 ...  của phương pháp này cần đảm bảo một số yêu cầu sau: 
+ GVCN phải là người có uy tín, có trách nhiệm, nắm vững đặc điểm tâm - sinh lý học sinh. 
+ Tập thể học sinh phải là tập thể mạnh, đoàn kết, có dư luận đúng đắn. 
Đó là tập thể học sinh có các đặc điểm sau: 
+ Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng: tập thể phải có mục tiêu phấn đấu cụ thể, đó là đảm bảo quyền lợi, 
nghĩa vụ của từng thành viên trong tập thể. 
+ Có hoạt động chung: Nhà giáo dục phải giúp tập thể tổ chức được các hoạt động chung, đa dạng. 
Từ đó tăng cường được các mối liên hệ giữa các thành viên với nhau, giữa tập thể này và tập thể 
khác, giữa các tổ chức trong nhà trường. 
+ Xây dựng được đội ngũ tự quản có uy tín với các thành viên trong lớp, có trách nhiệm, có bản lĩnh, 
có năng lực , đủ sức lãnh đạo tập thể lớp tiến lên. 
+ Tập thể học sinh phải xây dựng được một số nội quy, kỷ luật chặt chẽ. Những nội quy này phải 
được mọi người trong tập thể tôn trọng và tự giác chấp hành. 
+ Xây dựng được dư luận tập thể lành mạnh và hướng dẫn được dư luận đó theo chiều hướng mong 
muốn của nhà giáo dục. Bởi vì chính dư luận tập thể phản ánh sức mạnh, bản lĩnh của tập thể và các 
thành viên của tập thể. 
Tóm lại, phương pháp tác động song song được hiểu là phương pháp giáo dục mà nhà giáo dục sử 
dụng sức mạnh của dư luận tập thể nhằm điều chỉnh những suy nghĩ, những hành động của cá nhân, 
một nhóm theo yêu cầu của nhà giáo dục . Như vậy, cùng một tác động giáo dục, cả tập thể và cá 
nhân học sinh đều chịu ảnh hưởng. 
Phương pháp “bùng nổ sư phạm” 
3.1. Nếu phương pháp tác động trực tiếp là phương pháp giáo dục có tính chất truyền thống, 
nó nảy sinh cùng với sự nảy sinh của hiện tượng giáo dục, thì phương pháp tác động song song 
và “bùng nổ sư phạm” xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX. Người xây dựng và áp 
dụng thành công trong công tác giáo dục trẻ em là A.X.Macarencô (1888 - 1939) - nhà giáo dục 
Xô viết nổi tiếng. 
Để hiểu rõ về phương pháp “bùng nổ sư phạm” của ông, chúng ta hãy nghe chính ông giải thích: 
“Tôi nói “bùng nổ’ không có nghĩa là đặt một gói bộc phá dưới chân một người nào đó, châm ngòi 
rồi bỏ chạy, để cho người đó nổ tung ra. Tôi muốn nói tới một tác động bất thần làm đảo lộn hoàn 
toàn mọi ước muốn của con người, mọi nguyện vọng của họ.” 
Theo kinh nghiệm giáo dục của Macarencô, chúng ta có thể hiểu “bùng nổ sư phạm” là phương pháp 
mà giáo viên dùng những tác động mạnh đặc biệt, bất thần tới đối tượng giáo dục, nhằm tạo ra ở họ 
những chuyển biến về mặt tâm lí , suy nghĩ, nhằm điều chỉnh quá trình hưng phấn và ức chế để phá 
vỡ những suy nghĩ, thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm, những hành vi 
mới theo yêu cầu giáo dục. 
3.2. Trong quá trình giáo dục, Macarencô đã nhiều lần sử dụng thành công. Sau đây là một vài 
ví dụ: 
- Ví dụ 1: Trong trại giáo huấn của ông có một cô gái mắc tính hay cắp vặt. Ngay ngày đầu tiên vào 
trại, ông đã thấy tận mắt thấy cô gái lấy chiếc đồng hồ của bạn. Mọi người trong trại ai cũng nghi 
ngờ cô ta là thủ phạm nhưng chẳng ai nắm được bằng chứng cụ thể. Trong cuộc họp kiểm điểm, cô 
ta ấp a ấp úng tưởng chừng như không thể nào chối cãi được trước những câu chất vấn dồn dập. 
Macarencô bước vào. Những người điều khiển cuộc họp báo cáo tình hình với vẻ khinh bỉ cô gái, 
còn cô gái thì run sợ ngồi co rúm ở góc phòng. Macarencô nhìn khắp lượt rồi nghiêm khắc nói: “Tại 
sao các anh, các chị lại lên án cô ấy. Tôi chắc chắn là cô ấy không lấy đồng hồ của bạn. Nào, ai có 
bằng chứng gì cụ thể thì nói ra ngay đi”. Không ai nêu ra được bằng chứng nào nhưng tất cả đều lên 
tiếng phản đối ông. Ông vẫn lên tiếng bênh vực cô gái. Thoạt đầu cô ta vô cùng cảm động vì chỉ có 
ông ấy là người duy nhất bảo cô không ăn cắp và cuối cùng mọi người đã phải chấp nhận ý kiến của 
ông. Nhưng rồi cô ta nghiêm nghị nhìn ông với đôi mắt buồn bã. Rõ ràng cô ta không phải là đứa 
ngốc. Trong nỗi buồn của cô ta có chút nghi ngờ. Liệu ông ta có tin mình thật hay không hay chỉ là 
thủ đoạn, cô tự hỏi mình. 
Sau cuộc họp, Macarencô đã giao cho cô gái cả những công việc có liên quan tới tiền bạc với một 
lòng tin thực sự. Ông đã hành động liên tiếp nhiều tuần. Cô gái đã không chịu đựng được nữa, tìm 
đến Ông khóc lóc thảm thiết và nói: -Con xin cảm ơn thầy ví thầy là người duy nhất độ lượng và vẫn 
tin yêu con. Macarencô liền đáp và khẳng định một cách tự nhiên: -Chính con đã ăn cắp. Ta biết rõ. 
Chính con là thủ phạm. Nhưng từ đây ta tin là con không ăn cắp nữa. Ta hiểu như vậy nên không nói 
với ai và vẫn coi con như không hề phạm lỗi. 
Quả thật, sau đó cô gái không tái phạm một lần nào nữa. 
- Ví dụ 2: Trong việc tiếp nhận trại viên mới của trại Goócki, Macarencô cùng nhà trường tổ chức 
đón nhận rất long trọng, tổ chức đốt hết quần áo cũ của các em ... 
- Ví dụ 3: Ông đã trao cho Karabanốp, một kẻ có tiền án, tiền sự, một trại viên của trại đi lãnh tiền 
cho trại với những bùng nổ liên tiếp: 
+ Trao giấy giới thiệu 
+ Trao ngân phiếu 
+ Trao ngựa 
+ Trao súng 
Khi nhận tiền của em trao lại, ông không đếm và lại còn tuyên bố: -Từ nay, em là người đi lãnh tiền 
ở ngân hàng cho trại Goócki (Gorki) 
Nhờ những tác động liên tục, bất thần, cường độ mạnh đó đã làm mất đi ở em cái mặc cảm ở trại 
giam không ai tin em vì thấy em hay quậy phá. Sau những “pha” bùng nổ liên tiếp của Macarencô 
thể hiện lòng tin của ông đối với các em đã làm cho các em suy nghĩ và hành động để không làm phụ 
lòng tin của ông và niềm tin của tập thể đối với các em. 
Khi sử dụng phương pháp “bùng nổ sư phạm”, vấn đề cần đặc biệt chú ý là: 
- Chọn thời cơ chính xác, đúng lúc. Phải biết chớp thời cơ và phải biết tạo ra thời cơ tác động đến 
học sinh. 
- Phải xây dựng nội dung bùng nổ một cách có hệ thống, liên tiếp, cường 
Phương pháp giáo dục bằng "viễn cảnh” 
Theo Macarencô, phương pháp giáo dục bằng “viễn cảnh” là dựa trên yêu cầu của quá trình giáo 
dục, căn cứ vào nhu cầu của tập thể và cá nhân, xuất phát từ đặc điểm tập thể và của đối tượng giáo 
dục mà nhà giáo dục (trong công tác chủ nhiệm là GVCN) giúp cho tập thể xây dựng một hệ thống 
mục tiêu, một chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục. tổ chức thực hiện để đạt tới các dự định đã 
đặt ra. 
Hệ thống viễn cảnh bao gồm: viễn cảnh gần, viễn cảnh trung bình và viễn cảnh xa. 
4.1. Viễn cảnh gần: 
Đó là những mục tiêu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, thoả mãn nhu cầu cá nhân, thậm chí đó là 
những nhu cầu vật chất như “một bữa ăn ngon hoặc một buổi xem xiếc, nhưng phải luôn luôn gợi ra 
và mở rộng từng bước những triển vọng của cả tập thể” và giới hạn những tham vọng vật chất và 
quyền lợi cá nhân. 
Vấn đề quan trọng là nhà sư phạm phải làm sao để giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa viễn cảnh cá 
nhân và viễn cảnh tập thể, phải loại trừ dần những khát khao vật chất, những thói quen tầm thường, 
sự vui thích vì cá nhân. 
Khi nói về điều này, Macarencô đã khẳng định: “Chỉ xây dựng những viễn cảnh gần trên nguyên tắc 
thích thú thì sẽ là một sai lầm nặng, dù ở đây có những yếu tố ích lợi. Theo cách đó chúng ta sẽ tập 
cho trẻ em quen với chủ nghĩa hưởng lạc, hoàn toàn không thể chấp nhận được”. 
Khi một tập thể đã trở thành một gia đình hoà thuận thì mọi hình thức hoạt động tập thể đều được 
thừa nhận như một viễn cảnh gần vui thích. Một trong những nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải tổ 
chức được những viễn cảnh như vậy, nghĩa là luôn luôn mơ ước đến ngày mai tràn đầy cố gắng và 
thắng lợi của tập thể. Với ý nghĩa đó, cuộc sống của tập thể sẽ chan chứa niềm vui - một niềm vui 
không phải của sự giải trí, của sự thoả mãn chốc lát của từng cá nhân, mà là niềm vui của sự cố gắng 
lao động căng thẳng và tin tưởng vào thắng lợi , thành công của tập thể và bản thân trong tương lai. 
Hệ thống viễn cảnh phải đạt các yêu cầu sau: 
+ Đa dạng 
+ Có nhiều hình thức thực hiện 
+ Thực hiện phải có hiệu quả. 
Bản thân những thành công trong việc thực hiện những viễn cảnh đó sẽ là nguồn kích thích mạnh mẽ 
con người trong cuộc sống và hoạt động. 
4.2. Viễn cảnh trung bình: 
Đó là những dự án, những kế hoạch của tập thể mà thời gian hoàn thành nó so với thời gian hoàn 
thành các viễn cảnh gần thì nó dài hơn một chút, đòi hỏi sự cố gắng chung nhiều hơn. 
Ví du: 
+ Kỷ niệm một ngày lễ lớn 
+ Ngày truyền thống của trường hàng năm ... 
Khi tiến hành xây dựng hệ thống mục tiêu, kế hoạch cho viễn cảnh trung bình, cần dựa vào: 
+ Quyền lợi chung của tập thể 
+ Lấy các kích thích về mặt tinh thần là chủ yếu, như danh hiệu, cuộc sống văn hoá... 
+ Giảm dần những kích thích về vật chất ngay cả đối với học sinh lứa tuổi nhỏ 
+ Nên quan tâm đến các mục tiêu xã hội, danh dự của lớp, của ngành ... 
4.3. Viễn cảnh xa: 
Viễn cảnh xa là tương lai, là tiền đề cho sự phát triển của tập thể lớn, nói rộng ra là tương lai của 
trường, ngành, dân tộc mà tương lai của cá nhân nằm trong đó. 
Viễn cảnh xa đòi hỏi mỗi cá nhân phải có nhiều cố gắng hơn, phải có ý thức trách nhiệm cao hơn để 
góp phần xây dựng đất nước, biến những dự kiến thành hiện thực. 
Để giáo dục học sinh bằng những viễn cảnh xa, nhà giáo dục cần phải: 
+ Tác động vào mặt nhận thức của từng cá nhân 
+ Giúp học sinh có tinh thần tích cực, chủ động trong việc xây dựng cho mình những phương hướng 
trong cuộc sống, học tập, lao động ... 
Tất cả những mặt trên phải được xây dựng dựa trên các yêu cầu của xã hội. 
Tóm lại, phương pháp giáo dục học sinh bằng hệ thống viễn cảnh là giúp cho tập thể, mỗi cá nhân 
xây dựng cho mình một hệ thống mục tiêu (gần, trung bình, xa) và đặc biệt là chủ động thực hiện các 
dự án với tư cách là người chủ tích cực của quá trình giáo dục. 
Cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh dựa trên đặc điểm của con người 
là luôn luôn muốn vươn lên và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, dù cho đó là những con người “tồi 
tàn” nhất, nhưng nếu biết khơi dậy trong lòng họ vẫn còn những mong muốn có một ngày mai tốt 
đẹp hơn những ngày đã qua. 
Trên đây là một số phương pháp giáo dục mà người GVCN có thể sử dụng trong công tác giáo dục 
học sinh. 
Khi sử dụng các phương pháp giáo dục này, cần lưu ý một số điểm sau: 
+ Không có phương pháp giáo dục nào là vạn năng, không có nhà giáo dục đủ tài để đào tạo thành 
công những con người theo yêu cầu của chính mình và xã hội. Điều đó cần phải có sự phối hợp, vận 
dụng tổng hợp tất cả các phương pháp giáo dục. 
+ Về mục đích, việc giáo dục học sinh nhằm cung cấp cho đất nước những con người mới xã hội chủ 
nghĩa, có đủ phẩm chất và năng lực tham gia cải tạo và xây dựng đất nước trong tương lai ; nhưng về 
cách thức tiến hành nên thông qua tập thể lớp, tập thể trường, xã hội ... 
- Đối với việc sử dụng bất cứ phương pháp giáo dục nào, vai trò của nhà giáo dục là vô cùng quan 
trọng. Điều này đòi hỏi nhà giáo dục : 
+ Phải có nhân cách mẫu mực. 
+ Có uy tín trong tập thể sư phạm và tập thể học sinh, đặc biệt đối với tập thể lớp mà mình là chủ 
nhiệm. 
+ Phải có bản lĩnh vững vàng. 
+ Nắm vững lý luận và giàu kinh nghiệm. 
+ Phải có nhạy cảm sư phạm, linh hoạt, lạc quan, nhân đạo ... 
Những yêu cầu đối với người GVCN lớp. 
Điều 61, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998, đã khẳng định: nhà giáo là người 
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải có 
đủ các tiêu chuẩn sau: 
+ Phẩm chất, đạo đức , tư tưởng tốt. 
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. 
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu của nghề nghiệp. 
+ Lý lịch bản thân rõ ràng. 
1. Những phẩm chất chủ yếu của người GVCN lớp 
Là một nhà giáo dục, người GVCN lớp phải có các tiêu chuẩn như đối với nhà giáo đã nêu ở trên. 
Cụ thể là: 
1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức của người GVCN 
Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với người GVCN. Chính nó tạo nên sự thành công trong công 
tác giáo dục thế hệ trẻ của người GVCN lớp. Đảng ta đã khẳng định giáo dục là công cụ của chuyên 
chính vô sản, người giáo viên là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá. 
Điều này đòi hỏi GVCN phải là người của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể phải có các phẩm chất 
đạo đức sau: 
+ Có niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. 
+ Tin tưởng vào sự đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. 
+ Những niềm tin của người GVCN phải có cơ sở vững chắc, phải dựa trên sự hiểu biết những quy 
luật của tự nhiên và xã hội. 
+ Trong đạo đức của người GVCN, phải có sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm, hành vi; những 
phẩm chất đạo đức mà người GVCN có được phải phù hợp với các chuẩn mực xã hội hiện đại, có sự 
kế thừa, phát huy những truyền thống đạo đức của dân tộc. Đó là các phẩm chất đạo đức sau: 
+ Lòng yêu thương con người, đặc biệt yêu thương trẻ em - đối tượng trực tiếp của mình. 
+ Hăng say với công việc dạy học và giáo dục. 
+ Quan tâm tới công việc của nhà trường và đồng nghiệp. 
+ Có trách nhiệm đối với công việc được giao (giáo dục, giảng dạy, chủ nhiệm lớp...) 
+ Làm chủ được bản thân trong công việc và cuộc sống. 
+ Mẫu mực trong gia đình, trong quan hệ với người khác... 
+ Biết giữ đúng lời hứa với mọi người, đặc biệt là đối với học sinh 
2. Người GVCN lớp đồng thời là người giáo viên đứng lớp nên phải đảm bảo được trình độ 
chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ: 
+ Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; 
+ Tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. 
Nếu giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được nhà trường tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình 
độ chuẩn. 
Giáo viên có trình độ trên chuẩn được nhà trường, cơ quan giáo dục tạo điều kiện phát huy tác dụng 
của mình trong giáo dục và giảng dạy. 
3. GVCN là người có hiểu biết rộng và có năng lực sư phạm: 
- Có hiểu biết chung, sâu, rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực sau: 
+ Khoa học kỹ thuật - công nghệ 
+ Chính trị, xã hội 
+ Văn học nghệ thuật 
+ Thể dục thể thao 
+ Những tiến bộ, thông tin mới trong nước và quốc tế. 
- Không ngừng học tập lý luận và tìm ra cách thức ứng dụng vào thực tiễn, đặc biệt là ứng dụng lý 
luận sư phạm vào công tác giảng dạy và giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. 
- Học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, biến nó trở thành của chính mình. 
- Có những hiểu biết sâu sắc, vững chắc, hiện đại về bộ môn được phân công giảng dạy. 
- Biết trình bày bài giảng rõ ràng, hấp dẫn cho học sinh tiếp thu. 
- GVCN phải có một số kỹ năng sau: 
+ Có khả năng tiếp cận các đối tượng (học sinh, phụ huynh học sinh và các đối tượng giao tiếp 
khác...) và có phương pháp đối xử cá biệt. 
+ Có khả năng phán đoán về đối tượng, về công việc và hiệu quả của công việc mà mình đang tiến 
hành. 
+ Biết xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong công tác giảng dạy và giáo dục nói 
chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. 
+ Có khả năng cảm hoá, thuyết phục học sinh 
+ Có uy tín đối với các em 
+ Biết bộc lộ, hoặc kiềm chế tình cảm, thái độ của mình trong những hoàn cảnh khác nhau. 
- GVCN cần có một số năng lực sư phạm sau: 
+ Năng lực tổ chức hoạt động dạy học 
+ Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục 
+ Năng lực ngôn ngữ Năng lực sáng tạo trong công tác sư phạm 
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu 
4. Người GVCN cần phải có lý lịch rõ ràng, chính xác. 
5. Người GVCN phải có sức khoẻ đáp ứng được những yêu cầu của nghề nghiệp. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_phan_1.pdf