Giáo trình Tìm hiểu hệ thống phanh dầu ô tô

1.3 Ưu điểm của kỹ thuật thủy khí

Có ba phương pháp cơ bản để truyền năng lượng: điện, cơ khí, và thủy lực. Hầu hết cácứng dụng sử dụng kết hợp cả ba phương pháp để có được hệ thống có hiệu suất cao nhất. Để xác

định xem dùng phương pháp nào thích hợp cần phải biết các đặc trưng nổi bật của mỗi loại. Ví dụ:hệ thống thủy khí có thể truyền công suất một cách kinh tế ở khoảng cách lớn hơn loại truyền

động cơ khí, nhưng lại ngắn hơn nhiều so với các hệ thống truyền động điện.

Bí quyết về thành công và ứng dụng rộng rãi của kỹ thuật thủy khí là tính linh hoạt và dễ

điều khiển của nó. Hệ thống truyền động thủy khí không bị cản trở bởi hình dạng hình học của

máy móc như các hệ thống cơ khí. Năng lượng cũng có thể được truyền ở độ lớn bất kỳ vì các hệ

thống thủy khí không bị giới hạn bởi các hạn chế vật lý của vật liệu như các hệ thống điện. Ví dụ:đặc tính của nam châm điện bị hạn chế bởi giới hạn bão hòa từ thông của thép. Mặt khác, côngsuất truyền của hệ thống thủy khí bị hạn chế chỉ bởi độ bền vật lý của vật liệu (như thép) dùng chomỗi phần tử.Công nghiệp đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào vào kỹ thuật tự động hóa để tăng sảnlượng. Điều này bao gồm điều khiển từ xa và trực tiếp các hoạt động sản xuất, các quy trình chếtạo máy và vận chuyển vật liệu. Kỹ thuật thủy khí rất thích hợp cho các ứng dụng tự động hóa này vì có bốn ưu điểm cơ bản sau:

1. Điều khiển dễ dàng và chính xác. Bằng việc dùng các cần gạt và nút ấn nên hoạt động

của hệ thống thủy khí dễ khởi động, dừng, tăng hoặc giảm tốc độ, và vị trí các lực để tạo nên côngsuất mong muốn với dung sai chỉ khoảng 1/1000 inch.

2. Khuếch đại lực. Một hệ thống thủy khí (không sử dụng các bánh răng, puli và tay đòncồng kềnh) có thể tăng các lực lên nhiều lần một cách đơn giản và hiệu quả từ một vài chục gamlên hàng trăm tấn ở đầu ra.

3. Lực hay mô men không đổi. Chỉ có hệ thống truyền động thủy khí mới có khả năngcung cấp lực hay mô men không đổi không phụ thuộc vào sự thay đổi vận tốc. Điều này đượcthực hiện dù là công để di chuyển một vài inch trong một giờ, vài trăm inch trong một phút, mộtvài vòng quay trong một giờ, hay hàng ngàn vòng quay trong một phút.

4. Đơn giản, an toàn, kinh tế. Nói chung, các hệ thống thủy khí sử dụng ít các bộ phậnhơn so với các hệ thống điện và cơ khí. Vì vậy, bảo dưỡng và vận hành chúng đơn giản hơn. Điềunày làm tăng độ an toàn, nhỏ gọn, và tin cậy. khiển bằng tay và một tiết lưu ở trong cùng một vỏ. Vì cụm lái được kết nối hoàn toàn bằng chấtlỏng nên các liên kết cơ khí, nối trục nhiều chiều, ổ trục, hộp giảm tốc v.v bị loại bỏ. Điều nàylàm cho hệ thống nhỏ gọn và đơn giản. Hơn nữa, hệ thống điều khiển lái yêu cầu mô men xoắn rấtnhỏ.

Các lợi ích khác của hệ thống thủy khí là chuyển động đảo chiều nhanh, tự động bảo vệchống lại quá tải, và điều khiển vô cấp vận tốc.Các hệ thống thủy khí cũng có tỷ số công suất trêntrọng lượng cao nhất trong các nguồn năng lượng đã biết.

Nhược điểm của kỹ thuật thủy khí

Mặc dù có nhiều ưu điểm như trên, kỹ thuật thủy khí cũng có những hạn chế trong ứngdụng.Ví dụ, dầu thủy lực dễ gây bẩn, và rò rỉ là không thể tránh khỏi. Đường ống thủy lực có thểvỡ, làm bị thương cho người do các tia dầu tốc độ cao và các mẩu kim loại nếu thiết kế không hợplý. Làm việc lâu dài trong tình trạng tiếng ồn kéo dài, như phát ra từ bơm có thể dẫn đến mất thính

giác. Hầu hết dầu thủy lực cũng có thể gây cháy nếu rò rỉ dầu xảy ra trong vùng khí hậu nóng.

Trong các hệ thống khí nén, các bộ phận như các bình chứa khí nén và các bình tích năng có khả

năng bị nổ nếu áp suất cho phép tăng vượt giới hạn an toàn. Vì vậy mỗi ứng dụng phải đượcnghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện để xác định điều kiện cho hệ thống làm việc tốt nhất.

1.4. Xi lanh thủy lực

 1.4.1 Giới thiệu chung

 Bơm thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho chất lỏng của hệ thống thủy lực để

truyền động đến một vị trí nào đó. Các xy lanh thủy lực và các động cơthủy lực thực hiện chức năng ngược lại.Chúng lấy năng lượng từ chấtlỏng và biến nó thành cơ năng để thực hiện công có ích. Các xilanh thủy lực (còn gọi là các cơ cấuchấp hành thực hiện chuyển động thẳng) duỗi ra và co về cần piston tạo nên lực đẩy hoặc kéo đểdẫn động tải ngoài dọc theo một đường thẳng. Mặt khác, các động cơ thủy lực (còn gọi là cơ cấuchấp hành quay) làm quay trục để cung cấp mô men dẫn động tải quay.

 

doc 18 trang kimcuc 5140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Tìm hiểu hệ thống phanh dầu ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tìm hiểu hệ thống phanh dầu ô tô

Giáo trình Tìm hiểu hệ thống phanh dầu ô tô
Tìm hiểu hệ thống phanh dầu ô tôMỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÁC LOẠI XILANH, PITTONG DÙNG CƠ CẤU TRUYỀN LỰC LÀ THỦY LỰC VÀ KHÍ NÉN
1.1 Giới thiệu kỹ thuật thủy khí
 Kỹ thuật thủy khí là lĩnh vực công nghệ liên quan đến việc tạo ra, điều khiển, và truyền
năng lượng bằng chất lỏng và chất khí có áp suất cao. Người ta nói rằng kỹ thuật thủy khí chính làsức mạnh làm chuyển động ngành công nghiệp, bởi vì kỹ thuật thủy khí được ứng dụng để tạo ralực đẩy, kéo, điều khiển hoặc dẫn động hầu như tất cả các loại máy của công nghiệp hiện đại. Vídụ, hệ thống lái và phanh ô tô, phóng tàu vũ trụ, di chuyển đất, thu hoạch mùa màng, khai thácthan, dẫn động các máy công cụ, điều khiển máy bay, chế biến thức ăn, thậm chí cả hàn răngtrong y tế. Trong thực tế hầu như không thể tìm thấy một sản phẩm chế tạo máy nào mà khôngliên quan đến kỹ thuật thủy khí bằng cách nào đó ở một giai đoạn nào đó trong quá trình sản suấthoặc phân phối.
 Hình 1-1. Cưa xích dẫn động bằng thủy lực
Kỹ thuật thủy khí được gọi là kỹ thuật thủy lực khi môi chất công tác là chất lỏng vàđược gọi là kỹ thuật khí nén khi môi công tác là chất khí. Vì vậy kỹ thuật thủy khí là thuật ngữchung dùng cho cả thủy lực và khí nén. Các hệ thống thủy lực dùng chất lỏng như dầu mỏ, dầutổng hợp, và nước.Chất lỏng thủy lực đầu tiên được dùng là nước vì nó đã có sẵn.Tuy nhiên,nước có nhiều nhược điểm. Nó dễ đông đặc khi lạnh, bôi trơn kém, và có xu hướng làm gỉ các bộphận bằng kim loại. Dầu thủy lực tốt hơn nhiều và do đó được sử dụng rộng rãi thay cho nước.Các hệ thống khí nén sử dụng không khí như là môi chất vì không khí rất dồi dào và dễ xả vào khí
quyển sau khi làm việc.Có hai loại các hệ thống thủy khí: đó là hệ thống vận tải và hệ thống truyền động thủykhí.Các hệ thống vận tải thủy khí chỉ có nhiệm vụ phân phối chất lỏng và chất khí từ nơi nàyđến nơi khác để thực hiện mục tiêu nào đó. Ví dụ như các trạm bơm cấp nước ăn và các đườngống vận chuyển khí đốt tới cho các hộ gia đình, và các hệ thống xử lý hóa học trong đó các thànhphần hóa học được dẫn đến từ các địa điểm khác nhau để tác động với nhau.
Các hệ thống truyền động thủy khí được thiết kế đặc biệt để thực hiện công. Công được
thực hiện bởi chất lỏng cao áp tác dụng trực tiếp lên xy lanh hoặc động cơ thủy khí. Xy lanh thủy
khí sinh ra một lực dẫn đến sự chuyển động thẳng tịnh tiến, ngược lại một động cơ thủy khí sinh ra một mô men xoắn dẫn đến chuyển động quay. Vì vậy, trong một hệ thống truyền động thủy khí,các xy lanh và động cơ (gọi là các cơ cấu chấp hành) tạo nên sức lực để thực hiện một công mongmuốn. Tất nhiên, cũng còn cần phải có thêm các phần tử điều khiển như các van để đảm bảo rằngcông được thực hiện dễ dàng, chính xác, hiệu quả và an toàn.Các chất lỏng là một môi chất rất cứng vững để truyền công suất và vì thế có thể hoạtđộng dưới áp suất cao để sinh ra các lực và mô men xoắn rất lớn và dẫn động các tải với độ chínhxác rất cao.Hình 1-1 mô tả một cái cưa xích dẫn động bằng thủy lực rất lý tưởng để cắt tỉa câylớn từ bệ đứng trên cao cũng như các công việc cắt bỏ khác. Các cưa xích này thường được cáccông nhân điện làm việc dọc theo đường tải điện sử dụng vì chúng nhẹ, tin cậy, không ồn và antoàn hơn các cưa dùng nguồn năng lượng xăng dầu. Cưa xích dùng động cơ thủy lực bánh răng cótổng trọng lượng 6,7lb. Nó hoạt động với lưu lượng từ 4 đến 8gpm và áp suất từ 1000 đến2000psi.
Hình 1-2. Bàn tay kỹ xảo được điều khiển bằng khí nénMặt khác, các hệ thống khí nén có các đặc tính dao động do tính nén được của chất khí. Tuy nhiên, chế tạo và vận hành các hệ thống khí nén rẻ hơn.Hơn nữa, có nhiều phương pháp đểđiều khiển sự hoạt động của các cơ cấu chấp hành khí nén dẫn động tải. Vì vậy các hệ thống khínén dùng có hiệu quả ở nơi cần áp suất thấp do dẫn động tải không yêu cầu lực lớn.Hình 1-2 mô tả bàn tay khéo léo được điều khiển bằng khí nén. Bàn tay được thiết kế đểnghiên cứu sự khéo léo của tay máy và thao tác của con người trong các ứng dụng như người máyvà khả năng xúc giác. Các cơ cấu chấp hành khí nén tạo cho bàn tay khả năng cầm nắm và thaotác như bàn tay người. Các đặc tính hoạt động chủ yếu bao gồm tốc độ cao trong việc thực hiệncác động tác, sức mạnh để dễ dàng cầm các vật có kích thước lớn có tỷ trọng và lực điều khiểncầm nắm khác nhau. Bàn tay có ba ngón và một ngón cái đối diện. Mỗi khớp được bố trí hai cơcấu chấp hành khí nén (được đặt ở trong một hộp) dẫn động qua các dây kéo có độ bền cao.
1.2 Lịch sử của kỹ thuật thủy khí
Kỹ thuật thủy khí có lẽ cũng cổ như nền văn minh của loài người. Những thông tin từ thờicổ xưa đã chứng tỏ rằng nước đã được dùng trong nhiều thế kỷ để tạo ra năng lượng nhờ các bánhxe nước, và không khí được dùng để quay các cối xay gió và đẩy các tàu thủy. Tuy nhiên, những
hệ thống sử dụng năng lượng thủy khí này yêu cầu di chuyển một lượng lớn chất lỏng và chất khí
vì áp suất tạo nên bởi tự nhiên là quá thấp.Công nghệ kỹ thuật thủy khí thực sự bắt đầu vào năm 1650 với việc khám phá ra định luậtPascal: Áp suất được truyền nguyên vẹn trong một khối chất lỏng kín.Pascal nhận thấy khi ông đóng một nút vào một bình đầy rượu, đáy bình bị vỡ và rượu
chảy ra. Định luật Pascal chỉ ra rằng áp suất áp suất ở đinh và ở đáy bình là như nhau. Tuy nhiên
bình có diện tích miệng bình nhỏ và diện tích đáy lớn. Vì thế, đáy chịu lực tác dụng lớn hơn do diện tích của nó lớn hơn.
Năm 1750 Bernoulli phát triển định luật về bảo toàn năng lượng đối với dòng chất lỏng
chảy trong một đường ống. Định luật Pascal và định luật Bernoulli là hai định luật cơ bản nhất củakỹ thuật thủy khí ứng dụng.Tuy nhiên đến khi có cuộc cách mạng công nghiệp năm 1850 ở Anhthì các định luật này mới thực sự được áp dụng trong công nghiệp.Đến thời gian này, năng lượngđiện vẫn chưa được phát triển để cung cấp nguồn cho các máy công nghiệp. Thay thế vào đó lànăng lượng thủy khí, vào năm 1870, được dùng để dẫn động thiết bị thủy lực như cần trục, máyép, tời, kích thủy lực, máy cắt và máy tán đinh. 
	Trong các hệ thống này, các động cơ hơi nước đãdẫn động các máy bơm nước cấp nước ở áp suất vừa phải qua các đường ống đến các nhà máy đểcấp năng lượng cho các máy khác nhau. Các hệ thống thủy lực ban đầu này có một số thiếu sótnhư vấn đề làm kín bởi vì các thiết kế mang tính mỹ thuật nhiều hơn là khoa học.
Sau đó, cuối thế kỷ 19, điện nổi lên như một công nghệ vượt trội. Điều này dẫn đến sự
chuyển dịch những nỗ lực phát triển ra khỏi kỹ thuật thủy khí. Điện năng nhanh chóng được nhậnthấy có ưu thế hơn thủy lực đối với việc truyền công suất trên những khoảng cách lớn.Có rất ítphát triển về công nghệ thủy khí trong 10 năm cuối của thế kỷ 19.
Kỷ nguyên hiện đại của kỹ thuật thủy khí được bắt đầu vào năm 1906 khi một hệ thống
thủy lực được đưa ra thay thế các hệ thống điện để nâng và điều khiến súng ở trên chiến hạm USSVirginia. Với ứng dụng này, hệ thống thủy lực đã dùng dầu thay cho nước. Sự thay đổi này tronghệ thống thủy lực và giải pháp tiếp theo về vấn đề làm kín là mốc quan trọng trong sự hồi sinh củakỹ thuật thủy khí.
Năm 1926 Mỹ đã chế tạo ra hệ thống thủy lực hoàn chỉnh thống nhất bao gồm một máy
bơm, các phần tử điều khiển và cơ cấu chấp hành. Những yêu cầu quân sự chuẩn bị cho chiến
tranh thế giới thứ hai đã làm cho sự phát triển và ứng dụng của kỹ thuật thủy khí phát triển nhanh.Ngành công nghiệp hải quân đã sử dụng kỹ thuật thủy khí để vận chuyển hàng hóa, chạy các tời,điều khiển bước của cánh quạt tàu thủy, các hệ thống điều khiển tàu ngầm, nâng hạ mặt boong tàusân bay, và hệ thống dẫn động cho rađa và thủy âm.Trong chiến tranh thế giới thứ hai ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ đã thúc đẩycông nghệ thủy khí tiến bộ rất nhiều. Ví dụ như hệ thống thu thả càng máy bay, hệ thống đóng mởcửa khoang hàng, hệ thống điều khiển súng, các hệ thống điều khiển lái máy bay như lái hướng,lái liệng và lái độ cao.Sự phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ II dẫn đến tình trạng hiện tại là sự ứngdụng rộng khắp của kỹ thuật thủy khí.Ngày nay, kỹ thuật thủy khí được sử dụng rộng rãi trongmọi ngành công nghiệp.Một vài ứng dụng điển hình như trong ôtô, máy kéo, máy bay, tên lửa,tàu thuyền, người máy, và máy công cụ. Chỉ riêng trong ôtô, kỹ thuật thủy khí được dùng trongcác phanh thủy lực, bộ truyền động tự động, hệ thống lái, hệ thống phanh, điều hòa không khí, bôitrơn, làm mát, và các hệ thống bơm xăng. Việc ứng dụng đổi mới của công nghệ hiện đại như cáchệ thống mạch kín điện thủy lực, các bộ vi xử lý, và các vật liệu cải tiến cho kết cấu phần tử sẽtiếp tục tăng cường hiệu quả của các hệ thống thủy khí.
1.3 Ưu điểm của kỹ thuật thủy khí
Có ba phương pháp cơ bản để truyền năng lượng: điện, cơ khí, và thủy lực. Hầu hết cácứng dụng sử dụng kết hợp cả ba phương pháp để có được hệ thống có hiệu suất cao nhất. Để xác
định xem dùng phương pháp nào thích hợp cần phải biết các đặc trưng nổi bật của mỗi loại. Ví dụ:hệ thống thủy khí có thể truyền công suất một cách kinh tế ở khoảng cách lớn hơn loại truyền
động cơ khí, nhưng lại ngắn hơn nhiều so với các hệ thống truyền động điện.
Bí quyết về thành công và ứng dụng rộng rãi của kỹ thuật thủy khí là tính linh hoạt và dễ
điều khiển của nó. Hệ thống truyền động thủy khí không bị cản trở bởi hình dạng hình học của
máy móc như các hệ thống cơ khí. Năng lượng cũng có thể được truyền ở độ lớn bất kỳ vì các hệ
thống thủy khí không bị giới hạn bởi các hạn chế vật lý của vật liệu như các hệ thống điện. Ví dụ:đặc tính của nam châm điện bị hạn chế bởi giới hạn bão hòa từ thông của thép. Mặt khác, côngsuất truyền của hệ thống thủy khí bị hạn chế chỉ bởi độ bền vật lý của vật liệu (như thép) dùng chomỗi phần tử.Công nghiệp đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào vào kỹ thuật tự động hóa để tăng sảnlượng. Điều này bao gồm điều khiển từ xa và trực tiếp các hoạt động sản xuất, các quy trình chếtạo máy và vận chuyển vật liệu. Kỹ thuật thủy khí rất thích hợp cho các ứng dụng tự động hóa này vì có bốn ưu điểm cơ bản sau:
1. Điều khiển dễ dàng và chính xác. Bằng việc dùng các cần gạt và nút ấn nên hoạt động
của hệ thống thủy khí dễ khởi động, dừng, tăng hoặc giảm tốc độ, và vị trí các lực để tạo nên côngsuất mong muốn với dung sai chỉ khoảng 1/1000 inch. 
2. Khuếch đại lực. Một hệ thống thủy khí (không sử dụng các bánh răng, puli và tay đòncồng kềnh) có thể tăng các lực lên nhiều lần một cách đơn giản và hiệu quả từ một vài chục gamlên hàng trăm tấn ở đầu ra. 
3. Lực hay mô men không đổi. Chỉ có hệ thống truyền động thủy khí mới có khả năngcung cấp lực hay mô men không đổi không phụ thuộc vào sự thay đổi vận tốc. Điều này đượcthực hiện dù là công để di chuyển một vài inch trong một giờ, vài trăm inch trong một phút, mộtvài vòng quay trong một giờ, hay hàng ngàn vòng quay trong một phút. 
4. Đơn giản, an toàn, kinh tế. Nói chung, các hệ thống thủy khí sử dụng ít các bộ phậnhơn so với các hệ thống điện và cơ khí. Vì vậy, bảo dưỡng và vận hành chúng đơn giản hơn. Điềunày làm tăng độ an toàn, nhỏ gọn, và tin cậy. khiển bằng tay và một tiết lưu ở trong cùng một vỏ. Vì cụm lái được kết nối hoàn toàn bằng chấtlỏng nên các liên kết cơ khí, nối trục nhiều chiều, ổ trục, hộp giảm tốc v.vbị loại bỏ. Điều nàylàm cho hệ thống nhỏ gọn và đơn giản. Hơn nữa, hệ thống điều khiển lái yêu cầu mô men xoắn rấtnhỏ.
Các lợi ích khác của hệ thống thủy khí là chuyển động đảo chiều nhanh, tự động bảo vệchống lại quá tải, và điều khiển vô cấp vận tốc.Các hệ thống thủy khí cũng có tỷ số công suất trêntrọng lượng cao nhất trong các nguồn năng lượng đã biết.
Nhược điểm của kỹ thuật thủy khí
Mặc dù có nhiều ưu điểm như trên, kỹ thuật thủy khí cũng có những hạn chế trong ứngdụng.Ví dụ, dầu thủy lực dễ gây bẩn, và rò rỉ là không thể tránh khỏi. Đường ống thủy lực có thểvỡ, làm bị thương cho người do các tia dầu tốc độ cao và các mẩu kim loại nếu thiết kế không hợplý. Làm việc lâu dài trong tình trạng tiếng ồn kéo dài, như phát ra từ bơm có thể dẫn đến mất thính
giác. Hầu hết dầu thủy lực cũng có thể gây cháy nếu rò rỉ dầu xảy ra trong vùng khí hậu nóng.
Trong các hệ thống khí nén, các bộ phận như các bình chứa khí nén và các bình tích năng có khả
năng bị nổ nếu áp suất cho phép tăng vượt giới hạn an toàn. Vì vậy mỗi ứng dụng phải đượcnghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện để xác định điều kiện cho hệ thống làm việc tốt nhất.
1.4. Xi lanh thủy lực
 1.4.1 Giới thiệu chung
 Bơm thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho chất lỏng của hệ thống thủy lực để
truyền động đến một vị trí nào đó. Các xy lanh thủy lực và các động cơthủy lực thực hiện chức năng ngược lại.Chúng lấy năng lượng từ chấtlỏng và biến nó thành cơ năng để thực hiện công có ích. Các xilanh thủy lực (còn gọi là các cơ cấuchấp hành thực hiện chuyển động thẳng) duỗi ra và co về cần piston tạo nên lực đẩy hoặc kéo đểdẫn động tải ngoài dọc theo một đường thẳng. Mặt khác, các động cơ thủy lực (còn gọi là cơ cấuchấp hành quay) làm quay trục để cung cấp mô men dẫn động tải quay.
1.4.2. Các đặc tính làm việc của xilanh thủy lực
 Dạng đơn giản nhất của xy lanh thủy lực là kết cấu xy lanh tác động một phía như được
mô tả trên hình 4.1(a). Nó gồm một pittông ở bên trong vỏ hình trụ gọi là ống xilanh. Được gắn
với một mặt đầu của pittông là cần pittong, là phần thò ra ngoài một mặt đầu của xilanh (còn gọi
là đầu cần). Ở phía mặt đầu khác của xy lanh (đầu không có cần) có một cửa để chất lỏng vào và
ra. Xy lanh tác động một phía có thể sinh ra một lực cùng chiều đi ra của cần pittong khi chất lỏngtừ bơm đi vào khoang trống phía không có cần của xy lanh.Các xy lanh tác động một phía khôngco về bằng thủy lực mà sự co về được thực hiện nhờ trọng lực của pittong hoặc lò xo nén ở đầu cócần.Hình 4.1(b) mô tả ký hiệu đồ họa của xy lanh tác động một phía.
Hình 4.1a: sơ đồ nguyên lý b: ký hiệu
Ký hiệu đồ họa hàm ý cách hoạt động của một phần tử mà không mô tả bất kì kết cấu cụ
thể nào của nó. Trong các sơ đồ mạch thủy lực có sử dụng tất cả các kýhiệu các phần tử thủy lực, điều này tạo điều kiện dễ dàng cho việc phân tích mạch vàxử lý sự cố. Các ký hiệu, đơn thuần chỉ là sự kết hợp của các hình hình học đơn giản như hìnhtròn, hình chữ nhật và các đoạn thẳng, không có ý nghĩa mô tả cấu hình bên trong của một phầntử. Tuy nhiên, các ký hiệu phải chỉ ra một cách rõ ràng chức năng của mỗi phần tử. Hình 4.2 chỉ ra kết cấu của một xy lanh thủy lực tác động hai chiều.Xy lanh loại này cóthể duỗi ra và co về bằng thủy lực. Vì vậy, một lực sinh ra có thể được ứng dụng theo cả hai chiều(duỗi ra và co về). Xy lanh này có phạm vi áp suất 2000 psi đối với kích thước đường kính vỏ nhỏnhất 1 inh và 800 psi đối với đường kính vỏ lớn nhất là 8 inh.Danh mục các bộ phận của xy lanh tác động hai phía được cho ở hình 4.2, trong kết cấunày thân xy lanh được làm bằng ống thép không gỉ, được mài tinh ở bên trong.Pittông được làmbằng thép rèn có các vòng đệm làm kín, tiết diện hình chữ U, để bịt kín tránh sự rò rỉ giữa pittôngvà thân xy lanh.Các lỗ dầu (khí) được bố trí ở các nắp đầu xy lanh, phần được bắt chặt với thanxy lanh bằng các bu long dài. Các đầu trụ giảm chấn hình côn tạo nên sự giảm tốc êm ở cả hai đầucủa hành trình, do đó pittông không đập mạnh vào các nắp với tác động quá mức mà có thể làmhư hỏng xy lanh thủy lực sau một số chu kỳ. Ký hiệu đồ họa cho xy lanh tác động hai phía cũngđược mô tả trên hình 4.2.
Hình 4.2 Kết cấu xy lanh tác dụng kép.(Hãng Sheffer, Cincinnati, Ohio.)
1.4.3. Giảm Chấn XiLanh Thủy Lực
Các xy lanh thủy lực tác động hai phía đôi khi bao gồm cả các giảm chấn xy lanh ở cácđầu xy lanh để làm chậm piston ở gần cuối hành trình. Điều này tránh cho piston khỏi va đậpmạnh với các nắp của xy lanh. Sự giảm tốcbắt đầu khi đầu trụ côn đi vào lỗ ở trong nắp xy lanh, điều này hạn chế dầu hồi từ buồng xy lanhthoát ra cửa ra.Trong một đoạn nhỏ cuối của hành trình, dầu chỉ còn được thoát ra qua lỗ nhỏ cóthể điều chỉnh được. Trên kết cấu giảm chấn cũng lắp một van một chiều để cho phép dòng tự dochảy đến piston trong khi đảo chiều.Áp suất lớn nhất tạo nên bởi giảm chấn ở các đầu của xy lanh phải được xem xét vì áp suất quá cao sẽ phá hủy xy lanh.
CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP MỘT LOẠI MÁY ĐIỀU CHỈNH THEO SƠ ĐỒ
2.1. Hệ thống phanh dầu trong ô tô
2.2.Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh thủy lực
2.2.1.Nhiệm vụ
Hệ thống phanh ô tô dùng để điều khiển giảm tốc độ và dừng xe theo yêu cầu của người lái để đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường.
2.2.2.Yêu cầu
Đảm bảo hiệu quả phanh cao,êm và dừng xe trong khoảng thời gian ngắn và an toàn.
Đảm bảo hạn chế hiện tượng trượt lết của các bánh xe khi phanh.
Điều khiển nhẹ nhàng thuận tiện
Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh nhẹ nhàng, thoát nhiệt độ tốt và có độ bền cao.
2.2.3.Phân loại
a) Theo cấu tạo dẫn động phanh (đặc điểm truyền lực) 
Phanh cơ khí
Phanh thủy lực (phanh dầu) 
Phanh khí nén (Phanh hơi)
b) Theo cấu tạo cơ cấu phanh
Phanh tang trống
Phanh đĩa 
Phanh đai
c) Theo kết cấu của cơ cấu điều khiển gồm có
Hệ thống phanh không có trợ lực
Hệ thống phanh có trợ lưc
3. Cấu tạo và hoạt động hệ thống phanh thủy lực
3.1. Cấu tạo hệ thống phanh thủy lực
1.Xi lanh bánh xe, 2.ống dẫn dầu, 3.lò xo hồi, 4.má phanh ,5.guốc phanh ,6.bàn đạp ,7.ty đẩy ,8.xi lanh chính ,9.pittong ,10.mâm phanh
a) Phần dao động bao gồm
Bàn đạp phanh (6) dẫn động ty đẩy (7) và lò xo hồi vị (3)
Xilanh chính (8) có bình chứa dầu phanh, bên trong có lắp lò xo, pittong (9)
b) Cơ cấu phanh bánh xe bao gồm (hình trên)
Mâm phanh (10) được lắp chặt với trục bánh xe, trên mâm phanh có xilanh bánh xe.
Guốc phanh (5) và má phanh (4) được lắp trên mâm phanh nhờ 2 chốt lệch tâm, lò xo hồi vị (3) luôn kéo 2 guốc phanh rời khỏi tang trống, Ngoài ra còn có các cam lệch tâm hoặc chốt điều chỉnh.
4.Nguyên tắc hoạt động của hệ thống phanh thủy lực
a) Trạng thái phanh xe
Khi người lái đạp bàm đạp phanh, thông qua ty đẩy làm cho pittong chuyển động nén lò xo và đầu trong xi lanh chính làm tăng áp suất dầu, và đẩy dẩu trong xilanh chính đến các đường ống dầu và xilanh của bánh xe. Dầu trong xilanh các bánh xe đẩy pittong và guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo lên lực ma sát làm cho tang trống và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu người lái
b) Trạng thái thôi phanh
Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất trong hệ thống phanh giảm nhanh nhờ lo xo hồi vị kéo các guốc phanh, má phanh rời khỏi tang trống lò xo guốc phanh hồi vị kéo 2 ptitong của xilanh bánh xe về gần nhau, đẩy dầu hồi theo ống trở về xilanh chính là bình dầu. 
Khi cần điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống, tiến hành điều chỉnh xoay 2 chốt lệch tâm của 2 guốc phanh và hai cam lệch tâm trên phanh.
5.Nội dung bảo dưỡng hệ thống phanh thủy lực
Làm sạch bên ngoài các bộ phận
Kiểm tra chảy rỉ và hư hỏng bên ngoài các bộ phận
Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh và tay phanh
Kiểm tra mức dầu phanh và xả không khí trong hệt thống phanh
Tra mỡ chốt bàn đạp phanh, dầu ty đẩy
Kiểm tra và vặn chặt các bộ phận
Sơ đồ mạch điện
 T2P
αT2P+1
K1
K2
 αK1
 T1p
 1
 TcP
KN
 K3
	+
	-
-	+
Tính vòng K1
 W1 = 
Tính vòng K2
W2 = + + K2
Tính vòng K3
W3 = = 
W4 = W1.W2.W3.
Sơ đồ tương đương
W2
W1
W3
e	Ud
W4 = x + + K2)x ()
=x)
= x
x
=
=[]
Km = 
 Ti = 
Td = 
Với K3 = sttsv = 62
d= 
Wq(P) = Km (Td+Ti)
Wg(P) = 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tim_hieu_he_thong_phanh_dau_o_to.doc