Giáo trình Thuế nhà nước (Phần 2)

Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

1 Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu đánh thu nhập chịu thuế của doanh

nghiệp trong kỳ tính thuế

2 Đặc điểm

- Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư

thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” chịu thuế

- Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà

đầu tư

- Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận được

từ hoạt động đầu tư như lợi tức cổ phần, lãi tiền gởi ngân hàng, lợi nhuận do góp phần liên doanh, liên

kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện

pháp quản lý thu nhập chịu thuế và qui định thuế suất

- Tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân

pdf 33 trang kimcuc 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thuế nhà nước (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thuế nhà nước (Phần 2)

Giáo trình Thuế nhà nước (Phần 2)
28 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
CHƯƠNG V: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 
I. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 
1 Khái niệm 
 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu đánh thu nhập chịu thuế của doanh 
nghiệp trong kỳ tính thuế 
2 Đặc điểm 
- Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư 
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” chịu thuế 
- Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà 
đầu tư 
- Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận được 
từ hoạt động đầu tư như lợi tức cổ phần, lãi tiền gởi ngân hàng, lợi nhuận do góp phần liên doanh, liên 
kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện 
pháp quản lý thu nhập chịu thuế và qui định thuế suất 
- Tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân 
II. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế 
1. Đối tượng nộp thuế, đối tượng không phải nộp thuế 
1.1. Đối tượng nộp thuế 
1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, 
dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: 
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh 
nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. 
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã. 
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. 
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. 
2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: 
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập 
chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam. 
b) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu 
thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của 
cơ sở thường trú đó. 
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế 
phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú. 
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập 
chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. 
3. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ 
sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại 
Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: 
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, 
khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam. 
b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp. 
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, 
cá nhân khác. 
CP
D
Co
lle
ge
29 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
d) Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài. 
đ) Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên 
doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp 
nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. 
1.2. Đối tượng không phải nộp thuế 
 Các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, trồng 
trọt, nuôi trồng thủy sản. 
 Hộ gia đình, cá nhân, nông dân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn 
nuôi, nuôi trồng thủy sản, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao. 
2. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế 
2.1. Đối tượng chịu thuế 
 1) Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và 
thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước 
ngoài. 
 2) Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập 
từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập 
từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá 
nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những 
năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh 
doanh ở ngoài Việt Nam. 
2.2. Đối tượng không chịu thuế 
 Thu nhập được miễn thuế bao gồm: 
1) Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật 
hợp tác xã. 
2) Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp. 
3) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm 
đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt 
Nam. 
4) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng 
cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều 
kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm 
HIV. 
5) Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có 
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. 
6) Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, 
sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. 
 7) Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, 
nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. 
III. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế 
1. Căn cứ tính thuế 
1.1. Thu nhập tính thuế 
 1) Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) thu nhập được miễn 
thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. 
CP
D 
Co
lle
e
30 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
 2) Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ (-) các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, 
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cộng (+) thu nhập khác nhận được từ các nguồn, kể cả thu nhập thu được ở 
nước ngoài. 
 3) Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì phải xác định riêng thu nhập chịu 
thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản để kê khai nộp thuế riêng. 
A. Doanh thu 
 Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch 
vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trường hợp có doanh thu bằng ngoại 
tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại 
thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ. 
B. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 
 1) Doanh nghiệp được trừ tất cả các khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 
2) Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: 
a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch 
bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường. 
b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính. 
c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác. 
d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại 
Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định. 
đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng. 
e) Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định mức tiêu hao do 
doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tế xuất kho. 
g) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng 
hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại 
thời điểm vay. 
h) Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật. 
i) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật. 
k) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh 
nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch 
toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo 
quy định của pháp luật. 
l) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu. 
m) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp 
khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp. 
n) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, 
chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí 
liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ, đối với doanh 
nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi 
được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này, đối với hoạt động thương mại, tổng số chi 
được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra. 
o) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình 
nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật. 
CP
D 
Co
lle
ge
31 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
3) Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt 
Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam công bố tại thời điểm phát sinh chi phí bằng ngoại tệ. 
1.2. Thuế suất 
 1) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. 
 2) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai 
thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh 
doanh. 
2. Phương pháp tính thuế 
 Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế 
nhân với thuế suất, trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế 
thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định. 
IV.Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 
1. Kê khai 
 1) Cơ sở kinh doanh có t rách nh iệm kê kha i doanh t hu , chi phí , thu nhập chịu 
thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu tờ khai của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan 
Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 của tháng 01 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng 
kết thúc năm tài chính đối với cơ sở kinh doanh có năm tài chính khác năm dương lịch. 
 Trường hợp cơ quan Thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh 
chưa phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan Thuế căn cứ vào tỷ lệ thu 
nhập chịu thuế trên doanh thu năm trước liền kề của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế 
của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế tạm nộp 
cả năm, từng quý và thông báo cho cơ sở kinh doanh thực hiện. 
 Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập thì cơ sở kinh doanh tự xác định doanh thu, chi phí, thu 
nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, số thuế phải nộp từng quý và chủ động kê khai với cơ quan thuế 
trong thời hạn chậm nhất không quá ngày 25 của tháng sau, kể từ tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng 
ký kinh doanh. 
2) Đối với cơ sở kinh doanh mà kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong 6 tháng đầu 
năm có sự thay đổi lớn dẫn đến có thể tăng hoặc giảm trên 20% số thuế tạm nộp đã kê khai với cơ quan 
thuế thì cơ sở kinh doanh phải làm đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và số thuế 
tạm nộp của hai quý cuối năm gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất không quá ngày 30 tháng 07 
hàng năm. 
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý gồm có: 
- Công văn đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm trong đó nêu rõ lý do xin điều chỉnh, số 
thuế đã tạm nộp 6 tháng đầu năm và số thuế còn phải nộp 6 tháng cuối năm. 
- Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu quy định của pháp luật về kế toán. 
 Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị của cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế trực tiếp quản lý có thông báo 
cho cơ sở kinh doanh số thuế tạm nộp cả năm đã điều chỉnh lại và số thuế còn phải nộp trong 2 quý cuối 
năm hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của doanh nghiệp chậm nhất là ngày 25 tháng 08 của năm. 
 3) Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thực hiện kê khai 
thuế hàng tháng, hàng quý hoặc năm cùng với kê khai thuế giá trị gia tăng. Căn cứ để kê khai số thuế 
phải nộp dựa vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu và thuế suất, cụ thể như sau: 
CP
D 
Co
lle
ge
32 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
- Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ nhưng đã thực hiện 
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo 
công thức sau: 
 Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng (=) Doanh thu x Tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế trên doanh thu 
x Thuế suất. 
- Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, thực hiện 
kê khai thuế theo doanh thu do cơ quan thuế ấn định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. 
2 . Nộp t hu ế 
Thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp bằng Đồng Việt Nam, cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế 
thu nhập doanh nghiệp như sau: 
 1) Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc 
theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm 
nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. 
Việc xác định ngày nộp thuế của cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau: 
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì 
ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách; 
- Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày cơ quan Kho bạc 
nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế. 
 2) Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ phải nộp thuế hàng tháng 
theo thông báo của cơ quan Thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo nộp thuế chậm 
nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. 
3) Tổ chức, cá ... m 
yết công khai tại trụ sở cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà đất địa phương. 
 Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất do thực hiện đấu thầu thì giá đất tính thuế là giá đất do 
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. 
CP
D 
Co
lle
ge
55 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
 Trường hợp bán căn hộ thuộc nhà nhiều tầng, cùng với chuyển quyền sử dụng đất có nhà trên 
đó thì giá đất tính thuế được phân bổ cho các tầng theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 
5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà như sau: 
 Ðối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng, một hộ ở được tính bằng 10% giá đất khi chuyển quyền 
sử dụng và phân bổ cho các tầng theo hệ số quy định trong bảng sau: 
Hệ số các tầng Nhà tầng 
Tầng 
1 
Tầng 
2 
Tầng 
3 
Tầng 
4 
Tầng 
5 
Tầng 6 
Trở lên 
2 tầng 
3 tầng 
4 tầng 
5 tầng trở 
lên 
0,7 
0,7 
0,7 
0,7 
0,3 
0,2 
0,15 
0,15 
0,1 
0,1 
0,08 
0,05 
0,05 
0,02 
0,0 
 Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất cùng với thay đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp 
sang đất phi nông nghiệp thì giá đất được tính theo giá đất phi nông nghiệp. 
 5.3. Thuế suất 
Có nhiều thuế suất tùy từng trường hợp: 
5.3.1 Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất nhưng không thay đổi mục đích sử dụng đất. 
 Thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất được tính bằng tỷ lệ (%) trên trị giá đất chuyển quyền sử 
dụng, quy định như sau: 
 Trường hợp 1 : 
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất, chưa nộp 
tiền sử dụng đất khi được giao đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp 
luật về đất đai, thì khi được phép chuyển quyền sử dụng đất: 
· Ðối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, thuế suất là 10 %. 
· Ðối với đất ở, đất xây dựng công trình và các loại đất khác, thuế suất là 20 %. 
 Trường hợp 2 : 
 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất mà đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của 
pháp luật về đất đai và trường hợp chuyển quyền sử dụng đất từ lần thứ hai trở đi mà lần trước đã nộp 
thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì khi được phép chuyển quyền sử dụng đất, thuế suất là 5 
%. 
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây cũng được coi là 
đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 
· Khi được giao đất đã nộp tiền đền bù thiệt hại theo quyết định số 186 - HÐBT ngày 31/5/1990 của 
HÐBTnay là Chính phủ về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích 
khác. 
· Ðã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 60 -TC/ TCT ngày 
16/7/1993 của Bộ tài chính khi: mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước cùng với nhận quyền sử dụng đất có 
nhà trên đó; được giao đất để xây dựng nhà ở và công trình, được giao đất thay cho thanh toán giá trị 
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. 
· Mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước, mua nhà của các doanh nghiệp kinh doanh nhà của Nhà nước 
theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1995 của Chính phủ về mua, bán và kinh doanh nhà ở. 
· Mua nhà cùng với nhận quyền sử dụng đất có nhà trên đó thuộc diện đã nộp thuế thu nhập theo 
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 
CP
D
Co
lle
ge
56 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
· Chuyển quyền sử dụng cùng vời thay đổi mục đích từ sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông 
nghiệp mà đã nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo giá đất phi nông nghiệp. 
 Trường hợp 3 : 
 Chuyển đổi đất cho nhau mà có chênh lệch về trị giá đất do khác nhau về diện tích, vị trí hoặc hạng 
đất, thuế suất là 5 % trên phần chênh lệch về trị giá. 
5.3.2 Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất có sự thay đổi mục đích sử dụng đất 
 Từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp: 
· Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất cùng với chuyển mục đích sử dụng: 
+ Từ đất nông nghiệp trồng lúa ổn định sang đất phi nông nghiệp, thuế suất là 50 %. 
+ Từ đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp, thuế suất là 40 %. 
 Ðất nông nghiệp trồng lúa ổn định là đất trồng lúa được tưới tiêu nước chủ động hoặc có lượng mưa 
đảm bảo sản xuất luá ổn định. 
· Trường hợp từ đất nông nghiệp trồng lúa ổn định sang đất xây dựng công trình công nghiệp: 
+ Từ đất nông nghiệp trồng lúa ổn định sang đất xây dựng công trình công nghiệp, thuế suất là 30 %. 
+ Từ đất nông nghiệp khác sang đất xây dựng công trình công nghiệp, thuế suất là 20 %. 
 Trường hợp chuyển từ đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp, thuế suất là 0 %. 
Ðất phi nông nghiệp, gồm: đất khu dân cư, đất đô thị, đất chuyên dùng theo quy định tại chương III 
Luật đất đai năm 1993. 
6. Miễn, giảm thuế 
6.1. Các trường hợp miễn, giảm thuế 
6.1.1 Miễn thuế 
 Miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân chuyển quyền sử dụng đất 
để chuyển đến định cư tại các vùng kinh tế mới, miền núi, hải đảo theo quyết định của cơ quan Nhà nước 
có thẩm quyền. 
 Miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất cho cán bộ, công nhân viên chức chuyển chổ ở đến 
định cư tại các vùng kinh tế mới, miền núi, hải đảo và trong trường hợp thuyên chuyển công tác theo 
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 
 Miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất cho cán bộ, công nhân viên chức khi chuyển chổ ở 
trong các trường hợp hoàn thành nhiệm vụ công tác tại vùng kinh tế mới, miền núi, hải đảo và nghỉ hưu. 
6.1.2 Giảm thuế 
 Giảm 50 % thuế chuyển quyền sử dụng đất cho các trường hợp sau: 
· Chủ hộ gia đình là thương binh hạng 1/4, 2/4, và bệnh binh hạng 1/3,2/3. 
· Chủ hộ gia đình là thân nhân liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước. 
· Người tàn tật không có khả năng lao động, người chưa đến tuổi trưởng thành và người già cô đơn 
không nơi nương tựa. 
· Cán bộ, công nhân viên chức chuyển chổ ở đến các chổ không thuộc vùng kinh tế mới, miền núi, 
hải đảo trong trường hợp thuyên chuyển công tác hoặc nghỉ hưu. 
Những đối tượng được xét giảm với điều kiện: 
+ ở các thành phố trực thuộc trung ương chuyển chổ ở từ quận ngoại thành ra Huyện , thị ngoại thành. 
+ ở các phường thuộc thành phố, thị xã thuộc tỉnh chuyển chổ ở ra các Huyện, thị khác. 
+ ở các tỉnh trung du, miền núi từ huyện này chuyển chổ ở sang huyện khác. Từ các huyện đồng bằng 
chuyển chổ ở lên các huyện trung du, miền núi. 
+ Chuyển chổ ở từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này sang tỉnh, thành phố khác. 
6.2. Thẩm quyền xét miễn, giảm thuế 
CP
D
Co
lle
g
57 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
Mỗi đối tượng chỉ được xem xét miễn hoặc giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất 
được Nhà nước giao lần đầu ( căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ địa chính của UBND 
xã, phường, thị trấn nơi có đất chuyển quyền sử dụng). 
Các đối tượng nộp thuế thuộc diện được miễn , giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất đều phải làm thủ 
tục kê khai nộp thuế và nộp đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất có xác nhận của 
UBND xã, phường, thị trấn nơi hộ nộp thuế cư trú, kém theo các giấy tờ cho từng trường hợp cụ thể. 
Việc xem xét miễn giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất do cơ quan thuế thực hiện. 
7. Kê khai, nộp thuế 
 7.1. Kê khai thuế 
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi làm thủ tục xin phép chuyển quyền sử dụng đất phải đồng thời kê 
khai với cơ quan thuế nơi có đất chuyển quyền sử dụng theo mẫu tờ khai của cơ quan Thuế kèm theo 
giấy phép thay đổi mục đích sử dụng đất (nếu có). 
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, cơ quan thuế 
phải ra thông báo cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp. Thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo 
thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra thông báo thuế. 
 7.2. Nộp thuế 
Thuế chuyển quyền sử dụng đất nộp tại cơ quan thuế địa phương nơi có đất chuyển quyền sử dụng. 
Trường hợp chuyển đổi đất cho nhau mà có chênh lệch về giá trị thì thuế chuyển quyền sử dụng đất nộp 
tại cơ quan thuế nơi đất có giá trị lớn hơn. 
 Thuế chuyển quyền sử dụng đất được nộp một lần theo thông báo của cơ quan thuế. Khi thu thuế, cơ 
quan thu thuế phải cấp biên lai thuế do Bộ tài chính phát hành. 
 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận quyền 
sử dụng đất khi người chuyển quyền sử dụng đất đã nộp đủ thuế. 
 7.3. Xử lý vi phạm về thuế 
Ðối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, bị xử lý như sau: 
- Có hành vi khai man, trốn thuế, ngoài việc phải nộp đủ thuế theo quy định của Luật này, còn bị phạt từ 
1 đến 3 lần số thuế gian lận. 
- Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt ghi trong thông báo thu thuế hoặc quy định xử phạt, ngoài việc phải nộp 
đủ số thuế hoặc tiền phạt theo quy định của Luật này, mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt 0,2 % số tiền nộp 
chậm. 
- Cá nhân trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định trên mà còn vi 
phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật . CP
D 
Co
lle
ge
58 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
VI. Thuế bảo vệ môi trường 
1. Khái niệm 
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng 
hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. 
2. Đối tượng chịu thuế 
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: 
a) Xăng, trừ etanol; 
b) Nhiên liệu bay; 
c) Dầu diezel; 
d) Dầu hỏa; 
đ) Dầu mazut; 
e) Dầu nhờn; 
g) Mỡ nhờn. 
2. Than đá, bao gồm: 
a) Than nâu; 
b) Than an-tra-xít (antraxit); 
c) Than mỡ; 
d) Than đá khác. 
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC). 
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế. 
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng. 
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng. 
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng. 
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. 
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời 
kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định. 
3. Đối tượng không chịu thuế 
1. Hàng hóa không quy định tại 2. không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. 
2. Hàng hóa quy định không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau: 
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy 
định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa 
khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra 
khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa 
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính 
phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật; 
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật; 
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để 
xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ 
môi trường để xuất khẩu. 
4. Người nộp thuế 
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng 
hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định 2. 
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau: 
a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế; 
CP
D
Co
lle
ge
59 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà 
không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, 
hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. 
5. Căn cứ tính thuế 
1. Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối. 
2. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau: 
a) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán 
ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; 
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu. 
3. Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định tại Biểu thuế. 
6. Phương pháp tính thuế 
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt 
đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. 
7. Biểu thuế 
STT Hàng hóa ĐVT 
Mức thuế 
(đồng/1đơn vị 
hàng hóa) 
I Xăng, dầu, mỡ nhờn 
1 Xăng, trừ etanol lít 1.000-4.000 
2 Nhiên liệu bay lít 1.000-3.000 
3 Dầu diezel lít 500-2.000 
4 Dầu hỏa lít 300-2.000 
5 Dầu mazut lít 300-2.000 
6 Dầu nhờn lít 300-2.000 
7 Mỡ nhờn kg 300-2.000 
II Than đá 
1 Than nâu tấn 10.000-30.000 
2 Than an-tra-xít (antraxit) tấn 20.000-50.000 
3 Than mỡ tấn 10.000-30.000 
4 Than đá khác tấn 10.000-30.000 
III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon 
(HCFC) 
kg 1.000-5.000 
IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000-50.000 
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000 
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế 
sử dụng 
kg 1.000-3.000 
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử 
dụng 
kg 1.000-3.000 
8. Thời điểm tính thuế 
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển 
giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa. 
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng 
hóa vào sử dụng. 
CP
D 
Co
lle
ge
60 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM 
www.phuongdongqn.vn / phuongdongqn.edu.vn 
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối 
kinh doanh xăng, dầu bán ra. 
9. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế 
- Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu 
dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 
- Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng 
thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu. 
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. 
10. Hoàn thuế 
1. Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan 
Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài; 
2. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán 
cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận 
tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; 
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái 
xuất. 
4. Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài; 
5. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của 
pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài./. 
CP
D 
Co
lle
ge

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thue_nha_nuoc_phan_2.pdf