Giáo trình Thiết kế cơ khí theo tham số và hướng đối tượng - Chương 3, Phần 2: Thiết kế mô hình chi tiết
Mô hình chi tiết 3D (3D Part Model) là gì ?
Mô hình chi tiết 3D có thể được tạo bằng cách Extrude, Sweep hoặc Project
một đối tượng hình học phác thảo (Sketch) theo một đường dẫn hoặc quay nó
quanh một trục. Các mô hình này thường được gọi là các Solid (vật đặc) bởi vì
chúng có bao gồm khối lượng, không giống như mô hình khung dây (Wireframe
Model) những mô hình chỉ được định nghĩa bằng các cạnh.
Các mô hình Solid trong Autodesk Inventor là Feature-based và Persistent.
+ Feature-based có nghĩa là chi tiết là tổ hợp của các Feature như là: Các
Hole (lỗ), Flange (Gờ mép), Fillet (vê tròn), Boss (vấu lồi). Với Autodesk
Inventor ta có thể tạo các chi tiết dựa trên các chức năng của chúng.
+ Persistent có nghĩa là ta có thể thay đổi các đặc điểm của Feature bằng
cách trở lại thay đổi Sketch của Feature đó hoặc thay đổi giá trị các tham số được
sử dụng trong lệnh tạo ra Feature đó. Ví dụ, ta có thể thay đổi chiều dài của một
Extruded Feature bằng cách nhập vào giá trị mới cho trường Extent của lệnh
Extrude Feature này. Ta cũng có thể dùng các biểu thức để lấy ra giá trị kích
thước từ kích thước khác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết kế cơ khí theo tham số và hướng đối tượng - Chương 3, Phần 2: Thiết kế mô hình chi tiết
Ch−ơng 3 Thiết kế mô hình chi tiết ( Part model) Ch−ơng này sẽ giới thiệu tổng quan về các khái niệm, cách sử dụng các công cụ tạo các Feature và trình tự thực hiện trong môi tr−ờng thiết kế mô hình chi tiết ( Part Model). Để tham khảo thêm về các ví dụ trình diễn, chỉ dẫn trình tự các b−ớc ta có thể sử dụng trợ giúp trực tuyến (onlin Help), Tutorials và Visual SyllabusTM. 3.1. Giới thiệu chung: Mô hình chi tiết (Part Model) là tập hợp các Feature, hầu hết các Feature này đ−ợc tạo ra từ phác thảo (Sketch). Các Feature liên kết với một Feature khác theo trình tự chúng tạo ra. Có rất nhiều cách để tạo mô hình chi tiết. Lập kế hoạch làm việc tốt sẽ giúp ta tạo lập và chỉnh sửa mô hình tốt hơn. - Mô hình chi tiết 3D (3D Part Model) là gì ? Mô hình chi tiết 3D có thể đ−ợc tạo bằng cách Extrude, Sweep hoặc Project một đối t−ợng hình học phác thảo (Sketch) theo một đ−ờng dẫn hoặc quay nó quanh một trục. Các mô hình này th−ờng đ−ợc gọi là các Solid (vật đặc) bởi vì chúng có bao gồm khối l−ợng, không giống nh− mô hình khung dây (Wireframe Model) những mô hình chỉ đ−ợc định nghĩa bằng các cạnh. Các mô hình Solid trong Autodesk Inventor là Feature-based và Persistent. + Feature-based có nghĩa là chi tiết là tổ hợp của các Feature nh− là: Các Hole (lỗ), Flange (Gờ mép), Fillet (vê tròn), Boss (vấu lồi). Với Autodesk Inventor ta có thể tạo các chi tiết dựa trên các chức năng của chúng. + Persistent có nghĩa là ta có thể thay đổi các đặc điểm của Feature bằng cách trở lại thay đổi Sketch của Feature đó hoặc thay đổi giá trị các tham số đ−ợc sử dụng trong lệnh tạo ra Feature đó. Ví dụ, ta có thể thay đổi chiều dài của một Extruded Feature bằng cách nhập vào giá trị mới cho tr−ờng Extent của lệnh Extrude Feature này. Ta cũng có thể dùng các biểu thức để lấy ra giá trị kích th−ớc từ kích th−ớc khác. - Feature là gì ? Feature là một bộ phận riêng của chi tiết mà có thể đ−ợc chỉnh sửa bất kỳ khi nào. Có 4 loại Feature: Sketched Feature, Placed Feature, Pattern Feature và Work Feature. + Sketched Feature đ−ợc tạo ra dựa trên một phác thảo hình học(Sketch) và đ−ợc định nghĩa bởi các giá trị tham số ta nhập vào khi thực hiện lệnh tạo Feature. Ta có thể thay đổi giá trị các tham số của Feature và của phác thảo hình học. + Placed Feature, ví dụ nh− Fillet ( vê tròn góc) hoặc Chamfer (vát góc)... là các Feature không đòi hỏi một phác thảo của riêng nó. Để tạo một Fillet ta có thể nhập vào bán kính vê tròn và chọn một cạnh. Các Placed Feature chuẩn gồm có: Shell, Fillet hoặc Round, Chamfer và Face draft. + Pattern Feature là một mảng các Feature hoặc một nhóm các Feature. Có thể ẩn sự xuất hiện của các thành phần riêng trong Pattern nếu cần thiết. + Work Feature là Work Plane, Work Axis, Work Point. Work Feature có thể xác định vị trí và h−ớng của các Feature. Ví dụ, ta có thể tạo một Work Plane tạo với một mặt của chi tiết (mặt A) một góc nhất định. Nếu mặt A thay đổi thì Work Plane và các Feature liên quan tới Work Plane cũng sẽ bị thay đổi. Nếu ta thay đổi góc giữa Work Plane với mặt A thì các Feature liên quan sẽ thay đổi t−ơng ứng với h−ớng mới. - Khi nào ta sử dụng môi tr−ờng Part Model? Môi tr−ờng Part Model đ−ợc kích hoạt bất kỳ khi nào ta tạo hoặc chỉnh sửa chi tiết. Ta sử dụng môi tr−ờng Part Model để tạo hoặc chỉnh sửa các Feature, định nghĩa các Work Feature, tạo các Pattern và kết hợp các Feature để tạo thành chi tiết. Dùng Browser (cửa sổ duyệt) để chỉnh sửa các Sketch hoặc các Feature, ẩn hoặc hiện các Feature, tạo các ghi chú thiết kế, tạo các Feature thích nghi và truy cập vào các thuộc tính. - Ta có thể tìm Part Model ở đâu ? Khi mở file Part, Part là mục trên đỉnh trong Browser. Khi mở file Assembly mỗi chi tiết đ−ợc liệt kê riêng. Ta có thể tìm các Feature đ−ợc liệt kê d−ới biểu t−ợng Part trong Browser. Để chỉnh sửa một Feature, kích chuột phải trong Browser hoặc cửa sổ đồ hoạ. Từ menu ngữ cảnh ta có thể chọn Edit Feature để đ−a ra các tham số tạo Feature hoặc chọn Edit Sketch để đ−a ra các tham số tạo Sketch. 3.2. Các tiện ích: Danh sách d−ới đây nêu một vài tiện ích dùng trong môi tr−ờng tạo mô hình chi tiết để tạo chi tiết. - Feature preview: xem tr−ớc Feature tr−ớc khi tạo. - Feature Editing: Chỉnh sửa hình dáng bên ngoài của Feature. - Work Features: Chọn trực tiếp đối t−ợng hình học để tạo các Work Feature - Derived parts: Tạo một chi tiết dẫn xuất từ một chi tiết cơ sở hoặc một thành phần trong lắp ráp. - Component color: gàn màu và chất l−ợng tô bóng cho chi tiết và gán màu trong suốt nh− thuỷ tinh khi có một chi tiết khác ẩn sau nó. - Surface design: Dựng các hình phức tạp của các chi tiết chất dẻo và tăng độ chính xác và năng suất. 3.3. Trình tự thực hiện: Sketch ban đầu để tạo chi tiết có thể có hình dáng đơn giản để dễ tạo dựng. Sau đó ta bổ sung các Feature, chúng ta có thể chỉnh sửa sao cho ta có thể hoàn thiện thiết kế nhanh. Toàn bộ quá trình thiết kế gồm có bổ sung các đối t−ợng hình học, các chi tiết về kích th−ớc, các ràng buộc để hoàn chỉnh mô hình. Đánh giá thiết kế bằng cách thay đổi các quan hệ và các ràng buộc hoặc bổ sung và loại bỏ các Feature. 3.4. Lập kế hoạch làm việc: Feature đầu tiên tạo dựng là Feature cơ sở. Sau đó ta có thể tạo các Feature bổ sung để hoàn thiện thiết kế. Vì các Feature này phụ thuộc trên Feature cơ sở nên lập kế hoạch làm việc tốt có thể giảm rõ rệt thời gian thiết kế một chi tiết. Chi tiết hoàn chỉnh Các Feature con bị cắt bỏ Một số điểm cần l−u ý tr−ớc khi tạo lập mô hình chi tiết: - Cần chỉ rõ điểm nhìn nào là tốt nhất: Là điểm nhìn mà Feature cơ sở th−ờng là Feature nổi bật nhất trong điểm nhìn này. - Chỉ ra những Feature quan trọng nhất trong mô hình chi tiết: Những Feature này tạo lập tr−ớc trên cơ sở đó tạo lập các chi tiết còn lại. - Chỉ ra những Feature nào yêu cầu có phác thảo, những Feature nào có thể thay thế: Cả mô hình mặt và mô hình solid đều có thể đ−ợc đùn từ một phác thảo. Tuy nhiên các Feature nh− fillet, chamfer thì hoàn toàn không đòi hỏi phác thảo. - Có thể dùng các mặt phẳng toạ độ và gốc toạ độ cho thuận tiện không? Ví dụ, nếu ta tạo một trục có đ−ờng tâm tại gốc toạ độ, ta có thể sử dụng một trong các mặt phẳng toạ độ từ browser để phác thảo - Lợi ích của việc gán các kiểu màu khác nhau cho các chi tiết khác nhau: Màu sắc và độ sáng có thể giúp phân biệt chi tiết này với chi tiết khác. 3.5. Tạo lập các chi tiết mới Khi ta tạo một chi tiết mới ta có thể chọn từ một số biểu mẫu (template) có sẵn với đơn vị đo đ−ợc định nghĩa tr−ớc. Một biểu mẫu có thể chứa các thông tin về thuộc tính có sẵn nh− các thuộc tính về vật liệu, các thông tin về đề án. Các biểu mẫu đ−ợc l−u trữ trong th− mục Autodesk\Inventor4\Templates hoặc trong các th− mục con English hoặc Metric. Các th− mục con trong th− mục Templates đ−ợc hiển thị nh− các nút Tabs trong hộp thoại New. - Để tạo một chi tiết mới: Chọn một biểu mẫu tạo chi tiết từ hộp thoại New hoặc kích chuột vào mũi tên cạnh nút New sau đó chọn Part từ menu mở rộng. Để mở hộp thoại New có thể chọn New từ cửa sổ Getting Started hoặc kích vào nút New trên thanh công cụ chuẩn hoặc chọn File sau đó chọn New. Chú ý: Nếu chọn Part từ menu mở rộng bên trong nút New biểu mẫu Part chuẩn sẽ đ−ợc mở. Nếu file Standard.ipt không có trong th− mục Autodesk\Inventor\Templates thì một hộp thoại thông báo lỗi sẽ xuất hiện. - Cách tạo một biểu mẫu (Template): Mở một file chi tiết (Part) và sửa lại những thông tin cần thiết sau đó chọn File, chọn Save Copy As để ghi vào trong th− mục Autodesk\Inventor4\Templates. Nếu tạo một Folder mới trong th− mục Templates thì th− mục đó sẽ xuất hiện nh− là một nút Tab trong hộp thoại New. - Định nghĩa các thuộc tính cho chi tiết: Chọn File ->Properties. Nhập các thông tin diễn tả định nghĩa chi tiết nh− các dữ liệu về đề án và chi tiết, các thuộc tính về vật liệu, đơn vị đo, tình trạng chi tiết... Những thông tin trên các Tab Summary, Project, Status và Custom cũng có ở bên ngoài Autodesk Inventor thông qua Design Assistant hoặc Microsoftđ Windowsđ Explorer. Chú ý: để biết thêm thông tin về Design Assistant xem “Design Assistant” - Bổ sung màu cho Feature : Trong cửa sổ duyệt kích chuột phải vào một Feature và chọn Properties. Trong Feature Color chọn một màu mới. 3.6. Tạo các Feature cơ sở: Sau khi lập kế hoạch thứ tự các b−ớc, ta quyết định cách tạo chi tiết cơ sở. Có thể dùng hai cách cơ bản là Extrude và Revolve. Ta có thể dùng Extrude để tạo các mặt nh− là khi ta dùng nó để tạo các solid. Ta cũng có thể dùng Loft, Sweep hoặc là Coil. - Extrude là đùn một tiết diện dọc theo một đ−ờng thẳng. - Revolve là quay liên tục một tiết diện quanh 1 trục. - Loft tạo dựng Feature bằng cách đùn qua các thiết diện thay đổi. Ta có thể tạo các phác thảo trên nhiều mặt làm việc. Loft tạo ra mô hình đ−ợc đùn từ một biên dạng tới một biên dạng tiếp theo. Loft có thể đùn theo một đ−ờng cong. - Sweep đùn một tiết diện không đổi theo một đ−ờng cong. - Coil đùn một tiết diện không đổi theo một đ−ờng xoắn ốc. Để tạo một Feature cơ sở: 1. Mở trực tiếp một file Part mới hoặc tạo một Part trong file lắp ráp. 2. Tạo một phác thảo bao gồm phác thảo tiết diện và đ−ờng dẫn (nếu cần). 3. Chọn công cụ tạo Feature thích hợp. Hộp thoại yêu cầu nhập các tham số định nghĩa cho Feature. Autodesk Inventor chọn biên dạng kín. Nếu có nhiều biên dạng kín kích chọn biên dạng mô tả tiết diện cần đùn. Nếu không thực hiện lệnh Extrude thì cần chọn thêm đ−ờng dẫn hoặc trục quay. 4. Kích OK để kết thúc việc tạo mô hình. Thay đổi chế độ hiển thị từ 2D sang mô hình 3D. Ta có thể tạo Work Feature khi tạo chi tiết cơ sở. - Tạo các Work Feature: Kích chuột vào nút Work Plane, Work Axis hoặc Work Point. Chọn một đối t−ợng hình học hoặc hệ toạ độ mặc định. Autodesk Inventor có thể tạo ra Work Feature từ đối t−ợng hình học đã chọn. Ví dụ nếu muốn tạo một trục làm việc chỉ cần chọn mặt đầu của một hình trụ khi đó trục làm việc đ−ợc tạo ra qua đ−ờng tâm của hình trụ. Chú ý: Thông tin chi tiết về work Feature xem trên Online Help và Tutorials. 3.7. Quan sát các chi tiết: Có một số cách quan sát chi tiết, cách quan sát chi tiết mặc định là vuông góc với biên dạng phác thảo. Khi kích chuột phải vào cửa sổ đồ hoạ và chọn Isometric View từ menu thì véc tơ quan sát sẽ thay đổi theo h−ớng đó. Ta cũng có thể chọn Previous View từ menu hoặc ấn phím F5 để trở lại mô hình của lần quan sát tr−ớc. Các lệnh dùng để quan sát đ−ợc đặt trên thanh công cụ chuẩn. Xem “Viewing Tools” . Ta có thể xoay h−ớng quan sát theo 3 chiều, quanh một hoặc các trục toạ độ. Công cụ Common View là một “glass box” (hộp trong suốt) và các vector quan sát trên mỗi mặt và góc. - Sử dụng công cụ quay: Trên thanh công cụ chuẩn kích chuột vào Rotate. Biểu t−ợng quay 3D đ−ợc hiển thị trên mô hình. Kích chuột vào mô hình để chọn điểm quay cho véc tơ quan sát. Di chuyển chuột bên trong biểu t−ọng quay để quay theo 3 chiều, di chuyển chuột bên ngoài biểu t−ợng quay để quay theo một trục. Kích chuột ra bên ngoài vùng biểu t−ợng để kết thúc lệnh quay. Ta cũng có thể ấn phím F4 để kích hoạt lệnh này. - Sử dụng công cụ Common View: Trên thanh công cụ chuẩn kích chuột vào Rotate để kích hoạt lệnh Common View ấn phím SPACEBAR. Khi Rotate đ−ợc kích hoạt kích chuột vào một mũi tên mô hình sẽ quay cho đến khi góc thẳng h−ớng quan sát. 3.8. Chỉnh sửa các Feature - Để chỉnh sửa một Feature : Thay đổi các tham số trong lệnh tạo Feature hoặc biên dạng phác thảo. Kích chuột phải vào Feature cần sửa trong trình duyệt sau đó chọn Edit Feature , Edit Sketch hoặc Show Dimensions. Edit Feature sẽ mở hộp thoại của lệnh tạo Feature đó. Edit Sketch kích hoạt Sketch của Feature . Show Dimensions hiển thị kích th−ớc Sketch . Từ đó ta có thể chỉnh sửa chúng trong môi tr−ờng mô hình chi tiết. - Để thoát khỏi chế độ Sketch: Kích chuột vào nút Update. Feature đ−ợc cập nhật và ch−ơng trình thoát khỏi chế độ Sketch. 3.9. Bổ sung Sketched Features: Mối quan hệ cha con giữa các Feature nghĩa là một Feature điều khiển các Feature khác. Feature cơ sở là cha của tất cả các Feature khác. Có nhiều cấp độ liên hệ cha/con. Feature con tạo ra sau Feature cha và Feature cha phải có sẵn tr−ớc. Ví dụ ta có thể tạo một vấu nồi trên vật đúc, có thể có hoặc không có lỗ khoan(Feature con) trên nó tuỳ theo từng ứng dụng. Vấu nồi (Feature cha) có thể có sẵn không có lỗ khoan ( Feature con), nh−ng lỗ khoan thì không tồn tại nếu không có vấu nồi. - Bổ sung một Sketch Feature : Cũng giống nh− khi tạo Feature cơ sở. Nh−ng ở đây có 2 điểm khác là: + Thứ nhất ta phải chỉ ra Sketch. + Tthứ 2 là ở tr−ờng hợp này số l−ợng tuỳ chọn để tạo Feature nhiều hơn. - Tạo một phác thảo mới: Kích chuột vào nút Sketch và kích chuột vào một mặt trên mô hình chi tiết. Biên dạng phác thảo đ−ợc định nghĩa trên mặt l−ới. Nếu muốn dựng Feature trên mặt cong hoặc một mặt nghiêng tr−ớc tiên ta phải dựng một mặt làm việc(Work Plane). 3.10. Bổ sung các Placed Feature: Các Placed Feature không yêu cầu Sketch cho riêng nó. Ví dụ ta chỉ cần xác định một cạnh để bổ sung một Chamfer (vát góc). Dùng công cụ tạo Chamfer để định nghĩa các tham số cho Chamfer. Các Placed Feature chuẩn là: Shell, Fillet hoặc Round, Chamfer và Face draft. - Shell: Tạo chi tiết rỗng với độ dày xác định của thành chi tiết. - Fillet: Vê tròn các cạnh. - Chamfer: Vát mép các góc. - Face Draft: Tạo mặt vát trên các mặt. Ta cần chọn mặt cơ sở và h−ớng vát. - Bổ sung Placed Feature: Kích chuột vào nút Placed Feature sau đó chọn Feature cần bổ sung. + Bổ sung một lỗ (Hole): Tạo các điểm tâm lỗ. Ta có thể dùng điểm cuối của đ−ờng thẳng làm tâm lỗ.Trên thanh công cụ Feature kích chuột vào công cụ Hole sau đó chọn tâm lỗ, dùng hộp thoại Hole để định nghĩa lỗ. Các góc và điểm tâm đ−ợc chọn làm tâm của các lỗ Các tham số định nghĩa lỗ 3.11. Tạo mảng các Feature (Pattern of Feature): Một Feature đơn hoặc một nhóm các Feature có thể đ−ợc nhân bản hoặc sắp xếp trong các mảng. Các công cụ tạo mảng yêu cầu có một đối t−ợng hình học tham chiếu để định nghĩa mảng. Ta có thể tạo các mảng bằng cách sử dụng công cụ Rectangular và Circular Pattern hoặc công cụ Mirror Feature. Ví dụ dùng công cụ Rectangular Pattern để tạo một mảng gồm 3 hàng 4 cột 3.12. Cắt các mặt hoặc các chi tiết: Công cụ Split dùng phác thảo các đối t−ợng hình học để cắt các mặt hoặc các chi tiết. Sử dụng các đối t−ợng hình học phác thảo để tạo các đ−ờng cắt đứt. Khi cắt một mặt, hệ thống sẽ chia mặt có sẵn theo đ−ờng cắt đứt. Khi cắt một chi tiết, hệ thống sẽ cắt qua chi tiết theo đ−ờng cắt đứt và loại bỏ một nửa chi tiết. - Cắt các mặt: Tạo mặt phác thảo và phác thảo đ−ờng cắt đứt. Ta có thể dùng các đối t−ợng hình học có nhiều phần để tạo đ−ờng cắt đứt. Kích chuột vào công cụ Split trên thanh công cụ Feature. Sau đó kích chuột vào nút Split Face. Chọn đ−ờng cắt và các mặt cần cắt. Nếu muốn cắt tất cả các mặt trên chi tiết kích chuột vào nút Part. Nếu đ−ờng cắt không hoàn toàn cắt các mặt cần cắt thì hệ thống sẽ tự động kéo dài đến giao nhau. Nút cắt mặt Chọn các mặt cắt riêng phần - Cắt chi tiết: Tạo mặt phẳng phác thảo và ó thể dùng các đối t−ợng hình học có nhiều phần để tạo đ−ờng cắt. Kích chuột vào công cụ Split trên thanh công cụ Feature. Kích chuột v art. Chọn đ−ờng cắt và phần cắt bỏ. Nếu đ−ờng cắt không giao với cá đến giao nhau. ào nút Split Pphác thảo đ−ờng cắt. Ta cc mặt cần cắt thì hệ thống sẽ tự động kéo dài Nút cắt chi tiết Chọn h−ớng cắt bỏ vật liệu 3.13. Các công cụ tạo mô hình chi tiết Tập hợp các công cụ tạo mô hình chi tiết bao gồm các công cụ tạo Feature trên thanh công cụ Feature và các công cụ quan sát trên thanh công cụ chuẩn. - Các công cụ tạo Feature Một số công cụ Feature có nhiều lựa chọn. Mũi tên bên cạnh nút công cụ chỉ cho ta có thể mở rộng nút để có thể nhìn thấy nhiều lựa chọn hơn. TT Nút Công cụ Chức năng Ghi chú 1 Extrude Đùn một biên dạng theo ph−ơng vuông góc với phác thảo để tạo một khối rắn hoặc mô hình mặt Có thể dùng tạo Feature cơ sở 2 Revolve Quay liên tục một biên dạng quanh 1 trục Có thể dùng tạo Feature cơ sở 3 Hole Tạo một lỗ trong chi tiết Dùng điểm cuối của một đ−ờng thẳng hoặc tâm lỗ làm đ−ờng tâm lỗ 4 Shell Khoét rỗng chi tiết Placed Feature 5 Rib Tạo một gân cho chi tiết Placed Feature 6 Loft Tạo một Feature có tiết diện thay đổi, có thể theo một đ−ờng dẫn cong Yêu cầu có nhiều mặt phẳng làm việc 7 Sweep Đùn một phác thảo biên dạng theo một đ−ờng dẫn cong Có thể dùng để tạo chi tiết cơ sở 8 Coil Đùn một biên dạng theo một đ−ờng dẫn xoắn ốc Có thể dùng để tạo Feature cơ sở 9 Thread Tạo đ−ờng ren trong hoặc ren ngoài trên chi tiết 10 Fillet Vê tròn các cạnh Placed Feature 11 Chamfer Vát mép các cạnh Placed Feature 12 Face Draft Tạo khối vát trên cạnh đã chọn Placed Feature 13 Split Cắt các mặt theo đ−ờng cắt hoặc cắt chi tiết theo đ−ờng cắt. 14 View Catalog - Mở một mẫu phần tử thiết kế - Chèn một phần tử thiết kế. - Tạo phần tử thiết kế từ Feature có sẵn. 15 Derived Component Tạo một chi tiết mới từ chi tiết cơ sở 16 Rectangula r Pattern Tạo một ma trận chữ nhật Feature 17 Circular Pattern Tạo loạt Feature theo đ−ờng tròn 18 Mirror Feature Tạo một ảnh đối xứng qua một mặt, một đ−ờng thẳng, một trục 19 Work Plane Tạo một mặt làm việc 20 Work Axis Tạo một trục làm việc 21 Work Point Tạo một điểm làm việc 22 Parameters Hiển thị các tham số cho các Feature sửa đổi các chữ số trong equations. Tạo các tham số bổ sung - Các công cụ quan sát Bảng này diễn tả các công cụ dùng để thay đổi h−ớng quan sát. Có thể dùng các công cụ này trong tất cả các môi tr−ờng. TT Nút lệnh Công cụ Chức năng Ghi chú 1 Zoom All Hiển thị toàn bộ các chi tiết trong cửa sổ đồ hoạ 2 Zoom Window Hiển thị kín màn hình vùng đ−ợc chọn 3 Zoom Di chuột để phòng to hoặc thu nhỏ 4 Pan Di chuyển vị trí mô hình trong cửa sổ đồ hoạ 4 Zoom selected Hiển thị kín màn hình đối t−ợng hình học đ−ợc chọn 5 Rotate Thay đổi h−ớng quan sát mô hình 6 Look At Thay đổi h−ớng quan sát sao cho nó vuông góc với đối t−ợng hình học đ−ợc chọn 7 Shaded Display Tô bóng mô hình Hidden Edge Display Tô bóng mô hình nh−ng nhìn thấy các cạnh ẩn 8 Wireframe Display Tô bóng mô hình dạng khung Mẹo: - Sử dụng hệ toạ độ mặc định: Nếu ta tạo trục với đ−ờng tâm tại gốc tạo độ ta có thể tham chiếu một trong các mặt phẳng toạ độ khi phác thảo biên dạng của các Feature bổ sung. - Bổ sung các Work Feature trong quá trình tạo chi tiết: Ta có thể tạo các lắp ráp một cách dễ dàng hơn nếu có sẵn các Work Feature trong file part. - Dùng chung các Sketch giữa các Feature: Các Sketch dùng chung có thể dùng cho nhiều Feature. Sketch dùng chung xuất hiện tại đỉnh của cửa sổ duyệt. Một biểu t−ợng Sketch đ−ợc hiển thị d−ới mỗi Feature mà sử dụng chúng. - Sử dụng các điểm giới hạn To Next và Through All: Các Feature tạo ra có điểm giới hạn sẽ tự động cập nhật sự thay đổi tới các Feature khác. - Đặt chế độ chọn: Chỉ ra kiểu đối t−ợng hình học ta muốn chọn để lọc bỏ các đối t−ợng hình học khác. - Sử dụng bộ lọc trong cửa sổ duyệt: ẩn các thành phần khác trong cửa sổ duyệt để dễ dàng hơn khi tham chiếu qua các Feature.
File đính kèm:
- giao_trinh_thiet_ke_co_khi_theo_tham_so_va_huong_doi_tuong_c.pdf