Giáo trình Tâm lý học mầm non - Phần 1 (Chương trình đào tạo từ xa)

 1.1. Đối tượng của tâm lý học mầm non.

 Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những sự kiện và quy luật phát triển tâm lý của trẻ: Phát triển hoạt động, phát triển các quá trình, phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ. Tâm lý học lứa tuổi mầm non là một bộ phận của tâm lý học trẻ em, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi. Nghiên cứu những khả năng đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và nhân tố chủ đạo

trong sự phát triển tâm lý của trẻ từ 0 - 6 tuổi (vai trò hoạt động chủ đạo).

 1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học mầm non.

 Tâm lý học trẻ mầm non làm sáng tỏ quy luật của sự phát triển tâm lý của trẻ và đặc điểm tâm lý của nó trong từng giai đoạn nhất định. Tìm hiểu những nguyên nhân quy định sự phát triển đó. Để làm rõ được những điều đó phải phân tích những điều kiện, yếu tố, hoàn cảnh quyết định sự phát triển của trẻ, phân tích sự mẫu thuẫn và hướng giải quyết trong quá trình phát triển của trẻ. Nghiên cứu cơ chế văn hoá xã hội và cơ chế tự nhiên trong sự phát triển tâm lý của trẻ (Đặc điểm hoạt động thần kinh, yếu tố di truyền).

pdf 65 trang thom 03/01/2024 7160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học mầm non - Phần 1 (Chương trình đào tạo từ xa)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lý học mầm non - Phần 1 (Chương trình đào tạo từ xa)

Giáo trình Tâm lý học mầm non - Phần 1 (Chương trình đào tạo từ xa)
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
-------- 
Giáo trình đào tạo từ xa 
TÂM LÝ HỌC MẦM NON 
 CHỦ BIÊN: HỒ THỊ HẠNH 
 Vinh 2011 
 2
CHƯƠNG I 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI 
MẦM NON 
1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI MẦM 
NON. 
 1.1. Đối tượng của tâm lý học mầm non. 
 Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những sự kiện và quy luật phát 
triển tâm lý của trẻ: Phát triển hoạt động, phát triển các quá trình, phẩm chất 
tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ. 
Tâm lý học lứa tuổi mầm non là một bộ phận của tâm lý học trẻ em, nghiên 
cứu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi. Nghiên cứu những khả năng 
đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và nhân tố chủ đạo 
trong sự phát triển tâm lý của trẻ từ 0 - 6 tuổi (vai trò hoạt động chủ đạo). 
 1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học mầm non. 
 Tâm lý học trẻ mầm non làm sáng tỏ quy luật của sự phát triển tâm lý 
của trẻ và đặc điểm tâm lý của nó trong từng giai đoạn nhất định. Tìm hiểu 
những nguyên nhân quy định sự phát triển đó. 
 Để làm rõ được những điều đó phải phân tích những điều kiện, yếu tố, 
hoàn cảnh quyết định sự phát triển của trẻ, phân tích sự mẫu thuẫn và hướng 
giải quyết trong quá trình phát triển của trẻ. 
 Nghiên cứu cơ chế văn hoá xã hội và cơ chế tự nhiên trong sự phát triển 
tâm lý của trẻ (Đặc điểm hoạt động thần kinh, yếu tố di truyền). 
 1.3. Ý nghĩa của tâm lý học mầm non. 
 *Về mặt lý luận: Từ thành tựu tâm lý học trẻ em có thể rút ra quy luật 
phát triển chung: 
 - Sự phát triển tâm lý trẻ em là một dạng vận động và động lực của nó là 
các mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn. (VD Mâu thuẫn giữa nhu cầu 
giao tiếp và khả năng giao tiếp của trẻ hài nhi; giữa cái mong muốn mà không 
thể làm được do khả năng hạn chế; giữa cái đã biết và cái chưa biết.v.v...) 
 3
- Việc nghiên cứu những đặc điểm và quy luật của sự phát triển tâm lý trẻ 
em làm sáng tỏ luận thuyết về sự hình thành phát triển tâm lý theo quan điểm 
biện chứng, chứng minh vai trò của những mối quan hệ của con người đối với 
thế giới xung quanh. 
 * Về mặt thực tiễn: Sự hiểu biết về đặc điểm và quy luật của sự phát 
triển tâm lý trẻ em giúp nhà giáo dục có phương pháp giáo dục có hiệu quả 
cho từng lứa tuổi nhất định, từng trẻ cụ thể. 
 Nhà giáo dục đề ra phương pháp giáo dục nhằm đảm bảo cho sự phát 
triển tâm lý, phát triển nhân cách của trẻ đạt hiệu quả cao. Đồng thời phát hiện 
những tiềm năng về trí tuệ cũng như chức năng tâm lý cao cấp khác ở mỗi lứa 
tuổi. 
 Nhà giáo dục có thể biến những dự kiến về tương lai của trẻ em thành 
hiện thực, tạo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ. 
Hiểu tâm lý trẻ em làm cho bản thân nhà giáo dục hoàn thiện hơn, họ sẽ là 
người biết quan sát tinh tế, hiểu trẻ, có cơ sở để khắc phục những thiếu sót và 
phát triển những khả năng của bản thân để hình thành và phát triển những 
năng lực tốt đẹp cho trẻ. 
 Biết cách tổ chức đời sống cho trẻ, biết tổ chức các hình thức hoạt động 
và có tri thức, kỹ năng giáo dục trẻ. 
2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ 
EM. 
 Để điều khiển có kết quả quá trình phức tạp của sư hình thành nhân cách. 
Nhà giáo dục phải biết thế nào là sự phát triển tâm lý của trẻ em ? 
 Nhà giáo dục cần hình dung rõ ràng, sự phát triển biểu hiện ở đâu, phụ 
thuộc vào những nguyên nhân nào ? Môi trường xung quanh, hoạt động giáo 
dục của người lớn, tuổi của trẻ, sự di truyền và những yếu tố khác trong quá 
trình này đóng vai trò gì? Tất cả những vấn đề đó được giải quyết khác nhau 
phụ thuộc vào lập trường, lý luận của nhà nghiên cứu. 
 4
 Trong sự phát triển của lịch sử khoa học có hai quan điểm đối lập nhau 
về việc hiểu những quy luật phát triển của những hiện tượng của tự nhiên, xã 
hội loài người. 
 2.1 Quan điểm duy tâm về sự phát triển tâm lý trẻ em. 
2.1.1. Thuyết tiền định. 
Những người theo thuyết này coi sự phát triển tâm lý nói chung và trí tụê 
nói riêng là do các tổ chức di truyền có sẵn trong bào thai. Theo họ, phát triển 
là sự bộc lộ dần những thuộc tính ấy. 
 Họ cho rằng năng lực, tính cách, những hứng thú và sở thích mà trẻ sinh 
ra đã có những nét của bậc thiên tài hay của kẻ ngu xuẩn; của những người 
dũng cảm hay của kẻ nhát gan; của những người cao thượng hay của kẻ hư 
hỏng. Di truyền là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển tâm lý. 
Thuyết tiền định chia tất cả con người trên thế giới thành hai loại thông 
minh (thượng đẳng) và ngu đần (hạ đẳng). Loại thượng đẳng sinh ra con cháu 
có năng khiếu cao. Loại hạ đẳng sinh ra con cháu có trí tuệ và đạo đức thấp 
Đây chính là cơ sở của thuyết phân biệt chủng tộc cho rằng sự phát triển của 
chủng tộc này có ưu việt hơn chủng tộc khác là do di truyền. 
Các nhà khoa học bảo vệ thuyết tiền định thường dẫn ra những người nổi 
tiếng để chứng minh di truyền quyết định tất cả. 
Chẳng hạn, họ cho rằng Đa lăm be- nhà toán học nổi tiếng người Pháp là 
con hoang của nữ văn sĩ nổi tiếng, cháu ngoại của Hồng y giáo chủ, được thừa 
hưởng sự thông minh do ông ngoại và bà mẹ di truyền. Thế nhưng, lại có 
những chứng minh khác: Lômônôxốp-con người đánh cá; Pha-ra-đây- con 
người thợ rèn; Nhạc sĩ Sô-Panh- con người kế toán.v.vVì thế, coi di truyền 
bẩm sinh quyết định sự phát triển tâm lý là không phù hợp, bởi nó không bao 
quát được hết thảy mọi trường hợp. 
2.1.2. Thuyết duy cảm. 
Đối lập với thuyết tiền định, thuyết duy cảm cho rằng trẻ em sinh ra như tờ 
giấy trắng, do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài mà những đặc điểm vốn 
 5
có của nó dần dần hiện lên trên đó. thuyết duy cảm đối lập với thuyết tiền 
định. 
 Về hình thức, hai thuyết này khác nhau nhưng cả hai đều xem trẻ em là 
một thực thể thụ động, cam chịu sự tác động của môi trường hoặc di truyền. 
Nếu thuyết tiền định bảo vệ sự tồn tại của giai cấp và chủng tộc thống trị 
trong xã hội bằng tính di truyền thì thuyết duy cảm bảo vệ họ bằng những 
điều kiện đặc biệt của môi trường. Vì lẽ đó, khi phân tích nguyên nhân của 
những trẻ em phạm pháp thì những người ủng hộ thuyết tiền định cho rằng 
mầm mống phạm tội đã có sẵn trong di truyền, còn những người theo thuyết 
duy cảm lại cho rằng trẻ em phạm tội vì nó sống trong môi trường tội lỗi. 
2.1.3. Thuyết hội tụ hai yếu tố. 
Nhằm khắc phục sự phiến diện và sai lầm của hai thuyết trên, Stécnơ (nhà 
TLH người Đức) xây dựng thuyết hội tụ hai yếu tố. 
Theo thuyết này thì sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường quy 
định quá trình phát triển ở trẻ em, trong đó di truyền giữ vai trò quyết định và 
môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lý vốn có đã được định 
sẵn thành hiện thực. 
Như vậy, ghép hai quan niệm sai lầm thành một lý thuyết mới, về thực chất 
không hơn gì thuyết sai lầm đứng riêng lẻ. 
 Lịch sử khoa học cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷXX có những thành tựu trong 
việc nghiên cứu trẻ em sinh đôi. Từ những nghiên cứu này các nhà khoa học 
đã có những khám phá mới mẻ về vai trò của môi trường và các yếu tố bẩm 
sinh di truyền đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. 
 Tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng: yếu tố nào của môi trường mà trẻ 
tích cực quan hệ có sự tác động qua lại với nhau thì chúng mới trở thành điều 
kiện cụ thể có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Chẳng hạn, khi 
nghiên cửu trẻ sinh đôi cùng một trứng, trong đó có một trẻ có tật trong cơ 
thể, người ta thấy sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách không phải bị 
quy định bởi những quan hệ cụ thể của đứa trẻ ấy với những người xung 
quanh mà bởi do chính những đứa trẻ ấy nhận thức và mặc cảm tội lỗi. 
 6
Lý thuyết hiện đại đã coi bản chất con người không xem yếu tố di truyền 
quyết định sự phát triển tâm lý con người. 
Trẻ em sinh ra với đặc điểm cơ thể người, bộ não, trong quá trình phát triển 
của cá thể, trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội do các thế hệ trước để 
lại biến nó thành tâm lý của mình bằng chính hoạt động của mình. 
Quan niệm duy tâm về sự phát triển tâm lý trẻ em không phải là hệ thống 
quan điểm cùng loại và được phát triển một cách nhất quán mà nó hợp nhất 
nhiều tư tưởng, học thuyết, phán đoán đối lập nhau nhưng họ có quan điểm 
sai lầm giống nhau là: 
- Thừa nhận tâm lý con người là tiền định hay do tiềm năng sinh vật của 
con người hoặc do ảnh hưởng của môi trường. Với quan niệm như vậy thì con 
em trong tầng lớp có đặc quyền đặc lợi trong xã hội thì có trình độ phát triển 
tâm lý cao hơn do họ có tổ chức di truyền tốt hơn và họ được sống trong môi 
trường trí tuệ có tổ chức cao hơn, do vậy, sự bất bình đẳng trong xã hội là tất 
nhiên. 
- Các quan điểm này đánh giá không đúng vai trò giáo dục, phủ nhận tính 
tích cực của cá nhân, coi thường những mâu thuẫn biện chứng được hình 
thành trong quá trình phát triển tâm lý. Coi đứa trẻ là một thực thể tự nhiên, 
thụ động cam chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh vật hoặc môi trường. 
- Họ không thấy được con người là một thực thể xã hội tích cực, chủ động 
trước tự nhiên, có thể cải tạo được tự nhiên, xã hội, bản thân để phát triển 
nhân cách. Do đó họ không thể hiểu được vì sao có những người giống nhau 
về nội tâm, hình thức, hành vi lại được hình thành trong môi trường xã hội 
khác nhau. 
 2.2 Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ em 
 Nguyên lý phát triển trong triết học Mác - Lênin thừa nhận: Sự phát triển 
là quá trình biến đổi của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứt tạp. Đó 
là quá trình tích luỹ dần về số lượng dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá 
trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập 
nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. 
 7
 Chẳng hạn, sự phát triển của một cái cây, đó không chỉ là sự tăng thể tích 
hay trọng lượng của hạt giống mà còn là sự chuyển nó từ một trạng thái (giai 
đoạn) này tới trạng thái khác - nghĩa là sự thay đổi về chất. 
 Quan điểm Mác xít này được vận dựng để xem xét sự phát triển tâm lý trẻ 
em không chỉ là sự tăng hoặc giảm về số lượng mà là một quá trình biến đổi 
về chất lượng tâm lý ở những giai đoạn lứa tuổi nhất định và đưa đến sự hình 
thành cái mới một cách nhảy vọt- tức là phát triển tâm lý. 
 Khi nghiên cứu quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, biểu hiện trước hết 
trong sự tăng vốn từ mà trẻ hiểu và nói. Tuy nhiên sự phát triển ngôn ngữ như 
vậy không phải là đã hết. Khi đứa trẻ biết 20 - 30 từ đầu tiên nó bắt đầu hiểu 
những câu đơn giản mà người ta nói. Sự tiếp xúc của nó với người xung 
quanh khác trước. Khi trẻ nắm được 60 - 70 từ, nó bắt đầu dùng những câu 
đơn giản, nghĩa là nắm những hình thức ngữ pháp đầu tiên. Tương ứng với 
điều đó, quá trình tư duy cũng thay đổi, sự phát triển trí tuệ của đứa trẻ bước 
sang giai đoạn mới. 
 Như vậy: 
- Phát triển là một quá trình kế thừa. Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá 
trình trẻ em lĩnh hội nền văn hoá xã hội của loài người. 
- Sự phát triển tâm lý trẻ em là kết quả hoạt động của chính đứa trẻ với 
những đối tượng do loài người tạo ra. 
- Đứa trẻ không tự lớn lên giữa môi trường, nó chỉ có thể lĩnh hội kinh 
nghiệm lịch sử xã hội của loài người nhờ sự hướng dẫn của người lớn mà hình 
thành nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo. 
- Sự phát triển tâm lý chỉ có thể xảy ra trên nền của một cơ sở vật chất nhất 
định (cơ thể người với đặc điểm bẩm sinh di truyền). Sự khác nhau này có thể 
ảnh hưởng đến tốc độ, đỉnh cao... của thành tựu con người trong một lĩnh vực 
nào đấy có thể ảnh hưởng tới con người và phương thức khác nhau của sự 
phát triển tâm lý... chúng là tiền để phát triển tâm lý. 
3. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ 
EM. 
 8
3.1.Văn hoá xã hội và sự phát triển tâm lý trẻ em. 
Khái niệm văn hoá thường bị đồng nhất với khái niệm học vấn và khái 
niệm văn minh. Nhưng tất cả những khái niệm này không giống nhau. Học 
vấn chỉ ra mức độ, khả năng trí tuệ của con người. Còn văn minh đồng nghĩa 
với văn hoá khi đối lập văn hoá với bạo tàn, nhưng thông thường văn minh 
được dùng để chỉ trình độ phát triển nhân loại đạt được ở thời kì lịch sử nào 
đó. 
Ví dụ: Văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh tin học. 
Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới xã hội loài người cùng với toàn 
bộ thành tựu phát triển của nó. là sự hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. 
Thường người ta chia văn hoá thành hai hình thái: Văn hoá vật chất và văn 
hoá tinh thần. Bên cạnh các sản phẩm tinh thần như văn hoá nghệ thuật, phát 
minh khoa học, các phong tục tập quán ... văn hoá còn có các sản phẩm vật 
chất như công trình kiến trúc, đồ thủ công mĩ nghệ, công cụ sản xuất...Tuy 
nhiên sự phân chia này cũng chỉ là tương đối. Cái gọi là văn hoá vật chất thực 
ra chỉ có giá trị tinh thần khi chúng thể hiện sự tài hoa của người lao động gửi 
gắm vào đó. 
Trong nền văn hoá xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm của lịch sử xã 
hội loài người, trong đó có những kinh nghiệm sự kiện và kinh nghiệm quan 
hệ. 
Kinh nghiệm sự kiện là nền tảng cho khoa học tự nhiên - dựa vào đó con 
người nắm được quy luật vận hành của thế giới tự nhiên. 
Kinh nghiệm quan hệ là cơ sở cho việc xây dựng khoa học xã hội, khoa học 
nhân văn, tác phẩm văn học nghệ thuật, thẩm mĩ học v.v 
Trong nền văn hoá xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm của lịch sử xã 
hội loài người, của dân tộc, của địa phương. Mỗi một dân tộc, một địa phương 
có sự khác biệt truyền thống văn hoá tạo nên bản sắc riêng của dân tộc, của 
vùng miền. 
Như vậy văn hoá là sản phẩm của hoạt động con người, nó là toàn bộ 
những sản phẩm, những hoạt động chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội, tạo 
 9
thành môi trườn g xã hội nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của con 
người. 
Vậy, nền văn hoá có vai trò như thế nào đối với sự phát triển tâm lý trẻ 
em? 
Nếu xét quá trình hình thành lịch sử xã hội loài người thì con người là chủ 
nhân sáng tạo ra toàn bộ sản phẩm văn hoá, những sản phẩm này hợp thành 
tinh hoa văn hoá - nó tác động đến con người, bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện ý 
chí, hình thành nhân cách con người. 
Xét về quá trình của một đứa trẻ - ngay từ khi ra đời trẻ đã có sẵn một thế 
giới văn hoá của loài người và nền văn hoa xã hội là nguồn gốc của sự phát 
triển tâm lý của trẻ. Thoát ly khỏi xã hội loài người đứa trẻ không thể trở 
thành người bình thường. Đứa trẻ được thừa hưởng bộ não người, nhưng nếu 
không có xã hội loài người thì những mầm mống mang tính người không 
được phát triển (Ví dụ trẻ lạc vào rừng bị sói nuôi...) để trở thành người thì 
điều kiện diễn ra sự phát triển của đứa trẻ chính là xã hội loài người . 
Trong nền văn hoá xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiêm tri thức của loài 
người, đó là nội dung cơ bản để phát triển tâm lý, nhân cách cho trẻ. 
Nền văn hoá xã hộ nói chung hay nói hẹp hơn là môi trường xã hội bao 
gồm các điều kiện vật chất của đời sống xã hội, chế độ nhà nước, hệ thống 
quan hệ sản suất và quan hệ xã hội... và diện mạo xã hội của con người được 
quy định trước hết bởi ở chỗ con người sinh ra trong môi trường xã hội như 
thế nào? văn minh hay lạc hậu, ở trình độ văn hoá nào? 
Trẻ sinh ra và sự phát triển tâm lý của nó bị khống chế bởi nền văn hoá mà 
nó tiếp xúc. Nền văn hoá xã hội, kinh nghiệm lịch sử xã hội là nguồn gốc và 
nội dung của sự phát triển tâm lý. Văn hoá lạc hậu, chậm phát triển sản sinh ra 
những con người lạc hậu, vă ... à trở nên buồn bã 
khi người lớn không bằng lòng với nó. 
Do vậy, Sự đánh giá của người lớn đối với hành vi của đúa trẻ trở thành 
một nguồn quan trọng tạo ra tình cảm của trẻ. 
Đối với tuổi ấu nhi thì lời khen ngợi của người lớn đã trở thành một trong 
những nguồn tình cảm quan trọng của trẻ. 
 Lời khen ngợi và sự tán thưởng của những người xung quanh đã bắt đầu 
thức tỉnh tình cảm tự hào trong đứa trẻ và trẻ thường cố gắng biểu hiện thành 
tích của mình cho người lớn để được khen. 
 Sau đó bên cạnh tình cảm tự hào, đứa trẻ bắt đầu cảm thấy xấu hổ khi 
những hành động của nó không được như người lớn mong mỏi, khi nó bị 
 58
người lớn chê trách. Trẻ thường lúng túng và xấu hổ khi nói nhầm một tiếng 
nào đó hay làm một điều gì sai trái. Trong nhiều trường hợp, tình cảm xấu hổ 
trở nên quá mạnh, lấn át các động cơ khác và làm cho trẻ từ chối một đồ chơi 
thích thú hoặc làm được một việc rất khó khăn đối với trẻ. 
 Bé trai có đồ chơi rất đẹp, mẹ bảo nhường cho bạn chơi một lúc bé khóc 
và nhất định không đưa - nhưng mẹ bảo “con thật xấu, đồ tham lam” cuối 
cùng bé đành đưa cho bạn vừa khóc vừa nói “đồ chơi đẹp lắm... con không 
tham lam đâu...”. 
Tuy nhiên, sự phát triển tinh thần tự trọng, tình cảm tự hào và xấu hổ như 
đã nói không có nghĩa rằng trẻ đã điều khiển được một cách có hệ thống các 
hành động của mình dưới ảnh hưởng của các tình cảm đó. Trẻ chưa có được 
sự điều khiển như vậy. 
Tình cảm của trẻ đối với những trẻ khác được biểu lộ thành mối thiện cảm 
bằng cách giúp đỡ bạn đang đau buồn: Trẻ dỗ bạn đang khóc, doạ lại người 
bắt nạt bạn hay chia bánh kẹo cho bạn. 
 Trẻ thường dễ bị lây tình cảm của người khác. Ở nhà trẻ nếu một, hai 
đứa trẻ bắt đầu khóc thì tiếng khóc lây lan sang đứa khác và thường thì cả 
nhóm trẻ bắt đầu cùng khóc. Tuy nhiên, những tình cảm của trẻ đối với các 
bạn cùng tuổi thường không lâu bền. 
 Tình cảm của trẻ tuổi Ấu nhi tuy đã được bộc lộ rõ ràng nhưng vẫn còn 
phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh và không ổn định. So với người lớn, sự biểu 
hiện bên ngoài của các tình cảm ở trẻ em mang tính chất mạnh mẽ hơn, trực 
tiếp và không chủ định hơn. Tình cảm của trẻ còn mong manh và chưa ổn 
định. Trẻ vừa cười như nắc nẻ đã có thể khóc ngay được. 
 Những tình cảm âu yếm như sự quan tâm, thông cảm đối với người thân 
và những đứa trẻ khác được thể hiện hơn, sâu sắc và bền vững hơn ở trẻ mẫu 
giáo. 
 Với sự giúp đỡ của người lớn, trẻ bắt đầu có được động cơ. Nhưng động 
cơ của trẻ thường không tự giác và không được tổ chức thành hệ thống. Thế 
 59
giới nội tâm của trẻ đang tiến dần đến sự xác định và ổn định. Và mặc dù 
người lớn có ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành thế giới nội tâm này 
của trẻ, nhưng người lớn không thể trực tiếp áp đặt cho trẻ thái độ của mình, 
hoặc bắt trẻ phải theo các cách thức ứng xử của mình. 
 Một đặc điểm hành vi nổi bật trong tuổi ấu nhi là trẻ hành động không 
suy nghĩ, do ảnh hưởng của tình cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàn cảnh trực 
tiếp trong một lúc nào đó, vì thế trẻ rất dễ hứng thú một cái gì đó nhưng cũng 
dễ dàng lãng quên, chán nó. Vào cuối tuổi ấu nhi trẻ đã có thể hành động có 
mục đích. nhưng sự điều khiển hành động bằng lời nói rất yếu ớt, ý nghĩa của 
trẻ còn thiếu ổn định, có thể thay đổi nửa chừng do kết quả của hành động. 
Trẻ thường không làm được đến nơi đến chốn việc định làm. Trong suốt thời 
kỳ ấu nhi, ảnh hưởng của hoàn cảnh mạnh hơn ảnh hưởng của những lời giải 
thích của người lớn cũng như ảnh hưởng của những ý định nảy sinh bên trong 
đứa trẻ. 
 Khi trẻ bắt đầu biết nói thì những tiếng đầu tiên là tên của nó và 
tên của những người thân. Trẻ thường gọi tên người thân của nó một cách âu 
yếm. Mẹ - H ơi”. 
 Trẻ thường sớm đồng nhất bản thân mình với tên gọi (trẻ xưng tên của 
mình với người khác). Có thể nói rằng tên người là cơ sở của nhân cách. Đứa 
trẻ bảo vệ quyền có tên riêng và phản đối nếu bị gọi bằng tên khác. 
 Trong sự hình thành nhân cách của trẻ, tên gọi có một tầm quan trọng 
không thể coi nhẹ. Mọi sự giao tiếp với trẻ bắt đầu bằng tên gọi. Tên gọi được 
nhắc đến khi khuyến khích cũng như khi ngăn ngừa trẻ làm một điều gì đó. 
Tên gọi để trẻ phân biệt chính nó với những trẻ cùng tuổi và phân định nó như 
là một nhân cách, một cá nhân. 
 4.2. Xuất hiện ý thức về bản thân. 
 Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là 
lúc trẻ bắt đầu ý thức được rằng mình là một con người riêng biệt, không thay 
đổi theo hoàn cảnh thay đổi. Đầu hai tuổi trẻ còn ở trong tình trạng thường 
xuyên biến đổi hành động, nội tâm của trẻ cũng thường xuyên biến đổi. Trẻ 
 60
chưa hiểu được rằng qua các hoàn cảnh khác nhau và làm những việc khác 
nhau thì một người trước sau vẫn là người đó. Trẻ bắt chước thái độ đối với 
bản thân mình từ thái độ của người lớn đối với trẻ. Trẻ nói về mình theo ngôi 
thứ ba và hay trò chuyện, cãi cọ, mắng mỏ hay cảm ơn mình như là với một 
người nào khác. Sự đồng nhất mình với người khác như vậy thường bộc lộ ra 
trong lời nói của trẻ. Một bé trai khi cha mẹ nói với nó “chúng ta sẽ đi dạo 
chơi một lát” liền hỏi lại “chúng ta có cho con đi chơi không”. Một bé gái 
chơi ở phòng khách, người khách hỏi “cô bé này con ai đây?” bé trả lời “con 
chúng tôi đấy”. 
 Trẻ bắt đầu có ý thức về mình lúc tròn hai tuổi. Ban đầu trẻ để ý đến 
hình dáng bên ngoài, rồi sau đó mới đến ý nghĩ bên trong. 
 Ý thức về mình như là nguồn gốc thường xuyên của những ý muốn và 
hành động phân biệt với những người khác đã xuất hiện ở trẻ vào cuối tuổi 
thứ ba do ảnh hưởng của các hoạt động ngày càng có tính chất độc lập hơn 
của trẻ. Trẻ đã có được khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ 
vật không cần sự giúp đỡ của người khác. Trẻ đã có thói quen tự phục vụ 
mình trong những trường hợp đơn giản nhất. Trẻ đã hiểu được rằng việc này, 
việc nọ chính là tự mình làm. Ý thức này bộc lộ ở chỗ trẻ bắt đầu nói đến 
mình không phải theo ngôi thứ ba mà theo ngôi thứ nhất. Trẻ xưng: con, cháu, 
em, xưng tên mình. 
 Từ tình trạng chưa biết nói, trẻ chuyển sang tự khẳng định mình trong 
thế giới xung quanh. Trên thực tế, trẻ đã làm được nhiều điều: nó có thể đi 
được nơi này qua nơi khác, nắm được nhiều phương thức sử dụng đồ vật, thoả 
mãn được nhiều nhu cầu và có thể giao tiếp với người khác. 
 Trong thời kỳ này, hoạt động của trẻ không chỉ hướng về thế giới bên 
ngoài (thế giới người và vật) mà còn hướng tới bản thân mình. Trẻ bắt đầu tự 
nhận thức - thể hiện là nó thử sức với các đồ vật. Khi trẻ làm đi làm lại một 
việc nào đó với một đồ vật thì nó đã chú ý theo dõi những sự thay đổi được 
gây nên ở đó (trẻ mở ra đóng vào cánh cửa, tắt ti vi hoặc radio, di chuyển các 
 61
đồ vật hoặc xô ngã một đồ vật nào đó...). Chính nhờ ý muốn chủ động của trẻ 
đã giúp cho trẻ cảm thấy nó có thể làm thay đổi những gì ở xung quanh. 
 Cũng như trong thời gian này, trẻ tiếp tục tìm hiểu cơ thể của mình. Nó 
quan tâm đến mọi thứ: ngón tay, tai, mắt, bàn tay, chân, bụng...Các đặc điểm 
giới tính. Nó tự kéo tai, sờ tóc, che mắt, ấn ngón tay vào rốn, bẻ ngón 
chân...Trẻ làm những việc này một cách hứng thú, không chán. Sự quan tâm 
của trẻ đối với bản thân mình rất giống sự quan tâm đối với các sự vật bên 
ngoài. Các hoạt động tự tìm hiểu như trên đưa lại những tri thức và kinh 
nghiệm cho lĩnh vực tự ý thức của trẻ. 
 Trẻ phát hiện ra mình trong gương (lên ba tuổi). Nó thường soi gương và 
thích thú phát hiện ra mình trong đó, trò chơi với gương được kéo dài và trẻ 
lấy làm thích thú. Điều đó chứng tỏ sự nhận thức của trẻ mang màu sắc tình 
cảm - xúc cảm. 
 Trẻ cũng tự ý thức mình qua sự liên hệ với các nhân vật trong các câu 
chuyện cổ tích - Trẻ rất sung sướng nếu cho mình là Hoàng tử dũng cảm, 
công chúa xinh đẹp hay những nàg tiên tốt bụng... Dựa vào đó, người lớn có 
thể khuyến khích trẻ cố gắng làm theo yêu cầu của mình. Mọi việc trẻ làm đều 
có thể chưa thành “ngoan” và “không ngoan”. Trẻ phân biệt được điều này 
căn cứ vào thái độ của người lớn đối với những việc trẻ làm. Khi trẻ làm một 
việc gì được người lớn xung quanh tán thưởng thì trẻ thường làm đi làm lại 
nhiều lần để được khen. 
 Trẻ thường đổ lỗi cho người khác khi trẻ phạm sai lầm gì đấy. Ví dụ: bé 
làm vỡ chén, mẹ hỏi “ai làm vỡ chén” bé trả lời ‘chị làm vỡ đấy...”. 
 Ở tuổi này, sự chế giễu, không đồng ý hoặc ngăn cản của người lớn cũng 
làm cho trẻ đau khổ, buồn phiền, cũng như sự xa cách thờ ơ cũng vậy. 
 Nhu cầu của trẻ muốn nhận được những lời khen dẫn đến phát triển tinh 
thần tự trọng sẽ hướng dẫn hành vi của trẻ đối với người khác, trẻ có thể hỗn 
láo, cãi lại nếu người lớn chê bai trẻ. 
 Sự tự nhận thức của trẻ cũng phát triển trong lĩnh vực hiểu biết về bản 
thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bước vào tuổi ấu nhi, trẻ đã có 
 62
được trí nhớ dài hạn và những hình ảnh được giữ lại trong trí nhớ trở thành 
đối tượng tình cảm của trẻ. 
 Trẻ thường nói “hồi đó con còn bé, con hay nói chà chà, phải nói chào 
chào chứ...”. 
 Trẻ thường nhớ lại các đồ vật hiện, tượng cũng như những quan hệ với 
người khác. Trí nhớ cũng mở rộng cho trẻ nhìn thấy chính mình trong quá 
khứ. 
 Trẻ thường nói ‘mẹ kể cho con nghe chuyện con còn bé đi, bé tí xíu bằng 
từng này này...” bé giơ nắm tay của bé lên. 
 Cũng trong thời gian này trẻ thường nghĩ đến tương lai “khi nào con lớn 
lên mẹ cho con đi học nhé ‘’. 
 Quan niệm về bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai đồng 
thời cũng là quan niệm về phạm vi và khả năng phát triển của nhân cách. 
Cùng với người lớn, trẻ bắt đầu biết liên hệ bản thân mình với quá khứ “Hồi 
con còn nhỏ...”, với hiện tại ‘con là bé ngoan”; và với tương lai “bao giờ con 
lớn...”. Quá khứ, hiện tại và tương lai là những điều kiện của đời sống và của 
sự phát triển nhân cách. 
4.3. Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên 3. 
 Khi trẻ tách mình ra khỏi người khác và có ý thức về những khả năng 
của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ đối với người lớn. 
Trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn làm những việc như người lớn 
làm, được độc lập và tự chủ. Mặc dầu trẻ thường hay nói rằng khi lớn lên sẽ 
làm cái này cái nọ nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ chịu chờ đến khi lớn 
lên. Thực tế là trẻ muốn trở thành người lớn ngay tức khắc. 
 Điều này thể hiện nguyện vọng độc lập. Trẻ thường tuyên bố “để tự 
con...”. Trẻ tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo. Quan sát bé gái 
sau khi tắm, bà đưa quần áo mặc cho bé, bé bảo “đưa cháu tự mặc cho” bà 
không cho cứ bắt bé để bà mặc vào. Bé nằm lăn ra đất gào khóc “ai bảo bà 
không để cháu mặc”. Dỗ mãi không nín, bà đành bảo ‘thôi cháu cởi ra mặc lại 
đi, bà mặc xấu...”. Bé liền thôi khóc và cởi áo ra rồi mặc lại. Như vậy, nhu cầu 
 63
muốn hành động độc lập là rất lớn, thậm chí lấn át nhiều nhu cầu khác cũng 
khá mạnh nơi trẻ. 
 Cùng với tính độc lập, ở trẻ lên 3 lại xuất hiện tính bướng bỉnh. trẻ 
không những tỏ ra bướng bỉnh với người lớn, trẻ còn làm những việc người 
lớn cấm. Chỉ để tỏ tính độc lập của mình. Bé trai được mẹ gọi vào bếp ăn 
cơm. Nó nghe và đứng không động đậy, mẹ kéo tay vào nó giật ra và hét “để 
con vào lấy” rồi chạy lại chỗ đứng lúc nãy, rồi tự mình đi vào bếp. 
 Trẻ thường tỏ ra bướng bỉnh và tiêu cực với những người lớn cứ hay 
chăm sóc và làm thay cho chúng. 
 Trẻ thường không lượng được sức mình, không những muốn bằng người 
lớn mà còn muốn tự mình làm được như người lớn. Cái gì trẻ cũng lanh chanh 
đòi làm, không muốn ai giúp nhưng rút cuộc không làm được việc gì ra hồn, 
động đến cái gì vỡ cái đó...và dĩ nhiên không cha mẹ nào có thể thoả mãn 
được ý muốn của trẻ. Vì thế, xảy ra sự khủng hoảng của tuổi lên ba. Ở tuổi 
này, người lớn thường gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ, thường vấp phải 
tính bướng bỉnh ngang ngạnh của trẻ: Trẻ đòi tự làm, muốn làm, bị ngăn cấm 
và trẻ tỏ ra hỗn láo, chống đối, la khóc, giận hờn, nói dối, ích kỷ... 
 Bé trai lên ba lấy lọ mực ra chấm vào que viết, mực đổ tung tóe - bố hỏi 
“ai làm vỡ lọ mực” - “nó tự vỡ”, “sao nó tự vỡ” - “con không biết”. 
 Bé gái không chịu đi nhà trẻ bèn nói với mẹ “cô giáo đánh con, con 
không đi” bé gào khóc chống lại mẹ khi mẹ bảo đến nhà trẻ. 
 Ở nhà trẻ các bé lên 3 tuổi thường hay giành giật đồ chơi của nhau, cãi 
nhau rồi lại thân nhau, rồi lại cãi nhau, thậm chí đánh nhau. 
 Đối với những trẻ đang ở vào tình trạng khủng hoảng. Người lớn thường 
gặp khó khăn trong quan hệ với trẻ mà trở ngại lớn nhất là tính bướng bỉnh và 
ngang ngạnh của nó. 
 Nếu người lớn phát hiện kịp thời những khả năng mới của bé và thoả 
mãn nhu cầu của trẻ muốn có những hình thức hoạt động mới và những quan 
hệ mới với người lớn, thì thời kỳ khó khăn này sẽ rút ngắn và vượt qua một 
cách thuận lợi. 
 64
 Cuộc khủng hoảng của tuổi lên 3 là một hiện tượng tạm thời có tính chất 
chuyển tiếp. Nhưng bước phát triển mới gắn liền với nó sự tách rời bản thân 
khỏi người khác và sự so sánh bản thân với người khác là một bước quan 
trọng trong sự phát triển tâm lý, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách của 
trẻ ở giai đoạn tiếp theo. 
Hướng dẫn tự học 
 Đọc giáo trình cần chú ý các vấn đề sau: 
1. Đặc điểm phát triển của trẻ sơ sinh. 
1. Vai trò của nhu cầu gắn bó đối với sự phát triển của trẻ. 
2. Những kỹ năng xã hội phát triển ở trẻ hài nhi: 
+ Hành vi, vận động; Tiền đề ngôn ngữ; Khả năng định hướng vào môi 
trường xung quanh; Giao tiếp xúc cảm. 
3. Những kỹ năng xã hội phát triển ở trẻ Ấu nhi: 
+ Các loại hành động mà trẻ đạt được. 
+ Ý nghĩa của việc biết đi. 
+ Khả năng phát triển ngôn ngữ. 
5. Ý nghĩa chủ đạo của hoạt động đồ vật đối với trẻ Ấu nhi. 
6. Tri giác và tư duy phát triển như thế nào dưới ảnh hưởng của hoạt động 
với đồ vật. 
7.Đời sống tình cảm của trẻ được thể hiện như thế nào. 
8. Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên ba, biểu hiện của nó? Cần khăc phục 
như thế nào? 
Câu hỏi ôn tập 
1. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện của sự thiếu hụt nhu cầu gắn bó. Làm 
thế nào để khắc phục sự thiếu hụt nhu cầu gắn bó? 
2. Trình bày đặc điểm phát triển độ tuổi sơ sinh. 
3. Trình bày khả năng phát triển hành vi, vận động của trẻ Hài nhi. ý nghĩa 
của khả năng phát triển đó? 
4. Trình bày vai trò của người lớn đối với sự hình thành ngôn ngữ của trẻ 
hài nhi. 
 65
5. Trình bày vai trò của người lớn đối với khả năng định hướng môi trường 
xung quanh của trẻ hài nhi. 
6. Ý nghĩa của giao tiếp xúc cảm trực tiếp đối với sự phát triển của trẻ Hài 
nhi? 
7. Chứng minh ý nghĩa chủ đạo của hoạt động đồ vật đối với sự phát triển 
tâm lý trẻ Ấu nhi. 
8. Chứng minh rằng: Trẻ lên ba cả nhà học nói. 
9. Trình bày đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ Ấu nhi. 
10. Phân tích sự hình thành tiền đề nhân cách của trẻ Ấu nhi. 
 Tài liệu cần đọc thêm 
- A. A. Liublinxkaia – Tâm lý học trẻ em, tập 1. NXB giáo dục, Matscơva, 
1971 
 - A.V. Petropxcaia. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học s phạm. tập 1, 
NXB giáo dục, Hà nội, 
 - A.A. Giakharopva. Những cơ sở của giáo dục học mẫu giáo, tập 1, 
NXB 
 - Bộ giáo dục và đào tạo- Chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ em các 
độ tuổi. Hà Nội, 2006. 
- V.X. Mukhina. Lớn lên thành người hoặc sự ra đời của nhân cách. 
NXB Giáo dục, Hà nội, 1984 
 - Nguyễn Ánh Tuyết. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. NXB Đại 
học Quốc gia, Hà Nội, 1997 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_mam_non_phan_1_chuong_trinh_dao_tao_tu.pdf