Giáo trình Sức bền vật liệu 1 nâng cao
Khi tính toán ta căn cứ vào sơ đồ dầm và tải trọng tác dụng mà
chia dầm thành nhiều đoạn sao cho trên mỗi đoạn biểu thức của momen uốn nội
lực M x và độ cứng EJx là các hàm liên tục. Nghĩa là ta phải lập phương trình
đường đàn hồi cho từng đoạn và ở mỗi đoạn ta phải xác định hai hằng số tích
phân.
Vậy nếu dầm chia ra làm n đoạn, thì ta phải lập n phương trình đường đàn
hồi và xác định 2n hằng số tích phân. Do vậy bài toán áp dụng phương pháp trên
có nhược điểm là có khối lượng tính toán nhiều vì phải chia làm nhiều đoạn nên
ít được áp dụng để giải
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sức bền vật liệu 1 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sức bền vật liệu 1 nâng cao
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ ******* ThS. NGUYỄN QUỐC BẢO BÀI GIẢNG SỨC BỀN VẬT LIỆU 1 NÂNG CAO (Dùng cho sinh viên cao đẳng) Quảng Ngãi, 12/2016 Sức bền vật liệu 1 nâng cao 2 Sức bền vật liệu 1 nâng cao 3 MỤC LỤC Mục lục ............ 3 Lời nói đầu .............. 4 Chƣơng 6. CHUYỂN VỊ CỦA DẦM CHỊU UỐN 6.1. Khái niệm ...................................................................... 5 6.2. Phương trình vi phân gần đúng của đường đàn hồi ...... 6 6.3. Phương pháp tích phân không định hạn ........ 7 6.4. Phương pháp đồ toán (phương pháp tải trọng giả tạo) ........ 11 6.5. Bài toán siêu tĩnh của thanh chịu uốn ......... 16 Câu hỏi ôn tập.... 18 Trắc nghiệm .......... 18 Chƣơng 7. THANH CHỊU LỰC PHỨC TẠP 7.1. Khái niệm ........ 20 7.2. Thanh chịu uốn xiên ............ 20 7.3. Thanh chịu uốn và kéo - nén ........... 35 7.4. Thanh chịu kéo - nén lệch tâm ................ 44 7.5. Thanh chịu uốn và xoắn .......... 50 7.6. Thanh chịu lực tổng quát .................... 56 Câu hỏi ôn tập.... 57 Trắc nghiệm .......... 57 Tài liệu tham khảo ............ 60 Sức bền vật liệu 1 nâng cao 4 LỜI NÓI ĐẦU (Cho lần điều chỉnh, bổ sung lần nhất) Sức bền vật liệu là một môn khoa học thực nghiệm thuộc khối kiến thức kỹ thuật cơ sở được giảng dạy trong các ngành kỹ thuật ở các trường đại học, cao đẳng. Mục đích của môn học là cung cấp những kiến thức cần thiết về cơ học vật rắn biến dạng nhằm giải quyết các vấn đề liên quan từ thiết kế đến chế tạo, và hỗ trợ cho việc nghiên cứu các môn học chuyên ngành khác trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng. Bài giảng Sức bền vật liệu 1 nâng cao được biên soạn kế tiếp sau tài liệu Bài giảng Sức bền vật liệu 1 dành cho sinh viên bậc cao đẳng ngành Cơ khí đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường đại học Phạm Văn Đồng. Bài giảng gồm 2 chương. Trong mỗi chương đều có phần Câu hỏi ôn tập và Trắc nghiệm giúp cho học viên củng cố các kiến thức đã học. Đi kèm với Bài giảng này, chúng tôi có biên soạn tài liệu Bài tập Sức bền vật liệu 1 nâng cao. Bài giảng này được biên soạn nhằm giúp sinh viên cao đẳng học chế tín chỉ có thêm tài liệu tham khảo. Tuy có điều chỉnh và bổ sung nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp của bạn đọc để tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Quảng Ngãi, tháng 12/2016 Người biên soạn Mobil: 090 531 1727 Email: baoqng2006@gmail.com Sức bền vật liệu 1 nâng cao 5 Chương 6. CHUYỂN VỊ CỦA DẦM CHỊU UỐN A. MỤC TIÊU - Thiết lập phương trình vi phân gần đúng của đường đàn hồi. - Xác định được chuyển vị (độ võng, góc xoay) của dầm chịu uốn bằng các phương pháp: tích phân không định hạn và đồ toán (tải trọng giả tạo). B. NỘI DUNG 6.1. KHÁI NIỆM 6.1.1. Đƣờng đàn hồi, độ võng, góc xoay - Đường đàn hồi: Trong uốn phẳng, dầm chịu tác dụng của ngoại lực trong mặt phẳng quán tính chính trung tâm và trục của dầm bị uốn cong (H. 6.1). Đường cong của trục dầm sau khi bị uốn gọi là đường đàn hồi. Bán kính cong của dầm tại một vị trí được xác định: x x M1 ρ EJ = (6.1) Hình 6.1 - Chuyển vị: Chuyển vị của tiết diện được đặc trưng bởi chuyển vị thẳng của trọng tâm và chuyển vị xoay của mặt phẳng tiết diện. + Chuyển vị thẳng: Chuyển vị thẳng có thể phân làm hai thành phần: chuyển vị ngang u và chuyển vị đứng v. Với giả thiết biến dạng bé, nên thành phần chuyển vị ngang u là số vô cùng bé bậc hai so với chuyển vị đứng v nên có thể bỏ qua. Do đó chuyển vị thẳng được cho là chuyển vị đứng v và gọi là độ võng của dầm: y = y(z) = v(z). y a) b) Đường đàn hồi y z dz dz dy Z P dyy Sức bền vật liệu 1 nâng cao 6 + Chuyển vị xoay: Chuyển vị xoay của tiết diện một góc so với vị trí ban đầu gọi là góc xoay: zy dz dy 'tan Vì chuyển vị là bé (y << l) nên zy dz dy 'tan . Vậy: Đạo hàm của đường đàn hồi là góc xoay của mặt cắt khi dầm bị biến dạng. 6.1.2. Qui ƣớc dấu của độ võng và góc xoay - Độ võng y > 0: nếu hướng theo chiều dương trục y, tức là hướng xuống dưới. - Góc xoay > 0: nếu quay trục z đến tiếp tuyến với đường đàn hồi tại điểm khảo sát theo chiều kim đồng hồ, hay mặt cắt tại điểm khảo sát sau khi biến dạng quay theo chiều kim đồng hồ. 6.1.3. Điều kiện cứng của dầm chịu uốn Trong kỹ thuật, người ta khống chế độ võng lớn nhất của dầm maxy (điều kiện cứng) theo công thức: max 1 1 1000 100 y L max 1 1 . 1000 100 y L (6.2) Với L là chiều dài của dầm hoặc nhịp dầm. 6.2. PHƢƠNG TRÌNH VI PHÂN GẦN ĐÚNG CỦA ĐƢỜNG ĐÀN HỒI 6.2.1. Phƣơng trình vi phân gần đúng Theo hình học vi phân, ta có độ cong của hàm y(z) được xác định: 3 2 2 1 " 1 ' y y (6.3) So sánh (6.1) và (6.3) ta được: ( ) 3 2 2 " 1 ' x x My EJ y = ± + Khảo sát dầm bị uốn cong trong hai trường hợp như hình vẽ (H. 6.2) ta thấy y” và M x luôn luôn ngược dấu nên: Sức bền vật liệu 1 nâng cao 7 ( ) 3 2 2 " 1 ' x x My EJ y = - + Vì dầm có chuyển vị bé nên: 2'y << 1, ta có phương trình vi phân gần đúng của đuờng đàn hồi: x x EJ M y '' (6.4) Hình 6.2 6.2.2. Các phƣơng pháp xác định độ võng và góc xoay Có ba phương pháp cơ bản để xác định độ võng và góc xoay: 1) Phương pháp tích phân không định hạn 2) Phương pháp đồ toán (phương pháp tải trọng giả tạo) 3) Phương pháp diện tích momen. Ta sẽ khảo sát hai phương pháp xác định thường dùng. 6.3. PHƢƠNG PHÁP TÍCH PHÂN KHÔNG ĐỊNH HẠN 6.3.1. Phƣơng trình góc xoay và phƣơng trình đƣờng đàn hồi Bằng phương pháp tích phân không xác định, ta lấy tích phân liên tiếp biểu thức (6.4), ta được: - Phương trình góc xoay: ' .x x M y dz C EJ (6.5) - Phương trình đường đàn hồi: .x x M y dz dz Cz D EJ (6.6) Trong đó: C và D là các hằng số tích phân được xác định theo các điều kiện biên (điều kiện về chuyển vị và góc xoay tại các đầu dầm). y O z Mx Mx 0xM y'' < 0 0'' y 0xM Sức bền vật liệu 1 nâng cao 8 6.3.2. Điều kiện biên của một số dầm đơn giản a) Đầu ngàm của dầm console (H. 6.3a): Chuyển vị và góc xoay đều bằng không. 0 AAy b) Dầm đặt trên hai gối tựa (H. 6.3b): - Tại các đầu khớp, gối đỡ của dầm đơn giản chuyển vị bằng không. 0 BA yy . - Tại nơi tiếp giáp giữa hai đoạn dầm có phương trình đàn hồi khác nhau: chuyển vị và góc xoay của bên trái và bên phải bằng nhau. ph C tr C ph C tr C yy Hình 6.3 Ví dụ 6.1: Cho dầm console như hình vẽ (H. 6.4). Biết: P, l, EJ = const. a) Viết phương trình độ võng và góc xoay của dầm. b) Tính độ võng và góc xoay ở đầu tự do của dầm. Giải: a) Viết phương trình độ võng và góc xoay của dầm. Hình 6.4 Momen uốn tại mặt cắt có hoành độ z là: A A B 0 By 0 Ay C 0 AAy a) b) P z l l - z MX P Sức bền vật liệu 1 nâng cao 9 M x + P (l – z) = 0 M x = - P (l – z) Phương trình vi phân của đường đàn hồi: ( )" x x x M P y l z EJ EJ = - = - Phương trình góc xoay: Cz EJ P z EJ Pl zy xx 2. 2 .' Phương trình của đường đàn hồi: 2 3 2 6x x Pl P y z z Cx D EJ EJ = - + + . Điều kiện biên: tại O (z = 0): y’ = y = 0 C = D = 0. Vậy: 2. 2 .' z EJ P z EJ Pl zy xx Và: 3 . J2 2 x z lz E P y . b) Tính độ võng và góc xoay ở đầu tự do của dầm. Độ võng và góc xoay lớn nhất tại z = l: x A A EJ Pl E Pl yy 2 J3 2 max x 3 max 0A nghĩa là mặt cắt ngang sau khi biến dạng xoay đi góc cùng chiều kim đồng hồ và 0Ay nghĩa là chuyển vị xuống phía dưới theo chiều dương của trục y. Ví dụ 6.2: Cho dầm đặt lên hai gối đỡ có chiều dài L chịu tác dụng của tải trọng phân bố đều q như hình vẽ (H. 6.5a). Biết: EJ x = const. a) Viết phương trình độ võng và góc xoay của dầm. b) Tính giá trị độ võng và góc xoay lớn nhất. Giải: a) Viết phương trình độ võng và góc xoay của dầm. Sức bền vật liệu 1 nâng cao 10 Phản lực tại hai gối tựa: 2 A B qL V V Momen uốn tại mặt cắt có hoành độ z là: M x - V A .z + 2 2 qz = 0 2 2 2 x qLz qz M Hình 6.5 Phương trình vi phân của đường đàn hồi: ( )2" 2 x x x M q y Lz z EJ EJ = - = - - Phương trình góc xoay: 2 3 ' 2 2 3x q Lz z y C EJ (a) Phương trình độ võng: DCz zLz EJ q y x 1262 43 (b) Điều kiện biên: tại A (z = 0): y(0) = 0 ; tại B (z = L): y(L) = 0 B q A z L V A BV 1 1 a) b) c) d) Mx y ymax Sức bền vật liệu 1 nâng cao 11 Thay vào (a) và (b) ta được: C = 3 24 x qL EJ ; D = 0. Vậy: 3 2 3 2 3 6 4 ' 1 24 x qL z z y EJ L L Và: 3 2 3 2 3 x 2 1 24 J qL z z z y E L L . b) Tính giá trị độ võng và góc xoay lớn nhất. - Độ võng lớn nhất tại giữa nhịp [vì y’ 2 L = 0]: 4 max x 5 2 384 J L qL y y E - Góc xoay lớn nhất tại các gối tựa A (z = 0) và B (z = L) [vì tại đó có y” = 0]: + Tại A (z = 0): 3 max 24 A x qL EJ + Tại B (z = L): 3 max 24 B x qL EJ * Nhận xét: Khi tính toán ta căn cứ vào sơ đồ dầm và tải trọng tác dụng mà chia dầm thành nhiều đoạn sao cho trên mỗi đoạn biểu thức của momen uốn nội lực xM và độ cứng EJ x là các hàm liên tục. Nghĩa là ta phải lập phương trình đường đàn hồi cho từng đoạn và ở mỗi đoạn ta phải xác định hai hằng số tích phân. Vậy nếu dầm chia ra làm n đoạn, thì ta phải lập n phương trình đường đàn hồi và xác định 2n hằng số tích phân. Do vậy bài toán áp dụng phương pháp trên có nhược điểm là có khối lượng tính toán nhiều vì phải chia làm nhiều đoạn nên ít được áp dụng để giải. 6.4. PHƢƠNG PHÁP ĐỒ TOÁN (PHƢƠNG PHÁP TẢI TRỌNG GIẢ TẠO) 6.4.1. Khái niệm Ở chương 1, ta đã xác lập các liên hệ vi phân giữa nội lực và tải trọng phân bố q(z) là: Sức bền vật liệu 1 nâng cao 12 2 2 ( ) ( ) yx dQd M q z a dz dz Đồng thời, ta cũng có liên hệ giữa nội lực và chuyển vị như sau: 2 " 2 ( ) EJ x x Md y y b dz Như ta đã biết ở Chương 1, vẽ biểu đồ nội lực khi biết q(z) ta có thể suy ra biểu đồ yQ và xM mà không cần tích phân (a). Dựa vào sự tương tự giữa hai liên hệ vi phân (a) và (b), ta có thể tìm được y(z) và y’(z) mà không cần tích phân (b). Ta tưởng tượng tác dụng lên một dầm nào đó (gọi là dầm giả tạo) một tải trọng phân bố giả tạo nào đó có cường độ là: EJ x gt x M q (6.7) Nghĩa là qui luật phân bố của tải trọng giả tạo gtq giống như qui luật phân bố của EJ x x M . Do đó, gọi momen uốn trên dầm giả tạo là gtM , thì: 22 2 2EJ gtx gt x d MMd y q dz dz Hay: 22 2 2 " gt gt d Md y y q dz dz Hoặc: ' gtdQdy dz dz 6.4.2. Chọn dầm giả tạo Ta phải chọn dầm giả tạo và các điều kiện liên kết sao cho có sự tương ứng giữa độ võng y của dầm thực với momen uốn giả tạo gtM của dầm giả tạo cũng như sự tương ứng giữa góc xoay của dầm thực với lực cắt giả tạo gtQ của dầm giả tạo. y (dầm thực) = gtM (dầm giả tạo) (dầm thực) = gtQ (dầm giả tạo) Sức bền vật liệu 1 nâng cao 13 Như vậy, thay vì tính tích phân phương trình vi phân (6.4) ta chỉ cần tính lực cắt giả tạo gtQ để có góc xoay và tính momen uốn giả tạo gtM để có độ võng y của dầm thực. Ta có thể chọn các dầm giả tạo tương ứng với các dầm thực theo Bảng 6.1 Bảng 6.1. Dầm giả tạo tương ứng với dầm thực Dầm thực Dầm giả tạo y = 0; y = 0; 0 0 M gt = 0; M gt = 0; Q gt 0 Q gt 0 y = 0; y 0; = 0 0 M gt = 0; M gt 0; Q gt = 0 Q gt 0 y 0; y = 0; y = 0; 0 0 0 M gt 0; M gt = 0; M gt = 0; Q gt 0 Q gt 0 Q gt 0 y 0; y = 0; y = 0; y 0; 0 0 0 0 M gt 0; M gt = 0; M gt = 0; M gt 0; Q gt 0 Q gt 0 Q gt 0 Q gt 0 6.4.3. Xác định tải trọng giả tạo gtq , lực cắt giả tạo gtQ và momen giả tạo gtM 6.4.3.1. Xác định tải trọng giả tạo gtq . Ta có: EJ x gt x M q , nghĩa là gtq và xM luôn luôn ngược dấu nhau, do đó: Sức bền vật liệu 1 nâng cao 14 - Nếu xM > 0 thì gtq < 0: chiều gtq hướng xuống phía dưới. - Nếu xM 0: chiều gtq hướng lên phía trên. 6.4.3.2. Xác định lực cắt giả tạo gtQ và momen giả tạo gtM Ta có: gt gtQ q (6.8) và .gt gt CM q z . (6.9) Do đó ta cần xác định diện tích gtq và hoành độ trọng tâm diện tích Cz của hình giới hạn bởi đường cong. Bảng 6.2 cho ta các số liệu của một số hình thường gặp. Bảng 6.2. Diện tích và vị trí trọng tâm của một số hình thường gặp q gt Hình Diện tích Vị trí trọng tâm Cz Đường bậc nhất Lh 2 2L 3 Đường bậc hai lõm Lh 3 3L 4 Đường bậc hai lồi 2Lh 3 5L 8 Đường bậc n Lh n +1 n +1 L n + 2 zC L h C C h L zC zC L h C zC L h C Sức bền vật liệu 1 nâng cao 15 Đường bậc hai đối xứng 2Lh 3 L 2 6.4.4. Trình tự tìm góc xoay và độ võng 1) Vẽ biểu đồ xM : căn cứ vào sơ đồ dầm và tải trọng tác dụng. 2) Chọn dầm giả tạo tương ứng: theo Bảng 6.1. 3) Đặt tải trọng giả tạo gtq lên dầm giả tạo: EJ x gt x M q 4) Tính : = gtQ gtq 5) Tính y: y = gtM = .gt Cq z Ví dụ 6.3: Cho một dầm console chịu tải trọng phân bố đều q như hình vẽ (H. 6.6a). Tính độ võng và góc xoay tại đầu tự do của dầm. Biết dầm có độ cứng EJ x là hằng số. Giải: - Vẽ biểu đồ momen uốn (H. 6.6b): xM là đường cong bậc hai lõm ( xM < 0 vì làm căng thớ trên). - Chọn dầm giả tạo: như hình 6.6c. - Đặt tải trọng giả tạo gtq lên dầm giả tạo: EJ x gt x M q > 0 (vì xM < 0) có chiều hướng lên trên (H. 6.6c). - Tính góc xoay và độ võng y: Góc xoay và độ võng y tại đầu tự do của dầm cũng là lực cắt giả tạo gtQ và momen uốn giả tạo gtM tại B của dầm giả tạo. Ta có: C h zC L Sức bền vật liệu 1 nâng cao 16 B = B gtQ 2 31 0 3 2 6 gt AB x x qL qL q x xL EJ EJ y = gtM = 3 43 . 0 6 4 8 gt CAB x x qL qL q z x L EJ EJ Mặt cắt sau biến dạng chuyển vị hướng phía dưới và xoay theo chiều kim đồng hồ. Hình 6.6 6.5. BÀI TOÁN SIÊU TĨNH CỦA THANH CHỊU UỐN Bài toán siêu tĩnh là bài toán mà ta không thể xác định được các phản lực và nội lực bằng các phương trình cân bằng tĩnh học, vì số ẩn số cần tìm luôn lớn hơn số phương trình cân bằng tĩnh học thiết lập được. Để giải bài toán siêu tĩnh, ta cần thiết lập thêm một số phương trình cần thiết dựa vào điều kiện biến dạng. Ta có thể dùng phương pháp đồ toán để tính độ võng và góc xoay cho các phương trình biến dạng. Ví dụ 6.4: Vẽ biểu đồ nội lực yQ và xM của dầm siêu tĩnh chịu lực q = const như hình vẽ (H.6.7a). Biết dầm có độ cứng EJ x là hằng số. c) L A q B qL 2 2 Mx qL 2 2EJx a) b) Sức bền vật liệu 1 nâng cao 17 Giải: - Xác định các phản lực ở ngàm A và gối đỡ B Ta có bốn ẩn số (phản lực liên kết) cần tìm nhưng chỉ có ba phương trình cân bằng tĩnh học. Vì vậy ta cần phải thiết lập thêm một phương trình theo điều kiện biến dạng. Giả sử bỏ gối đỡ tại B và thay bằng một phản lực BV (H. 6.7b). Ta được một dầm tĩnh định chịu tác dụng bởi lực phân bố đều q và lực tập trung BV (chưa biết). Hình 6.7 Điều kiện biến dạng là độ võng của đầu tự do B phải bằng không: By = 0. B q A L A q B VB qL2 2EJx VB.L E.Jx 5 8 + _ a) b) c) d) qL qL2 8 1 9 128 qL2 qL 8 3 Qy Mx Sức bền vật liệu 1 nâng cao 18 Do đó để thiết lập ... b y a x Trong đó a và b là giao điểm của đường trung hòa với trục x và y. 7.4.3.2. Tính chất của đường trung hòa 1) Đường trung hòa không đi qua trọng tâm mặt cắt, nó cắt trục x tại a và trục y tại b. 2) Đường trung hòa không bao giờ qua phần tư có chứa điểm đặt lực K vì a và b luôn trái dấu với KK yx , . 3) Điểm đặt lực K tiến gần tâm O của mặt cắt thì đường trung hòa rời xa tâm O vì khi KK yx , giảm thì a, b tăng và ngược lại. 4) Khi K nằm trên trục Ox (yK = 0) thì đường trung hòa song song với trục Oy và có phương trình là x = a. Khi K nằm trên trục Oy (xK = 0) thì đường trung hòa song song với trục Ox và có phương trình là y = b. 5) Khi đường trung hòa nằm ngoài mặt cắt thì trên mặt cắt chỉ chịu một loại ứng suất: kéo hoặc nén. 7.4.4. Lõi của mặt cắt ngang 7.4.4.1. Khái niệm Sức bền vật liệu 1 nâng cao 47 Trong các công trình xây dựng ta dùng các vật liệu dòn như gạch, đá, bê tông, Đối với vật liệu dòn, khả năng chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém. Vì vậy khi thiết kế những bộ phận công trình nén lệch tâm, ta phải xác định vị trí đặt lực sao cho trên mặt cắt ngang chỉ có ứng suất nén (toàn bộ mặt cắt ngang chịu nén), nghĩa là đường trung hòa không cắt qua mặt cắt ngang. Như vậy điểm đặt lực K phải nằm trong một miền bao quanh trọng tâm của mặt cắt ngang. Miền này gọi là lõi của mặt cắt ngang (lõi tiết diện). Từ tính chất trung hoà có thể nằm ngoài mặt cắt ngang, ta luôn tìm được một miền có chứa trọng tâm, sao cho lực đặt trong miền đó thì mặt cắt ngang chỉ chịu lực cắt hoặc chỉ chịu nén. Vậy: Lõi của mặt cắt ngang là một miền bao kín quanh trọng tâm mặt cắt ngang. Khi lực lệch tâm đặt trong miền đó thì đường trung hòa nằm ngoài mặt cắt ngang và khi lực lệch tâm đặt trên chu vi miền đó thì đường trung hòa tiếp xúc với chu vi mặt cắt ngang. 7.4.4.2. Xác định lõi mặt cắt Lõi của mặt cắt được xác định như sau: - Tìm trọng tâm mặt cắt ngang và xác định hệ trục quán tính chính trung tâm của mặt cắt ngang. - Xác định các điểm đặt lực K: + Vẽ các đường trung hòa tiếp xúc với chu vi mặt cắt ngang. + Mỗi đường trung hòa ta với phương trình đường trung hòa: 1 b y a x Với vị trí của đường trung hòa ta xác định được tọa độ (a,b). + Với mỗi đường trung hòa này ta xác định tọa độ một điểm đặt lực K KK yx , theo công thức: b i y a i x xK y K 22 ; - Xác định lõi: Nối các điểm đặt lực K ta được chu vi của lõi. Sức bền vật liệu 1 nâng cao 48 * Chú ý: Đường trung hòa chỉ được tiếp xúc chu vi mà không được cắt mặt cắt ngang, vì vậy mặt cắt ngang là đa giác lồi hay lõm thì lõi cũng là đa giác lồi (H. 7.21). Hình 7.21 7.4.4.3. Lõi của một số mặt cắt ngang thường gặp a) Lõi của hình chữ nhật - Ta có hệ trục QTCTT Oxy như hình vẽ. - Xác định các điểm K: + Khi đường trung hòa trùng cạnh AB, ta có: a = , b = - 2 h . Tọa độ điểm K tương ứng: 2 2 2 /12 0; / 2 6 y x K K i i h h x y a b h + Khi đường trung hòa trùng cạnh BC, ta có: a = 2 b , b = . Tọa độ điểm K tương ứng: 0; 6 2 12 2 2 2 b i y b b b a i x xK y K + Do tính đối xứng ta được các tọa độ tương ứng: 6 ;0 h và 0; 6 b . - Xác định lõi: Nối các điểm K, ta được lõi tiết diện là một hình thoi (H. 7.21) b) Lõi của hình tròn Khi đường trung hòa là một tiếp tuyến với đường tròn, ta có: a = , b = 2 D . y E D x C B A F Sức bền vật liệu 1 nâng cao 49 Tọa độ điểm K tương ứng: 8 2 16;0 2 22 D D D b i y a i x xK y K Do tính đối xứng của tiết diện, ta được lõi tiết diện là một đường tròn đồng tâm có đường kính bằng 8 D (H. 7.23) Hình 7.22 Hình 7.23 Ví dụ 7.8: Cho một mối ghép bu lông như hình vẽ (H. 7.24a). Biết thân bu lông đường kính d = 20mm, lực tác dụng lên đầu bu lông P = 6kN có độ lệch tâm e = 15mm. a) Xác định đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp. b) Tính các ứng suất pháp cực trị và kiểm tra điều kiện bền của thanh. Biết vật liệu có 214 /kN cm . Giải: a) Xác định đường trung hòa và biểu đồ ứng suất pháp. Đây là bài toán kéo lệch tâm. Lực lệch tâm N = P có độ lệch tâm là e = 15mm = 1,5cm so với tâm thanh (H. 7.24b). Gọi K ,K Kx y là điểm đặt lực N, ta có: 1,5 ; 0K Kx cm y . Vì lực nằm trên trục x, nên đường trung hòa sẽ song song với trục y và phương trình của đường trung hòa: x = a. Với: 2 y K i a x Bình phương bán kính quán tính của mặt cắt ngang đối với trục y: y b/2 b/2 h /2 x h /2 b/6 b/6 h /6 h /6 x y Sức bền vật liệu 1 nâng cao 50 4 2 2 2 2 2 264 0,25 16 16 4 y y d J d i cm dF . 2 0,25 0,17 1,5 y K i a cm x . Vậy: x = - 0,17 Hình 7.24 b) Tính các ứng suất pháp cực trị và kiểm tra điều kiện bền của thanh. Bên trái trục trung hòa chịu kéo, nên điểm có ứng suất kéo lớn nhất là điểm A 1; 0A Ax y và bên phải trục trung hòa chịu nén, nên điểm có ứng suất nén lớn nhất là điểm B 1; 0B Bx y (H. 7.25). Do đó ứng suất cực đại tại A là: ax 22 2 2 2 1,5 1. . . 6 1 1 1 0,252 4 13,37 / z K A K B K A m A y x y N x x y y N x x F i i F i kN cm Do đó ứng suất cực tiểu tại B là: min 22 2 2 2 1,5 1. . . 6 1 1 1 0,252 4 9,55 / z K B K B K B B y x y N x x y y N x x F i i F i kN cm Ta có điều kiện bền: 2 ax 13,37 14 / m kN cm . a) b) e e z N = P K B A y x P Sức bền vật liệu 1 nâng cao 51 Vậy: Bảo đảm điều kiện bền. Hình 7.25 7.5. THANH CHỊU UỐN VÀ XOẮN 7.5.1. Khái niệm Một thanh gọi là uốn và xoắn khi trên mặt cắt ngang có ba thành phần nội lực là: momen uốn xM , yM và momen xoắn zM . 7.5.2. Thanh tròn chịu uốn và xoắn 7.5.2.1. Ứng suất trên mặt cắt ngang Hình 7.26 Đối với mặt cắt hình tròn thì mọi trục đi qua tâm O đều là trục quán tính chính trung tâm nên đó là uốn phẳng. Hợp hai momen xM và yM ta được uM : 2 2 u x yM M M Mặt phẳng chứa uM là mặt phẳng quán tính chính trung tâm, đó là mặt phẳng tải trọng (V). Giao giữa mặt phẳng tải trọng (V) và mặt cắt ngang là đường tải trọng. Đường tải trọng Đường trung hòa A x v y V MU z MZ B u Sức bền vật liệu 1 nâng cao 52 Do đó trên mặt cắt ngang của thanh tròn có hai thành phần ứng suất: - Ứng suất pháp : do momen uốn uM gây nên uốn phẳng. - Ứng suất tiếp : do momen xoắn zM gây nên phân bố như xoắn thuần tuý (bỏ qua lực cắt Q y ). 7.5.2.2. Ứng suất cực trị và điều kiện bền a) Ứng suất cực trị Thanh chịu uốn thuần túy đồng thời chịu xoắn. Đường trung hòa vuông góc với đường tải trọng, nên điểm nguy hiểm trên mặt cắt nguy hiểm là giao điểm của đường tải trọng với chu vi mặt cắt ngang, đó là những điểm xa đường trung hòa nhất (H. 7.26). Tại đó ứng suất pháp: u 22 u minmax WW yxu MMM (7.28) Và ứng suất tiếp: o zM W max (7.29) Với: yxu WWW và 2o uW W . c) Điều kiện bền Vì phân tố ở trạng thái ứng suất phẳng nên điều kiện bền có dạng: td (7.30) Để tính ứng suất tương đương ta dựa vào các thuyết bền: - Thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất: 22 3 4 zyzt Với: uW2W o 2 2 2 3 3 u uW W x y z t t M M M M - Thuyết bền thế năng biến đổi hình dạng: 2 2 2 2 2 4 4 u u 0,75 3 W W x y z t t z zy M M M M * Tổng quát: Điều kiện bền được viết gọn dưới dạng: Sức bền vật liệu 1 nâng cao 53 uW td td M (7.31) Trong đó: - Đối với thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất: 222 3 zyxt MMMM (7.32) - Đối với thuyết bền thế năng biến đổi hình dạng: 222 4 75,0 zyxt MMMM (7.33) - Đối với mặt cắt ngang tròn: 3u 1,0W D Ví dụ 7.9: Một trục truyền bằng thép đường kính d = 60mm chịu lực như hình vẽ (H. 7.27). Động cơ điện có công suất và số vòng quay của động cơ là N = 20kW, n = 500vg/ph tác dụng tại đầu B của trục. Puly có trọng lượng và đường kính là G = 2kN, D = 500mm, puly truyền lực kéo nằm ngang có lực kéo trên các nhánh của dây đai song song nhau và 21 2TT . Kiểm tra bền trục theo thuyết bền thế năng biến đổi hình dạng. Biết 2/12 cmkN , L = 2m. Hình 7.27 Giải: - Xác định ngoại lực tác dụng lên trục: Momen xoắn trên trục: cmkNNm n N xM .2,38382 500 20 .10.55,9.1055,9 33 Lực căng đai được xác định theo điều kiện cân bằng của momen xoắn: 2 . 2 . 2 . 221 D T D T D TM T1 T2 A B D G d 2 L 2 L Sức bền vật liệu 1 nâng cao 54 kN x D M T 53,1 50 2,3822 2 Do đó: kNTT 06,32 21 Lực tác dụng tổng của lực căng tác dụng lên trục: kNTTT 59,453,106,321 Sơ đồ chịu lực của trục biểu diễn như trên hình 7.28a. - Vẽ biểu đồ nội lực: Các biểu đồ nội lực như Hình 7.28b,c,d. .100 4 200.2 2 . 2 max kNcm LP M x kNcm xLT M y 5,229 4 20059,4 2 . 2 max a) b) c) d) Hình 7.28 - Kiểm tra bền: Ứng suất tương đương theo thuyết bền thế năng biến đổi hình dáng: G T Mx x y z z y x z 229,5 100 38,2 z My Mx Mz kNcm kNcm kNcm Sức bền vật liệu 1 nâng cao 55 3 222 u 22 4 1,0 75,0 W 3 D MMMM zyxtd zt Mặt cắt nguy hiểm tại C có : kNcmMkNcmMkNcmM zyx 2,38;5,229;100 22 3 222 4 /12/69,11 0,1.6 2,3875,05,229100 cmkNcmkNt . Vậy trục thỏa mãn điều kiện bền. Ví dụ 7.10: Trục hộp giảm tốc có gắn một bánh răng trụ răng thẳng chịu tác dụng bởi lực tiếp tuyến 1000tP N và lực hướng tâm 400rP N . Xác định đường kính d của trục theo thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất. Biết: đường kính trung bình của bánh răng 50cd mm , vật liệu làm trục có 24500 /N cm , a = 50mm, b = 20mm. Giải: - Xác định ngoại lực tác dụng lên trục: . 1000 5 2500 2 2 t tb z P D x M Ncm . 400 2 800x rM P b x Ncm . . 1000 2 2000y tM P b x Ncm - Vẽ biểu đồ nội lực: Các biểu đồ nội lực như hình 7.29b,c,d - Xác định đường kính trục d: Ta thấy mặt cắt nguy hiểm là mặt cắt tại B. Ta có công thức kiểm tra bền theo thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất: 2 2 2 3 uW x y z t M M M 2 2 2 4 3 3 3 800 2000 2500 1089 10 3300 4500 4500 4500 0,1 0,1 0,1 x d d d 3 3300 1,95 19,5 0,1 4500 d cm mm x . Vậy: 19,5d mm Sức bền vật liệu 1 nâng cao 56 Hình 7.29 7.6. THANH CHỊU LỰC TỔNG QUÁT 7.6.1. Khái niệm Một thanh gọi là chịu lực tổng quát khi trên mặt cắt ngang của nó có đầy đủ sáu thành phần nội lực: zyxzyx NQQMMM ,,,,, . Vì ảnh hưởng của lực cắt yx QQ , đến độ bền là bé nên bỏ qua. 7.6.2. Thanh tròn chịu lực tổng quát 7.6.2.1. Ứng suất trên mặt cắt ngang Theo nguyên lý cộng tác dụng: - Ứng suất pháp: do các thành phần nội lực là lực dọc zN , momen uốn yx MM , . - Ứng suất tiếp: do các thành phần nội lực là momen xoắn zM . Phân tố ở trạng thái ứng suất phẳng, nên: Mx My Mz N.cm N.cm N.cm 800 2000 2500 b a b d c M C A B D Pr Pt A B x Pt y z My Mz Mx Pr M C D Sức bền vật liệu 1 nâng cao 57 u uz W M F N max (7.34) u uz W M F N min (7.35) o zM W max (7.36) 7.6.2.2. Điều kiện bền Kiểm tra bền thanh theo một trong các thuyết bền sau: - Thuyết bền ứng suất tiếp lớn nhất (thứ ba): 223 4 zyzt - Thuyết bền thế năng biến đổi hình dạng (thứ tư): 224 3 zyzt C. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là thanh chịu lực đơn giản, thanh chịu lực phức tạp? Cho ví dụ cụ thể. 2. Thế nào là uốn xiên? Nội lực trên mặt cắt uốn xiên? Công thức tính ứng suất? Vị trí của đường trung hoà? Biểu đồ ứng suất pháp? Điều kiện bền? 3. Thế nào là thanh chịu uốn và kéo - nén? Công thức tính ứng suất? Vị trí của đường trung hoà? Biểu đồ ứng suất pháp? Điều kiện bền? 4. Thế nào kéo - nén lệch tâm? Công thức tính ứng suất? Vị trí của đường trung hoà? Điều kiện bền? Thế nào lõi của mặt cắt ngang và cách xác định lõi của mặt cắt ngang? 5. Thế nào là thanh chịu uốn và xoắn? Ứng suất trên mặt cắt ngang tròn? Điều kiện bền? 6. Thế nào thanh chịu lực tổng quát? Cách tính ứng suất và điều kiện bền? D. TRẮC NGHIỆM 1. Nội lực của thanh chịu uốn xiên gồm có: a) momen uốn xM và yM . b) momen uốn xM , yM và lực dọc zN . c) momen uốn xM , yM và momen xoắn zM . 2. Nội lực của thanh chịu lực tổng quát gồm có: Sức bền vật liệu 1 nâng cao 58 a) sáu thành phần. b) bốn thành phần nếu bỏ qua lực cắt c) cả hai câu trên đều đúng 3. Trong các mặt cắt chịu lực nào sau đây chỉ có ứng suất pháp: a) uốn và kéo – nắn, kéo – nén lệch tâm, uốn và xoắn. b) uốn xiên, uốn và kéo – nén, kéo – nén lệch tâm. c) uốn xiên, uốn và kéo – nén, uốn và xoắn. 4. Nội lực của thanh chịu uốn và kéo – nén gồm có: a) momen uốn xM và yM . b) momen uốn xM , yM và lực dọc zN . c) momen uốn xM , yM và momen xoắn zM . 5. Đường trung hòa trong mặt cắt chịu uốn xiên: a) đi qua trọng tâm mặt cắt. b) không vuông góc với đường tải trọng. c) cả hai câu trên đều đúng 6. Trong công thức tính ứng suất pháp, giá trị momen uốn qui ước là dương khi: a) xM kéo phần dương của trục y và yM kéo phần dương của trục x. b) xM kéo phần âm của trục y và yM kéo phần âm của trục x. c) cả hai câu trên đều sai. 7. Nội lực của thanh chịu kéo – nén lệch tâm gồm có: a) momen uốn xM và yM . b) momen uốn xM , yM và lực dọc zN . c) momen uốn xM , yM và momen xoắn zM . 8. Đường trung hòa trong mặt cắt chịu uốn và kéo – nén: a) đi qua trọng tâm mặt cắt. b) không đi qua trọng tâm mặt cắt. c) cả hai câu trên đều đúng 9. Trong biểu đồ ứng suất pháp: a) tại vị trí trục trung hòa có giá trị bằng “0”. b) những điểm xa trục trung hòa nhất có ứng suất lớn nhất. Sức bền vật liệu 1 nâng cao 59 c) cả hai câu trên đều đúng. 10. Nội lực của thanh chịu uốn và xoắn gồm có: a) momen uốn xM và yM . b) momen uốn xM , yM và lực dọc zN . c) momen uốn xM , yM và momen xoắn zM . 11. Đường trung hòa trong mặt cắt chịu kéo – nén lệch tâm: a) không bao giờ qua phần tư có chứa điểm đặt lực. b) không đi qua trọng tâm mặt cắt. c) cả hai câu trên đều đúng 12. Qui ước dấu , dương khi: a) quay phần dương trục x đến đường tải trọng hay đường trung hòa cùng chiều kim đồng hồ. b) quay phần dương trục x đến đường tải trọng hay đường trung hòa ngược chiều kim đồng hồ. c) cả hai câu trên đều sai. 13. Nội lực của thanh chịu lực phức tạp gồm có: a) hai thành phần. b) nhiều thành phần c) cả hai câu trên đều đúng 14. Lõi của mặt cắt là một miền bao quanh trọng tâm mặt cắt sao cho: a) khi lực lệch tâm đặt trong miền đó thì đường trung hoàn toàn nằm ngoài mặt cắt. b) khi lực lệch tâm đặt trong miền đó thì đường trung hoàn toàn nằm trong mặt cắt. c) cả hai câu trên đều sai. 15. Phát biểu nào sau đây là đúng trong uốn xiên: a) Đường tải trọng và đường trung hòa bao giờ cũng nằm cùng một góc phần tư của hệ trục tọa độ. b) Đường tải trọng và đường trung hòa bao giờ cũng vuông góc với nhau. c) Đối với mặt cắt tròn không có uốn xiên. Sức bền vật liệu 1 nâng cao 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Đức Cán, Giáo trình Sức bền vật liệu, NXB Tp. HCM, 2007. 2 Lê Viết Giảng, Phan Kỳ Phùng; Sức bền vật liệu tập 1; NXB Giáo dục, 1997. 3 Đỗ Tấn Dân; Sức bền vật liệu tập 1; Trường ĐH Cần Thơ, 2000. 4 Đặng Việt Cương, Nguyễn Nhật Thăng, Nhữ Phương Mai; Sức bền vật liệu tập 1; NXB KH và KT, 2003. [5] Thái Thế Hùng; Sức bền vật liệu; NXB KH & KT, Hà Nội, 2006. +7,5
File đính kèm:
- giao_trinh_suc_ben_vat_lieu_1_nang_cao.pdf