Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực

Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:

Hệ thống truyền lực của ô tô là tập hợp tất cả các bộ phận nối chuyển động từ động cơ đến cầu chủ động, bao gồm: ly hợp, hộp số và truyền động các đăng. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ: truyền, cắt, thay đổi hớng chuyển động, biến đổi mô men và số vòng quay của động cơ phù hợp với lực kéo yêu cầu của ô tô.

Sửa chữa và bảo dỡng hệ thống truyền lực là một công việc có tính thờng xuyên, nặng nhọc và quan trọng đối với nghề sửa chữa ô tô, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và duy trì tuổi thọ đáp ứng khả năng, yêu cầu vận tải của ô tô.

Công việc sửa chữa không chỉ cần những kiến thức cơ học ứng dụng và kỹ năng sửa chữa cơ khí, mà nó còn đòi hỏi sự yêu nghề của ngời thợ sửa chữa ô tô. Vì vậy công việc Sửa chữa và bảo dỡng hệ thống truyền lực đã trở thành một nghiệp vụ suốt đời của ngời thợ sửa chữa ô tô.

 

doc 91 trang kimcuc 12700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực
Bộ LAO ĐộNG - THƯƠNG BINH Và Xã HộI
TổNG CụC DạY NGHề 
Chủ biên - biên soạn: Diệp minh hạnh
Giáo trình 
sửa chữa và bảo dưỡng 
hệ thống truyền lực
NGHề: SửA CHữA ô tô
trình độ: lành nghề
Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (VTEP)
Hà Nội - 2008
Tuyên bố bản quyền :
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình. Cho nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Tổng cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo vệ bản quyền của mình.
Tổng cục Dạy nghề cám ơn và hoan nghênh các thông tin giúp cho việc tu sửa và hoàn thiện tốt hơn tài liệu này.
Địa chỉ liên hệ:
Tổng cục Dạy nghề
37B – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội
114-2008/CXB/29-12/LĐXH
Mã số: 
Lời nói đầu
Giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Sửa chữa ôtô đã được Giám đốc Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề quốc gia phê duyệt dựa vào năng lực thực hiện của người kỹ thuật viên trình độ lành nghề.
Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp DACUM) của các cán bộ, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm, đang trực tiếp sản xuất cùng với các chuyên gia đã tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, lấy ý kiến.v.v, đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của nghề để biên soạn. Ban giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực do tập thể cán bộ, giảng viên, kỹ sư của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm biên soạn. Ngoài ra có sự đóng góp tích cực của các giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty Cơ khí Phú Xuân, Công ty Ô tô Thống Nhất, Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Long Thọ.
Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm kiểm định ô tô Thừa Thiên Huế, Công ty ô tô Thống Nhất, Trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng và trường Trung học Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế, Ban quản lý dự án GDKT&DN và các chuyên gia của Dự án đã công tác, tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn giáo trình. Trong quá trình thực hiện, Ban biên soạn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm của nhiều chuyên gia, công nhân bậc cao trong lĩnh vực nghề Sửa chữa ô tô. Song do điều kiện về thời gian, mặt khác đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
Giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt; Hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất.
Giáo trình môđun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực cấp trình độ Lành nghề đã được Hội đồng thẩm định Quốc gia nghiệm thu và nhất trí đưa vào sử dụng và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc cho công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo.
Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề.
Ngày 15 tháng 4 năm 2008
Hiệu trưởng
	 Bùi Quang Chuyện
giới thiệu về mô đun
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:
Hệ thống truyền lực của ô tô là tập hợp tất cả các bộ phận nối chuyển động từ động cơ đến cầu chủ động, bao gồm: ly hợp, hộp số và truyền động các đăng. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ: truyền, cắt, thay đổi hướng chuyển động, biến đổi mô men và số vòng quay của động cơ phù hợp với lực kéo yêu cầu của ô tô.
Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực là một công việc có tính thường xuyên, nặng nhọc và quan trọng đối với nghề sửa chữa ô tô, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và duy trì tuổi thọ đáp ứng khả năng, yêu cầu vận tải của ô tô. 
Công việc sửa chữa không chỉ cần những kiến thức cơ học ứng dụng và kỹ năng sửa chữa cơ khí, mà nó còn đòi hỏi sự yêu nghề của người thợ sửa chữa ô tô. Vì vậy công việc Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền lực đã trở thành một nghiệp vụ suốt đời của người thợ sửa chữa ô tô.
Mục tiêu của mô đun:
Nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về cấu tạo, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt đông các bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô. Đồng thời có đủ kỹ năng phân định để tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của các bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô. Với việc sử dụng đúng và hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đúng quy trình yêu cầu kỹ thuật, an toàn và năng suất cao.
Mục tiêu thực hiện của mô đun:
Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại của các bộ phận hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, các đăng) trên ô tô.
Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng các bộ phận: ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
Trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sữa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận: ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng đúng quy trình, quy phạm và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.
Nội dung chính của mô đun:
Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của các bộ phân: ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của: ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các chi tiết, bộ phận của: ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
Bảo dưỡng, tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận Ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
Bài
Danh mục các bài học
Lý thuyết
Thực hành
Các hoạt động khác
Bài 1
Cấu tạo bộ ly hợp ma sát
4
20
Bài 2
Sửa chữa và bảo dưỡng bộ ly hợp ma sát
2
20
Bài 3
Cấu tạo hộp số cơ khí 
4
16
Bài 4
Sửa chữa và bảo dưỡng hộp số cơ khí
3
20
Bài 5
Sửa chữa và bảo dưỡng hộp phân phối
3
8
Bài 6
Cấu tạo truyền động các đăng
2
16
Bài 7
Sửa chữa và bảo dưỡng truyền động các đăng
2
16
Cộng
21
112
HAR 01 01
Điện kỹ thuật
HAR 01 19
SC-BD phần cố định động cơ
HAR 01 18
KT về động cơ đốt trong
HAR 0108
Kỹ thuật đIện tử
HAR 0110
Vật liệu cơ khí
HAR 01 11
D Sai lắp ghép,ĐLKT
HAR 01 12 Vẽ kỹ thuật
HAR 01 13 An toàn
HAR 01 17
Nhập môn nghề scôtô
HAR 01 14
T. H nghề bổ trợ
HAR 01 20
SC- BD phần
C/động động cơ
HAR 01 21
SC-BD Cơ cấu phân phối khí
HAR 01 22
SC-BD Hệ thống bôi trơn
HAR 01 23
SC-BD Hệ thống làm mát
HAR 01 24
SC-BD
HT N L xăng
HAR 01 25
SC BD
HT NL diesel
HAR 01 26
SC-BD
HT khởi động
HAR 01 27
SC-BD
HT đánh lửa
HAR 01 28
SC BD
 Tr TB điện ôtô
HAR 01 29
SC-BD
HT truyền lự c
HAR 01 30
SC-BD
 Cầu chủ động
HAR 01 31
SC-BD
HT di chuyển
HAR 01 32
SC-BD
Hệ thống lái
HAR 01 33
SC-BD
HT phanh
HAR 01 35
SC Pan ô tô
HAR 01 34
K.tra tình trạng
KT Đ cơ và ôtô
HAR 01 36
nâng cao hiệu quả công việc
Bằng công nhận lành nghề ( II)
HAR 02 06
Xác suất
thống kê
HAR 02 07
KT. điều khiển bằng điện tử
HAR 02 08
Vẽ Auto CAD
HAR0219
Tổ chức quản lý và S.xuất
Chứng chỉ nghề bậc cao
HAR 02 11
Chẩn đoán động cơ
ô tô
HAR 02 12
Chẩn đoán HT truyền động ô tô
HAR 02 14
SC-BD bộ tăng áp
HAR 0215
SC-BD HT phun xăng điện tử
HAR 02 16
SC-BD BCA
điều khiển bằng đ. từ
HAR 02 17
SC-BD HT đ/khiển = khí nén
Bằng công nhận bậc cao (III)
Chứng
chỉ
nghề
HAR 01 09
Cơ kỹ thuật
HAR 02 13
C. nghệ phục hồi chi tiết trong SC
HAR 02 09
CN khí nén Thuỷ lực ứng dụng
HAR 02 10
Nhiệt kỹ thuật
HAR 0218
SC-BD Li hợp, hộp số thủy lực
Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề
Các hình thức học tập chính trong mô đun
1 . Học trên lớp về:
 - Các yêu cầu, nhiệm vụ và cấu tạo chung của hệ thống truyền lực ô tô.
 - Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của các bộ phân: ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. 
 - Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng.
2 . Học tại phòng học chuyên môn hoá về:
 - Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng.
 - Quy trình bảo dưỡng và tháo lắp ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng.
 - Phương pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận của ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng.
3 . Thực tập tại xưởng trường về:
- Thực hành tháo lắp, bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của ly hợp ma sát khô,hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng trong các xưởng sửa chữa ô tô.
4 . Tham quan thực tế về:
- Bảo dưỡng và sửa chữa các bộ ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng trong cơ sở sửa chữa ô tô hiện đại.
5 . Tự nghiên cứu và làm bài tập về:
 - Các tài liệu tham khảo về bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô.
 - Vẽ sơ đồ cấu tạo, trình bày nguyên tắc hoạt động và các hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa chi tiết của bộ ly hợp ma sát, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng ô tô.
Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun
1. Kiến thức:
 - Trình bày được đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động các bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô.
Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra, sữa chữa các bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô 
2. Kỹ năng:
Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng chi tiết, bộ phận của hệ thống truyền lực đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.
Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.
3. Thái độ:
Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.
Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian .
Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.
Bài 1
Cấu tạo ly hợp ma sát
Mã bài: HAR.02 29 01
Giới thiệu:
Ly hợp ma sát khô là một bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô được đặt giữa động cơ và hộp số chính. Ly hợp có nhiệm vụ cắt và truyền lực (truyền mô men) từ động cơ đến hộp số, thông qua lực ma sát của các bề mặt chi tiết. 
Do yêu cầu làm việc của bộ ly hợp cắt, nối liên tục, truyền lực lớn và chịu nhiệt độ cao nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành kiểm tra thường xuyên, điều chỉnh và bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của ly hợp ô tô. 
Mục tiêu thực hiện:
 1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của ly hợp.
 2. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ly hợp ma sát.
 3. Nhận dạng và bảo dưỡng các bộ phận của ly hợp ma sát đảm bảo đúng quy trình, đúng yêu câù kỹ thuật. 
Nội dung chính:
 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại ly hợp.
 2. Cấu tạo và hoạt động của ly hợp ma sát.
 3. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng ly hợp ma sát. 
Học trên lớp
I. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực
1. Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống truyền lực
Hình 1-1: Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống truyền lực
Hộp số chính
Trục các đăng
Động cơ
Trục các đăng
Bánh xe sau
Cầu sau chủ động
Hộp phân phối
Bánh xe trước
Cầu trước chủ động
Ly hợp
Hệ thống truyền lực là tập hợp các cụm và chi tiết truyền từ động cơ đến cầu chủ động (hình 1-1) gồm có: ly hợp, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. Hệ thống truyền lực dùng để truyền và biến đổi mô men từ động cơ đến cầu chủ động ô tô.
2 . Giới thiệu về bộ ly hợp
Ly hợp là một bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô, được đặt giữa động cơ và hộp số chính. Ly hợp có nhiệm vụ cắt và truyền mô men từ động cơ đến hộp số, giúp cho việc sang số dễ dàng khi ô tô đang hoạt động. Ly hợp có nhiều loại, nhưng thường dùng trong ô tô là bộ ly hợp ma sát khô, nhờ vào các tấm ma sát có hệ số ma sát cao để truyền được mô men xoắn từ trục khuỷu đến trục sơ cấp. 
II. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại ly hợp
1. Nhiệm vụ
Bộ ly hợp có các nhiệm vụ:
- Đóng và mở mạch truyền lực từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số khi sang số mà động cơ vẫn hoạt động.
- Duy trì mạch truyền lực trong suốt thời gian xe chạy bình thường.
- Là cơ cấu đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
2. Yêu cầu 
- Truyền được mô men xoắn của động cơ trong mọi điều kiện hoạt động mà không bị trượt.
- Khi đóng phải êm dịu không gây ra sự va đập trong hệ thống truyền lực.
- Khi mở phải dứt khoát để dễ sang số.
- Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
- Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bến cao.
- Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi.
3- Phân loại
a) Theo dạng truyền lực gồm có:
- Ly hợp ma sát (có ma sát khô 1đĩa, 2 đĩa và ma sát ướt).
- Ly hợp điện từ.
- Ly hợp thuỷ lực (biến mô thuỷ lực).
b) Theo cơ cấu điều khiển gồm có:
- Điều khiển bằng cơ khí và điều khiển bằng cơ khí có trợ lực.
- Điều khiển bằng thuỷ lực.
- Điều khiển bằng khí nén. 
Trong các loại ly hợp trên, ly hợp ma sát khô được sử dụng nhiều trong ô tô vì có nhiều ưu điểm: cấu tạo đơn giản, thoát nhiệt tốt, truyền mô men xoắn lớn, có độ bền cao và dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
II. Cấu tạo và hoạt động của bộ ly hợp ma sát
 1. Cấu tạo: Gồm có 3 phần. (hình 1-2 )
 a) Phần chủ động gồm có:
 - Bánh đà 
 Bánh đà là chi tiết của động cơ đồng thời là chi tiết của bộ phận chủ động của ly hợp được làm bằng gang có tính dẫn nhiệt cao. Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu, trên bề mặt phẳng được gia công nhẵn làm bề mặt tiếp xúc của ly hợp, mép ngoài có các lỗ ren để lắp vỏ ly hợp và có các chốt định tâm đảm bảo độ đồng tâm giữa bánh đà với vỏ ly hợp. 
 - Vỏ ly hợp 
Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định tâm với bánh đà. Trên vỏ có các gờ lồi hoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và bên trong có các gờ định vị lò xo ép.
- Đĩa ép 
Đĩa ép làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tốt. Mặt tiếp giáp với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi định vị lò xo ép và một số gờ có lỗ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ ly hợp
Hình 1-2 Cấu tạo bộ ly hợp ma sát
Vỏ ly hợp hợp
ÂĐĩa ma sát
Thanh kéo
Đòn bẩy
 Đòn mở
 ổ bi tì
Lò xo ép
Điã ép
Vỏ bao 
Trục sơ cấp
Bánh đà
Đòn lắp thanh kéo
Bàn đạp ly hợp
Bàn đạp phanh
- Đòn mở
Đòn mở làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lông chống mòn để tiếp xúc với ổ bi tỳ khi mở ly hợp. Loại đòn mở có quả tạ ly tâm, nhằm tăng lực ép của đĩa ép khi ly hợp quay ở tốc độ cao(hình. 1-3 & 1-4).
Vỏ ly hợp và đĩa ép
ÂĐĩa ma sát
Đòn bẩy
 Đòn mở và lò xo màng
 ổ bi tì
Bánh đà
Hình 1-3 Cấu tạo ly hợp (loại lò xo màng)
Đai ốc giữ đòn mở
ÂBu lông chống mòn
Con lăn
Quả tạ
 Đòn mở
Chốt xoay
Đòn mở
Lò xo màng
- Lò xo ép làm bằng thép loại ... , chính xác.
Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp truyền động các đăng.
Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:
a) Dụng cụ:
Giá treo và pa lăng treo phải, dây treo các đăng, gỗ chèn kê lốp xe.
Dụng cụ tháo lắp truyền động các đăng, cảo các loại, đột đồng và trục bậc.
Đồng hồ so.
Pan me, thước cặp.
b) Vật tư: 
Giẻ sạch.
Giấy nhám.
Nhiên liệu, dầu bôi trơn.
Joăng đệm và keo dán.
Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật sửa chữa của truyền động các đăng.
Bố trí nơi làm việc cho 4 nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.
II. THáO LắP truyền động các đăng
A- Quy trình tháo truyền động các đăng
Hình 6 -6. Tháo lắp truyền động các đăng đồng
Hình 1-9. Tháo truyền động các đăng 
1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
Vạch dấu
Tháo phanh hãm
Tháo ổ bi và chốt
- Bộ dụng cụ tay nghề tháo truyền động các đăng.
Hình 1-9. Tháo ly hợp 
- Làm sạch bên ngoài truyền động các đăng.
2. Vạch dấu (hình 6-6)
- Vạch dấu giữa hai phần then hoa của trục các đăng.
- Vạch dấu giữa hai đầu nạng của khớp nối.
3. Tháo nắp chặn ổ bi (hoặc phanh hãm) 
- Tháo các bu lông hãm (hoặc tháo các phanh hãm).
4. Tháo ổ bi kim và chốt chữ thập (h. 6-5)
 - Dùng búa đồng vỗ vào đầu nạng các đăng để cho lỏng ổ bi ra ngoài. 
 - Lấy chốt chữ thập ra ngoài. 
5. Làm sạch chi tiết và kiểm tra
B. Quy trình lắp
Ngược lại quy trình tháo (sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng)
 - Tra mỡ bôi trơn các ổ bi và chốt chữ thập.
 - Thay thế các phe hãm.
III. quy trình bảo dưỡng truyền động các đăng
1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
 - Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp truyền động các đăng.
 - Khay, búa đồng và đệm đồng.
2. Làm sạch bên ngoài truyền động các đăng
 - Dầu rửa, bàn chải và giẻ lau.
3. Tháo rời truyền động các đăng
 - Vạch dấu giữa các đầu nạng và phần then hoa.
 - Tháo các bu lông hãm nắp ổ bi (hoặc tháo phanh hãm).
 - Dùng búa đồng vỗ vào đầu nạng cho lỏng ổ bi ra ngoài.
 - Lấy các ổ bi và chốt chữ thập ra ngoài.
4. Làm sạch, kiểm tra chi tiết
5. Lắp các chi tiết
 - Thay các chi tiết theo định kỳ (ổ bi và phanh hãm).
 - Bôi trơn ổ bi và chốt chữ thập.
 - Lắp khớp các đăng (ngược lại quy trình tháo).
6. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp
Các chú ý 
 - Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chờn hỏng ren.
 - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định.
 - Thay thế các ổ bi kim và phanh hãm.
 - Lắp đúng dấu giữa các đầu nạng và phần then hoa.
Các bài tập mở rộng và nâng cao
i. Tên bài tập
Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các loại truyền động các đăng:
1. Các loại truyền động các đăng đồng tốc (loại kép).
2. Các loại truyền động các đăng đồng tốc kiểu bi.
II. Yêu cầu 
1. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của truyền động các đăng đồng tốc (kép).
2. Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo và trình bày nguyên tắc hoạt động của các loại truyền động các đăng đồng tốc kiểu bi.
III. Thời gian 
 - Sau 1 tuần nộp đủ các bài tập.
Bài 7
sửa chữa và bảo dưỡng truyền động các đăng
 Mã bài: HAR. 02 29 07
Giới thiệu 
Truyền động các đăng là một bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô được đặt giữa hộp số và cầu chủ động. Truyền động các đăng bao gồm: các khớp, các nạng và các trục truyền, dùng để truyền dẫn mô men xoắn giữa hộp số với cầu chủ động và giữa cầu trước chủ động với bánh xe. 
Trong quá trình ô tô vận hành trên đường, do trình trạng mặt đường và sự biến dạng của khung xe nên vị trí tương đối của các chi tiết luôn bị chuyển dịch thay đổi tương đối với nhau. Vì vậy đặc điểm cấu tạo của truyền động các đăng cũng thay đổi và dịch chuyển tương đối để đáp ứng yêu cầu làm việc của hệ thống truyền lực ô tô. 
Mục tiêu thực hiện
1. Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền động các đăng.
2. Trình bày được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa truyền động các đăng.
3.Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được truyền động các đăng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung chính:
1. Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của truyền động các đăng.
2.Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa truyền động các đăng.
Học tại phòng chuyên môn hoá
I. các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng truyền động các đăng
A. Hư hỏng truyền động các đăng
1. Trục các đăng làm việc có tiếng ồn
 a) Hiện tượng 
 Khi ô tô hoạt động có tiếng kêu khác thường ở cụm các đăng.
b) Nguyên nhân
- Các trục cong, vênh, nứt gãy và mòn then hoa.
- Nạng bị nứt, mòn lỗ lắp bi và chờn hỏng lỗ ren.
- Các ổ bi kim mòn, vỡ (các viên bi và rãnh của nạng các đăng loại bi bị mòn).
- Trục chữ thập nứt, mòn.
- Thiếu mỡ bôi trơn
2. Trục các đăng bị gãy
a) Hiện tượng 
Khi ô tô không vận hành được.
b) Nguyên nhân
- Trục và khớp các đăng bị gãy đứt.
- Gãy, đứt các bu lông.
- Vỡ các viên bi của truyền động các đăng kiểu bi.
Hình 7 -1. Tháo lắp truyền động các đăng 
Gối đỡ treo ổ bi treo,
Trục trung gian
B. Kiểm tra truyền động các đăng
 1. Kiểm tra bên ngoài
 - Kiểm tra: dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài trục và các khớp nối của truyền động các đăng.
 2. Kiểm tra khi xe vận hành
 - Kiểm tra: khi vận hành ô tô chú ý lắng nghe tiếng kêu ở cụm truyền động các đăng nếu có tiếng kêu khác thường cần phaỉ kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
II. Nội dung bảo dưỡng truyền động các đăng.
 1. Làm sạch bên ngoài. 
 2. Tháo rời các bộ phận các đăng và làm sạch.
 3. Kiểm tra hư hỏng chi tiết.
 4. Thay thế chi tiết theo định kỳ (joăng, đệm, tấm hãm, các ổ bi kim). 
 5. Tra mỡ và bơm mỡ bôi trơn các ổ bi và trục chữ thập.
 6. Lắp các chi tiết, bộ phận. 
 7. Kiểm tra hoàn chỉnh và vệ sinh công nghiệp.
 III. Câu hỏi và bài tập 
 1. Hiện tượng và nguyên nhân truyền động các đăng có tiếng kêu ồn ?
 2. (Bài tập) Những phương pháp kiểm tra, sửa chữa truyền động các đăng.
tHựC tập sửa chữa và bảo dưỡng truyền động các đăng
I. tổ chức chuẩn bị nơi làm việc
1. Mục đích:
Rèn luyện kỹ năng tháo lắp truyền động các đăng.
Nhận dạng các bộ phận chính của truyền động các đăng.
2. Yêu cầu:
Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nhận dạng được các bộ phận của truyền động các đăng.
Sử dụng dụng cụ hợp lý, chính xác.
Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp truyền động các đăng.
Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:
a) Dụng cụ:
Giá treo và pa lăng treo phải, dây treo các đăng, gỗ chèn kê lốp xe.
Dụng cụ tháo lắp truyền động các đăng, cảo các loại, đột đồng và trục bậc.
Đồng hồ so.
Pan me, thước cặp.
b) Vật tư: 
Giẻ sạch.
Giấy nhám.
Nhiên liệu, dầu bôi trơn.
Joăng đệm và keo dán.
Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật sửa chữa của truyền động các đăng.
Bố trí nơi làm việc cho 4 nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.
II. THáO LắP truyền động các đăng
A. Tháo truyền động các đăng trên xe ô tô
Hình 7 -2. Tháo lắp truyền động các đăng
Hình 1-9. Tháo truyền động các đăng 
1.Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
Vạch dấu
Vạch dấu
Tháo các bu lông
Vạch dấu
 - Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp truyền động các đăng.
 - Dây treo các đăng và giá đỡ.
2. Làm sạch bên ngoài cụm truyền động các đăng
 - Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay.
 - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô.
 - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm truyền động các đăng.
3. Treo các đăng lên khung xe và vạch dấu
 - Dùng dây chuyên dùng và treo hai đầu trục các đăng lên khung xe. 
 - Vạch dấu giữa hai phần then hoa của trục các đăng (hình. 7-2)
 - Vạch dấu giữa hai đầu nạng của khớp nối.
4. Tháo các bu lông ở hai đầu khớp và mặt bích của các đăng (hình. 7-2)
5. Tháo truyền động các đăng ra khỏi ô tô
 - Tháo các dây treo và hạ truyền động các đăng và giá đỡ. 
 - Đưa truyền động các đăng ra khỏi ô tô.
b. Tháo rời truyền động các đăng
 (Đã học trong bài 6 )
C. Quy trình lắp
Ngược lại quy trình tháo (sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng)
 - Tra mỡ bôi trơn các ổ bi và chốt chữ thập.
 - Thay thế các phe hãm.
III.quy trình bảo dưỡng truyền động các đăng
1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
 - Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp truyền động các đăng.
 - Khay, búa đồng và đệm đồng.
2. Làm sạch bên ngoài truyền động các đăng
 - Dầu rửa, bàn chải và giẻ lau.
3. Tháo rời truyền động các đăng
 - Vạch dấu giữa các đầu nạng và phần then hoa.
 - Tháo các bu lông hãm nắp ổ bi (hoặc tháo phanh hãm).
 - Dùng búa đồng vỗ vào đầu nạng cho lỏng ổ bi ra ngoài.
 - Lấy các ổ bi và chốt chữ thập ra ngoài.
4. Làm sạch, kiểm tra chi tiết
 - Làm sạch và kiểm tra các chi tiết.
5. Lắp các chi tiết
 - Bôi trơn ổ bi và chốt chữ thập.
 - Thay các chi tiết theo định kỳ (ổ bi và phanh hãm).
 - Lắp khớp các đăng (ngược lại quy trình tháo).
6. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp
Các chú ý 
 - Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chờn hỏng ren.
 - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định.
 - Thay thế các ổ bi và phanh hãm.
 - Lắp đúng dấu giữa các đầu nạng và phần then hoa.
III. SửA chữa truyền động các đăng
 1. Các trục và nạng của truyền động các đăng
 a) Hư hỏng và kiểm tra (hình. 7-2)
 - Hư hỏng các trục và nạng: nứt, cong, mòn lỗ lắp ổ bi và phần then hoa. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn, cong của trục (độ mòn, cong không lớn hơn 0,2 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.
b) Sửa chữa
 - Trục và nạng bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép cần được thay mới.
 - Trục bị cong có thể nắn trên thiét bị, nếu bị vênh phải thay thế.
 - Các lỗ lắp bi (hoặc rãnh bi) bị mòn quá giới hạn cho phép có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định, lỗ ren chờn hỏng tiến hành hàn đắp sau đố ta ren.
 2. Các chốt chữ thập và ổ bi kim (hoặc các viên bi)
 a) Hư hỏng và kiểm tra
 - Hư hỏng chốt và ổ bi: chốt chữ thập bị nứt, mòn phần lắp ổ bi và các ổ bi kim mòn.
 - Kiểm tra: dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn, cong của trục. 
 a- Kiểm tra trục cong b- Kiểm tra mòn chốt chữ thập và ổ bi
Hình 7 -3. Kiểm tra truyền động các đăng
(hình.7 - 2) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.
b) Sửa chữa
 - Trục chữ thập bị nứt, mòn phần lắp ổ bi quá giới hạn cho phép có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định.
 - Các ổ bi kim (hoặc các viên bi) mòn, gãy phải thay thế.
 - Các phanh hãm và đệm, phớt chắn mỡ hỏng đều được thay mới.
Các bài tập mở rộng và nâng cao
i. Tên bài tập
- Lập bảng kiểm tra, phân loại chi tiết cụm truyền động các đăng của xe TOYOTA.
II. Yêu cầu 
- Lập đầy đủ và chính xác bảng kiểm tra, phân loại chi tiết.
Bảng kiểm tra phân loại chi tiết
- Ngày kiểm tra: Ngày tháng năm 2004
- Nhóm (người) kiểm tra:
- Tên chi tiết, bộ phận: Truyền động các đăng Loại ô tô: TOYOTA
TT
Tên chi tiết
Đ vị
tính
Số
Lượng
Đủ,
thiếu
Kích thước
mòn
Tình trạng
KT
Thay thế
Sửa chữa
1
Trục chủ động
Cái
01
đủ
-Nứt
x
2
Trục bị động
-
01
Đủ
0,5
x
3
Trục trung gian
-
2
-
0,2
- Mòn
x
4
 ổ bi kim
5
Trục chữ thập
 Phòng kỹ thuật Người kiểm tra
III. Thời gian 
 - Sau 1 tuần nộp đủ các bài tập.
Đáp án các câu hỏi và bài tập
 Đáp án - Bài 1
 1- Vì lực truyền mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ đến là nhờ lực ma sát tiếp xúc của các bề mặt của các tấm ma sát với đĩa ép và bánh đà.
 2- Bộ ly hợp ma sát làm việc êm dịu nhờ các lò xo giảm chấn và đĩa lò xo giữa hai tấm ma sát ?
 Đáp án - Bài 2
 1- Nguyên nhân do: - Đĩa ly hợp và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ.
 - Điều chỉnh sai các đầu đòn mở hoặc khe hở ổ bi tỳ.
 - Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy.
 2- Do không có khe hở đầu các đòn mở và ổ bi tỳ. 
 Đáp án – Bài 3
 1- hộp số dùng để thay đổi tốc độ, mô men kéo khù hợp với tình trạng mặt đường và dừng xe, lùi xe theo yeu cầu. 
 2- Bộ đồng tốc có tác dụng dùng để đồng đều tốc độ giữa hai bánh răng trước khi vào số.
 Đáp án – Bài 4
 1- hộp số thường bị nhảy số nguyên do
 - Cơ cấu khoá hãm trục trượt mòn, lò xo hãm gãy yếu.
 - Bộ đồng tốc mòn tấm hãm hoặc bi hãm.
 - Càng sang số gãy.
 2- hộp số khi vào số khó khăn và có tiếng kêu nguyên do
 - Ly hợp mở không dứt khoát, hành trình tự do bàn đạp sai (quá lớn).
 - Càng sang số và trục trượt mòn, cong.
 - Bộ đồng tốc mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các bánh răng mòn, gãy.
 - Các ổ bi mòn làm lệch tâm các trục của phải.
 Đáp án – Bài 5
 1- Trên các ô tô có từ hai cầu chủ động trở lên đều có lắp hộp phân phối.
 2- Nguyên nhân khi hộp phân phối làm việc có tiếng ồn.
 - Càng sang số và trục trượt mòn, cong.
 - Khớp gài mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các bánh răng mòn, gãy.
 - hộp phân phối thiếu dầu bôi trơn, các ổ bi mòn.
Đáp án – Bài 6
 1- Truyền động các đăng kép (đồng tốc) được lắp giữa phải và cầu sau của ô tô. 
 2- Truyền động các đăng đồng tốc (kiểu bi) được lắp giữa cầu trước chủ động với bánh xe trước của ô tô. 
Đáp án – Bài 7
 - Truyền động các đăng có tiếng kêu ồn do mòn ổ bi, chốt và lỗ, khô mỡ hoặc cong trục.
Các thuật ngữ chuyên môn
- Truyền lực (truyền mô men xoắn)
- Bộ ly hợp (bộ ly kết, hoặc bộ côn)
- Đĩa ly hợp (đĩa ma sát, đĩa bố)
- Đĩa ép (mâm ép, hoặc đĩa sắt)
- Đòn mở (cần mở, hoặc cần bẩy)
- Đòn bẩy (đòn ép)
- ổ bi tỳ (ổ bi tê)
- Trục chủ động của phải (trục sơ cấp phải)
- Trục bị động của phải (trục thứ cấp của phải)
- Trục trượt (thanh trượt)
- Càng sang số (càng cua, hoặc gắp số)
- Hộp phân phối (phải phụ)
- Truyền động các đăng (các đăng hoặc Trục truyền và khớp các đăng)
- Trục chữ thập (chốt chữ thập)
- Nạng các đăng (chạc)
Tài liệu tham khảo
 1- Nguyễn Đức Tuyên - Nguyễn Hoàng Thế - Sử dụng- Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô - NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp -Tập I, II - 1989.
 2- Nguyễn Thanh Trí - Châu ngọc Thanh - Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa xe ô tô đời mới-NXB Trẻ -1996.
 3-Trần Duy Đức (dịch) - Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô - NXB Công nhân kỹ thuật Hà nội - 1987.
 4- Thái Nguyễn Bạch Liên - Kết cấu và tính toán ô tô - NXB Giao thông vận tải 1984.
 5- Nguyễn Khắc Trai - Cấu tạo gầm xe con - NXB Giao thông Vận tải - 2003.
 6- Nguyễn Khắc Trai - Cấu tạo hệ thống truyền lực ô tô con - NXB KH - KT - 2001.
Mục lục
 đề mục 	 	 	 Trang
1- Lời tựa	 3 
 2- Giới thiệu về mô đun 	5 
 3- Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề 	8 
 4- Các hình thức học tập chính trong mô đun 	9 
 5- Bài 1 - Cấu tạo bộ ly hợp ma sát	11 
 6- Bài 2: - Sửa chữa và bảo dưỡng bộ ly hợp ma sát 	21 
 7- Bài 3 - Cấu tạo phải (cơ khí)	33 
 8- Bài 4 - Sửa chữa và bảo dưỡng hộp số cơ khí 	44 
 9- Bài 5 - Sửa chữa và bảo dưỡng hộp phân phối 	53 
 10- Bài 6 - Cấu tạo truyền động các đăng	65 
 11- Bài 7 - Sửa chữa và bảo dưỡng truyền động các đăng 	76 
 12- Đáp án các câu hỏi và bài tập 	85 
 13- Các thuật ngữ chuyên môn	87 
 14- Tài liệu tham khảo 	88 
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Hà tất thắng
Q. giám đốc nhà xuất bản lao động – xã hội
	Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng cục dạy nghề 
Trường cao đẳng công nghiệp huế
	Biên tập và hiệu đính:
Diệp minh hạnh
	Trình bày bìa:
	Thanh huyền
Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng
Hệ thống truyền lực
Mã số: HAR 01 29
In 133 bản, khổ 19x27 tại Công ty Cổ phần in Diên Hồng - 187B Giảng Võ – Hà Nội.
Số in 85/SXF số xuất bản 114-2008/CXB/29-12/LĐXH
In xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2008

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_sua_chua_va_bao_duong_he_thong_truyen_luc.doc