Giáo trình Sổ tay ô tô. Xe máy

Audi AG ra đời như thế nào?

Hiếm nhà sản xuất xe hơi nào lại có lịch sử phát triển hào hùng hay

sở hữu một bộ sưu tập những chiếc xe danh tiếng thế giới như Audi.

Không chỉ đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ

mới cho xe hơi, Audi còn xứng đáng là "bá chủ" trên các đường đua

đường trường.

Kỷ nguyên của Auto Union AG

Năm 1932, Audi sát nhập với Horch,

DKW và Wanderer thành lập nên Auto

Union AG. Bắt đầu một kỷ nguyên mới

của tập đoàn xe hơi hạng sang.

Năm 1933, lần đầu tiên Auto Union AG

tham gia German Automobile Exhibition.

Audi đã đem đến triển lãm một bất ngờ

lớn với một chiếc xe cỡ vừa dẫn động cầu

trước. Chiếc xe concept này đã được

phát triển và đến 1938, Audi 920 chính thức có mặt trên thị trường. Với thiết

kế hiện đại, động cơ OHC 75hp mạnh mẽ, chiếc xe có thể đạt vận tốc tối đa

140km/h. Audi 920 thực sự trở thành niềm mơ ước của những người năng

động, ưa mạo hiểm luôn khao khát có

một chiếc xe nhỏ nhưng mạnh mẽ.

Trong khi đó, DKW chủ yếu được biết

đến là một trong những nhà sản xuất xe

máy lớn nhất thế giới. Năm 1933, DKW

ra mắt mẫu xe mới sử dụng 8 động cơ

175-600cc và năm 1934, chiếc RT 100

xuất hiện trên thị trường và nhanh chóng

trở thành chiếc xe bán chạy nhất mọi

thời đại. Vị thế của DKW càng được củng

cố hơn với sự ra đời của 200 Class và NZ

(1938). Ô tô cỡ nhỏ của DKW được sản

xuất ở Berlin-Spandau và Zwickau. Các

mẫu xe 4WD của DKW, bao gồm các mẫu F2, F4, F5, F7 và F8, được phân

chia làm 2 hạng: hạng Reichsklasse (Rich class - động cơ 600cc 18hp) và

Meisterklasse (Master class - động cơ 700cc 20hp). Ngoài ra, DKW còn giới

thiệu mẫu xe mui xếp “Front Luxus”. Xe DKW Front vẫn tiếp tục dẫn đầu

trong số các xe cỡ nhỏ bán chạy nhất ở Đức: Vào những năm 1930, 250.000

chiếc DKW Front đã được tiêu thụ ở Đức.

pdf 118 trang kimcuc 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sổ tay ô tô. Xe máy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sổ tay ô tô. Xe máy

Giáo trình Sổ tay ô tô. Xe máy
Sổ tay ô tô - xe máy 
Alfa Romeo ra đời như thế nào? 
Alfa Romeo là một công ty sản xuất xe 
hơi nổi tiếng của Italia, do Cavaliere Ugo 
Stella, một nhà quý tộc ở Milan liên kết 
với nhà sản xuất xe hơi Alexandre 
Darracq sáng lập vào năm 1907, lấy tên 
là "Darracq Italiana". Ban đầu, nhà máy 
sản xuất được đặt ở Naples nhưng sau 
đó, Stella đã dời xưởng về vùng ngoại ô 
Milan và đổi tên thành ALFA (Anonima 
Lombarda Fabbrica Automobili). 
Chiếc 1910 24HP do Giuseppe Merosi thiết kế là chiếc xe đầu tiên không còn 
mang nhãn hiệu Darracq. Sau đó Merosi cũng tiếp tục thiết kế nhiều mẫu xe 
ALFA mới được trang bị động cơ mạnh mẽ hơn (40-60hp). ALFA cũng tham 
gia vào các giải đua xe quốc tế tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh thế 
giới thứ nhất, ALFA đã phải ngưng sản xuất xe trong 3 năm. 
ALFA bắt đầu nằm dưới sự điều hành của 
Nicola Romeo từ năm 1916 và chuyển sang sản 
xuất vũ khí quân dụng hạng nặng cho quân đội 
Italia và các đồng minh của Italia. Trong suốt 
thời kỳ chiến tranh, ALFA đã sản xuất vũ khí và 
động cơ cho máy bay, máy phát điện và đầu 
máy xe lửa. Khi chiến tranh kết thúc, Nicola 
Romeo đã hoàn toàn tiếp quản ALFA và công ty 
tiếp tục sản xuất xe hơi trở lại. 
Năm 1920, ALFA đổi tên thành Alfa Romeo và mẫu xe đầu tiên ra mắt là 
chiếc Torpedo 20-30HP. Giuseppe Merosi vẫn là nhà thiết kế chính cho Alfa 
Romeo và công ty vẫn tiếp tục cho ra đời những mẫu xe hơi dân dụng và xe 
đua danh tiếng (trong đó có cả chiếc 40-60HP và RL Targa Florio). 
Năm 1923 Vittorio Jano bỏ Fiat đến đầu 
quân cho Alfa Romeo, thay thế vị trí 
thiết kế trưởng của Merosi, một phần là 
nhờ sự thuyết phục của tay đua trẻ tuổi 
Enzo Ferrari của đội Alfa Romeo. Chiếc 
xe đầu tiên do Jano thiết kế là chiếc P2 
Grand Prix, chiếc xe giành giải vô địch 
thế giới năm 1925. Jano cũng đã phát 
triển hàng loạt những chiếc xe dân 
dụng, từ những chiếc xe có dung tích xi 
lanh lớn/nhỏ với động cơ I4, I6 hay I8 
dựa trên động cơ P2. Năm 1928, sau khi 
hợp đồng vũ khí quốc phòng hết hiệu lực, Alfa Romeo gần như đứng bên bờ 
vực phá sản. Alfa Romeo bắt đầu nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Italy 
vào năm 1933. Kể từ đó, Alfa Romeo còn nổi tiếng với những mẫu xe thiết kế 
dành riêng cho cảnh sát ("Panthers" Carabinieri, Giulia Super, hay 2600 Sprint 
GT). 
Sau Thế chiến II, Alfa Romeo 
cố gắng khôi phục sản xuất từ 
đống đổ nát do chiến tranh 
gây ra. Những chiếc xe hơi 
sang trọng và những chiếc xe 
cỡ nhỏ bắt đầu được sản xuất 
hàng loạt ở các nhà máy của 
Alfa Romeo. 
Trên đường đua, các xe Alfa 
Romeo đã giành được rất 
nhiều chiến thắng vinh quang 
trong nhiều giải đấu, từ giải 
Formula 1, Prototypes, Touring đến giải Fast Touring. 
Tuy nhiên, đầu những năm 1970, Alfa lại một lần nữa gặp khó khăn về tài 
chính. Chính phủ Italia buộc phải bán Alfa Romeo cho Fiat, tập đoàn Alfa 
Lancia Spa ra đời, mở đầu cho kỷ nguyên của Alfa và Lancia. Cho đến nay, 
Alfa Romeo vẫn thuộc sở hữu của Fiat. 
Audi AG ra đời như thế nào? 
Hiếm nhà sản xuất xe hơi nào lại có lịch sử phát triển hào hùng hay 
sở hữu một bộ sưu tập những chiếc xe danh tiếng thế giới như Audi. 
Không chỉ đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ 
mới cho xe hơi, Audi còn xứng đáng là "bá chủ" trên các đường đua 
đường trường. 
Kỷ nguyên của Auto Union AG 
Năm 1932, Audi sát nhập với Horch, 
DKW và Wanderer thành lập nên Auto 
Union AG. Bắt đầu một kỷ nguyên mới 
của tập đoàn xe hơi hạng sang. 
Năm 1933, lần đầu tiên Auto Union AG 
tham gia German Automobile Exhibition. 
Audi đã đem đến triển lãm một bất ngờ 
lớn với một chiếc xe cỡ vừa dẫn động cầu 
trước. Chiếc xe concept này đã được 
phát triển và đến 1938, Audi 920 chính thức có mặt trên thị trường. Với thiết 
kế hiện đại, động cơ OHC 75hp mạnh mẽ, chiếc xe có thể đạt vận tốc tối đa 
140km/h. Audi 920 thực sự trở thành niềm mơ ước của những người năng 
động, ưa mạo hiểm luôn khao khát có 
một chiếc xe nhỏ nhưng mạnh mẽ. 
Trong khi đó, DKW chủ yếu được biết 
đến là một trong những nhà sản xuất xe 
máy lớn nhất thế giới. Năm 1933, DKW 
ra mắt mẫu xe mới sử dụng 8 động cơ 
175-600cc và năm 1934, chiếc RT 100 
xuất hiện trên thị trường và nhanh chóng 
trở thành chiếc xe bán chạy nhất mọi 
thời đại. Vị thế của DKW càng được củng 
cố hơn với sự ra đời của 200 Class và NZ 
(1938). Ô tô cỡ nhỏ của DKW được sản 
xuất ở Berlin-Spandau và Zwickau. Các 
mẫu xe 4WD của DKW, bao gồm các mẫu F2, F4, F5, F7 và F8, được phân 
chia làm 2 hạng: hạng Reichsklasse (Rich class - động cơ 600cc 18hp) và 
Meisterklasse (Master class - động cơ 700cc 20hp). Ngoài ra, DKW còn giới 
thiệu mẫu xe mui xếp “Front Luxus”. Xe DKW Front vẫn tiếp tục dẫn đầu 
trong số các xe cỡ nhỏ bán chạy nhất ở Đức: Vào những năm 1930, 250.000 
chiếc DKW Front đã được tiêu thụ ở Đức. 
Năm 1933, Horch giới thiệu hàng loạt động cơ V8 với dung tích xi lanh 3,0L, 
3,5L và 3,8L (công suất cực đại 70-92hp). Năm 1935, Horch giới thiệu chiếc 
Logo của Audi 
Audi 920 - Một trong những mẫu 
xe kinh điển 
xe thể thao mui xếp Type 853 sử dụng động cơ I8. Năm 1937, Horch chiếm 
tới hơn 50% thị phần xe trên 4.0L. 
Từ trước khi sát nhập với Audi, Horch và 
DKW thành Auto Union AG, Wanderer đã 
sử dụng động cơ OHC do Giáo sư 
Porsche thiết kế. Wanderer lần lượt giới 
thiệu model W21 và W22 (1933), W40, 
W45 và W50 (1935). Động cơ Horch V8 
dần được thay thế bằng động cơ I6. Auto 
Union ngày càng đạt được nhiều tiến bộ 
vượt bậc trong việc phát triển hộp số tự 
động và tìm kiếm vật liệu mới để sản 
xuất thân xe. 
Hơn nữa, nhận thấy việc sản xuất khung gầm bằng gỗ và nội thất bọc da quá 
tốn kém, Auto Union AG hợp tác với Dynamit AG (Troisdorf) để nghiên cứu, 
phát triển thân xe bằng plastic. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp 
ô tô Đức người ta đã tiến hành một chương trình kiểm tra độ cứng của gỗ, 
thép tấm và plastic. 
Auto Union AG mở rộng khá nhanh trong giai đoạn 1933-1939 với doanh thu 
tăng từ 65 triệu lên 276 triệu (Reichsmark) và 23,000 nhân công. Sản lượng 
hàng năm của Auto Union cũng tăng vọt: Xe máy từ 12,000 xe/năm lên 
59.000 xe/năm và ô tô từ 17.000 xe/năm lên 67.000xe/năm. So với năm 
1932 (năm thành lập Auto Union), năm 1938, sản lượng của Horch tăng gấp 
đôi, Wanderer tăng gấp 5 lần còn DKW tăng tới 10 lần. 
Sự tạm dừng và bước khởi đầu mới 
Sau khi chiến tranh kết thúc, toàn bộ nhà 
xưởng, thiết bị sản xuất của Auto Union 
AG bị quân đội Liên Xô cũ tiếp quản. 
Năm 1949, Ban Giám đốc của Auto Union 
AG đã dời công ty về Bavaria và thành 
lập trụ sở mới tại Ingolstadt. 
Năm 1954, công ty đạt được mức siêu lợi 
nhuận (400.000 DM) nhưng tháng 
08/1954 ở Bavaria đã nổ ra một cuộc 
đình công lớn và Auto Union đã phải chi 
khoảng 920.000 DM cho vụ này. Cũng trong năm này, Friedrich Flick, cổ đông 
lớn nhất của tập đoàn Sắt thép Maxhutte, đầu tư vào Auto Union. 
Năm 1957, Daimler-Benz tỏ ý muốn thâu tóm Auto Union để mở rộng sản 
xuất và tăng thị phần. Kế hoạch này được Flick hoàn toàn ủng hộ. Khi đó, 
Flick nắm giữ trong tay 41% cổ phần của Auto Union và 25% cổ phần của 
Daimler-Benz. Ngoài ra, Flick còn được nhà tư bản người Thuỵ Sỹ Ernst 
Göhner, người cũng nắm giữ tới 41% cổ phần của Auto Union, hậu thuẫn. 
Thiết kế tinh tế 
Nội thất sang trọng 
Ngày 24/04/1958, Daimler-Benz mua vào 
88% cổ phần của Auto Union chỉ với giá 
41 triệu DM. Chưa đầy một năm sau, 
Daimler-Benz đã thâu tóm toàn bộ Auto 
Union. Một nhà máy mới được xây dựng 
ở Ettinger Strasse và bắt đầu đi vào sản 
xuất vào tháng 07/1958. Lực lượng lao 
động sản xuất của Auto Union ở 
Ingolstadt tăng lên 3.700 người (1958) 
và 5.700 người (1959). 
Năm 1962, doanh thu của Auto Union bắt 
đầu giảm sút, trong khi Daimler-Benz 
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến năm 
1964, Auto Union đối mặt với khó khăn 
nghiêm trọng về tài chính. Daimler-Benz nhận thấy không thể tiếp tục gánh 
vác thua lỗ cho Auto Union bèn tìm cách bán công ty này cho Volkswagen. 
Kỷ nguyên mới của Audi 
Sự chuyển giao quyền sở hữu Auto Union đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên 
động cơ hai kỳ. Gần 30.000 chiếc ô tô mang nhãn hiệu DKW bị tiêu huỷ. Nhà 
máy của Auto Union được dùng làm nơi lắp ráp VW Beetle. Cuối năm 1965, 
Auto Union phục hồi đôi chút nhờ có sự ra đời của những chiếc xe Audi bốn 
kỳ mới. Ngày 10/03/1969, Auto Union GmbH sát nhập với NSU Motorenwerke 
AG, và ngày 01/01/1969đổi tên là Audi NSU Union AG. Sản lượng của cả NSU 
và Audi tăng đều đặn đến cuối 1973 nhưng đến năm 1974, do ảnh hưởng của 
cuộc khủng hoảng dầu mỏ, sản lượng của Audi NSU Union AG giảm mạnh, từ 
400.000 xe (1973) xuống 
còn 330.000 xe (1974). 
Cuối năm 1975, ngành công 
nghiệp ô tô Đức bắt đầu hồi 
phục trở lại. Tháng 3/1977, 
chiếc xe mang nhãn hiệu 
NSU cuối cùng xuất xưởng. 
Kể từ đó, mọi chiếc xe do 
công ty sản xuất đều mang 
nhãn hiệu “Audi”. Sự ra đời 
của chiếc xe thể thao 4WD 
Audi Quattro năm 1980 thực 
sự làm chấn động ngành sản 
xuất ô tô thế giới, đưa Audi 
lên vị trí hàng đầu về công 
Động cơ mạnh mẽ 
Xứng danh ông hoàng xe hơi 
nghệ. Đây là chiếc xe thương mại đầu tiên được trang bị hệ thống dẫn động 
chủ động bốn bánh. 
Ngày 01/01/1985, Audi NSU Union AG được đổi tên thành AUDI AG. Trụ sở 
của công ty đồng thời cũng được chuyển về Ingolstadt. Cũng trong năm 
1985, lần đầu tiên công ty dạt tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỉ DM. Mùa thu năm 
1986, Audi giới thiệu Audi 80 mới với thân xe mạ kẽm. Đến năm 1986, khi 
Audi 80 trở nên lạc hậu, Audi cho ra mắt chiếc Audi 89 và mẫu xe này nhanh 
chóng được ưa chuộng rộng rãi. Năm 1987, Audi giới thiệu Audi 90 mới và 
trang nhã với hàng loạt những tính năng mới. 
Năm 1988, Audi tung ra thị trường chiếc xe hạng sang đầu tiên, chiếc Audi V8 
trang bị động cơ V8 3,6L - 4 van. Năm 1992, chiếc xe Audi 80 TDI du hành 
một vòng quanh thế giới, vượt qua quãng đường 40.273km với vận tốc trung 
bình 85,8km/h và mức tiêu hao nhiên liệu 3,78L/100km (74,7mpg). Năm 
1991, Audi đạt mức doanh thu kỷ lục 14,8 tỉ DM. Sự ra đời của Audi A4 đã 
đem lại thành công rực rỡ cho Audi: Năm 1995, 120.000 chiếc Audi A4 được 
tiêu thụ ở Đức. 
Cuối năm 1995, danh tiếng của Audi 
càng được củng cố hơn khi hai chiếc 
concept TT Coupé và TT Roadster ra đời. 
Tiếp đó, Audi giới thiệu chiếc compact 2 
cửa Audi A3 (1996) và Audi A6 (1997). 
Hiện nay, doanh số xe bán ra của Audi 
trên thị trường châu Âu liên tục tăng 
nhanh. Năm 2004, 779,441 chiếc Audi đã 
được tiêu thụ trên toàn thế giới, trong 
đó, doanh số xe bán ra của Audi tăng 
mạnh nhất ở Trung Đông (tăng 58,5%), Đông Âu (tăng 19,3%) và ở châu Phi 
(tăng 17,2%). 
 Mặc dù không thông dụng như xe của Mercedes-Benz hay BMW, nhưng ô tô 
của Audi vẫn luôn là biểu tượng của công nghệ cao và thiết kế tinh tế. 
Audi Quattro - mẫu xe huyền thoại
Thương hiệu Toyota ra đời như thế nào? 
Những người ưa thích tìm hiểu 
lịch sử các nhà sản xuất xe hơi 
hẳn đã quá biết về người sáng 
lập ra tập đoàn sản xuất xe hơi 
hàng đầu hiện nay Toyota 
Motors Company chính là người 
thợ mộc tài hoa Sakichi Toyoda. 
Không chỉ có vậy, khi mới được 
thành lập, nhà sản xuất xe hơi 
này lại mang tên Toyoda 
Automatic Loom Works Ltd. Vậy 
thì cái tên Toyota thực chất có 
từ bao giờ? 
Quay ngược thời gian trở về với năm 1936, để chón chào sự kiện chiếc xe du 
lịch đầu tiên ra đời, Toyoda Automatic Loom Works Ltd. đã tổ chức một cuộc 
thi thiết kế biểu trưng nhằm quảng bá hình ảnh của công ty. Yêu cầu đặt ra 
đối với biểu trưng này đó là phải khơi gợi cảm giác hưng phấn giống như 
đang ngồi trên một chiếc xe chạy với vận tốc cao. 27.000 thí sinh đã hưởng 
ứng cuộc thi này. 
Người thắng cuộc là một chàng trai đã 
sáng tạo và mạnh dạn đề xuất ý tưởng 
đổi tên công ty và những chiếc xe hơi 
này thành "Toyota". Con trai của Sakichi 
Toyoda - Kichiro Toyoda gần như ngay 
lập tức bị ấn tượng bởi cái tên mới này 
và tuyên bố đổi tên Toyoda thành 
Toyota."Toyota" trong tiếng Nhật rõ 
ràng có cách viết bay bướm hơn rất 
nhiều so với từ "Toyoda". Hơn nữa, để 
viết được từ "Toyota", người ta phải viết 8 nét – con số này trong văn hoá 
Nhật vốn là một biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cách phát âm 
của Toyota cũng rắn rỏi và mạnh mẽ hơn hẳn so với Toyoda. Tháng 4/1937, 
Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Mẫu xe Model AA, 
chiếc xe du lịch đầu tiên của Toyota cũng chính là chiếc xe đầu tiên mang 
thương hiệu Toyota . 
Tuy nhiên, đây vẫn chưa thể coi là thành 
công thực sự của Toyota. Do chưa thể 
định hướng được thương hiệu cũng như 
cách quảng bá thương hiệu một cách 
hiệu quả, rộng khắp, thương hiệu Toyota 
được mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ 
hiểu theo một cách khác nhau. Điều đó 
có nghĩa là, cùng một thương hiệu 
nhưng lại mang quá nhiều cách diễn đạt, 
khiến cho hình ảnh và thông điệp của 
công ty không nhất quán. 
Năm 1989, nhằm tạo ra một hình ảnh và một thông điệp nhất quán về 
thương hiệu Toyota, và cũng để tách biệt Toyota khỏi thương hiệu xe hơi 
hạng sang Lexus, Toyota đã thiết kế mẫu logo mới – chính là logo hiện nay 
của Toyota. 
Logo mới này gồm 3 hình elíp lồng vào 
nhau. Hai hình elíp nhỏ ở giữa, lồng 
vuông góc với nhau tượng trưng cho mối 
quan hệ gắn kết, sự tin tưởng lẫn nhau 
giữa khách hàng và Toyota, đồng thời 
tạo thành chữ T trong từ "Toyota". Hình 
elíp thứ ba tạo thành nền của logo, hàm 
ý sự phát triển không ngừng của Toyota 
trong lĩnh vực công nghệ xe hơi cũng 
như sự phát triển vượt bậc của công ty 
trong tương lai. 
Không chỉ có vậy, ngày nay, khi thương hiệu Toyota đã trở nên nổi tiếng toàn 
thế giới và là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, 3 hình elíp này còn 
biểu hiện những đặc tính rất riêng của Toyota. Đó là chất lượng, sự tin cậy và 
tinh thần không ngừng đổi mới. 
BMW có lịch sử phát triển như thế nào? 
Tòa nhà "tổng hành dinh" của BMW được xây dựng mô 
phỏng theo hình dáng của bốn chiếc xi-lanh 
Trước Thế chiến II 
BMW được Karl Friedrich Rapp thành lập vào tháng 10/1913. Ban đầu, thực 
chất đây là một nhà máy sản xuất động cơ máy bay (Bayerische Flugzeug-
Werke) có trụ sở tại Milbertshofen, Munich. Do gặp khó khăn về tài chính, 
Rapp phải cầu viện trợ giúp từ Camillo Castiglioni và Max Friz và công ty được 
cơ cấu lại thành Bayerische Motoren Werke GmbH (BMW GmbH). 
Năm 1918, Franz Josef Popp, một nhà tư bản 
người Áo, chính thức tiếp quản BMW từ năm 
1917 và đổi tên công ty thành BMW AG. Sau 
Thế chiến I, Hiệp ướcVersailles (1919) nghiêm 
cấm sản xuất máy bay tại Đức. Otto đóng cửa 
nhà máy và chuyển sang sản xuất phanh hơi 
cho tàu hoả. 
Chiếc ô tô đầu tiên do BMW chế tạo là chiếc 
BMW 3/15 (1928) song mãi đến tận 1933 chiếc 
xe thực sự "BMW", trang bị động cơ I6, mới ra đời. Trước Thế chiến II, cả hai 
chiếc sedan 327 và chiếc roadster 328 của BMW đều đã hiện đại và tân tiến 
hơn rất nhiều so với những chiếc xe cùng thời khác. 
Thế chiến II 
BMW là nhà cung cấp chính về động cơ cho 
Luftwaffe và Wehrmacht, trong đó có cả động 
cơ 801. BMW cũng sản xuất cả động cơ máy 
bay phản lực, động cơ BMW 003 và vũ khí tên 
lửa. Cuối Thế chiến II, nhà máy BMW ở Munich 
bị bom tàn phá nặng nề còn các nhà máy ở Eisenach, Dürrerhof, Basdorf và
Zühlsdorf thì bị Liên Xô cũ chiếm đóng. 
Sau Thế chiến II, BMW bị quân Đồng Minh cấm mọi hoạt đ ... c bị rách (hở) do sử dụng 
lâu ngày, “phớt” dầu lão hóa gây nên hiện 
tượng chảy dầu giảm xóc. Lượng dầu giảm xóc bị thiếu hụt, khi xe đi qua chỗ 
xóc sẽ nghe thấy những tiếng lục cục khó chịu. Để khắc phục hiện tượng này 
cần thay “phớt”, bổ xung hoặc thay mới dầu giảm xóc. Khi thay mới hay bổ 
xung dầu giảm xóc cần chú ý chọn đúng chủng loại dầu và đổ đúng quy định 
của nhà sản xuất. 
Giảm xóc có nhiệm vụ hấp thu 
chấn động từ mặt đường 
Vết dầu trên thân giảm xóc 
Sau khi thay dầu mà giảm xóc vẫn cứng, xe vận hành không êm ái có nghĩa 
là lượng dầu đã vượt quá mức quy định, cần xả bớt dầu qua ốc xả ở cuối 
giảm xóc. Thông thường, chu kỳ thay dầu của giảm xóc trước từ 10.000 – 
20.000 km. 
Kiểm tra bộ giảm xóc trước bằng cách bóp chặt phanh trước và nhún mạnh, 
giảm xóc còn tốt là mặt pít-tông phải sáng bóng suốt chiều dài, pít-tông và xi-
lanh không được có độ “rơ”. Khi hoạt động, giảm xóc không được có màng 
dầu bám trên bề mặt. 
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi xa? 
Chuẩn bị cho một chuyến đi xa 
- Các giấy tờ cần thiết trên xe: Giấy phép lái xe hợp lệ, đăng kiểm và bảo 
hiểm còn hiệu lực, đăng ký xe, các giấy phép đặc biệt khác tùy loại xe, hàng 
hoá và cung đường của xe. 
- Các vật dụng cần thiết: Túi cứu thương, đèn pin, bản đồ, bộ đồ sửa xe, lốp 
dự phòng, bình cứu hoả, tiền, giấy bút, nước uống, giấy vệ sinh. Điện thoại 
phải lưu các số của Bảo hiểm, Cứu hộ, Tư vấn kỹ thuật 
- Các dụng cụ kỹ thuật: Dây câu điện, bộ kích điện ắc-quy; dụng cụ vá săm 
xe; bóng đèn pha và đèn tín hiệu dự phòng; một chai dầu máy 1 lít; đèn pin, 
hộp đựng dụng cụ thông dụng (tuốc-nơ-vít, kìm, búa...) 
Kiểm tra xe trước khi đi xa 
- Kiểm tra dầu máy: Rất nhiều động cơ gặp 
sự cố do thiếu dầu bôi trơn hay dầu không được 
thay kịp thời. Kể cả khi mới thay dầu, bạn cũng 
cần có bước kiểm tra này. Để đo mức dầu động 
cơ, trước hết, bạn đưa xe tới vùng rộng, bằng 
phẳng và để máy nguội. Sau khi tắt động cơ vài 
phút bạn mới đo mức dầu bởi nếu đo ngay, dầu 
chưa về các-te hết khiến kết quả không chính 
xác. 
- Kiểm tra nước làm mát: Mực nước trong két nước làm mát có thể nhìn 
được từ bên ngoài. Mức nước này phải luôn ở giữa mức thấp nhất và mức 
cao nhất. Không nên tháo nắp bộ sưởi lúc đang nóng. Nếu mức nước còn ít 
quá thì có thể có rò rỉ, kiểm tra kỹ, nếu có thì phải đi sửa ngay. 
- Ắc-quy: Bạn hãy kiểm tra xem có rò rỉ, vết nứt hay có dấu hiệu nào của sự 
ăn mòn hay không. Nếu có bạn nên thay bình mới. Kiểm tra lại các đầu điện 
cực, nếu các đầu cực bị ăn mòn thì ắc quy sẽ rất dễ bị hỏng, nhất khi đi trên 
đường. 
- Đảm bảo đủ áp suất lốp: Khi đi xa, lốp không đủ độ căng tạo nên sóng 
cơ học mài mòn lốp và gây nguy hiểm khi điều khiển xe do không thể tăng 
tốc như ý muốn. Hơn nữa, độ căng không đồng đều giữa các bánh sẽ làm 
mất cân bằng và không an toàn khi lái. 
Kiểm tra dầu máy 
- Bộ phận treo và tay lái: Khi đi xa, hành 
trình của bạn phải phụ thuộc rất nhiều vào bộ 
phận treo và tay lái. Nhưng để kiểm tra các bộ 
phận này một cách chính xác, bạn phải đem xe 
ra ngoài gara. Kiểm tra bằng mắt thường bốn 
thanh giảm xóc (ở gần các bánh xe), nếu như có 
vết dầu rỉ ra, bạn nên thay. Nếu giảm xóc bị 
thiếu dầu, chiếc xe rất khó khăn khi đi qua 
những đoạn đường xấu. 
- Lốp “sơ cua”, kích: Kiểm tra áp suất của lốp xe dự phòng khi bạn kiểm tra 
áp suất của các lốp xe khác (đảm bảo chúng có cùng áp suất và phải đúng 
theo quy định của nhà sản xuất), bạn có thể xem trong sách hướng dẫn sử 
dụng xe hoặc có thể tìm trên thành lốp. Kiểm tra xem kích nâng có còn tốt 
không, nếu bạn có lắp khóa bánh xe, nhớ là phải luôn có chìa khóa và cờ-lê 
để tháo con ốc đó ra. 
- Kiểm tra đèn và các thiết bị khác: Ngoài những chi tiết trên, hoạt động 
của đèn pha, cần gạt nước cũng quan trọng không kém. Bạn nên thử độ sáng 
của đèn pha để có thể thay nếu thấy cần thiết. Cần gạt nước phải hoạt động 
tốt, không bị mòn, bình nước rửa phải đầy. Hệ thống điện ổn định, còi hoạt 
động tốt là những yêu cầu khác cần chuẩn bị cho một chuyến đi thật an toàn 
và suôn sẻ. 
Một số kinh nghiệm khi lái xe 
- Lái xe trên đường đèo dốc: Kiểm tra xe cẩn 
thận trước khi lên và xuống đèo: nhiệt độ máy, 
áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, phanh, 
dầu phanh, các-đăng, vật chèn lốp. Chất lượng 
phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc 
khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào 
thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số 
và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng 
hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển 
báo, gương cầu khi xe vào các khúc cua, con 
dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt 
khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, luôn phải đi đúng phần đường. 
- Lái xe khi mưa - gió: Khi có mưa luôn phải bật đèn và giảm tốc độ, nên 
chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Đường mới ướt sẽ trơn hơn 
nên phải xử lý: phanh, lái, xi-nhan sớm hơn. Luôn giữ khoảng cách lớn hơn 
với xe cùng chiều, sử dụng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt 
nhất. Nếu mưa to, không được chạy quá 90 km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ 
xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, phải giữ lái và giảm ga, tuyệt đối không 
phanh. Không cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch 
hướng đáng kể. Khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất 
nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở 
Kiểm tra các thiết bị điện 
Chú ý biển báo, gương cầu 
khi xe vào cua 
lại. Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây 
điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập. 
- Lái xe đêm: Lái xe đêm nguy hiểm hơn ban 
ngày rất nhiều bởi tầm nhìn bị thu hẹp. Ban 
đêm, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt, 
gặp xe ngược chiều. Không đi nếu hệ thống đèn 
pha, đèn tín hiệu không đảm bảo. Khi gặp xe 
ngược chiều, bật đèn cốt, không nhìn trực tiếp 
vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào 
cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu 
để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn 
pha để quan sát đường (khắc phục khoảng "mù" 
của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, 
nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn đăng-téc và xi-nhan đi thẳng. 
- Lái xe khi bị nắng chói: Nắng chói thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều 
muộn. Cần lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng. Nếu xe ngược 
chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát 
hiện ra bạn đang bật đèn xi-nhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị 
hạn chế. 
- Lái xe trong sương mù: Trong sương mù 
kinh nghiệm tốt nhất là không lái, nếu phải lái 
nên bật cả đèn cốt, đăng-téc, đèn sương mù, xi-
nhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một 
tầm nhìn, kiên nhẫn và đi với tốc độ chậm, 
không dùng radio, điện thoại. Dùng gạt mưa, 
sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. 
Nếu xe bị hỏng, cố gắng đưa xe vào bên phải lề 
đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng 
tốt để tránh nguy hiểm, chỉ đến khi trời quang 
hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường 
sương mù hoặc khói xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay 
vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ 
hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ tai nạn đã nằm đó từ trước. 
- Lái xe trên đường trơn lầy: Chuyển về số thấp, giữ vô-lăng thẳng, đi ga 
nhẹ, tránh làm bánh xe bị trượt (patine), cho xe di chuyển đều càng xa càng 
tốt. Nếu bị trượt thì nhẹ nhàng lùi lại một quãng đến chỗ đường bám tốt rồi 
lại tiến lên, lùi lại, tiến lên đến khi xe vượt qua được chỗ lầy. Dùng các mảnh 
ván, cành cây, cát lót dưới bánh xe bị trượt để tăng ma sát hoặc dùng sợi 
xích, thừng quấn vào lốp để vượt qua quãng lầy. Nếu không được thì tìm xe 
khác kéo hoặc nhờ người hỗ trợ. 
Ngoài ra để đảm bảo an toàn bạn cần chú ý: tư thế lái đúng, chỉnh ghế lái 
phù hợp, điều chỉnh gương chuẩn và hiểu biết về chiếc xe mình đang lái. 
Lái xe trong sương mù vô 
cùng nguy hiểm 
Chuyển số thấp khi đi qua 
lầy 
Không lái xe khi sức khoẻ yếu, đang dùng thuốc an thần, xúc động hay cơ 
thể đang bị ảnh hưởng của rượu cho dù từ ngày hôm trước. 
Chọn mua xe máy cũ như thế nào? 
Thực tế, việc chọn mua một chiếc xe 
cũ vừa ý không dễ. Thông thường 
người mua chỉ nhìn vào giá cả theo 
chủng loại, cũ hay mới, căn cứ theo 
công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký, 
nhưng trên thực tế những thông số 
này thường không chính xác. Tốt 
nhất, chỉ nên mua xe đã sử dụng 
không quá 3 năm, bởi với thời gian 
này, động cơ của xe vẫn còn hoạt 
động tốt. 
Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy 
cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người 
sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi 
cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một 
chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau: 
Kinh nghiệm chọn mua xe máy cũ 
- Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua 
sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát 
dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt 
là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ 
đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có 
những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe. 
- Giấy tờ: Cần kiểm tra đăng ký của xe và 
đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ 
ràng số khung, số máy, đây là công đoạn 
mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi 
những hàng số này dài và đôi khi nằm ở 
những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một 
nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con 
số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều 
phiền toái cho người sử dụng. 
- Sơn xe: Quan sát màu sắc của sơn ở 
những chỗ khuất rồi so sánh với những 
nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy 
những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. 
Nước sơn “gin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không 
thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi. 
- Động cơ: Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó 
kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau: 
Những con số trên công-tơ-mét 
thường không chính xác 
Kiểm tra rõ ràng số máy, số 
khung 
+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy 
xước. 
+ Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một 
trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay 
biên) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành. 
+ Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả 
+ Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga). 
+ Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với 
quy định, không được có ánh kim loại trong dầu) 
- Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán 
tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ 
thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một 
chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi 
động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt 
động ổn định khi xe không nổ máy. 
- Giảm xóc: Để kiểm tra giảm xóc trước 
cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh 
nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc 
đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước 
còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt 
ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay 
vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 
người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng 
còn tốt. 
- Cảm giác khi lái: Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi
vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có 
tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để 
đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có 
lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe. 
Tìm mua một chiếc xe cũ còn tốt và giá cả hợp lý là việc làm rất khó. Nhưng 
nếu biết được chính xác chất lượng của chiếc xe, từ đó ta có thể định giá xe 
một cách chuẩn nhất. 
Nước sơn tốt không thể bị bong, 
tróc như thế này 
Mô-tô, xe máy có cấu tạo như thế nào? 
Sự phát triển của mô-tô 2 bánh 
Năm 1885, lịch sử thế giới ghi nhận 
chiếc mô-tô đầu tiên ra đời do Gotthieb 
Daimler (1834 - 1900 ) sáng chế, thời 
gian đầu xe mô-tô 2 bánh phát triển 
chậm do điều khiển khó khăn và tốc độ 
quá chậm. Đến thế kỷ XX mô-tô 2 bánh 
mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. 
Thời kỳ đầu, động cơ của xe được đặt 
ngay trục bánh xe, xe không có giảm 
xóc. Dần dần, sau nhiều cải tiến, động 
cơ được đưa vào giữa khung xe để đảm bảo cân bằng. Các bộ phận khác như 
khung, li hợp (côn), hộp số, phanh, giảm xóc cũng phát triển và hoàn thiện 
để xe dễ điều khiển và có tốc độ tối ưu. 
Phân loại mô-tô, xe máy: Mô-tô, xe máy được phân loại chủ yếu dựa vào 
động cơ: 
- Nguyên lý hoạt động: 2 kỳ hoặc 4 kỳ. 
- Kết cấu và cách lắp đặt động cơ: 
 + Động cơ đặt đứng 
 + Động cơ đặt ngang 
 + Động cơ hình chữ V 
- Dung tích xi-lanh: Có nhiều loại với dung 
tích xi-lanh thông thường từ 50 – 1500 cm3 
Ngoài ra, mô-tô/xe máy còn được phân loại 
theo năm sản xuất, hệ thống đánh lửa, xe 
nam/nữ/tay ga hay các xe chuyên dùng 
như: thể thao, việt dã, địa hình... 
Cấu tạo cơ bản của mô-tô/xe máy 
- Động cơ: Là bộ máy gồm nhiều chi tiết, liên quan mật thiết với nhau. Đây 
là nơi đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng biến thành cơ năng và sinh ra động lực 
truyền sang hệ thống truyền động làm cho xe chạy. Động cơ gồm có các hệ 
thống chính: 
 + Hệ thống trục khuỷu, thanh truyền 
 + Hệ thống nhiên liệu 
 + Hệ thống đánh lửa 
 + Hệ thống bôi trơn, làm mát 
hình ảnh của chiếc mô-tô đầu tiên 
(1885) 
Động cơ hình chữ V 
 + Hệ thống phân phối khí 
- Hệ thống điện: Tùy theo loại xe hệ 
thống điện có thể là hệ thống đánh lửa 
điện từ hay hệ thống đánh lửa bán 
dẫn. Hệ thống điện trên mô-tô/xe máy 
có nhiệm vụ sau: 
 + Tạo tia lửa điện cao áp vào đúng 
thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn 
hợp nhiên liệu trong xi-lanh động cơ. 
 + Cung cấp điện năng có điện áp ổn 
định cho hệ thống đèn, còi tín hiệu. 
 + Khởi động động cơ (đề) 
 + Theo dõi mức nhiên liệu ở bình chứa 
- Hệ thống truyền động: Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến 
bánh xe chủ động, thay đổi mô-men cho phù hợp với tải trọng và hệ thống 
đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ li hợp, hộp số, nhông trước, nhông sau và 
xích. Ở một số loại xe dùng trục các-đăng hoặc dây cu-roa (Vespa) để truyền 
động. 
- Hệ thống chuyển động: Có tác dụng 
biến chuyển động quay của hệ truyền động 
thành chuyển động tịnh tiến của xe, nó còn 
có tác dụng làm cho xe chuyển động êm 
hơn trên mặt đường không bằng phẳng. Hệ 
thống này gồm: bánh trước, bánh sau và 
giảm xóc. 
- Hệ thống điều khiển: Hệ thống này có 
tác dụng thay đổi hướng chuyển động của 
xe, cho xe chạy chậm hay dừng hẳn. Hệ 
thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và 
hệ thống phanh. 
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng, 
tạo tín hiệu còi hay đèn khi phanh xe, khi quay xe để đảm bảo an toàn giao 
thông cho người sử dụng. Hệ thống này gồm: các đèn pha, cốt, đèn phanh, 
đèn xi-nhan, các đèn báo số và còi. 
Ngoài những hệ thống trên, mô-tô/xe máy còn có những bộ phận khác như 
ống xả để giảm tiếng ồn, cần khởi động, bàn đạp phanh, tay phanh, cần số, 
yên xe... 
Hệ thống đánh lửa bán dẫn 
Giảm xóc 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_so_tay_o_to_xe_may.pdf