Giáo trình riêng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Pháp

Trong thời đại toàn cầu hoá, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt

Nam làm việc và sinh sống. Để có thể hoà nhập với người bản xứ, một trong

những nhu cầu của họ là học tiếng Việt. Theo khảo sát, hiện có sách dạy tiếng

Việt cho người nước ngoài bằng tiếng Việt, tiếng Anh, sách dạy cho người

Trung Quốc, Hàn Quốc nhưng chưa có giáo trình chuẩn dạy cho người nói tiếng

Pháp bằng tiếng Việt. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các học

viên nói tiếng Pháp có được một số thuận lợi sau: tiếng Việt vay mượn khoảng

3000 từ tiếng Pháp, từ vựng tiếng Việt bất biến (không có chia động từ, không

có giống và số,.). Bài viết này tập trung nghiên cứu một số giáo trình dạy tiếng

Việt hiện hành để làm cơ sở biên soạn một giáo trình riêng cho nhóm đối tượng

này, trong đó cần đặc biệt chú trọng áp dụng năm thành tố sau: (1) văn bản ví

dụ (hội thoại, hay các dạng ngữ liệu khác), (2) luyện phát âm (sáu thanh điệu),

(3) các điểm văn hoá Việt Nam (danh xưng, ca dao, thành ngữ, tục ngữ), (4) các

từ vay mượn từ tiếng Pháp và (5) các địa danh lịch sử ở Việt Nam liên quan đến

lịch sử, văn hoá Pháp.

pdf 13 trang kimcuc 9940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình riêng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình riêng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Pháp

Giáo trình riêng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Pháp
Ngôn ngữ học ứng dụng 93
Giáo trình riêng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Pháp
Trương Tiến Dũng
Đại Học Huế
Đại Học Ngoại Ngữ 
Tóm tắt 
Trong thời đại toàn cầu hoá, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt
Nam làm việc và sinh sống. Để có thể hoà nhập với người bản xứ, một trong
những nhu cầu của họ là học tiếng Việt. Theo khảo sát, hiện có sách dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài bằng tiếng Việt, tiếng Anh, sách dạy cho người
Trung Quốc, Hàn Quốc nhưng chưa có giáo trình chuẩn dạy cho người nói tiếng
Pháp bằng tiếng Việt. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các học
viên nói tiếng Pháp có được một số thuận lợi sau: tiếng Việt vay mượn khoảng
3000 từ tiếng Pháp, từ vựng tiếng Việt bất biến (không có chia động từ, không
có giống và số,...). Bài viết này tập trung nghiên cứu một số giáo trình dạy tiếng
Việt hiện hành để làm cơ sở biên soạn một giáo trình riêng cho nhóm đối tượng
này, trong đó cần đặc biệt chú trọng áp dụng năm thành tố sau: (1) văn bản ví
dụ (hội thoại, hay các dạng ngữ liệu khác), (2) luyện phát âm (sáu thanh điệu),
(3) các điểm văn hoá Việt Nam (danh xưng, ca dao, thành ngữ, tục ngữ), (4) các
từ vay mượn từ tiếng Pháp và (5) các địa danh lịch sử ở Việt Nam liên quan đến
lịch sử, văn hoá Pháp.
Từ khóa: tiếng Việt, giáo trình, người nói tiếng Pháp.
Đặt vấn đề
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam
học tập, làm việc và sinh sống. Họ muốn giao tiếp, giao lưu và hoà nhập với
người Việt nên một trong những nhu cầu của họ là học tiếng Việt. Ngoài ra,
cũng có nhiều người nước ngoài muốn học tiếng Việt ngay tại đất nước của
họ. Đồng thời, nhiều người nước ngoài gốc Việt cũng có nhu cầu học ngôn
ngữ của ông cha, tổ tiên họ. Hiện tại đã có nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài, gồm cả giáo trình viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng
bản ngữ dành cho các đối tượng học chuyên biệt. Cụ thể, đã có sách dạy tiếng
Việt cho người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản biên soạn song ngữ, tiếng
Việt và tiếng bản ngữ. Khảo sát sách trên thị trường cũng cho thấy có giáo
trình dạy tiếng Việt cho người Pháp bằng tiếng Pháp nhưng giáo trình này
chưa thể đáp ứng nhu cầu của người học. Việc phân tích giáo trình này sẽ
được trình bày rõ ở phần tiếp theo. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần biên soạn một
giáo trình dạy tiếng Việt dành riêng cho đối tượng người nói tiếng Pháp. Theo
đó, nghiên cứu này của tôi tập trung phân tích một số giáo trình dạy tiếng Việt
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 94
hiện hành. Từ đây, những ưu điểm, nhược điểm của các giáo trình sẽ được nêu
rõ và làm cơ sở để đề xuất biên soạn một giáo trình riêng.
1. Khảo sát sách dạy ngoại ngữ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy ngoại ngữ: giáo trình hay sách
dùng để giảng dạy, chương trình giảng dạy, sĩ số người học, công cụ và
phương tiện giảng dạy sẵn có, kỹ năng sư phạm của giáo viên, v.v... (Sagaz,
2007 : 2) trong đó sách không phải là một vật thần kỳ có thể giải quyết mọi
vấn đề trong lớp học nhưng nó tạo ra một trợ giúp hiệu quả (Klett, 2012: 14).
Sách cũng giúp cho người dạy và người học đi theo một tiến trình dạy-học cụ
thể, rõ ràng. Sách là công cụ quy chiếu cho cả hai bên (Klett, 2012: 14). Sự
khai tử của sách cũng đã được thông báo nhiều lần (ví dụ Debyser, 1973;
Piccardo và Yaïche, 2005) nhưng sách vẫn tiếp tục tồn tại, và được hiện đại
hoá khi áp dụng các công nghệ hiện đại (Klett, 2012: 14). Với tầm quan trọng
đó của sách trong việc giảng dạy nói chung, giảng dạy ngoại ngữ nói riêng,
nghiên cứu của tôi sẽ tập trung phân tích một số quyển sách đang được sử
dụng để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và cho người Pháp.
1.1. Các yếu tố để khảo sát sách dạy ngoại ngữ
Theo Cordier-Gauthier (2002: 27), sách được cấu thành từ hai yếu tố:
yếu tố văn bản và yếu tố phi văn bản (xem bảng 1). Yếu tố phi văn bản là các
biểu tượng hay hình ảnh được dùng để đánh dấu các phần khác nhau trong
sách, ví dụ như hình ảnh cây bút chỉ phần viết, hình ảnh hai cái mặt nạ (mặt
khóc và mặt cười) diễn đạt việc đóng vai hay các hình minh hoạ khác. Các
yếu tố văn bản lại được chia làm hai loại: yếu tố văn bản “ngoại vi” (éléments
textuels à la “périphérie”) và yếu tố văn bản trung tâm (ibid.). Yếu tố văn bản
“ngoại vi” chỉ các phần giới thiệu ở đầu sách (tên sách, tên tác giả, lời mở
đầu, v.v...) và các phần được trình bày cuối sách, bao gồm các bảng chia động
từ, bản tóm tắt ngữ pháp hay từ vựng (v.v...). Cần nói thêm là trong các yếu tố
văn bản ngoại vi còn có phần mục lục, phần này có thể nằm đầu hay cuối
sách. Để giúp tiện theo dõi, tôi xin đề nghị chia các yếu tố văn bản ngoại vi
thành “tiền ngoại vi” và “hậu ngoại vi”.
Phần văn bản trung tâm hay chính gồm các đơn vị bài học hay các bài
học. Các bài học này lại được chia nhỏ tuỳ theo tiến trình mỗi bài học hay
cách phân chia nội dung giảng dạy (Cordier-Gauthier, 2002: 28). Phần văn
bản trung tâm gồm hai phần, phần đầu tiên là tiêu đề hay còn gọi là yếu tố “tổ
chức cấu trúc” (ibid.) như các tên gọi “Hội thoại”, “Từ vựng”, “Ngữ pháp”,
“Ngữ âm” và “Bài tập”. Phần thứ hai là các văn bản, được chia làm ba loại:
văn bản ví dụ (texte exemplificateur), văn bản phân tích (texte analytique) và
văn bản khởi động (texte déclencheur) (Cordier-Gauthier, 2002: 28). Văn bản
ví dụ đưa ra các ví dụ, các hình mẫu về ngôn ngữ để giảng dạy, ví dụ như các
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 95
hội thoại, bài hát, chuyện kể, truyện tranh. Các văn bản phân tích được chia
thành hai loại: văn bản siêu ngôn ngữ (texte-métalangage) và văn bản phân
tích trung gian (texte analytique intermédiaire) (Cordier-Gauthier, 2002: 31).
Các văn bản siêu ngôn ngữ có thể là các điểm ngữ pháp hay các hành vi ngôn
ngữ (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, v.v...). Các hình ảnh cũng có thể thực hiện
chức năng siêu ngôn ngữ này. Các văn bản phân tích trung gian thường được
trình bày dưới dạng bảng, bảng ngữ pháp hay bảng từ vựng hay bảng hỗn hợp
cả ngữ pháp và từ vựng. Loại thứ ba, văn bản khởi động, thường là các bài tập
hay hoạt động để áp dụng các điểm ngữ pháp và từ vựng đã tiếp thu. Cordier-
Gauthier (2002) đã xác định khá đầy đủ các yếu tố cấu thành sách. Mặc dù
vậy, một dạng văn bản khởi động khá quan trọng chưa được tác giả nhắc đến
một cách rõ ràng là các văn bản luyện phát âm, có thể tập hợp trong phần ngữ
âm.
Bảng 1: Các yếu tố cấu thành nên sách học ngoại ngữ
Yếu tố 
ngôn ngữ
Yếu tố 
văn bản 
tiền ngoại
vi
Yếu tố 
văn bản trung tâm
Yếu tố 
văn bản 
hậu ngoại
vi
văn bản
ví dụ
văn bản
phân tích
văn bản
khởi động
Tên sách,
Tên tác giả,
T ê n c ơ
quan biên
soạn
T ê n n h à
xuất bản
Lời nói đầu,
(Mục lục)
hội thoại ,
b à i h á t ,
chuyện kể,
truyện tranh
điểm ngữ
p h á p h a y
các hành vi
ngôn ngữ
b à i t ậ p ,
hoạt động
áp dụng
b ả n g t ó m
t ắ t n g ữ
pháp,
b ả n g t ó m
tắt từ vựng,
(mục lục)
Yếu tố 
phi ngôn
ngữ
Hình ảnh hay biểu tượng
Theo Cordier-Gauthier, 2002
1.2. Các sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài được khảo sát 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 96
Năm quyển sách dạy tiếng Việt đang được sử dụng hoặc đã xuất bản ở
Việt Nam đã được phân tích: “Thực hành Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Việt
Hương, tái bản năm 2005; “Le Vietnamien sans peine – La méthode
ASSIMIL” của hai tác giả Đỗ Thế Dũng và Lê Thanh Thuỷ, tái bản năm
2005; “Tiếng Việt dành cho người Pháp” của tác giả Ánh Nga – Ban biên
soạn Trí Tuệ, xuất bản năm 2010; “Tiếng Việt trình độ A” của nhóm tác giả do
Đoàn Thiện Thuật làm chủ biên, tái bản năm 2012 và “Tiếng Việt 123” của
Trung tâm Tiếng Việt 123VIETNAMESE, xuất bản năm 2016. Tuy nhiên, sau
khi nghiên cứu sách “Tiếng Việt dành cho người Pháp” của tác giả Ánh Nga –
Ban biên soạn Trí Tuệ, xuất bản năm 2010, tôi thấy quyển sách này đã “đạo
văn” nguyên cả phần 2 – Các bài đàm thoại thông dụng theo chủ đề từ giáo
trình “Le Vietnamien sans peine – La méthode ASSIMIL” của hai tác giả Đỗ
Thế Dũng và Lê Thanh Thuỷ, tái bản năm 2005. Do đó, quyển sách này bị
đưa ra ngữ liệu nghiên cứu. Bốn quyển sách dạy tiếng Việt còn lại được phân
tích dựa trên cách phân loại các yếu tố cấu thành sách dạy ngoại ngữ của
Cordier-Gauthier (2002) (xem bảng 2). Trong các yếu tố ngôn ngữ tiền ngoại
vi, tôi chỉ chú ý đến phần mục lục, để so sánh với các giáo trình khác có phần
mục lục nằm ở phần hậu ngoại vi.
Quyển sách thứ nhất, “Thực hành Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Việt
Hương (2005) gồm 2 phần: Phần I là phần thực hành phát âm gồm 5 bài với
các dạng văn bản khởi động: đọc các nguyên âm; đọc các kết hợp phụ âm và
nguyên âm, phụ âm và vần; phân biệt thanh điệu; đọc câu và phần nghe rồi
điền từ, vần, dấu. Phần II là phần giao tiếp gồm 20 bài. Phần mục lục tiền
ngoại vi, tác giả đã ghi rõ tên bài học và các điểm ngữ pháp còn trong nội
dung bài học thì tiến trình cụ thể như sau : 
 Hội thoại 1 Từ vựng Ghi chú ngữ pháp Thực hành 
 Hội thoại 2 Từ vựng Ghi chú ngữ pháp Thực hành 
 Bảng từ ngữ thường dùng Bài tập.
Phần ghi chú ngữ pháp gồm các mẫu câu và phần chú ý thêm khi sử
dụng điểm ngữ pháp đó. Phần thực hành gồm các phần : nghe, điền từ, viết
chính tả còn phần bài tập gồm luyện đọc, lập hội thoại. Các phần luyện phát
âm được tích hợp trong phần văn bản khởi động này. Như vậy, có thể thấy
một bài học có đến hai hội thoại kèm theo các phần từ vựng, ngữ pháp và bài
tập thực hành sau từng hội thoại. Tiến trình tổ chức bài học như thế này khá
nặng cho người học, bài ngắn nhất dài 8 trang, bài dài nhất dài 17 trang, trung
bình mỗi bài dài 13 trang. Về các yếu tố phi ngôn ngữ, hình ảnh được sử dụng
trong sách khá nhiều, tuy nhiêu toàn bộ hình ảnh là các hình vẽ đen trắng nên
không thật sự hấp dẫn người đọc.
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 97
Thứ hai, sách “Le Vietnamien sans peine – La méthode ASSIMIL” của
hai tác giả Đỗ Thế Dũng và Lê Thanh Thuỷ (2005) dành cho người muốn tự
học tiếng Việt. Sách hướng dẫn cụ thể các bước học. Tuy nhiên, điểm bất lợi
đầu tiên của sách là nó không có phần mục lục. Sau khi tìm kiếm, tôi tổng hợp
được 63 bài học. Mỗi bài học được tổ chức như sau: phần dẫn nhập bằng một
một hội thoại song ngữ (tiếng Việt và tiếng Pháp); phía dưới hội thoại là các
ghi chú về ngữ pháp và từ vựng; bài học kết thúc bằng phần bài tập thường
gồm hai phần dịch và điền vào chỗ trống. Phần ghi chú ngữ pháp và từ vựng
được trình bày dưới hội thoại, không tách rời ra và khá dài. Từ bài 15 trở đi,
phần hội thoại được bổ sung thêm phần phát âm từ mới. Từ bài 25 trở đi, sau
phần bài tập còn có phần ghi chú cá nhân để người học có thể đưa ra những
điểm họ cần chú ý sau bài học. Nhìn chung, cách phân bố trong quyển sách
này khá khó để người học nắm bắt.
Quyển thứ ba, sách “Tiếng Việt trình độ A” do Đoàn Thiện Thuật
(2012) làm chủ biên trong mục lục ngang tiền ngoài vi ghi rõ năm phần: chủ
đề, bài, từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Tuy nhiên, cấu trúc bài học lại không nêu
rõ các phần này. Cụ thể, mỗi bài học thương được bắt đầu bằng phần hội
thoại, thậm chí có bài còn không có hội thoại, mà vào phần từ vựng ngay với
dạng bài phổ biến là ghép từ với tranh. Sau đó là phần bài tập, gồm các phần
nghe, điền thông tin, hỏi và trả lời theo mẫu, sắp xếp hội thoại, đặt câu hỏi,
v.v... Các điểm ngữ pháp cũng được đóng khung trong bảng, tuy nhiên chúng
lại không nằm cố định theo trình tự bài học nên người học khó theo dõi và khó
ghi nhớ. Cuối bài học là phần phát âm, gồm hai phần: nghe và nhắc lại và
phân biệt các âm. Tóm lại, trong quyển sách này, các ghi chú ngữ pháp và từ
vựng không được nêu thành văn bản phân tích hoặc có nêu nhưng không rõ
ràng. Hơn nữa, quyển sách này được trình bày giống với một quyển sách bài
tập hơn là sách học. Không những thế, ở cuối sách lại còn có nhiều bài tập cho
toàn bộ các bài học trong sách. Các yếu tố phi ngôn ngữ để minh hoạ cũng
khá nhiều nhưng chủ yếu là các hình vẽ đơn màu nên không thực sự thu hút
người đọc. Đĩa CD đi kèm các hội thoại và bài tập nghe có một số điểm sai
sót. Ngược lại, các văn bản hậu ngoại vi gồm có phần ghi chú ngữ âm, ngữ
pháp và bảng từ vựng song ngữ Việt – Anh khá tiện dụng cho người học.
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 98
Bảng 2: So sánh tóm tắt một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Giáo trình
Yếu tố ngôn ngữ
Yếu tố
phi 
ngôn ngữ
YTVB1
tiền 
ngoại vi
Yếu tố 
văn bản trung tâm
YTVB
hậu 
ngoại vi
văn bản
ví dụ
văn bản
phân tích
văn bản
khởi động
Thực hành
Tiếng Việt,
Nguyễn Việt
Hương, 2005
M ụ c l ụ c
dọc
2 hội thoại Từ vựng,
G h i c h ú
ngữ pháp
Thực hành,
Bài tập
H ì n h v ẽ
đen trắng
Le
Vietnamien
sans peine,
Đỗ Thế Dũng
và Lê Thanh
Thuỷ, 2005
Không có
mục lục
Hội thoại G h i c h ú
ngữ pháp
và từ vựng
không tách
rời ra.
Bài tập T ó m t ắ t
ngữ pháp;
Từ vựng 
Rất ít hình
v ẽ m i n h
hoạ, hình
v ẽ đ e n
trắng.
Tiếng Việ t
trình độ A,
Đoàn Thiện
Thuật, 2012
M ụ c l ụ c
ngang
Hội thoại G h i c h ú
ngữ pháp,
t ừ v ự n g
không có
hoặc không
rõ ràng.
Rất nhiều
bài tập,
Phát âm
Bài tập;
Đáp án bài
viết,
Đáp án bài
nghe,
G h i c h ú
ngữ âm,
G h i c h ú
ngữ pháp,
B ả n g t ừ
vựng
song ngữ 
Đ a s ố l à
hình vẽ đen
trắng, chỉ
có vài hình
ảnh màu.
Tiếng Việ t
123,
Tr u n g t â m
Tiếng Việt
123VIETNA
MESE, 2016
Hội thoại Từ vựng,
ngữ pháp
Ngữ âm,
Không có
bài tập.
Mục lục
hỗn hợp
Hìn h ản h
phong phú,
nhiều màu
sắc.
1 YTVB: Yếu tố văn bản.
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 99
Quyển thứ tư, “Tiếng Việt 123” của Trung tâm Tiếng Việt
123VIETNAMESE (2016) là quyển sách mới nhất vừa được xuất bản. Quyển
sách này trình bày đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, được cấu trúc thành 16 bài học
gồm bốn phần: hội thoại, từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm. Ngoài các bài học,
sách còn có phần giới thiệu hệ thống chữ cái, thanh điệu tiếng Việt, 3 bài tập
cùng 5 bài giới thiệu về văn hoá Việt Nam. Mỗi bài học được trình bày trong
khoảng 8 trang, nhưng sách in theo khổ nhỏ (18 x 24cm), nghĩa là nếu được in
theo khổ lớn như hai cuốn sách đã giới thiệu ở phần trước (20,7 x 29,5 cm) thì
số trang dành cho mỗi bài học sẽ ít hơn nữa. Điều này cho thấy là các bài học
được trình bày ngắn gọn, súc tích, tạo hứng thú cho người học. Ngoài ra, một
điểm hấp dẫn khác của quyển sách này là các yếu tố phi ngôn ngữ. Quả thật,
sách được minh hoạ bằng nhiều hình ảnh đa dạng, nhiều màu sắc, khá phù
hợp với nội dung cần chuyển tải. Mục lục của sách là mục lục hỗn hợp hậu
ngoại vi, gồm phần mục lục ngang giới thiệu thứ tự bài học và tên bài học
(dưới dạng các hành vi ngôn ngữ) và phần mục lục dọc tóm tắt các điểm ngữ
pháp và từ vựng. Đây chỉ là sách học còn sách bài tập được biên tập thành một
quyển khác. 
Theo đánh giá của cá nhân tôi thì quyển “Tiếng Việt 123” là quyển sách
tốt nhất hiện nay dùng để dạy tiếng Việt. Sách này gồm gần như đầy đủ các
phần văn bản trung tâm cần có của một quyển sách dạy ngoại ngữ: văn bản ví
dụ là các hội thoại, văn bản phân tích là các điểm từ vựng và ngữ pháp, ngữ
âm; văn bản khởi động được tập hợp trong ba bài ôn tập sau mỗi cụm 5 bài
học. Ngoài ra, điểm khác biệt lớn và cũng là điểm hấp dẫn của quyển sách này
so với ba quyển đã phân tích là phần hình ảnh minh hoạ, phong phú, đa màu
và dễ hiểu. Ví dụ như các hội thoại mở đầu bài học, phần đối thoại của 2 nhân
vật được bắt đầu bằng hình tượng khuôn mặt của đúng người đó trong hội
thoại, điều này giúp người học hiểu ngay lời thoại là của nhân vật nào.
Tuy nhiên, để sách “Tiếng Việt 123” có thể phát huy tối đa tác dụng của
nó trong việc giảng dạy tiếng Việt thì sách cần được điều chỉnh, thay đổi một
số điểm sau. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ tập trung phân tích các
điểm lớn, không đi sâu vào chi tiết. 
Trước hết, ngôn ngữ được dùng trong sách là song ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh. Theo tôi, điều này chưa phù hợp. Sách dạy ngoại ngữ nào chỉ nên
được trình bày bằng ngôn ngữ đó, những phần giải thích sẽ do giáo viên phụ
trách. Việc chỉ trình bày sách bằng ngoại ngữ sẽ giúp người học tập thói quen
đọc, suy nghĩ bằng ngoại ngữ, mặc dù thời gian đầu sẽ rất khó. Đổi lại, phần
giải thích từ ngữ song ngữ có thể được tập hợp thành một phần riêng dưới
dạng bảng từ ở cuối sách để người học có thể tra cứu nếu cần. Thứ hai, liên
quan tiến trình bài học, mỗi bài học mới chỉ có các phần từ vựng, ngữ pháp và
ngữ âm; phần bài tập thực hành nằm ở bài ôn và trong sách bài tập. Nên có
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 100
ngay phần bài tập sau các điểm ngữ pháp và từ vựng để người học có thể thực
hành ngay và ghi nhớ tại chỗ. Thứ ba, phần từ vựng chỉ nêu các từ rời theo
kiểu song ngữ. Do đó, nên thay thế phần này bằng các hành vi ngôn ngữ để
giúp người học nắm được cách nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp. Thứ tư,
phần ngữ pháp chiếm trung bình từ ½ đến 2/3 nội dung mỗi bài học, với
khoảng 5 điểm ngữ pháp được giải thích. Nhiều điểm ngữ pháp như vậy dễ
khiến cho bài học trở nên khô khan, khó tiếp thu. Ngoài ra, có một điểm ngữ
pháp mà quyển sách “Tiếng Việt trình độ A” cũng mắc phải là phân biệt giữa
“mấy” và “bao nhiêu”: “mấy” dùng cho số lượng từ 1 đến 10, trên 10 thì dùng
“bao nhiêu”. Thứ năm, phần ngữ âm, có một điểm chung giữa bốn quyển sách
cần phải chỉnh sửa: cả bốn quyển đều có phần ngữ âm nhưng khá nhiều các
âm được dùng lại là các từ không có nghĩa trong tiếng Việt. Đây là một điều
đáng tiếc vì các tác giả có thể chọn nhiều từ đơn âm tiếng có nghĩa trong tiếng
Việt để luyện phát âm. Ngoài ra, khi giới thiệu các từ có nghĩa này với học
viên, chúng ta cũng giải thích cho họ biết mặc dù tiếng Việt là ngôn ngữ đơn
âm tiết nhưng không phải âm tiết nào cũng tạo thành từ có nghĩa trong tiếng
Việt. Thứ sáu, về nội dung văn hoá, sách đã giới thiệu được một số đặc điểm
văn hoá Việt Nam như trang phục, ẩm thực, chợ búa. Tuy nhiên, khi giới thiệu
về Áo dài, sách lại nêu quá chi tiết đến các phần của áo (trang 95) là không
cần thiết và chưa phù hợp với trình độ ngôn ngữ của người mới học tiếng
Việt. Ngoài ra, trong một ví dụ về ngữ pháp, sách đưa ra món ăn Kim Chi của
Hàn Quốc thay vì một món ăn Việt Nam. Ở một ví dụ khác về phim, sách
cũng minh hoạ bằng hình ảnh một số bộ phim nổi tiếng thế giới (trang 93) chứ
không phải là phim của Việt Nam. Tiếp nữa, món phở được giới thiệu đến 2
lần, trong bài ôn tập (trang 111) và phần giới thiệu ẩm thực Việt Nam (trang
135) thay vì quảng bá món ăn khác. Thứ bảy, các hình ảnh minh hoạ nhìn
chung là đạt yêu cầu nhưng cũng cần có một số điều chỉnh. Ở các hội thoại,
nếu là hội thoại giữa người Việt Nam với nhau thì cần được minh hoạ bằng
hình ảnh của người Việt Nam. Một số hình ảnh được đưa vào nhưng không
biết dùng để minh họa cho nội dung gì (trang 42, 43). Một số hình ảnh minh
hoạ khác thì lại không phù hợp với nội dung cần minh hoạ (trang 35, 52, 77,
78, 116, 140). Ở trang 52 có vẽ hình Táo quân và cá chép, một điểm văn hoá
Việt Nam nhưng tiếc là không có phần giải thích.
Tóm lại, việc phân tích bốn quyển sách dạy tiếng Việt trên đây làm nền
tảng để đề nghị biên soạn một quyển sách khác dành cho đối tượng người nói
tiếng Pháp.
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 101
2. Mô hình giáo trình tiếng Việt đề nghị cho người nói tiếng Pháp
2.1. Nội dung giáo trình
Nội dung biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Pháp cần
chú ý đến cả hai phần: phần riêng của tiếng Việt và phần chung giữa tiếng
Việt và tiếng Pháp, không chỉ thuần tuý về mặt ngôn ngữ mà còn liên quan
đến yếu tố văn hoá. 
Phần thứ nhất là những đặc điểm của tiếng Việt khác biệt với tiếng Pháp.
Yếu tố đầu tiên cần giải thích rõ là các từ xưng hô. Theo khảo sát của Nguyễn
Lê Diệu Hiền (2013) thì có đến 68,75% (tương ứng với 33/48) học viên gặp
khó khăn khi xưng hô bằng tiếng Việt. Trong số 15 học viên còn lại, những
người không gặp khó khăn trong xưng hô và đã học được 1,5 năm trở lên, có
đến 10 người (66,67%) chọn từ xưng hô không phù hợp với văn hoá Việt
Nam. Một trong những điều gây khó khăn cho người học khi lựa chọn từ xưng
hô là do khó đoán tuổi người Việt (Nguyễn Lê Diệu Hiền, 2013: 57). Cũng
theo tác giả, đối với người học ngắn hạn thì các đại từ nhân xưng như “tôi”,
“bạn”, ... là đủ nhưng để có thể giao tiếp thực sự với người Việt Nam thì
người học cần biết cách lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp, “đảm bảo nguyên
tắc xưng khiêm - hô tôn, trọng tình và tôn trọng người khác (Nguyễn Lê Diệu
Hiền, 2013: 55). Tác giả cũng đề nghị dạy xưng hô cần đưa nội dung văn hoá
và truyền thống ứng xử trong xưng hô vào nội dung giảng dạy hợp (Nguyễn
Lê Diệu Hiền, 2013: 57). Cụ thể, cần đưa và giải thích các từ xưng hô chỉ
quan hệ thân tộc, xu hướng sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Việt (Nguyễn
Lê Diệu Hiền, 2013: 55), vào bài học. Đồng thời, khi chào nhau, người Việt
cũng có thói quen cúi đầu, trẻ em chào người lớn còn kèm theo cả vòng tay.
Đây cũng là những đặc điểm văn hoá cần giải thích cho người học. Ngoài ra,
như đã nêu trên, việc biết tuổi rất cần thiết để lựa chọn từ xưng hô phù hợp.
Do đó, câu hỏi về tuổi cũng nên được đưa vào ở các bài học đầu tiên. Việc hỏi
tuổi ngay từ những lần gặp đầu tiên theo văn hoá Việt cần được giải thích rõ
với học viên nước ngoài vì điều này có thể bị xem là bất lịch sự theo văn hoá
của họ.
Thứ hai, người Việt rất hay dùng ca dao, tục ngữ, thành ngữ nên các
hình thức này cần được khai thác triệt để trong các bài học. Ví dụ dạy về phần
chào hỏi, chúng ta có thể đưa ra câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để
nêu lên tầm quan trọng của việc chào hỏi, hoặc câu “Bé bằng củ khoai, cứ vai
mà gọi” để nhấn mạnh đến vai trò to lớn của quan hệ thị tộc trong xưng hô.
Không những thế, hai câu tục ngữ này còn là phần dẫn nhập để dạy về phần so
sánh bằng, so sánh hơn. Câu tục ngữ thứ nhất còn có thể dùng để dạy về cấu
trúc câu đặc biệt trong tiếng Việt: chủ ngữ + tính từ mà không cần có động từ
“là” như trong tiếng Pháp. Hay câu ca dao về hoa sen “Trong đầm gì đẹp
bằng sen / Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng / Nhị vàng, bông trắng, lá
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 102
xanh / Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” có thể là văn bản ví dụ để dạy
về màu sắc và sau đó là ý nghĩa của hoa sen trong văn hoá Việt Nam. 
Thứ ba, trong tiếng Việt có một số lượng lớn từ Hán-Việt, đặc biệt được
dùng để chỉ các danh từ riêng nên cũng cần được giải thích dần dần với người
học. Người học cũng sẽ thích thú khi biết ý nghĩa tên của những người Việt
mà họ quen (mà đa phần là từ Hán-Việt), điều ít gặp ở các tên Pháp.
Thứ tư, về văn hoá, cần đưa tối đa các đặc điểm văn hoá Việt Nam (lễ
hội, ẩm thực, phong tục, trang phục,...) vào các văn bản ví dụ, văn bản khởi
động để giúp người học dần dần hiểu biết thêm về văn hoá Việt. Cũng có thể
đưa các phần văn hoá vào bài đọc thêm.
Phần thứ hai là những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hoá liên quan đến
Việt Nam và Pháp. Những điểm chung này sẽ giúp người học nói tiếng Pháp
thích thú và dễ dàng tiếp thu tiếng Việt hơn. Thứ nhất, tiếng Việt vay mượn
khoảng 3000 từ tiếng Pháp (Nguyễn Thuý Nga, 2014: 27) nên cần đưa những
từ tiếng Pháp đang còn được sử dụng vào sách. Thứ hai, các công trình, các di
tích lịch sử ở Việt Nam có liên quan đến cộng đồng Pháp Ngữ cũng cần đưa
vào sách: Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, cầu Trường Tiền ở Huế, cầu Long Biên
ở Hà Nội. Bên cạnh đó là các nhân vật có liên quan đến Việt Nam ví dụ như
bác sĩ Yersin ở Đà Lạt; Marguerite Duras với tiểu thuyết “l’Amant” cùng bối
cảnh ở Vĩnh Long – Sa Đéc; các nữ văn sĩ gốc Việt sáng tác bằng tiếng Pháp
như Kim Thuý, Anna Moï; các nghệ sĩ Việt Nam nổi tiếng ở Pháp như Điềm
Phùng Thị, Lê Bá Đảng.
1.2. Hình thức trình bày giáo trình
Sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Pháp sẽ được trình bày dựa theo
cấu trúc của giáo trình “Le nouveau Taxi 1” (2009) và một phần từ giáo trình
“Tiếng Việt 123” (2006). Cụ thể, ở phần mục lục ngang đầu sách sẽ gồm 6 cột
chủ điểm: tên bài học, nội dung văn hoá-xã hội, mục đích giao tiếp, mục đích
ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm). Sau ba bài học sẽ là phần giới thiệu
các đặc điểm văn hoá Việt Nam. Sau bốn bài học sẽ có một phần ôn. Cuối
sách là phần tóm tắt ngữ pháp và bảng từ vựng song ngữ Việt – Pháp các từ đã
học trong sách. Mỗi bài học sẽ gồm các phần : “Cùng khám phá” với một hay
vài văn bản ví dụ (hội thoại, ca dao, tục ngữ, đoạn thơ, đoạn nhạc); “Ngữ
pháp” cùng với “Cùng thực hành” nhằm ứng dụng điểm ngữ pháp vừa giải
thích; “Điểm dừng văn hoá” giới thiệu các điểm văn hoá Việt ; “Học nói” với
các câu dùng để giao tiếp và cuối cùng là phần “Tròn vành rõ chữ” để luyện
phát âm, phân biệt âm. 
Ví dụ cụ thể với bài 1 có tiêu đề “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Người học
sẽ bắt đầu với phần “Cùng khám phá” qua hai hội thoại :
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 103
Hội thoại 1
- Em chào cô ạ.
- Chào em. Em tên là gì?
- Em tên Linh ạ.
Hội thoại 2
- Chào ông. Cháu đi học về.
- Ừ, chào Tân.
Sau đó, ở phần “Ngữ pháp”, người học sẽ tìm hiểu hai cấu trúc để chào
và để hỏi tên. “Điểm dừng văn hoá” tiếp theo sẽ giới thiệu cho người học các
từ xưng hô trong văn hoá Việt Nam, lúc đầu chỉ quan hệ thân tộc sau đó đã
chuyển sang chỉ quan hệ xã hội (ông – cháu, cô – em). Một số từ xưng hô
khác sẽ được cung cấp trong phần “Cùng thực hành”. Phần “Học nói” sẽ đưa
ra một số tình huống giao tiếp khác để người học có thể luyện tập chào hỏi. Ở
phần “Tròn vành rõ chữ”, người học sẽ luyện phát âm các nhóm nguyên âm
a/ă/â, e/ê và o/ô/ơ. Hai câu “O tròn như quả trứng gà / Ô thì đội mũ, ơ thì
thêm râu” có thể được sử dụng để minh hoạ cho các phụ âm “o/ô/ơ”. Sau
cùng, người học sẽ luyện các âm kết hợp: tan, tăn, tân; vè, về; co, cô, cơ. Ở
đây, người học cũng sẽ nhận biết được các nguyên âm ă, â không đứng một
mình được mà phải kết hợp với phụ âm cuối. Dĩ nhiên, các yếu tố phi ngôn
ngữ, các hình ảnh, sẽ được sử dụng để minh hoạ tối đa cho bài học nhằm giúp
người học lĩnh hội nội dung bài học hiệu quả nhất.
Kết luận 
Nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài đang có xu hướng tăng,
trong đó có cả những người nói tiếng Pháp. Vì vậy, cần biên soạn một giáo
trình dạy tiếng Việt riêng cho đối tượng này, chú trọng đến các điểm riêng
biệt của ngôn ngữ, văn hoá Việt lẫn các điểm chung về ngôn ngữ, văn hoá,
lịch sử Việt – Pháp. Nội dung các phần cần được trình bày rõ ràng, đơn giản
và kèm theo các hình ảnh minh học rõ nét, sống động.
Báo cáo này mới chỉ là khởi đầu cho một dự án cá nhân lâu dài: biên
soạn được một giáo trình theo các điểm như đã phân tích ở trên. 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 104
Tài liệu tham khảo
Ánh Nga (2010). Tiếng Việt dành cho người Pháp – Le Vietnamien pour les
Français. TP. HCM: Nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ TP. HCM, 260 trang.
Capelle, G & Menand, R. (2009). Le Nouveau Taxi 1. Paris: Hachette, 144
trang.
Cordier-Gauthier, C. (2002). “Les éléments constitutifs du discours du
manuel”, Ela. Études de linguistique appliquée, 1(125) : 25-36. 
Debyser, F. (1973). “La mort du manuel et le déclin de l'illusion
méthodologique”, Le français dans le monde, 100: 63-68. 
Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2012). Tiếng Việt trình độ A – Tập 1 (tb lần 6).
Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới, 232 trang. 
Đỗ Thế Dũng và Lê Thanh Thuỷ (2005). Le Vietnamien sans peine – La
méthode ASSIMIL (tb). Poitiers: Aubin Imprimeur, 578 trang. 
Klett, Estela (2012). “Le manuel pour enseigner une langue étrangère : entre
faiblesses et vertus”, Synergie Venezuela, 7 : 7-16.
Nguyễn Lê Diệu Hiền (2013). “Dạy từ xưng hô tiếng Việt cho người nước
ngoài – từ học đến sử dụng”, Tạp chí Khoa học Xã hội, 1 (173): 51-58.
Nguyễn Thuý Nga (2014). “Các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng
nguyên dạng từ gốc Anh trong báo tiếng Việt”, Ngôn ngữ và Đời sống, 12
(230): 27-30.
Nguyễn Việt Hương (2005). Thực hành Tiếng Việt (tb). Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 331 trang. 
Piccardo, E. và Yaïche, F (2005). “Le manuel est mort, vive le manuel ! ”:
plaidoyer pour une nouvelle culture d'enseignement et d'apprentissage”, Ela.
Études de linguistique appliquée, 4 (140) : 443-458.
Sagaz, M. (2007). “Conception théorique pour une modélisation de
l’enseignement-apprentissage d’une langue étrangère”, International
Christian University, Language Research Bulletin, 22 : 1-13. 
Trung tâm Tiếng Việt 123VIETNAMESE (2016). Tiếng Việt 123. Hà Nội:
Nhà xuất bản Thế giới, 172 trang. 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”
Ngôn ngữ học ứng dụng 105
Thông tin tác giả
Ông Trương Tiến Dũng hiện là giảng viên thuộc khoa Tiếng Pháp, trường Đại Học
Ngoại Ngữ, Đại Học Huế. Ông tốt nghiệp cử nhân loại Giỏi, ngành Sư Phạm Tiếng
Pháp ở trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế năm 2005. Ông mới lấy bằng Thạc
sĩ Khoa học, chuyên ngành Phát triển Du lịch tại Đại Học Québec ở Montréal,
Canada, loại Xuất Sắc. Ngoài giảng dạy tiếng Pháp và Du lịch, ông còn dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài từ năm 2012. Ông bắt đầu dạy tiếng Việt ở Trung Tâm
Văn hoá Pháp tại Huế (nay là Viện Pháp tại Huế). Sau khi đi học ở Canada về (năm
2015), ông tiếp tục dạy tiếng Việt cho một số người nước ngoài, gồm người Pháp,
Anh và Bồ Đào Nha.
Email: truongtdung@yahoo.fr, truongtdunghuevn@gmail.com .
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu Liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ hai”

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_rieng_day_tieng_viet_cho_nguoi_noi_tieng_phap.pdf