Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp,
lâu ngày các đường chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông đều có phần diện tích
hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông.
Một lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia
nước trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa
hình. Nước từ đỉnh cao đó chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc
đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánh sông lớn hơn để chảy về biển. Cứ thế
chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài các diện tích đất trên cạn
còn có các phần đất chứa nước thuộc lòng chảy sông, hồ và các vùng đất ngập nước
theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và dưới nước đều là môi
trường và nơi ở cho các loài sinh sống [Nancy D. and et al, 1996].
Về mặt hình thái, một con sông có thể chia thành các vùng thượng lưu, trung lưu
và hạ lưu.
- Vùng thượng lưu của sông thường là các vùng núi cao với địa hình dốc, chia
cắt phức tạp. Đây là nơi khởi nguồn của các dòng sông và bề mặt thường bao phủ bằng
những cánh rừng thượng nguồn như những “kho nước xanh” có vai trò điều hòa dòng
chảy, làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho khu vực hạ
lưu.
- Trung lưu các sông thường là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có địa hình thấp và
thoải hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu. Tại vùng trung lưu, các
con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông bắt đầu mở ra rộng hơn và bắt đầu có
bãi, đáy sông có nhiều cát mịn. Các bãi ven sông thường có nguy cơ bị ngập nước tạo
thành các bãi chứa lũ tạm thời.
- Hạ lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm
có thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Nói chung các sông khi chảy đến hạ lưu thì
mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiều nhánh đổ ra biển. Sông ở hạ lưu
thường có độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu ở đáy sông là cát mịn và bùn. Do mặt cắt
sông mở rất rộng nên tốc độ nước giảm nhỏ khiến cho quá trình bồi lắng là chủ yếu,
còn xói lở chỉ xảy ra trong mùa lũ tại một số điểm nhất định. Tại hạ lưu gần biển các
sông thường dễ bị phân nhánh, lòng sông biến dạng uốn khúc theo hình sin và thường
có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của các quá trình bồi xói liên tục, như vùng hạ
lưu gần cửa của các sông Hồng và sông Cửu Long.
Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển bên trên
thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thủy văn, nhờ đó hàng năm
lưu vực sông đều nhận được một lượng nước đến từ mưa để sử dụng cho các nhu cầu
của con người và duy trì hệ sinh thái.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan Giáo trình QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG Hà Nội, 2010 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay vấn đề quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi trường các lưu vực sông là yêu cầu rất cấp thiết đang được sự quan tâm rất lớn trên thế giới và cả ở nước ta . Để thực hiện chúng ta phải từng bước chuyển đổi từ quản lý TNN truyền thống sang quản lý TNN theo phương thức tổng hợp và việc quản lý TNN phải theo lưu vực sông. Quản lý tổng hợp lưu vực sông là một môn học mới được xây dựng để giảng dạy cho sinh viên một số chuyên ngành của Trường Đại học Thuỷ lợi trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ tăng cường năng lực cho Trường Đại học Thuỷ lợi do chính phủ Đan Mạch tài trợ. Giáo trình này được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên, học viên cao học và những người sử dụng các kiến thức chủ yếu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực sông, trong đó ngoài khía cạnh kỹ thuật, giáo trình còn đề cập đến khía cạnh quản lý cũng như cải tiến và phát triển thể chế chính sách trong quản lý TNN và quản lý lưu vực sông. Quản lý lưu vực sông là môt lĩnh vực đang phát triển rất mạnh trên thế giới trong mấy thập kỷ gần đây. Trên thế giới có rất nhiều kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm ứng dụng được trình bày trong các hội thảo khoa học và các tạp chí chuyên ngành, tuy nhiên chưa có một giáo trình hoàn chỉnh nào của môn học này được xuất bản chính thức. Cũng vì thế, chúng tôi đã dựa trên tổng hợp các tài liệu tham khảo hiện có, tiếp cận các kiến thức mới của thế giới về quản lý lưu vực sông, kết quả của các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như kinh nghiệm thực tế để biên soạn giáo trình này. Giáo trình gồm 6 chương do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng biên soạn, trong đó có sự tham gia của Thạc sĩ Phạm Thị Ngọc Lan viết mục 4.2 chương 4. Quản lý tổng hợp lưu vực sông là môn học mới, hơn nữa đây là lần viết đầu nên giáo trình không thể tránh khỏi còn có các sai sót. Chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của những người sử dụng để tiếp tục hoàn thiện giáo trình này đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn học trong nhà trường cũng như các yêu cầu của thực tế sản xuất. CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBN Cân bằng nước CTTL Công trình thuỷ lợi ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐTM CL Đánh giá tác động môi trường chiến lược KTKT Kinh tế kỹ thuật KTTV Khí tượng thuỷ văn KTXH Kinh tế xã hội PTBV Phát triển bền vững. PTTNN Phát triển tài nguyên nước. QLTH Quản lý tổng hợp QHTL Quy hoạch Thuỷ Lợi QLLV S Quản lý lưu vực sông QLTH-TNN Quản lý tổng hợp tài nguyên nước QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi TNN Tài nguyên nước TCLVS Tổ chức lưu vực sông UBND Uỷ ban nhân dân VBMT Ven biển Miền Trung VIẾT TẮT TÊN CÁC TỔ CHỨC CƠ QUAN ADB Ngân hàng Châu á CSD Hội đồng Liên Hiệp quốc về phát triển bền vững ĐHTL Đại học Thuỷ Lợi ESCAP Tổ chức Kinh tế văn hoá khu vực Thái Bình dương FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới GIS Hệ thông tin địa lý GWB Cộng tác vì nước toàn cầu IWWI Viện quản lý tài nguyên nước quốc tế IUCN Hiệp hội thế giới bảo vệ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên KHCN&MT Khoa học Công nghệ và Môi trường KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn LHQ Liên Hợp quốc TNMT Tài nguyên môi trường UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc YRCC Uỷ ban bảo vệ sông Hoàng Hà WB Ngân hàng thế giới WCED Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển WWC Hội đồng nước thế giới WCD Hội đồng thế giới về đập DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4-1 Một số mô hình mô phỏng hệ thống sông Bảng 4-2 Các chất ô nhiễm chủ yếu và nguồn gốc của chúng Bảng 4-3 Các phần tử chất lượng nước tính toán được bằng mô hình QUAL2E Bảng 6-1. Chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số Bộ DANH MỤC HỘP Hộp 1-1 Tầm nhìn an ninh về nước thế kỷ 21 của Việt Nam Hộp 1-2 Khái niệm tổng hợp trong hệ thống tự nhiên và hệ thống nhân văn Hộp 2-1 Hạn hán ở Ninh Thuận Hộp 1-3 Tóm tắt về Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Hộp 1-4 Thí dụ về tạo cơ chế tham gia trong quản lý TNN ở Mehico Hộp 1-5 Khái niệm Phát triển bền vững Hộp 1-6 Tóm tắt về Phát triển bền vững Hộp 3-1 Những việc cần làm để quản lý hoạt động các đập và hồ chứa nước Hộp 3-2 Tóm tắt về lập quy hoạch lưu vực sông DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1 Các lưu vực sông chính của Việt nam Hình 1.2 Các thành phần và mối liên hệ của QLTH tài nguyên nước Hình 1-3 Khái niệm tổng hợp xuyên ngành của QLTH tài nguyên nước Hình 1-4 Khuôn khổ chung của QLTH-TNN Hình 1-5 Tiếp cận các khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái trong phát triển bền vữngHình 2-1 Các ngưỡng nguồn nước của lưu vực sông và phạm vi có thể khai thác sử dụngHình 2-2 Sơ đồ quá trình thực hiện chính sách quản lý lũ lụt Hình 2.3 Tổng hợp các loại thiệt hại do lũ lụt Hình 2.4 Các nguyên tắc cho việc xác định giá trị của nước Hình 2-5 Nguyên tắc chung để tính giá nước cung cấp Hình 3-1 Các thành phần của quản lý tổng hợp lưu vực sông Hình 3-2 Sơ đồ phân tích lập quy hoạch quản lý tổng hợp Tài nguyên nước lưu vực sôngHình 4-1 Sơ đồ khối mô hình quản lý TNN của lưu vực sông Hình 4-2 Cách nhìn hệ thống trong mô hình lưu vực sông Hình 6-1 Mối liên hệ giữa các thành phần thể chế quản lý TNN lưu vực sôngHình 6-2 Môi trường thể chế quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Hình 6-3 Sơ đồ lồng ghép về thể chế thực thi quản lý TNN Hình 6-4 Sơ đồ phân tích phát triển thể chế quản lý tài nguyên nước Hình 6-5 Sơ đồ tổ chức các cơ quan liên quan đến quản lý tài nguyên nước Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1.1. Lưu vực sông Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, lâu ngày các đường chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông đều có phần diện tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông. Một lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao đó chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánh sông lớn hơn để chảy về biển. Cứ thế chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài các diện tích đất trên cạn còn có các phần đất chứa nước thuộc lòng chảy sông, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và dưới nước đều là môi trường và nơi ở cho các loài sinh sống [Nancy D. and et al, 1996]. Về mặt hình thái, một con sông có thể chia thành các vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. - Vùng thượng lưu của sông thường là các vùng núi cao với địa hình dốc, chia cắt phức tạp. Đây là nơi khởi nguồn của các dòng sông và bề mặt thường bao phủ bằng những cánh rừng thượng nguồn như những “kho nước xanh” có vai trò điều hòa dòng chảy, làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho khu vực hạ lưu. - Trung lưu các sông thường là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có địa hình thấp và thoải hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu. Tại vùng trung lưu, các con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông bắt đầu mở ra rộng hơn và bắt đầu có bãi, đáy sông có nhiều cát mịn. Các bãi ven sông thường có nguy cơ bị ngập nước tạo thành các bãi chứa lũ tạm thời. - Hạ lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm có thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Nói chung các sông khi chảy đến hạ lưu thì mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiều nhánh đổ ra biển. Sông ở hạ lưu thường có độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu ở đáy sông là cát mịn và bùn. Do mặt cắt sông mở rất rộng nên tốc độ nước giảm nhỏ khiến cho quá trình bồi lắng là chủ yếu, còn xói lở chỉ xảy ra trong mùa lũ tại một số điểm nhất định. Tại hạ lưu gần biển các sông thường dễ bị phân nhánh, lòng sông biến dạng uốn khúc theo hình sin và thường có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của các quá trình bồi xói liên tục, như vùng hạ lưu gần cửa của các sông Hồng và sông Cửu Long. Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển bên trên thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thủy văn, nhờ đó hàng năm lưu vực sông đều nhận được một lượng nước đến từ mưa để sử dụng cho các nhu cầu của con người và duy trì hệ sinh thái. 1.1.2. Chức năng của sông và lưu vực sông Sông, lưu vực hứng nước và hệ sinh thái thủy sinh có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với con người, có thể ví như một cỗ xe sinh học của hành tinh cung cấp nguồn sống và nuôi dưỡng sự sống của con người và các cộng đồng sinh học trên lưu vực sông [WDC, 2002]. Đối với tự nhiên, sông có chức năng chủ yếu là chuyển tải nước và các loại vật chất từ nguồn tới vùng cửa sông, thường là biển cả. Đối với con người và hệ sinh thái, sông còn có các chức năng khác như là: - Sông cung cấp nơi ở cho cá và các sinh vật của hệ sinh thái nước, nơi diễn ra các hoạt động sinh sống, nghỉ ngơi và giải trí của người dân sống ven sông. - Sông cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng của con người và cho duy trì hệ sinh thái nước và các hệ sinh thái ven sông. - Sông có khả năng chuyển hóa các chất ô nhiễm thông qua sự tự làm sạch của nước sông. Lưu vực sông là nơi cư trú của con người và thế giới sinh vật, cung cấp các tài nguyên đồng thời là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất thải do quá trình sống của con người và các sinh vật thải ra tạo dựng sự cân bằng của các quá trình sinh thái. 1.1.3. Tài nguyên của lưu vực sông Trên lưu vực sông đều có các nguồn tài nguyên tự nhiên bao gồm tài nguyên nước, đất và các tài nguyên sinh thái (như rừng và các hệ động thực vật trên cạn và dưới nước). Trong lưu vực sông cũng chứa đựng các nguồn khoáng sản, các nguồn năng lượng rất cần thiết cho cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội của con người. Tất cả các tài nguyên tự nhiên của lưu vực sông đều có mối liên quan với nhau trong quá trình thành tạo cũng như biến đổi dưới tác động của các quy luật tự nhiên cũng như các hoạt động của con người. Tiềm năng về tài nguyên của lưu vực sông là cơ sở quan trọng tạo nên sự phát triển cũng như sự thịnh vượng về vật chất và văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân cư sinh sống trên lưu vực sông. Trong các nguồn tài nguyên, nước là tài nguyên quan trọng và thiết yếu nhất của con người và hệ sinh thái. Các tài nguyên khác đều tồn tại và biến đổi cũng trong mối liên quan đến nước. Sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống của muôn loài trên lưu vực sông không thể bền vững nếu không có đủ lượng nước cần thiết với chất lượng đảm bảo. Nước cũng có khả năng tạo nên “hình dáng” cho môi trường của con người thông qua năng lực xói mòn đất trên các sườn núi dốc, sự vận chuyển bùn cát và tạo nên đồng bằng ở vùng hạ lưu, gây nên lũ lụt và hạn hán. Nó mang lại cho con người và các sinh vật sinh sống trên đó cả niềm vui lẫn sự lo âu. Ngoài tài nguyên nước, đất cũng là một tài nguyên quan trọng khác của lưu vực sông, luôn gắn chặt với nước trong quá trình quản lý và sử dụng. Các thay đổi trong sử dụng đất đều ảnh hưởng đến biến đổi của nước cả về số lượng và chất lượng. Trong mỗi lưu vực sông luôn tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tài nguyên, thí dụ như giữa đất và nước, giữa đất, nước và hệ sinh thái. Mối quan hệ này biểu hiện và diễn biến theo không gian và thời gian, đặc biệt là trong khai thác sử dụng tài nguyên của các vùng thượng lưu, trung lưu tới vùng hạ lưu. Chính nhờ các mối quan hệ này khiến cho lưu vực sông từ một vùng địa lý đã trở thành một hệ thống luôn kết dính với nhau [Bryan Bruns, D.J, 2001]. Tài nguyên sinh thái cũng có vai trò và vị trí rất quan trọng, là một phần đáng kể các giá trị môi trường của sông và lưu vực sông. Tài nguyên sinh thái chứa đựng trong các giống, loài của các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, trong các vùng đất ngập nước ven sông và rừng ngập mặn ở vùng cửa sông. Nguồn lợi sinh thái đáng kể nhất trong sông là nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi về cá, nhiều khi là nguồn sống và thu nhập chủ yếu của cộng đồng dân cư sống ven sông. Thí dụ trên sông Mê Kông, thành phần của nước sông đã nuôi dưỡng một hệ sinh vật thủy sinh rất phong phú và đa dạng ước tính có khoảng 1.300 loài cá phân bố ở khắp các môi trường sống đa dạng ở trên lưu vực sông [Jensen, 2000]. Các dạng nơi cư trú cho các loài cá khác nhau đó là: − Khu vực cửa sông ở châu thổ sông Mê Kông là nơi sinh sống của nhiều loài cá sông và cá nước lợ theo mùa di cư ngược dòng để đẻ trứng ở môi trường nước lợ hay nước ngọt; − Vùng thượng lưu của sông Mê Kông là nơi có rất nhiều loài nước ngọt (ví dụ Cyprinidae, Siluridae, Claridae); − Các nhánh sông Mê Kông nằm sâu trong lục địa ở vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào và vùng đất ngập nước ở Campuchia, đóng vai trò là môi trường sống để các loài động vật sinh sản và nuôi dưỡng cá con, trong đó có các loài có giá trị cả về mặt kinh tế và sinh thái. Người ta tìm thấy loài tôm lớn nước ngọt (Macrobrachium rosenvergii) ở sông Mê Kông di cư từ nước ngọt đến vùng nước mặn và từ vùng cửa sông để đẻ trứng. Các loài khác cũng đẻ trứng ở vùng cửa sông Mê Kông trong khoảng thời gian từ tháng III đến tháng VIII. Thu hoạch tôm là hoạt động kinh tế ngày càng quan trọng ở lưu vực sông Mê Kông, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu. Vùng Đồng Tháp Mười ở hạ lưu sông Mê Kông có diện tích xấp xỉ 700.000 ha thuộc Việt Nam và 300.000 ha thuộc Campuchia. Khu vực này có địa hình chủ yếu là những vùng đất thấp bằng phẳng ngập lũ theo mùa với một diện tích lớn bị ngập từ tháng VII đến tháng I năm sau. Trong suốt mùa khô, vùng Đồng Tháp Mười hoàn toàn khô cạn trừ các ao đầm nằm rải rác. Hệ thống này đã tạo ra nguồn lợi lớn về nông nghiệp, rừng và thủy sản ở dưới nước, trên cạn. Thí dụ vùng Đồng Tháp Mười có các hệ thực vật phức tạp bao gồm các loài thực vật của rừng ngập mặn như tràm, đước và các khu rừng gỗ. Đa dạng sinh học là điểm nổi bật về môi trường sống của vùng này, là nơi trú ngụ của rất nhiều loài cá và chim và đồng thời cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm có giá trị thương mại như gỗ xây dựng, gỗ nhiên liệu, tinh dầu, và mật ong cho con người. Trong mùa lũ, vùng Đồng Tháp Mười là nơi sinh sống của một số lượng lớn các loài cá di cư từ thượng lưu xuống để sinh sản và cư trú. Một số loài như tôm Macrobrachium là nguồn thủy sản quan trọng được thu hoạch với số lượng lớn vào cuối mùa mưa. Vùng Đồng Tháp Mười cũng hỗ trợ rất nhiều loài chim nước trong đó có các loài di cư vào mùa đông bị đe dọa tuyệt chủng như loài sếu đầu đỏ, bởi đó là nơi có nguồn thức ăn phong phú hấp dẫn. Vùng đất nhiễm chua phèn cao tìm thấy ở vùng Đồng Tháp Mười gây khó khăn cho các vấn đề bảo tồn và phát triển. Các hoạt động phát triển quan trọng như xử lý đất nhiễm chua phèn và dẫn nước từ sông Mê Kông đến để thau chua khi nước lũ rút kết hợp với việc đánh luống trồng hoa màu đã giúp cho tăng nhanh sản xuất lúa gạo ở diện tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải cân bằng việc duy trì đất nhiễm chua phèn ... tác quản lý khai thác nước ngầm, quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng nước và bảo vệ quyền lợi về nước của người nghèo thì chưa thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Tổng hợp các mô hình của tổ chức quản lý lưu vực sông của thế giới có thể rút ra một số ý kiến đánh giá như sau: Về hình thức Có một số hình thức của cơ quan quản lý lưu vực sông hiện hành trên thế giới, nhưng có thể quy thành ba hình thức phổ biến nhất đó là: (i) cơ quan thủy vụ lưu vực sông; (ii) ủy hội lưu vực sông, và (iii) hội đồng lưu vực sông. Mỗi loại có một mức độ tập trung quyền lực cũng như mức độ tham gia vào quản lý nước khác nhau. (1) Cơ quan thủy vụ lưu vực sông: (River basin Authority) Đây là hình thức cơ quan quản lý lưu vực sông có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Thí dụ như là Cơ quan thủy vụ thung lũng Tennessce ở Mỹ và Cơ quan thủy vụ Núi tuyết ở úc,... Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm cả chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn. (2). Ủy hội lưu vực sông (River basin Commission): là mô hình thấp hơn cơ quan thủy vụ lưu vực sông ở trên về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý lưu vực sông. Một ủy hội lưu vực sông thường bao gồm một “Hội đồng quản lý” đại diện cho tất cả các bên quan tâm và có một “Văn phòng kỹ thuật” chuyên sâu hỗ trợ. ủy hội lưu vực sông liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Nó có thể điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các chính sách liên quan đến nước của lưu vực sông, xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin và mô hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vực. Có ủy hội lưu vực sông có thể nắm chức năng vận hành (có thể cả đầu tư) đối với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hàng ngày các công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm trong lưu vực. Một ủy hội như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến lược, vận hành và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện chủ chốt. Tuy nhiên, trong thực tế ủy hội thường ủy quyền làm việc cho các tổ chức khác thông qua các thỏa thuận hay hợp đồng vận hành. Thí dụ về loại tổ chức này như là ủy hội sông Maray Darling của úc, ủy hội sông Mê Kông. (3). Hội đồng lưu vực sông (River basin Council ): đây là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay. Hội đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực. Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Kiểu tổ chức này bao gồm một hội đồng điều phối là người đứng đầu các cơ quan liên quan thuộc ban ngành của các tỉnh, cán bộ chuyên môn giỏi của tỉnh hoặc cơ quan trung ương và có sự hỗ trợ của một ban thư ký nhỏ. Nói chung, hình thức này có vai trò giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điều phối các vấn đề chính sách và chiến lược cấp cao, không có vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày. Thí dụ về hình thức này như Hội đồng lưu vực sông Lerma- Chapala được thành lập năm 1993 của Mexico,... Về chức năng và nhiệm vụ Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý lưu vực sông có thể nhiều hay ít tùy theo mục tiêu của cơ quan quản lý lưu vực sông được đặt ra khi thành lập. Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý lưu vực sông phải tương xứng với yêu cầu quản lý của lưu vực sông cần phải thực hiện. Nói chung, các cơ quan quản lý lưu vực sông đều có chức năng về lập quy hoạch quản lý lưu vực và bổ sung điều chỉnh quy hoạch qua từng thời kỳ. Ngoài quy hoạch, cơ quan quản lý lưu vực sông có thể tham gia vào quản lý nước cũng như vận hành hệ thống công trình khai thác sử dụng TNN. Tuy nhiên mức độ tham gia trong lĩnh vực quản lý cũng có thể ở các mức độ khác nhau tùy theo từng lưu vực sông cụ thể hay như ba hình thức tổ chức lưu vực sông đã nói ở trên. Trong thực tế, phần lớn các cơ quan quản lý lưu vực sông đều tập trung chủ yếu vào phát triển chiến lược, chính sách, phân chia và điều phối sử dụng nước trong phạm vi cấp lưu vực, có ít các cơ quan quản lý lưu vực sông tham gia vào quản lý vận hành cụ thể các công trình. Từ chức năng có thể xác định nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý lưu vực sông trong quản lý nguồn nước. Về quyền hạn Quyền hạn biểu thị quyền lực của cơ quan quản lý lưu vực sông để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Không có đủ quyền hạn thì cơ quan quản lý lưu vực sông khó có thể thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao. Nói chung, tùy theo hình thức tổ chức của mỗi cơ quan quản lý lưu vực sông mà nó có thể có nhiều hoặc ít quyền hạn trong quản lý TNN. Quyền hạn của cơ quan quản lý lưu vực sông phải được thể chế hóa trong các văn bản Nhà nước và phải tương xứng với trách nhiệm và nhiệm vụ quản lý được giao. Như nêu ở trên có những cơ quan quản lý lưu vực sông được giao rất nhiều quyền hạn và tập trung rất nhiều quyền lực và như vậy cũng có nhiều chức năng kể cả điều tra quan trắc các số liệu khí tượng thủy văn, đầu tư xây dựng và quản lý các công trình sử dụng nước vừa và lớn,... thí dụ như các Tổ chức quản lý lưu vực các sông lớn của Trung Quốc như Trường Giang, Hoàng Hà... Ngược lại có cơ quan quản lý lưu vực sông có rất ít quyền lực, chỉ có vai trò như là một tổ chức tư vấn đóng góp các ý kiến về quản lý lưu vực sông cho các cấp chính quyền mà không quyền hạn về thực hiện các hoạt động quản lý cụ thể. Phương thức hoạt động Phương thức hoạt động là cách thức để cơ quan quản lý lưu vực sông thực hiện các hoạt động quản lý của mình. Thí dụ như cách thức làm việc của Cơ quan điều hành hay văn phòng thường trực của cơ quan quản lý lưu vực sông với các cơ quan hành chính trung ương hay địa phương. Mỗi cơ quan quản lý lưu vực sông cần có một phương thức hoạt động phù hợp với hình thức và quy mô công việc của cơ quan quản lý lưu vực sông được giao và phải thuận lợi cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động hàng ngày. Cơ chế tài chính Hoạt động của cơ quan quản lý lưu vực sông cần có nguồn kinh phí ổn định lâu dài, nếu không thì cơ quan quản lý lưu vực sông nếu thành lập cũng khó mà hoạt động được như yêu cầu. Vì thế mỗi cơ quan quản lý lưu vực sông cần xây dựng một cơ chế tài chính hợp lý để duy trì hoạt động thường xuyên hàng năm của cơ quan quản lý lưu vực sông ngay khi đề xuất thành lập cơ quan quản lý lưu vực sông. Nguồn tài chính này có thể dựa trên sự trợ giúp của nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc đóng góp tài chính của các tỉnh, các hộ dùng nước được hưởng lợi trên lưu vực sông. Tuy nhiên phần lớn các tổ chức lưu vực sông trích một phần nguồn thu từ thuế tài nguyên nước và phí ô nhiễm nước cho các hoạt động quản lý của mình. Thành phần tham gia Cơ quan quản lý lưu vực sông còn là một diễn đàn để tất cả các bên liên quan trao đổi, thảo luận, giải quyết các tranh chấp và tìm tiếng nói chung trong quản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Vì thế, trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình hoạt động của mình, cơ quan quản lý lưu vực sông cần có sự tham gia một cách đầy đủ của tất cả các thành phần liên quan đến quản lý nước và phải có đầy đủ quy chế cho thực hiện sự tham gia này. Thiếu điều này thì hiệu quả hoạt động của một cơ quan quản lý lưu vực sông sẽ rất hạn chế. Nói chung một cơ quan quản lý lưu vực sông thường phải có sự tham gia của các thành phần chủ yếu sau: − Cơ quan quản lý cấp Trung ương. − Đại diện của các tỉnh và địa phương. − Đại diện của các Bộ, Ngành dùng nước. − Đại diện các hộ dùng nước. Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi cơ quan quản lý lưu vực sông mà mức độ tham gia của các thành phần này có thể khác nhau tạo nên đặc điểm riêng về hoạt động của tổ chức lưu vực sông đó. 6.4. GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG Quản lý tổng hợp tài nguyên nước chỉ có thể thành công nếu tất cả các bên có liên quan cùng tham gia mặc dù họ có thể có những quyền lợi mâu thuẫn nhau. Đây là một thách thức vì những đối tượng nghèo và yếu thế thường không nhận thức được quyền lợi của mình cũng như khả năng họ có thể hành động, và có ít quyền lực kinh tế cũng như không tiếp cận với quá trình ra các quyết định thông qua các kênh dân chủ. Nâng cao nhận thức là một trong những phương tiện quan trọng nhất để khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên quá trình này thường khá khó khăn trong bối cảnh khi mà các tổ chức quần chúng trong xã hội còn yếu và nguồn lực bị hạn hẹp. Hiện nay, các tổ chức hiện đang vận động cho lĩnh vực môi trường của các chính phủ và các tổ chức quốc tế luôn coi sự nâng cao nhận thức là một trong những nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy sự tham gia của các bên có quyền lợi liên quan và tăng cường quản lý nhà nước một cách dân chủ. Ỏ cấp quốc tế một số tổ chức đã xây dựng được các phương pháp tiếp cận để phổ biến những thông tin và nâng cao nhận thức cho những nhóm có các quyền lợi khác nhau. Trong bối cảnh của mỗi quốc gia cần phải nhận thức rằng có một số rào cản lớn cần phải vượt qua khi nâng cao nhận thức, đặc biệt là đối với tầng lớp những người nghèo; đó có thể là tình trạng mù chữ, không tiếp cận được với các phương tiện thông tin đại chúng, và các rào cản về mặt văn hoá, về giới và xã hội có thể ngăn họ tham gia. Nâng cao nhận thức là một quá trình lâu dài và phức tạp, nhằm vào các chương trình phổ biến thông tin cho những nhóm đối tượng cụ thể như trẻ em, thanh niên, và vì thế có thể mang lại những đóng góp quan trọng cho tiến trình thực hiện phát triển bền vững. Nhận thức được về trách nhiệm như trách nhiệm bảo tồn và bảo vệ các nguồn tài nguyên trên lưu vực sông chống lại tình trạng ô nhiễm sẽ phải đi liền với nhận thức về các quyền, thí dụ như quyền dùng nước, và các trách nhiệm, thí dụ trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chống suy thoái nguồn nước. Các tổ chức quần chúng có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nâng cao nhận thức này. Một khi số đông người dân sống trên lưu vực sông đều hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền sử dụng và trách nhiệm của họ trong quá trình sử dụng thì việc tập hợp họ lại trong cùng một chương trình hành động về quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý tổng hợp lưu vực sông sẽ không có gì khó khăn và hiệu quả có thể trông thấy hàng tháng, hàng năm. Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cũng rất quan trọng đối với những nhóm đối tượng có quyền lợi liên quan có ảnh hưởng nhiều hơn là đối với những người không phải lúc nào cũng biết về sự cần thiết của việc sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Vì thế các hoạt động cung cấp thông tin phải hướng tới cả các nhà chính khách, nông dân, những người hoạt động trong ngành công nghiệp,... để giúp họ nhận thức được tình trạng cụ thể của nguồn tài nguyên nước, và dần dần thiết lập được một nền tảng kiến thức và nhận thức, mà dựa trên đó có thể có được những chính sách và phương thức thực hành tốt để quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông. Việc nâng cao nhận thức không nên chỉ được coi là các hoạt động cung cấp thông tin. Chúng ta có thể đạt được những lợi ích đáng kể nếu biết kết hợp cung cấp thông tin với các hoạt động ở cấp cơ sở, để có thể mang lại những thí dụ và những phương pháp thực hành cụ thể về quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước. Một yếu tố quan trọng trong quá trình thường xuyên nâng cao nhận thức là phải có được các dữ liệu và thông tin về tài nguyên và quyền tự do được tiếp cận với các thông tin và dữ liệu đó để có thể cho phép người dân và các cơ quan có liên quan ra các quyết định và hành động. Câu hỏi ôn tập chương 6 1. Khung thể chế quản lý tài nguyên nước bao gồm những thành phần nào ? Hãy liên hệ để̉ nêu tóm tắt những điểm chính về khung thể quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay. 2. Tổ chức quản lý lưu vực sông hiện nay ở nước ta như thế nào ? hãy nêu những điểm chính và đánh giá các tồn tại nếu có. 3. Tại sao tài nguyên nước phải quản lý theo lưu vực sông ? Hãy phân biệt nội dung và nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước theo địa giới hành chính và quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông ? 4. Theo anh hoặc chị, cơ quan quản lý lưu vực sông ở nước ta phải tổ̉ chức và có chức năng nhiệm vụ như thế nào là phù hợp để thực hiện tốt các lưu vực song ở nước ta hiện nay ? Tài liệu tham khảo chương 6 1. Bộ NN&PTNT, 2001, Tuyển chọn một số văn bản pháp luật về Tài nguyên nước: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ Công trình Thủy lợi (số 32/2001/PL), Pháp lệnh Đê điều (số 26/2000/PL), Pháp lệnh Phòng chống lụt bão (số 09/L-CTN). 2. Quốc hội, 1998, Luật Tài Nguyên nước và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001. 3. Bryan Bruns, D.J. Bandaragoda and M. Samad, 2001, Integrated Water Resources Management in a River Basin Context, Proceedings of the Regional Workshop Malang, Indinesia, Jan.,15-19, 2001. 4. Caponera, Dante A., 1992, Principles of water Law and Administration: National and International. A.A. Balkema, Rotterdam, 5. Eduardo J, Mestre R. Intergrated Approach to River basin Management: Lerma- Chapala Case Study – Attributions and Experiences in Water Management in Mexico. by A Review of a statewide watershed management Approachs. 6. Frank G.W. Jaspers, 2002, Institutional arrangements for Intergrated river basin management., IWA printing 2003. 7. IWMI, 2000, Intersectoral Management of River Basins, Proceedings of the Regional Workshop on Intergrated Water Management in Water- Stressed River Basins in Developing Countries, Loskop Dam, South Africa 16-21 Oct 2000. 8. IWMI, 2000, A framework for Institutional Analysis for Water Resources Management in a basin Contex. Working paper No.5. 9. Mestre, E., 2001, The design of River basin Organizations in Mexico – The Example of Lerma- Chapala, Paper presented at the 5 th River basin Management Mostert E Workshop August 28, 2001. 10. Neil S. Grigg, 1976, Water Resources management, Principles, Regulations, and Cases, by, McGraw – Hill, ISBN 0-07-024782-X. 11. Phuong, T.T.T. 1992. Environmantal Management and Policy making in Vietnam, in Seminar on Environment and Development in Vietnam, Dec 6-7, Australian National University. 12. Taylor, P., and Wright. G, 2000, Development of river basin Management Institution: a comparision between Astralia and Vietnam, Water Policy Services, Sydney. 13. WB, 1999, Reforming Water resources policy- a guide to methods, proccesses and practices in successful water market, WB technical paper No.427. THÔNG TIN TÁC GIẢ GIÁO TRÌNH MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (QUYỂN 2) ĐỂ ĐƯA LÊN MẠNG TT Học hàm, học vị, Họ và tên Năm sinh Cơ quan công tác Ảnh cá nhân Địa chỉ liên lạc 1 PGS.TS Nguyễn Văn Thắng (chủ biên) 1947 ĐHTL thangthv@yahoo.com 2 ThS Phạm Thị Ngọc Lan 1961 ĐHTL ngoclanmt@wru.edu.vn
File đính kèm:
- giao_trinh_quan_ly_tong_hop_luu_vuc_song.pdf