Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)

Nghiên cứu khoa học là một dạng lao động phức tạp nhất trong các dạng hoạt động của xã hội loài người. Ngày này nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đà trở thành khổng l ồ , nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnh của thế giới.

Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đưầc ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyền thống, no làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên hàng trăm lần so với vài thập niên gần đây.

pdf 75 trang thom 03/01/2024 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)
PTS. PHẠM VIẾT VƯỢNG 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú n 
KHOA HOC GIÁO ĐÚC 
Tài liệu dùng cho các trường Đại học sư phạm 
và Cao đẳng sư phạm 
HÀ NỘI -1995 
LỜI NÓI ĐẦU 
VU/ ái liệu "Phươngpháp nghiên cứu khoa học giáo dục" được 
viết theo chương trình phân giáo dục cốt lõi chuyên nghiệp 
đã được Chương trình giáo trình của Bộ nghiệm thu và gửi 
tới các trường, nhằm tạo điêu kiện thuận lợi cho các trường 
Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm thực hiện tốt quyết 
định 2677/GD-ĐT của Bộ trưứng Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 
3-12-1993. 
Tài liệu nhầm cung cốp cho sinh viên những kiến thức 
chung vê phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa 
học giáo dục, cấu trúc công trình nghiên cứu khoa học, các 
giai đoạn tiến hành một đê tài nghiên cứu khoa học giáo 
dục. Đông thời hình thành những kỹ năng để thực hiện 
một đê tài, một cồng trình nghiên cứu khoa học giáo dục. 
Toàn bộ nội dung trên được giới thiệu thành 7 bài cùng với 
bài mứ đâu. Sau mỗi bài đêu có phân câu hỏi thảo luận và 
thực hành. 
Để tài liệu tiếp tục được hoàn thiện trong những nôm 
tới, chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến rộng rãi của 
cán bộ giảng dạy và sinh viên các trường sử dụng tài liệu 
này. 
Xin chân thành cảm ơn. 
Tác giả 
BÀI MỞ ĐẦU 
ì. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN cữu KHOA HỌC 
GIÁO DỤC 
I . Nghiên cứu khoa học là một dạng lao động phức tạp 
nhất trong các dạng hoạt động của xã hội loài người. Ngày này 
nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ 
phát triển nhanh nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đà 
trở thành khổng lồ , nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnh của 
thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đưầc ứng dụng 
vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn 
nhiều quan niệm truyền thống, no làm cho sức sản xuất xã hội 
tăng lên hàng trăm lần so với vài thập niên gần đây 
Về phần mình, bản thận khoa học càng cần đưầc nghiên 
cứu một cách khoa hoe: một mặt, phải tong kết thực tiễn 
nghiên cứu khoa học đê khái quát những lí thuyết về quá trình 
sang tạo khoa học;'mặt khác, phải tìm ra đưầc các biện pháp tổ 
chức, quản lí và nghiên cứu khoa học tốt hơn làm cho bộ máy 
khoa học vốn đã mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quĩ 
đạo hơn 
Trong số hơn hai nghìn bộ môn khoa học hiện đại có một 
số bộ môn đề cập tới quá trình nghiên cứu khoa học một cách 
nghiêm túc và có hệ thong: 
Bộ môn thứ nhất la "Lịch sử khoa học tự nhiên và kĩ 
thuật" tổng kết các qui luật lịch sử của sự phát triển, tiến bộ 
của các khoa học và kĩ thuật 
Hộ môn thứ hai là: "Khoa học luận" (Epistemology) 
nghiên cứu tổng hầp lí luận và tổng két kinh nghiệm hoạt đông 
cua các hệ khoa học và kì thuật, nhằm dự báo tiềm lực khoa 
học và đề xuất các giải pháp tác động về mặt tổ chức va xã hội 
nhằm nâng cao hiệu qua của hoạt động nghiên cứu khoa học 
5 
Bộ mồn thứ ba, đặc biệt quan trọng là "Phương pháp luận 
nghiên cứu khoa học". Phương pháp luận (Methodology) có 
nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là methodos và logos, Methodos là 
phương pháp, cách thức, logos là lí thuyết, học thuyết. Như 
vậy phương pháp luận là lí thuyết về phương pháp còn phương 
pháp luận nghiên cứu khoa học là lí thuyết về phương pháp 
nhận thức khoa học 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một lí thuyết 
bao gồm các bộ phận sau đây: 
a. Hệ thống các luận điểm chung nhất với . tư cách là 
những quan điểm, những cách tiếp cận, chỉ đạo quá trình tổ 
chức và nghiên cứu khoa học 
b. Hệ thống lí thuyết về phương pháp nhận thức khoa 
học. Phương pháp nhận thức nờm ngay trong logic nhận thức 
đo là quá trình phản ánh cái khách quan vào ý thức chủ quan 
của con người. Cho nên phương pháp luận nghiên cứu khoa 
học đề cập tới cơ chế sáng tạo khoa học, logich và kĩ thuật 
nghiên cứu cũng như kĩ nàng thực hiện hoạt động nghiên cứu 
khoa học 
c. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích và 
có tổ chức của xã hội vì vậy phương pháp luận nghiên cứu 
khoa học bao gồm ca lí thuyết về qua trình tổ chức, quản lí, 
thực hiện và đanh giá một công trình khoa học vào thực tiễn 
cuộc sống đó là công nghệ và chuyển giao công nghệ 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học có vai trò đặc 
biệt trong quá trình tổ chức và nghiên cứu khoa học 
2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục là lí 
thuyết về phương pháp nghiên cứu các hiện tượng giáo dục để 
tìm ra các qui luật giáo dục từ đó mà vận dụng vào giải quyết 
các vấn đề của thực tiễn giáo dục. Phương pháp luận nghiên 
cứu khoa học giáo dục là phương pháp luận của một chuyên 
6 
ngành khoa hoc, về thực chất là vận dụng những lí thuyết 
chung vào nghiên cứu một lĩnh vực của hiện thực, đó là việc 
nhận thức một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người - hiện 
tượng giáo dục và đào tạo 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục có hai 
chức năng: Chức nàng the giới quan và chức năng nhận thức 
các hiện tượng giao đục' 
- Với chức năng thế giới quan, phương pháp luận nghiên 
cứu khoa học giáo dục phân tích các quan điểm và cách tiếp 
cận hiện tượng giáo dục, nhảm hướng dẫn quá trình sáng tạo 
của các nhà giáo dục 
- Với chức nâng phương pháp nhận thức, phương pháp 
luận nghiên cứu khoa hộc giáo dục đề cập tới các phương pháp 
nghiên cứu hiện tượng giáo dục, bao gồm cả lí thuyết về cấu 
true logic của một công trình khoa học và các giai đoạn tiến 
hành một cống trinh khoa học cụ thể 
* • 
3. Phương pháp luận có một vị trí đặc biệt quan trọng 
trong quá trình nghiên cứu khoa học. Trong thực tế nghiên cứu 
không có một đồ tài khoa học nào lại không liên quan đến vấn 
đề phương pháp luận. Vì vậy nắm vững phương pháp luận là 
một điều kiện thiết yếu để thực hiện thành công một cổng trình 
khoa học. V.I Lônin cho rảng: "Người nào bắt tay vào giải 
quyết vản dề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì 
người đó trong mỗi hước đi sẽ không tránh khỏi những "vấp 
váp" một cách không tự giác" (V.I Lènin toàn tập tập 5 tr. 368 
tiếng Nga) 
Phương pháp luận khoa học là một hộ phận quan trọng 
của bản thân khoa học. Sự hoàn thiện về phương pháp luận là 
một yêu cầu thường xuyên của sự phát triển khoa học. Hoàn 
thiện về phương pháp luận là sự tự ý thức của bản thân khoa 
học và sự phát triển của chính minh. Trong mỗi giai đoạn phát 
triển của xã hội, của cuộc sống và của khoa học, yêu cầu phải 
có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới đối với hiện thực để tìm 
7 
\ 
ra những phương pháp mới phù hợp với sự biến đổi thường 
xuyên cua hiện thực. 
l i . H Ệ THỐNG BA BẬC C Ủ A LÍ LUẬN V Ề PHƯƠNG 
PHÁP 
Phương pháp nghiên cứu khoa học là một phạm trù phức 
tạp, khi nghiên cứu ve nó, ta cần phải phân tích sâu sác và phải 
làm rõ ba tầng bậc của phạm trù này, đỏ là: phương pháp cố 
thể, phương pháp hệ và phương pháp luận. 
Ì . Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu là tổ hợp các 
cách thức mà nhà khoa học sử dống để tác động, khám phá đối 
tượng. To do Paplop nói rất rõ về bản chất của phương pháp: 
"Phương pháp khoa học là những qui luật nội tại của sự vận 
động cua tư duy với từ cách là sự phản ánh chủ quan của thế 
giới khách quan.... là những qui luật khách quan được 
chuyển" và dịch" trong ý thức của con người và được sử 
dung một cách có ý thức và có hệ thống như một phương tiện 
đề giải thích và cải tạo thế giới" (To do Paplop: Lí luận phản 
ánh). Như vậy phương pháp được nhìn nhận ở cả hai mặt: mặt 
chủ quan và mặt khách quan. Mặt chủ quan là ý thức của chủ 
thể. Nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nay hay phương 
pháp kia, điều đó phố thuộc vào trình độ, knh nghiệm và kha 
năng thực hành của họ và sẽ cho ta một kết qua phù hợp với 
khả năng chủ quan ấy. Mật khách quan là sự phản ánh qui luật 
khách quan của hiện thực vào ý thức của nhà khoa học. Các 
qui luật tự chúng chưa thành phương,pháp nhưng nhờ co chúng 
mà tìm ra được phương pháp phù hợp. Mặt chủ quan phải tuân 
thủ mặt khách quan mới có thể đạt được kết qua trong nghiên 
cứu, trong nhận thức khoa học 
Phương pháp nghiên cứu khoa học rất đa dạng, có những 
phương pháp chung cho nhiều lĩnh vực khoa học; có những 
phương pháp đặc thù cho một ngành. Việc lựa chọn phương 
8 
pháp phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ và đặc điểm của đối 
Ị tượng ma ta cần khám phá 
2. Phương pháp hệ (methodica) là nhóm các phương 
pháp được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học hay một đề tài 
Ị cụ thể. Các phương pháp nay hỗ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn 
nhau trong quá trình nghiên cứu và để khẳng định tính chân 
Ị thực của các luận điểm khoa học 
M ỗ i phương pháp bao gồm một tổ hợp các thao tác kĩ 
thuật liên hoàn. Trong một đe tài khoa học người ta sử dụng 
phối hợp nhiều phương pháp khác nhau thậm chí người .ta sử 
dụng phối hợp các thao tác của các phương pháp khác nhau 
đến mức khổ mà phân biệt được. Không cổ một công trình 
khoa học nào lạ i sử dụng một phương pháp duy nhất. 
Trong khi đi tìm bản chất của các đối tượng nghiên cứu, 
nhà khoa học cũng đi tìm cả những phương pháp mới và tìm cả 
cách phối hợp cả các phương pháp khác nhau để đi đến chân 
lí. Moi phướng pháp nghiên cứu khoa học đều có điểm mạnh 
và chõ yếu. Sư dụng phối hợp là cách duy nhất để khắc phục 
chỗ yếu và phát huy điểm mạnh của các phương pháp nghiến 
cứu khoa học. 
3. Phương pháp luận (methodology) theo nghía hẹp là lí 
luận tổng quát, là những-quan điểm chung, lạ__cách_tiếp~-cận 
khoa học. Đây là những luận điểm mang mầu sắc triết học, tuy 
nhiên rió không đồng nhất với triết học mà nó chỉ là cách vận 
dụng triết học như thế giới quan để giải thích và khám phá mà • 
thôiT Những quan điểm phương pháp luận này là kim chỉ nam 
hướng dẫn nhà khoa học con đường tìm tòi, nghiên cứu. Có 
những quan điểm phương pháp luân chung cho nhiều ngành 
khoa học, cũng có những quan điểm riêng, đặc thù của một 
lĩnh'vực khoa học mà gọi là phương pháp luận chuyên ngành. 
Khoa học tự nhiên, kĩ thuật và khoa học xã hội có hai 
cách tiếp cận đối với phương pháp luận. Khoa học tự nhiên là 
9 
khoa học thực nghiệm, nghiên cứu khoa học tự nhiên bát dầu 
từ các sự k iện cụ thể. Con đường nghiên cứu thường là thí 
nghiêm bằng cách qui nạp mà hình thanh luận đ iểm khoa học, 
nghĩa là đi từ phương pháp cụ thể, sau đó mới xuất hiện nhu 
cầu về phương pháp luận, 
Khoa học xã hội là khoa học thực chứng, nghiên cứu 
khoa học xã hộ i cũng đòi hỏi phủi tích l ũy các sự k iện đông 
đủo, tuy nhiên để g iủ i thích chúng động chạm tới các vấn đe 
t r iế t học. Do vậy nghiên cứu và g iủ i thích các hiện tượng xã 
hội bao g iờ cũng có quan đ iểm dẫn đường,, cho nên vai trò của 
phương pháp luận là vô cùng to lớn 
UI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN cúu KHOA HỌC 
GIÁO DỤC 
Ì . Trong t h ế giới h iện đạ i , cuộc đua tranh về kinh t ế thực 
chất là cuộc đua tranh về khoa học và công nghệ. Cốt lõi cua 
khoa học và công nghệ là trí tuệ của con người . Trong m ọ i 
t i ềm lực thì t i ề m lực trí tuệ của con người là vô tận, có giá trị 
quyết định thành bạ i của mọi cuộc đua tranh. Đ ố i với nước ta^ 
để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hổix, hiện đạ i 
hóa, cần đưa g iáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, phát t r iển 
giáo dục phủi trở thành một chiến lược của quốc gia vì g iáo 
dục tạo nên t i ề m lực trí tuệ ấy. Giáo dục không thể chỉ h iểu là 
một phúc lợ i xã h ộ i , một sủn phẩm kéo theo của nền kinh t ế xã 
hội m à phủi hiểu g iáo dục là động lực thúc đẩy và điều k i ện cơ 
bủn nham thực hiện m ọ i mục tiêu kinh t ế xã h ộ i . Chính giáo 
dục làm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồ i dưỡng nhân 
tài cho xã hôi . Giáo dục là chìa khóa m ở cửa cho đất nước đi 
vào tương lai 
Khoa học giáo dục là một bộ phận của các khoa học về 
con người . Nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu bủn 
chất, qui luật của giáo dục nhàm phát t r iển , bồ i dưỡng tiêm 
năng trí tuệ của con người . Kết qua nghiên cứu giáo dục trực 
10 
tiếp quyết định thành bại sự nghiệp giáo dục của một đất nước. 
Nghiên cứu khoa học giáo dục được thực hiện ở nhiều cấp độ: 
-^,Ở cấp độ vĩ mô: Nghiên cứu khoa học giáo dục là tìm 
ra moi quan hệ chi phối hưu cơ giữa xã hội và giáo dục để xây 
dựng một chiến lược giáo dục quốc gia. Chiến lược phát triển 
giáo dục dựa trên cơ sở chiến lược phát triển xã hội. Nghiên 
cứu để tìm ra một mô hình giáo dục mới, một hệ thống giáo 
dục quốc dân trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình đào tạo, 
bằng các phương thức đào tạo khác nhau, đồng thời với việc 
xây dựng một chính sách giáo dục và cơ chế quản lí phù hợp 
VÓI cơ chế thị trường. Cơ chế quản lí có ý nghĩa to lớn đối với 
sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia. 
Nghiên cứu khoa học giáo dục là xác định mục tiêu giáo 
dục hợp lí. Mục tiêu giao dục và đào tạo vừa là mô hình lí 
tưởng vừa là nhũng chỉ tiêu hiện thực có thể đạt tới. Trong giai 
đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục là đào tạo một thế hệ trẻ cho 
đất nước, một lớp người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng 
lực giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đạt ra, tự to liệu được 
việc làm, biết lập nghiệp để thành đạt trong cuộc sống qua đó 
mà góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn 
minh. 
- Ở cấp độ. vi mô: nghiên cứu giáo dục hướng tới việc 
xác định lại nội dung giáo dục cho phù hợp với mục đích giáo 
dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh được trình độ của khoa 
học, công nghệ hiện đại của thế giới nhưng nó cần được thiết 
kế theo công nghệ giáo dục tiên tiến, phù hợp với qui luật 
nhận thức, qui luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo giáo dục phải 
được xây dựng theo phương thức giáo dục tích cực, lấy học 
sinh làm trung tâm 
Nghiên cứu giáo dục tìm ra các phưcmg pháp giáo dục 
tích cực, phát huy mọi tiềm năng sẵiícó của học sinh. Phương 
pháp giáo dục mới là tổ chức cho học sinh hoạt động nhận 
thức một cách tích cực và sáng tạo. Con đường nhận thức 
không thể bằng cách trao và nhận, mà-bằng nỗ lực trí tuệ của 
l i 
Do qui luật đặc biệt của nhận thức khoa học, tư tưởng 
khoa học tiên t iến thường đi trước thời đ ạ i , vượt lên khỏi tr ình 
độ và yêu cầu cửa thực t iốn, Khoa học làm m ở rộng tầm mắt 
của con người , tìm cách ứng dụng qui luật tự nhiên vào cuộc 
sống, góp phần giải phóng con người trong lao động, làm cho 
năng suất lao động được nâng cao, làm cho cuộc sống con 
người được đầy đủ và hạnh phúc 
Khoa học không có giới hạn trong sự phát t r iển vì khả 
năng tư duy của con người là vô tận. Khoa học luồn t iếp cận 
chân lí. lìm cách nghiên cứu hiện thực ngày một đầy đủ, toàn 
diện và sâu sác hơn 
b. Khoa học là hệ thống kiến thức, là sản phẩm của quá 
trình nhận thức của loài người 
Ngay.từ khi xuất hiện để tồn tạ i và phát t r iển con người 
phải lao đọng và nhân thức t h ế g iớ i . Hoạt động nhận thức ngày 
càng phát t r iển , kết quả nhận thức ngày càng phong phú và tạo 
ra hệ thống tri thức vồ t hế g iớ i . Quá trinh nhận thức này có hai 
mức độ: mức độ nhận thức thông thường tạo ra t r i thức thông 
thường. Mức độ nhận thức khoa học tạo ra tr i thức khoa học. 
Trong cuộc sống con người t iếp xúc với thiên nhiên vớ i 
xã hộ i , g iả i quyết nhưng công việc thường nhật bằng các giác 
quan, con người tri giác, cảm nhận t h ế giới và cả bản thân 
mình tạo ra những hiểu biết cụ thể r iêng l ẻ mang tính chất kinh 
nghiệm về t h ế g iớ i . Đó là t r i thức thông thường. 
Do nhu cầu cao hơn cáp cuộc sống. con người phải nhận 
Ihức đầy đủ hem về thế giới và từ đó c ... n giáo 
dục thế giới hiện tại, so sánh phân tích hệ thống giáo dục của 
các nhóm quốc gia có nền kinh tế phát triển khác nhau để tìm 
thấy đặc điểm giáo dục nước nhà. Phát hiện những vấn đề 
chung, xu thế phát triển giáo dục thế giới. Nghiên cứu tổng kết 
kinh nghiệm giáo dục thế giới để áp dụng vào thực tiễn giáo 
dục quốc gia 
- Xây dựng mổ hình lí thuyết về hê thống giáo dục và 
phân tích các khía cạnh của mô hình đó,, để phát huy kết quả 
giá trị truyền thống giáo dục Việt Nam. 
67 
2. Phương pháp nghiên cứu qua trình dạy học 
Dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con 
đường quan trọng để giáo dục nhân cách. Giáo dục nhà trường 
là giáo dục ưu việt , góp phần quan trọng để nâng cao dân trí, 
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
Nhiệm vụ của quá trình dạy học là giáo dục kiến thức, kĩ 
năng và thái độ cho học sinh để làm cho họ trậ thành một thế 
hệ năng' động, tự chủ và sáng tạo, biết cách sống, sống tốt, 
thành đạt và góp phần mình để xây dựng đất nước giàu mạnh, 
văn minh hiện đại . 
Nghiên cứu quá trình dạy học là nghiên cứu bản chất, các 
nhân tố tham gia, logic và qui luật vận động phát triển quá 
trình dạy học. Điều quan trọng là từ bản chất để tìm ra nội 
dung và phương pháp dạy học và các điều kiện tố i ưu bảo đảm 
cho quá trình đó phát triển. Nâng cao chất lượng dạy học là 
vấn đề phức tạp, thường xuyên là nỗi trăn trậ của toàn xã hội, 
của các nhà nghiên cứu và của các nhà giáo. Nghiên cứu giáo 
dục có nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu nâng cao chất lượng 
dạy học. Trong quá trình nghiền cứu đã tìm ra nhiều con 
đường, nhiều cách thức, dẫn đến nhiều cuộc cải cách, nhiều thí 
điểm, thực nghiệm giáo dục, nhưng không mấy thành công. 
Nền giáo dục hiện đại chưa thỏa mãn với phương pháp đào tạo 
hiện đại , điều này đặc biệt nhấn mạnh đối với cả thực tiễn giáo 
dục Việt Nam 
Nghiên cứu qua trình dạy học tập trung vào một số nội 
dung và .sử dụng các phương pháp sau đây 
a. Nghiên cứu học sinh: Học sinh vừa là đối tượng của 
dạy học vừa là chủ thể của qua trình nhận thức, quá trình học 
68 
tập. Trình độ ban đầu, năng lực sẵn có, sự hào hứng, hăng say, 
tính tích cực chủ động của họ có ý nghĩa quyết định chất lượng 
học tập và chất lượng đào tạo. Cho nện nghiên cứu quá trình 
dạy học bắt dầu từ nghiên cứu học sinh. Phương pháp thông 
. ^ ———Ì- • •» • . * . 
dụng là: 
- Phương pháp test (trắc nghiệm): dùng test để đo đạc trí 
tuệ, vốn kiến thức đã được trang bị và chuẩn đoán kết quả học 
tập của học sinh. Test là bộ công cụ gồm những phép thử đã 
.được chuẩn hóa, có thông tin và có độ ứng nghiệm cao. Có 
nhiều loại test: Test nghiên cứu năng lực và kiến thức, test 
nghiên cứu thói quen và nhân cách. Tùy theo mục đích nghiên 
cứu người ta xây dựng bộ test tưởng ứng và dùng nó để kiểm 
tra học sinh /ỷể', 
Kết quả của test cho chúng ta những tư liệu quan trọng 
khách quan 
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập 
của học sinh. Sản phẩm là sách vở, bài kiểm tra, bài thi, bài 
văn, thơ, báo tường. Ta phân tích số lượng và chất lượng các 
sản phẩm đó, nghiên cứu nội dung độc đáo và các phương 
pháp sáng tạo mà họ đã thực hiện. Nghiên cứu sản phẩm được 
kết hợp với nghiên cứu tiểu sử, học bạ từng năm giúp ta hiểu 
rõ học sinh trong quá khứ và hiện tại \ 
- Phương pháp quan sát học sinh trong học tập, vui chơi, 
sinh hoạt tập thể, trong lao động công ích và sảrt xuất, treng 
giáo tiếp với mọi người xung quanh để hiểu rõ hành vi và thái 
độ của họ 
fe» Nghiên cứu- xây dựng nội dung dạy học: Nội dung dạy 
học là hộ thống kiến thức và kĩ năng kì xảo cần trang bị ch© 
học sinh. Xây dựng nội dung dạy học phải xuất phát từ mục 
đích giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của cuộc sống hiện tại , 
vì vậy nội dung dạy học được chọn lọc kĩ lưỡng phản ánh 
những thành tựu khoa học mồi nhất, có tính thực tiễn cao. Điều 
quan trọng là nội dung dạy học này được nghiên cứu xây dựng 
thành hệ thống đảm bảo được logic khoa học, đồng thời bảo 
đảm được logic sư phàm, theo một chiến lược dạy học. Phương 
pháp nghiên cứu xây dựng nội dung dạy học thường là: 
- Phương pháp truỵềnjhống: Phân tích mục tiêu dạy học 
cho từng cấp học, lồp hộc để chọn lọc nội dung cho phù hợp, 
so sánh, phân tích các sách giáo khoa của nhiều nưồc, để đối 
chiếu vồi sách giáo khoa trong nưồc và chọn lọc ưu điểm của 
từng nưồc vận dụng vào Việt Nam 
Phương pháp xây dựng nội dung theo "phương pháp tích 
cực" "lấy học sinh làm trung tâm" là nghiên cứu để thiết kế các 
bài học nhằm giúp học sinh tự lực học tập phát huy năng lực tư 
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nghiên cứu thiết kế 
một qui trình để soán bài dạy có chất lượng theo kiểu Modul 
- Phương pháp điền tra thực tiễn, tìm hiển nhu cầu học 
tập, trình độ nhận thức, những thuận lợi và khó khăn thường 
gập cua học sinh trong học tập, khi sử dụng các tài l iệu, để xây 
dựng lạ i nội dung cho hợp lí 
- Ngày nay ở các trường dạy nghề và các đại học mở 
đang sử dụng phương pháp tiếp thị (maketing) tìm hiểu những 
nội dung, những chuyên ngành mà xã hội yêu cầu, để tổ chức 
nghiên cứu giảng dạy đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống 
70 
c. Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dạy học 
Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá 
trình dạy học. Ngày nay không ai nghi ngờ rằng phương pháp 
dạy học giữ một vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo 
và giáo dục/ Phương pháp dạy học là một phạm trù phức tạp, 
phức tạp cả về lí thuyết và cả về phương diện thực hành. Người 
ta đã cố gắng rất nhiều để tìm tòi và hoàn thiện hệ thống 
phương pháp dạy học. Những cuộc phát kiến phương pháp dạy 
học mới (ví dụ: phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp 
ạngorit, chương trình hóa...). Người ta đã tổ chức những thực 
nghiệm dạy học (thực nghiệm công nghệ giáo dục) rút cục 
cũng chưa đẩy được chất lượng dạy học hơn lên là bao nhiêu. 
Bởi vì thứ nhất nó còn gây tranh luận về bản chất! thứ hai nó 
khó thực hiện đại trà, thứ ba ở các trường sư phạm chưa đào 
tạo theo các phương pháp này. Xét cho cùng phương pháp dạy 
học vẫn là điểm nóng, một đòi hỏi cấp thiết, trong toàn bộ 
những vấn đề của nghiên cứu giáo dục 
Phương pháp dạy học là sự phối hợp của phương pháp 
dạy và phương pháp học. Đành rằng phương pháp giảng dạy 
giữ vai trò chủ đạo nhưng phải chú trọng đến phương pháp 
học, vì người học là chủ thể, họ sẽ làm nên Lịch sử của mình, 
do vậy cần phải nghiên cứu đầy đủ về phương pháp học. 
Phương pháp dạy học vừa là khoa học vừa là kĩ thuật, vừa là 
nghệ thuật, bởi vì đối tượng hoạt động của người thầy giáo vừa 
là khoa học, vừa là con người. Con người tiếp thụ khoa học để 
hình thành nhân cách. Phương pháp nghiên cứu thường là: 
71 
- Quan sát, điều tra hoạt động dạy và học của thầy giáo 
và học sinh để tìm thấy thực trạng: điểm yếu, điểm mạnh trong 
'í 
phương pháp mà tìm cách khắc phục 
.. - Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm học 
tập là phương pháp rất quan trong để tìm những bài học thực tế 
bổ ích 
Dựa vào thành quả hiện đại của tâm lí học, xã hội hoe, 
điều khiển học, công nghệ tiên tiến để tìm các phương pháp 
dạy học mới, trên lớp phân tích lí thuyết, tìm tòi những con 
đưống vận dụng lí thuyết đúng vào thực tiễn 
- Cần tiến hành những thực nghiệm sư phạm với các qui 
mô để tìm ra được các qui trình dạy học hợp lí, các thao tác dễ 
huấn luyến và dê thực hiện đối với giao viên đại trà. 
- Cân nghiên cứu, so sánl\ kinh nghiệm dạy học của nước 
ngoài, tiến hành chuyển giao công nghê dạy học, sẵn sàng tiếp 
thu những phương pháp dạy học mới của các nước, để nghiên 
cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Học hỏi bạn 
bè thế giới là một trong những con đưống để hoàn thiện 
phương pháp dạy học Việt Nam 
- Phương phấp phát huy tính tích cực của học sinh 
(phương pháp tích cực là một ý tưởng luôn luôn đúng cần 
nghiên cứu tìm ra hệ thống các phương pháp cụ thể bằng.con 
đưống hợp lí để thực hiện chúng có hiệu qua nhất 
d. Nghiên cứu hệ thống phương tiện dạy học 
Thực tế lịch sử đã chứng minh các cuộc cách mạng về 
• công nghiệp về thực chất là.cuộc cách mạng về công cụ sản 
72 
xuất. Sản xuất gắn với công cụ, công cụ tạo ra năng suất lao 
động. Với công cụ thô sơ không thể tao ra nền sản xuất hiện 
dại có năng suất cao. Công nghệ tiên tiến là công nghệ với 
thiết bị hiện đại và qui trình sản xuất tinh v i . Dạy học cũng 
vậy, muốn đạt được chất lượng cao phải sử dụng các thiết bị 
hiện đại cùng với nó là phương pháp dạỵhoc hiện đại. Một 
trong những nguyên nhân của chất lượng thấp hiện nay là do 
chưa có phương tiện dạy học cần thiết phù hợp với nội dung 
mục đích và phương pháp tiên tiến 
Phương pháp nghiên cứu hệ thống phương tiện dạy học 
là: 
- Phân tích nội dung dạy học để tìm ra các phương tiện 
dạy học tương ứng. 
- Phân tích các phương pháp dạy học để tìm ra phương 
tiện dạy học hỗ trợ phù hợp, nghĩa là phải phân tích mối quan 
hệ mật thiết của ba phạm trù: Nội dung - phương pháp -
phương tiện dạy học 
- Nghiên cứu sử dụng thành quả của điện tử, tin học tìm 
các con đường để vận dụng các kết quả đó vào việc tổ chức 
quá trình dạy học. Kết hợp giữa phương tiện dạy học hiện đại 
và phương tiện dạy học truyền thống nghe nhìn khác 
3. Phương pháp nghiên cứu quá trình giáo dục 
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành 
những phẩm chất nhân cách cho học sinh. Qua trình giáo dục 
này là quá trình rất phức tạp về nội dung, phương pháp và 
phức tạp bởi đối tượng giáo dục có những đặc điểm đa dạng và 
73 
phong phú. Giáo dục bị chi phối bởi yếu tố chủ quan và khách 
quan với những tình huống cụ thể và diên ra lâu dài, đầy mâu 
thuẫn, có lúc là những xung đột kịch tính. 
Trong thực tế hiện nay so với dạy học giáo dục là-khâu 
yếu, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là nhà 
trường, gia đình chưa làm tốt nhiệm vụ này. Để khằc phục tình 
trạng đó cần phải nghiên cứu cụ thể về quá trình giáo dục bằng 
các phương pháp sau đây: 
a. Nghiên cứu đặc điểm cá biệt: 
M ỗ i học sinh là một cá thể nó có những đặc điểm phong 
phú có thể lặp lạ i hay không lặp lạ i ở người khác. Chính đặc 
điểm này chi phối kết quả giáo dục của chúng ta. Nghiên cứu 
học sinh cần tìm hiểu: 
- Đặc điểm xuất thân hoàn cảnh gia đình về mọi mặt: 
kinh tế, văn hóa truyền thống, tình cảm gia đình và trình độ 
giáo dục của cha mẹ 
- Đặc điểm thân nhân: năng lực trí tuệ, đặc điểm nhân 
cách, sở trường, sở đoản, hứng thú, xu hướng... 
- Đặc điểm hoạt động học tập: Kiến thức, phương pháp, 
chăm chỉ, chuyên cần, kiên trì, lười biếng. 
- Đặc điểm giao tiếp: Trong tình bạn tình yêu, thái độ ân 
cần, đoàn kết, khiêm tốn, thật thà. 
Những nội dung này được thực hiện bằng các phương 
pháp sau: 
' - Phương pháp test nhân cách (xem phần trên) 
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ' 
74 
b. Nghiên cứu phương pháp giáo dục 
Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào đặc điểm học sinh 
và tình huống nảy sinh sự kiện. Về thực chất phương pháp giáo 
dục là cách thức tác động vào cá nhân để chuyển hóa trong 
bản thân các cá nhân tự ý thức, tự xây dựng niềm tin để hình 
thành thói quen hành vi . Phương pháp giáo dục hướng vào tập 
thể và cũng hướng vào các cá nhân. Với tập thể cũng như cá 
nhân tổ chức tốt cuộc sống, hoạt động và giao lưu là tạo thành 
nếp sống văn hóa và thói quen hành vi đạo đức. Để nghiên cứu 
phương pháp giáo dục ta dựa vào kết quả: 
- Nghiên cứu đặc điểm cá biệt của học sinh 
- Nghiên cứu môi trượng sống, môi trượng giáo dục của 
học sinh đó là gia đình, tập thể, bạn bè. 
Nghiên cứu đặc điểm hoạt động của các bản thân học 
sinh 
- Nghiên cứu tình huống tạo ra sự kiện. 
- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục tiên tiến 
- Quan sát sư phạm 
- Thực nghiệm giáo dục ở những cá nhân, tập thể học 
sinh để tìm ra con đượng thích hợp 
c. Nghiên cứu các hình thức tổ chức giáo dục: 
Các hình thức tổ chức giáo dục là biện pháp lôi cuốn học 
sinh vào hoạt động để hình thành ở họ những thói quen hành vi 
văn minh. Hình thức giáo dục càng phong phú càng hấp dẫn 
đối với học sinh,chúng có hiệu quả lớn, vì vậy để tìm con 
dượng giáo dục cần sử dụng các phương pháp sau đây: 
75 
- Quan sát hứng thú và thói quen hoạt động của học sirth. 
Tim ra nét điển hình nhân cách. 
- Điều tra nguyện vọng, hứng thú nhu cầu, hoạt động học 
tập vui chơi của họ để có phương pháp tổ chức đúng. 
- Tổng kết các kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến 
của cá nhân hay tập thể sư phạm 
I 
d. Nghiên cứu các phương tiện giáo dục gia đình, nhà 
trường và xã hội: 
Giáo dục có hiệu quả khi phù hợp với đặc điểm các đối 
tượng, trong đó phương tiện giáo dục góp phần quan trọng 
Phương t iện giáo dục có thể là vật chờt và phi vật chờt, 
có thể là công cụ kỹ thuật và có thể là bản thân sự kiện, con 
người cụ thể. Để tạo ra phương tiện giáo dục hợp lý cần sử 
dụng phương pháp: 
- Quan sát đặc điểm của cá nhân và tập thể giáo dục 
- Nghiên cứu các tình huống giáo dục cụ thể 
- Tổng kết giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước 
- Nghiên cứu các thành quả của khoa học và công nghệ 
để vận dụng vào việc tạo ra phương tiện giáo dục. Các phương 
t iện đó là: thông tin đại chúng, văn hóa, vãn nghệ, thể thao, 
vui chơi, là phương tiện kỹ thuật băng hình, băng âm, có thể là 
sinh hoạt tập thể, là sự gương mẫu các nhà giáo dục, là môi 
trường văn hóa và tâm lý thuận lợi . . . . 
4. Phương pháp nghiên cứu quản lý giáo dục 
Hệ thống giáo dục quốc dân đã phát triển với một quy 
mô rộng lớn với.chức năng và tổ chức ngày càng phức tạp. đòi 
76 
hỏi có một khoa học quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý có 
trình độ cao. Vì vậy, cần nghiên cứu hệ thống quản lí giáo dục 
trên một số mặt như: 
-Ị-Nghiên cứu cơ"cấu tổ chức và chức năng của cơ quan 
quản lý giao dục từ cấp cơ sử đến trung ương, đặc biệt cấp 
trường học, Gấp huyện. 
+ Nghiên cứu phương pháp tổ chức quản lý và điều hành 
giáo dục như là một khoa học. 
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: 
- Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục tiên tiến 
- Phân tích các nhân tố tham gia vào quản lý giáo dục để 
tìm ra biện pháp quản lý phù hợp. 
- Phương pháp xử dụng ý kiến của chuyên gia 
" - Thực nghiệm quản lý giáo dục cơ sử 
- Xây dưng mô hình giáo dục tối un 
Phương pháp nghiên cứu khoa học rất đa dạng. Cân 
nghiên cứu bản chất, đặc điểm, nội dung và cách sử dụng từng 
phương pháp để áp dung cte> phù hợp với từng đề tài, từng 
chương trình nghiên cứu khoa học 
Nghiên cứu khoa học giáo dục luôn phải sử dụng phối 
hợp toàn bộ hộ thống các phương pháp một cách hợp lý phù 
hợp với đối tượng, mục đích và nội dung nghiên cứu. 
Câu hỏi ôn tập và thảo luận 
Ì. Phân tích bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa 
học giáo dục 
77 
2. Trình bày hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa 
học giáo dục (cách phân loại). 
3. Trình bày bản chất, nội dung và cách thức thực hiện 
từng phương pháp nghiên cứu tổng quát. 
4. Trình bày các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong 
nghiên cứu khoa học giáo dục, nêu lên những thí dụ thực tiễn 
mà đồng chí đã gớp phải. 
Bài tập thực hành 
1. Hãy sử dụng một phương pháp cụ thể để nghiên cứu 
tập thể lớp mà ta đang học 
2. Làm một điều tra cá biệt của một học sinh phổ thông. 
3. Làm ba mẫu anket để điều tra nguỵên vọng của học 
sinh sau tốt nghiệp phổ thông. 
78 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_phan_1.pdf