Giáo trình Nguyên lý thống kê
Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê
2.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê
Trước khi tiến hành nghiên cứu thống kê việc trước tiên là phải xác định hệ
thống chỉ tiêu thống kê.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh
các mặt, các tính chất quan trọng có liên quan với nhau, bổ sung cho nhau được gắn
liền với mục tiêu nghiên cứu nhất định của một tổng thể.
Chẳng hạn, để phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
thì hệ thống chỉ tiêu cần phải nghiên cứu là: khối lượng sản phẩm, số lượng lao
động, giá trị tài sản cố định, năng suất lao động, tiền lương, giá thành, lợi nhuận.
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản để xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê.
Khi xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cần phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản
sau:
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê cần đơn giản và hợp lý tránh gây phức tạp cho
việc nghiên cứu và nhằm tiết kiệm chi phí.
- Phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán
của các chỉ tiêu cùng loại.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê có vai trò quan trọng trong việc quản trị doanh
nghiệp. Việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu thống kê giúp nhà quản lí, nhà đầu tư
trong việc lựa chọn và quyết định một cách kịp thời, phù hợp, đúng đắn trong quá
trình quản trị.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nguyên lý thống kê
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Lưu hành nội bộ - Năm 2014 1 NỘI DUNG CỦA TẬP BÀI GIẢNG NÀY BAO GỒM CÁC CHƯƠNG: - Chương một: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học - Chương hai: Quá trình nghiên cứu thống kê - Chương ba: Điều tra chọn mẫu - Chương bốn: Phân tổ thống kê - Chương năm: Các mức độ của hiện tượng kinh tế- xã hội - Chương sáu: Dãy số biến động theo thời gian - Chương bảy: Chỉ số thống kê 2 Chương 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học 1.1.1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của thống kê học Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Sự phát triển của thống kê học là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm đúc kết dần thành lý luận khoa học ngày càng hoàn chỉnh. - Ngay từ thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô đã ghi chép tính toán để nắm được tài sản của mình, những công việc này chưa mang tính chất thống kê rõ rệt. - Dưới chế độ phong kiến, công tác thống kê có những bước phát triển hơn với phạm vi rộng và nội dung phong phú như: đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất và tài sản khác. Thống kê tuy phát triển tiến bộ nhưng chưa đúc kết thành lý luận khoa học. - Đến chủ nghĩa tư bản thì thống kê là một công cụ phục vụ cho quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. Nhà nước tư bản đã đi sâu nghiên cứu và họ đã đưa ra những phương pháp thu thập, tính toán và phân tích các số liệu thống kê. Do đó công tác thống kê phát triến nhanh, được tổng kết dần thành lý luận và trở thành một môn khoa học xã hội. Ngày nay thống kê là một công cụ hạch toán của các tổ chức, cá nhân và được coi là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý nền kinh tế- xã hội. * Khái niệm: Thống kê là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể nhằm rút ra bản chất, tính quy luật phát triển của sự vật hiện tượng. 1.1.2. Đối tượng của thống kê học Là mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội thống kê học nghiên cứu là: 3 - Dân số và lao động. - Các hiện tượng về quá trình tái xuất mở rộng của cải vật chất, tình hình phân phối tài nguyên và sản phẩm theo các hình thức sở hữu khác nhau... - Các hiện tượng về đời sống vật chất và văn hóa của dân cư như: Mức sống vật chất, trình độ văn hóa, mức độ đảm bảo sức khõe... - Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị, xã hội như cơ cấu các cơ quan nhà nước, đoàn thể, số người bầu cử, ứng cử... * Nhiệm vụ của thống kê học: Nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê học là thực hiện toàn bộ các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê đó là: - Điều tra thống kê - Tổng hợp thống kê - Phân tích và dự đoán thống kê. Các nhiệm vụ này sẽ được nghiên cứu cụ thể trong các chương sau. 1.2. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học 1.2.1. Tổng thể thống kê Là hiện tượng số lớn gồm những đơn vị cá biệt được liên kết với nhau trên cơ sở một đặc điểm chung. Ví dụ: Tổng thể các sinh viên trường đại học Phạm Văn Đồng (các sinh viên có đặc điểm chung là sinh viên của trường), tổng thể các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp của địa phương A (các doanh nghiệp có đặc điểm chung là doanh nghiệp công nghiệp trong địa phương A), ... là tổng thể thống kê * Đơn vị tổng thể: là từng đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê như: trong tổng thể sinh viên trường đại học Phạm Văn Đồng thì mỗi sinh viên là một đơn vị tổng thể; trong tổng thể các doanh nghiệp công nghiệp thì mỗi doanh nghiệp công nghiệp là một đơn vị tổng thể. 1.2.2. Tiêu thức thống kê Là đặc điểm của đơn vị tổng thể chọn ra để nghiên cứu. Tiêu thức thống kê là căn cứ để phân tổ thống kê nên gọi là tiêu thức phân tổ thống kê. 4 Ví dụ: Mỗi sinh viên là một đơn vị tổng thể có các đặc điểm như: tên, tuổi, giới tính, điểm trung bình chung học tập.... Mỗi đặc điểm trên là một tiêu thức thống kê. Tiêu thức thống kê được chia làm hai loại: - Tiêu thức thuộc tính (tiêu thức phi lượng hóa) là loại tiêu thức mà biểu hiện của nó không phải là những con số cụ thể mà là những tên gọi, từ ngữ dùng để phản ánh tính chất của đơn vị tổng thể như giới tính, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân (có gia đình hay chưa),.... - Tiêu thức số lượng (tiêu thức lượng hóa) là loại tiêu thức mà biểu hiện của nó là những con số cụ thể phản ánh đặc trưng của đơn vị tổng thể mà có thể cân, đong, đo, đếm được. Ví dụ: như độ tuổi, số lượng công nhân, năng suất lao động, mức tiền lương,... 1.2.3. Chỉ tiêu thống kê Là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Ví dụ: Tổng số dân nước Việt nam vào lúc 0 giờ ngày 1/1/2008 là 85,2 triệu người; Lợi nhuận của công ty B trong năm 2002 là 3 tỷ đồng,... là chỉ tiêu thống kê. Căn cứ vào nội dung thì chỉ tiêu thống kê chia làm 2 loại: - Chỉ tiêu khối lượng: là chỉ tiêu nêu lên các đặc điểm chung về quy mô, khối lượng đơn vị tổng thể. Ví dụ: chỉ tiêu số nhân khẩu, khối lượng sản phẩm, số công nhân, diện tích gieo trồng, tổng số dân số.... là những chỉ tiêu khối lượng - Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiêu biểu hiện các tính chất, trình độ phổ biến, mối quan hệ tổng thể. Ví dụ: chỉ tiêu năng suất lao động, giá thành đơn vị sản phẩm,....là những chỉ tiêu chất lượng. Trước khi tiến hành nghiên cứu thống kê việc trước tiên là phải xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng có liên quan với nhau, bổ sung cho nhau được gắn liền với mục tiêu nghiên cứu nhất định của một tổng thể. 5 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là gì ? 2. Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội nào ? 3. Thống kê học có mấy nhiệm vụ, gồm những nhiệm vụ nào ? 4. Tổng thể thống kê, đơn vị thống kê là gì ? Cho ví dụ? 5. Tiêu thức thống kê là gì ? Có mấy loại tiêu thức ? Cho ví dụ ? 6. Chỉ tiêu thống kê là gì ? Cho ví dụ ? BÀI TẬP ỨNG DỤNG: 1. Điều tra tổng giá trị sản xuất của một doanh nghiệp, hãy xác định các thông tin sau sao cho phù hợp: a. Tổng thể thống kê ? b. Đơn vị tổng thể ? c. Tiêu thức thống kê ? d. Chỉ tiêu thống kê ? 2. Điều tra tổng dân số của một tỉnh, hãy xác định các thông tin sau sao cho phù hợp: a. Tổng thể thống kê ? b. Đơn vị tổng thể ? c. Tiêu thức thống kê ? d. Chỉ tiêu thống kê ? 6 Chương 2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 2.1. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê 2.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê Trước khi tiến hành nghiên cứu thống kê việc trước tiên là phải xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng có liên quan với nhau, bổ sung cho nhau được gắn liền với mục tiêu nghiên cứu nhất định của một tổng thể. Chẳng hạn, để phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì hệ thống chỉ tiêu cần phải nghiên cứu là: khối lượng sản phẩm, số lượng lao động, giá trị tài sản cố định, năng suất lao động, tiền lương, giá thành, lợi nhuận... 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản để xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê. Khi xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê cần phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản sau: - Hệ thống chỉ tiêu thống kê cần đơn giản và hợp lý tránh gây phức tạp cho việc nghiên cứu và nhằm tiết kiệm chi phí. - Phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại. Hệ thống chỉ tiêu thống kê có vai trò quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu thống kê giúp nhà quản lí, nhà đầu tư trong việc lựa chọn và quyết định một cách kịp thời, phù hợp, đúng đắn trong quá trình quản trị. 2.2. Điều tra thống kê 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê 2.2.1.1. Khái niệm điều tra thống kê: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tượng nghiên cứu dựa trên hệ thống chỉ tiêu thống kê đã được xác định trước. 2.2.1.2. Ý nghĩa của điều tra thống kê: 7 - Điều tra thống kê là cơ sở để nắm vững về tình hình biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội. - Điều tra thống kê có vị trí quan trọng là làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích dự đoán thống kê. 2.2.1.3. Nhiệm vụ và yêu cầu của điều tra thống kê: - Nhiệm vụ: là thu thập tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể theo những phương pháp nhất định để cung cấp số liệu cho giai đoạn tổng hợp và phân tích dự đoán thống kê. - Yêu cầu: Tài liệu điều tra thống kê phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Trung thực: là ghi chép những điều nghe, thấy, những điều được trả lời. Đối với người cung cấp thông tin phải cung cấp thông tin xác thực, không che dấu man khai. + Chính xác, khách quan: là phải phản ánh đúng thực tế, khách quan của sự vật hiện tượng, không thêm bớt. + Kịp thời: là các tài liệu điều tra phải phản ánh đúng lúc theo yêu cầu điều tra. + Đầy đủ: không bỏ sót bất kỳ một đơn vị cần điều tra nào mà phương án điều tra đã quy định. 2.2.2. Các loại điều tra thống kê - Căn cứ vào tính chất liên tục, tính hệ thống của việc ghi chép tài liệu ban đầu: thì điều tra chia thành 2 loại: + Điều tra thường xuyên: là thu thập tài liệu một cách liên tục theo thời gian gắn liền với quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng. Ví dụ: việc ghi chép số công nhân đi làm hằng ngày, số sản phẩm sản xuất ra hàng ngày trong doanh nghiệp,... Điều tra thường xuyên thường dùng đối với các hiện tượng cần được theo dõi liên tục, đáp ứng nhu cầu quản lý. + Điều tra không thường xuyên: là thu thập tài liệu không liên tục, không gắn liền với quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng mà tùy theo yêu cầu từng thời 8 điểm cụ thể mà điều tra. Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra đất đai,... là điều tra không thường xuyên. Điều tra không thường xuyên thường dùng đối với các hiện tượng không cần theo dõi thường xuyên và chúng không xảy ra thường xuyên. - Căn cứ theo phạm vi của đối tượng điều tra: thì điều tra chia thành 2 loại: + Điều tra toàn bộ (tổng điều tra): là tiến hành thu thập tài liệu trên toàn bộ các đơn vị tổng thể thống kê như tổng điều tra dân số, điều tra đất đai, kiểm kê tài sản của doanh nghiệp,... + Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu của một số đơn vị đại diện của tổng thể. Số liệu điều tra không toàn bộ được chỉnh lý, phân tích và suy rộng cho cả tổng thể. Điều tra không toàn bộ được thực hiện đối với đối tượng nghiên cứu thống kê không thể điều tra toàn bộ được hoặc điều tra toàn bộ quá tốn kém, không kịp thời gian cho yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo yêu cầu nghiên cứu, phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, điều tra không toàn bộ được chia thành 3 loại sau: * Điều tra chọn mẫu: là điều tra một số đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chung theo một phương pháp nhất định. * Điều tra trọng điểm: là chỉ điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất của tổng thể chung. * Điều tra chuyên đề: là chỉ điều tra một số ít, thậm chí chỉ một đơn vị tổng thể nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết ở nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. 2.2.3. Các phương pháp điều tra thống kê - Phương pháp trực tiếp: là phương pháp mà nhân viên điều tra trực tiếp quan sát hiện tượng để cân, đo, đong, đếm và ghi chép tài liệu ban đầu. - Phương pháp gián tiếp: là phương pháp mà nhân viên điều tra thu thập tài liệu ban đầu qua thư từ, điện thoại hay qua chứng từ, sổ sách, mẫu biểu báo cáo sẳn có liên quan đến đối tượng điều tra. 2.2.4. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê Để thu thập tài liệu ban đầu, thống kê thực hiện theo 2 hình thức điều tra sau: 9 - Báo cáo thống kê định kỳ: là hình thức điều tra thường xuyên có định kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Điều tra chuyên môn: là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Ví dụ: điều tra dân số, điều tra nhu cầu nhà ở... 2.2.5. Sai số trong điều tra - Khái niệm: Sai số trong điều tra là chênh lệch giữa trị số của tiêu thức điều tra thu thập được so với trị số thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Sai số càng lớn sẽ làm giảm chất lượng của điều tra, ảnh hưởng đến tổng hợp và phân tích thống kê. - Phân loại sai số: + Sai số do ghi chép: là loại sai số phát sinh do ghi chép tài liệu ban đầu không chính xác do các nguyên nhân sau: * Do nhân viên điều tra quan sát và ghi chép sai vô tình. * Đối tượng điều tra chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa câu hỏi nên trả lời sai. Sai số do 2 nguyên nhân trên có khả năng bù trừ lẫn nhau nếu tổng thể điều tra đủ lớn. * Nhân viên điều tra và đối tượng điều tra cố ý làm sai, không ghi chép hoặc không trả lời đúng sự thật. + Sai số do tính chất đại biểu trong điều tra không toàn bộ nhất là điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do việc lựa chọn mẫu điều tra không đủ tính chất đại biểu. - Các biện pháp hạn chế sai sót trong điều tra thống kê + Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra: cần nghiên cứu lập phương án điều tra, trong đó cần chú ý công tác huấn luyện kỹ nội dung điều tra cho nhân viên điều tra, tuyển chọn điều tra viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo lường (nếu cuộc điều tra cần). + Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra. 10 2.3. Tổng hợp thống kê 2.3.1. Khái niệm và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê - Khái niệm: Nguồn tài liệu do điều tra thống kê mang lại còn rất rời rạc, phân tán và khá nhiều chưa thể đánh giá được đặc trưng tính quy luật của hiện tượng, để nhận thức được hiện tượng cần phải tiến hành giai đoạn tổng hợp thống kê. Tổng hợp thống kê là việc tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập được trong điều tra thống kê. - Ý nghĩa: Việc tổ chức tổng hợp thống kê một cách đúng đắn và khoa học sẽ giúp cho giai đoạn phân tích và dự đoán thống kê thực hiện tốt, đáp ứng mục tiêu thống kê đề ra. - Nhiệm vụ của tổng hợp thống kê: là làm cho các đặc trưng của các đơn vị tổng thể bước đầu thành đặc trưng chung của tổng thể. 2.3.2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê - Mục đích của tổng hợp thống kê Mục đích của tổng hợp thống kê là khái quát hoá các đặc trưng chung, những cơ bản tồn tại khách quan, theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. - Nội dung của tổng hợp thống kê Nội dung của tổng hợp thống kê là danh mục các biểu hiện của những tiêu thức mà chúng được xác định trong nội dung điều tra. - Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp thống kê Việc kiểm tra này được tiến hành trên nhiều mặt, phải kiểm tra toàn bộ tài liệu đã điều tra. Đối với các cuộc điều tra lớn, người ta chọn một ... = Năng suất thu hoạch bình quân x Tổng diện tích gieo trồng Tổng quát: M x f 80 Ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích sự biến động của tổng lượng biến tiêu thức M do ảnh hưởng của các nhân tố. Hệ thống chỉ số như sau: 1 1 1 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 M x f x f x f M x f x f x f Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối: 1 0 1 1 0 0 1 0 1 1 0 0( ) ( ) ( )M M x f x f x x f f f x Ví dụ: Từ số liệu ví dụ 5: ta phân tích sự biến động của tổng giá thành của ba nhà máy trong công ty 1 1 1 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 M x f x f x f M x f x f x f Ta tính 1M = 1 1x f = 98 x 12.000 = 1.176.000 0M = 0 0x f = 106,95 x 10.000 = 1.069.500 0 1x f = 106,95 x 12.000 = 1.283.400 Thay số liệu vào hệ thống chỉ số 1.176.000 1.176.000 1.283.400 1.069.500 1.283.400 1.069.500 1,0996 = 0,9163 x 1,2 (lần) Hay: 109,96% = 91,63% x 120% Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 106.500 = (-107.400) + (213.900) (ngàn đồng) Nhận xét: Tổng giá thành của ba nhà máy kỳ báo cáo tăng so với kỳ gốc là 9,96% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 106.500 ngàn đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố sau: - Do giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm của cả công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 8,37% làm cho tổng giá thành giảm đi 107.400 ngàn đồng. - Do số lượng sản phẩm sản xuất chung của cả ba nhà máy kỳ báo so với kỳ gốc tăng 20% làm cho tổng giá thành tăng lên 213.900 ngàn đồng. 81 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 1, Chỉ số: Khái niệm, ý nghĩa và các loại chỉ số ? 2, Phương pháp tính các loại chỉ số ? 3, Hệ thống chỉ số: tác dụng và cách thành lập một hệ thống chỉ số ? 4, Phương pháp phân tích hệ thống chỉ số? BÀI TẬP ỨNG DỤNG Bài 1: Hãy viết các loại chỉ số và hệ thống chỉ số có thể được theo các ký hiệu dưới đây: - m: mức tiêu hao vật tư cho sản xuất một sản phẩm - w: năng suất lao động của một công nhân - g : giá bán đơn vị sản phẩm - z : giá thành đơn vị sản phẩm - t : thời gian sản xuất một sản phẩm - q : số lượng sản phẩm sản xuất được, tiêu thụ được - T : số công nhân sản xuất - Gt: tổng giá trị sản xuất - Gz :tổng giá thành sản phẩm - Tt : tổng thời gian sản xuất sản phẩm - Tm : tổng mức tiêu hao vật liệu - Td : tổng doanh thu. Bài 2: Tài liệu về tình hình sản xuất một loại sản phẩm M ở một doanh nghiệp A như sau: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ( tạ / công nhân ) SỐ LƯỢNG CÔNG NHÂN ( người ) PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo I II III 20 22 25 18 22 28 20 24 30 21 26 32 82 Yêu cầu: a. Tính năng suất lao động bình quân một công nhân của doanh nghiệp ở kỳ gốc và kỳ báo cáo. b. Tính các chỉ số tổng hợp về năng suất lao động ảnh hưởng đến tổng sản lượng của doanh nghiệp. c. Tính các chỉ số tổng hợp về số lượng công nhân ảnh hưởng đến tổng sản lượng của doanh nghiệp. d. Tính chỉ số tổng hợp tổng sản lượng của doanh nghiệp. e. Bằng phương pháp hệ thống chỉ số, hãy phân tích sự biến động của tổng sản lượng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động và số lượng công nhân. f. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân một công nhân của doanh nghiệp. k. Phân tích sự biến động của tổng sản lượng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động bình quân và tổng số công nhân. Bài 3: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ ở doanh nghiệp X như sau: Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000đ/cái) Sản lượng tiêu thụ (cái) Loại sản phẩm Kỳ gốc (z0) Kỳ báo cáo (z1) Kỳ gốc (q0) Kỳ báo cáo (q1) A B 20 22 18 22 20 24 21 26 Yêu cầu: a. Tính các chỉ số tổng hợp về giá bán đơn vị sản phẩm ảnh hưởng đến tổng doanh thu của doanh nghiệp. b. Tính các chỉ số tổng hợp về số lượng sản phẩm ảnh hưởng đến tổng doanh thu của doanh nghiệp. 83 c. Tính chỉ số tổng hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp. d. Bằng phương pháp hệ thống chỉ số, hãy phân tích sự biến động của tổng doanh thu kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của 2 nhân tố: giá bán đơn vị sản phẩm và sản lượng tiêu thụ của hai loại sản phẩm đó. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết thống kê: Chủ biên Hà Ngọc Sơn, Bộ môn Lý thuyết thống kê - Thống kê kinh tế - Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê, 2004. 2. Giáo trình Nguyên lý thống kê, bộ môn kinh tế - Trường Cao đẳng Tài chính kế toán, Quảng Ngãi tháng 3/2009. 3. Trần Bá Nhẫn, Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê 2004 85 MỤC LỤC Chương 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC.................... 2 1.1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học .....................................................2 1.1.1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của thống kê học ...........................2 1.1.2. Đối tượng của thống kê học..................................................................2 1.2. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học...................................3 1.2.1. Tổng thể thống kê .................................................................................3 1.2.2. Tiêu thức thống kê ................................................................................3 1.2.3. Chỉ tiêu thống kê...................................................................................4 Chương 2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ ....................................... 6 2.1. Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê ...........................................................6 2.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê ..................................................6 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản để xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê................6 2.2. Điều tra thống kê.........................................................................................6 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê.......................6 2.2.2. Các loại điều tra thống kê ....................................................................7 2.2.3. Các phương pháp điều tra thống kê ....................................................8 2.2.4. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê .............................................8 2.2.5. Sai số trong điều tra..............................................................................9 2.3. Tổng hợp thống kê ....................................................................................10 2.3.1. Khái niệm và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê .................................10 2.3.2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê...................................10 2.3.3. Bảng thống kê và đồ thị thống kê: được sử dụng để phản ánh số liệu trong giai đoạn tổng hợp thống kê...............................................................11 2.4. Phân tích và dự đoán thống kê .................................................................12 2.4.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích và dự đoán thống kê .......................................................................................................................12 2.4.2. Các yêu cầu có tính chất nguyên tắc cần được tuân thủ trong phân tích và dự đoán thống kê ..............................................................................13 2.4.3. Những vấn đề chủ yếu của phân tích thống kê..................................13 86 Chương 3. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU .................................................................. 15 3.1. Khái niệm và ý nghĩa của điều tra chọn mẫu ..........................................15 3.2. Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên .................................................................15 3.2.1. Những vấn đề lý luận trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên .............15 3.2.2. Các phương pháp tổ chức điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên................16 3.2.3. Điều tra chọn mẫu nhỏ và điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên thời điểm .......................................................................................................................17 3.3. Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên ...........................................................17 3.3.1. Phân tổ chính xác đối tượng điều tra.................................................17 3.3.2. Vấn đề chọn đơn vị điều tra ...............................................................18 3.3.3. Xác định số đơn vị điều tra ................................................................18 3.3.4. Sai số chọn mẫu phi ngẫu nhiên.........................................................18 Chương 4. PHÂN TỔ THỐNG KÊ .................................................................... 19 4.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tổ thống kê ..................................19 4.2. Tiêu thức phân tổ ......................................................................................19 4.2.1. Khái niệm tiêu thức phân tổ...............................................................19 4.2.2. Các căn cứ để lựa chọn tiêu thức phân tổ..........................................19 4.3. Phân tổ thống kê........................................................................................20 4.3.1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính.......................................................20 4.3.2. Phân tổ theo tiêu thức số lượng..........................................................20 4.3.3. Phân tổ liên hệ (phân tổ theo nhiều tiêu thức)...................................22 4.4. Chỉ tiêu giải thích ......................................................................................23 4.4.1. Khái niệm chỉ tiêu giải thích ..............................................................24 4.4.2. Tác dụng của chỉ tiêu giải thích .........................................................24 4.5. Dãy số phân phối .......................................................................................24 4.5.1. Khái niệm............................................................................................24 4.5.2. Tác dụng của dãy số phân phối..........................................................24 4.5.3. Các loại dãy số phân phối...................................................................24 Chương 5. CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI............ 26 5.1. Số tuyệt đối trong thống kê.......................................................................26 87 5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm số tuyệt đối .....................................26 5.1.2. Đơn vị tính số tuyệt đối.......................................................................26 5.1.3. Các loại số tuyệt đối............................................................................26 5.2. Số tương đối trong thống kê .....................................................................27 5.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm số tương đối....................................27 5.2.2. Các loại số tương đối ..........................................................................28 5.3. Số bình quân trong thống kê ....................................................................31 5.3.1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số bình quân............................31 5.3.2. Các loại Số bình quân.........................................................................31 5.3.3. Mode....................................................................................................39 5.3.4. Số trung vị...........................................................................................41 5.4. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức ....................................43 5.4.1. Khoảng biến thiên của tiêu thức ( R ) ................................................44 5.4.2. Độ lệch tuyệt đối bình quân ( d ).........................................................45 5.4.3. Phương sai (δ2). ..................................................................................46 5.4.4. Độ lệch tiêu chuẩn ........................................................................47 5.4.5. Hệ số biến thiên (V) ............................................................................47 5.4.6. Một số vấn đề tính toán và vận dụng phương sai..............................48 Chương 6. DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG THEO THỜI GIAN .................................... 52 6.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của dãy số biến động theo thời gian ....52 6.1.1. Khái niệm dãy số biến động theo thời gian........................................52 6.1.2. Các loại dãy số biến động theo thời gian ...........................................52 6.1.3. Ý nghĩa của dãy số biến động theo thời gian .....................................53 6.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian ...........................53 6.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian.......................................................53 6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối...............................................................55 6.2.3. Tốc độ phát triển. ...............................................................................57 6.2.4. Tốc độ tăng (giảm) ..............................................................................58 6.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) .................................................60 6.3. Các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển của hiện tượng ..........61 88 6.3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian ..................................61 6.3.2. Phương pháp số bình quân trượt (số bình quân di động).................62 6.3.3. Phương pháp hồi quy .........................................................................63 6.3.4. Phương pháp biểu hiện quy luật biến động thời vụ ..........................64 Chương 7. CHỈ SỐ THỐNG KÊ ........................................................................ 67 7.1. Khái niệm, đặc điểm, tác dụng của chỉ số thống kê.................................67 7.1.1.Khái niệm chỉ số ..................................................................................67 7.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số .....................................................67 7.1.3. Tác dụng của chỉ số ............................................................................67 7.1.4. Các loại chỉ số .....................................................................................67 7.2. Phương pháp tính chỉ số ...........................................................................68 7.2.1. Phương pháp tính chỉ số cá thể ..........................................................68 7.2.2. Phương pháp tính chỉ số chung (chỉ số tổng hợp) .............................70 7.3. Hệ thống chỉ số ..........................................................................................74 7.3.1. Khái niệm............................................................................................74 7.3.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số .............................................................76 7.4. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích chỉ tiêu bình quân và chỉ tiêu tổng lượng biến tiêu thức.................................................................................76 7.4.1. Phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân ......................................76 7.4.2. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu tổng lượng biến tiêu thức. ........79
File đính kèm:
- giao_trinh_nguyen_ly_thong_ke.pdf