Giáo trình ngữ âm Tiếng Việt (Phần 2)
Ranh giới âm tiết
Nhìn chung, trong chuỗi âm thanh, ranh giới giữa các âm tiết luôn luôn được xác
định một cách dứt khoát, rõ ràng, tách bạch, nghĩa là có tính cố định. Ranh giới âm
tiết không bao giờ xê dịch so với ranh giới của những đơn vị mang nghĩa. Người
nói, dù phát âm nhanh hay chậm thì người nghe vẫn nhận ra từng khúc đoạn âm
thanh (âm tiết) được đánh dấu bằng những chỗ ngừng nghỉ rõ ràng. Chẳng hạn: cá
tươi không bao giờ phát âm thành cát ươi, cảm ơn không phát âm thành cả mơn,
mộ tổ không phát âm thanh một ổ, v.v. So sánh với các ngôn ngữ châu Âu, ta thấy
âm tiết trong các ngôn ngữ này không cố định về ranh giới âm tiết mà có sự xê
dịch. Chẳng hạn, tiếng Nga: cmoл (cái bàn), số ít - một âm tiết, nhưng cmoлы
(những cái bàn), số nhiều - phát âm thành hai âm tiết cmo - лы. Ta thấy, âm [л]
vốn là yếu tố của âm tiết cmoл nhưng lại tách ra (xê dịch) để tổ chức âm tiết mới.
Xét về mặt cấu âm, ở các âm tiết Việt, các âm tố mở đầu âm tiết có xu hướng mạnh
cuối, tức là gắn chặt với các yếu tố đi sau nó; còn các âm tố ở cuối âm tiết lại có xu
hướng mạnh đầu, nghĩa là gắn chặt với các yếu tố trước nó. Do đó, ranh giới giữa
các âm tiết luôn luôn cố định trong chuỗi âm thanh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình ngữ âm Tiếng Việt (Phần 2)
ĐẠI HỌC VINH KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN GIÁO TRÌNH NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT (Dành cho sinh viên các ngành chuyên ngữ) 2. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, H. 1994, từ tr.29 - 70. 3. Nguyễn Hoài Nguyên, Ngữ âm tiếng Việt, Đại học Vinh, Vinh 2007, từ tr.10 - 21. Chương 2. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Bài 1. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT Phân phối thời gian 1. Học trên lớp: lí thuyết: 3 tiết; thảo luận, bài tập: 2 tiết 2. Tự học: 7 tiết 1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt Trong tiếng Việt, âm tiết có cương vị ngôn ngữ học khác với âm tiết trong các ngôn ngữ châu Âu. Âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm sau đây: 1.1. Âm tiết tiếng Việt có tính đơn lập cao trong lời nói Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, dĩ nhiên, âm tiết có tính đơn lập nhưng mức độ cao. Trong chuỗi âm thanh của tiếng Việt, âm tiết là đơn vị ngữ âm có tính đơn lập cao, tức là có khả năng đứng riêng rẽ, độc lập, mức độ cao. Mỗi âm tiết chiếm giữ một khúc đoạn riêng biệt, tách bạch. Tính đơn lập mức độ cao của âm tiết tiếng Việt có thể lí giải trên những chứng cứ sau: - Ranh giới âm tiết Nhìn chung, trong chuỗi âm thanh, ranh giới giữa các âm tiết luôn luôn được xác định một cách dứt khoát, rõ ràng, tách bạch, nghĩa là có tính cố định. Ranh giới âm tiết không bao giờ xê dịch so với ranh giới của những đơn vị mang nghĩa. Người nói, dù phát âm nhanh hay chậm thì người nghe vẫn nhận ra từng khúc đoạn âm thanh (âm tiết) được đánh dấu bằng những chỗ ngừng nghỉ rõ ràng. Chẳng hạn: cá tươi không bao giờ phát âm thành cát ươi, cảm ơn không phát âm thành cả mơn, mộ tổ không phát âm thanh một ổ, v.v.. So sánh với các ngôn ngữ châu Âu, ta thấy âm tiết trong các ngôn ngữ này không cố định về ranh giới âm tiết mà có sự xê dịch. Chẳng hạn, tiếng Nga: cmoл (cái bàn), số ít - một âm tiết, nhưng cmoлы (những cái bàn), số nhiều - phát âm thành hai âm tiết cmo - лы. Ta thấy, âm [л] vốn là yếu tố của âm tiết cmoл nhưng lại tách ra (xê dịch) để tổ chức âm tiết mới. Xét về mặt cấu âm, ở các âm tiết Việt, các âm tố mở đầu âm tiết có xu hướng mạnh cuối, tức là gắn chặt với các yếu tố đi sau nó; còn các âm tố ở cuối âm tiết lại có xu hướng mạnh đầu, nghĩa là gắn chặt với các yếu tố trước nó. Do đó, ranh giới giữa các âm tiết luôn luôn cố định trong chuỗi âm thanh. - Âm tiết và hình vị Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà có nghĩa, dùng để cấu tạo từ. Còn âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi âm thanh (đơn vị ngữ âm). Ở các ngôn ngữ châu Âu, hình vị có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn âm tiết, nghĩa là giữa chúng không có mối tương quan. Trong tiếng Việt, ranh giới âm tiết và ranh giới hình vị phần lớn trùng khít nhau. Do đó, là đơn vị ngữ âm nhưng âm tiết lại tương ứng với đơn vị nhỏ nhất mà có nghĩa (tức hình vị). Chẳng hạn, các âm tiết: mẹ, về, nhà, bà, đồng thời cũng là những hình vị. Những trường hợp như đủng đỉnh, bù nhìn, cà phê, ra đi ô, v.v. ta thấy vài ba âm tiết mới tạo thành một đơn vị mang nghĩa. Nhưng trong hoạt động giao tiếp, người ta vẫn thường nói đủng đỉnh - đủng với đỉnh, cà phê - cà cà phê phê, cà phê cà pháo, v.v.. Trong những cách nói này, các âm tiết đủng, đỉnh trong đủng đỉnh, cà, phê trong cà phê được người nói cấp cho một nét nghĩa nào đấy, gọi là nghĩa lâm thời. Như vậy, âm tiết tiếng Việt (do trùng khít với hình vị) là những đơn vị mang nghĩa (cố định hoặc lâm thời), mà đã mang nghĩa, có nghĩa thì có khả năng đứng riêng rẽ, độc lập. - Truyền thống ngữ văn của người Việt Dựa vào đặc tính đơn lập của âm tiết, người Việt đã xác lập truyền thống ngữ văn gồm cách làm từ điển, chơi chữ, cách nói rút gọn, thể thơ. + Làm từ điển Lấy một âm tiết Hán - Việt đem đối chiếu với một âm tiết thuần Việt, dùng âm tiết thuần Việt để giải thích (ý nghĩa) cho âm tiết Hán - Việt theo kiểu: thiên - trời, địa - đất, cử - cất, tồn - còn, v.v.; hay Thiên/trời, địa/đất, vân/mây// Vũ/mưa, phong/gió, nhật/ngày, dạ/đêm, v.v.. Chẳng hạn, ta có thiên (nghĩa là trời) trong: thiên đình, thiên lôi, thiên binh, thiên tướng, thiên phú, thiên tạo, thiên nhiên, thiên thanh, v.v.. + Cách nói rút gọn Một từ có hai ba âm tiết được rút gọn trong khi sử dụng. Chẳng hạn: cử nhân > (ông) cử, tú tài > (cậu) tú, hợp tác xã > hợp tác > hợp, v.v.. + Chơi chữ Dựa vào tính đơn lập của âm tiết, người Việt đã có nhiều kiểu chơi chữ độc đáo như chơi chữ Hán Việt - thuần Việt, chơi chữ đồng âm, chơi chữ nói lái - đồng âm, chơi chữ tách ghép từ, v.v.. Chẳng hạn, câu Da trắng vỗ bì bạch, theo cách hiểu thuần Việt thì bì bạch là từ láy tượng thanh (mô phỏng âm trầm đục khi vỗ vào da), còn hiểu theo Hán - Việt thì bì có nghĩa là "da", bạch nghĩa là "trắng" (đồng nghĩa với từ da trắng ở đầu câu). Hay trong câu: Cô gái Hơmông bên bếp lửa/ Chàng trai Mường Tè dưới gốc cây, ta có Hơmông (tộc người) và Mường Tè (một huyên thuộc tỉnh Lai Châu) là những tên riêng, nhưng còn có Cô gái Hơ / mông bên bếp lửa// Chàng trai Mường / tè dưới gốc cây (chơi chữ đồng âm). + Thể thơ Do âm tiết có tính đơn lập cao nên người Việt lấy âm tiết làm đơn vị đo lường để kiến tạo thể thơ 6/8 lục bát thể hiện hồn vía dân tộc. Chẳng hạn: Dù - cho - trăm - thứ - bùa - mê // Vẫn - không - bằng - được - nhà - quê - chúng - mình (Đồng Đức Bốn). 1.2. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ Cấu trúc là cách tổ chức bên trong của một sự vật, là tổng thể những mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể (sự vật). Trong các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết cũng có cấu trúc nhưng hết sức lỏng lẻo, gần như chỉ là sự lắp ghép cơ học các âm tố (âm vị) nguyên âm và phụ âm; diện mạo âm tiết dễ bị phá vỡ khi đi vào câu. Còn âm tiết tiếng Việt là một chỉnh thể có cấu trúc chặt chẽ. Trước hết, âm tiết dơ các yếu tố ngữ âm nhỏ hơn tạo thành, có sự cố định về số lượng yếu tố tham gia cấu tạo: tối đa là 5 yếu tố gồm âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu; tối thiểu gồm hai yếu tố: âm chính và thanh điệu. Các yếu tố trong cấu trúc âm tiết được tổ chức theo hai bậc quan hệ: bậc 1, là bậc của các bộ phận trực tiếp tạo thành âm tiết gôm âm đầu, vần và thanh điệu; bậc 2, gồm các yếu tố tạo thành một bộ phận của âm tiết, tức phần vần gồm âm đệm, âm chính và âm cuối. Quan hệ giữa các yếu tố (trong hai bậc) cũng có tính cố định. Cách đánh vần và cách phân tích âm tiết của người Việt chứng tỏ điều đó. 1.3. Âm tiết tiếng Việt là đơn vị đa chức năng Ngoài chức năng ngữ âm (là đơn vị phát âm nhỏ nhất, đơn vị cơ sở để tạo nên chuỗi âm thanh), âm tiết tiếng Việt còn đảm nhận nhiều chức năng khác. Trước hết, âm tiếp là điểm xuất phát để phân tích âm vị học và xác lập các đơn vị ngôn ngữ khác. Ở các ngôn ngữ châu Âu, các âm vị được coi là những đơn vị ngữ âm cơ sở để tạo nên vỏ âm thanh của hình vị, nghĩa là mỗi âm vị có thể là vỏ tiếng của hình vị nên người ta xuất phát từ hình vị, lấy một số hình vị làm khung để phân xuất âm vị, có thể bỏ qua âm tiết. Nhưng trong tiếng Việt, âm tiết thường trùng khít hình vị, nghĩa là vỏ hình vị và âm tiết là một, vậy nên, xuất phát từ âm tiết ta có thể tiến hành phân xuất các âm vị, và cùng với âm vị là âm tố. Điều đó cho thấy âm tiết tiếng Việt có cương vị hết sức quan trọng, được coi là đơn vị ngữ âm cơ bản trong ngôn ngữ. Còn nữa, do âm tiết đồng thời là hình vị nên từ âm tiết ta có thể xác lập các đơn vị lớn hơn như từ (đơn tiết) trong tiếng Việt. Âm tiết tiếng Việt có chức năng thi ca. Âm tiết là đơn vị đo lường để tổ chức thể thơ lục bát dân tộc và các thể thơ mô phỏng thơ ca Trung Quốc như thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, v.v.. Các bộ phận của âm tiết như phần vần và thanh điệu tham gia tổ chức câu thơ, bài thơ. Phần vần tổ chức hiệp vần trong thơ nhằm liên kết các câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, đoạn thơ thành một chỉnh thể; góp phần tạo tiết tấu, nhạc điệu cho thơ. Thanh điệu trong âm tiết tham gia phối hợp bằng trắc, tổ chức luật bằng trắc trong từng thể thơ hết sức chặt chẽ. 2. Cấu trúc âm tiết 2.1. Khả năng chia tách âm tiết Âm tiết tiếng Việt không phải là một khối đông kín mà là một chỉnh thể được cấu tạo từ các yếu tố nhỏ hơn. Có nhiều sự kiện ngôn ngữ chứng tỏ âm tiết tiếng Việt tự mình chia tách ra thành các yếu tố nhỏ hơn. 2.1.1. Tách âm đầu, vần và thanh điệu - Tách âm đầu và vần Các sự kiện sau đây chứng tỏ âm tiết được lắp ghép bở hai bộ phận đoạn tính là âm đầu và phần còn lại, gọi là vần. Cứ liệu đáng tin cậy nhất là cách cấu tạo từ láy: l/ập loè () sách s/iếc, (th/i >) thi th/iếc, v.v.; nói lái: đ/ồng h/ương > đ/ường h/ông, th/i đ/ua > th/ua đ/i, v.v.; mô phỏng ngữ âm: ép, tẹp, bẹp, xẹp, hẹp, lép, v.v.; hiệp vần trong thơ: s/ương - đ/ường (Nửa đời tóc ngả màu sương/ Nhớ quê anh lại tìm đường thăm quê). Quan sát các hiện tượng ngôn ngữ (cấu tạo từ láy, iếc hoá, mô phỏng ngữ âm) và việc sử dụng ngôn ngữ (nói lái, hiệp vần thơ), ta thấy hàng loạt các sự kiện chứng tỏ âm tiết tiếng Việt không phải là một khối bất khả phân mà là một chỉnh thể có cấu trúc. Tính phân lập của các bộ phân âm tiết, trước hết là âm đầu và vần được thể hiện rõ ràng. - Tách thanh điệu Trong những từ láy kiểu đo đỏ (< đỏ đỏ < đỏ), tim tím (< tím tím < tím), v.v., thanh hỏi trong âm tiết đỏ, thanh sắc trong âm tiết tím đã tách khỏi phần còn lại của âm tiết để có thể được thay bằng thanh ngang trong các âm tiết đo (đo đỏ), tim (tim tím). Thêm nữa, những kiểu nói lái như: đầu tiên > tiền đâu, đấu tranh > tránh đâu, chống lầy > lấy chồng, v.v. cho thấy bộ phận hoán đổi giữa các âm tiết không phải phần vần mà là thanh điệu. Những sự kiện này cho phép ta có thể phân xuất thanh điệu ra khổi phần còn lại của âm tiết. 2.1.2. Tách các yếu tố trong phần vần Phần vần, ở dạng đầy đủ gồm ba yếu tố: âm đệm, âm chính và âm cuối. Dựa vào một số sự kiện ngôn ngữ ta cũng có thể phân xuất phần phần thành các yếu tố độc lập nhỏ hơn. Dĩ nhiên, việc phân xuất các yếu tố trong phần vần không hiển nhiên như phân xuất âm đầu, vần và thanh điệu. - Tách âm đệm Những biến thể từ láy vần như lay hoay (< loay hoay), lẩn quẩn (< luẩn quẩn), lanh quanh (< loanh quanh), v.v. ta thấy âm đệm bị lược bỏ ở âm tiết thứ nhất (lay, lẩn, lanh). Kiểu lái như: l/iên h/oan > l/an hu/yên (1), l/iên h/oan > l/an h/iên (2), ta thấy, âm đệm bị âm đầu giữ lại (ở trường hợp 1), bị lược bỏ (ở trường hợp 2). Trong hiệp vần thơ, âm đệm không tham gia hiệp vần, chẳng hạn: xu/ân - th/ân (Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân/ Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều). Các cứ liệu trên chứng tỏ âm đệm có thể tách khỏi phần còn lại của vần. - Tách âm chính và âm cuối Các biến thể từ láy như xô/m xốp (< xốp xốp), đè/m đẹp (< đẹp đẹp), nhà/n nhạt (< nhạt nhạt), v.v., ta thấy, âm chính và âm cuối vẫn có một đường ranh giới phân lập, vì ở các biến thể này, âm cuối /p/ được thay bằng âm cuối /m/ (xôm xốp, đèm đẹp), âm cuối /t/ được thay bằng âm cuối /n/ (nhàn nhạt) trong các âm tiết thứ nhất. Trong nói lái, đôi khi ta bắt gặp những kiểu nói lái như gắ/ng sứ/c > gứ/ng sắ/c, co/n vị/t > vi/n cọ/t, v.v.. Trong cách lái này, âm cuối của phần vần giữ nguyên, chỉ hoán đổi âm chính giữa các âm tiết. Ngoài ra, những tương ứng ngữ âm kiểu: nác - nước, đàng - đường, náng - nướng, rọt - ruột, rọng - ruộng, hun - hôn, chủi - chổi, v.v. cho thấy sự chuyển đổi ngữ âm chỉ thể hiện ở âm chính cũng góp phần chứng tỏ khả năng phân lập giữa âm chính và âm cuối trong phần vần. Từ sự phân tích trên, ta thấy, các yếu tố tham gia cấu tạo âm tiết có hai mức độ đối lập tuỳ thuộc vào khả năng độc lập của các yếu tố, từ đó ta có thể xác định theo các bậc sau đây: Ở bậc thứ nhất, các sự kiên cấu tạo từ láy, iếc hoá, mô phỏng ngữ âm có liên quan đến hình thái học hay hình âm vị học (cấu tạo từ), cho phép ta có thể phân xuất âm tiết ra thành ba bộ phận: âm đầu, vần và thanh điệu. Ở bậc thứ hai, các sự kiện biến thể từ láy, nói lái, v.v. chỉ có tính chất ngữ âm thuần tuý, cho phép ta vạch ra các đường ranh giới ngữ âm học giữa các yếu tố trong phần vần gồm âm đệm, âm chính và âm cuối. Có thể hình dung cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo hai bậc sau đây: Âm tiết Bậc 1. Âm đầu vần thanh điệu Bậc 2. âm đệm âm chính âm cuối 2.2. Lược đồ âm tiết tiếng Việt Lược đồ là sơ đồ, là mô hình chung của âm tiết tiếng Việt. Từ trước đến nay, các nhà Việt ngữ học đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về lược đồ âm tiết tiếng Việt. Lê Văn Lí (1948), chịu ảnh hưởng các kết quả nghiên cứu của ngữ âm học châu Âu nên cho rằng tiếng Việt có những yếu tố tương tự như nguyên âm, phụ âm trong các ngôn ngữ châu Âu. Do đó, lược đồ của ông là phụ âm + nguyên âm + phụ âm, trong đó, phụ âm đầu và cuối có thể vắng mặt, còn nguyên âm bao giờ cũng có mặt. Ông viết: Một kí hiệu thanh tính đơn trong tiếng Việt có thể tồn tại theo bốn kiểu khác nhau: kiểu 1: một mình nguyên âm; kiểu 2: nguyên âm + phụ âm; kiểu 3: phụ âm + nguyên âm; kiểu 4: phụ âm + nguyên âm + phụ âm. Emeneau (1951) cũng có cách nhìn nhận về cấu tạo âm tiết Việt Nam như Lê Văn Lí. Tuy có nói đến thanh điệu và trọng âm trong âm tiết nhưng chủ yếu tác giả cho rằng hạt nhân căn bản của từ tiếng Việt là nguyên âm; đứng trước và sau hạt nhân nguyên âm có thể là một phụ âm. Vậy là, lược đồ của ông cũng chỉ là một tổ hợp âm đoạn gồm phụ âm + nguyên âm + phụ âm, một tổng số của những đơn vị bình đẳng. Cách miêu tả âm tiết tiếng Việt như trên còn bắt gặp ở tác giả Hoàng Tuệ (1962). Theo Hoàng Tuệ, lược đồ âm tiết tiếng Việt sẽ là C1VC2, trong đó, C1 là thuỷ âm (âm đầu), C2 là chung âm (âm cuối), V là nguyên âm. Như vậy, rõ ràng là, đối với Lê Văn Lí, M.B. Emeneau và cả Hoàng Tuệ, cái nổi bật trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt là nguyên âm và phụ âm. Tiếp thu thành tựu của Âm vận học Trung Hoa, tác giả Nguyễn Quang Hồng (1994) khẳng định, âm tiết tiếng Việt một mặt giữ chặt biên giới của mình trong ngữ lưu nhưng mặt khác lại khẳng định cấu trúc đoạn tính của chỉnh thể âm tiết và có thể phân xuất từ âm tiết ra thành các đại lượng ngữ âm khác nhau. Dựa vào các cứ liệu như cấu tạo từ láy, iếc hoá, nói lái... tác giả tiến hành phân xuất hai đại lượng âm thanh đoạn tính trong thành phần cấu trúc âm tiết là âm đầu và vần cái, và cùng với hai thành phần như cái khung âm điệu của âm tiết, hai đại lượng âm thanh siêu đoạn tính là âm đệm và thanh điệu. Lược đồ âm tiết của tác giả Nguyễn Quang Hồng được hình dung như sau: thanh điệu âm đệm âm đầu vần cái Tác giả tiến hành tính đếm số lượng các đơn vị âm thanh (âm vị) gồm âm đầu là 21 đơn vị (phụ âm), vần cái 124, trong đó có 12 vần đơn (vần mở) và 112 vần phức (bao gồm vần nửa mở, vần nửa khép và vần khép). Tiếp thu các quan điểm của các nhà Đông phương học Xô Viết như E.Polivanov, A.Dragunov, E.N.Dragunova, M.V.Gordina, v.v., các nhà Việt ngữ học đã không xây dựng hệ thống ngữ âm tiếng Việt thành hệ thống nguên âm và phụ âm, cũng không nhìn nhận theo cách mô tả của Âm vận học Trung Hoa mà tiến hành xác lập hệ thống bốn thành tố cấu trúc âm tiết gồm âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Công thức xác lập bốn thành tố này gọi là công thức Polivanov. Bởi lẽ, năm 1930, kh ... thì thầm (tiếng~) vocal murmur thiết chế institution; institutional thính giác hearing thoả đáng (sự~) adequacy thổ ngữ patois; subdialect thống kê ngữ âm học phonometry thời điểm khởi thanh voice onset time thời gian khởi phát tiếng nói voice onset time thời hiện tại present thời lượng duration thủ pháp phân tích analytic procedure thủ pháp trắc nghiệm cloze testing procedure thụ đắc (quá trình~) acquisition thụ đắc ngôn ngữ (quá trình~) language acquisition thuật ngữ term thuật ngữ chuyên mon special term; technical term thuộc tính cố hữu inherent attribute thuộc tính của đối tượng PA; picture aider thuộc tính không cố hữu non-inherent attribute thuỷ âm initial thuỷ âm zero null initial; zero initial thuyết minh interpretation thuyết mô phỏng imitation theory thuyết phục (sức~) persuasion; persuasive (adj) thư pháp calligraphy thứ tự (số~) ordinative thứ yếu secondary thực hiện (sự/ cách~) realization thực tại reality thực thể entity thường tồn permanent thường xuyên permanent thượng thanh (nh. thanh cộng hưởng) overtone tiền âm tiết presyllable tiền bật hơi preaspiration tiền giả định tiêu điểm focus presupposition tiền khẩu mạc (âm~) prevelar tiền mũi hoá prenasalized tiền thanh hầu hoá preglottalizer tiền tố prefix; prefixal tiếng (nh. âm tiết) syllable tiếng (nh. ngôn ngữ) language tiếng bật ra outburst tiếng buông mũi nasal release; nasal plosion tiếng chuẩn standard language tiếng lóng argot; slang tiếng mẹ đẻ (bản ngữ) mother tongue; first language tiếng ồn noise tiếng thanh voice tiếng thanh (nh. nhạc thanh) musical tone tiếng thanh (thuộc~) vocal tiếng thều thào/ thì thầm breathy voice; murmur tiếng xát friction tiếp xúc chặt close contact tiết tấu rhythm tiêu chí (nh.chuẩn tắc) criterion tiêu chí hình thức formal criterion tiêu chuẩn norm tiêu chuẩn hoá standardization tiêu điểm focalization tiêu thể (nh. tha âm chuẩn) standard allophone tiểu âm vị microphoneme tiểu chiết đoạn microsegment tín hiệu signal thông điệp message tình huống circumstant; circumstantial (adj) tình thái modality tĩnh (khí quan cấu âm~) stationary tổ hợp group tổ hợp âm cluster tổ hợp phụ âm consonant cluster tốc độ tempo tộc âm tố (D.Jones) famili of sounds tối thiểu (nh. nhỏ nhất) minimal trạng thái state; static (adj) trắc nghiệm giao hoán commutation test trắc nghiệm thay thế replacement test; substitution test trắc nghiệm đảo vị permutation test; inversion test trắc nghiệm lược bỏ deletion test trầm grave trật tự order tri giác perceptual; perception tri giác lời nói (cách~) speech perception tri giác ngôn ngữ (cách/việc~) language apprehension tri nhận (nh. nhận thức) cognition; cognitive tri thức (thuộc~) epistemic tri thức ẩn mặc tacit knowledge trình hiện/biểu hiện âmvị (cách~) phonemic/phonologic(al) representation tròn môi (âm~) rounded tròn môi (cấu âm~) rounding tròn môi (tư thế/động tác~) lip rounding trọng âm stress; tonic accent trọng âm (từ/câu) accent (word/ sentence~) trọng âm câu nuclear stress; sentence stress trọng âm từ lexical stress; word stress trục đối vị paradigmatic axis trục kết hợp syntâgmtic trung hoà (1) mid/ middle; neutral trung hoà (2) neuter trung hoà hoá (hiện tượng~) neutralization; syncretism trùng ngôn tautological; tautologous trước (hàng~) front trước ngạc (âm~) prepalatal trường độ quantity; length trường khái niệm conceptual field trường liên tưởng associative field trừu xuất abstraction; abstract tu từ học rhetoric Trường Kazan Kazan School Trường Praha Prague School; Praguian trường phái tự nhiên natural school tuần hoàn cycle tuyến đẳng âm isophone tuyến đồng ngữ âm isophonic line tuyến tính linear; linearity tư thế môi lip position từ chìa khoá keyword từ (đa) âm tiết polysyllable từ đồng âm homonym từ đơn single word từ đơn tiết monosyllable từ láy reduplicative từ nguyên học etymology từ nguyên học dân gian folk etymology từ nguyên học đồng đại synchronic etymology từ ngữ cổ archaism từ ngữ hội thoại colloquialism từ ngữ mới xuất hiện neologism từ (ngữ) ngoại lai foreignism từ ngữ xưng hô address form/term; form/term of address từ phức complex word; compound word từ rút ngắn telescoped word từ song tiết bisyllable; dissyllable từ tượng thanh onomatopoeia tứ giác nguyên âm (hình~) quadrilateral of vowels Tự mãu ngữ âm quốc tê International Phonetic Alphabet tự vị grapheme tự vị học graphemics tương cận (sự~) affinity tương đồng similar; similarity tương đồng về ngữ âm phonetic similarity tương đương về chức năng functional equivalence tương liên correlative tương liên (thế~) correlation tương liên bật hơi (thế~) correlation of aspiration tương liên môi mạc hoá (thế~) correlation of labiovelarization tương liên ngạc hoá (thế~) correlation of palatalization tương liên phụ âm điệp (thế~) correlation of gemination tương liên về độ căng (thế~) correlation of tension tương liên về lượng (thế~) correlation of quantity tương liên về quan hệ (thế~) correlation of relation tương liên về thanh (thế~) correlation of voice tương liên về tiếp xúc (thế~) correlation of contact tương liên về tính mũi (thế~) correlation of nasality tương liên về tính tắc (thế~) correlation of occclusion tương liên về trọng âm (thế~) correlation of accent tương phản (trong kết hợp) contrast (in praesentia) tương tác (hoạt động~) interaction tương thuộc (quan hệ~) interdependence tương tự similar; similarity tương ứng (sự~) correspondence tương ứng một đối một one-to-one correspondence ưng ứng một đối một (sự~) one(-to)- one correspondence tương ứng một đối một (trong âm vị học) biuniqueness u-umlaut u umlat (tức chữ ǜ đọc [y] hay [Y] uốn lưỡi cacuminal; retroflex uốn lưỡi (sự~) retroflexion uyển âm (nh. mĩ âm pháp) euphony ứng xử (cách~) behabitive V vạch nghiêng (hai bên kí hiệu âm vị học) bars; slants; solidi vành lợi alveolar ridge; alveolum vành lưỡi rim văn bản text văn cảnh context; co-text văn tự script văn tự âm tiết tính syllabary; syllabic script văn tự ABC alphabetic writing văn tự ghi âm phonetic writing văn tự ghi âm tiết syllabary; syllabic script văn tự ghi âm tố alphabetic writing văn tự ghi ý ideographic script văn tự ngữ âm phonographic script; cenemic script vế hứu trưng của một thế đối lập marked term of an opposition vế không đánh dấu (nh. vế vô trưng) unmarked term vế vô trưng unmarked term vĩ âm (nh. kết âm) coda vĩ âm zero null coda; zero coda vị trí cấu âm place/ point of articulation vị trí giữa hai phụ âm interconsonantal (position) vị trí mang trọng âm position of stress vị trí ưu thế dominant position vị trí yếu weak position viết nhịu lapsus calami viết tắt abbreviation võ đoán (tính~) arbitrariness vô thanh unvoiced; voiceless; breathed; surd vô thanh hoá (hiện tượng~) devoiced; devoicing vô thanh hoá âm cuối final devoicing; finalli devoiced, adj vô thanh hoá âm đầu (hiện tượng~) initial devoicing; initially devoiced vô thanh hoá bộ phận (hiện tượng~) partial devoicing; partially devoiced vô trưng (nh. không đánh dấu) unmarked (unmarkedness, n) vốn ngữ liệu corpus vùng cấu âm articulatory region vùng chuyển tiếp (nh. vùng giáp ranh) transition area vùng cộng hưởng formant vùng tiêu điểm focal area X xã hội học ngôn ngữ sociolinguistics xác lập một kiểu tạo âm (cách~) phonatory setting xác suất của thanh điệu tone frequecy xác tín conviction xát hoá (hiện tượng~) spirantization xu hướng chuyển biến (chung của một ngôn ngữ) drift xuất hiện (sự~) occurrence xuất xứ source xung đột giữa từ đồng âm (sự) homonymic conflict xuýt hoá assibilation xử lí dữ liệu tự động (cách~) automatic data processing xử lí theo trật tự tuyến tính (cách~) linear processing xử lí tự động (cách) automatic processing xử lí văn bản (cách/việc~) text processing xưng hô (cách~) address form/term; form/term of address xương sụn hình chóp arytenoid cartilage xương sụn hình nhẫn cricoid cartilage Y - Z ý nghĩa meaning; sense; importance ý nghĩa liên nhân interpersonal meaning yết hầu pharynx yết hầu (âm~) pharyngeal yết hầu (phụ âm~) faucal (consonant) yết hầu hoá pharyngealization tiết hầu mũi (âm~) pharyngonasal yếu (phụ âm~) lenis; weak yếu tố luân phiên alternant yếu tố năng biểu significant yếu tố thay thế substitute yếu tố zero null element; zero element TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb Khoa học xã hội, H. 1975. 2. Nguyễn Phan Cảnh, Bản chất cấu trúc âm tiết tính: Dẫn luận vào một miêu tả không phân lập đối với âm vị học Việt Nam, Ngôn ngữ, 1978, số 2. 3 Nguyễn Phan Cảnh, Bản chất cấu trúc âm tiết của ngôn ngữ, trong cuốn "Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam", Nxb ĐH và THCN, H. 1981. 4. Nguyễn Phan Cảnh, Âm vị học các ngôn ngữ có thanh điệu, Ngôn ngữ, 1989, số 1+2. 5. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng, từ ghép, đoản ngữ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2004. 6. Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành các đọc Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. 1979. 7. Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, H. 1995 8. Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2004. 9. Hoàng Cao Cương, Về khái niệm ngôn điệu, Ngôn ngữ, 1984, số 4. 10. Hoàng Cao Cương, Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1986, số 3. 11. Trần Trí Dõi, Về các âm tiền thanh hầu hoá trong Proto Việt-Mường, Ngôn ngữ, 1991, số 2. 12. Trần trí Dõi, Giáo trình lịch sử tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2005. 13. Phạm Đức Dương, Thanh phổ các nguyên âm đơn tiếngLào, trong cuốn "Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á", Nxb Chính trị quốc gia, H. 1998. 14. Efimov, Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt, Chu Bích Thu dịch, Ngôn ngữ, 1991, số 1. 15. M.V.Gordina, Bàn thêm về vấn đề âm vị trong tiếng Việt, trong "Những vấn đề ngôn ngữ học", Trường ĐHTH Hà Nội, 1972. 16. Hồng Giao, Thử tìm hiểu một số đặc điểm của tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1974, số 1. 17. Cao Xuân Hạo, Bàn về cách giải thuyết âm vị học một số vận mẫu có nguyên âm ngắn trong tiếng Việt, Thông báo khoa học, tập 1, ĐHTH Hà Nội 18. Cao Xuân Hạo, Vấn đề âm vị học trong tiếng Việt, trong cuốn "Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp", Nxb Giáo dục, H. 1974. 19. Cao Xuân Hạo, Hai cách miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt, trong cuốn "Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp", Nxb Giáo dục, H. 1974. 20. Cao Xuân Hạo, Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng, Ngôn ngữ, 1985, số 2. 21. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng, Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt, Việt - Anh, Nxb Khoa học xã hội, 2005. 22. A.G.Haudricourt, Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt, Hoàng Tuệ dịch, Ngôn ngữ, 1991, số 1. 23. Nguyễn Quang Hồng, Các bài giảng Ngữ âm tiếng Việt cho sinh viên khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Vinh những năm 1978 - 1982. 24. Nguyễn Quang Hồng, Âm tiết tiếng Việt chức năng và cấu trúc của nó, Ngôn ngữ, 1976, số 3. 25. Nguyễn Quang Hồng, Tương phản âm thanh và khả năng phân lập đoạn tính trong lòng âm tiết tiếng Việt so với tiếng Hán, Ngôn ngữ, 1982, số 1. 26. Nguyễn Quang Hồng, Âm tiết và loại hình các ngôn ngữ, Nxb Khoa học xã hội, H. 1994. 27. Vũ Bá Hùng, Vấn đề âm tiết tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1976, số 3. 28. Vũ bá Hùng, Thanh điệu- âm vị tuyền điệu của tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1978, số 1. 29. Vũ Bá Hùng, Hiện tượng tắc họng và thanh điệu tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1988, số 2. 30. Vũ Bá Hùng, Về đặc trưng cơ bản của thanh điệu tiếng Việt ở trạng thái tĩnh, Ngôn ngữ, 1999, số 6. 31. V.B.Kasêvich, Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, H. 1998. 32. Hồ Lê, Vị trí của âm tiết, nguyên vị và từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1985, số 2. 33. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm hà Nội, H. 1994. 34. Nguyễn Văn Lợi, Về quá trình hình thành sự đối lập âm vực thanh điệu trong các ngôn ngữ Việt-Mường, Ngôn ngữ, 1991, số 1. 35. Nguyễn Văn Lợi, Thanh điệu và chất giọng trong tiếng Việt hiện đại, Ngôn ngữ, 1997, số 1. 36. J.Lyons, Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết, Vương Hữu Lễ dịch, Nxb Giáo dục, H. 1996. 37. Vương Lộc, Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỉ XV-XVI qua cứ liệu An Nam dịch ngữ, Ngôn ngữ, 1989, số 1+2. 38. Lê Văn Lí, Le Parler Vietnamien, Sài Gòn, Bộ quốc gia giáo dục, 1960. 39. Lê Văn Lí, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu Sài Gòn, 1972. 40. Nguyễn Tri Niên, Nguyễn Phan Cảnh, Sơ lược về tình hình phát âm phân biệt d, gi hiện nay, Nghiên cứu văn học, 1961, số 8. 41. Đái Xuân Ninh, Ngữ âm học và âm vị học, trong cuốn "Ngôn ngữ học, khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm", Nxb Khoa học xã hội, H. 1986. 42. Hoàng Phê, Một số ý kiến về vấn đề thống nhất và tiêu chuẩn hoá tiếng Việt, Nghiên cứu văn học, 1963, số 3. 43. Hoàng Phê, Từ điển vần, Nxb Đà Nẵng-Trung tâm từ điển học, H. 1996. 44. Hoàng Phê, Chính tả tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, H. 1998. 45. Trần Thị Minh Phương, Dùng lí thuyết tâm biên cho nghiên cứu âm vị học tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Viện ngôn ngữ học, H. 1993. 46. Hữu Quỳnh, Vương Lộc, Khái quát về lịch sử tiếng Việt và ngữ âm tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, H.1980. 47. Hữu Quỳnh, Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoá Việt Nam, H. 1994. 48. Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, H. 2003. 49. Nguyễn Văn Tài, Tìm hiểu thêm về sự hình thành thanh điệu tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1980, số4. 50. Nguyễn Kim Thản, Hệ thống âm vị tiếng Mường và phương án phiên âm tiếng Mường, Ngôn ngữ, 1971, số 1. 51. Nguyễn Kim Thản, Một số cơ sở ngôn ngữ học của vấn đề chữ viết, Ngôn ngữ, 1979, số 3+4. 52. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Tiếng Việt trên đường phát triển, Nxb Khoa học xã hội, H. 1982. 53. Đinh Lê Thư, Bàn về âm tắc thanh hầu mở đầu tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1982, số 3. 54. Đinh Lê Thư, Sự hiện thực hoá về mặt ngữ âm của thế đối lập hữu thanh- vô thanh của phụ âm đầu tiếng Việt, Ngôn ngữ, 1985, số 2. 55. Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Huệ, Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 1998. 56. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2004. 57. Nguyễn Khánh Toàn, Về lịch sử tiếng Việt, Ngôn ngữ 1987, số 4. 58. Nguyễn Phương Trang, Hệ thống vần cái tiếng Việt trong sự phát triển và hoạt động chức năng của chúng, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 1998. 59. N.S.Trubetskoy, Nguyên lí âm vị học, Phòng tư liệu Viện ngôn ngữ học, bản đành vitính, H. 1975. 60. Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ, Giáo trình ngữ âm tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, H. 1972, 1978. 61. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú, Giáo trình về Việt ngữ, tập 1, Nxb Giáo dục, H. 1962. 62. Nguyễn Bạt Tuỵ, Cữ và vần Viêd khwa họk, Sài Gòn, Hoạt Hoá, 1950. 63. L.R. Zinder, Ngữ âm học đại cương, Tổ ngôn ngữ Trường ĐHTH Hà Nội dịch, Nxb GIáo dục, H. 1960.
File đính kèm:
- giao_trinh_ngu_am_tieng_viet_phan_2.pdf