Giáo trình môn Nguyên lý kế toán (Bản mới)

Vai trò ghi chép sổ sách

Đối tượng chủ yếu của kế toán là của cải, có nghĩa là sự tích luỹ tài sản sau

những tiêu dùng ngay cho con người. Đây chính là nền tảng cho nền văn minh. Vì vậy,

không ngạc nhiên khi chúng ta tìm thấy các hình thức kế toán ngay trong những thời

kỳ văn minh cổ đại nhất. Theo Skinner & cs (2003), chúng ta có thể phân biệt thành ba

giai đoạn phát triển của kế toán. Giai đoạn thứ nhất bao gồm thời kỳ những năm 4000

trước công nguyên cho đến khoảng năm 1300, hoạt động chủ yếu của kế toán lúc bấy

giờ là ghi nhận các giao dịch trong những quyển sổ. Việc tập trung của cải yêu cầu cần

phải có kiểm tra và vì vậy kế toán là rất cần thiết. Giai đoạn thứ hai trải dài từ sau năm

1300 đến khoảng 1850. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự mở rộng của thương mại, điều

này dẫn đến tăng nhu cầu về các tài liệu và chứng từ kế toán chính xác. Những chứng

từ này cho phép xử lý một khối lượng lớn dữ liệu và tóm tắt chúng theo một cách đơn

giản phục vụ cho việc quản lý các hoạt động thương mại. Một lần nữa, ghi nhận các

giao dịch vào sổ sách lại chiếm ưu thế trong các hoạt động kế toán trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, một tiến bộ chuyển việc ghi chép sổ sách đơn thành kế toán kép đã làm cho

kế toán thực sự trở thành một hệ thống ghi chép sổ sách kế toán. Kế toán kép đóng vai

trò rất quan trọng đến mức chỉ cần một số cải thiện đã có thể đáp ứng được nhu cầu

cho giai đoạn thứ ba, tức là giai đoạn từ năm 1850 đến ngày nay.

pdf 321 trang kimcuc 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Nguyên lý kế toán (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Nguyên lý kế toán (Bản mới)

Giáo trình môn Nguyên lý kế toán (Bản mới)
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH 
----------* * *---------- 
GIÁO TRÌNH 
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN 
Chủ biên 
Phan Thị Minh Lý 
Cùng tham gia biên soạn 
Hà Diệu Thương 
Nguyễn Thị Thanh Huyền 
Hoàng Giang 
Nguyễn Ngọc Thủy 
Lê Ngọc Mỹ Hằng 
Hồ Thị Thúy Nga 
Huế, tháng 3 năm 2007 
 i 
Lời mở đầu 
Nguyên lý kế toán là một trong những môn học cơ sở khối ngành trong chương 
trình đào tạo cử nhân Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 
Nó cung cấp những kiến thức nền tảng cần thiết, những nguyên tắc và khái niệm căn bản 
về kế toán trên phương diện là một khoa học và hiểu biết tổng quát về nghề nghiệp kế 
toán hiện nay ở Việt Nam, làm cơ sở cho người học có thể tiếp tục nghiên cứu những nội 
dung sâu hơn về kế toán cũng như tiến hành những nghiên cứu xa hơn về tài chính, kinh 
tế và quản lý. 
Giáo trình Nguyên lý kế toán được biên soạn vào năm 2006 trước tiên là một tài 
liệu tham khảo chính dành cho các sinh viên và giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại 
học Huế khi giảng dạy và học tập học phần Nguyên lý kế toán. Trong lần tái bản này, 
Giáo trình được cập nhật và chỉnh sửa một số nội dung phù hợp với ý kiến đóng góp của 
bạn đọc là các sinh viên và giáo viên Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, 
Đại học Huế. Chúng tôi trân trọng cám ơn những ý kiến quý báu này của bạn đọc. 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong bối cảnh hệ thống kế toán Việt Nam 
đang có nhiều thay đổi nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong tiếp tục 
nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để chất lượng của giáo trình ngày càng được nâng 
cao. 
Các tác giả tham gia biên soạn bao gồm: 
1. TS. GVC. Phan Thị Minh Lý chịu trách nhiệm chủ biên và biên soạn các chương 
1, 3, 4, 5 và 7. 
2. Thạc sĩ Hà Diệu Thương tham gia biên soạn chương 2. 
3. Giảng viên Hoàng Giang và Nguyễn Thị Thanh Huyền tham gia biên soạn 
chương 3. 
4. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thuỷ tham gia biên soạn chương 4. 
5. Thạc sĩ Hồ Thị Thuý Nga và giảng viên Lê Ngọc Mỹ Hằng tham gia biên soạn 
chương 6. 
Mọi thông tin phản hồi của bạn đọc xin gửi về hộp thư điện tử của tác giả chủ biên: 
minhlypt@yahoo.fr. 
Trân trọng cám ơn. 
Huế, tháng 12 năm 2008 
Thay mặt tập thể tác giả 
Phan Thị Minh Lý 
 vi 
Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu 
BHXH Bảo hiểm xã hội 
BHYT Bảo hiểm y tế 
CCDC Công cụ dụng cụ 
CĐKT Cân đối kế toán 
CNV Công nhân viên 
CPHĐK Chi phí hoạt động khác 
CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh 
cs Cộng sự 
DNNN Doanh nghiệp nhà nước 
DT Doanh thu 
GT Gía thành 
GTGT Gía trị gia tăng 
GVHB Gía vốn hàng bán 
HH Hàng hóa 
HMTSCĐ Hao mòn tài sản cố định 
KPCĐ Kinh phí công đoàn 
KQKD Kết quả kinh doanh 
LNCPP Lợi nhuận chưa phân phối 
NCTT Nhân công trực tiếp 
NT Ngoại tệ 
NVKD Nguồn vốn kinh doanh 
NVL Nguyên vật liệu 
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 
PP Phương pháp 
PTKH Phải thu của khách hàng 
 vii 
PTNB Phải trả người bán 
SD Số dư 
SDCK Số dư cuối kỳ 
SDĐK Só dư đầu kỳ 
SDMTT Sử dụng máy thi công 
SFS Số phát sinh 
SX Sản xuất 
SXC Sản xuất chung 
SXKDDD Sản xuất kinh doanh dở dang 
TGNH Tiền gửi ngân hàng 
TK Tài khoản 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
TNK Thu nhập khác 
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 
TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 
TSDH Tài sản dài hạn 
TSNH Tài sản ngắn hạn 
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt 
VCSH Vốn chủ sở hữu 
XK Xuất khẩu 
đ/c Điều chỉnh 
K/C Kết chuyển 
 Tăng 
  Giảm 
 1 
Chƣơng 1 
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 
Mục tiêu học tập 
Học xong chương này, sinh viên sẽ hiểu được: 
1. Bản chất của kế toán, vai trò cung cấp thông tin của kế toán và các yêu cầu 
đối với thông tin kế toán 
2. Phân biệt được kế toán tài chính và kế toán quản trị 
3. Hiểu được các định đề/giả thuyết và các nguyên tắc kế toán được công nhận 
4. Nắm được đối tượng phản ánh của kế toán và đặc trưng của nó 
5. Hiểu rõ quy trình kế toán 
6. Hiểu khái quát về hệ thống các phương pháp kế toán 
7. Hiểu khái quát hệ thống báo cáo kế toán tài chính 
8. Hiểu được kế toán là một nghề nghiệp với những trách nhiệm về đạo đức 
1.1. Kế toán và vai trò cung cấp thông tin tài chính định lƣợng của 
kế toán 
1.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của kế toán 
Kế toán là một công việc thực tiễn phục vụ cho những mục đích cụ thể. Rất ít 
người dù là thiểu số cho rằng hài lòng về sự cân đối của sổ sách kế toán. Tuy nhiên, 
tính hữu ích của kế toán thể hiện ở những thông tin mà nó cung cấp. 
Thông tin kế toán có thể là thông tin ban đầu như trong trường hợp ghi nhận tài 
sản, vốn chủ sở hữu cũng như những món nợ của một đơn vị. Như vậy, một sự ghi 
nhận đơn giản những tài sản vào một ngày cụ thể chính là một bản kê. Việc so sánh 
những bản kê giữa hai thời điểm cung cấp cho chúng ta thông tin bổ sung cho phép 
đánh giá trách nhiệm mà những nhà quản lý đã hoàn thành, điều này đặc biệt quan 
 2 
trọng trong trường hợp những chủ sở hữu không đồng thời quản lý đơn vị. Việc theo 
dõi những biến động tăng giảm vốn, tài sản và các dịch vụ trong một năm tài chính 
cung cấp cơ sở cho việc kiểm tra công việc của các nhà quản lý và cộng sự của họ. 
Phân tích những nguyên nhân và kết quả của những biến động tăng giảm nguồn lực 
cho phép giải thích nguồn gốc của lợi nhuận hoặc thua lỗ. Cuối cùng, việc xem xét 
quan hệ giữa lợi nhuận và những điều kiện sản xuất là căn cứ cần cho việc dự báo 
những kết quả của những hoạt động sắp tới. Từ đó, kế toán có thể cung cấp những 
thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của ban quản lý đơn vị và các bộ phận khác 
có liên quan. Bằng cách thu thập thông tin tài chính được công bố từ những bộ phận 
quan trọng hoặc các tổ nhóm trong một công ty, chúng ta sẽ có được những thông tin 
có ý nghĩa cho việc xác định những chính sách kinh tế-xã hội. Những dữ liệu kế toán 
về các đơn vị cũng có thể phục vụ như là công cụ xây dựng các chính sách của nhà 
nước, ví dụ như trong việc áp dụng các loại thuế và phí, trong việc điều chỉnh giá cả và 
trong những lĩnh vực khác. 
Có hai điều kiện quyết định hình thức của kế toán. Điều kiện thứ nhất là nhu cầu 
về thông tin mà các sổ sách kế toán có thể cung cấp. Điều kiện thứ hai là việc xây 
dựng những phương tiện cho phép đáp ứng được nhu cầu thông tin nói trên. Chúng ta 
biết rằng một số vấn đề lý thuyết không thể giải quyết được trước khi có máy tính và 
sự trợ giúp to lớn về tính toán của nó. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng áp dụng 
kế toán trước đây chỉ giới hạn ở những danh mục tài sản trước khi có sự xuất hiện của 
tiền và chấp nhận tiền là đơn vị đo lường trong kế toán. Rõ ràng rằng, trước khi nghiên 
cứu về kế toán như hiện nay đang thực hiện thì trước hết cần thiết phải nghiên cứu về 
lịch sử phát triển kinh tế. 
Chúng ta nghiên cứu về lịch sử kinh tế và nhận thấy một nghịch lý. Chúng ta có 
thể liệt kê những hình thức kế toán đầu tiên đã từng tồn tại trong các hình thức xã hội 
khác nhau từ sáu ngàn năm qua. Theo Skinner & cs (2003), trong xã hội phương tây, 
kế toán được sử dụng thường xuyên đã từ 500 năm nay. Tuy nhiên, chỉ đến những năm 
75 đến 150 năm trở lại đây, nhu cầu cần phải có một lý thuyết kế toán mới được đặt ra. 
Nghịch lý này có thể được giải thích một cách đơn giản. Bất kỳ hình thức tồn tại nào 
của một môn học đều yêu cầu thấu hiểu nhiệm vụ của nó và các phương tiện sẵn có 
cho việc thực hiện các nhiệm vụ này. Khi nhiệm vụ đã rõ ràng, điều lý thú chủ yếu lại 
 3 
thuộc về các phương tiện. Khi mà trong một thời gian dài nhiệm vụ của kế toán chỉ 
dừng lại ở việc ghi chép sổ sách, những công cụ và phương tiện chủ yếu nhằm vào 
« cách thức kế toán ». Khi cần thiết phải thể hiện thông tin tài chính, có nghĩa là ngoài 
việc ghi chép sổ sách, kế toán còn nhiệm vụ cung cấp thông tin, kế toán trở nên phức 
tạp hơn và việc xây dựng một lý thuyết để hướng dẫn các phương pháp thực hiện kế 
toán trở thành chính yếu. 
Khoảng từ năm 1850, nhiệm vụ kế toán ngày càng hướng đến cung cấp thông tin 
cần thiết cho việc ra quyết định hơn là việc ghi chép sổ sách đơn giản những tài sản và 
những nghiệp vụ liên quan đến những tài sản. Hai lĩnh vực kế toán xuất hiện trong giai 
đoạn này mà chúng ta có thể phân biệt chúng thông qua dạng ra quyết định. Kế toán 
quản trị bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến sản xuất và sử dụng các thông tin phục 
vụ cho việc đưa ra các quyết định về đầu tư, sản xuất, thiết lập giá, tung sản phẩm ra 
thị trường và các hoạt động khác. Việc thể hiện các thông tin tài chính, ngược lại, lại 
tập trung vào sản xuất và các thông tin được sử dụng bởi những người ngoài đơn vị. 
Thông tin kế toán chủ yếu hữu ích cho những người bên ngoài khi họ cần quyết định 
lựa chọn đầu tư hay không vào đơn vị hoặc là có cho đơn vị vay hay không. 
Vì sự khác biệt nằm ở chỗ thông tin kế toán được sử dụng khác nhau nên kế toán 
trở thành một khoa học hơn là một kỹ thuật đơn giản và chúng ta cần phải hiểu được 
phạm vi khái niệm của nó. Chúng ta cần phải hiểu không chỉ kế toán thực hiện như thế 
nào mà còn phải hiểu tại sao nó lại thực hiện như thế. Điều này thấy rất rõ ở việc thể 
hiện thông tin tài chính. Ban quản lý một đơn vị cần phải biết được thông tin cần thiết 
để cải thiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công việc kế toán tốt sẽ 
góp phần tối ưu hoá hiệu quả của ban quản lý. Kế toán tài chính, ngược lại, hướng đến 
công chúng rộng rãi hơn nhiều, đó là những người ngoài đơn vị có nhu cầu thông tin 
về tình trạng và sức khoẻ tài chính của đơn vị với những động cơ rất khác nhau. 
Để xác định và lựa chọn thông tin nào hữu ích cho mỗi lĩnh vực, đo lường nó, 
chúng ta cần phải có một phạm vi khái niệm và quan niệm. Nhưng điều này chưa tồn 
tại vào những năm 1850. Dần dần, trong những thế kỷ tiếp theo, những cách thức trình 
bày thông tin tài chính đã xuất hiện, được sử dụng và để đến nay nó hoàn thiện và trở 
thành những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận. Kể từ năm 1930, những công 
ty kế toán chuyên nghiệp đã hệ thống hoá những nguyên tắc này để tránh những sự rời 
 4 
rạc, thiếu thống nhất và tránh những mâu thuẫn, hoàn thiện hơn nguyên tắc trình bày 
thông tin tài chính. Với mục đích này, các Hội đồng được thành lập và với thời gian đã 
ngày càng cải thiện tốt hơn nguyên tắc thể hiện các thông tin tài chính đảm bảo tính 
đại diện và độc lập. Song song với việc này, những khuyến cáo của những hội đồng kế 
toán chuyên nghiệp ngày càng trở nên chính thống và những hội đồng này dần trở 
thành những tổ chức soạn thảo các chuẩn mực kế toán, những khuyến cáo và những 
nguyên tắc thể hiện thông tin tài chính. Trên thực tế, xây dựng các nguyên tắc kế toán 
thông qua một quá trình đã được thay thế bởi những cố gắng của những chuẩn mực hệ 
thống. 
Vai trò ghi chép sổ sách 
Đối tượng chủ yếu của kế toán là của cải, có nghĩa là sự tích luỹ tài sản sau 
những tiêu dùng ngay cho con người. Đây chính là nền tảng cho nền văn minh. Vì vậy, 
không ngạc nhiên khi chúng ta tìm thấy các hình thức kế toán ngay trong những thời 
kỳ văn minh cổ đại nhất. Theo Skinner & cs (2003), chúng ta có thể phân biệt thành ba 
giai đoạn phát triển của kế toán. Giai đoạn thứ nhất bao gồm thời kỳ những năm 4000 
trước công nguyên cho đến khoảng năm 1300, hoạt động chủ yếu của kế toán lúc bấy 
giờ là ghi nhận các giao dịch trong những quyển sổ. Việc tập trung của cải yêu cầu cần 
phải có kiểm tra và vì vậy kế toán là rất cần thiết. Giai đoạn thứ hai trải dài từ sau năm 
1300 đến khoảng 1850. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự mở rộng của thương mại, điều 
này dẫn đến tăng nhu cầu về các tài liệu và chứng từ kế toán chính xác. Những chứng 
từ này cho phép xử lý một khối lượng lớn dữ liệu và tóm tắt chúng theo một cách đơn 
giản phục vụ cho việc quản lý các hoạt động thương mại. Một lần nữa, ghi nhận các 
giao dịch vào sổ sách lại chiếm ưu thế trong các hoạt động kế toán trong giai đoạn này. 
Tuy nhiên, một tiến bộ chuyển việc ghi chép sổ sách đơn thành kế toán kép đã làm cho 
kế toán thực sự trở thành một hệ thống ghi chép sổ sách kế toán. Kế toán kép đóng vai 
trò rất quan trọng đến mức chỉ cần một số cải thiện đã có thể đáp ứng được nhu cầu 
cho giai đoạn thứ ba, tức là giai đoạn từ năm 1850 đến ngày nay. 
Sự tập trung cao các hoạt động kinh tế vào thế kỷ 19, đã từng được biết đến với 
tên gọi là cuộc cách mạng công nghiệp đã chuẩn bị cho lĩnh vực kế toán phát triển. Sự 
xuất hiện của những doanh nghiệp lớn bắt buộc phải huy động vốn nhiều và dẫn đến 
 5 
sự phân chia vai trò giữa các chủ sở hữu và các nhà quản lý, và từ đó hình thành nên 
các công ty trách nhiệm hữu hạn. Kế toán trở thành một nguồn thông tin về chi phí và 
thu nhập cho lãnh đạo công ty. Các tài liệu kế toán tạo nên phương tiện để chuyển tải 
thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người có nhu cầu biết về sự phát 
triển của công ty. 
1.1.2. Những điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện của kế toán 
Nền văn minh đã đạt đến một trình độ nhất định trước khi có sự xuất hiện của các 
tài liệu kế toán. Đó chính là sự tiến hoá của tri thức và những lực lượng tổ chức cho 
phép xây dựng những hình thức kế toán. Dưới đây là những điều kiện tiên quyết cho 
sự ra đời của kế toán. 
 Điều kiện tiên quyết đầu tiên, đó là việc xoá nạn mù chữ. Để thực hiện việc ghi 
chép sổ sách, con người cần phải biết viết và biết đọc. Trong những nền văn minh cổ 
đại, kế toán chủ yếu dành cho các hoạt động của các cơ quan, tổ chức như là nhà thờ, 
nhà nước, những người có kiến thức về nghệ thuật và chữ viết đủ để có thể đảm nhận 
việc ghi chép sổ sách chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số dân chúng biết đọc và biết viết. 
Tuy nhiên, có một số phương pháp để có thể bù đắp cho vấn đề xoá nạn mù chữ. Ví dụ 
ở Babylone, người ta sử dụng những thư lại trong việc ghi chép những hợp đồng, 
phiếu thu và những giao dịch tài chính khác. Chúng ta có thể nói rằng chính những thư 
lại này là những chuyên gia kế toán đầu tiên. Ở Anh Noóc-Măng, vào thời kỳ Trung 
đại, người ta chỉ yêu cầu những người giữ tài khoản kế toán báo cáo miệng về các 
hoạt động và kết quả. Về kiểm toán theo nghĩa riêng của từ này chỉ bao gồm việc đánh 
giá tính hợp lý của các báo cáo nêu trên. 
Điều kiện tiên quyết thứ hai là một hệ thống số viết hiệu quả. Mọi tài liệu kế toán 
phức tạp hơn một danh mục đơn giản về các giao dịch cá nhân cho phép làm các phép 
tính cộng và trừ. Để hoàn thành những nhiệm vụ của kế toán, cần phải có một hệ thống 
số đếm thích hợp. Hệ thống số Ả Rập mà chúng ta quen dùng chỉ được phổ biến rộng 
rãi sang nền văn minh châu Âu vào thế kỷ thứ 13. Ngay cả khi ấy và trong nhiều năm 
sau người ta vẫn sử dụng nhiều số la mã để ghi chép sổ sách. Nhiều tác giả cùng chia 
sẻ quan điểm này và họ cho rằng kế toán thực sự xuất hiện và có điều kiện phát triển 
 6 
khi có sự hình thành của chữ viết và số học sơ cấp. Sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi 
của chữ viết mà trước hết là sự phát minh ra hệ đếm thập phân và việc sử dụng rộng 
rãi chữ số Ả Rập tạo ra tiền đề cần thiết cho sự ra đời của kế toán. Hệ thống chữ số Ả 
Rập cho phép đặt các số theo cột và điều này đơn giản hoá các phép cộng và trừ, vì 
chúng ta bắt đầu bằng cột đầu tiên ở phía phải và từ từ chuyển đến cột phía trái. 
Điều kiện tiên quyết thứ ba là chất liệu sổ sách. Ở Assyrie và Babylone người ta 
lại tìm thấy các bản bằng gốm và sành dưới dạn ...  kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất 
sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng; 
b/ Để bán hoặc trao đổi để lấy tài sản khác; 
c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả; 
d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. 
22. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật 
tư, hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế 
nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh 
nghiệp. 
23. Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của 
doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong 
tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của 
doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát 
được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ họat động triển khai có thể thỏa 
mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và 
doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế. 
24. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, 
như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự 
kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản. 
25. Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản 
chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tuơng lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc các 
trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được 
cấp, được biếu tặng. 
Nợ phải trả 
26. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về 
một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. 
27. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: 
a/ Trả bằng tiền; 
b/ Trả bằng tài sản khác; 
c/ Cung cấp dịch vụ; 
 311 
d/ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác; 
đ/ Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu. 
28. Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hóa chưa trả 
tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết 
nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thế phải nộp, phải trả khác. 
Vốn chủ sở hữu 
29. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà 
đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, 
chênh lệch tỉ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. 
a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ 
phần, vốn Nhà nước; 
b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế 
phát hành; 
c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích lũy bổ sung vốn; 
d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển; 
đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc 
chưa trích lập các quỹ; 
e/ Chênh lệch tỷ giá, gồm: 
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng; 
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo 
tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị 
tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo. 
g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với 
giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp 
vốn liên doanh, cổ phần. 
Tình hình kinh doanh 
30. Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố 
liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí. 
Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh 
doanh cuả doanh nghiệp. 
31. Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được định nghĩa như sau: 
a/ Doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu 
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và 
các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao 
gồm khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu. 
b/ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán 
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các 
khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ 
đông hoặc chủ sở hữu. 
 312 
32. Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh để cung cấp thông tin cho việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp 
trong việc tạo ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai. 
33. Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và Chi phí có thể trình bày theo nhiều cách 
tỏng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trình bày tình hình kinh doanh của doanh 
nghiệp, như: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông thường và 
hoạt động khác. 
Doanh thu và thu nhập khác 
34. Doanh thu phát sinh trong quá tình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh 
nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, 
tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia... 
35. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các 
hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền 
phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng... 
Chi phí 
36. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt 
động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. 
37. Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá tình hoạt động kinh doanh thông 
thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý 
doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên 
khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền... Những chi phí này phát sinh dưới 
dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. 
38. Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh 
trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về 
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp 
đồng... 
Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính 
39.Báo cáo tài chính phải ghi nhận các yếu tố về tình hình tài chính và tình hình kinh 
doanh của doanh nghiệp; trong các yếu tố đó phải được ghi nhận theo từng khoản mục. 
Một khoản mục được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi thoả mãn cả hai tiêu chuẩn: 
a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương 
lai; 
b/ Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy. 
Ghi nhận tài sản 
40. Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng 
chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định 
một cách đáng tin cậy. 
41. Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không 
chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó 
được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh. 
Ghi nhận nợ phải trả 
 313 
42. Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn 
là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ 
hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được 
một cách tin cậy. 
Ghi nhận doanh thu và thu nhập khác 
43. Doanh thu và thu nhập khác đựơc ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản 
hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin 
cậy. 
Ghi nhận chi phí 
44. Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả 
hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương 
lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác 
định được một cách đáng tin cậy. 
45. Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ 
nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. 
46. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh 
thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi 
nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc 
theo tỷ lệ. 
47. Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. 
 ii 
Mục lục 
Lời nói đầu i 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu 
ii 
vi 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 1 
Mục tiêu học tập 1 
1.1. Kế toán và vai trò cung cấp thông tin tài chính định lƣợng của kế toán 1 
 1.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của kế toán 1 
 1.1.2. Những điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện của kế toán 5 
 1.1.3. Môi trường kế toán 9 
 1.1.4. Định nghĩa kế toán 14 
 1.1.5. Những người sử dụng thông tin kế toán - những người ra quyết 
định 
18 
 1.1.6. Yêu cầu đối với thông tin kế toán 21 
 1.1.7. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị 
1.2. Các định đề, nguyễn tắc kế toán chung đƣợc công nhận và các chuẩn 
mực kế toán 
24 
 1.2.1. Các định đề hay còn gọi là các giả thuyết trong kế toán 24 
 1.2.2. Ngững nguyến tắc kế toán chung được thừa nhận 25 
 1.2.3 Các chuẩn mực kế toán và các tổ chức có ảnh hưởng đến chuẩn 
mực kế toán 
29 
1.3. Đối tƣợng của kế toán và đặc trƣng của nó 31 
 1.3.1. Kế toán đo lường và phản ánh cái gì? 31 
 1.3.2. Tính cân bằng của phương trình kế toán cơ bản 39 
1.4. Qui trình kế toán 46 
1.5. Hệ thống phƣơng pháp kế toán 48 
1.6. Hệ thống báo cáo tài chính 50 
 1.6.1. Bảng cân đối kế toán 51 
 1.6.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 54 
 1.6.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 55 
1.7. Yêu cầu đối với kế toán 58 
1.8. Nghề kế toán và đạo đức nghề nghiệp 58 
Tóm tắt nội dung của chƣơng 1 59 
Câu hỏi ôn tập chƣơng 1 60 
Bài tập chƣơng 1 61 
CHƢƠNG 2. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ 69 
Mục tiêu học tập 69 
2.1. Khái niệm chứng từ kế toán 69 
 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành chứng từ kế toán 69 
 2.1.2. Chứng từ kế toán là gì? 70 
 iii 
 2.1.3. Nội dung bắt buộc của chứng từ 72 
 2.1.4. Ý nghĩa, tác dụng và tính chất pháp lý của chứng từ 75 
 2.1.5. Phân loại chứng từ 76 
2.2. Lập và luân chuyển chứng từ kế toán 78 
2.3. Ví dụ về lập chứng từ kế toán 84 
2.4. Kiểm kê 85 
 2.4.1. Khái niệm kiểm kê 85 
 2.4.2. Phân loại kiểm kê và phương pháp tiến hành kiểm kê 86 
 2.4.3. Phương pháp kiểm kê 87 
Tóm tắt nội dung của chƣơng 2 88 
Câu hỏi ôn tập chƣơng 2 89 
Bài tập chƣơng 2 90 
CHƢƠNG 3. TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƢỢNG KẾ TOÁN 96 
3.1 Sự cần thiết phải tính giá các đối tƣợng kế toán và vị trí của phƣơng 
pháp tính giá trong hệ thống các phƣơng pháp kế toán 
96 
 3.1.1. Phương pháp tính giá là gì? 97 
 3.1.2. Những nguyễn tắc kế toán ảnh hưởng đến tính giá các đối tượng kế 
toán 
97 
 3.1.3. Vị trí của phương pháp tính giá trong hệ thống các phương pháp kế 
toán 
100 
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá 101 
 3.2.1. Yêu cầu tính giá 101 
 3.2.2. Nguyên tắc tính giá 101 
3.3. Tính giá một số đối tƣợng kế toán chủ yếu 103 
 3.3.1. Tính giá tài sản ngắn hạn 104 
 3.3.2. Tính giá tài sản dài hạn 119 
Tóm tắt nội dung của chƣơng 3 124 
Câu hỏi ôn tập chƣơng 3 125 
Bài tập chƣơng 3 126 
CHƢƠNG 4. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN 
KÉP 
131 
Mục tiêu học tập 131 
4.1. Khái niệm và vị trí của phƣơng pháp đối ứng - tài khoản 131 
 4.1.1. Khái niệm phương pháp đối ứng - tài khoản 131 
 4.1.2. Vị trí của phương pháp đối ứng - tài khoản trong hệ thống phương 
pháp kế toán 
132 
 4.1.3. Các mối quan hệ đối ứng kế toán chủ yếu 133 
4.2. Tài khoản kế toán 139 
 4.2.1. Khái niệm tài khoản kế toán 139 
 4.2.2. Cấu tạo của tài khoản 140 
 4.2.3 Tên gọi và số hiệu của tài khoản 141 
 4.2.4 Nguyên tắc thiết kế tài khoản 141 
 4.2.5 Phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán 142 
 iv 
 4.2.6 Kết cấu của các loại tài khoản 142 
 4.2.7 Một số ví dụ về tài khoản kế toán 144 
4.3. Phƣơng pháp kế toán kép 145 
 4.3.1. Khái niệm phương pháp kế toán kép 145 
 4.3.2. Ví dụ về phương pháp kế toán kép 146 
4.4. Phân tích nghiệp vụ kinh tế và định khoản kế toán 154 
 4.4.1. Định khoản kế toán 154 
 4.4.2. Phân tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh 156 
 4.4.3. Ví dụ về phân tích tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các loại định 
khoản kế toán và ghi sổ kép 
157 
 4.4.4. Ghi sổ kế toán - Sổ Nhật ký chung 160 
4.5. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết 161 
4.6. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam 165 
 4.6.1. Sự cần thiết phải hình thành hệ thống tài khoản kế toán 165 
 4.6.2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh gnhiệp Việt Nam ban hành kèm 
theo quyết định số QĐ/15/2006 của Bộ tài chính ngày 20 tháng 3 
năm 2006 
165 
 4.6.3. Phân loại tài khoản kế toán 168 
Tóm tắt nội dung của chƣơng 4 171 
Câu hỏi ôn tập chƣơng 4 172 
Bài tập chƣơng 4 173 
CHƢƠNG 5. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ HỆ 
THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
179 
Mục tiêu học tập 179 
5.1. Phƣơng pháp tổng hợp - cân đối kế toán 179 
 5.1.1. Cơ sở hình thành phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán 179 
 5.1.2. Tầm quan trọng của phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán 180 
 5.1.3. Hệ thống bảng tổng hợp - cân đối kế toán 180 
5.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 181 
 5.2.1. Mục đích của báo cáo tài chính 181 
 5.2.2. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính 182 
 5.2.3. Yêu cầu, nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính 182 
 5.2.4. Nội dung và nguyên tắc chung lập Bảng cân đối kế toán 185 
 5.2.5. Nội dung và nguyên tắc chung lập Báo cáo kết quả kinh doanh 200 
 5.2.6. Nội dung và nguyên tắc chung lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 206 
Tóm tắt nội dung của chƣơng 5 212 
Câu hỏi ôn tập chƣơng 5 213 
Bài tập chƣơng 5 215 
CHƢƠNG 6. SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN 220 
Mục tiêu học tập 220 
6.1. Sổ kế toán 220 
 6.1.1. Sổ kế toán là gì? 220 
 6.1.2. Các loại sổ kế toán 222 
 v 
6.2. Các hình thức kế toán 226 
 6.2.1. Khái niệm 226 
 6.2.2. Các hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp 227 
6.3. Kỹ thuật ghi sổ và sửa chữa sổ kế toán 237 
 6.3.1. Kỹ thuật mở sổ kế toán 237 
 6.3.2. Kỹ thuật ghi sổ kế toán 238 
 6.3.3. Kỹ thuật sửa chữa sổ kế toán 239 
 6.3.4. Kỹ thuật khoá sổ kế toán 242 
Tóm tắt nội dung của chƣơng 6 242 
Câu hỏi ôn tập chƣơng 6 243 
Bài tập chƣơng 6 244 
CHƢƠNG 7. KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU 248 
Mục tiêu học tập 248 
7.1. Khái quát về quá trình kinh doanh 248 
7.2. Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp 251 
 7.2.1. Kế toán quá trình cung cấp 251 
 7.2.2. Kế toán quá trình sản xuất 259 
 7.2.3. Kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả 267 
Tóm tắt nội dung của chƣơng 7 274 
Câu hỏi ôn tập chƣơng 7 275 
Bài tập chƣơng 7 276 
Bài tập nâng cao 280 
Tài liệu tham khảo 286 
Phụ lục 287 
Phụ lục 1. Luật kế toán 288 
Phụ lục 2. Chuẩn mục số 01- Chuẩn mực chung 307 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_nguyen_ly_ke_toan_ban_moi.pdf