Giáo trình môn Hệ thống tài khoản kế toán

1. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được (chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ Tài khoản 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”.

2. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.

3. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo qui định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

4. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

5. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

6. Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.

Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt).

Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).

7. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán chi trả được hạch toán như ngoại tệ.

 

doc 388 trang kimcuc 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Hệ thống tài khoản kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Hệ thống tài khoản kế toán

Giáo trình môn Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán MỤC LỤC
TÀI KHOẢN 111
TIỀN MẶT
 Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được (chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ Tài khoản 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 113 “Tiền đang chuyển”.
2. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
3. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo qui định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
4. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
5. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
6. Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt).
Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).
7. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán chi trả được hạch toán như ngoại tệ.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 111 - TIỀN MẶT
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1113 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị:
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
     Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT); 
     Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
     Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán); 
     Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Tổng giá thanh toán).
2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
     Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng (như: THu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,. . .) bằng tiền mặt nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
     Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
     Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
     Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT).
4. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
     Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
     Có TK 711 - Thu nhập khác.
5. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
     Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, l122)
     Có các TK 311, 341,. . .
6. Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
     Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
     Có TK 136 - Phải thu nội bộ
     Có TK 138 - Phải thu khác (1388)
     Có TK 141 - Tạm ứng.
7. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112, l113)
     Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc
     Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác
     Có TK 138 - Phải thu khác
     Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
     Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
     Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác.
8. Nhận các khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
     Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
     Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
9. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
     Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3881).
10. Khi nhận được vốn do được giao, nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
     Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
11. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng 
     Có TK 111 - Tiền mặt.
12. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh, ghi:
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh
Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
     Có TK 111 - Tiền mặt.
13. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
     Có TK 111 - Tiền mặt.
14. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng:
- Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộcc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
     Có TK 111 - Tiền mặt.
- Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ các TK 211, 213,. . . (Tổng giá thanh toán)
     Có TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán).
Nếu TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc Quỹ Đầu tư phát triển và được dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, ghi:
Nợ các TK 441, 414,. . .
     Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
15. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
     Có TK 111 - Tiền mặt.
16. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên), ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
     Có TK 111 - Tiền mặt.
17. Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư, hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, nhập kho (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ), ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
     Có TK 111 - Tiền mặt.
18. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
     Có TK 111 - Tiền mặt.
19. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,. . .
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
     Có TK 111 - Tiền mặt.
20. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:
Nợ các TK 635, 811,. . .
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
     Có TK 111 - Tiền mặt.
21. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
     Có TK 111 - Tiền mặt.
22. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ:
22.1 Kế toán các ngiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ là thiền mặt trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh (Kể cả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư XDCB).
a) Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ.
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133. . . (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
     Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133. . . (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
     Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
     Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ,. . . bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK có liên quan (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
     Có các TK 311, 331, 336, 341, 342,. . . (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).
b) Khi thanh toán nợ phải trả (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ,. . .):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
     Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
     Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
     Có TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
c) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch BQLNH)
     Có các TK 511, 515, 711,. . . (Tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch BQLNH).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
d) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ,. . .):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112) (Tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
     Có các TK 131, 136, 138,. . .(Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1112)(Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
     Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
     Có các TK 131, 136, 138,. . .(Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
22.2 Kế toán các ngiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động).
a) Khi mua ngoài vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lặp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán mua vật tư, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241, . . . (Tỷ giá ...  để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 811 - Chi phí khác.
LOẠI TÀI KHOẢN 9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TÀI KHOẢN 911
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
3. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính. . .). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
3. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 911 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi: 
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
     Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
2. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi: 
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
     Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 635 - Chi phí tài chính
     Có TK 811 - Chi phí khác.
5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
6. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
+ Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
     Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
7. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
8. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
9. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
     Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
10. Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
     Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Đối với các đơn vị kế toán có lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cuối quí) thì các bút toán (từ 1 đến 10) được ghi chép cho kỳ kế toán quí.
TÀI KHOẢN 821
CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Chi phí thuế thu hập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính.
2. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
3. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
4. Thu nhập thuế thu nhập doanh ngiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 821 - CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập daonh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
TÀI KHOẢN 001
TÀI SẢN THUÊ NGOÀI
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm TSCĐ, BĐS đầu tư và công cụ, dụng cụ) mà doanh nghiệp thuê của đơn vị khác.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 001 - TÀI SẢN THUÊ NGOÀI
Bên Nợ:
Giá trị tài sản thuê ngoài tăng.
Bên Có:
Giá trị tài sản thuê ngoài giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn.
Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động (Thuê xong trả lại tài sản cho bên cho thuê). Tài sản này không phản ánh giá trị tài sản thuê tài chính.
Kế toán tài sản thuê ngoài phải theo dõi chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và từng loại tài sản. Khi thuê tài sản phải có biên bản giao nhận tài sản giữa bên thuê và bên cho thuê. Đơn vị thuê tài sản có trách nhiệm bảo quản an toàn và sử dụng đúng mục đích tài sản thuê ngoài. Mọi trường hợp trang bị thêm, thay đổi kết cấu, tính năng kỹ thuật của tài sản phải được đơn vị cho thuê đồng ý. Mọi chi phí có liên quan đến việc sử dụng tài sản thuê ngoài được hạch toán vào các tài khoản có liên quan trong Bảng Cân đối kế toán.
TÀI KHOẢN 002
VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ, NHẬN GIA CÔNG
Tài khoản này phản ánh giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá của đơn vị khác nhờ doanh nghiệp giữ hộ hoặc nhận gia công, chế biến. Giá trị của tài sản nhận giữ hộ hoặc nhận gia công, chế biến được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 002 - VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ, NHẬN GIA CÔNG
Bên Nợ:
Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ.
Bên Có:
- Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá đã xuất sử dụng cho việc gia công, chế biến đã giao trả cho đơn vị thuê;
- Giá trị vật tư, hàng hoá không dùng hết trả lại cho người thuê;
- Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ đã xuất chuyển trả cho chủ sở hữu thuê giữ hộ.
Số dư bên Nợ:
Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá còn giữ hộ hoặc đang nhận gia công, chế biến chưa xong.
Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản tài sản, vật liệu, hàng hoá nhận gia công, nhận giữ hộ không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng Cân đối kế toán.
Kế toán tài sản, vật tư, hàng hoá nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ phải theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư, hàng hoá, từng nơi bảo quản và từng người chủ sở hữu. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ không được phép sử dụng và phải bảo quản cẩn thận như tài sản của đơn vị, khi giao nhận hay trả lại phải có chứng từ giao nhận của hai bên.
TÀI KHOẢN 003
HÀNG HOÁ NHẬN BÁN HỘ, NHẬN KÝ GỬI, KÝ CƯỢC
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược của đơn vị và cá nhân khác.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 003 - HÀNG HOÁ NHẬN BÁN HỘ, NHẬN KÝ GỬI, KÝ CƯỢC
Bên Nợ:
Giá trị hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược.
Bên Có:
- Giá trị hàng hoá đã bán hộ hoặc đã trả lại cho người nhờ ký gửi, ký cược.
- Giá trị tài sản nhận ký cược đã phát mại do đối tác vi phạm hợp đồng.
Số dư bên Nợ:
Giá trị hàng hoá còn nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược.
Khi nhận hàng hoá để bán hộ, hai bên giao nhận phải cân, đo, đong, đếm, xác định số lượng, chất lượng hàng hoá. Kế toán hàng hoá nhận bán hộ phải chi tiết theo từng mặt hàng, từng người gửi bán, từng nơi bảo quản và từng người chịu trách nhiệm vật chất. Hàng hoá khi đã bán được hoặc trả lại hàng ký gửi, ký cược, ngoài việc ghi Có TK 003 theo giá hợp đồng còn phải ghi các bút toán trên các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán phản ánh các nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với tổ chức, cá nhân có hàng gửi bán.
TÀI KHOẢN 004
NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ
Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải thu đã được xoá sổ, nhưng cần theo dõi để tiếp tục đòi nợ. Các khoản nợ khó đòi tuy đã xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán nhưng không có nghĩa là xoá bỏ khoản nợ đó, tuỳ theo chính sách tài chính hiện hành mà theo dõi để truy thu sau này nếu tình hình tài chính của người mắc nợ có thay đổi.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 004 - NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ
Bên Nợ:
Số nợ khó đòi đã được xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi ngoài Bảng.
Bên Có:
- Số đã thu được về các khoản nợ khó đòi;
- Số nợ khó đòi được xoá sổ theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền, không phải theo dõi ngoài Bảng Cân đối kế toán.
Số dư bên Nợ:
Số còn phải thu về nợ khó đòi cần tiếp tục theo dõi.
Khi thu được khoản nợ khó đòi đã được xoá sổ thì ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp (nghiệp vụ trong Bảng Cân đối kế toán), đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”. Trường hợp khoản nợ khó đòi đã xác định chắc chắn không thể đòi được nữa thì trình cấp có thẩm quyền quyết định xoá nợ. Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi Có TK 004.
Kế toán chi tiết tài khoản này phải theo dõi cho từng đối tượng nợ và từng khoản nợ.
TÀI KHOẢN 007
NGOẠI TỆ CÁC LOẠI
Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ ở doanh nghiệp.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 007 - NGOẠI TỆ CÁC LOẠI
Bên Nợ:
Số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).
Bên Có:
Số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).
Số dư bên Nợ:
Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (Nguyên tệ).
Trên tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam.
Kế toán chi tiết TK 007 theo từng loại ngoại tệ.
TÀI KHOẢN 008
DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN
Tài khoản này dùng để phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán ra sử dụng trong kỳ của các đơn vị được Ngân sách Nhà nước cấp, số dự toán còn lại cuối kỳ.
Tài khoản này phải được theo dõi hạch toán chi tiết: dự toán chi sự nghiệp, dự toán chi dự án.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 008 - DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN
Bên Nợ:
Số dự toán chi sự nghiệp, dự án được giao.
Bên Có:
Rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng.
Số dư bên Nợ:
Dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại chưa rút.
Cuối năm, số dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại sẽ bị huỷ bỏ hoặc được chuyển sang năm sau theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại dự toán thì mở sổ theo dõi chi tiết dự toán chi sự nghiệp và dự toán chi dự án chi tiết cho từng dự án.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_he_thong_tai_khoan_ke_toan.doc