Giáo trình Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - Thanh truyền và hệ thống phân phối khí

Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Là mô đun chuyên ngành, được bố trí học sau các môn học/mô đun sau: MH01, MH02, MH03, MH04, MH05, MH06, MH07, MĐ08

- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc, quan trọng của nghề công nghệ ô tô

- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề công nghệ ô tô.

 

docx 120 trang kimcuc 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - Thanh truyền và hệ thống phân phối khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - Thanh truyền và hệ thống phân phối khí

Giáo trình Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - Thanh truyền và hệ thống phân phối khí
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và hệ thống phân phối khí
Mã mô đun: MĐ09
Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Là mô đun chuyên ngành, được bố trí học sau các môn học/mô đun sau: MH01, MH02, MH03, MH04, MH05, MH06, MH07, MĐ08
- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc, quan trọng của nghề công nghệ ô tô
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng nghề công nghệ ô tô.
Mục tiêu của mô đun:
	- Về kiến thức:
+ Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết bộ phận cố định, bộ phận chuyển động và hệ thống phân phối khí trên động cơ.
+ Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa: nắp máy, thân máy, xi lanh, các te, piston, chốt piston, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu, bạc lót và bánh đà, xu páp, trục cam, cần bẫy
	- Về kỹ năng:
+ Tháo lắp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng bộ phận cố định, chuyển động và hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết cố định và các chi tiết chuyển động của động cơ đảm bảo chính xác và an toàn.
	- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Bố trí vị trí làm việc hợp lý và đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên
Nội dung của mô đun:
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên chương/ mục
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
TH/ TL
TT/ LTL
Kiểm tra* 
1
Bài 1: Nhận dạng các bộ phận và hệ thống phân phối khí trong động cơ
30
10
20
0
0
2
Bài 2: Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ
15
4
9
0
2
3
Bài 3: Sửa chữa bộ phận chuyển động của động cơ
30
6
24
0
0
4
Bài 4: Sửa chữa hệ thống phân phối khí
30
6
22
0
2
5
Bài 5: Bảo dưỡng các bộ phận và hệ thống phân phối khí của động cơ
15
4
11
0
0
Bài 1: Nhận dạng các bộ phận và hệ thống phân phối khí trong động cơ
Giới thiệu: 
Để có thể nhận dạng các bộ phận và hệ thống phân phối khí của động cơ, thì người học phải biết được cấu tạo và hoạt động của các bộ phận, hệ thống của động cơ. Biết được trình tự tháo, lắp các bộ phận của động cơ. Trong bài này cho chúng ta biết về nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, đặc điểm cấu tạo, quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp các bộ phận của động cơ.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày đúng nhiệm vụ của các bộ phận và hệ thống phân phối khí của động cơ.
- Trình bày đúng đặc điểm cấu tạo của các bộ phận và hệ thống phân phối khí của động cơ.
- Trình bày đúng quy trình tháo, lắp các bộ phận và hệ thống phân phối của động cơ.
- Tháo, lắp được các bộ phận và hệ thống phân phối của động cơ đúng quy trình kỹ thuật.
- Nhận dạng được các bộ phận và hệ thống phân phối khí của động cơ.
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện cho học sinh tính tư duy, cẩn thận trong công việc.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ của các bộ phận và hệ thống của động cơ.
1.1. Nhiệm vụ của bộ phận cố định
	Bộ phận cố định của động cơ bao gồm thân máy, nắp máy, các te và xi lanh. Các chi tiết này đóng vai trò quan trọng trong kết cấu chung của động cơ đốt trong, có ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ và điều kiện làm việc của động cơ.
	Thân máy (khối xi lanh) là bộ phận dùng để lắp đặt và bố trí hầu hết các cụm chi tiết của động cơ như: xi lanh, nhóm trục khuỷu, nhóm Piston thanh truyền, trục cam, bơm nhiên liệu, bơm dầu, bơm nước..... 
	Nắp máy có nhiệm vụ đậy kín lỗ xilanh cùng với đỉnh pittông và xi lanh tạo ra buồng cháy của động cơ. Làm giá đỡ cho một số chi tiết như xu páp, bu gi (động cơ xăng), vòi phun (động cơ diesel).
Các te hay hộp trục khuỷu dùng để chứa dầu bôi trơn động cơ ở động cơ và che kín phần dưới động cơ.
Xi lanh cùng với đỉnh pittông, mặt dưới của nắp máy tạo ra buồng cháy và dẫn hướng cho pittông chuyển động.
1.2. Nhiệm vụ của bộ phận chuyển động
Bộ phận chuyển động của động cơ bao gồm: Piston, chốt Piston, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà. Các chi tiết này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong kết cấu chung của động cơ đốt trong và ảnh hưởng trực tiếp đến công suất, mức tiêu hao nhiên liệu và tăng tuổi thọ động cơ trong quá trình hoạt động.
Bộ phận chuyển động của động cơ biến lực tác dụng của khí cháy thành chuyển động quay của trục khuỷu để dẫn động các bộ phận công tác như: máy phát điện, máy bơm nước, bánh xe chủ động của ô tô, xe máy
Piston là bộ phận chuyển động trực tiếp tiếp nhận lực tác dụng của khí cháy, qua chốt piston và thanh truyền làm quay trục khuỷu để sinh công. Ngoài ra piston cùng với nắp máy, xilanh tạo thành buồng cháy. ở động cơ hai kỳ, piston còn tác dụng như một van trượt đóng mở các cửa thổi, cửa nạp và cửa xả.
Chốt Piston (ắc Piston) có công dụng như một bản lề nối Piston với đầu nhỏ thanh truyền.
Xéc măng trong động cơ có 2 loại: Xéc măng khí và xéc măng dầu.
Xéc măng khí: Bao kín buồng cháy, ngăn không cho khí cháy lọt xuống các te. Ngoài ra xéc măng khí còn có tác dụng truyền nhiệt từ Piston, qua xi lanh ra ngoài. 
Xéc măng dầu: Bao kín buồng cháy, ngăn không cho dầu bôi trơn từ dưới các te sục lên buồng cháy và phân bố đều dầu bôi trơn trên mặt xi lanh để giảm ma sát giữa Piston, xéc măng với xi lanh.
Thanh truyền hay tay biên có công dụng nối Piston với trục khuỷu, đồng thời truyền và biến chuyển động tịnh tiến của Piston thành chuyển động quay cho trục khuỷu.
Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng của động cơ, có công dụng tiếp nhận chuyển động tịnh tiến của Piston qua thanh truyền thành chuyển động quay để dẫn động các bộ phận công tác như: máy bơm nước, máy phát điện, bánh xe chủ động của ô tô, máy kéo.
Bánh đà lắp ở đuôi trục khuỷu có công dụng tích trữ năng lượng làm cho trục khuỷu quay đều. Ngoài công dụng chính là làm cho trục khuỷu quay đều, bánh đà còn là nơi lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động như vành răng khởi động. Bánh đà của động cơ mô tô, xe máy còn có công dụng như: một phần của máy phát điện (vô lăng ma nhê tô), một phần của quạt gió hay một phần của cơ cấu cam ngắt mạch điện 
1.3. Nhiệm vụ của hệ thống phân phối khí
Hệ thống phân phối khí của động cơ có tác dụng định kỳ đóng mở cửa nạp và cửa xả để nạp đầy hoà khí hoặc không khí vào xi lanh và xả sạch khí cháy ra khỏi xi lanh.
2. Đặc điểm cấu tạo của các bộ phận và hệ thống phân phối khí
2.1. Đặc điểm cấu tạo của bộ phận cố định
2.1.1. Thân máy
Thân máy là một chi tiết cơ bản của động cơ. Thân máy có nhiều kiểu với kết cấu khác nhau. Căn cứ vào cách bố trí xi lanh, thân máy được chia thành hai loại: loại thân đúc liền và thân đúc rời.
Hình 1-1. Cấu tạo thân máy
Loại đúc liền: là hợp chung cho các xi lanh, dùng cho động cơ cỡ nhỏ và trung bình.
Loại đúc rời: Các xi lanh đúc riêng từng khối và ghép lại với nhau, dùng cho các động cơ cỡ lớn.
Loại thân máy có xi lanh đúc liền với thân máy thành một bộ phận gọi là thân xi lanh. 
Loại thân máy có ống lót xi lanh làm riêng rồi lắp vào thân máy gọi là thân động cơ.
Hiện nay thân máy có thể đúc liền với nửa trên của các te hoặc thân máy đúc liền với cả các te.
Hình dáng, kích thước của thân máy phụ thuộc vào loại động cơ, số lượng xi lanh, phương án bố trí cơ cấu phân phối khí, phương pháp làm mát .v.v...
Thân máy động cơ bốn kỳ dùng xu páp đặt có cấu tạo phức tạp, ở thân máy không những là nơi gá lắp các cơ cấu hệ thống chính của động cơ mà còn là nơi có cửa nạp, cửa xả và ống dẫn hướng xu páp.
Thân máy động cơ bốn kỳ dùng xu páp treo có cấu tạo đơn giản hơn so với thân máy động cơ bốn kỳ dùng xu páp đặt. 
Đối với động cơ làm làm mát bằng nước, bên trong thân máy có các khoang chứa nước (áo nước). Đối với động cơ làm mát bằng không khí, bên ngoài thân máy có các phiến tản nhiệt.
Hình 1-2. Thân máy động cơ làm mát bằng không khí
Mặt trên của thân máy còn có các lỗ để lắp gugiông, bu lông, bên ngoài có lỗ để lắp bơm dầu, bộ chia điện, các cửa để diều chỉnh xu páp....
Thân máy động cơ hai kỳ loại không có xu páp, có đặc điểm là: trên thân xi lanh có đường nạp thông với các te, đường thổi thông từ các te lên phần dung tích làm việc của xi lanh và đường xả thông từ xi lanh ra ngoài. Tuỳ theo động cơ mà vị trí và cấu tạo của đường nạp, đường xả và đường thổi khác nhau. Nhưng thông thường đường thổi làm nghiêng lên phía trên một góc nhất định và đặt hai bên thành xi lanh. Hai dòng khí qua cửa thổi vào xi lanh sẽ hội tụ tại một điểm rồi mới đi ngược lên phía trên để nạp đầy xi lanh và đẩy khí cháy ra ngoài.
2.1.2. Nắp máy
Nắp máy là một chi tiết phức tạp, nên cấu tạo rất đa dạng. Tuy nhiên, tuỳ theo loại động cơ, nắp máy có một số đặc điểm riêng.
Nắp máy có kết cấu tuỳ thuộc vào kiểu buồng cháy, số xi lanh, cách bố trí xu páp và bu gi, kiểu làm mát cũng như kiểu bố trí đường nạp và đường xả.
 Nắp máy của động cơ bốn kỳ dùng cơ cấu phối khí xu páp đặt có cấu tạo đơn giản. Ở nắp có các lỗ để lắp bu gi hoặc vòi phun và lỗ lắp gugiông.v.v...
Nắp máy của động cơ bốn kỳ dùng cơ cấu phối khí xu páp treo (hình 19 - 9) có cấu tạo phức hơn. Nắp máy này có thêm đế xu páp, ống dẫn hướng xu páp , cửa nạp, cửa xả.v.v...
Ngoài ra, trong nắp máy có bố trí buồng cháy, hình dáng buồng cháy phụ thuộc vào từng loại động cơ, có khoang rỗng chứa nước và các đường dẫn nước hoặc phiến tản nhiệt. Trên nắp máy thường có lắp đặt một số cơ cấu và hệ thống phụ khác như: cơ cấu giảm áp, nắp che, van nhiệt.v.v...
Hình 1-3. Các loại nắp máy
a. Nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí; 
b. Nắp máy động cơ làm mát bằng nước
Nắp máy có thể đúc liền thành một khối hoặc đúc rời cho từng xi lanh. Để lắp ghép được kín, mặt tiếp xúc của nắp máy với thân máy được gia công rất cẩn thận, chính xác và nhẵn.
Hình 1-4. Đệm nắp máy
Để đảm bảo chỗ tiếp xúc được thật kín khít phải dùng tấm roăng (đệm) vào giữa hai mặt tiếp xúc của nắp và thân. Tấm đệm, thường làm bằng amiăng hoặc amiăng có bọc thép hay đồng mỏng có chiều dày khoảng 1,50 - 1,75mm. 
2.1.3. Các te
Hình 1-5. Cấu tạo các te
Các te có thể đúc liền với thân xi lanh hoặc đúc rời. Các te thường có cấu tạo đơn giản. Tuy nhiên, ở một số động cơ do yêu cầu phối hợp làm việc giữa các cơ cấu và hệ thống mà các te có cấu tạo phức tạp hơn. Ví dụ: Các te động cơ môtô, xe máy không những là được dùng để lắp đặt trục khuỷu mà còn dùng để lắp đặt các bánh răng hộp số và các bộ phận truyền động khác như bánh đà từ (vôlăng manhêtíc), bộ phận phát điện và bộ ly hợp .v.v...Các te thường làm thành hai nửa rồi dùng bu lông ghép chặt lại với nhau. Các te của động cơ xăng hai kỳ dùng để thổi khí nên làm kín.
Bên trong các te chia làm ba ngăn, ngăn giữa sâu hơn hai ngăn bên, giữa các ngăn có các vách ngăn để khi ôtô chạy đường dốc, tăng tốc độ, dầu không bị dồn về một phía làm thiếu dầu bôi trơn. 
Tại vị trí thấp nhất của các te có nút xả dầu, trong có gắn một nam châm để hút các mạt kim loại trong dầu.
Các te được lắp ghép với thân máy bằng bu lông, giữa chúng có đệm lót để làm kín. Đệm lót có thể làm bằng bìa các tông. Hai đầu các te có phớt chắn dầu.
2.1.4. Xi lanh
Xi lanh có dạng hình trụ tròn, mặt trong được gia công chính xác và có độ bóng cao.Trong động cơ đốt trong, xi lanh có hai loại:
- Xi lanh đúc liền với thân máy:
Loại này có ưu điểm là truyền nhiệt tốt, có độ cứng vững cao, nhược điểm là giá thành cao, không tiết kiệm được vật liệu đắt tiền, đồng thời khi xi lanh hết cos sửa chữa thì phải thay thân máy không đảm bảo tính kinh tế.
- Xi lanh rời (ống lót xi lanh hay sơ mi):
Đa số các loại động cơ đốt trong, để tiết kiệm được vật liệu tốt và đảm bảo tính kinh tế trong quá trình sửa chữa, ống lót xi lanh được đúc rời rồi ép vào thân máy. Ống lót được làm bằng vật liệu tốt, đắt tiền hơn vật liệu làm thân máy.
Hình 1-6. Các loại xi lanh
 Cấu tạo của ống lót được chia làm hai loại:
+ Ống lót xi lanh khô: nước làm mát không trực tiếp tiếp xúc với ống lót.
Ưu điểm là ứng suất nhiệt nhỏ, nên độ biến dạng không đáng kể, nhưng có nhược điểm là chế tạo khó, phức tạp trong quá trình sửa chữa, làm mát chưa hoàn thiện
+ Ống lót xi lanh ướt: Nước làm mát trực tiếp tiếp xúc với thành ống lót xi lanh.
Ưu điểm là làm mát hoàn thiện hơn, chế tạo và sửa chữa dễ dàng và được sử dụng rộng rãi với tất cả các loại động cơ nhất là động cơ diesel, nhưng có nhược điểm là gây ứng suất nhiệt, dễ bị rò nước làm mát qua bề mặt lắp ghép giữa ống lót và thành xi lanh Để khác phục hiện tượng rò nước xuống các te nên phải lắp roăng cao su ở dưới ống lót xi lanh.
2.2. Đặc điểm cấu tạo của bộ phận chuyển động
Bộ phận chuyển động của động cơ, bao gồm: Piston, chốt Piston, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.
Hình 1-7. Các chi tiết chuyển động của động cơ
2.2.1. Piston
Piston có dạng hình trụ rỗng, một đầu kín, trong có nhiều gân hay gờ để tăng độ bền, cấu tạo của piston được chia làm ba phần: đỉnh, đầu và thân (hình 1–8 a).
Hình 1-8. Cấu tạo của piston
a. Đỉnh piston
Dựa vào cấu tạo của buồng cháy, tỷ số nén, kích thước của xi lanh và phương pháp phun nhiên liệu...mà đỉnh piston có các dạng khác như: bằng, lồi hoặc lõm.
Đỉnh bằng (hình 1-9a): diện tích chịu nhiệt nhỏ, cấu tạo đơn giản, được sử dùng nhiều ở động xăng, vì kết cấu buồng cháy nằm ở nắp máy.
Đỉnh lồi (hình 1-9b): có sức bền lớn, đỉnh mỏng, nhẹ nhưng diện tích chịu nhiệt lớn. Loại này thường được sử dụng trong động cơ xăng bốn kỳ xu páp treo.
Loại đỉnh lồi dạng (hình 1-9c) thường được sử dụng ở động cơ xăng hai kỳ không có xupáp.
Đỉnh lõm (hình 1-9d): có thể tạo ra xoáy lốc nhẹ, tạo điều kiện cho việc hình thành hoà khí và cháy. Tuy nhiên, diện tích chịu nhiệt lớn hơn so với đỉnh bằng. Loại này được dùng nhiều trên cả động cơ xăng và động cơ diesel. Ngoài ra trên động cơ diesel có thể sử dụng các dạng đỉnh piston như hình (e, g, h, f).
Hình 1-9. Đỉnh piston
b. Đầu piston
- Đầu piston được giới hạn từ đỉnh piston đến rãnh xéc măng dầu cuối cùng trên bệ chốt piston.
- Đường kính đầu piston thường nhỏ hơn đường kính thân (hình 1–8b). Cấu tạo đầu piston phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Bao kín buồng cháy: thông thường người ta dùng xéc măng để bao kín. Vì vây, đầu piston có các rãnh để lắp các xéc măng khí và xéc măng dầu. Số rãnh xéc măng tuỳ thuộc vào loại động cơ.
Tản nhiệt tốt cho piston: Phần lớn nhiệt của piston truyền qua xéc măng và xi lanh đến môi chất làm mát.
- Để tản nhiệt tốt đầu piston thường có cấu tạo như sau:
Phần chuyển tiếp giữa đỉnh và đầu có bán kính R lớn.
Dùng rãnh ngăn nhiệt để giảm lượng nhiệt truyền cho xéc măng thứ nhất.
- Sức bền cao: Để tăng sức bền và độ cứng vững cho bệ chốt người ta chế tạo các gân chịu lực.
Hình 1-10. Kết cấu đầu piston
c. Thân piston
Thân piston có nhiệm vụ dẫn hướng cho piston chuyển động trong xilanh.
Chiều cao của thân piston (H) được quyết định điều kiện áp suất tiếp xúc do lực ngang N gây ra.
Thân piston động cơ diesel thường dài hơn thân piston của động cơ xăng và phần đáy thường có thêm 1 - 2 xéc măng dầu. Thân piston của động cơ hai kỳ không có xu páp thường làm khuyết hoặc có lỗ phía dưới để tạo điều kiện cho hoà khí từ bộ chế hoà khí nạp vào các te của động cơ.
Hình 1-11. Vị trí bệ chốt piston
Vị trí tâm bệ chốt thường bố trí cao hơn trọng tâm của thân piston để chịu lực ngang N và ma sát gây ra phân b ... Tháo các bộ phận bên ngoài.
3
Tháo mặt máy.
- Tháo các bu lông.
- Lấy mặt máy ra.
- Cạo sạch bề mặt lắp ghép.
- Nới đều, nới từ từ, tháo đối xứng.
- Dùng tô vít bẩy.
- Cạo sạch sơn, dầu mỡ, keo dính bề mặt lắp ghép.
4
Kiểm tra sự chảy nước.
- Kiểm tra sự chảy nước mặt máy.
- Kiểm tra sự chảy nước thân máy.
- Kiểm tra sự chảy nước qua xy lanh.
- Kiểm tra vết nứt, thủng..
5
Bảo dưỡng áo nước
- Sục rửa áo nước.
- Thay đệm làm kín bằng nước.
6
Lắp.
- Lắp xy lanh. 
- Lắp mặt máy.
- Bôi keo, hoặc dầu mỡ làm kín.
- Gá và xiết bu lông..
- Lắp các bộ phận bên ngoài.
- Bôi đều trên bề mặt lắp ghép.
- Đúng vị trí.
- Xiết đều, xiết từ từ, xiết đối xứng, xiết đủ lực.
7
Kiểm tra độ kín.
- Nổ máy.
- Kiểm tra độ kín.
- Không chảy nước, dò gỉ nước làm mắt.
- Kiểm tra sự nới lỏng các bu lông, đai ốc,...Qui trình bảo dưỡng:
TT
Nội dung
Yêu cầu kỹ thuật
1
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: clê, tuýp, tô vít....
- Lau sạch 
Đầy đủ, an toàn, sạch sẽ
2
Kiểm tra sự nới lỏng các đai ốc, bu lông 
Xiết lại đủ lực.
2.2. Bộ phận chuyển động
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống bôi trơn
Ví dụ: Hệ thống bôi trơn của động cơ D50.
Khi áp suất bơm dầu lên bình lọc đạt 6,5 KG/cm2 van xả về mở để xả bớt dầu về đáy, van điều hoà áp suất giữ áp suất mạch dầu chính ở mức: (2,0 ¸ 3,5) KG/cm2.
Ví dụ: Hệ thống bôi trơn của động cơ D- 240. 
Khi chênh lệch áp suất giữa đường dầu vào két mát và đường dầu ra mạch dầu chính là 0,6 Kg/cm2 thì van nhiệt mở cho dầu đi bôi trơn không qua két mát.
Van xả mở khi áp suất bơm dầu đạt (6,5 ¸ 7,0) KG/cm2
Van điều hoà giữ áp suất mạch dầu chính (2,0 ¸ 3,0) KG/cm2
Ví dụ: Hệ thống bôi trơn động cơ 3ил-130.
Van điều hoà áp suất giữ áp suất mạch dầu chính không quá 3 KG/cm2.
Ví dụ: Hệ thống bôi trơn động cơ KAMAZ 740.
Van an toàn 5 mở khi bình lọc 9 tchốt cho dầu vào thẳng mạch dầu chính. Van điều hoà 7 giữ áp suất mạch dầu chính không quá 4,5KG/cm2.
Ví dụ: Hệ thống bôi trơn động cơ TOYOTA.
Khi áp suất dầu tăng quá mức quy định (khoảng 4,0 KG/cm2 hay 57 psi) nó sẽ thắng lực căng lò xo của van an toàn và mở van an toàn. Lượng dầu thừa sẽ qua van an toàn về đáy máy. Nếu van an toàn bị kẹt ở vị trí mở, áp suất dầu sẽ không tăng dẫn đến các chi tiết của động cơ có thể bị kẹt. 
Ví dụ: Hệ thống bôi trơn động cơ MAZDA 626.
Thông số (Loại bôi trơn)
Đặc điểm (Dùng áp lực)
Bơm dầu
Loại
Bơm bánh răng
Áp suất (KG/cm2)
4,5 ¸ 5,5
Lọc dầu
Loại
Loại giấy
Sự giảm áp suất (KG/cm2)
0,8 ¸ 1,2
Áp suất dầu để mở kích hoạt áp suất
0,15 ¸ 0,28
Dung tích dầu bôi trơn
Tổng (Động cơ khô) Lít
3,7
Dầu thay thế động cơ (L)
3,3
Dầu thay thế với lọc dầu (L)
3,5
Loại dầu
SD, SE, SF, SG
Kinh nghiệm thấy rằng: nếu độ hở giữa bạc và cổ trục khuỷu cứ tăng thêm 0,10 mm thì áp suất mạch dầu chính giảm đi 1 KG/cm2. Động cơ KaMA3 – 740; ở số vòng quay định mức của trục khuỷu 2600 vòng / phút, áp suất mạch dầu chính bình thường là (4 ¸ 5,5) KG/cm2; khi áp suất đó còn (0,9 ¸ 1) KG/cm2 là khe hở bạc trục khuỷu đã tới (0,40 ¸ 0,45) mm cần phải đưa động cơ đi đại tu.
Áp suất mạch dầu chính quá lớn: Thường gặp ở động cơ mới hay mới đại tu, có tác hại làm hư hỏng các đường dầu bôi trơn, vỡ đường ống, dầu bôi trơn bị nóng, chóng già.
Nguyên nhân:
+ Điều chỉnh các van điều hoà áp suất của bơm dầu, điều hoà áp suất trong mạch dầu chính quá cao.
+ Nhiệt độ động cơ quá thấp, độ nhớt dầu cao.
Qui trình kiểm tra áp suất dầu bôi trơn:
TT
Nội dung
Yêu cầu kỹ thuật
1
Chuẩn bị:
- Kiểm tra mức nước.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn.
- Kiểm tra an toàn.
2
Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
- Nổ máy.
- Quan sát áp suất dầu bôi trơn trên thiết bị báo áp suất dầu
- An toàn.
- Đủ áp suất dầu.
3
Kiểm tra các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn.
- Bơm dầu.
- Các loại van.
- Khe hở dầu, chất lượng dầu, số lượng dầu,...
 Kiểm tra mức dầu bôi trơn đúng qui định của nhà chế tạo, nếu không đúng
thì cần điều chỉnh lại bằng cách thêm hoặc bớt đi.
Kiểm tra độ nhớt của dầu bôi trơn, kiểm tra độ bẩn của dầu bôi trơn, kiểm tra lẫn dầu Diesel của dầu bôi trơn, kiểm tra lẫn dầu nước của dầu bôi trơn,... nếu thấy không còn đảm bảo thì thay mới.
Nguyên nhân chính là do cổ trục chính bị mòn, bạc bị mòn, phất làm kín bị mòn, bị biến chất.
Hậu quả làm thiếu dầu bôi trơn...
Qui trình bảo dưỡng chảy dầu bôi trơn qua cổ trục chính:
TT
Nội dung
Yêu cầu kỹ thuật
1
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Clê, tuýp, búa, ...
- Động cơ.
- Tháo nước, tháo dầu bôi trơn..
Đầy đủ, an toàn, sạch sẽ
2
Tháo.
- Tháo các bộ phận bên ngoài
- Tháo mặt máy.
- Tháo cụm thanh truyền piston.
- Tháo đáy máy, bơm dầu...
- Tháo trục khuỷu.
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
3
Thay thế.
- Phất làm kín cổ trục khuỷu.
- Thay bạc cổ chính.
- Mới.
- Đúng kích thước sửa chữa 
4
Lắp.
- Lắp trục khuỷu. 
- Lắp bơm dầu, đáy máy,...
- Lắp cụm thanh truyền piston.
- Lắp mặt máy.
- Lắp các bộ phận bên ngoài.
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Xiết đủ lực.
5
Kiểm tra độ kín.
Không chảy dầu.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước làm mát động cơ:
+ Kiểm tra mức nước.
+ Kiểm tra độ sạch của nước nước.
+ Cho động cơ nổ lên đến nhiệt độ làm việc sao đó kiểm tra nhiệt độ của
nước làm mát.
- Thường xuyên kiểm tra tiếng nổ động cơ: cho động cơ nổ lên, sao đó dùng thiết bị tai nghe tiếng gõ động cơ, như gõ chốt piston, gõ Xéc măng, gõ bạc thanh truyền,... xem có tiếng nổ khchốt thường hay không. 
2.3. Hệ thống phân phối khí
1.2.1 Điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
1.2.1.1 Khái niệm khe hở nhiệt
	Mỗi bộ phận của động cơ (nắp mặt máy, thân máy và xu páp...) đều bị giãn nở vì nhiệt nên khe hở nhiệt xu páp là khe hở giữa đầu con đội với đuôi xu páp (hệ thống xu páp đặt bên) hoặc khe hở giữa đầu đòn gánh và đuôi xu páp (hệ thống xu páp treo) hay khe hở giữa vấu cam với con đội (loại trục cam đặt trên nắp máy).
1.2.1.2 Mục đích điều chỉnh khe hở nhiệt
	Sau khi tháo lắp sửa chữa hệ thống phân phối khí, hoặc sau một thời gian hoạt động của động cơ, cần phải tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt với mục đích:
- Nếu khe hở xu páp quá lớn, tiếng ồn va đập không bình thường sẽ trở nên lớn hơn.
- Nếu khe hở xu páp quá nhỏ, sự giãn nở nhiệt của xu páp sau khi động cơ nóng lên sẽ làm cho các xu páp đập vào vấu cam, nó sẽ ngăn không cho các xu páp đóng khít.
Hình 2.1: Khe hở nhiệt xu páp
A	Khe hở xu páp quá lớn
B	Khe hở xu páp quá nhỏ
1.2.1.3 Các loại điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp
a. Kiểu điều chỉnh đòi hỏi phải thay thế con đội xu páp
	Khe hở xu páp được điều chỉnh bằng cách thay con đội xu páp
b. Kiểu điều chỉnh đòi hỏi thay miếng đệm
	Trong kiểu điều chỉnh này, miếng đệm được thay thế.
Có các kiểu miếng đệm như sau: 
- Miếng đệm bên trong (tháo trục cam ra và thay miếng đệm) 
- Miếng đệm bên ngoài. (sử dụng SST để thay miếng đệm)
- Miếng đệm ở dưới cò mổ (sử dụng SST để thay miếng đệm)
Hình 2.2: Các kiểu điều chỉnh khe hở xu páp
c. Kiểu điều chỉnh đòi hỏi dùng vít điều chỉnh
	Kiểu điều chỉnh này áp dụng cho các động cơ có mỏ cò. Điều chỉnh khe hở xu páp bằng cách vặn vít điều chỉnh, lắp trong mỏ cò.
Hình 2.3: Điều chỉnh khe hở xu páp bằng vít điều chỉnh
1.2.2 Nguyên tắc để điều chỉnh khe hở nhiệt 
	Biết thứ tự làm việc của động cơ. 
- Với động cơ 4 xy lanh thứ tự làm việc thông thường như sau:
+ 1 - 3 - 4 - 2.
+ 1 - 2 - 4 - 3.
+ 1 - 2 - 3 - 4.
+ 1 - 4 - 2 - 3.
- Với động cơ 6 xy lanh thứ tự làm việc thông thường như sau:
+ 1 - 5 - 3 - 6 - 2 - 4.
+ 1 - 4 - 2 - 6 - 3 - 5.
- Với động cơ 8 xy lanh thứ tự làm việc thông thường như sau:
+ 1 - 5 - 4 - 2 - 6 - 3 - 7 - 8.
	Xác định được vị trí các xu páp nạp, xu páp xả bằng cách quan sát đường ống nạp và đường ống xả trên động cơ.
	Xác định được khe hở nhiệt tiêu chuẩn của động cơ. Tuỳ theo từng loại động cơ mà khe hở nhiệt xu páp có trị số từ (0,20-0,30) mm đối với xu páp nạp và (0,30-0,40) mm đối với xu páp xả. Để xác định thông số này cần phải có tài liệu cho từng loại xe cụ thể hoặc căn cứ vào thông số được ghi trên tem dán trên nắp đậy giàn xu páp.
3. Quy trình bảo dưỡng
3.1. Bộ phận cố định
- Trong quá trình sử dụng, dưới tác dụng của tải trọng nhiệt áp suất lớn và dung giật các bu lông đai ốc bị nới lỏng mà giảm độ kín buồng cháy hoặc cháy đệm mặt máy tràn nước vào buồng cháy.
- Khi vặn chặt các bu lông đai ốc cần phải tuân theo nguyên tắc sau:
+ Vặn làm nhiều lần, vặn theo thứ tự từ trong ra ngoài, đối nhau hoặc từ giữa ra theo hình xoắn ốc.
+ Vặn lần cuối cùng phải dùng clê lực đảm bảo đúng mô men của nhà chế tạo qui định.
- Tùy theo vật liệu chế tạo mặt máy mà nhà chế tạo qui định vặn chặt lúc máy nguội hoặc máy nóng. Thông thường mặt máy là hợp kim nhôm thì vặn chặt lúc máy nguội, còn mặt máy là găng hợp kim thì vặn chặt lúc máy nóng hoặc nguội đều được.
- Mô men vặn mặt máy phải đúng yêu cầu kỹ thuật theo bẳng sau đây:
Lắp mặt máy động cơ
- Chuẩn bị, làm sạch thân máy, mặt máy.
- Lắp đệm mặt máy.
- Lắp mặt máy.
Hình 2.1 Trình tự xiết bu lông, đai ốc mặt máy động cơ U oát.
- Lau sạch, bôi mỡ
- Đặt đúng vị trí
- Đặt mặt máy đúng vị trí
- Lắp các đai ốc hoặc bu lông vào.
- Xiết đúng thứ tự, từ giữa ra ngoài, lần cuối xiết đủ lực.
3.2. Bộ phận chuyển động
- Động cơ sau một thời gian làm việc sẽ phát sinh muội than bám vào trong buồng cháy, đỉnh piston, rãnh piston, lắp xéc măng gây bó kẹt, dễ gây cháy kích nổ, làm giảm công suất, làm giảm công suất động cơ, làm tăng tiêu hao nhiên liệu, tăng lượng hao mòn xi lanh.
- Trong bảo dưỡng kỹ thuật người ta có thể đốt cháy hoặc cạo sạch muội than:
+ Đốt cháy muội than (áp dụng khi động cơ đến chu kỳ thay dầu bôi trơn):
* Tháo bu gi hoặc vòi phun đổ vào mỗi xy lanh khoảng (150÷250)cm3 hỗn hợp của 80% dầu hỏa và 20% dầu bôi trơn động cơ, lắp bu gi hoặc vòi phun lại, quay trục khuỷu động cơ ít vòng để dung dịch ngấm lên các nơi của buồng cháy, rãnh xéc măng
* Ngâm từ (10÷12) để làm mền muội than sau đó cho máy nổ chừng (20÷30) phút muội than sẽ bị đốt cháy. Sau khi đốt cháy muội than bằng cách đó ta phải thay dầu bôi trơn động cơ theo bẳng sau đây:
TT
Nội dung các bước thực hiện
Hình vẽ - yêu cầu kỹ thuật
01
* Làm sạch động cơ: dùng máy rửa, giẻ lau...
Đảm bảo sạch.
02
* Đưa xe vào vị trí
Xe nằm trên mặt phẳng.
Ra số “O”, kê chèn
03
* Khởi động động cơ
Nhiệt độ động cơ đến nhiệt độ làm việc (> 80OC)
04
* Xả dầu cũ ra
Hình 2.2 Xả dầu bôi trơn động cơ U oát.
Tháo êcu xả dầu,
05
* Rửa sạch các chi tiết bằng dầu đặc biệt (Shell donax F)
Lắp êcu xả dầu, đổ dầu SDF, khởi động động cơ.
Động cơ nổ trong 10 phút
06
* Xả sạch dầu rửa.
07
* Đổ dầu sạch, đúng quy định vào động cơ
Đổ qua cổ đổ dầu, thăm dầu sau 10 - 30 phút.
- Bằng thước thăm dầu
- Khchốt phục sự cố (nếu có)
08
* Khởi động động cơ để kiểm tra
Cho động cơ nổ lên rồi quan sát có chảy dầu không?
3.3. Hệ thống phân phối khí
2.1 Điều chỉnh khe hở nhiệt bằng vít điều chỉnh
	Có 2 phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt: phương pháp nhanh (mỗi lần điều chỉnh được ½ số xu páp) và phương pháp chậm (điều chỉnh từng xu páp)
- Điều chỉnh theo phương pháp chậm:
	Điều chỉnh theo phương pháp chậm là lần lượt điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp của từng xy lanh theo thứ tự nổ của động cơ. Trình tự gồm các bước:
	Bước 1: Chuẩn bị
+ Chèn bánh xe.
+ Kéo phanh tay.
+ Ra số 0.
+ Làm sạch bên ngoài động cơ.
Bước 2: Tháo nắp đậy giàn xu páp.
Hình 2.2: Tháo nắp đậy giàn xu páp
	Bước 3: Xác định vị trí của xu páp nạp, xu páp xả.
	Bước 4: Xác định vị trí điểm chết trên của pít tông ở xy lanh số 1 vào thời điểm cuối kỳ nén đầu kỳ nổ tương ứng với dấu điểm trên ở trên puly hoặc ở bánh đà trùng với dấu trên thân máy, vào thời điểm này các xu páp của xy lanh số 1 đóng kín (có khe hở nhiệt) và có thể tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt cho các xu páp đó. 
Dấu Puly
 trục khuỷu
Dấu cố 
định
Hình 2.3: Dấu puly trục khuỷu
	Để xác định được điểm chết trên cuối kỳ nén của máy 1, tiến hành quay trục khuỷu đồng thời quan sát xu páp xả của máy 1 mở ra rồi đóng lại, tiếp đến xu páp hút của máy 1 mở ra rồi đóng, quay tiếp cho dấu điểm chết trên ở puly hoặc dấu điểm chết trên ở bánh đà trùng với dấu cố định ở trên thân máy.
Hình 2.4: Vị trí ĐCT cuối nén của máy số 1
	Bước 5: Dùng clê nới lỏng đai ốc hãm của vít điều chỉnh hoặc đai ốc hãm của con đội.
	Bước 6: Chọn căn lá có chiều dày thích hợp với thông số khe hở của từng động cơ để đo khe hở giữa đầu đòn gánh và đuôi xu páp (xu páp treo) hoặc với đầu bu lông điều chỉnh của con đội với đuôi xu páp (xu páp đặt bên)
Hình 2.5: Kiểm tra khe hở nhiệt
	Bước 7: Dùng tuốc nơ vít vặn vít điều chỉnh (xu páp treo) hoặc dùng clê vặn bu lông điều chỉnh (xu páp đặt), đến khi nào rút căn lá đi lại thấy sít là được.
	Bước 8: Giữ nguyên tuốc nơ vít để cố định vị trí của vít điều chỉnh hoặc bu lông điều chỉnh rồi dùng clê hãm chặt đai ốc điều chỉnh lại. Chú ý không để vít điều chỉnh hoặc hay bu lông điều chỉnh xoay khi vặn đai ốc hãm.
Hình 2.6: Điều chỉnh khe hở nhiệt
	Bước 9: Chia dấu ở puly hoặc bánh đà tương ứng với góc lệch công tác của các máy. Những dấu này chính là vị trí của các pít tông ở điểm chết trên cuối kỳ nén theo thứ tự làm việc của động cơ.
Ví dụ:
- Động cơ có 4 xy lanh đánh hai dấu cách nhau 1800 do mỗi xy lanh làm việc cách nhau 1800.
- Động cơ có 6 xy lanh đánh hai dấu cách nhau 1200 do mỗi xy lanh làm việc cách nhau 1200.
- Động cơ có 8 xy lanh đánh hai dấu cách nhau 900 do mỗi xy lanh làm việc cách nhau 900.
	Bước 10: Quay trục khuỷu cho dấu thứ hai (được đánh dấu ở bước 9) trùng với dấu trên máy.
	Bước 11: Điều chỉnh các xu páp của xy lanh kế tiếp theo thứ tự nổ của động cơ như các bước 5, bước 6, bước 7, bước 8.
	Bước 12: Tiếp tục thực hiện các bước 10, bước11 để điều chỉnh khe hở nhiệt cho các xu páp còn lại.
	Điều chỉnh theo phương pháp chậm có ưu điểm là đảm bảo chính xác, nhưng do điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp cho từng xy lanh nên mất nhiều thời gian.
- Điều chỉnh theo phương pháp nhanh
	Điều chỉnh theo phương pháp nhanh là quay trục khuỷu hai lần, vị trí của trục khuỷu ở hai lần quay cách nhau 3600 , tại mỗi vị trí của trục khuỷu có thể điều chỉnh được khe hở nhiệt của nhiều xu páp trên nhiều xy lanh, các bước tiến hành như sau:
	Bước 1: Chuẩn bị
+ Chèn bánh xe.
+ Kéo phanh tay.
+ Ra số 0.
+ Làm sạch bên ngoài động cơ.
Bước 2: Tháo nắp đậy giàn xu páp.
	Bước 3: Xác định vị trí của xu páp nạp, xu páp xả.
	Bước 4: Xác định vị trí điểm chết trên của pít tông ở xy lanh số 1 vào thời điểm cuối kỳ nén đầu kỳ nổ tương ứng với dấu điểm trên ở trên puly hoặc ở bánh đà trùng với dấu trên thân máy, vào thời điểm này các xu páp của xy lanh số 1 đóng kín (có khe hở nhiệt) và có thể tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt cho các xu páp đó. 
	Để xác định được điểm chết trên cuối kỳ ép của máy 1, tiến hành quay trục khuỷu đồng thời quan sát xu páp xả của máy 1 mở ra rồi đóng lại, tiếp đến xu páp hút của máy 1 mở ra rồi đóng, quay tiếp cho dấu điểm chết trên ở puly hoặc dấu điểm chết trên ở bánh đà trùng với dấu cố định ở trên thân máy. 	Bước 5: Quay trục khuỷu 3600 so với vị trí 1, tiến hành điều chỉnh khe hở nhiệt của các xu páp còn lại.
Tài liệu tham khảo
+ Nguyễn Tất Tiến (2009), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo dục.
+ Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD.
+ Phạm Minh Tuấn (2006), Động cơ đốt trong, NXB KH&KT.
+ Tài liệu hãng ô tô TOYOTA.
+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết
+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa
+ Phiếu kiểm tra

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_co_cau_truc_khuyu_th.docx