Giáo trình Mô đun 04: Sửa chữa máy nông nghiệp - Sửa chữa bơm nước li tâm

a- Công dụng

Máy bơm nước có từ thời cổ xưa . Những thiết bị nâng nước đầu tiên chủ

yếu phục vụ nhu cầu tưới cây. Các công cụ thô sơ nhất là gầu và guồng nước.

Tiếp đó là bơm bít tông một xilanh, 2 xilanh và bơm ly tâm.Trong thời gian dài

bơm chủ yếu được dùng hút nước lên cao. Do tính ưu việt của bơm mà phạm vi

sử dụng ngày càng rộng rãi.

Bơm là một trong những máy phổ biến nhất và kết cấu rất khác nhau.

- Bơm nước chủ yếu được dùng hút nước lên cao.

- Phạm vi sử dụng dùng bơm nước chăm sóc cho cây trồng, sinh hoạt

Bơm ly tâm dùng để bơm và vân chuyển các chất lỏng có độ nhớt thấp như nước

ngọt, nước biển. Dùng trong các hệ thống đòi hỏi lưu lượng lớn và đều nhưng

không đòi hỏi cột áp cao như các hệ thống nước ngọt, nước biển làm mát máy,

hệ thống ballast, cứu hỏa.

b- Phân loại máy bơm nước

- Phân loại theo lưu lượng

- Phân loại theo nguyên tắc làm việc

- Theo thông số kỹ thuật

- Theo công dụng

- Theo kết cấu

Có nhiều cách phân loại bơm nước. Trong tài liệu phân loại bơm đề cập đến

phân loại theo 3 cách:

* Phân loại theo kết cấu .

+ Số tầng cánh ( một tầng, nhiều tầng).

+ Số dòng chất lỏng (một dòng hay nhiều dòng).

+ Vị trí đặt rotor (trục đứng, trục ngang hay trục đặt nghiêng).

pdf 84 trang kimcuc 3561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun 04: Sửa chữa máy nông nghiệp - Sửa chữa bơm nước li tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 04: Sửa chữa máy nông nghiệp - Sửa chữa bơm nước li tâm

Giáo trình Mô đun 04: Sửa chữa máy nông nghiệp - Sửa chữa bơm nước li tâm
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
SỬA CHỮA BƠM NƢỚC LI TÂM 
MÃ SỐ: MĐ 04 
 NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY NÔNG NGHIỆP 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham 
khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ04 
2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Đào taọ nghề cho lao đôṇg nông thôn là sư ̣nghiêp̣ của Đảng, Nhà nước, 
của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lươṇg lao đôṇg nông thôn , 
đáp ứng yêu cầu công nghiêp̣ hóa , hiêṇ đaị hóa nông nghiêp̣ , nông thôn. 
Trong những năm qua quá trình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông 
nghiệp đã phát triển ở một số khâu trong sản xuất nông nghiệp. Đại đa số người 
sử dụng máy móc không qua lớp đào tạo cho nên trong quá trình sử dụng gặp rất 
nhiều khó khăn trong vận hành, chăm sóc sửa chữa. Để giải quyết những khó 
khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chúng tôi biên soạn 
Giáo trình “Sửa chữa máy bơm nước li tâm” phục vụ cho người lao động sử 
dụng máy bơm nước vào công việc chăm sóc cây trồng 
Chương trình đào tạo nghề “Sửa chữa máy nông nghiệp” cùng với bộ giáo 
trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã 
cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sửa chữa các máy làm 
đất tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, 
đang sử dụng máy nông nghiệp 
Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 
1- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng động cơ đốt trong 
2- Giáo trình mô đun Bảo dưỡng động cơ điện 
3- Giáo trình mô đun Sửa chữa máy làm đất 
4- Giáo trình mô đun Sửa chữa máy bơm nước li tâm 
5- Giáo trình mô đun Sửa chữa máy phun thuốc trừ sâu 
6- Giáo trình mô đun Sửa chữa máy đập lúa 
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng 
dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - 
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Viện cơ điện 
quản lý sau thu hoạch. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp 
của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sử dụng máy 
3 
nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Cơ khí 
nông nghiệp. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ 
Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các 
cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham 
gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ 
giáo trình này. 
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài 
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sửa chữa máy nông nghiệp” 
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ 
chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù 
hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. 
Giáo trình “Sửa chữa máy bơm nước li tâm” được xây dụng dựa trên cơ sở 
chương trình mô đun sửa chũa máy bơm nước li tâm, được phân ra làm các bài 
cụ thể như sau: 
Bài 1: Kiểm tra máy bơm nước 
Bài 2: Sửa chữa máy bơm nước 
Bài 3: Lắp đặt và vận hành 
Các bài được được viết ngắn gọn đề cập đến phần kiến thức cơ bản và kỹ 
năng nhằm hình thành các năng lực thực hiện cho người lao động trong công 
việc sửa chữa bảo dưỡng máy bơm nước 
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng 
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ 
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Tham gia biên soạn 
1. Ông: Nguyễn Văn An Chủ biên 
2. Ông: Hoàng Ngọc Thịnh Thành viên 
3. Ông Phạm Văn Úc Thành viên 
4 
4. Ông Phạm Tố Như Thành viên 
5. Ông Vũ Quang Huy Thành viên 
6. Ông Phạm NgọcTuấn Thành viên 
7. Ông Nguyễn ĐìnhThanh Thành viên
5 
MỤC LỤC 
 ĐỀ MỤC TRANG 
1. Lời giới thiêụ .. 2 
2. Mục lục 5 
3. Các thuật ngữ ... 6 
4. Mô đun sửa chữa máy bơm nước......................................... 7 
5. Bài 1: Kiểm tra máy bơm nước............................................ 7 
6. Bài 2: Sửa chữa máy bơm nước.......................................... 18 
7. Bài 3: Lắp đặt vận hành máy bơm nước............................. 22 
8. Hướng dẫn giảng dạy ........................................................... 75 
9. Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình .......... ... 79 
10. Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình.. ................. 80 
6 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾT TẮT 
STT Đã viết Đƣợc hiểu là 
1. Cụm bơm nước Bao gồm động cơ và máy bơm nước 
2. Lưỡi gà Van hút hay chõ hút 
3. Bánh công tác Gồm các cánh bơm khi làm việc tạo ra độ chân không 
để hút nước 
4. Lưu lượng bơm - Được tính bằng m3 nước trong thời gian 1 giờ 
7 
MÔ ĐUN 
SỬA CHỮA MÁY BƠM NƢỚC LI TÂM 
Mã số mô đun: MĐ 04. 
Giới thiệu mô đun: 
 Mô đun Sửa chữa máy bơm nước li tâm là mô đun chuyên môn chính trong 
chương trình đào tạo nghề Sửa chữa máy nông nghiệp. Mô đun trang bị cho 
người học những hiểu biết về sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động các máy 
bơm nước và hình thành các quy trình, kỹ năng sửa chữa, lắp đặt máy bơm nước 
trong chăm sóc cây trồng 
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: 
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy bơm nước 
- Trình bày được trình tự các bước sửa chữa máy bơm nước li tâm 
- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường trên máy bơm nước 
- Lắp đặt, vận hành được cụm bơm nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 
- Có tinh thần trách nhiệm trong sửa chữa bảo quản máy móc. 
Kết thúc mô đun mỗi học viên sẽ được đánh giá kỹ năng hoàn thiện một sản 
phẩm sửa chữa một thiết máy cụ thể 
Bài 1: Kiểm tra máy bơm nƣớc li tâm 
Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này người học có khả năng 
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc máy bơm nước li tâm 
- Kiểm tra đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật máy bơm nước li tâm 
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp 
A. Nội dung 
8 
1. Khái quát chung về máy bơm nƣớc li tâm 
1.1. Công dụng, phân loại 
a- Công dụng 
Máy bơm nước có từ thời cổ xưa . Những thiết bị nâng nước đầu tiên chủ 
yếu phục vụ nhu cầu tưới cây. Các công cụ thô sơ nhất là gầu và guồng nước. 
Tiếp đó là bơm bít tông một xilanh, 2 xilanh và bơm ly tâm.Trong thời gian dài 
bơm chủ yếu được dùng hút nước lên cao. Do tính ưu việt của bơm mà phạm vi 
sử dụng ngày càng rộng rãi. 
Bơm là một trong những máy phổ biến nhất và kết cấu rất khác nhau. 
- Bơm nước chủ yếu được dùng hút nước lên cao. 
- Phạm vi sử dụng dùng bơm nước chăm sóc cho cây trồng, sinh hoạt 
Bơm ly tâm dùng để bơm và vân chuyển các chất lỏng có độ nhớt thấp như nước 
ngọt, nước biển. Dùng trong các hệ thống đòi hỏi lưu lượng lớn và đều nhưng 
không đòi hỏi cột áp cao như các hệ thống nước ngọt, nước biển làm mát máy, 
hệ thống ballast, cứu hỏa.. 
b- Phân loại máy bơm nước 
 - Phân loại theo lưu lượng 
- Phân loại theo nguyên tắc làm việc 
- Theo thông số kỹ thuật 
- Theo công dụng 
- Theo kết cấu 
 Có nhiều cách phân loại bơm nước. Trong tài liệu phân loại bơm đề cập đến 
phân loại theo 3 cách: 
* Phân loại theo kết cấu . 
+ Số tầng cánh ( một tầng, nhiều tầng). 
+ Số dòng chất lỏng (một dòng hay nhiều dòng). 
+ Vị trí đặt rotor (trục đứng, trục ngang hay trục đặt nghiêng). 
9 
 Một máy bơm bất kỳ đều làm việc trong hệ thóng chung. Hệ thống bơm bao gồm 
ống hút, ống đẩy, máy bơm và các thiết bị phụ điều khiển, kiểm tra kèm bể chứa 
 *. Phân loại theo lưu lượng của bơm: 
- Bơm có lưu lượng thấp : Q < 
20m
3
/h 
Thường dùng trong sản xuất 
nông nghiệp cho các hộ cá thể 
Hình 1.1- Bơm nước có lưu lượng thấp 
- Bơm có lưu lượng trung bình : 
Q < 60m
3
/h 
Thường dùng trong sản xuất 
nông nghiệp dùng trong các 
trạm bơm vừa 
Hình 1.2- Bơm nước có lưu lượng trung bình 
10 
- Bơm có lưu lượng cao: Q > 
60m
3
/h 
Thường dùng trong sản xuất 
nông nghiệp, công nghiệp dùng 
trong các trạm bơm lớn 
Hình 1.3 - Bơm nước có lưu lượng cao 
* Phân loại theo nguyên tắc làm việc 
- Bơm nước li tâm 
- Chất lỏng di chuyển nhờ sự 
chênh lệch áp xuất do bánh xe 
công tác tạo ra 
Hình 1.4 - Bơm ly tâm 
- Bơm hướng trục 
Chất lỏng di động dọc theo 
hướng trục của bánh công tác 
11 
Hình 1.5- Bơm hướng trục 
- Bơm pít tông 
Nhờ pít tông chuyển động thay 
đổi thể tích chất lỏng được hút 
vào và đẩy ra 
Hình 1.6- Bơm Pít tông 
- Bơm phun 
Bộ phận tạo ra độ chênh lệch áp 
suất nước hút vào và đẩy ra 
ngoài 
Hình 1.7- Bơm phun 
- Bơm bánh răng 
Khi làm việc bánh răng quay sẽ 
guồng nước từ khoang hút lên 
khoang đẩy 
Hình 1.8- Bơm bánh răng 
12 
- Bơm va 
Dòng nước lưu chuyển trong 
đường ống bị chặn lại đột ngột 
bởi 1 chi tiết đặc biệt (van va 
đập) làm sinh ra áp lực nước va 
rất lớn đẩy nước đi lên 
Hình 1.9- Bơm va 
1.2. Yêu cầu kỹ thuật máy bơm nƣớc li tâm 
- Đảm bảo lưu lượng nước và áp xuất theo yêu cầu đặt ra 
- Dòng nước chảy liên tục 
- Bơm làm việc liên tục ít có hiện tượng va đập và rung động 
- Hiệu suất làm việc của máy cao 
1.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy bơm nƣớc li tâm 
 a. Cấu tạo 
Hình 1.10- Sơ đồ cấu tạo bơm nước li 
tâm 
Hình 1.11- Hình cắt máy bơm 
nước li tâm 
Bơm li tâm gồm có các bộ phận chủ yếu sau : 
- Bánh công tác: kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một phần và 
cánh kín. Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với các chi tiết khác cố 
định với trục tạo nên phần quay của bơm gọi là Rôto. Bánh công tác được đúc 
bằng gang hoặc thép theo phương pháp đúc chính xác. Các bề mặt cánh dẫn và 
13 
đĩa bánh công tác yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm 
tổn thất. Bánh công tác và Rôto của bơm đều phải được cân bằng tĩnh và cân 
bằng động để khi làm việc bánh công tác không cọ xát vào thân bơm. 
Một số dạng của bánh công tác của bơm ly tâm thường được sử dụng 
Hình 1.12- bánh công tác máy bơm nước li tâm 
- Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp với bánh công 
tác thông qua mối ghép then. 
- Bộ phận dẫn hướng vào. Hai bộ phận này thuộc thân bơm thường 
- Bộ phận dẫn hướng ra (buồng xoắn ốc) đúc bằng gang có hình dạng tương đối 
phức tạp. 
- Ống hút. Hai loại ống này có thể làm bằng gang đúc, tôn hàn hoặc cao su. 
- Ống đẩy. 
 b- Nguyên lý hoạt động 
Bơm ly tâm là loại bơm cánh dẫn, làm việc theo nguyên lý của máy thuỷ lực 
cánh dẫn. Cơ cấu truyền năng lượng chính là hệ thống bánh cánh công tác. Để 
biết nguyên lý làm việc của bơm ly tâm ta đi nghiên cứu sơ đồ kết cấu đơn giản 
của bơm ly tâm (Hình 2-13). 
14 
A. Bánh cánh công tác, B. Bầu góp xoắn ốc, c1,u1,w1. là các véc tơ tốc độ 
điểm đầu, c2,u2,w2. là các véc tơ tốc độ điểm cuối 
Trước khi bơm làm việc cần phải làm cho cánh công tác tiếp xúc với chất lỏng. 
Khi bánh cánh công tác quay với một vận tốc nào đó thì chất lỏng tiếp xúc với 
bánh cánh cũng quay theo, như vậy bánh cánh đã truyền năng lượng cho chất 
lỏng. Do chuyển động quay của bánh cánh mà các hạt chất lỏng chuyển động có 
xu hướng văng ra xa khỏi tâm. Để bù vào chỗ trống mà hạt chất lỏng vừa văng 
ra thì hàng loạt các hạt chất lỏng khác chuyển động tới và quá trình trao đổi 
năng lượng lại diễn ra như các hạt trước nó. Quá trình trao đổi năng lượng diễn 
ra liên tục tạo thành đường dòng liên tục chuyển động qua bơm. 
Tốc độ chuyển động của hạt chất lỏng khi ra khỏi bánh cánh công tác lớn sẽ làm 
tăng tổn thất của đường dòng, bởi vậy cần phải giảm tốc độ này bằng cách biến 
một phần động năng của hạt chất lỏng chuyển động thành áp năng. Để giải quyết 
điều này, chất lỏng sau khi ra khỏi bánh cánh công tác sẽ được dẫn vào buồng có 
tiết diện lớn dần dạng xoắn ốc nên gọi là bầu góp xoắn ốc (Hình 2.1). Do sự 
quay đều của bánh cánh công tác nên trong đường ống chất lỏng chuyển động 
liên tục. Nguyên lý hoạt động của bơm li tâm được thể hiện trên (Hình 1.14) 
 Hình .1-13: Sơ đồ nguyên lý của bơm ly tâm 
15 
Hình 1.14- Nguyên lý hoạt động của bơm li tâm 
2. Kiểm tra tình trạng máy bơm nƣớc li tâm 
2.1. Kiểm tra sơ bộ máy bơm nƣớc 
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 
1. Kiểm tra động 
cơ 
- Động cơ đốt 
trong 
- Hoạt động tốt 
16 
- Động cơ điện 
- Hoạt động tốt 
2. Kiểm tra các 
đường ống 
- Các đường ống 
khớp nối không bị 
móp, bẹp, dò dỉ 
3. Kiểm tra lưỡi gà 
(chõ hút) 
Đổ nước mồi vào 
bơm lưỡi gà đóng 
kín 
2.2. Kiểm tra lắp đặt máy bơm nƣớc 
17 
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 
1. Kiểm tra vị trí 
lắp đặt 
- Nền đặt máy 
Nền bằng phẳng, 
chắc chắn 
2. - Kiểm tra lắp 
đặt đường ống 
hút, đẩy 
Các đường ống 
không bị gấp khúc 
- Chiều cao hút 
đẩy nằm trong 
giới hạn cho phép 
của bơm 
3. Kiểm tra liên 
kết bơm với động 
cơ 
- Khớp nối chắc 
chắn 
2.3. Kiểm tra hoạt động bơm nƣớc 
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 
1. Quan sát 
- Đáp ứng yêu 
18 
máy kiểm tra 
cột áp 
cầu bơm về 
chiều cao hút và 
chiều cao đẩy 
2. Kiểm tra 
tiếng va đập 
cánh bơm 
Làm việc êm dụi 
không tiếng va 
đập kim loại 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Câu hỏi 
Câu 1: - Trình bày sơ đồ cấu tạo, hoạt động của máy bơm nước li tâm 
Câu 2: Trình bày công việc kiểm tra máy bơm nước li tâm 
 2. Bài tập 
Bài 1: Thực hành kiểm tra độ kín kít của lưỡi gà, khớp nối đường ống bơm 
Bài 2: Thực hành kiểm tra hoạt động của bơm nước li tâm 
C. Ghi nhớ: 
 Trọng tâm bài muc: 
 1. Sơ đồ cấu tạo, hoạt động của máy bơm nước li tâm 
2. Kiểm tra bơm nước li tâm 
Bài 2: Sửa chữa máy bơm nƣớc li tâm Thời gian: 20.giờ 
Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này người học có khả năng 
- Trình bày được trình tự công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm nước li tâm 
- Bảo dưỡng được các ổ bi trục bơm 
- Sửa chữa thay thế được các thiết bị làm việc như đường ống, lưỡi gà, bánh 
công tác, doăng làm kín đúng yêu cầu kỹ thuật 
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp 
A. Nội dung 
1. Sửa chữa máy bơm nƣớc 
1.1. Sửa chữa khớp nối đƣờng ống, lƣỡi gà 
19 
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 
1. Sửa chữa khớp nối 
đường ống 
- Thay đệm giữa hai 
mặt bích 
- Bề mặt tiếp xúc 
phẳng 
- Phớt đệm phải đàn 
hồi tốt 
2. Sửa chữa lưỡi gà 
(chõ hút) 
- Tháo lắp bảo vệ 
- Thay lưỡi gà 
- Kiểm tra mức độ 
đóng kín 
- Đóng kín khi bơm 
ngừng hoạt động 
- Không gì gỉ nước 
3. Thu dọn đồ nghề 
và vệ sinh công 
nghiệp 
 - Đồ nghề đầy đủ 
- Máy sạch sẽ và tình 
trạng kỹ thuật tốt 
1.2. Sửa chữa bánh công tác 
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 
20 
1. Tháo bơm 
- Tháo lắp bơm 
- Tháo trục bơm ra 
khỏi ổ bi 
- Tháo bánh công 
- Tháo đúng trình 
tự 
2. Lắp bơm 
- Lắp bánh công 
tác vào trục bơm 
- Lắp 2 ổ bi vào 
thân bơm 
- Lắp trục bơm lên 
2 ổ bi 
- Lắp hoàn thiện 
- Đảm bảo độ chặt 
- Đủ mỡ bôi trơn 
và lắp chặt với vỏ 
thân bơm 
- Trục bơm quya 
nhẹ nhàng 
3. Thu dọn đồ nghề 
và vệ sinh công 
nghiệp 
 - Đồ nghề đầy đủ 
- Máy sạch sẽ và 
tình trạng kỹ thuật 
tốt 
1.3. Sửa chữa bộ phận truyền động 
Công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật 
21 
1. Truyền động 
bằng khớp các 
đăng 
- Kiểm tra bu 
lông liên kế ... % 
®-êng kÝnh phun 
H×nh vu«ng vµ 
h×nh ch÷ nhËt 
kh«ng giã 65 
2,0 60 
3,5 50 
> 3,5 30 
Tam gi¸c 
kh«ng giã 75 
2,0 70 
73 
3,5 60 
> 3,5 35 
Bảng: Hiệu chỉnh khoảng cách giữa các vòi phun mưa khi có gió 
Vận 
tốc gió 
(m/s) 
Khoảng cách đặt vòi 
Ghi chú Với sơ đồ 
hình chữ nhật 
Với sơ đồ 
hình tam giác 
Lặng 
gió 
a = b = 2
1/2
.R 
a = 1,75.R 
b = 1,5.R 
R – bán 
kính phun 
mưa của 
vòi 
1,0 – 
2,0 
1,3 R 1,5 R Chiều dài 
ống tưới 
phun mưa 
có thể là l 
= 4 hoặc 
6m 
2,0 1,2 R 1,4 R 
2,5 – 
3,5 
1,0 R 1,2 R 
3,5 – 
5,0 
0,6 R 0,7 R 
Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ là bố trí kiểu tam giác sẽ làm tăng hiệu quả diện tích 
được tưới lên tới khoảng 20  30% so với cách bố trí khác. Theo bố trí kiểu tam 
giác, diện tích tưới có hiệu quả F = 2,6R2, kiểu hình vuông : F2 = 2,0R
2 
, kiểu 
hình chữ nhật : F3 = 1,73 R
2 với R là bán kính phun có hiệu quả. 
2.6. Hệ thống máy tƣới phun mƣa với các đƣờng ống và vòi phun 
 a. Đường ống dẫn nước của hệ thống máy tưới phun mưa bao gồm: đường ống dẫn 
chính, và đường ống dẫn phụ cấp I và cấp II. Nói chung, các đường ống đi theo 
máy phun đều đã được tính toán kỹ lưỡng và hợp lý khi sản xuất. Chỉ cần kiểm tra 
chất lượng ống (không bẹp, không nứt...) và kiểm tra chất lượng của các vòi lắp 
74 
theo ống. Để phục vụ tưới rau và cây hoa màu, nên chọn vòi có đường kính sao cho 
phù hợp với áp lực nhỏ hay trung bình đảm bảo cường độ phun mưa  TB = 0,5 2 
mm/ph. 
 b. Cần đặt máy bơm gần nguồn nước và nằm ở vị trí tương đối cao trong toàn 
bộ diện tích tưới để khống chế phân bố áp lực (với khả năng cho phép) tự chảy 
trong hệ thống đường ống. Trạm bơm cần gần nguồn điện năng (trạm biến áp), 
gần đường giao thông thuận lợi cho vận chuyển, đi lại chăm sóc bảo quản và cố 
gắng ở gần vùng trung tâm của diện tích tưới. 
c. Đường ống chính xuất phát từ trạm bơm và nằm dọc theo hướng dốc địa hình 
để mực nước trong ống được phân bố thuận tiện theo hướng dốc thoải dần. 
Đường ống chính nên là trục đối xứng của diện tích tưới mà hệ thống phụ trách. 
d. Đường ống phụ có hướng vuông góc với đường ống chính kèm theo van điều 
chỉnh ở vị trí nối hai ống với nhau. 
e. Đường ống cấp II cho máy phum mưa là hệ thống cuối cùng có lắp theo các 
vòi phum mưa. ống này có thể lắp nối trực tiếp với đường ống chính nếu diện 
tích tưới không lớn hoặc nối với đường ống phụ cấp I. Trên các đường ống này 
trước khi đến vòi phải lắp van điều chỉnh nước phun. Khi đặt các ống nên có độ 
dốc thoải dần về phía cuối đường ống theo khả năng cho phép (i >0). 
Khi thiết kế ống dẫn phải chú ý là chiều dài cho phép của ống dẫn phải đảm bảo 
sao cho sự chênh lệch lưu lượng nước vào ở đầu ống và ở cuối ống không quá 
10% và chênh lệch về áp lực không quá 10  15%: 
f. Khoảng cách giữa các đường ống phun (cấp II) và khoảng cách giữa các vòi 
phun trên ống là các kích thước a và b. 
Khi bố trí các vòi phun cần đặc biệt chú ý: 
- Hệ thống ống phải ngắn nhất, ít đoạn rẽ và ít cút cong nhất, ít phải di chuyển 
phức tạp nhằm giảm tổn thất áp lực nước và tiết kiệm đường ống dẫn. 
75 
- Cần bố trí xen kẽ sao cho có nhánh ống làm việc và nhánh khác chuẩn bị theo 
nguyên tắc làm việc luân phiên để tăng năng suất tưới. 
- Bố trí đường ống theo bố trí loại cây trồng sao cho mỗi ống phụ trách tưới diện 
tích một loại cây nào đó để dễ xác định các thông số kỹ thuật tưới để đạt hiệu 
quả cao. Phải bố trí ống chạy dọc theo tuyến đường, các rãnh luống để đỡ làm 
gãy nát cây. 
- Bố trí hệ thống ống sao cho không ảnh hưởng đến các khâu canh tác khác (cày, 
bừa, chăm sóc, ...). 
3. Kỹ thuật tƣới ngầm 
Kỹ thuật tưới ngầm được đặc trưng bởi cách đưa nước vào bộ rễ cây trồng (ở 
lớp đất canh tác - phần dưới mặt đất) nhờ hệ thống đường ống dẫn cấp nước áp 
lực và các thiết bị được đặt ngầm dưới mặt đất. 
3.1. Khái quát 
a) Các ưu điểm của tưới ngầm: 
- Tiết kiệm đất đai đến mức tối đa vì các đường ống, thiết bị tưới đều đặt ngầm 
dưới đất. Tiết kiệm nước tới cao độ vì nước được cấp trực tiếp đến bộ rễ cây 
trồng, loại trừ được nước do bốc hơi. 
- Nâng cao năng suất lao động tưới nước, lại không gây cản trở các hoạt động 
canh tác khác trên mặt ruộng. 
- Tiết kiệm năng lượng chạy máy bơm tưới vì hệ thống làm việc với áp lực thấp. 
- Hạn chế được cỏ dại và sâu bệnh phát triển. 
- Có khả năng giữ được độ ẩm đều trong tầng đất canh tác. 
- Có thể kết hợp bón phân hoá học, thuốc trừ sâu cùng với tưới nước. 
- Có thể sử dụng kết hợp tiêu nước thừa trong đất. 
b) Nhược điểm và hạn chế: 
- Phức tạp trong vận hành, quản lý và bảo dưỡng phải tốn nhiều công sức thông 
các đường ống khi tắc. 
- Vốn đầu tư xây dựng còn khá cao. 
76 
- Không có khả năng cải tạo vi khí hậu. 
- Không thích hợp áp dụng ở các vùng đất nhẹ (pha cát nhiều) và đất mặn, chua. 
- Vẫn còn tổn thất nước tưới do ngấm quá mức vào đất và còn phân bố độ ẩm 
không đều trong một số trường hợp, lớp đất ở trên cũng ít khi được làm đủ ẩm. 
- Có khả năng đưa chuyển muối lên trên mặt đất. 
- Các rễ cây phát triển sẽ cuốn vào, đâm vào các thiết bị tưới nhất là hay đâm 
vào các lỗ thoát nước trên ống ngầm. 
- Có thể gặp khó khăn trong bảo dưỡng, sửa chữa vì mọi loại đường ống và thiết 
bị đều nằm sâu dưới đất. 
c) Phạm vi áp dụng của kỹ thuật tưới ngầm: 
Để phát huy các ưu điểm và hạn chế nhược điểm, kỹ thuật tưới ngầm nên được 
áp dụng trong các điều kiện sau: 
- Nguồn nước quý hiếm, khó khai thác. 
- Điều kiện khí hậu khô hạn, lại thường xuyên có gió lớn. 
- Đất tưới cần có khả năng mao dẫn tốt, đất thịt, thịt pha cát, kết cấu đất vào loai 
trung bình. 
- áp dụng cho quy mô tưới nhỏ. 
3.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động 
 a) Cấu tạo chung: 
Hệ thống tưới ngầm cũng bao gồm các bộ phận, thành phần cơ bản như ở tưới 
nhỏ giọt và tưới cục bộ. Đặc trưng cho kỹ thuật tưới ngầm là toàn bộ các đường 
ống đều được chôn - đặt dưới mặt đất sâu ít nhất 40cm. Các đường ống có thể là 
kim loại, nhựa, ống sành 
Trên các đường ống còn được trang bị thêm các chỗ - bộ phận thông khí, thông 
bùn cát lắng đọng. 
Nước tưới đến bộ rễ cây trồng thông qua các đường ống tưới ngầm (đường ống 
cấp cuối cùng) khoảng cách đặt ống từ 1 - 2m. Tuỳ theo đất có kết cấu nhẹ, 
77 
nặng, các ống được đặt sâu 0,4 - 0,5m, nguồn nước áp lực (thấp) được tưới thấm 
vào đất qua ống tưới ngầm. 
- Tưới ngầm cục bộ (tưới nhỏ giọt ngầm dưới đất) đó là dạng cải thiện hoàn toàn 
của kỹ thuật tưới ngầm. Hệ thống tưới này làm việc theo nguyên lý như hệ thống 
tưới nhỏ giọt nên cấu tạo giống như hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ có khác là các 
đường ống và thiết bị đều được chôn chặt dưới đất, chỉ có vòi tạo giọt là có thể 
nhô lên khỏi mặt đất hay ở sâu dưới mặt đất (khi ống tưới được đục lỗ nhỏ hay 
được gắn các vòi tạo giọt trực tiếp ngay sát mặt đất). 
 b) Thiết bị vòi - lỗ tưới ngầm: Là thiết bị đặc trưng ở tưới ngầm có nhiệm vụ 
lấy nước áp lực từ đường ống tưới ngầm để cung cấp cho bộ rễ cây trồng phần 
dưới mặt đất. 
Thường có hai dạng cơ bản: 
Các lỗ tưới được đục, khoan ngay trên thành ống tưới ngầm, độ lớn (đường kính 
lỗ) và mật độ, khoảng cách giữa chúng phụ thuộc vào cây trồng, đất đai, các chỉ 
tiêu thuỷ lực của đường ống tưới. 
Các vòi tưới nhỏ được gắn trên thành ống gồm: 
- Loại vòi không nhô lên mặt đất mà được chôn như kiểu ống vòi - vách xốp 
(ống vách xốp thường được chế tạo bằng chất dẻo PVC, PE hay vật liệu Styren 
Butan Amililonitrit - ABS). Nước tưới được ngấm qua các vách, thành ống đến 
tới bộ rễ cây trồng, các lỗ thấm nước trên ống vách xốp rất nhỏ nên ngăn chặn 
được các rễ cây mọc đâm chọc vào gây tắc nghẽn các lỗ thoát nước - ngấm 
nước. 
- Loại vòi tạo giọt được kéo nhô lên khỏi mặt đất và không được nhô ra khỏi 
mặt đất. Loại vòi tưới nhô lên khỏi mặt đất có ưu điểm là dễ xử lý khi nó bị tắc 
nghẽn, nhưng tổn thất nước do bốc hơi lại lớn hơn. 
Hệ thống tưới ngầm thuộc loại công nghệ tưới tiết kiệm nước đang ở giai đoạn 
nghiên cứu hoàn chỉnh dần nên chưa được phổ biến áp dụng rộng rãi (như kỹ 
thuật tưới nhỏ giọt hay phun mưa). Một số nhược điểm của tưới ngầm khó khắc 
78 
phục như vấn đề tắc nghẽn đường ống tưới và thiết bị, khó kiểm soát và điều 
chỉnh phân bố ẩm đều ở tầng đất canh tác. 
Trong kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nêu trên thì tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa 
được áp dụng, phổ biến rộng rãi hơn vì các ưu điểm của chúng ngày càng phát 
huy, các nhược điểm bị hạn chế dần. Các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước vẫn được 
tiếp tục quan tâm nghiên cứu hoàn thiện cả về công nghệ tưới và cải tiến các 
thiết bị tưới phù hợp các nhu cầu sản xuất. 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I.Vị trí, tính chất của mô đun : 
- Vị trí: Mô đun ”Sửa chữ máy bơm nước” là một mô đun chuyên môn 
nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sửa chữa máy nông 
nghiệp; được giảng dạy sau mô đun ”Sửa chữa máy làm đất” và trước mô đun 
”Sửa chữa máy phun thuốc”. Mô đun Sửa chữ máy bơm nước cũng có thể giảng 
dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Là mô đun chính trong trương trình đào tạo, mô đun hình thành 
kỹ năng sửa chữa các bộ phận làm việc của máy bơm nước. Mô đun thực hiện 
tại xưởng cơ khí và ngoài địa bàn thực tập. 
II. Mục tiêu: 
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: 
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy bơm nước 
- Trình bày được trình tự các bước sửa chữa máy bơm nước li tâm 
- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường trên máy bơm nước 
- Lắp đặt, vận hành được cụm bơm nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 
- Có tinh thần trách nhiệm trong sửa chữa bảo quản máy móc. . 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 6.1 Bài 1: Kiểm Tích Xưởng 16 4 11 1 
79 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
tra máy bơm 
nước 
hợp 
MĐ 6.2 
Bài 2: Sửa 
chữa máy bơm 
nước 
Tích 
hợp 
Xưởng 20 2 16 2 
MĐ 6.3 
Bài 3: Lắp đặt 
vận hành bơm 
nước 
Tích 
hợp 
Xưởng 20 3 16 1 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 60 9 47 8 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 1. Nguồn lực cần thiết: 
 - Phải chuẩn bị xưởng cơ khí có bố trí phòng chuyên môn trang bị máy tính, 
máy chiếu, tài liệu Giáo trình. 
 - Chuẩn bị học liệu cần thiết như 
 + Máy bơm nước và nguồn nước 
 + Dụng cụ kiểm tra: Thước dây, thước lá ..... 
 + Dụng cụ tháo lắp: Hộp dụng cụ gồm (Cà lê miệng, cà lê hoa dâu, tuýp, 
tuốc lơ vít, kìm, búa ), máy hàn điện 
 + Nguyên vật liệu: Dầu Diezel, mỡ, giẻ lau, 
2- Cách tổ chức thực hiện 
 - Tập trung cả lớp 
 + Hướng dẫn lý thuyết: 
GV trình bày kiến thức. 
 HS lắng nghe tiếp thu 
+ Hướng dẫn kỹ năng: 
GV Làm mẫu. 
HS quan sát tiếp thu 
- Phân nhóm luyện tập theo nhóm 
 GV kèm cặp uốn lắn. 
80 
 HS thực hiện 
3- Thời gian 
 - Hướng dẫn lý thuyết : 6 giờ 
 - Thực tập: 50 giờ 
 - Kiểm tra: 4 giờ 
4- Số lượng: 20- 25 hs/1 lớp 
5- Tiêu chuẩn sản phẩm: 
- Kết thúc mô đun học viên phải hoàn thành 1 sảm phẩm như sản phẩm mẫu GV 
đề ra 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Kiểm tra máy đập lúa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Chăm sóc bảo dưỡng 
- Chăm sóc bảo dưỡng máy động 
lực 
- Chăm sóc bảo dưỡng máy bơm 
nước 
- HS thực hiện trên động cơ D-20 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
2- Kiểm tra tình trạng máy đập lúa 
- Kiểm tra bộ phận đập và phân ly 
- Kiểm tra bộ phận truyền động 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
5.2. Bài 2: Sửa chữa máy bơm nƣớc 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1.Sửa chữa bánh công tác, đường 
ống 
- Sửa chữa bánh công tác 
- Sửa chữa lưỡi gà đường ống 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
1.Sửa chữa bộ phận đập truyền 
động 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
81 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Sửa chữa buly 
- Sửa chữa thay thế dây đai 
- Sửa chữa khớp nối truyền động 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
5.3. Bài 3: Lắp đặt vận hành máy bơm nƣớc 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Chuẩn bị 
- Chuẩn bị máy bơm nước 
- Chuẩn bị địa bàn đặt máy 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
2. Lắp đặt và vận hành máy bơm 
nước 
- Lắp đặt 
- Vận hành máy 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
- HS thực hiện trên máy bơm nước LT 
10-25 
3. Khắc phục các lỗi khi vận hành 
- Không lên nước 
- Lưu lượng nước bị giảm 
- Máy quá tải khi khởi động 
- Bơm bị rung động mạnh 
- Động cơ quá nóng 
- HS khắc phục trên máy bơm nước LT 
10-25 
- HS khắc phục trên máy bơm nước LT 
10-25 
- HS khắc phục trên máy bơm nước LT 
10-25 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Văn An Bảo dưỡng ôtô máy kéo - Trường CĐ nghề CKNN 
2. Tạ Hanh Giáo trình máy nông nghiệp – Trường CĐ nghề CKNN 
3. Hội cơ khí Việt Nam Sổ tay cơ điện nông nghiệp bảo quản và chế biến 
nông lâm sản – Nhà xuất bản NN 
4. Máy kéo KUBOTA – Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam 
5. Hội cơ khí Việt Nam Máy nông nghiệp dùng trong trang trai – Nhà xuất 
bản NN 
 6. Nguyễn Văn Muốn. Máy canh tác nông nghiệp. NXB Giáo dục, 1999. 
82 
 7. Hồ Đông Lĩnh, Nguyễn Văn Vinh. Hệ thống các tiêu chuẩn khảo nghiệm, 
giám định chất lượng máy kéo, máy canh tác dùng trong sản xuất nông lâm 
nghiệp. NXB Nông nghiệp, 1997. 
 8. Cù Ngọc Bắc. Giáo trình cơ khí nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 2008. 
 9. Lloyd J.Phipps, Car L.reynolds. Machanics in agriculture. NXB Interstate 
Publishers, 1990. 
 10. Trần Đức Dũng. Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp - Tập 2: Máy 
nông nghiệp. NXB Hà Nội, 2005. 
11. www.maynongnghiep.org 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 
 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn An - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ 
khí Nông nghiệp 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Úc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ khí 
Nông nghiệp 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Phạm Tố Như, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí 
Nông nghiệp 
 - Ông Vũ Quang Huy, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông 
nghiệp 
 - Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện và 
Nông nghiệp Nam Bộ 
 - Ông Nguyễn Đình Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông 
nghiệp Hải Dương./. 
83 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 
 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Lê Thái Dương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và 
Nông nghiệp Nam Bộ 
2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Văn Điền, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và 
Nông nghiệp Nam Bộ 
- Ông Nguyễn Quang Hoè, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện 
Tây Bắc 
 - Ông Vương Văn Hồng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông 
nghiệp Hải Dương./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_04_sua_chua_may_nong_nghiep_sua_chua_bom_n.pdf